Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Hệ thống hỗ trợ quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***
TRẦN THỊ TƯ

TRẦN THỊ TƢ

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
GIAO THƠNG ĐƢỜNG BỘ

Luận văn thạc sĩ Cơng nghệ thơng tin

KHỐ III
Đồng Nai – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

TRẦN THỊ TƢ

HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
GIAO THƠNG ĐƢỜNG BỘ
Chun ngành: Cơng nghệ thơng tin
Mã số: 60.48.02.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN VĂN LĂNG

Đồng Nai – Năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn:
Trường Đại học Lạc hồng; Thầy Trần Văn Lăng; các Thầy ở Trường Đại học
Bách khoa TP.HCM, Viện Công nghệ thông tin (Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam); Trường Đại học Cơng nghệ thơng tin, Học viện Cơng nghệ Bưu
chính Viễn thơng TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tơi trong suốt khóa
học.
Thầy Trần Văn Lăng đã định hướng, hướng dẫn cho tơi hồn thành luận văn
này.
Các thầy cơ trong khoa cơng nghệ thơng tin, Phịng Sau đại học trường Đại
học Lạc hồng, Phịng PC67 Cơng an tỉnh Đồng Nai.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép
nhưng chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được đóng góp
của q Thầy, Cơ; các chun gia, bạn bè đồng nghiệp.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn và mong nhận được những tình cảm
chân thành của tất cả mọi người.

Trân trọng!

Biên Hòa, tháng 05 năm 2013

Trần Thị Tư



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát
từ yêu cầu cấp thiết phát sinh trong cơng việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các
tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình
bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực.
Biên Hịa, tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn

Trần Thị Tư


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 – Bảng danh sách các biến sự kiện ...................................................... 29


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 - Một số lĩnh vực ứng dụng của trí tuệ nhân tạo ................................. 10
Hình 2.2 - Hoạt động của hệ chuyên gia ............................................................ 11
Hình 2.3 - Quan hệ giữa lĩnh vực vấn đề và lĩnh vực tri thức ............................ 12
Hình 2.4 - Những thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia ............................ 14
Hình 2.5 - Quan hệ giữa máy suy diễn và cơ sở tri thức .................................... 15
Hình 2.6 - Kiến trúc hệ chuyên gia theo J. L. Ermine ........................................ 16
Hình 2.7 - Kiến trúc hệ chuyên gia theo C. Ernest ............................................. 16
Hình 2.8 - Kiến trúc hệ chuyên gia theo E. V. Popov ........................................ 17
Hình 2.9 - Nền tảng của cơng nghệ hệ chun gia dựa trên luật hiện đại .......... 23
Hình 3.1 - Qui trình xử lý vi phạm hành chính giao thơng đường bộ ................ 27
Hình 3.2 - Mơ hình dữ liệu quan hệ Quản lý và Theo dõi hồ sơ vi phạm .......... 28
Hình 3.3 - Hệ chuyên gia kết hợp cơ sở dữ liệu quan hệ .................................... 29
Hình 4.1 - Độ chính xác 50% với những luật liên quan đến “nón bảo hiểm”..... 64

Hình 4.2 - Độ chính xác 70% ............................................................................. 64
Hình 4.3 - Độ chính xác 90% với những luật liên quan đến việc khơng
cài quai nón bảo hiểm .......................................................................................... 65
Hình 4.4 - Điều khoản vi phạm và kết luận xử phạt ........................................... 65
Hình 4.5 - Hành vi vi phạm có hình phạt bổ sung............................................... 66
Hình 4.6 - Người tham gia giao thơng vi phạm 02 lỗi ........................................ 67
Hình 4.7 - Màn hình tìm lỗi vi phạm của đối tượng............................................ 68
Hình 4.8 a - Màn hình đăng nhập hệ thống ......................................................... 68
Hình 4.8 b - Màn hình nhập thơng tin người vi phạm ......................................... 68
Hình 4.9 - Màn hình ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ........................ 69
Hình 4.10 - Màn hình ra quyết định xử phạt hành chính với nhiều lỗi vi phạm . 70


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATGT:

An tồn giao thơng

BMQLNN:

Bộ máy quản lý Nhà nước

CA:

Công an

CAT:

Công an tỉnh


CATX:

Công an thị xã

CSGT:

Cảnh sát giao thông

CSTT:

Cảnh sát trật tự

GPLX:

Giấy phép lái xe

GTĐB:

Giao thông đường bộ

QĐ:

Quyết định

TNGT:

Tai nạn giao thơng

VP:


Vi phạm

VPHC:

