Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận tài chính tiền tệ Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.7 KB, 16 trang )

Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 1 of 16
DANH SÁCH NHÓM I – LỚP TCDN Đ5 – K20
1. NGUYỄN THỊ VI HOÀI
2. NGUYỄN THỊ THANH HẢI
3. TRẦN TUẤN LỘC
4. TRẦN YẾN MINH
5. LÊ THỊ NGỌC ÁI
6. HỒ PHAN KHÁNH LINH
7. THÁI ÁI UYÊN
8. LÊ HOÀNG NGUYÊN
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 2 of 16
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ NỢ - THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 5
1. Định nghĩa công cụ nợ - trái phiếu 5
1.1 Định nghĩa 5
1.2 Đặc điểm 5
2. Đặc trưng của trái phiếu 5
2.1 Mệnh giá 5
2.2 Tỷ suất lãi trái phiếu 5
2.3 Giá mua trái phiếu 5
2.4 Kỳ hạn trái phiếu 5
2.5 Quyền mua lại trái phiếu 5
3. Các loại trái phiếu 5
3.1 Trái phiếu doanh nghiệp 6
3.1.1 Trái phiếu thế chấp 6
3.1.2 Trái phiếu tín chấp 6
3.1.3 Trái phiếu thu thập 6
3.1.4 Trái phiếu chuyển đổi 6
3.2 Trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương 6


4. Lợi tức và rủi ro của trái phiếu 6
4.1 Lợi tức của trái phiếu 6
4.2 Rủi ro của trái phiếu 6
5. Các nhân tố ảnh hưởng giá trái phiếu 7
II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 7
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 3 of 16
1.Trái phiếu Chính phủ Việt Nam 7
1.1 Trái phiếu Chính phủ: an toàn nhưng tính thanh khoản và lợi nhuận thấp 7
1.2 Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài 8
1.3 Tính cạnh tranh thấp 9
2.Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 10
2.1 Trái phiếu doanh nghiệp trước và sau nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày
19/5/2006 của Chính phủ 10
2.1.1 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trước tháng 5/2006 10
2.1.2 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau nghị định 52/2006 11
2.2 Những thay đổi chủ yếu của Nghị định 90 về phát hành trái phiếu DN 13
3. Các hướng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 4 of 16
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứmg khoán (TTCK) ở các
nước trên thế giới, sự phát triển của TTCK là một xu thế tất yếu trong quá trình chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường khi Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với nền
kinh tế quốc tế. Xu thế “toàn cầu hóa” đòi hỏi các quyết định kinh tế dù được đưa ra ở
bất kỳ nơi nào trên thế giới đều phải tính tới các yếu tố quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ
của một thị trường, công cụ tài chính nào được phổ biến và ưa chuộng nhất trên thế

giới hiện nay cũng sẽ là sự lựa chọn và định hướng phát triển tất yếu của TTCK Việt
Nam.
Thực tế cho thấy kể từ khi Trung tâm Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ
Chí Minh ra đời vào tháng 07 năm 2000, hoạt động của TTCK Việt Nam trở nên sôi
động và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Trong suốt thời gian gần đây, TTCK
Việt Nam đã có những bước phát triển rất tích cực, ngày càng trở thành một kênh huy
động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Với nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, nhu cầu vốn phát triển tăng dần
qua các năm thì thị trường trái phiếu chính là một trong những kênh huy động vốn
tiềm năng nhất không chỉ cho phát triển các dự án Chính phủ mà cả cho các dự án của
khu vực tư nhân. Và bên cạnh thị trường cổ phiếu vốn rất sôi động và thăng trầm, thì
một thị trường khác cũng chiếm sự quan tâm không nhỏ của giới đầu tư, đặc biệt là
những nhà đầu tư có tổ chức là thị trường trái phiếu vốn ít rủi ro hơn.
Trong giới hạn cho phép, đề tài sẽ giới thiệu tổng quan về Thị trường trái phiếu
Việt Nam cùng những chuyển biến của thị trường trong thời gian qua, cũng như các
vấn đề liên quan đến chính sách nhằm hướng đến sự phát triển mạnh mẽ và bền vững
của thị trường này, đặc biệt đối với trái phiếu doanh nghiệp.
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 5 of 16
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ NỢ - THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
1. Định nghĩa công cụ nợ - trái phiếu
1.1 Định nghĩa
- Một tài sản tài chính mang lại cho người nắm giữ nó quyền hưởng một khối lượng
tiền cố định, được ấn định trước, được gọi là công cụ nợ (debt instrument), như trái
phiếu kho bạc, trái phiếu công ty, hay các khoản cho vay
- Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ, xác nhận quyền chủ nợ của người sở hữu đối
với tổ chức phát hành ra nó. Trái phiếu có lãi suất hoặc chiết khấu cố định của Chính
phủ, công ty phải trả cho người nắm giữ.
Theo Luật Chứng Khoán VN, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành

1.2 Đặc điểm trái phiếu
- Là chứng khoán nợ dài hạn, có kỳ hạn và được hoàn vốn
- Lãi của trái phiếu được xác định trước
- Trái phiếu ít rủi ro hơn cổ phiếu
2. Đặc trưng của trái phiếu
2.1 Mệnh giá (Par value) là giá trị danh nghĩa của TP được in ngay trên tờ
phiếu, đại diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn.
2.2 Tỷ suất lãi TP (Coupon interest rates) là lãi suất danh nghĩa của TP quy
định mức lãi mà NĐT được hưởng hàng năm
2.3 Giá mua TP là khoản tiền thực tế mà người mua đã bỏ ra để có được quyền
sở hữu TP
2.4 Kỳ hạn của TP là số năm mà theo đó tổ chức phát hành hứa hẹn đáp ứng
những điều kiện của nghĩa vụ
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 6 of 16
2.5 Quyền mua lại (đối với loại TP có điều khoản chuộc lại) cho phép tổ chức
phát hành TP thu hồi TP và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn
thanh toán
3. Các loại trái phiếu
Căn cứ vào tổ chức phát hành có 2 loại trái phiếu:
3.1 Trái phiếu doanh nghiệp ( Corporate bonds): là trái phiếu do các doanh
nghiệp phát hành với mục đích huy động vốn cho đầu tư phát triển. Công ty có thể
phát hành các loại trái phiếu sau:
3.1.1 Trái phiếu thế chấp (mortgage bonds)
3.1.2 Trái phiếu tín chấp (depentures )
3.1.3 Trái phiếu thu thập (income bonds)
3.1.4 Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds)
3.2 Trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa ph ương : Là công cụ nợ dài hạn
do chính phủ, chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt
ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền

tệ.Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là
loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu
chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công
cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.
4. Lợi tức và rủi ro của trái phiếu.
4.1 Lợi tức của trái phiếu
Từ các nguồn:
- Tiền lãi định kỳ: Lợi tức trái phiếu = Lãi suất coupon * Mệnh giá TP
- Chênh lệch giá.
- Lãi của lãi (gọi là lãi tái ĐT)
4.2 Ru ̉i ro của trái phiếu
- Rủi ro lãi suất: Giá của TP sẽ thay đổi ngược chiều với sự thay đổi của lãi suất.
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 7 of 16
- Rủi ro tái đầu tư:Tùy thuộc vào chiến lược tái đầu tư
- Rủi ro thanh toán: Là rủi ro mà người phát hành TP có thể vỡ nợ
- Rủi ro lạm phát: Là rủi ro sức mua
- Rủi ro tỷ giá hối đoái: TP mua bằng ngoại tệ, thời điểm đáo hạn thanh toán bằng
VNĐ, mà VNĐ giảm giá so với ngoại tệ, NĐT sẽ nhận được ít ngoại tệ hơn.
- Rủi ro thanh khoản: Tuỳ thụôc vào TP có dễ dàng được bán theo giá trị hay gần
với giá trị không.
5. Các nhân tố ảnh hưởng giá trái phiếu
- Khả năng tài chính của người cung cấp TP.
- Thời gian đáo hạn.
- Dự kiến về lạm phát.
- Biến động lãi suất thị trường.
- Thay đổi tỷ giá hối đoái.
II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM.
1.Trái phiếu Chính phủ Việt Nam.
1.1 Trái phiếu Chính phủ: an toàn nhưng tính thanh khoản và lợi nhuận

