Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Thẻ Các giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường thẻ tại Ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 182 trang )

B GIÁO DC VÀ ÀO TO
I HC M TP. H CHÍ MINH




NGUYN ANH TUN


TH
CÁC GII PHÁP HOÀN THIN
& PHÁT TRIN TH TRNG TH

TI NGÂN HÀNG THNG MI VIT NAM

Chuyên ngành : QUN TR KINH DOANH
Mã s : 60.34.05

LUN VN THC S QUN TR KINH DOANH

NGI HNG DN KHOA HC
GS. TS. LÊ VN T


TP. H Chí Minh
2006
LI CAM OAN

 thc hin lun vn “Th - Các gii pháp hoàn thin và phát trin th trng
th ti ngân hàng thng mi Vit Nam” tôi đã t mình nghiên cu, tìm hiu vn
đ, vn dng kin thc đã hc và trao đi vi ging viên hng dn, đng nghip,


bn bè,…
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cu ca riêng tôi, các s liu và kt qu
nêu trong lun vn thc s
này là trung thc.
TP. H Chí Minh, ngày 02 tháng 12 nm 2006
Ngi thc hin lun vn



NGUYN ANH TUN





LI CM N

 hoàn thành chng trình cao hc Qun tr Kinh doanh và lun vn “Th -
Các gii pháp hoàn thin và phát trin th trng th ti ngân hàng thng mi
Vit Nam”, tôi đã nhn đc s giúp đ rt tn tình ca nhiu t chc và cá nhân.
Tôi xin đc tri ân tt c mi ngi.
Tôi xin trân trng cm n Qu ý Thy cô ging dy lp MBA4 và các anh ch
cán b thuc khoa Sau i hc, trng
i hc M Tp. H Chí Minh đã tn tình
hng dn và trang b cho tôi nhiu kin thc qu ý báu trong sut thi gian hc tp
ti trng.
Tôi xin trân trng cm n GS. TS. Lê Vn T đã tn tình hng dn và h
tr v mt l ý thuyt cng nh phng pháp trin khai nghiên cu trong thc t khi
thc hin lun vn này.
Tôi xin trân trng cm n Ban giám đc và toàn th

các anh ch cán b công
nhân viên Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng Ngoi thng Vit Nam
(Vietcombank) đã nhit tình h tr trong sut thi gian thu thp d liu thc hin
lun vn.
Tôi xin trân trng cm n các anh ch hc viên cùng khóa MBA4 đã cùng tôi
chia s kin thc và kinh nghim trong sut thi gian hc tp cng nh đng viên
tôi rt nhiu trong quá trình thc hin lun vn.
TP. H Chí Minh, ngày 02 tháng 12 nm 2006
Ngi thc hi
n lun vn


NGUYN ANH TUN
MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
Nhận xét của giảng viên phản biện
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Mở đầu 1
1. Nhu cầu thực tế và tính cấp thiết thực hiện đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Giới thiệu các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7

6. Ý nghóa thực tiễn của luận văn 8
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM THẺ 10

1.1 Sơ lược về Thẻ 10
1.1.1 Lòch sử hình thành và phát triển Thẻ 10
1.1.2 Phân loại Thẻ 14
1.1.3 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ 15
1.1.3.1 Các thuật ngữ có liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ 15
1.1.3.2 Quy trình phát hành thẻ 16
1.2 Một số vấn đề cơ bản về thò trường thẻ ngân hàng 17
1.2.1 Khái niệm về thò trường thẻ ngân hàng 17
1.2.2 Nguyên tắc hoạt động của thò trường thẻ 18
1.2.3 Hàng hóa, dòch vụ chủ yếu trên thò trường thẻ 19
1.2.4 Các chủ thể tham gia họat động trên thò trường thẻ 21
1.3 Đặc điểm của phương thức thanh toán thẻ 24
1.3.1 Lợi ích của phương thức thanh toán thẻ và ý nghóa kinh tế xã hội 24
1.3.2 Nhược điểm của phương thức thanh toán thẻ 31
1.4 Sơ lược thò trường thẻ hiện nay ở một số quốc gia trên thế giới 32
1.4.1 Mỹ 32
1.4.2 Châu Á 33
1.4.3 Châu u 35
1.4.4 Canada 35
1.4.5 Châu Mỹ La tinh 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36
Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG THẺ HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM.38
2.1 Quá trình phát triển Thẻ và thò trường Thẻ tại Việt Nam 38
2.1.1 Cơ sở pháp lý cho việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ 38
2.1.2 Quá trình phát triển sản phẩm Thẻ và thò trường thẻ thanh toán tại Việt
Nam 39
2.2 Phân tích sản phẩm Thẻ và hoạt động phát hành Thẻ tại một số ngân hàng

tiêu biểu hiện nay tại Việt Nam 49
2.2.1 Phân tích hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ACB 50
2.2.2 Phân tích hoạt động phát hành thẻ ghi nợ Connect 24 tại ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam 72
2.2.3 Một số vấn đề rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ trên thò trường
thẻ Việt Nam trong thời gian qua 87
2.3 Một số nhận xét về sản phẩm thẻ và thò trường thẻ tại Việt nam 94
2.3.1 Những thành qủa đạt được 94
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 98
Kết luận chương 2 105

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
THẺ TẠI VIỆT NAM 108

3.1 Đònh hướng phát triển thò trường thẻ Việt nam đến năm 2012 108
3.1.1 Một số đònh hướng phát triển thò trường thẻ Việt nam đến năm 2012.108
3.2.1 Một số dự báo về triển vọng phát triển thò trường thẻ Việt nam đến năm
2012 111
3.2 Các giải pháp hoàn thiện sản phẩm Thẻ nhằm phát triển thò trường Thẻ tại
Việt Nam 117
3.2.1 Về mặt vó mô 118
3.2.2 Về mặt vi mô 126
Kết luận chương 3 141