Vi phạm hành chính


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................... 1
1.1

Lý do thực hiện đề tài .....................................................................................1

1.2

Mục tiêu đề tài .................................................................................................7

1.3

Nội dung thực hiện ..........................................................................................7

1.4

Phƣơng pháp thực hiện ...................................................................................9


CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỆ CHUYÊN GIA .... 10
2.1

Tổng quan về hệ chuyên gia. ........................................................................10
2.1.1 Hệ chuyên gia là gì .................................................................................10
2.1.2 Đặc trƣng và ƣu điểm của hệ chuyên gia ............................................12
2.1.3 Một số ứng dụng của hệ chuyên gia .....................................................13

2.2

Kiến trúc tổng quát của các hệ chuyên gia .................................................14
2.2.1 Những thành phần cơ bản của một hệ chun gia .............................14
2.2.2 Một số mơ hình kiến trúc hệ chuyên gia ..............................................15
2.2.3 Biểu diễn tri thức trong các hệ chuyên gia ..........................................17
2.2.3.1 Biểu diễn tri thức bởi các luật sản xuất ....................................17
2.2.3.2 Soạn thảo kết hợp các luật .........................................................20
2.2.4 Kỹ thuật suy luận trong các hệ chuyên gia .........................................22
2.2.4.1 Phƣơng pháp suy diễn tiến.........................................................23
2.2.4.2 Phƣơng pháp suy diễn lùi...........................................................24

CHƢƠNG 3: HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THƠNG ĐƢỜNG BỘ ................... 26
3.1

Qui trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đƣờng bộ .........................................................................................................26

3.2


Mơ hình dữ liệu quan hệ quản lý và theo dõi hồ sơ vi phạm ....................28

3.3

Hệ chuyên gia kết hợp cơ sở dữ liệu quan hệ .............................................29

3.4

Thiết lập cơ sở tri thức ..................................................................................29
3.4.1 Các biến sự kiện .....................................................................................29
3.4.2 Hệ luật dẫn .............................................................................................32


3.4.2.1 Vi phạm quy tắc giao thông đƣờng bộ ......................................32
3.4.2.2 Vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ ...38
3.4.2.3 Vi phạm về phƣơng tiện tham gia giao thông ..........................43
3.4.2.4 Vi phạm quy định về ngƣời điều khiển phƣơng tiện ...............49
3.4.2.5 Vi phạm về vận tải đƣờng bộ .....................................................54
3.4.2.6 Vi phạm khác liên quan đƣờng bộ ............................................60

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM................................................... 63
4.1

Về ngƣời dùng ................................................................................................63

4.2

Dành cho ngƣời quản lý ................................................................................67

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................ 71

5.1

Kết luận ..........................................................................................................71

5.2

Hƣớng phát triển của đề tài .........................................................................71

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Lý do thực hiện đề tài
Công tác Công an luôn được xác định là công tác được bảo vệ bí mật thuộc
lĩnh vực an ninh quốc gia. Đối với lĩnh vực này hầu như các nước tự triển khai
nghiên cứu, ứng dụng, tạo các sản phẩm phục vụ u cầu cơng tác riêng; khơng có
sự hợp tác mà chỉ thông qua các cuộc hội thảo, các tổ chức khoa học kỹ thuật quốc
tế đánh giá sự phát triển của các ngành khoa học có liên quan như: toán học, tin học,
vật lý, điện tử, viễn thơng, . . .
Vì vậy việc tìm các tài liệu liên quan đến quản lý sự lãnh đạo, chỉ huy, quản lý
công tác nghiệp vụ hỗ trợ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng ở ngồi nước hồn tồn khó khăn. Các tài liệu trên lĩnh vực này được
cơng bố ở nước ngồi hầu như khơng tìm được trên internet.
Đối với hệ hỗ trợ quyết định, trên thế giới cũng đã phát triển. Ngày nay, hệ hỗ
trợ quyết định không chỉ dừng lại mức độ quyết định dựa trên tri thức mà còn dựa
trên sự phán xét thơng minh. Từ đó phát sinh các hệ nghiệp vụ thông minh
(Business Intelligence – BI). Đây là những hệ thống không phải chỉ dừng lại việc

mô phỏng quá khứ mà còn giúp hoạch định những kế hoạch của tương lai. Hệ thống
này ra đời hướng tới hoạt động: hỗ trợ ra quyết định, truy vấn báo cáo, xử lý trực
tuyến, phân tích thống kê, dự báo và khai phá dữ liệu. Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn
còn hạn chế do năng lực tiếp cận của những tổ chức nghiệp vụ chưa có những hệ hỗ
trợ quyết định hồn chỉnh. Một số hệ thống của những cơng ty lớn được đề cập như
trong [33][34].
Ở Việt Nam, hệ thống thông tin loại dịch vụ xã hội hỗ trợ việc thu các loại phí
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với tên gọi “Hệ
hỗ trợ quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ” hiện nay Bộ công an chưa có cơng trình nào được cơng bố. Đây là một đề tài
nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác nghiệp vụ của ngành, và được áp dụng
cho một địa phương cụ thể. Hiện nay, Ngành Công an Việt Nam nói chung, Cơng
an tỉnh Đồng nai nói riêng đang sử dụng các ứng dụng sau:
 Đối với Khối Cảnh sát, đang sử dụng các ứng dụng:


2
 Hệ thống vụ việc
 Hệ quản lý đối tượng
 Hệ quản lý nhận dạng vân tay tự động
 Hệ thống thống kê nghiệp vụ cảnh sát
 Truy tìm xe máy - vật chứng
 Quản lý đối tượng sưu tra
 Quản lý đối tượng truy nã
 Quản lý điều tra, đăng ký, quản lý xe môtô, gắn máy
 Phần mềm quản lý hồ sơ can phạm, phạm nhân….
 Đối với Khối An ninh nghiệp vụ và An ninh kỹ thuật sử dụng:
 Hệ quản lý người nước ngoài
 Việt kiều đăng ký tạm trú
 Trang web quản lý xuất nhập cảnh

 Phần mềm hệ thống rà bom
 Phần mềm quản lý mạng lưới bí mật, cơ sở bí mật; quản lý đối tượng sưu
tra, hiềm nghi; quản lý đối tượng quản lý nghiệp vụ
 Hệ thống quản lý chuyên án
 Hệ thống quản lý truy xét
 Hệ thống quản lý truy tìm; quản lý hộp thư bí mật; quản lý nhà an tồn;
quản lý lực lượng bí mật
Trong lĩnh vực xử phạt VPHC ngành Công an được giao xử phạt hành chính
trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an tồn xã hội; bảo vệ mơi trường; xuất nhập cảnh;
trật tự xã hội; trật tự quản lý kinh tế; tệ nạn xã hội; lĩnh vực giao thông; … nhưng
hiện tại các lĩnh vực xử phạt VPHC này chưa được tin học hóa.
Tại Cơng an tỉnh Đồng Nai cũng như lực lượng cơng an cả nước cũng có trách
nhiệm xử lý các vụ VPHC trên. Tình hình xử phạt hành chính trên các lĩnh vực rất
cao, theo thống kê của Công an tỉnh Đồng Nai tình hình xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thơng ln đứng hàng thứ 3 trong toàn quốc, chỉ sau TPHCM và
Hà Nội (Nguồn báo cáo năm 2011- 2012 - Ban an toàn giao thơng quốc gia)
Đồng Nai với vị trí địa lý phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận, Đơng Bắc giáp
tỉnh Lâm Đồng, Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng


3
Tàu, Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Là tỉnh có hệ thống giao thơng thuận tiện
với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20,
quốc lộ 51, quốc lộ 56, tuyến đường sắt Bắc - Nam. Hệ thống này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước, đồng
thời có vai trị gắn kết vùng Đơng Nam Bộ với Tây Ngun. Tính đến nay, Đồng
nai có 31 khu cơng nghiệp và 969 dự án của các quốc gia, vùng lãnh thổ đã được
đầu tư đi vào hoạt động, thu hút khoảng 900 nghìn lao động trong và ngồi tỉnh,
đồng thời có khoảng 6 nghìn người nước ngồi thường xun đến làm việc trên địa
bàn Đồng Nai (Báo cáo năm 2012 UBND tỉnh Đồng Nai)