thấp
Vào cuối năm 2006, có khoảng 375 loại trái phiếu chính phủ và các doanh nghiệp
được niêm yết trên thị trường chứng khoán, với tổng mệnh giá khoảng 5 tỉ USD. Các
giao dịch trái phiếu chính phủ chiếm tỷ lệ chủ yếu của toàn thị trường đã chứng tỏ tầm
quan trọng của trái phiếu chính phủ với tư cách là một nguồn vốn đầu tư. Trong 3 loại
trái phiếu đã được phát hành và mua bán tại Việt Nam, bao gồm trái phiếu chính phủ
và tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp, thì
khối lượng trái phiếu chính phủ chiếm ưu thế trên thị trường với 81% thị phần, trong
khi đó trái phiếu địa phương là 10%, và trái phiếu doanh nghiệp 9%. Có thể nói trái
phiếu Chính phủ đang "thống lĩnh" thị trường trong giai đoạn này.
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 8 of 16
Hình 1: Giá trị trái phiếu phát hành giai đoạn 2001 – 2007 ( ĐVT: tỷ đồng)
Trong 5 năm giai đoạn 2006-2010, GDP được kỳ vọng tăng trưởng ở mức 8% -
8,5%, tổng vốn đầu tư cần thiết được ước tính là 2.675.000 tỉ đồng, tương đương
39,9% GDP. Do đó, nhu cầu vốn qua phát hành trái phiếu được ước tính là 187.250 tỉ
đồng, trong đó trái phiếu chính phủ sẽ chiếm thị phần lớn nhất cả về khối lượng và giá
trị.
Tuy nhiên, thị trường TPCP thiếu một cơ chế giao dịch có khả năng cung cấp
thanh khoản cho các trái phiếu Chính phủ như các nhà tạo lập thị trường, hợp đồng
mua lại TPCP phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết lớn, trong khi những
người nắm giữ TPCP trên thị trường sơ cấp là các nhà đầu tư có tổ chức (trừ các đợt
phát hành riêng lẻ qua hệ thống Kho bạc). Nhu cầu giao dịch phát sinh là các giao dịch
lớn và ít mang tính tương thích thời điểm, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu.
Giao dịch trái phiếu trong thời gian này chỉ tập trung vào các TPCP phát hành qua bảo
lãnh, trong khi đó có rất nhiều loại trái phiếu phát hành qua đấu thầu tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán TP.HCM vẫn chưa có giá tham chiếu, nghĩa là chưa một lần
được giao dịch trên thị trường kể từ khi phát hành. Điều này bắt nguồn từ đặc thù của
phương thức bảo lãnh phát hành là đa số các đơn vị tham gia mua sơ cấp và sau đó bán
lại cho khách hàng. Tuy nhiên, việc luân chuyển TPCP cũng chỉ dừng lại sau khi bán