Kết luận 142
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


- ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- ACB-MasterCard : Thẻ MasterCard do ngân hàng Á Châu phát hành
- ACB-Visa : Thẻ Visa do ngân hàng Á Châu phát hành
- AgriB : Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn
- Amex : Thẻ tín dụng American Express
- BIDV : Ngân hàng Đầu tư & phát triển
- EAB : Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
- EIB : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu
- ICB : Ngân hàng Công thương Việt Nam
- Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
- VCB : Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- VCB-MasterCard : Thẻ MasterCard do ngân hàng Ngoại thương phát hành
- VCB-Visa : Thẻ Visa do ngân hàng Ngoại thương phát hành.
- NHTTT : Ngân hàng thanh toán thẻ.
- NHPHT : Ngân hàng phát hành thẻ.
- ĐVCNT : Đơn vò chấp nhận thẻ.
- ATM(Automated Teller Machine): Máy rút tiền tự động.
- EDC(Electronic Data Capture) : Máy cấp phép và thanh tóan tự động.
- POS(Point of sales) : Máy xin cấp phép tự động.



DANH MỤC CÁC BẢNG


Bng 0.1 Vn đu t trc tip nc ngồi (FDI) 2
Bảng 1.1 Tình hình sử dụng và thanh toán thẻ ở 10 nước châu Á 34
Bảng 2.1 Các ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam 43
Bảng 2.2 Số lượng thẻ ACB phát hành trong năm 2001 52
Bảng 2.3 Số lượng thẻ ACB-Visa và ACB-MasterCard phát hành trong

năm 2001 54
Bảng 2.4 Doanh số sử dụng thẻ ACB trong năm 2001 55
Bảng 2.5 Số lượng thẻ ACB phát hành trong năm 2001 và 2002 57
Bảng 2.6 Số lượng thẻ ACB-Visa và ACB-MasterCard phát hành trong
năm 2001 và 2002 58
Bảng 2.7 Doanh số sử dụng thẻ ACB trong năm 2001 và 2002 60
Bảng 2.8 Doanh số các loại thẻ tín dụng nội đòa ACB năm 2002 so sánh với
năm 2001 61
Bảng 2.9 Số lượng thẻ ACB phát hành trong các năm 2001, 2002 và 2003 63
Bảng 2.10 Doanh số thanh toán thẻ ACB qua các năm 2001, 2002 và 2003 65
Bảng 2.11 Số lượng thẻ ACB phát hành trong năm 2003, 2004 và 2005 67
Bảng 2.12 Doanh số thanh toán thẻ ACB qua các năm 2003, 2004 và 2005 70
Bảng 2.13 Số lượng thẻ Connect 24 phát hàng từ quý 2/2002 đến cuối
năm 2003 74
Bảng 2.14 Doanh số sử dụng thẻ Connect 24 trong năm 2002 và 2003 76
Bảng 2.15 Số lượng phát hành, số lượng giao dòch và doanh số giao dòch thẻ
Connect 24 trong năm 2002 79
Bảng 2.16 Số lượng phát hành, số lượng giao dòch và doanh số giao dòch thẻ
Connect trong năm 2003 81
Bảng 2.17 Số lượng phát hành và doanh số giao dòch thẻ Connect 24 trong năm
2003, 2004 và 2005 86
Bảng 3.1 Số lượng máy ATM tại các ngân hàng thương mại 100





DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ



Hình 0.1 Tc đ tng GDP trong 10 nm 1
Hình 1.1 Tỉ trọng các loại thẻ thanh toán tại thò trường Mỹ 33
Hình 2.1 Tình hình phát hành thẻ quốc tế tại Việt Nam 2005 45
Hình 2.2 Tình hình phát hành thẻ nội đòa tại Việt Nam 2005 47
Hình 2.3 Tỉ trọng thẻ tín dụng quốc tế và thẻ tín dụng nội đòa ACB trong
năm 2001 53
Hình 2.4 Số lượng thẻ ACB-Visa và ACB-MasterCard phát hành trong
năm 2001 54
Hình 2.5 Doanh số sử dụng thẻ ACB trong năm 2001 55
Hình 2.6 Tỉ lệ phân bố đại lý chấp nhận thanh toán thẻ ACB phân theo ngành
nghề kinh doanh 56
Hình 2.7 Số lượng thẻ ACB phát hành trong năm 2001 và 2002 58
Hình 2.8 Số lượng thẻ ACB phát hành trong năm 2003,2004 và 2005 67
Hình 2.9 Doanh số thanh toán thẻ ACB năm 2003, 2004 và 2005 70
Hình 2.10 Danh sách máy ATM từ năm 2002 – 2005 76
Hình 2.11 Doanh số sử dụng thẻ Connect 24 77
Hình 2.12 Số lượng máy ATM của VCB trong năm 2002 80
Hình 2.13 Số lượng giao dòch qua thẻ Connect 24 năm 2003 84









- 1 -

MỞ ĐẦU

vxyw
1. Nhu cầu thực tế và tính cấp thiết thực hiện đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế
thò trường đã mở cửa giao thương với các quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam
bắt đầu mở rộng mối quan hệ với các quốc gia khác và tiếp cận với nền kinh tế
đại công nghiệp. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam đã dần dần phát triển và tăng
trưởng liên tục, tốc độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào hàng ngũ các nước có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao (7 - 9%/ năm).
Hình 0.1
: TC  TNG GDP TRONG 10 NM