Với đặc điểm trên, Đồng Nai ln có những diễn biến phức tạp về an ninh, trật
tự cũng như vấn đề tai nạn giao thông, VPHC trong lĩnh vực giao thơng (Báo cáo
năm 2011-2012 của Ban An tồn giao thông quốc gia). Theo số liệu thống kê của
Công an Tỉnh Đồng Nai, trung bình hàng năm có hơn một nghìn vụ TNGT. Việc xử
phạt VPHC mỗi năm có số liệu rất cao. Cụ thể năm 2009 phát hiện 581.14 vụ, xử
phạt 549.880 vụ; Năm 2010 phát hiện 706.111, xử phạt 665.015 vụ; năm 2011 phát
hiện 686.154, xử phạt 641.671 vụ, tạm giữ 64.750 phương tiện. Trong năm 2012,
phát hiện 765.783 vụ vi phạm, xử phạt 732.864 vụ (Báo cáo tổng kết công tác Công
an năm 2012 số 2592/BC-CAT-PV11 ngày 24/12/2012 của CAT Đồng Nai). Trong
5 tháng đầu năm 2013, phát hiện 423.981 vụ vi phạm, xử phạt 421.890 vụ (báo cáo
5 tháng số 1005/BC-CAT-PV11 ngày 25/5/2013 của CAT Đồng Nai)
Kết quả phát hiện, xử lý VPHC về trật tự ATGT hàng năm luôn ở mức cao.
Tuy nhiên, do biên chế lực lượng tuần tra còn mỏng so với thực tế tình hình vi
phạm; cơng tác tuần tra, kiểm sốt chưa bao quát hết địa bàn được giao và thời gian
trong ngày. Vì vậy các hành vi vi phạm pháp luật giao thơng như điều khiển xe
khơng có giấy phép lái xe, chở quá khổ, quá tải, quá số người quy định, chở hàng
cồng kềnh, đi không đúng phần đường, xâm phạm các cơng trình giao thơng, chiếm
dụng lịng đường, vỉa hè, ... cịn diễn ra nhiều. Hiện nay cơng tác tuần tra, kiểm
soát, xử lý vi phạm vẫn chưa đạt mục tiêu “mọi vi phạm phải được phát hiện, xử lý
kịp thời nghiêm minh”
Nguyên nhân chủ yếu phát sinh vi phạm về trật tự an tồn giao thơng là do
nhận thức, hiểu biết của người dân về pháp luật ATGT còn hạn chế; nhất là ở những


4
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi. Đặc biệt ý thức chấp hành pháp luật
ATGT chưa nghiêm, chưa mang tính tự giác của các tổ chức, cá nhân. Mặc dù hiểu,
biết các quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm. Cơng tác tun truyền
phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT của các cơ quan chức năng chưa có sự kết
hợp chặt chẽ và đồng bộ; nội dung và hình thức tuyên truyền chưa sâu rộng, thiếu

tính cụ thể và phù hợp với từng đối tượng; đơi lúc cịn mang nặng tính hình thức
nên chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được đông đảo quần chúng tham
gia hưởng ứng việc chấp hành pháp luật. Từ đó dẫn đến tình trạng vi phạm hành
chính của các tổ chức, cá nhân cịn xảy ra tương đối cao. Các quy định về hình thức,
mức xử phạt trong các nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trên
lĩnh vực trật tự ATGT đối với các hành vi vi phạm còn thấp, chưa đủ tính răn đe.
Việc chậm ban hành mới, cũng như sửa đổi bổ sung chưa kịp thời các văn bản quy
phạm pháp luật quy định về xử phạt VPHC để điều chỉnh các hành vi VPHC mới
phát sinh đã gây khó khăn. Từ đó hạn chế trong cơng tác xử lý và xử phạt cũng là
một trong những nguyên nhân làm cho tình hình vi phạm hành chính về trật tự
ATGT trong thời gian qua không giảm.
Đối với công tác tuyên truyền chấp hành luật lệ giao thông, Công an tỉnh
Đồng Nai luôn chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp các ngành, các cấp đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến
các tầng lớp nhân dân; kiến nghị cơ quan chức năng khắc phục các điểm đen về
TNGT, cũng như những bất hợp lý về tổ chức giao thông; chủ động bố trí lực lượng
phân luồng, phân tuyến, hướng dẫn giao thông tại các điểm, đoạn thường xảy ra ùn
tắc giao thông nhằm hạn chế thấp nhất ùn tắc. Các lực lượng CSGT, CSTT thường
xuyên tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm tại những tuyến, địa bàn trọng điểm, phức
tạp về trật tự ATGT; tập trung xử lý nghiêm các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực
tiếp gây ra TNGT. Trong năm 2011 phát hiện, xử lý 686.938 trường hợp vi phạm
trật tự ATGT; xử phạt 652.656 trường hợp, thu nộp qua Kho bạc Nhà nước trên 180
tỷ đồng (Báo cáo số 71/BC-CAT-PV11 ngày 27/02/2012 của CA tỉnh Đồng Nai).
Trong năm 2012, phát hiện 765.783 trường hợp vi phạm, xử phạt 732.864 trường
hợp, thu nộp qua Kho bạc Nhà nước 205 tỷ đồng. Trong 5 tháng đầu năm 2013,
phát hiện 423.981 vụ vi phạm, xử phạt 421.890 vụ, thu nộp kho bạc Nhà nước 120


