Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.38 KB, 31 trang )

z
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
Đề tài: PHẠM VI ẢNH
HƯỞNG CỦA THUẾ
GV: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: Nhóm 1:
1. Đỗ Thùy Trang
2. Nguyễn Thị Mai
3. Đào Nguyễn Nữ Vi Na
4. Nguyễn Ngọc Hạnh
5. Đỗ Thị Hồng Đức
Tháng 10 năm 2013
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
MỤC LỤC
i
MỤC LỤC ii
LỜI MỞ ĐẦU iv
1.1.Nguyên tắc 1: Trách nhiệm pháp lý của thuế không phân định rõ ai là người gánh
chịu thuế thực sự 1
1.2.Nguyên tắc 2: Khía cạnh thị trường mà thuế đánh vào không phản ảnh thích hợp sự
phân phối gánh nặng thuế 4
1.3.Nguyên tắc 3: Những đối tượng có cung hoặc cầu không co dãn thì gánh chịu thuế
hoàn toàn 5
1.3.1.Cầu hoàn toàn không co dãn 6
1.3.2.Cầu co dãn hoàn toàn 6
1.3.3.Mức co dãn của cung 7
2.1. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: 9
Thuế đánh vào người "êu dùng 9
Thuế đánh vào nhà sản xuất 11


Thuế đánh vào nhà sản xuất khi đường MC thẳng đứng 11
12
Thuế đánh vào nhà sản xuất khi đường MC nằm ngang 12
2.2.Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường các yếu tố sản suất: 14
2.3.Phạm vi ảnh hưởng của thuế và vấn đề vốn hóa: 16
2.4.Phạm vi ảnh hưởng của thuế đến sự cân bằng ngân sách: 17
III – CÂN BẰNG TỔNG THỂ 18
3.1.Xác định tính tương đương của thuế trong mô hình cân bằng tổng thể: 18
3.2.Mô hình cân bằng tổng thể của Harberger: 19
3.3.Phân tích sự tác động các loại thuế khác nhau: 20
3.4.Một vài đặc tính khác cần xem xét 23
3.5.Ví dụ về ảnh hưởng của thuế trong mô hình cân bằng tổng thể: 24
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 ii
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 iii
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế tác động như thế nào đến phân phối thu nhập? Đây là chủ đề trọng tâm thường được
luận bàn trong các chính sách thuế. Để phân tích tác động của thuế đến thu nhập, các nhà kinh
tế thường xuất phát từ ý tưởng nghiên cứu tác động của thuế đến giá cả thị trường, từ đó thiết
lập mối quan hệ giữa giá cả và phân phối thu nhập.
Khi một sắc thuế được ấn định, chắc chắn sẽ có sự dịch chuyển một phần thu nhập từ người
chịu thuế về phía chính phủ. Trong các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc
biệt hay thuế thu nhập doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế được qui định là cơ sở kinh doanh.
Nhưng có thực sự chủ cơ sở kinh doanh gánh chịu thuế hay họ chỉ là người nộp thuế thay cho
người khác? Ai thực sự chịu thuế hoặc gánh nặng thuế dồn lên vai ai là câu hỏi của các nhà
kinh tế.
Để hiểu rõ hơn về phạm vi ảnh hưởng của thuế, bài làm của nhóm sẽ trình bày các nguyên tắc

xác định phạm vi ảnh hưởng của thuế, các trường hợp cụ thể và mô hình cân bằng tổng thể
của thuế.
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 iv
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
I – NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ
1.1. Nguyên tắc 1: Trách nhiệm pháp lý của thuế không phân định rõ ai là người gánh
chịu thuế thực sự
Khi đưa một sắc thuế vào vận hành cần xác định rõ phạm vi ảnh hưởng của thuế. Để
xác định phạm vi tác động của thuế cần phân biệt các khái niệm:
- Phạm vi ảnh hưởng do luật pháp quy định
Xác định chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý về nghĩa vụ nộp thuế. Đặc biệt đối với thuế
gián thu và thuế trực thu, chủ thể chịu thuế và chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý có sự khác
nhau.
 Thuế trực thu (direct tax) là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu
được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Thuế trực thu là loại thuế mà người, hoạt
động, tài sản chịu thuế và nộp thuế là một.
 Các loại thuế trực thu: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử
dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử
dụng đất, thuế tài nguyên, thuế nhà đất.
 Đặc điểm của thuế trực thu:
- Thuế trực thu có tính công bằng hơn thuế gián thu, vì phần đóng góp về thuế thường
phù hợp đối với khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp.
- Thuế trực thu có nhược điểm là hạn chế phần nào sự cố gắng tăng thu nhập của các
đối tượng, vì thu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều.
- Thuế trực thu do người có thu nhập phải trả một cách trực tiếp và có ý thức cho nhà
nước, nên họ cảm nhận ngay được gánh nặng về thuế và có thể dẫn tới những phản
ứng từ chối hoặc trốn thuế.
- Việc quản lý thu thuế này phức tạp và chi phí thường cao so với thuế gián thu.
Ví dụ: Anh A bán 5.000 cổ phiếu X cho anh B với giá bán là 28.500 VND/ cổ phiếu, số tiền
anh A thu được là 142.500.000 VND, việc bán cổ phiếu này đã phát sinh thuế thu nhập cá

nhân đối với chuyển nhượng vốn, anh A phải nộp thuế với cách tính như sau:
Thuế TNCN phải nộp: 142.500.000 x 0.1% = 142.500
 Thuế gián thu (indirect tax) là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành
giá cả của hàng hóa. Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung
gian (thường là các doanh nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng. Thuế gián thu là thuế
mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính phủ đánh
thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính
vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng.
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 1
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
 Các loại thuế gián thu: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập
khẩu, thuế bảo vệ môi trường.
 Đặc điểm của thuế gián thu:
- Thuế này dễ thu hơn thuế trực thu vì tránh quan hệ trực tiếp giữa người chịu thuế
(người tiêu dùng) với cơ quan thu thuế.
- Thuế này dễ điều chỉnh hơn thuế trực thu vì những người chịu thuế thường không cảm
nhận đầy đủ gánh nặng của loại thuế này.
Ví dụ: Người tiêu dùng A mua một cây bút máy giá chưa có thuế VAT là 10.000 đồng, thuế
VAT là 10%. Vậy, tổng số tiền mà người A phải thanh toán là 11.000 đồng, trong đó người A
phải gánh chịu 1000 đồng thuế VAT. Về nghĩa vụ pháp lý, người bán phải có trách nhiệm nộp
số tiền thuế này vào kho bạc nhà nước.
- Phạm vi ảnh hưởng kinh tế
Thể hiện mức thay đổi phân phối thu nhập thực của các chủ thể do thuế gây ra. Sự khác
nhau giữa phạm vi ảnh hưởng do luật định và phạm vi ảnh hưởng kinh tế phản ánh cơ chế
dịch chuyển thuế. Liên quan đến phạm vi ảnh hưởng kinh tế, theo quan điểm của các nhà kinh
tế học, cho dù phạm vi ảnh hưởng của các loại thuế có khác nhau, suy cho cùng chỉ có con
người mới thực sự gánh chịu thuế. Xác định người gánh chịu thuế phục vụ cho mục đích phân
tích sự tác động của thuế, đặc biệt là phân tích sự tác động của thuế đến mức độ phân phối thu
nhập của xã hội.
Khi thuế đánh vào người sản xuất trong một thị trường cạnh tranh, thì họ sẽ gia tăng giá