* Nguồn: Kinh tế Việt nam giai đoạn chuyển đổi
Hơn nữa, việc bỏ cấm vận của Mỹ vào năm 1993 và tiến tới bình thường
hóa quan hệ hai nước đồng thời với việc hội nhập vào ASEAN, AFTA và WTO
đã nhanh chóng làm cho mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới
ngày càng gắn bó hơn. Mức đầu tư của các quốc gia trên thế giới vào Việt Nam
cũng tăng đáng kể. Thò trường sản xuất, thương mại và dòch vụ trong nước ngày
Tc đ tng GDP
9,54
9,34
8,15
5,76

4,77
6,79
6,89
7,08
7,34
7,69
8,53
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nm
Tc đ tng (%)

- 2 -

càng phát triển. Quy mô giao dòch thương mại và tài chính trong nước của Việt

Nam với các nước trên thế giới theo chiều hướng gia tăng.
Bng 0.1
: VN U T TRC TIP NC NGỒI (FDI)
u t trc tip nc ngồi
(FDI)
1996-2000 2001-2005 1996-2005
Vn FDI
(5 nm - triu USD)
25.627,6 13.560,7 39.188,3
Nc ngồi góp
(5 nm - triu USD)
20.060,2 12.559,2 32.619,4
Vit Nam góp
(5 nm - triu USD)
5.567,4 1.001,5 6.568,9
* Nguồn: Kinh tế Việt nam giai đoạn chuyển đổi
Trong điều kiện phát triển chung của đất nước, hệ thống ngân hàng có
nhiều tiến triển, nhanh chóng hơn trước và ngày càng đa dạngg hóa các hình thức
hoạt động. Ngành ngân hàng đã không ngừng cải tiến chất lượng, đa dạngg hóa
các sản phẩm dòch vụ, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt
động của mình. Để đáp ứng nhu cầu giao dòch ngày càng gia tăng của nền kinh
tế, các ngân hàng đã mở rộng các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt như
séc, ủy nhiệm chi…, trong đó Thẻ là phương thức thanh toán hiện đại nhất hiện
nay và đang rất phổ biến trên thế giới. Thẻ đã được các ngân hàng giới thiệu cho
người dân tại thò trường Việt Nam và phục vụ thanh toán cho khách nước ngoài
đến Việt Nam du lòch, công tác. Thẻ đến với Việt Nam tuy muộn hơn những nước
khác nhưng thò trường thẻ tại Việt Nam hứa hẹn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Với những ưu điểm trong thanh toán thay thế tiền mặt, Thẻ ngày càng được người
dân quan tâm, tham gia sử dụng ngày càng nhiều và dần dần trở thành thói quen
trong thanh toán.


- 3 -

So với những hạn chế trong thanh toán lưu thông tiền mặt, Thẻ mang lại
lợi ích rất lớn cho nền kinh tế như giảm thiểu chi phí in ấn, bảo quản, vận
chuyển, kiểm đếm và những chi phí phát sinh do rủi ro trong việc sử dụng tiền
mặt. Nâng cao hoạt động quản lý lưu chuyển tiền tệ, ngân hàng có thể kiểm soát
hoạt động thanh toán, chi tiêu của người dân thông qua việc sử dụng thẻ dễ dàng.
Thông qua thanh toán bằng thẻ, Nhà nước dễ dàng quản lý thuế và thu thuế thu
nhập, hạn chế tối đa việc trốn thuế. Ở cấp độ ngân hàng, các ngân hàng cũng căn
cứ vào lòch sử thanh toán, tiêu dùng của khách hàng mà mạnh dạng cấp tín dụng
không cần tài sản thế chấp thông qua thẻ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
khách hàng.
Từ năm 1990, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã triển khai dòch vụ
thanh toán thẻ với tư cách là ngân hàng đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của các
tổ chức phát hành thẻ quốc tế như Visa Int’l, MasterCard, JCB, American
Express…Với sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vào tháng 03 năm
1995, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức gia nhập thành viên tổ chức
thẻ quốc tế Visa Int’l và MasterCard để phát hành thẻ tín dụng mang thương hiệu
Visa và MasterCard. Tiếp theo đó, vào năm 1996, Ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu chính thức gia nhập vào hai tổ chức phát hành thẻ quốc tế trên để
phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ Visa và MasterCard.
Mặc dù xuất hiện từ năm 1995, các sản phẩm Thẻ cho đến nay vẫn chưa
thật sự trở thành phương tiện hiệu quả cho người dân sử dụng thay thế tiền mặt
trong mua sắm hàng hóa dòch vụ tại Việt Nam. Tình hình sử dụng sản phẩm Thẻ
cũng như kết quả kinh doanh Thẻ của các ngân hàng chưa cao. Trong khi đó, đầu
tư cho hoạt động thanh toán thẻ khá lớn mà người sử dụng sản phẩm Thẻ lại chưa
nhận được các tiện ích tương xứng. Điều này có thể được lý giải bởi nhiều lý do
khác nhau như sau: cơ sở kỹ thuật còn thấp, nguồn vốn đầu tư còn giới hạn, nhân