5
tỷ đồng (báo cáo 5 tháng số 1005/BC-CAT-PV11 ngày 25/5/2013 của CAT Đồng

Nai)
Qua hơn hai năm thực hiện, Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của
Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của
việc thực thi Luật GTĐB 2008. Song để nâng tính hiệu quả trong quá trình thực thi
pháp luật về trật tự an toàn GTĐB trong giai đoạn hiện nay; ngày 19/9/2012, Chính
phủ đã ban hành Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 34/2010/NĐ-CP. Theo đó, nhiều hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB được
nâng mức xử phạt cao hơn so với Nghị định 34/2010/NĐ-CP.
Nghị định 71/2012/NĐ-CP là cơ sở pháp lý cần thiết để lực lượng tuần tra,
kiểm sốt GTĐB tăng cường cơng tác giáo dục, xử lý vi phạm; tác động mạnh mẽ
đến ý thức tự giác của người tham gia giao thơng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn
GTĐB.
Trong vấn đề xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định nói chung, ở trong nước cũng
đã có một vài cơng trình cơng bố như sau:
Hệ thống ra quyết định sắp thời khóa biểu thông minh của TS. Quản Thành
Thơ, TS. Nguyễn Tuấn Anh, Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành. Hệ thống này đã
góp phần cải tiến mơ hình sắp thời khóa biểu của một số trường học; đã đáp ứng các
yêu cầu: import/export dữ liệu một cách tự động, có khả năng đề nghị một thời khố
biểu hợp lý và linh hoạt, có giao diện thuận tiện dễ dùng cho các thao tác xem,
chỉnh sửa, xử lý dữ liệu thời khoá biểu. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ được áp dụng
thực tế tại Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành với việc sắp xếp không phức tạp
lắm.
Hệ hỗ trợ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng (đề tài
“Hệ hỗ trợ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng”, Nguyễn Thị
Phong, 1998) là một thử nghiệm về hệ thống thông tin loại dịch vụ xã hội. Tuy
nhiên hệ thống này chỉ hỗ trợ cải tiến công tác quản lý Nhà nước thông qua các biện
pháp chuẩn hóa các quy trình hành chính về quản lý đơ thị nói riêng và quản lý
trong xây dựng nói chung. Cơ sở tri thức được rút ra từ Nghị định 48 của Chính phủ



6
về việc xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Hiện Nghị định 48 đã qua 02 lần
sửa đổi:
+ Lần 1: Nghi định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của
Chính phủ thay thế Nghị định số 48/CP ngày 05 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và cơng trình
kỹ thuật hạ tầng đơ thị
+ Lần 2: Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2009 của Chính
phủ thay thế Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý cơng trình hạ
tầng đơ thị và quản lý sử dụng nhà.
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định điều chuyển luồng tiền cho Tổng cơng ty Bưu
chính (tác giả Ngô Quang Lựa). Trong hệ này đã đáp ứng kịp thời thông tin báo cáo
của các đơn vị cấp dưới (trong ngày) để phục vụ cho công tác điều chuyển luồng
tiền. Cho phép dễ dàng thay đổi, thêm bớt các tiêu chí, các dịch vụ khi có nhu cầu.
Tuy nhiên, hệ thống hiện mới hỗ trợ quản lý được luồng tiền của nhóm dịch vụ tài
chính bưu chính.
Hệ thống trợ giúp ra quyết định phục vụ công tác quản lý các đề tài nghiên
cứu khoa học và công nghệ của các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đây là đề tài luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Liên Hương (2010), Trường Đại học
Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hệ thống này giúp ra quyết định hỗ trợ quản
lý hoạt động khoa học và công nghệ. Cụ thể là lưu trữ thông tin về các đề tài nghiên
cứu khoa học bao gồm: thông tin chung về đề tài, chủ nhiệm đề tài, đơn vị thực
hiện, thời gian thực hiện, kinh phí và kết quả của đề tài. Từ đó đưa ra giải pháp xử
lý phân tích trực tuyến đối với các dữ liệu trong kho như xác định bảng sự kiện, các
bảng chiều, độ đo. Trong đó, bảng sự kiện là bảng chứa thơng tin chung về đề tài.
Các bảng chiều là bảng đơn vị thực hiện, bảng chủ nhiệm đề tài, ... Độ đo ở đây có
thể theo thời gian (năm), theo đơn vị chủ trì đề tài, theo kinh phí thực hiện, ... Để từ
đó cung cấp được các thơng tin liên quan tới quản lý đề tài nhằm hỗ trợ cho người
quản lý trong việc ra quyết định cho phép thực hiện đề tài mới, tiếp tục đề tài cũ,

cấp hoặc bổ sung kinh phí cho đơn vị thực hiện đề tài.