lần 1 cho khách hàng, các giao dịch tiếp theo trên thị trường thứ cấp hầu như không
tồn tại. Điều này làm cho lợi nhuận từ trái phiếu bị hạn chế rất nhiều.
1.2 Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 9 of 16
Trái phiếu Chính phủ Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá khá
cao. Cụ thể tháng 10 năm 2005, lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ Việt Nam được phát
hành ra thị trường vốn quốc tế. 750 triệu USD trái phiếu đã được các nhà đầu tư mua
hết ngay trong vòng 30 giây sau khi phát hành. Đây là một kết quả khả quan hơn mở
đầu cho bước tiến huy động vốn của Chính phủ Việt Nam. Đợt trái phiếu này được
mua bán lại trên tất cả các trung tâm chứng khoán (thị trường thứ cấp) lớn như
Hongkong, Singapore, London, New York, Boston liên tục đến năm 2016.
Tại thời điểm này, nhu cầu đối với trái phiếu Chính phủ Việt Nam trên thị trường
quốc tế là rất lớn. Trong đợt phát hành trái phiếu đầu tiên với lãi suất 6,875%, đáo hạn
vào năm 2016, để huy động vốn cho ngành đóng tàu, nhu cầu của các nhà đầu tư đã
cao gấp 6 lần so với số trái phiếu thực tế được phát hành. Mức lãi suất của trái phiếu
chính phủ Việt Nam lúc này là 5,78%, thấp hơn mức 5,95% của loại trái phiếu có kỳ
hạn và xếp hạng tín dụng tương đương của Chính phủ Brazil. Điều này chứng tỏ trái
phiếu của Việt Nam có mức độ hấp dẫn hơn. So với trái phiếu Chính phủ kỳ hạn tương
đương Mỹ tại thời điểm này, lãi suất của trái phiếu Việt Nam cũng chỉ cao hơn 1,25%.
Cũng trong năm này, VND đã tăng giá 0,3% so với USD, hiện đứng ở mức
16.014 VND/USD, VN Index đã tăng 48%, những con số hấp dẫn với nhà đầu tư quốc
tế. Ở thị trường vốn trong nước, Chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành thành công
nhiều đợt trái phiếu theo phương thức đấu giá lãi suất. Tháng 3/2007, 300 tỷ đồng trái
phiếu Chính phủ lần đầu tiên được phát hành đấu thầu theo lô lớn (lô 100, 200, 300
tỷ đồng) đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua hết với mức lãi suất thấp nhất trong
vòng ba năm trở lại, đó là 6,8%/năm. Trong những đợt phát hành tiếp theo lãi suất trái
phiếu cố định, nhưng mệnh giá thay đổi.
1.3 Tính cạnh tranh thấp
TPCP thực sự chưa cạnh tranh được với sự thuận tiện của hình thức gửi tiết kiệm,

đầu tư kỳ phiếu ở các ngân hàng thương mại cùng với tính thanh khoản kém hơn nên
chưa thu hút được tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cá nhân.
Nguyên nhân chính là mức phí giao dịch trên thị trường hiện còn khá cao
(khoảng 0,15% giá trị giao dịch) khiến cho các nhà đầu tư cá thể không mặn mà với
việc đầu tư qua phương thức giao dịch khớp lệnh vì lợi nhuận ròng sau khi trừ đi chi
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 10 of 16
phí giao dịch không đủ hấp dẫn các nhà đầu tư cá thể. Đối với các thành viên đấu thầu,
việc mua TPCP chủ yếu phục vụ cho mục tiêu nắm giữ dài hạn. Trong khi đó, lãi suất
thị trường lại biến động theo xu hướng tăng dần, các trái phiếu mới liên tục được phát
hành có lãi suất cao hơn, hấp dẫn hơn nên khả năng bán lại trái phiếu càng khó khăn
hơn.Đồng thời cơ chế xác định lãi suất đấu thầu trên thị trường sơ cấp hiện không
mang tính thị trường vì áp dụng lãi suất chỉ đạo nên chưa thu hút được nhu cầu đầu tư
của các cá nhân, tổ chức. Quy định lãi suất đặt thầu phải cao hơn lãi suất chỉ đạo sẽ
khiến cho lãi suất trúng thầu mang tính khiên cưỡng chủ quan hơn là mang tính khách
quan thị trường. Điều này cũng có thể dẫn tới tình trạng khối lượng trúng thầu sẽ bị
hạn chế đi rất nhiều so với khối lượng dự định phát hành và sẽ chỉ bó hẹp trong phạm
vi một số nhỏ các nhà đầu tư. Khối lượng trúng thầu thấp cộng với một số nhỏ các nhà
đầu tư nắm giữ sẽ làm giảm tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
2.Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
2.1 Trái phiếu doanh nghiệp trước và sau nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày
19/5/2006 của Chính phủ
Với những người thường xuyên tiếp xúc với thị trường trái phiếu, đặc biệt là thị
trường trái phiếu doanh nghiệp thì nghị định số 52/2006/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày
1/7/2006 là một bước ngoặt khá lớn đối với thị trường khi hành lang pháp lý được
hoàn chỉnh, khơi thông hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ.
2.1.1 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trước tháng 5/2006
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) manh nha hình thành sau khi có
Nghị định số 120/1994/NĐ-CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của
doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, thị trường giai đoạn này đóng vai trò chủ