- 4 -

sự còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm, tập quán sử dụng tiền mặt đã
ăn sâu vào tiềm thức của người dân, hạn chế nhận thức của người tiêu dùng … Dù
vậy, đây cũng là sự phát triển đáng khích lệ đối với một thò trường còn non trẻ
như ở Việt Nam.
Từ nhu cầu cấp thiết tìm hiểu những nguyên nhân tại sao sản phẩm Thẻ
thay thế tiền mặt chưa thật sự thu hút sự quan tâm và sử dụng của người dân, qua
đó tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện một cách đúng đắn, hiệu quả để Thẻ có
thể trở thành công cụ thanh toán thay thế tiền mặt phổ biến trong các tầng lớp
dân cư, dần dần tạo điều kiện, nhu cầu và thói quen thanh toán qua ngân hàng
của người dân, tôi đã chọn đề tài : “Thẻ – Các giải pháp hoàn thiện và phát
triển thò trường thẻ tại Ngân hàng thương mại Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống về sản phẩm Thẻ, nắm bắt về
nguyên tắc hoạt động của sản phẩm Thẻ cũng như những lợi ích của Thẻ mang
đến cho người sử dụng.
- Nhận diện những sản phẩm thẻ đang phát hành tại Việt Nam, cơ cấu của các
sản phẩm Thẻ này, những ưu điểm và khiếm khuyết của sản phẩm Thẻ đang
được phát hành tại Việt Nam cũng như tình hình hoạt động của thò trường Thẻ
hiện nay để từ đó đề xuất những kiến nghò, giải pháp hoàn thiện sản phẩm Thẻ
góp phần phát triển thò trường Thẻ về vó mô lẫn về vi mô hiện nay tại Việt Nam.
- Từ việc phân tích những số liệu về cơ cấu sản phẩm và tình hình thò trường
Thẻ hiện nay sẽ giúp cho các lãnh đạo điều hành hệ thống ngân hàng nói chung
và các lãnh đạo ngân hàng thương mại nói riêng sẽ có một cái nhìn tổng quan về
sản phẩm Thẻ hiện nay trên thò trường. Phân tích những điểm mạnh điểm yếu để
đề xuất các kế hoạch, chiến lược phát triển thò trường Thẻ trong tương lai nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của người dân được tốt hơn, mở rộng các công cụ

- 5 -


thanh toán không dùng tiền mặt và đồng thời gia tăng lợi nhuận của ngân hàng từ
hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Luận văn tập trung nghiên cứu về tình hình sử dụng và cơ cấu các sản phẩm
Thẻ, cùng với những thuận lợi và những hạn chế của sản phẩm thẻ này cũng như
tính hiệu quả của các ngân hàng thương mại trong hoạt động phát hành thẻ tại
Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện cơ cấu sản phẩm Thẻ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng Thẻ trong dân
cư, phát triển thò trường Thẻ – một công cụ thanh toán không sử dụng tiền mặt.
- Thò trường Thẻ hiện nay tại Việt Nam chỉ tập trung phát triển ở hai thành
phố chính là TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội, do đó việc nghiên cứu phân tích
của luận văn cũng chủ yếu tập trung vào hoạt động của thò trường thẻ ở hai khu
vực tiêu biểu trên. Do đây là một thò trường sản phẩm mới, số lượng ngân hàng
phát hành thẻ với cơ cấu sản phẩm đầy đủ rất ít nên luận văn chỉ tập trung phân
tích hoạt động kinh doanh phát hành thẻ tại hai ngân hàng phát hành thẻ tiêu
biểu ở Việt Nam là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB) với các sản
phẩm thẻ tín dụng, ghi nợ quốc tế lẫn nội đòa và Ngân Hàng Ngoại Thương Việt
Nam (VCB) với sản phẩm thẻ rút tiền qua máy rút tiền tự động ATM.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Mặc dù các ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc mang đến cho người dân
công cụ thanh toán không dùng tiền mặt là Thẻ nhưng cho đến nay sản phẩm Thẻ
vẫn chưa phát triển vượt bậc và trong chừng mực nào đó cũng chỉ đáp ứng nhu
cầu giới hạn của một số bộ phận người dân chủ yếu là đi nước ngoài hoặc thanh
toán lương qua tài khoản. Như vậy, tác giả đặt ra những câu hỏi sau:

- 6 -

1. Nguyên nhân nào làm cho các ngân hàng thương mại đã tham gia đồng
loạt vào lónh vực kinh doanh thẻ và đã cho ra đời rất nhiều loại Thẻ khác nhau

nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dân?
2. Các sản phẩm Thẻ trên thò trường thẻ hiện nay đã cung cấp được những
tiện ích gì cho người sử dụng?
3. Các ngân hàng phát hành thẻ hiện nay trên thò trường đã có cải thiện gì
trong quá trình phát triển của mình ?
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trên đây và tìm hiểu những hạn chế tồn tại
trong sản phẩm Thẻ do các ngân hàng thương mại phát hành hiện nay, chúng ta
sẽ đi vào phân tích thành quả đạt được của thò trường Thẻ tại Việt Nam và sự
phát triển của Thẻ trong những năm vừa qua. Tác giả đã chọn hai ngân hàng tiêu
biểu đi đầu trong việc phát hành thẻ là Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để phân tích các sản phẩm Thẻ mà hai
ngân hàng này hiện đang có thế mạnh tiên phong và dẫn đầu trong thò trường
Thẻ.
Việc nghiên cứu, phân tích sẽ dựa vào tính chất và tiện ích của các loại
Thẻ ảnh hưởng như thế nào đến số lượng phát hành và doanh số Thẻ của hai
ngân hàng tiêu biểu trên. Các số liệu được lấy từ Trung tâm thẻ của ACB và
VCB trong năm năm gần nhất 2001, 2002, 2003, 2004 và 2005 về số lượng thẻ
phát hành và doanh số sử dụng thẻ. Tác giả vận dụng nguồn số liệu chọn lọc
cùng với khả năng nghiên cứu thực tiễn và lí luận để tổng hợp nhận đònh từng vấn
đề về hoạt động phát hành thẻ của từng ngân hàng, những điểm đạt được chưa
được, những yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm thẻ trong thời gian vừa qua cũng
như nhận đònh được xu hướng phát triển sắp tới của hai ngân hàng này trên thò
trường Thẻ.
5. Giới thiệu các nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