7
Hệ trợ giúp quyết định dựa vào dữ liệu trong lập kế hoạch marketing (tác giả
Trần Anh Kiệt,1998). Hệ thống sử dụng cho các nhà quản lý hay chuyên viên trong
các doanh nghiệp. Hệ thống triển khai mơ hình OLAP và thực hiện các phân tích để
ra các quyết định chiến lược quan trọng trong lập kế hoạch marketing (lựa chọn thị
trường mục tiêu, lựa chọn phương cách mở rộng đầu tư) như là một ứng dụng cụ thể
của hệ thống được xây dựng giúp người sử dụng dễ dàng mơ tả, thay đổi u cầu
phân tích dữ liệu của mình.
Với số liệu thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng,
lực lượng CSGT nhất định phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thực hiện
nhiệm vụ của mình. Trong khi đó việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông
đường bộ thường phải tham chiếu đến nhiều loại hồ sơ, luật lệ, quy định, … các văn
bản quy phạm pháp luật này thường rất nhiều và khó nhớ. Chính vì thế nếu có một
chương trình “Hệ hỗ trợ quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ” là cần thiết để có thể hỗ trợ các cán bộ xử lý VPHC trong
lĩnh vực giao thông ra quyết định một cách nhanh chóng, chính xác, ít tốn thời gian,
cơng sức và làm giảm độ căng thẳng khi làm việc.

1.2 Mục tiêu đề tài
Xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh
vực giao thông đường bộ, áp dụng thử nghiệm với số liệu của CAT Đồng Nai.

1.3 Nội dung thực hiện
 Tìm hiểu Luật giao thơng đường bộ
 Tìm hiểu pháp lệnh xử phạt hành chính
 Tìm hiểu Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban chấp hành Trung
ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự,

an tồn giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn
tắc giao thông.
 Tìm hiểu Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Cơng an;
 Tìm hiểu Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính Phủ quy định
xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ.


8
 Tìm hiểu Nghị định 33/2011/NĐ-CP ngày 16/5/2011 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày
2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ.
 Tìm hiểu Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày
02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ (có hiệu lực ngày 10/11/2012).
 Tìm hiểu Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010, quy định việc huy
động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao
thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ trong trường hợp cần thiết.
 Tìm hiểu Thơng tư 47/2011/TT-BCA ngày 2/7/2011, quy định chi tiết thi
hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 quy định
việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh
sát giao thơng đường bộ tham gia tuần tra, kiểm sốt trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ trong trường hợp khẩn cấp
 Tìm hiểu Thơng tư 55/2011/TT-BCA ngày 29/7/2011, quy định về các biểu
mẫu để sử dụng khi xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an tồn
xã hội.
 Tìm hiểu quy trình xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thơng đường bộ tại

phịng Cảnh sát giao thơng đường bộ (PC67); CA TP Biên Hịa, CA TX
Long Khánh và 9 huyện thuộc Công an tỉnh Đồng Nai.
 Tìm hiểu mơ hình dữ liệu quản lý và theo dõi hồ sơ VPHC trong lĩnh vực
giao thông đường bộ.
 Ứng dụng cơ sở lý thuyết hệ chuyên gia, xây dựng một cơ sở tri thức dựa
trên việc phân tích nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý
VPHC trong lĩnh vực giao thông thành hệ luật dẫn và cài đặt động cơ suy
diễn cho hệ thống.


9
 Cài đặt động cơ suy diễn cho hệ thống. Hệ thống thơng tin trong đó hệ hỗ trợ
ra quyết định kết hợp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu (xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông).

1.4 Phƣơng pháp thực hiện
 Tài liệu: trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hình chính
trong lĩnh vực giao thơng đường bộ; khảo sát quy trình xử lý VPHC trong
lĩnh vực giao thơng đường bộ. Từ đó, bằng phương pháp tổng hợp, phân loại
để xây dựng các tri thức luật về xử lý vi phạm.
 Hồ sơ: phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng
 Phần mềm: để cài đặt và vận hành thử nghiệm phần mềm hỗ trợ quyết định
xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ với Hệ quản trị cơ sở dữ
liệu SQL Server 2008 và Microsoft Visual Studio 2010.