cả ở chừng mực nhất định để bù đắp gánh nặng thuế và thu nhập của người sản xuất sẽ không
giảm xuống bằng đúng số tiền thuế
Gánh nặng thuế NSX = (Giá trước thuế - giá sau thuế) + Thuế nộp bởi NSX
Khi thuế đánh vào người tiêu dùng trong thị trường cạnh tranh thì họ sẽ không sẵn lòng mua
nhiều hàng hóa bị đánh thuế vì thế giá cả sẽ giảm xuống.
Gánh nặng thuế NTD = (Giá sau thuế - giá trước thuế) + Thuế nộp bởi NTD
Ta xét thuế đánh vào thị trường dầu lửa với phương trình đường cung và đường cầu lần
lượt như sau: Cung: Q
S
= 50P
S
+ 25
Cầu: Q
D
= -100/3P
D
+ 150
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 2
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Ban đầu thị trường dầu lửa cân bằng tại điểm A với giá P
1
= 1,5 đôla tại mức sản lượng
Q
1
= 100 gallons. Khi chính phủ đánh thuế 50 cent vào người sản xuất dầu lửa. Đối với người
sản xuất dầu lửa, điều này tương đương gia tăng 50 cent/gallon chi phí biên. Do người sản
xuất phải thanh toán chi phí biên ban đầu và chi phí thuế nên mức giá họ đưa ra cao hơn so
với mức ban đầu P = 1,5 + 0,5 = 2 đôla. Đây là mức giá người sản xuất đưa ra để cung cấp
100 tỷ gallon dầu như ban đầu. Khi đó đường cung S
1

dịch chuyển sang S
2
với đường cung S
2
:
Q
S
= 50P
S
Tại mức giá cân bằng ban đầu P
1
= 1,5 thì dầu lửa hiện đang ở tình trạng cầu vượt quá
cung dẫn đến thiếu hụt dầu lửa, người tiêu dùng sẵn lòng mua 100 gallon với giá 1,5 đôla
trong khi đó tại mức giá này thì người sản xuất chỉ sẵn lòng bán với số lượng là 80 gallon, ở
đây có sự thiếu hụt 20 gallon dầu lửa. Vì thế, người tiêu dùng phải chấp nhận tăng giá để có
được số lượng cao hơn. Giá cả tiếp tục gia tăng đến khi thị trường đạt được điểm cân bằng
mới (điểm D) với giá thị trường P
2
= 1,8 đôla và số lượng là 90 tỷ gallon. Giá cả thị trường
bây giờ cao hơn 30 cent so với trước khi đánh thuế.
Đánh thuế có hai ảnh hưởng đến những người tham gia thị trường dầu lửa:
- Thứ nhất: làm thay đổi giá cả thị trường (giá tăng 30 cent từ 1,5 lên 1,8)
- Thứ hai: người sản xuất phải nộp thuế cho chính phủ 50 cent/gallon được bán trên thị
trường.
Từ góc độ của người tiêu dùng, họ phải trả thêm 30 cent/gallon mặc dù người tiêu dùng
không chịu trách nhiệm pháp lý nộp thuế cho chính phủ mà là người sản xuất có trách nhiệm
nộp thuế 50 cent so với người sản xuất đến người tiêu dùng.
Gánh nặng của người tiêu dùng = (1,8 – 1,5) + 0 = 0,3
Gánh nặng của người sản xuất = (1,5 – 1,8) + 0,5 = 0,2
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 3

Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
 Tổng số gánh nặng là 0,5 đô la, đây còn gọi là góc thuế: chênh lệch giữa số tiền người
tiêu dùng trả 1,8 đôla và người sản xuất nhận được 1,3 đôla.
1.2. Nguyên tắc 2: Khía cạnh thị trường mà thuế đánh vào không phản ảnh thích hợp
sự phân phối gánh nặng thuế
Hay gánh nặng thuế là giống nhau cho dù đánh thuế vào người sản xuất hay người tiêu
dùng. Bây giờ chúng ta xét trường hợp người tiêu dùng là người chịu trách nhiệm pháp lý nộp
thuế chứ không phải là người sản xuất như được trình bày trong nguyên tắc 1.
Với việc phải trả thêm 0,5 đôla tiền thuế cho mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng, đường cầu
D
1
dịch chuyển sang D
2
: Q
D
= -100/3P
D
+ 400/3

. Trước khi đánh thuế, người tiêu dùng sẵn
lòng trả P
1
= 1,5 đôla để có được Q
1
= 100 tỷ gallon tại điểm cân bằng A. Khi đánh thuế vào
người tiêu dùng thì họ phải trả thêm 0,5 đôla trên mỗi gallon nên để có được 100 tỷ gallon họ
chỉ trả mức giá P = 1 đôla.
Tại mức 1,5 đôla, người sản xuất sẵn lòng bán 100 gallon trong khi người tiêu dùng chỉ
sẵn lòng mua 80 gallon, cung lớn hơn cầu vì thế người sản xuất hạ thấp giá bán để bán được
phần sản lượng vượt quá. Quá trình hạ giá bán được thực hiện cho đến khi mức giá đạt P

2
=
1,3 đôla với Q
2
= 90
Tương tự như ví dụ trước, thuế có hai ảnh hưởng đối với người tham gia trong thị
trường dầu lửa.
- Thứ nhất: làm thay đổi giá cả thị trường (giá giảm từ 1,5 xuống 1,3)
- Thứ hai: người tiêu dùng là người chịu trách nhiệm nộp thuế cho chính phủ.
Từ góc độ của người tiêu dùng, thuế 0,5 đôla được bù lại bởi sự giảm đi 0,2 đôla giá cả
thị trường.
Từ góc độ của người sản xuất, với mức thuế 0,5 đôla, họ nhận ít hơn 0,2 đôla trên mỗi
đơn vị dầu lửa được bán.
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 4
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Mặc dù người sản xuất không có trách nhiệm pháp lý nộp thuế nhưng cả người tiêu
dùng lẫn người sản xuất đều gánh chịu gánh nặng thuế vì giá cả giảm đã chuyển gánh nặng
thuế từ người tiêu dùng sang người sản xuất.
Gánh nặng của người tiêu dùng = (1,3 – 1,5) +0,5 = 0,3
Gánh nặng của người sản xuất = (1,5 – 1,3) + 0 = 0,2
Ta thấy dù người sản xuất hay người tiêu dùng nộp thuế thì gánh nặng chịu thế của hai
đối tượng này không thay đổi.
 Trước khi đánh thuế, chỉ có duy nhất một giá thị trường
 Nhưng khi đánh thuế, có 2 loại giá:
 Tổng giá cả: giá phải trả hoặc nhận được bởi chủ thể không phải nộp thuế
 Giá sau thuế: = tổng giá cả trừ (-) tiền thuế (NSX nộp)
hoặc = tổng giá cả cộng (+) tiền thuế (NTD nộp)
1.3. Nguyên tắc 3: Những đối tượng có cung hoặc cầu không co dãn thì gánh chịu
thuế hoàn toàn
Trong ví dụ trước, chúng ta miêu tả trường hợp mà trong đó người tiêu dùng gánh chịu