- 7 -

Trước đây cũng đã có một số luận văn thạc só và luận án tiến só thực hiện
các nghiên cứu về Thẻ và thò trường Thẻ tại Việt Nam. Trong đó có Luận án tiến
só “Các giải pháp nhằm mở rộng sử dụng Thẻ tại Việt Nam” của Tiến só Trương

Thò Hồng trong việc phân tích tổng quan thò trường Thẻ và thò trường chấp nhận
thanh toán thẻ tại Việt Nam.
Điểm mới của luận văn này là phân tích đặc điểm sử dụng cũng như tiện
ích của từng loại thẻ tác động như thế nào tới nhu cầu sử dụng của người dân,
chúng tôi tập trung và phân tích hai ngân hàng VCB và ACB. ACB sẽ đại diện
cho lónh vực phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, trong khi đó VCB là điển hình
của ngân hàng đi đầu trong hoạt động phát hành thẻ ATM. Chúng ta không phân
tích về các sản phẩm giống nhau giữa hai ngân hàng cụ thể như thẻ tín dụng quốc
tế Visa, MasterCard mà tập trung nghiên cứu các điểm mạnh và yếu của hai
ngân hàng này trên thò trường Thẻ. Việc phân tích theo hướng như vậy sẽ tạo ra
một cái nhìn tổng quan về thò trường Thẻ hiện nay, về cơ cấu sản phẩm thẻ cũng
như chiến lược kinh doanh của các ngân hàng trong tương lai. Số lượng từng loại
thẻ phát hành không chỉ là một con số thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng mà còn phản ánh được nhu cầu của thò trường thẻ trong nước đang
diễn biến theo xu hướng như thế nào. Từ đó, chúng ta có thể nhận đònh được
những ưu khuyết điểm của từng loại thẻ để hoàn thiện và cải tiến sao cho phù
hợp với từng thành phần dân cư trong xã hội. Với mục tiêu khuyến khích người
dân tham gia sử dụng thẻ, ngân hàng phát hành thẻ có thể cơ cấu và đònh hướng
sản phẩm cho phù hợp giúp cho thò trường thẻ Việt Nam ngày càng phát triển.
6. Ý nghóa thực tiễn của luận văn:
- Góp phần tạo một cái nhìn tổng thể về hoạt động Thẻ tại thò trường Việt
Nam cùng những đề xuất giải pháp phát triển thò trường thẻ. Qua đó, Ngân hàng
Nhà nước có thể tham khảo để đánh giá tổng quan về hoạt động thẻ cũng như đưa

- 8 -

ra những đònh hướng đúng đắn góp phần thúc đẩy hoạt động phát triển thẻ và
đònh hướng cho các ngân hàng thương mại mạnh dạngg tham gia vào thò trường
phát hành thẻ cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức, công ty phi ngân hàng
tham gia vào lónh vực này.

- Phân tích những tiềm năng của thò trường thẻ Việt Nam để đề xuất các tổ
chức thẻ quốc tế như Visa International, MasterCard, American Express, JCB…
hỗ trợ đầu tư và tư vấn chuyển giao công nghệ cho các ngân hàng thương mại
Việt Nam, cải thiện sản phẩm dòch vụ thẻ để phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng thẻ
của người dân Việt Nam.
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về sản phẩm Thẻ tại thò trường Việt Nam
trong thời gian qua, phân loại các sản phẩm hiện có trên thò trường. Đánh giá
những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm Thẻ nói chung và từng loại sản phẩm
thẻ nói riêng. Từ đó, những ngân hàng thương mại, những tổ chức, cá nhân hoặc
các doanh nghiệp quan tâm đến thò trường này có thể hiểu sâu sắc hơn về Thẻ,
chọn cho mình một loại sản phẩm thẻ phù hợp để hoạch đònh chiến lược đầu tư
kinh doanh hoặc chọn lựa cho mình sản phẩm thẻ để sử dụng tại thò trường Thẻ
đầy triển vọng của Việt Nam.
- Qua việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh thẻ của hai ngân hàng tiêu biểu
đi đầu trong việc phát hành thẻ là ACB và VCB, các ngân hàng thương mại khác
có thể thấy được tiềm năng lợi nhuận trong việc tham gia thò trường Thẻ để mạnh
dạng đầu tư đúng đắn vào thò trường này tạo thêm nhiều sản phẩm và lựa chọn
cho người tiêu dùng. Hơn nữa, hai ngân hàng ACB và VCB cũng sẽ dễ dàng
hoạch đònh kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp với người sử dụng.
- Việc phân tích nguyên nhân hạn chế sự phát triển của sản phẩm Thẻ trên thò
trường cùng những ý kiến đóng góp cho các nhà lãnh đạo và điều hành ngành
ngân hàng nói chung và các lãnh đạo ngân hàng thương mại nói riêng sẽ góp