10

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỆ CHUYÊN GIA
Chương này trình bày một số vấn đề cơ bản của hệ chuyên gia như:

-

Hệ chuyên gia là gì

-

Thế nào là một hệ chuyên gia

-

Kiến trúc tổng quát của một hệ chuyên gia

Những vấn đề này được tham khảo chủ yếu trong tài liệu [3]

2.1 Tổng quan về hệ chuyên gia.
2.1.1 Hệ chuyên gia là gì
Theo E. Feigenbaum: Hệ chun gia (Expert System) là một chương
trình máy tính thơng minh sử dụng tri thức (knowledge) và các thủ tục suy
luận (inference procedures) để giải những bài toán tương đối khó khăn địi hỏi
những chun gia mới giải được
Hệ chun gia là một hệ thống tin học có thể mơ phỏng (emulates) năng
lực quyết đoán (decision) và hành động (making abilily) của một chuyên gia
(con người). Hệ chuyên gia là một trong những lĩnh vực ứng dụng của trí tuệ
nhân tạo (Artificial Intelligence) như hình 2.1.

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Người máy
Xử lý ngơn ngữ
tự nhiên


Xây dựng các trị chơi
thơng minh

Mạng Neural
Hệ thống
nhận dạng
Lập lịch, kế hoạch
tự động

Chuẩn đoán, chữa trị với tri
thức chuyên gia

Hình 2.1 - Một số lĩnh vực ứng dụng của trí tuệ nhân tạo


11
Hệ chuyên gia sử dụng các tri thức của những chuyên gia để giải quyết
các vấn đề (bài toán) khác nhau thuộc mọi lĩnh vực.
Tri thức (knowledge) trong hệ chuyên gia phản ánh sự tinh thơng được
tích tụ từ sách vở, tạp chí, từ các chuyên gia hay các nhà bác học. Các thuật
ngữ hệ chuyên gia, hệ thống dựa trên tri thức (knowledge−based system) hay
hệ chuyên gia dựa trên tri thức (knowledge−based expert system) thường có
cùng nghĩa.
Một hệ chuyên gia gồm ba thành phần chính là cơ sở tri thức (knowledge
base), máy suy diễn hay môtơ suy diễn (inference engine), và hệ thống giao
tiếp với người sử dụng (user interface). Cơ sở tri thức chứa các tri thức để từ
đó, máy suy diễn tạo ra câu trả lời cho người sử dụng qua hệ thống giao tiếp.
Người sử dụng (user) cung cấp sự kiện (facts) là những gì đã biết, đã có
thật hay những thơng tin có ích cho hệ chuyên gia, và nhận được những câu trả

lời là những lời khuyên hay những gợi ý đúng đắn (expertise).
Hoạt động của một hệ chuyên gia dựa trên tri thức được minh họa như
hình 2.2:

Người sử dụng
(User)

Hệ
thống
giao
tiếp
(User
interface)

Cơ sở tri thức
(Knowledge Base)

Máy suy diễn
(Inference Engine)

Hình 2.2 - Hoạt động của hệ chuyên gia
Mỗi hệ chuyên gia chỉ đặc trưng cho một lĩnh vực (problem domain) nào
đó; chẳng như y học, tài chính, khoa học, cơng nghệ, v.v..., mà khơng phải cho
mọi lĩnh vực.


12
Tri thức chuyên gia để giải quyết một vấn đề đặc trưng được gọi là lĩnh
vực tri thức (knowledge domain).


Lĩnh vực vấn đề
(Problem Domain)

Lĩnh vực tri thức
(Knowledge Domain)

Hình 2.3 - Quan hệ giữa lĩnh vực vấn đề và lĩnh vực tri thức

2.1.2 Đặc trƣng và ƣu điểm của hệ chuyên gia
Có bốn đặc trƣng cơ bản của một hệ chuyên gia:
 Hiệu quả cao (high performance). Khả năng trả lời với mức độ tinh thông
bằng hoặc cao hơn so với chuyên gia (người) trong cùng lĩnh vực.
 Thời gian trả lời thoả đáng (adequate response time). Thời gian trả lời
hợp lý, bằng hoặc nhanh hơn so với chuyên gia (người) để đi đến cùng
một quyết định. Hệ chuyên gia là một hệ thống thời gian thực (real time
system).
 Độ tin cậy cao (good reliability). Không thể xảy ra sự cố hoặc giảm sút
độ tin cậy khi sử dụng.
 Dễ hiểu (understandable). Hệ chuyên gia giải thích các bước suy luận một
cách dễ hiểu và nhất quán, không giống như cách trả lời bí ẩn của các hộp
đen (black box).
Những ƣu điểm của hệ chuyên gia:
 Phổ cập (increased availability). Là sản phẩm chuyên gia, được phát triển
không ngừng với hiệu quả sử dụng không thể phủ nhận.
 Giảm giá thành (reduced cost).