gánh nặng thuế cao hơn người sản xuất. Tuy nhiên, nó chỉ là một trong nhiều kết quả có thể
xảy ra. Phạm vi ảnh hưởng của đánh thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng cùng
được quyết định bởi độ co giãn của cung và cầu.
Ta có thể tính được độ co giãn của cung cầu trong ví dụ trước như sau:
E
S
= d(P
1
/Q
1
) = 50 (1,5/100) = 0,75
E
D
= b(P
1
/Q
1
) = -100/3 (1,5/100) = - 0,5
Từ đó ta có:
Gánh nặng của người sản xuất: -E
D
/(E
S
– E
D
) = 0,5/(0,75 + 0,5) = 0,4
Gánh nặng của người tiêu dùng: E
S
/(E
S

– E
S
) = 0,75/(0,75 + 0,5) = 0,6
Và gánh nặng thuế mà người sản xuất và người tiêu dùng phải chịu là:
Người sản xuất: 0,5 x 0,4 = 0,2
Người tiêu dùng : 0,5 x 0,6 = 0,3
Sau đây, chúng ta sẽ các trường hợp cung cầu co giãn và không co giãn hoàn toàn để
hiểu thêm về đặc điểm này.
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 5
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
1.3.1. Cầu hoàn toàn không co dãn
Một lần nữa chúng ta xem xét trường hợp mà trong đó đánh thuế 50 cent/gallon dầu lửa
vào người sản xuất nhưng ở đây đường cầu dầu lửa không co giãn hoàn toàn. Phương trình
đường cầu và đường cung như sau: Q
S
= 50P
s
+25
Q
D
= 100
Ở điểm cân bằng ban đầu, ta có số lượng Q
1
= 100 tỷ gallon ở mức giá P
1
= 1,5 đôla.
Ta có độ co giãn của cung cầu trong trường hợp này là:
Độ co giãn của cung: E
S
= 50 (1,5/100) = 0,75

Độ co giãn của cầu: E
D
= 0 (1,5/100) = 0
Khi thuế đánh vào người sản xuất, điều này làm gia tăng chi phí biên lên 0,5 đôla. Giá cả tăng
kéo theo cung giảm xuống, khi đó đường cung dịch chuyển từ S
1
sang S
2
, điểm cân bằng bây
giờ tại P
2
= 2 đôla cao hơn P
1
= 1,5 đôla.
Lúc này, gánh nặng chịu thuế được xác định như sau:
Gánh nặng thuế của người sản xuất: 0,5 x 0 / (0,75 + 0) = 0
Gánh nặng thuế của người tiêu dùng: 0,5 x 0,75 (0,75 + 0) = 0,5
Như vậy, khi đường cầu không co dãn thì người sản xuất không chịu gánh nặng thuế
trong khi đó người tiêu dùng lại chịu hoàn toàn, đây là sự dịch chuyển hoàn toàn thuế vào
người tiêu dùng.
1.3.2. Cầu co dãn hoàn toàn
Ta cũng xét tương tự trong thị trường dầu lửa, nhưng trong trường hợp này cầu co dãn
hoàn toàn, ta có phương trình đường cung cầu trong trường hợp này như sau:
(S
1
): Q
S
= 50P
S
+ 25

(D
1
): P
D
= 1,5
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 6
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Ban đầu thị trường cân bằng ở mức P
1
= 1,5 đôla và Q
1
= 100 tỷ đôla dầu lửa.
Ta xác định được độ co giãn của cung cầu trong trường hợp này như sau:
Độ co giãn của cung: E
S
= 0 (1,5/100) = 0
Độ co giãn của cầu: E
D
= -100/3 (1,5/100) = 0,5
Khi đánh thuế 50 cent/đôla, đường cung dịch chuyển từ S
1
đến S
2
. Giá cả cân bằng vẫn
ở mức P
1
= 1,5 đôla, nhưng số lượng giảm xuống Q
2
= 90 tỷ gallon.
Lúc này, gánh nặng thuế được xác định như sau:

Gánh nặng thuế của người sản xuất : 0,5 x 0,5 / (0 + 0,5) = 0,5
Gánh nặng thuế của người tiêu dung : 0,5 x 0 / (0 + 0,5) = 0
Như vậy, trong trường hợp này thì người sản xuất lại là đối tượng gánh chịu thuế hoàn toàn.
1.3.3. Mức co dãn của cung
Mức co dãn của cung cũng ảnh hưởng đến mức độ phân phối của gánh nặng thuế.
Đường cung co dãn hơn khi người sản xuất có thể sử dụng các nguồn lực đầu vào thay thế
hơn.
Mức độ co giãn cung cũng ảnh hưởng đến mức độ phân phối gánh nặng thuế. Đường
cung co giãn hơn khi người sản xuất có thể sử dụng các nguồ lực đầu vào thay thế hơn.
Ví dụ: Trong ngắn hạn, nhà máy thép có cung không co giãn. Nhà máy không thể dễ
dàng chuyển công nghệ luyện thép sang công nghệ chế tạo nhựa hoặc chế biến gỗ. Ngược lại,
đường cung của những người bán dạo trên đường phố rất co giãn. Bởi vì cá nhân bán dạo có
mức đầu tư thấp, nếu như chính phủ đánh thuế họ dễ dàng chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác.
So sánh phạm vi ảnh hưởng thuế đánh vào nhà máy thép và phạm vi ảnh hưởng thuế
đánh vào người bán dạo với bất kỳ đường cầu như thế nào.
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 7
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Hình 1.5 Co giãn cung và gánh nặng thuế
- Hình 1.5a cho thấy ảnh hưởng của
thuế đánh vào nhà máy thép. Thị trường
thép ban đầu cân bằng ở điểm A. Nhà máy
théo chỉ giảm chút ít số lượng thép bởi vì
mức đầu tư vốn cố định không thay đổi. Kết
quả là, khi nộp 50 cent/đơn vị sản phẩm tiền
thuế cho chính phủ, nhà máy thép vẫn sản
xuất số lượng thép hầu như ở mức như
trước. Về tổng thể, cung nhà máy thép dịch
chuyển hướng vào trong từ S
1
đến S