- 9 -

phần đònh hướng phát triển thò trường sản phẩm Thẻ trong tương lai, hạn chế tình
trạng đầu tư tràn lan, không thống nhất, manh mún tốn kém chi phí của các ngân
hàng thương mại, trong khi đó người sử dụng thẻ không được hưởng nhiều lợi ích
từ việc sử dụng Thẻ.
- Các nhà lãnh đạo ngân hàng thương mại kinh doanh thẻ sẽ có một cái nhìn

sâu sắc hơn và qua đó có thể thống nhất cùng nhau phát triển cho ra đời những
sản phẩm thẻ phù hợp với nhu cầu người dân với những tiện ích vượt trội và tận
dụng những nguồn lực sẵn có để đưa thò trường Thẻ tại Việt Nam ngày càng phát
triển hơn nữa. Bên cạnh đó, lãnh đạo của những ngân hàng thương mại đang
trong quá trình nghiên cứu chuẩn bò tham gia hoạt động kinh doanh thẻ cũng sẽ
nắm bắt được xu hướng phát triển của thò trường thẻ trong thời gian vừa qua để có
những quyết đònh đầu tư đúng đắn, bỏ qua những giai đoạn không phù hợp để đi
tắt đón đầu với những sản phẩm thẻ phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của dân chúng
và hơn nữa những ngân hàng này cũng sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư khi kết hợp với
các ngân hàng khác trong quá trình tham gia kinh doanh trên thò trường Thẻ tại
Việt Nam.
- Với những kết quả sau khi phân tích của luận văn, ngân hàng Nhà nước cũng
như Hội thẻ ngân hàng thấy được những hạn chế trong điều phối các ngân hàng
kinh doanh thẻ trên thò trường thẻ Việt Nam, từ đó có những điều tiết phù hợp và
hiệu quả hơn để cùng các ngân hàng thành viên thúc đẩy thò trường Thẻ ở Việt
Nam phát triển vững mạnh.
- 10 -

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM THẺ
vxyw
1.1 SƠ LƯC VỀ THẺ :
1.1.1 Lòch sử hình thành và phát triển của thẻ :
1.1.1.1 Khái niệm thẻ : có nhiều khái niệm về thẻ:
- Khái niệm 1:
Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà
người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dòch
vụ tại các đại lý chấp nhận thanh toán thẻ.
- Khái niệm 2:
Thẻ là một loại thẻ giao dòch tài chánh được phát hành bởi

ngân hàng, các đònh chế tài chánh hay các công ty.
- Khái niệm 3:
Thẻ hay chi trả là một phương tiện thanh toán tiền hàng hóa,
dòch vụ mà không dùng tiền mặt hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các
ngân hàng đại lý hay tại các máy rút tiền tự động.
- Khái niệm 4:
Thẻ là một phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán
thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống nối mạng máy tính kết nối trung
tâm phát hành thẻ với các điểm thanh toán. Nó cho phép thực hiện một cuộc
thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và khá an toàn các đối tượng tham gia thanh
toán.
Nhìn chung, các khái niệm trên đều có thể đúng ở một khía cạnh này
nhưng chưa hoàn thiện. Từ đó có thể nêu lên thẻ là một phương tiện tiền tệ để
các chủ thẻ giao dòch trong quan hệ thanh toán và giao dòch mua bán các loại
hàng hóa khác. Khái niệm này nêu lên được khía cạnh là thẻ có thể thay thế
không dùng tiền mặt nhưng đồng thời thẻ dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng
- 11 -

và máy ATM. Như vậy thẻ là công cụ lưỡng tính vừa rút tiền và thanh tóan được
các loại hàng hóa dòch vụ.
1.1.1.2 Lòch sử hình thành và phát triển Thẻ:
a. Lòch sử hình thành Thẻ:

Ngành công nghiệp thẻ ngân hàng là một ngành kinh doanh mới thật sự được
phát triển trong 40 năm gần đây. Mối quan hệ giữa chủ thẻ và đại lý là trung tâm
của việc kinh doanh thẻ ngân hàng.
Lòch sử thẻ ngân hàng bắt đầu khi các đại lý bán lẻ cung cấp tín dụng cho
khách hàng, cho phép họ mua hàng trước, trả tiền sau. Nhiều đại lý nhỏ không đủ
khả năng cung cấp tín dụng cho khách hàng của họ. Điều này đã tạo cơ hội cho
các tổ chức tài chính vào cuộc.

Vào năm 1946, hình thức đầu tiên của thẻ ngân hàng là Charg-It của ngân
hàng John Biggins xuất hiện tại Mỹ. Đó là hệ thống tín dụng cho phép các khách
hàng thực hiện giao dòch nội đòa bằng các phiếu có giá trò do ngân hàng phát
hành. Các đại lý nộp các “phiếu” giao dòch cho ngân hàng Biggins, sau đó ngân
hàng sẽ thanh toán các giao dòch đó cho các đại lý và thu tiền lại từ các khách
hàng.
Thẻ đầu tiên ra đời trên thế giới là thẻ Diners Club do ông Mc. Namara, một
doanh nhân người Mỹ sáng chế vào năm 1949. Việc này là tiền đề cho hoạt động
phát hành thẻ tín dụng ngân hàng đầu tiên của ngân hàng Franklin National, New
York vào năm 1951. Các khách hàng nộp đơn xin cấp hạn mức tín dụng và được
xem xét thông qua lòch sử tín dụng của họ. Sau đó, ngân hàng phát hành thẻ cho
các khách hàng đủ tiêu chuẩn và họ có thể dùng các thẻ này để thực hiện giao
dòch tại các đại lý. Trong khi thực hiện giao dòch, các đại lý ghi lại các thông tin
trên thẻ vào các hóa đơn và nộp về cho ngân hàng. Các chủ thẻ sẽ thanh toán lại
toàn bộ số dư nợ vào cuối tháng.
- 12 -