yếu là các Tổ chức tín dụng, số doanh nghiệp phát hành trái phiếu rất ít và đa số quy
mô phát hành nhỏ.
Cho đến năm 1996, thị trường Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam mới có sự tham
gia của doanh nghiệp, mở đầu bằng việc công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) huy
động được 5 triệu USD. Hai năm sau đó, Công ty cổ phàn Công nghệ thông tin EIS
cũng đã huy động được 10 tỷ đồng. Đến 2003 thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt
Nam mới có thêm sự "góp mặt" của Tổng Công ty Dầu khí (huy động được 300 tỷ
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 11 of 16
đồng), Tổng công ty Xi măng (200 tỷ đồng) và Tập đoàn Điện lực (EVN) (300 tỷ
đồng). Trong khoảng thời gian này, việc huy động vốn trực tiếp trên thị trường hầu
như chưa phát triển. Các tổ chức phát hành chủ yếu là các tổ chức tín dụng và rất ít là
các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp, kênh huy động vốn chủ yếu của
các doanh nghiệp là tín dụng ngân hàng hay ngân sách nhà nước hoặc Nhà nước vay
rồi cho vay lại
Ưu điểm-thành công:
- Thị trường đã manh nha phát triển, là một kênh huy động vốn với quy mô lớn
cho các doanh nghiệp.
Những điểm còn hạn chế:
- Khung pháp lý chưa rõ ràng.
- Còn siết rất chặt với đối tượng được phát hành trái phiếu chủ yếu là các doanh
nghiệp nhà nước, các Tổng công ty hoặc tổ chức tín dụng vốn Nhà nước.
- Quy mô phát hành cũng như giao dịch còn rất nhỏ so với một nền kinh tế đang
trong giai đoạn phát triển.
- Quy mô nhà đầu tư nhỏ. Những người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu
là các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư.
- Tính thanh khoản của thị trường thấp, trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết
trên sở giao dịch chứng khoán chỉ đếm trên đầu ngón tay và mức độ giao dịch
rất thấp.
2.1.2 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau nghị định 52/2006/NĐ-CP

Các doanh nghiệp Việt Nam đang dựa vào hai nguồn chính là tín dụng ngân hàng
và phát hành cổ phiếu. Và thật sự các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến thị trường
trái phiếu trong vài năm gần đây. Như vậy, rõ ràng trái phiếu đang là kênh huy động
vốn tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam.Về cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn ngân hàng
Việt Nam cho thấy, hệ thống này hiện cũng khó có khả năng cung ứng nguồn vốn có
kỳ hạn dài. Ước đoán thời điểm hiện nay, cơ cấu nguồn vốn trung và dài ở khu vực
ngân hàng chỉ chưa tới 15% tổng nguồn. Các công cụ chuyển vốn ngắn thành dài hạn
ở các NHTM Việt Nam cũng hết sức hạn chế và thực tế từ năm 2008 đến nay, hệ
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 12 of 16
thống NHTM cũng luôn luôn trong tình trạng khó khăn về thanh khoản. Những năm
gần đây, thị trường trái phiếu Việt Nam đã có bước phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên,
thị trường trái phiếu nội địa vẫn chủ yếu là trái phiếu chính phủ, với quy mô chung đạt
khoảng 16% GDP,trong đó trái phiếu chính phủ chiếm khoảng 13% GDP. Trái phiếu
công ty có quy mô khiêm tốn, chỉ hơn 3% GDP và chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng
quy mô thị trường. So với các nước trong khu vực, quy mô thị trường trái phiếu công
ty Việt Nam còn có quá nhỏ hay còn nhiều tiềm năng. Xét về tình hình phát triển, thị
trường trái phiếu doanh nghiệp (corporate bond) Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng
kể về quy mô và thị phần từ năm 2006 và hiện tại (ước tính giữa năm 2011) lên tới
khoảng 3,5 tỷ USD.
Gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp tăng mạnh cả về giá trị và
quy mô, năm 2010 tăng 49% so với năm 2009 và đạt quy mô trên 50.000 tỷ đồng. Về
công ty phát hành, nếu như những năm trước, các nhà phát hành chủ yếu là các doanh
nghiệp nhà nước lớn như Vinashin, Vinaconex, EVN, Petro Việt Nam, Lilama, Tổng
công ty thép Việt Nam , thì những năm gần đây nhà phát hành đã là các công ty cổ
phần như STB, SHB, Liên Việt Bank, HBB, SSI, VinCom, T&T Hà Nội
Theo Nghị định 52, chủ thể phát hành không giới hạn là các DNNN như trước
đây mà còn có cả các công ty TNHH, Cty CP và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (ĐTNN) với nguyên tắc phát hành là tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công
khai minh bạch thông tin. Từ những thay đổi trên, trong năm 2006, việc phát hành