2
. Giá cả
gia tăng nhẹ từ P
1
đến P
2
và số lượng thép
sản xuất giảm từ Q
1
xuống còn Q
2
. Điểm
cân bằng mới là B. Bởi vì giá cả tăng rất
nhỏ nên không bù đắp số thuế mà nhà máy
thép nộp. Vì thế nhà máy thép gánh chịu
hầu hết gánh nặng thuế và người tiêu dùng
gánh chịu thuế rất ít.
- Hình 1.5b cho thấy ảnh hưởng thuế
đánh vào người bán dạo. Những người bán dạo
rất nhạy cảm với chi phí sản xuất trong quyết
định đầu tư của họ, dẫn đến đường cung rất co
giãn. Ban đầu, họ sẵn lòng cung cấp số lượng
Q1 hàng hóa ở mức P1. Nếu như chính phủ
đánh thuế 50 cent/ đơn vị sản phẩm, những
người bán dạo sẽ di chuyển sang lĩnh vực kinh
doanh khác. Khi đó đường cung S1 dịch
chuyển sang S2, với giá cả tăng từ P1 đến P2
và số lượng hàng hóa bán được lại giảm từ Q1
xuống Q2. Sự gia tăng giá cao trong thị trường
bán dạo bù lại số tiền thuế mà những người bán

dạo phải nộp, vì vậy họ ít gánh chịu gánh nặng
thuế. Trong khi người tiêu dùng hàng bán dạo
gánh chịu hầu hết gánh nặng thuế.
Tóm lại, phạm vi ảnh hưởng của thuế được quyết định bởi cả độ co giãn cung và
cầu. Từ những phần ở trên, chúng ta có một kết luận tổng quát, đó là những đối tượng
có cung hoặc cầu không co dãn thì những đối tượng này sẽ chịu thuế hoàn toàn.
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 8
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
II – MỞ RỘNG PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ
2.1. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo:
2.1.1. Thị trường độc quyền hoàn toàn
2.1.1.1. Khái niệm
- Thị trường độc quyền hoàn toàn là thị trường chỉ có một người bán duy nhất và rất
nhiều người mua. Do đó, ngưới bán có thể ảnh hưởng đến giá bán bằng cách điều chỉnh
lượng sản phẩm được cung ứng.
- Sản xuất ra một loại sản phẩm riêng biệt, khó có sản phẩm thay thế.
- Sức mạnh thị trường thuộc về người bán. Hay doanh nghiệp độc quyền là người “ấn
định giá”.
- Cung của doanh nghiệp chính là đường cung của thị trường, đồng thời nhu cầu của thị
trường chính là nhu cầu đối với doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp độc quyền sẽ không sản xuất ở phần đường cầu ít co giãn vì khi đó MR
âm.
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ lựa chọn mức sản lượng Q
0
mà tại đó doanh
thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR = MC) và bán sản phẩm với mức giá P
0
.
2.1.1.2. Đánh thuế vào thị trường độc quyền hoàn toàn
Thuế đánh vào người tiêu dùng

Giả sử chính phú đánh thuế vào người tiêu dùng trong thị trường độc quyền. Lúc đó đường cầu
và doanh thu biên sẽ dịch chuyển xuống đúng bằng mức thuế t.
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 9
P
P
o
o
0
MR
Q
0
D
MC
t
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Thiết lập MR
2
= MC, số lượng Q
1
bây giờ tối đa hóa lợi nhuận.
Khi đó, tại điểm cân bằng mới, giá cân bằng sẽ giảm từ P
0
còn P
1
, sản lượng cân bằng giảm từ
Q
0
xuống còn Q
1
.

Giá mà người tiêu dùng phải trả khi có thuế: P2 = P1 +t
Gánh nặng thuế của nhà sản xuất = P0- P1.
Gánh nặng thuế của người tiêu dùng = P
2
– P
0
.
Ví dụ:
Giả sử trong thị trường độc quyền chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng t =10. Ta có
phương trình đường cầu trong thị trường: P
1
= 180 – Q
1
. Và đường chi phí sản xuất là: C = 2.000 + Q
2
Từ đó ta xác định được: MR
1
= 180 – 2Q
1
và MC
1
= 2Q
1
Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ sản xuất sản lượng tại điều kiện MR1 = MC1, ta có
giá và sản lượng cân bằng là : P
1
= 135 và Q
1
= 45.
Khi chính phủ đánh thuế t = 10 làm cho người tiêu dùng mua ít sản phẩm của nhà độc quyền,

làm dịch chuyển đường cầu đến D
2
: P
2
= 170 – Q
2
. Sự giảm này kéo theo đường thu nhập biên dịch
chuyển đến MR
2
= 170 – 2Q
2
. Cân bằng mới ở mức P
2
= 127,5 và Q
2
= 42,5.
Giá mà người tiêu dùng phải trả khi có thuế: 127,5 +10 = 137,5
Số thuế mà người nhà sản xuất gánh chịu là: 135 – 127,5 = 7,5
Số thuế mà người tiêu dùng gánh chịu là: 10 – 7,5 = 2,5
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 10
P
P
0
MR1
Q
0
D1
MC
P
1

Q
1
Gánh nặng thuế của ngời
tiêu dùng
Gánh nặng thuế của
nhà sản xuất
D2
MR2
Q
P
2
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Như vậy, nhà độc quyền sẽ gánh chịu một phần thuế giống như trong trường hợp thị trường
cạnh tranh.
Thuế đánh vào nhà sản xuất
Khi thuế đánh vào nhà sản xuất một khoản thuế t, đường chi phí sẽ dịch chuyển lên trên một
khoảng t.
Khi đó, tại điểm cân bằng mới, giá cân bằng sẽ tăng từ P
0
lên thành P
1
, sản lượng cân bằng giảm
từ Q
0
xuống còn Q
1
.
Giá mà người sản xuất nhận được sau khi có thuế: P
2
= P

1
- t
Gánh nặng thuế của nhà sản xuất = P
0
– P
2
Gánh nặng thuế của người tiêu dùng = P
1
- P
0
Ví dụ:
Trường hợp giống như ví dụ trên, nhưng chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất.
Khi có thuế, đường MC
1
dịch chuyển lên thành đường MC
2
với đường MC
2
= 2Q
2
+ 10. Tương tự
trường hợp trên, ta tính được giá và sản lượng cân bằng là P
2
= 137,5 và Q
2
= 42,5.
Giá mà nhà sản xuất nhận được khi có thuế: 137,5 – 10 = 127,5
Số thuế người tiêu dùng gánh chịu: 137,5 – 135 = 2,5
Số thuế người sản xuất gánh chịu: 10 – 2,5 = 7,5
Như vậy, ba nguyên tắc ảnh hưởng thuế vẫn có giá trị trong thị độc quyền.