Những năm sau đó, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính bắt đầu chương trình
thẻ tín dụng. Vào năm 1959, để cạnh tranh, nhiều tổ chức phát hành thẻ đưa ra
loại hình dòch vụ mới - tín dụng tuần hoàn. Với dòch vụ mới này, chủ thẻ có thể
duy trì số dư nợ trên tài khoản; chủ thẻ chỉ phải trả một phần số dư nợ và phần
còn lại được tính phí tài chính. Trong giai đoạn này, qui trình về thẻ còn đơn giản,
chỉ gồm có chủ thẻ, đại lý chấp nhận thẻ và ngân hàng phát hành.
Ngày nay thẻ mang tính chất đang xen vừa thanh toán và tín dụng. Vì vậy thẻ
thật sự là thẻ tín dụng và thẻ thanh toán, tính chất tín dụng của thẻ đan xen vào
trong tất cả các loại thẻ.
b. Sự phát triển của Thẻ quốc tế:

Thẻ ngày càng được nhiều người sử dụng và trở nên phổ biến trong các hoạt
động thanh toán, đặc biệt là giao dòch quốc tế và ngoại thương. Các ngân hàng và

các công ty hợp tác với nhau để cho ra đời các sản phẩm mới nhằm khai thác lónh
vực nhiều lợi nhuận này. Thẻ dần dần trở thành một công cụ văn minh, thuận lợi
trong các cuộc giao dòch mua bán. Cho đến hiện nay thẻ tín dụng có tính ưu việt
và các loại thẻ khác không có, đặc biệt đối với những người có nhu cầu đi du lòch
nước ngoài khi mua hàng hóa tại các nước đó trước khi trở về nước thì qua cửa
khẩu hải quan sân bay sẽ được miễn thuế tiêu thụ đã được tính vào giá cả hàng
hóa của khách du lòch bằng cách hải quan sân bay sẽ trừ phần thuế đó và ghi tăng
thu vào thẻ tín dụng để khách du lòch được hưởng. Trong khi đó các loại thẻ khác
không được hưởng ưu đãi như loại thẻ tín dụng vừa nêu trên đây có thể coi là ưu
việt của thẻ tgín dụng mà cho đến nay các Ngân hàng thương mại việt nam và
các khách hàng việt nam khi đi du lòch nước ngoài không quan tâm đến tín ưu
việt của nó.
Các loại thẻ chiếm phần lớn thò trường trên toàn thế giới có thể kể đến như:
MasterCard, Visa, JCB, American Express.
- 13 -

¬ Thẻ Diners Club: ra đời vào năm 1949 do ông Frank Mc Namara, một
doanh nhân người Mỹ sáng chế. Năm 1960, là thẻ trước tiên có mặt tại Nhật Bản,
chi nhánh được quản lý bởi CitiCop, người đứng đầu trong số ngân hàng phát
hành thẻ. Năm 1990, Diners Club có 6,9 triệu người sử dụng trên toàn thế giới
với doanh số khoảng 16 tỷ USD. Số người sử dụng thẻ Diners Club đang giảm
dần, đến năm 1993 tổng doanh số chỉ còn khoảng 7,9 tỷ USD và khoảng 1,5 triệu
thẻ lưu hành.
¬ Thẻ American Express (Amex): ra đời vào năm 1958, hiện nay đang là tổ
chức thẻ du lòch và giải trí lớn nhất thế giới. Không giống như các thẻ khác,
Amex tự phát hành thẻ của chính mình và trực tiếp quản lý chủ thẻ. Nhờ có mối
quan hệ này mà họ có thể nắm được các thông tin cần thiết về khách hàng, từ đó
có các chương trình phát triển như phân loại khách hàng để cung cấp dòch vụ.
¬ Thẻ Visa: tiền thân là Bank Americard do Bank of America phát hành
vào năm 1960. Ngày nay Visa là loại thẻ có qui mô phát triển lớn nhất trên toàn

cầu. Visa không trực tiếp phát hành thẻ mà giao lại cho các thành viên. Đây cũng
là ưu thế giúp cho Visa dễ mở rộng thò trường hơn các loại thẻ khác.
Thẻ Visa được ưa chuộng sử dụng trên thế giới vì Visa là một hiệp hội thẻ
lớn nhất thế giới, có mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp toàn cầu, chiến lược
quảng cáo tiếp thò phong phú và phí đại lý trả cho ngân hàng thanh toán trong
việc chấp nhận thẻ Visa thấp. Yếu tố này đã khuyến khích được nhiều tổ chức
kinh tế trở thành đại lý, gia tăng qui mô thẻ Visa ngày càng lớn.
¬ Thẻ JCB: là thẻ được xuất phát từ ngân hàng Sanwa Nhật Bản vào năm
1961 và đã phát triển thành công ty quốc tế vào năm 1981. Tính cho đến nay, số
vốn của JCB là 54 triệu USD với 2500 nhân viên, 25 văn phòng và 6 trung tâm
dòch vụ tại Nhật Bản và 29 văn phòng ngoài Nhật Bản. Doanh thu hàng năm
trung bình đạt 43 tỷ USD với số lượng thẻ phát hành là 48,4 triệu thẻ, số lượng
- 14 -