TPDN đã huy động được trên 7.000 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn EVN huy động được
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 13 of 16
5.000 tỷ đồng, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã huy động
được 800 tỷ đồng, Tổng Công ty Sông Đà huy động được 300 tỷ đồng Và tính đến
tháng 7/2007, Vinashin đã huy động được 3.000 tỷ đồng, Tổng Công ty Lắp máy Việt
Nam (Lilama) được 1.500 tỷ, TCty Thép được 400 tỷ, Tổng Công ty Xây dựng Việt
Nam (Vinaconex) được 1.000 tỷ Những thuận lợi trên đã tạo điều kiện để các doanh
nghiệp có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường trái phiếu Việt Nam.
2.2 Những thay đổi chủ yếu của Nghị định 90 về phát hành trái phiếu DN
Ngày 14/10/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát
hành trái phiếu doanh nghiệp (Nghị định 90). Nghị định 90 có nhiều thay đổi so với
quy định hiện hành về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và điều chỉnh cả đối với hoạt
động phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Có hiệu lực từ 1-12-2011. Nghị
định này được đánh giá là cần thiết để siết lại việc doanh nghiệp vay vốn nước ngoài
tràn lan, gây áp lực lên cán cân thanh toán và tổng nợ nước ngoài.
Theo Nghị định 90/2011/NĐ-CP, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm
mục đích “thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp; tăng quy mô
vốn hoạt động của doanh nghiệp; cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp”. Đây là
nghị định mang tính áp đặt đối với các doanh nghiệp. Một quy định khác cũng gây băn
khoăn là yêu cầu phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài đối với việc phát
hành trái phiếu chuyển đổi. đây là một hạn chế không thực tế vì trái phiếu chuyển đổi
không có nghĩa là sẽ phải chuyển đổi. Thông thường thì trái phiếu chuyển đổi dành
cho trái chủ quyền được chuyển đổi và trái chủ có thể lựa chọn không chuyển đổi. Khi
chưa chuyển đổi thì sẽ không ảnh hưởng tới sở hữu nước ngoài. Do vậy, việc đảm bảo
sở hữu nước ngoài chỉ nên áp dụng khi chuyển đổi trái phiếu.Quy định này nhằm hạn
chế việc chuyển nợ trong nước thành nợ nước ngoài, gây áp lực lên tỷ giá, cán cân
ngoại hối. Thế nhưng, trong tình hình khó khăn về nguồn vốn như hiện nay thì việc
cấm đoán nói trên lại gây khó khăn cho doanh nghiệp
Một quy định khác có thể gây khó khăn cho mục tiêu cơ cấu lại các khoản nợ của