Thuế đánh vào nhà sản xuất khi đường MC thẳng đứng
Nếu đường chi phí biên thẳng đứng thì không có thay đổi trong sản lượng và cũng không có
thay đổi trong giá, nhà sản xuất sẽ chịu thuế hoàn toàn. Một đường cung (hay đường chi phí biên) là
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 11
P
1
P
0
Q
1
Q
0
MR
Q
D
MC2
P
Gánh nặng thuế của nhà sản
xuất.
Gánh nặng thuế của người
tiêu dùng
MC1
t
P
2
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
thẳng đứng nếu không có sự gia tăng nào trong giá dẫn đến gia tăng trong cung. Kết quả này tương
đương với trường hợp thị trường cạnh tranh hoàn toàn.
Thuế đánh vào
nhà sản xuất

khi đường MC
nằm ngang
a. Đường cầu tuyến tính
Khi thuế đánh vào nhà
sản xuất một khoản thuế t,
đường chi phí sẽ dịch chuyển
lên trên một khoảng t.
Khi đó, tại điểm cân
bằng mới, giá cân bằng sẽ
tăng từ P
0
lên thành P
1
, sản lượng cân bằng giảm từ Q
0
xuống còn Q
1
.
Giá nhà sản xuất nhận được sau khi trừ thuế: P
2
= P
0
+ t/2 – t = P
0
– t/2
Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu: P
1
– P
0
= t/2

Gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu: t - t/2 = t/2
Trong trường hợp này gánh nặng thuế của nhà độc quyền và người tiêu dùng là như nhau.
Ví dụ:
Trong thị trường
độc quyền chính phủ đánh
thuế vào người tiêu dùng t
=10. Ta có phương trình
đường cầu trong thị
trường: P
1
= 180 – Q
1
. Và
chi phí biên MC
1
= 40.
Từ đó ta xác định
được: MR
1
= 180 – 2Q
1
.
Để tối đa hóa lợi
nhuận, nhà độc quyền sẽ
sản xuất sản lượng tại điều kiện MR
1
= MC
1
, ta có giá và sản lượng cân bằng là : P
1

= 110 và Q
1
= 70.
Khi chính phủ đánh thuế t = 10, đường MC
1
dịch chuyển lên thành đường MC
2
với đường MC
2
= 40 + 10 = 50.
Ta có điểm cần bằng mới với giá và sản lượng cân bằng: P
2
= 115 và Q
2
= 65
Giá nhà sản xuất nhận được sau khi trừ thuế: 115 – 10 = 105
Gánh nặng thuế người tiêu dùng chịu: 115 – 110 = 5
Gánh nặng thuế người sản xuất chịu: 10 – 5 = 5
b. Đường cầu phi tuyến
Trong thị trường độc quyền, mối quan hệ giữa giá cả và chi phí biên phụ thuộc vào độ co giãn
của cầu. Quy tắc định giá của doanh nghiệp độc quyền:
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 12
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
= P
Giả sử một nhà độc quyền có đường cầu với độ co giãn không đổi bằng -2. Khi đó, giá cả sẽ
bằng hai lần chi phí biên (P = 2MC). Với mức thuế t, chi phí biên tăng lên MC + t. Do đó, giá cả tăng
lên 2(MC + t) = 2MC + 2t. Tức là, nó tăng hai lần so với sự gia tăng của thuế.
Ví dụ:
Ta xét thị trường độc quyền có đường cầu và chi phí biên MC = 40. Từ đó ta có
đường doanh thu biên . Thị trường cân bằng tại Q = 6,25 và P = 80.

Giả sử với mức thuế cụ thể là t = 10 đôla trên 1 đơn vị sản phẩm, nhà độc quyền phải nộp lại t
đôla cho Chính phủ với mỗi đơn vị sản phẩm được bán ra. Do đó chi phí biên của hãng tăng lên một
lượng bằng mức thuế t. Quyết định sản xuất tối ưu bây giờ là đẳng thức: MR = MC + t. Ta xác định
được giá và sản lượng cân bằng mới P = 100 và Q = 4.
Dịch chuyển đường chi phí biên lên trên dẫn đến giá cao hơn và sản lượng thấp hơn. Đôi khi giá
tăng lên ít hơn thuế, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong trường hợp đang xét giá tăng lên
nhiều hơn thuế.
Ta có thể thấy, giá tăng lên cao hơn thuế ∆P = 100 – 80 = 20 lớn hơn t = 10.
Tác động của thuế đánh vào sản lượng đối với độc quyền khác với cạnh tranh. Trong khi ta
đánh thuế ứng với ngành cạnh tranh, thì giá thị trường tăng lên 1 lượng ít hơn thuế, và cả nhà sản
xuất lẫn người tiêu dùng đều phải chịu thuế. Với độc quyền giá có thể tăng lên một lượng lớn hơn mức
thuế. Người tiêu dùng không chỉ chịu thuế hoàn toàn mà còn phải gánh chịu thêm phần gia tăng trong
giá của nhà độc quyền.
2.1.2. Thị trường nhóm độc quyền
- Cấu trúc độc quyền nhóm nằm giữa hai thái cực độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo.
- Hiện tại, chưa có một lý thuyết nào khẳng định rõ ràng về phạm vi ảnh hưởng của thuế
trong trường hợp có nhóm độc quyền.
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 13
MC + t
MC
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
- Nhóm độc quyền thường có mưu lược liên kết lại với nhau để sản xuất sản lượng sao
cho đạt được tối đa hóa lợi nhuận của ngành.
- Các nhóm độc quyền thường yêu cầu các hãng cắt giảm sản lượng để gây sức ép tăng
giá.
Tuy nhiên, sau khi đạt được thỏa thuận, lợi dụng giá cao, họ sản xuất mức sản lượng cao hơn
hạn ngạch cho phép nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Kết quả, sản lượng của họ thường cao hơn với mức giới hạn mà các nhóm độc quyền đã thiết
lập.
Khi có thuế, các hãng sẽ bị thiệt, vì họ phải nộp thuế. Tuy nhiên, khi ký các hợp đồng sản

lượng, họ tiến sát hơn với các giải pháp của nhóm độc quyền, vì thế lợi nhuận trước thuế của họ gia
tăng.
Về mặt lý thuyết, có thể lợi nhuận trước thuế của họ tăng lên nhiều hơn so với mức sau khi nộp
thuế, nên các hãng không bị thiệt.
2.2. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường các yếu tố sản suất:
Sự phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường các yếu tố sản xuất giống như trong
thị trường hàng hóa tiêu dùng. Chỉ có điểm khác đó là người tiêu dùng các yếu tố sản xuất là các
doanh nghiệp và người cung cấp các yếu tố sản xuất là các cá nhân (lao động).
Ví dụ: hãy xem xét thị trường lao động với phương trình đường cung cầu như sau:
(D
1
): H = -2W + 13,3
(S
1
): H = 2W – 7,3
Thị trường cân bằng ban đầu, trước thuế, với tiền lương W
1
= 5,15 đôla/giờ lao động và H
1
= 3
giờ lao động tại điểm A.
Bây giờ giả sử chính phủ đánh thuế tiền lương: 1 đôla/giờ trên tất cả người lao động. Thuế làm
giảm thấp thu nhập lao động 1 đôla. Kết quả là, người lao động yêu cầu phải gia tăng thêm 1 đôla tiền
lương bù vào tiền thuế để sẵn lòng làm việc.
Khi đó, cung lao động từ S
1
sẽ đến với S
2
: H
2