đại lý chấp nhận thẻ là 10,93 triệu điểm và thẻ JCB được chấp nhận thanh toán
tại 189 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.
¬ Thẻ MasterCard: ra đời vào năm 1966 với tên gọi là MasterCharge do
Hiệp hội thẻ liên ngân hàng gọi tắt là ICA (Interbank Card Association) phát
hành thông qua các thành viên trên thế giới. Cho đến nay số lượng thành viên
tham gia vào Hiệp hội MasterCard đã lên đến hơn 29.000 thành viên, mạng lưới
rút tiền mặt đã được triển khai rộng rãi ở hơn 191.000 ngân hàng trên thế giới, số
lượng chủ thẻ lên đến 380 triệu, số đại lý chấp nhận thanh toán hơn 15 triệu
điểm, doanh số hàng năm hơn 1.000 tỷ USD.
Ngoài những loại thẻ trên còn có các loại thẻ khác do các công ty kinh
doanh lớn hoặc cửa hàng phát hành. Ví dụ: thẻ điện thoại, thẻ của công ty dầu
lửa…
1.1.2 Phân loại Thẻ:
Nếu xét theo nhiều góc độ khác nhau để phân chia các loại thẻ thì ta thấy Thẻ
rất đa dạng. Chúng ta có thể nhìn nhận nó từ góc độ người phát hành hay công
nghệ sản xuất hoặc là phương thức hoàn trả.

a. Phân loại theo công nghệ sản xuất:
có 3 loại
̶ Thẻ thông minh (smartcard): được sản xuất dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học
nhờ gắn vào thẻ một “chip” điện tử có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo.
̶ Thẻ có vạch từ (magnetic stripe): được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín với
2 băng từ thông tin ở mặt sau thẻ.
̶ Thẻ khắc chữ nổi (embossing card): được làm dựa trên kỹ thuật khắc chữ
nổi.
b. Phân loại theo chủ thẻ phát hành thẻ:

- 15 -

̶ Thẻ ngân hàng (bankcard): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho
khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng
một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng.
̶ Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: là thẻ du lòch và giải trí của
các tập đoàn kinh doanh lớn.
c. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:

̶ Thẻ mua sắm (charge card): loại thẻ mua sắm có đặc điểm không qui đònh
trước hạn mức chi tiêu, thời hạn được miễn lãi là 1 tháng, thanh toán toàn bộ số
dư nợ khi nhận được bảng thông báo giao dòch.
̶ Thẻ tín dụng (credit card): các ngân hàng sẽ qui đònh trước một hạn mức tín
dụng tuần hoàn nhất đònh cho từng chủ thẻ hay nói cách khác chủ thẻ chỉ được chi
tiêu trong hạn mức đã cho phép.
̶ Thẻ ghi nợ (debit card): là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài
khoản tiền gởi hoặc tài khoản cheque. Loại thẻ này khi mua hàng hóa, dòch vụ,
giá trò những giao dòch sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ.
̶ Thẻ tiền mặt (cash card): là thẻ được sử dụng để rút tiền mặt, rất phổ biến
và hầu hết các ngân hàng chỉ phát hành cho khách hàng có tài khoản tại ngân

hàng đó.
1.1.3 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ:
1.1.3.1 Các thuật ngữ có liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ:
( Tổ chức thẻ quốc tế (International Bankcard Organization): là những tổ
chức dòch vụ thanh toán toàn cầu bao gồm nhiều tổ chức tài chính thành viên.
Các hoạt động chính của tổ chức thẻ quốc tế là quảng cáo và có những chương
trình cải tiến thẻ để hỗ trợ cho thương hiệu của mình, phát triển các sản phẩm
mới, tổ chức xử lý bù trừ và thanh toán các giao dòch phát sinh, giám sát hoạt
- 16 -

động của các ngân hàng thành viên và thiết lập các nguyên tắc, qui đònh để điều
hành các qui trình về thẻ.
( Ngân hàng phát hành (Issuer): là tổ chức tài chính có liên hệ trực tiếp với
chủ thẻ và thường được gọi chung là tổ chức phát hành. Ngân hàng phát hành
phải được các tổ chức thẻ quốc tế cấp phép. Ngân hàng phát hành có trách
nhiệm: phát hành thẻ cho khách hàng đủ điều kiện, thanh toán các giao dòch của
chủ thẻ thông qua tổ chức thẻ quốc tế, thu nợ từ các chủ thẻ, thanh toán cho ngân
hàng đại lý theo quy đònh của tổ chức thẻ quốc tế…
( Ngân hàng thanh toán (Acquirer): là tổ chức tài chính có liên quan trực
tiếp với các đại lý chấp nhận thanh toán thẻ. Các ngân hàng thanh toán là thành
viên của tổ chức thẻ quốc tế và có một bản thỏa thuận với đại lý chấp nhận thanh
toán thẻ để thực hiện các công việc sau: mở rộng mạng lưới đại lý chấp nhận
thanh toán thẻ, xử lý các giao dòch và tổ chức thanh toán, bù trừ với các tổ chức
thẻ quốc tế, cung cấp các dòch vụ cho đại lý chấp nhận thẻ…
( Chủ thẻ (Cardholder): là những người được ngân hàng phát hành cấp Thẻ.
Chủ thẻ dùng thẻ để mua hàng hóa dòch vụ tại các đại lý chấp nhận thẻ hoặc rút
tiền tại các điểm rút tiền mặt, các máy rút tiền tự động ATM.
( Đại lý chấp nhận thanh toán thẻ (Merchant): là những nơi cung cấp hàng
hóa dòch vụ cho khách hàng và có ký hợp đồng với ngân hàng thanh toán để chấp
nhận thanh toán bằng thẻ. Các loại hình đại lý chấp nhận thẻ phổ biến như: công

ty, cửa hàng bán lẻ, đại lý vé máy bay, nhà hàng, khách sạn, siêu thò, các trung
tâm thương mại…
1.1.3.2 Quy trình phát hành thẻ:



Tiếp nhận hồ sơ
(1)
Thẩm đònh hồ sơ
(2)
Cấp thẻ
(3)

×