doanh nghiệp là yêu cầu phải đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% trong
tổng mức đầu tư khi phát hành trái phiếu để đầu tư cho các chương trình, dự án. Quy
định này ràng buộc các doanh nghiệp là đã can thiệp vào quyền tự chủ của doanh
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 14 of 16
nghiệp. Đồng thời trong nhiều trường hợp, việc phát hành trái phiếu là nhằm bổ sung
vốn lưu động hoặc công ty mẹ huy động vốn nhằm thực hiện dự án của công ty con.
Nghị định không đề cập tới các trường hợp này và không rõ là tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ
áp dụng như thế nào.
Nghị định cũng không bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp khi phát hành trái
phiếu nhằm huy động vốn. Vô hình chung, nghị định đã đẩy trái chủ do mong muốn
cạnh tranh cao sẽ nhanh chóng bị thua lỗ và phá sản. Không chỉ áp đặt nhiều điều kiện,
nghị định 90 còn đặt ra những yêu cầu được xem là khắt khe, không rõ ràng về thủ tục.
Nhìn chung, nghị định này là quá rộng và sẽ gây khó cho doanh nghiệp.
3. Các hướng phát triển cho thị trường trái phiếu Việt Nam.
Muốn TTTP DN phát triển bền vững cần phải có quá trình. Về phía DN, khi phát
hành trái phiếu, những thông tin về tài liệu chào bán phải công khai, kế hoạch sử dụng
vốn cũng như tình hình tài chính của DN rõ ràng. DN phải có định hạng tín nhiệm, có
báo cáo kiểm toán… Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư quan tâm, bởi họ sẽ dễ dàng tiếp
cận và đánh giá danh mục trái phiếu đầu tư. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức cho nhà
đầu tư để họ có cái nhìn toàn cảnh về thị trường, nhận thức về các đợt phát hành. Hình
thành cơ quan xếp hạng tín nhiệm, cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho DN, giúp
cho việc phát hành trái phiếu công khai, minh bạch hơn, định giá thuận lợi hơn. Đặc
biệt, làm thế nào để giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện, dễ tiếp cận thông tin, để
đầu tư có hiệu quả; giúp cơ quan quản lý điều chỉnh kịp thời những chính sách chưa
phù hợp và DN lựa chọn phương thức phát hành trái phiếu hiệu quả.
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 15 of 16
KẾT LUẬN
Là một kênh huy động vốn tích cực cho thị trường tài chính nói chung và các

doanh nghiệp nói riêng, thị trường trái phiếu Việt Nam có một vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển của thị trường vốn. Tuy nhiên rất cần phải có sự phát triển song
song giữa thị trường TPCP và thị trường TPDN. Đặc biệt là Chính phủ, UBCKNN và
doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên tổ chức các diễn
đàn, các cuộc đối thoại về TPDN. Và Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA)
đã đi vào hoạt động với hơn 50 thành viên, với mục đích thúc đẩy sự phát triển của thị
trường trái phiếu và các công cụ nợ đã góp phần không nhỏ trong việc tái thiết và ổn
định các hoạt động phát hành trái phiếu ở Việt Nam hiện nay, giúp nâng cao tính
chuyên nghiệp của thị trường trái phiếu Việt Nam thông qua các hoạt động tổng hợp,
phân tích và tư vấn; chuẩn hóa các thông lệ thị trường đối với các giao dịch trái phiếu
và công cụ nợ khác.
Để thị trường trái phiếu phát triển, Việt Nam cần có những biện pháp và hệ thống
đánh giá chuẩn hơn để xác định lãi suất phát hành hợp lý, qua đó giảm gánh nặng nợ
vay cho đất nước. Đồng thời, tăng khối lượng phát hành thay vì phát hành nhiều đợt
với số lượng nhỏ nhằm giảm chi phí phát hành và thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư có
tổ chức tham gia.
Cải thiện thể chế pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô nhằm nâng mức xếp
hạng, đủ điều kiện để đạt được tiêu chuẩn đầu tư của các nguồn quỹ lớn trên thế giới.
Và để trở thành một thị trường trái phiếu hiệu quả, Việt Nam cần kết nối thị trường của
mình với các nước trong khu vực để tạo ra một thị trường đủ lớn, nhằm thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài.
Thật vậy, Việt Nam cần có những nỗ lực cải cách cụ thể và hiệu quả nhằm biến
thị trường trái phiếu chính phủ thành một nguồn thu hút vốn nhiều tiềm năng trong
tương lai.
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20
Công cụ nợ – Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Page 16 of 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bài giảng Thị trường tài chính của Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Thị Mộng
Tuyết
2.www.tapchitaichinh.vn

3.www.gdt.gov.vn
4.www.doanhnhan360.vn
5.www.vietnamplus.vn
6.www.nhipcaudautu.vn
7.finance.tvsi.com.vn
8.www.wooricbv.com
9.www.fpts.com.vn
GVHD: T.S Trần Thị Mộng Tuyết Thực hiện: Nhóm I – TCDN Đ5 – K20

×