= 2W
2
– 9,3. Với đường cầu vẫn còn ở vị trí gốc,
sự dịch chuyển này dẫn đến tiền lương cân bằng ở vị trí cao hơn: W
2
= 5,65 đôla tại điểm B. Phạm vi
ảnh hưởng của thuế được chia sẻ bởi người lao động và công ty phù hợp với độ co giãn của đường
cung và đường cầu.
Ta có độ co giãn của đường cung E
S
= d(W
1
/H
1
) = 2 (5,15 / 3) = 3,43
Và độ co giãn của đường cầu E
D
= b(W
1
/H
1
) = (-2) (5,15 / 3) = -3,43
Vì độ co giãn của cung và cầu là bằng nhau cho nên gánh nặng được chia sẻ như nhau: tiền
lương gia tăng lên 5,65 đôla/1 giờ và những người lao động sẽ nhận được 4,65 đôla/1 giờ sau khi nộp
thuế 1 đôla. Công ty và người lao động mỗi người gánh chịu 50 cent của 1 đôla thuế, được tách đôi
như được biểu thị trên trục tung. Công ty trả tiền lương cao hơn 50 cent (5,65 đôla), nhưng bởi vì phải
nộp thuế 1 đôla, nên họ nhận ít hơn 50 cent tiền lương sau thuế (4,65 đôla). Tổng tiền lương trong thị
trường gia tăng đến 5,65 đôla, nhưng tiền lương sau thuế giảm xuống còn 4,65 đôla.
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 14
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng

Tiếp theo ta xét ảnh hưởng đến thị trường lao động khi đánh thuế tiền lương, công ty chịu trách
nhiệm nộp thuế thay vì người lao động nộp thuế. Trong trường hợp này, đường cung lao động vẫn ở
tại S
1
và bởi vì thuế đánh vào người tiêu dùng (công ty), đường cầu lao động giảm xuống và dịch
chuyển từ D
1
đến D
2
: H
2
= -2W
2
+ 11,3
Tiền lương thị trường giảm xuống 1 đôla từ 5,65 đôla đến 4,65 đôla, cân bằng mới (điểm C) và
gánh nặng thuế không thay đổi. Công ty gánh chịu gánh nặng 50 cent như trước đó; tuy nhiên không
phải trả tiền lương cao hơn 50 cent, bây giờ họ trả tiền lương (4,65 đôla) thấp hơn 50 cent tiền lương
cân bằng ban đầu 5,15 đôla. Thêm vào đó, công ty phải nộp 1 đôla tiền thuế cho chính phủ, vì thế thực
tế họ phải trả tiền lương 5,65 đôla.
Những người lao động gánh chịu gánh nặng thuế 50 cent; tuy nhiên không phải nhận tiền lương
cao hơn 50 cent và nộp thuế cho chính phủ 1 đôla, người lao động bây giờ nhận tiền lương thấp hơn
50 cent (4,65 đôla). Tổng tiền lương trong thị trường giảm xuống đến 4,65 đôla, tiền lương sau thuế
được công ty thanh toán là 5,65 đôla.
Phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế đánh vào tiền lương cho thấy không có sự khác biệt: thuế
tiền lương (để tài trợ cho an sinh xã hội) đánh ½ vào người lao động và ½ vào công ty, không đánh
100% vào người lao động hoặc công ty. Nguyên tắc thứ hai của phạm vi ảnh hưởng thuế nói lên rằng
dù quyết định gánh nặng của thuế tiền lương là tổng quy mô thuế (tổng góc thuế), nhưng không nói
lên thuế được phân phối như thế nào giữa người lao động (cung) và công ty (cầu).
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 15
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng

 Những trở ngại đối với điều chỉnh tiền lương: Một trong trở ngại là tiền lương tối thiểu –
mức tiền lương tối thiểu bắt buộc mà tất cả người lao động được thanh toán cho mỗi giờ lao động. Giả
sử mức tiền lương tối thiểu là 5,15 đôla.
Xét trường hợp tiền lương đánh vào người lao động. Trong trường hợp này, tiền lương tối thiểu
không có ảnh hưởng đến phân tích phạm vi ảnh hưởng: khi đánh thuế, tiền lương gia tăng đến 5,65
đôla tại điểm B (công ty thanh toán thêm 50 cent tiền lương), người lao động nộp 1 đôla tiền thuế cho
chính phủ và họ nhận được mức lương sau thuế là 4,65 đôla.
Xét trường hợp thuế tiền lương đánh vào công ty. Trong trường hợp này, đường cung vẫn còn ở
tại S
1
và đường cầu dịch chuyển đến D
2
. Tuy nhiên, công ty không thể hạ thấp tiền lương đến mức
4,65 đôla (điểm C), bởi vì thấp hơn mức tiền lương pháp lý. Tiền lương phải duy trì ở mức 5,15 đôla;
công ty phải gánh chịu toàn gánh nặng thuế và nộp thuế cho chính phủ. Mức tiền lương công ty phải
trả là 6,15 đôla. Số giờ lao động trong thị trường giảm còn 2 giờ, ở đó đường cầu mới D
2
cắt đường
tiền lương tối thiểu (điểm C’)
2.3. Phạm vi ảnh hưởng của thuế và vấn đề vốn hóa:
Trong phần này, chúng ta phân tích sự tác động của thuế đánh vào đất đai. Đặc tính nổi bật của
đất là cung cố định và loại hàng hóa có tính bền lâu. Giả sử tiền cho thuê đất năm đầu tiên là R
0
, các
năm kế tiếp là R
1
, R
2
…, thì người thuê đất sẽ phải trả tiền thuê là bao nhiêu. Nếu như thị trường bất
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 16

Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
động sản là cạnh tranh, thì giá cả của đất bằng với giá trị chiết khấu hiện tại của dòng thời gian thuê
(T). Gọi tỷ suất sinh lợi là r, thì giá cả của đất (P
R
) sẽ là:

Số thuế thu vào năm đầu tiên là u
0
và các năm tiếp theo lần lượt là u
1
, u
2
… Bởi vì đất đai là
hàng hóa có mức cung cố định, nên số tiền cho thuê đất hàng năm mà người sở hữu nhận được giảm
xuống đúng bằng toàn bộ số tiền thuế. Điều này cũng có nghĩa là thu nhập của chủ đất đầu tiên giảm
(R
0
– u
0
) đô la, (R
1
– u
1
) đôla vào năm tiếp theo và (R
2
– u
2
) đôla vào năm tiếp sau đó … Những người
mua đất về sau chỉ quan tâm đến thực tế: nếu như đất, họ sẽ mua dòng tương lai của khoản nợ thuế
cũng như dòng tương lai của thu nhập. Vậy thì, mức tối đa mà người sẵn lòng chi trả tiền đất sau thuế

là (P’
R
):

Trừ hai phương trình trên (P
R
– P’
R
), ta thấy do thuế mà giá đất giảm xuống bằng:

Như vậy, tại thời gian đầu tiên mà chính phủ đánh thuế đất, giá cả của đất giảm xuống bằng giá
trị hiện tại của tất cả tiền thuế thanh toán trong tương lai. Tiến trình mà chuỗi tiền thuế được hợp nhất
vào trong giá cả tài sản còn gọi là vốn hóa. Do vốn hóa, nên người chủ đất tại thời gian thuế được
đánh phải gánh chịu gánh nặng của thuế mãi mãi. Còn người chủ đất về sau, khi mua họ phải thanh
toán giá đất trong đó có tiền thuế, nhưng tiền thuế này không tạo ra “gánh nặng”, bởi vì nó chỉ làm cân
bằng mức giá thấp hơn khi mua. Vốn hóa làm phức tạp nỗ lực đánh giá phạm vi ảnh hưởng của thuế
đối với hàng hóa có mức cung cố định. Bởi vì chúng ta không đủ thông tin để nhận biết ai là người chủ
đất đầu tiên tại thời gian thuế được đánh.
2.4. Phạm vi ảnh hưởng của thuế đến sự cân bằng ngân sách:
Thu thuế là để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Vì thế, phạm vi ảnh hưởng của thuế
không chỉ xem xét ai gánh chịu thuế mà còn quan tâm ai nhận lợi ích từ các khoản chi tiêu được tài trợ
bởi nguồn thu thuế.
Giả sử chính phủ đánh thuế vào nhà hàng bán thức ăn nhanh, có đường cầu co giãn. Sau đó,
chính phủ tài trợ nguồn thu thuế trở lại cho các nhà hàng bán thức ăn nhanh. Trong trường hợp, thật là
sai để cho rằng nhà hàng gánh chịu hoàn toàn gánh nặng thuế: họ nộp thuế, nhưng rồi họ lại nhận được
tiền đầu tư từ chính phủ. Quan tâm cả gánh nặng của thuế và lợi ích mà thuế mang lại gọi là phạm vi
ảnh hưởng cân bằng ngân sách.
Thật rất khó để truy nguồn gốc chi tiêu liên quan đến nguồn thu thuế. Vì thế, chúng ta thường
bỏ qua khía cạnh chi tiêu trong khi phân tích phạm vi ảnh hưởng thuế. Tuy nhiên, trong thực tế gánh
nặng thuế tùy thuộc vào sự phân phối cả thuế và chi tiêu được tài trợ từ nguồn thu thuế.

Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 17
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
III – CÂN BẰNG TỔNG THỂ
Trong phần này chúng ta tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của đánh thuế vào một thị
trường đến các thị trường khác có liên quan. Các nhà kinh tế gọi mô hình này là cân bằng
tổng thể.
3.1. Xác định tính tương đương của thuế trong mô hình cân bằng tổng thể:
Từ ví dụ thuế đánh vào nhà hàng, chúng ta khái quát tính tương đương của thuế. Để chỉ
ra các mối quan hệ tương đương của thuế, chúng ta có thể xét mô hình thị trường đơn giản chỉ
có 2 loại hàng hóa: F (lương thực) và M (chế biến) với 2 yếu tố sản xuất: K (vốn) và L (lao
động). Có thể liệt kê 9 loại thuế tỷ lệ như:
a. t
KF
: thuế đánh vào số vốn dùng để sản xuất hàng lương thực;
b. t
KM
: thuế đánh vào số vốn dùng để sản xuất hàng chế biến;
c. t
LF
: thuế đánh vào lao động tham gia sản xuất hàng lương thực;
d. t
KM
: thuế đánh vào lao động tham gia sản xuất hàng chế biến;
e. t
F
: thuế đánh vào tiêu dùng hàng lương thực;
f. t
M
: thuế đánh vào vốn dùng hàng chế biến;
g. t

K
: thuế đánh vào vốn dùng cho cả hai khu vực;
h. t
L
: thuế đánh vào lao động dùng cho cả hai khu vực;
i. t: thuế đánh vào tổng thu nhập.
Bốn loại thuế đầu tiên đánh vào các nhân tố sản xuất mà chỉ có một vài doanh nghiệp sử
dụng, nên có thể gọi đây là thuế đánh vào yếu tố sản xuất có tính cục bộ. Các loại thuế này kết
hợp chặt chẽ với nhau sẽ tương đương với các loại thuế khác. Tính tương đương này trước hết
xuất phát từ lý thuyết người tiêu dùng. Thuế đánh vào hàng lương thực (t
F
) và hàng chế biến
(t
M
) với thuế suất giống nhau là tương đương đối với thuế đánh vào thu nhập (t). Giải thích chi
tiết hơn, thuế có cùng tỷ lệ đánh vào tất cả các loại hàng hóa đều có ảnh hưởng như nhau đến
giới hạn ngân sách của người tiêu dùng và tính chất này cũng giống như thuế thu nhập tỷ lệ.
Cả hai loại thuế này tạo ra sự tịnh tiến song song hướng vào nhau. Tương tự, xem xét thuế
đánh vào các yếu tố sản xuất, bằng sự tính toán số học, có thể thấy đánh thuế vào các yếu tố
vốn (t
K
) và lao động (t
L
) với thuế suất giống nhau tương đương như thuế đánh vào thu nhập
(t).
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 18
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Nói một cách tổng quát, bất kỳ hai loại thuế nào mà tạo ra những thay đổi giống nhau về
giá cả đều có phạm vi ảnh hưởng tương đương. Tất cả những quan hệ tương đương có thể tóm
tắt ở bảng dưới đây:

t
KF
và t
LF
Tương đương với t
F
Và và Và
t
KM
và t
LM
Tương đương với t
M
Tương đương với Tương đương với Tương đương với
t
K
và t
L
Tương đương với T
Các mối quan hệ tương đương của thuế
3.2. Mô hình cân bằng tổng thể của Harberger:
Harberger sinh năm 1924, nhà kinh tế học người Mỹ, đã từng giảng dạy tại các trường
đại học nổi tiếng của Mỹ: Harvard University, Princeton University, University of Chicago…
là người tiên phong nghiên cứu áp dụng mô hình cân bằng tổng quát về phạm vi ảnh hưởng
của thuế. Sau đây liệt kê các giả định có tính nguyên tắc trong mô hình phân tích của
Harberger:
- Về yếu tố kỹ thuật:
Để tiến hành sản xuất sản phẩm các hãng trong mỗi ngành đều sử dụng vốn và lao động.
Theo mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng, trong mỗi ngành, nếu gấp
đôi đồng thời hai yếu tố đầu vào thì đầu ra cũng gấp đôi, nhưng mức sinh lời không đổi so với

quy mô. Yếu tố kỹ thuật sản xuất có thể khác nhau giữa các ngành và tác động đến sự thay thế
giữa vốn và lao động (độ co giãn thay thế) cũng như tỷ lệ giữa vốn với lao động. Những
ngành có tỷ lệ vốn – lao động cao gọi là ngành cần nhiều vốn và ngược lại, gọi là ngành cần
nhiều lao động.
- Hành vi của các nhà cung cấp các yếu tố sản xuất
Các nhà cung cấp vốn và lao động đều nhằm vào mục đích tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận. Trong
điều kiện thị trường cạnh tranh, họ có thể di chuyển tiền vốn và lao động vào các ngành có tỷ
suất lợi nhuận cao. Kết quả là lợi nhuận biên ròng trên vốn (hay lao động) có khuynh hướng
bình quân hóa giữa các ngành.
- Cấu trúc thị trường
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 19
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Trong môi trường cạnh tranh, giá cả các loại hàng hóa (bao gồm các yếu tố sản xuất: tiền
lương, vốn) đều có thể di chuyển hoàn hảo và các hãng tăng cường cạnh tranh nhằm tối đa
hóa lợi nhuận. Vì vậy, các yếu tố sản xuất đều được khai thác toàn dụng và số tiền chi trả cho
mỗi yếu tố sản xuất là giá trị sản xuất biên của nó, giá trị đầu ra được sản xuất bằng đơn vị
đầu vào cuối cùng.
- Tính chất cố định của tổng các yếu tố sản xuất
Trong một nền kinh tế, tổng số vốn và lao động sẵn có là cố định và chúng có thể tự do di
chuyển giữa các ngành.
- Sở thích của người tiêu dùng
Nếu tất cả người tiêu dùng đều có cùng sở thích, thì thuế không thể gây ra bất kỳ ảnh hưởng
phân phối nào thông qua tác động đến việc sử dụng thu nhập của công chúng. Giả thuyết này
cho phép chúng ta chú trọng đến sự tác động của thuế đến thu nhập.
- Khuôn khổ phạm vi ảnh hưởng của thuế
Khuôn khổ phân tích tập trung nghiên cứu phạm vi ảnh hưởng khác nhau của thuế bằng
việc xem xét sự thay thế một loại thuế này bằng một loại thuế khác. Vì thế số lượng thu nhập
hiện hữu trước và sau thuế xấp xỉ như nhau, nên không cần thiết phải xem xét những thay đổi
trong tổng thu nhập làm thay đổi nhu cầu và giá cả ra sao.
Ở một chừng mực nào đó, có thể nói các giả thiết trên làm đơn giản hóa vấn đề phân

tích một cách đáng kể.
3.3. Phân tích sự tác động các loại thuế khác nhau:
- Thuế gián thu (t
F
)
Khi thuế đánh vào nhà hàng lương thực, giá cả của hàng hóa này sẽ gia tăng, nhưng không
nhất thiết tăng đúng bằng số thuế. Giá cả tăng khiến cho người tiêu dùng có khuynh hướng
thay thế hàng lương thực bằng hàng chế biến. Kết quả là, thị trường sản xuất hàng lương thực
càng ít đi, nhưng hàng chế biến càng nhiều hơn. Một khi sản xuất hàng lương thực giảm, thì
lượng vốn và lao động trước đây sử dụng cho ngành lương thực buộc phải chuyển sang ngành
chế biến. Do tỷ lệ vốn – lao động có khác nhau giữa hai ngành nên giá cả của các yếu tố sản
xuất phải thay đổi nhất định để sao cho khu vực chế biến sẵn sàng hấp thụ các yếu tố vốn và
lao động mà vốn dĩ không được sử dụng ở ngành lương thực. Giả sử lương thực là ngành
thâm dụng vốn. Vì thế, một số lượng vốn phải được hấp thụ trong ngành chế biến. Vốn
chuyển sang ngành chế biến làm cho giá cả của vốn giảm xuống, bao gồm lượng vốn đang
được sử dụng trong ngành chế biến. Như vậy, ở mức cân bằng mới, toàn bộ vốn của xã hội
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 20
Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
đều bị thiệt hại tương đối, chứ không chỉ riêng số vốn trong ngành lương thực. Nói tổng quát
hơn, thuế đánh vào đầu ra của một ngành nào đó làm sút giảm giá cả đầu vào được tập trung
sử dụng cho ngành đó.
Có thể rút ra một số kết luận như sau: Độ co giãn của cầu lương thực càng lớn, thì sự thay đổi
tiêu thụ từ hàng lương thực sang hàng chế biến càng lớn, và cuối cùng kéo theo một sự tụt
giảm lớn mức tỷ suất sinh lợi trên vốn. Sự chênh lêch về tỷ suất các yếu tố sản xuất giữa
ngành lương thực và ngành chế biến càng lớn, thì giá cả của vốn càng giảm mạnh vì nó được
hấp thụ vào ngành chế biến. Cuối cùng, sự thay thế vốn cho yếu tố lao động trong ngành chế
biến càng khó, thì sự sụt giảm càng lớn tỷ suất lợi nhuận trên vốn cần thiết để hấp thu vốn
tăng thêm. Vì thế, xét ở khía cạnh ngân sách, thuế đánh vào hàng lương thực có xu hướng làm
tổn hại cho những người có nguồn thu nhập chủ yếu từ vốn. Các cá nhân có sở thích giống
nhau (giả định 5) thì không có những tác động đáng kể trên phương diện sử dụng thu nhập.

Tuy nhiên, nếu bỏ qua giả định này, thì rõ ràng những người tiêu dùng nhiều lương thực sẽ
phải gánh chịu gánh nặng thuế lớn hơn. Như vậy, tác động của thuế đánh vào nhà hàng lương
thực phụ thuộc vào hai phương diện: (1) nguồn thu nhập và (2) sử dụng thu nhập. Một nhà tư
bản sử dụng nhiều hàng lương thực sẽ bị thiệt hại trên cả hai phương diện. Nói khác đi, một
người lao động dùng nhiều hàng lương thực có lợi hơn xét trên phương diện nguồn thu nhập,
nhưng trở nên bị thiệt trên phương diện sử dụng thu nhập.
- Thuế thu nhập (t)
Thuế thu nhập tương đương với nhóm thuế đánh vào vốn và lao động với mức thuế suất như
nhau. Theo giả thiết 4, vì mức cung các yếu tố sản xuất hoàn toàn cố định nên thuế thu nhập
không thể dịch chuyển. Thuế này chiếm một tỷ lệ trong phần thu nhập đầu tiên của người lao
động. Hàm ý rút ra đằng sau kết quả này tương tự như trong mô hình cân bằng cục bộ. Khi
tham gia vào quá trình sản xuất, các yếu tố sản xuất phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế.
- Thuế chung đánh vào lao động (t
L
)
Thuế chung đánh vào lao động là loại thuế đánh vào toàn bộ lao động được sử dụng trong
ngành lương thực và ngành hàng chế biến. Dưới sự tác động của thuế, các nhà đầu tư không
có động cơ để dịch chuyển sử dụng lao động giữa các ngành. Hơn nữa, với giả thiết mức cung
các yếu tố sản xuất cố định, thì yếu tố lao động phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế.
- Thuế đánh vào các yếu tố sản xuất cục bộ (t
KM
)
Khi thuế chỉ đánh vào vốn được sử dụng trong ngành chế biến, có thể nhận ra hai tác động
đầu tiên:
Nhóm 1 – Ngân hàng Đêm 4 – K22 21

×