13
 Giảm rủi ro (reduced dangers). Giúp con người tránh được trong các mơi
trường rủi ro, nguy hiểm.

 Tính thường trực (Permanance). Bất kể lúc nào cũng có thể khai thác sử
dụng, trong khi con người có thể mệt mỏi, nghỉ ngơi hay vắng mặt.
 Đa lĩnh vực (multiple expertise). Chuyên gia về nhiều lĩnh vực khác nhau
và được khai thác đồng thời bất kể thời gian sử dụng.
 Độ tin cậy (increased relialility). Luôn đảm bảo độ tin cậy khi khai thác.
 Khả năng giảng giải (explanation). Câu trả lời với mức độ tinh thông
được giảng giải rõ ràng chi tiết, dễ hiểu.
 Khả năng trả lời (fast reponse). Trả lời theo thời gian thực, khách quan.
 Tính ổn định, suy luận có lý và đầy đủ mọi lúc mọi nơi (steady, une
motional, and complete response at all times).
 Trợ giúp thông minh như một người hướng dẫn (intelligent -tutor).
 Có thể truy cập như là một cơ sở dữ liệu thông minh (intelligent
database).

2.1.3 Một số ứng dụng của hệ chuyên gia
Cho đến nay, hàng trăm hệ chuyên gia đã được xây dựng và đã được báo
cáo thường xuyên trong các tạp chí, sách, báo và hội thảo khoa học. Ngồi ra
cịn các hệ chun gia được sử dụng trong các công ty, các tổ chức quân sự mà
không được cơng bố vì lý do bảo mật. Một số lĩnh vực ứng dụng diện rộng của
các hệ chuyên gia như:
 Ngành hoá học (Chemistry)
 Ngành điện tử (Electronics)
 Ngành địa chất (Geology)
 Công nghệ (Engineering)
 Ngành y học (Medicine)
 Máy tính điện tử (Computer systems)


14


2.2 Kiến trúc tổng quát của các hệ chuyên gia
2.2.1 Những thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia
Một hệ chuyên gia kiểu mẫu gồm bảy thành phần cơ bản và quan hệ với nhau
như hình 2.4:
Máy suy diễn

Cơ sở tri thức
các luật

Bộ nhớ làm việc
Lịch công việc

Khả năng giải thích

Khả năng
thu nhận tri thức

Giao diện người sử dụng

Hình 2.4 - Những thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia
 Cơ sở tri thức (knowledge base). Gồm các phần tử (hay đơn vị) tri thức,
thông thường được gọi là luật (rule), được tổ chức như một cơ sở dữ liệu.
 Máy duy diễn (inference engine). Công cụ (chương trình, hay bộ xử lý)
tạo ra sự suy luận bằng cách quyết định xem những luật nào sẽ làm thỏa
mãn các sự kiện, các đối tượng, chọn ưu tiên các luật thỏa mãn, thực hiện
các luật có tính ưu tiên cao nhất.
 Lịch công việc (agenda). Danh sách các luật ưu tiên do máy suy diễn tạo
ra thoả mãn các sự kiện, các đối tượng có mặt trong bộ nhớ làm việc.
 Bộ nhớ làm việc (working memory). Cơ sở dữ liệu toàn cục chứa các sự
kiện phục vụ cho các luật.

 Khả năng giải thích (explanation facility). Giải nghĩa cách lập luận của
hệ thống cho người sử dụng.
 Khả năng thu nhận tri thức (explanation facility). Cho phép người sử
dụng bổ sung các tri thức vào hệ thống một cách tự động thay vì tiếp


15
nhận tri thức bằng cách mã hoá tri thức một cách tường minh. Khả năng
thu nhận tri thức là yếu tố mặc nhiên của nhiều hệ chuyên gia.
 Giao diện người sử dụng (user interface). Là nơi người sử dụng và hệ
chuyên gia trao đổi với nhau. Cơ sở tri thức còn được gọi là bộ nhớ sản
xuất (production memeory) trong hệ chuyên gia. Trong một cơ sở tri
thức, người ta thường phân biệt hai loại tri thức là tri thức phán đoán
(assertion knowledge) và tri thức thực hành (operating knowledge).
Các tri thức phán đốn mơ tả các tình huống đã được thiết lập hoặc sẽ
được thiết lập. Các tri thức thực hành thể hiện những hậu quả rút ra hay những
thao tác cần phải hồn thiện khi một tình huống đã được thiết lập hoặc sẽ được
thiết lập trong lĩnh vực đang xét. Các tri thức thực hành thường được thể hiện
bởi các biểu thức dễ hiểu và dễ triển khai thao tác đối với người sử dụng.

Tri thức phán đốn

Máy
suy diễn
Tri thức thực hành
Cơ sở tri thức
Hình 2.5 - Quan hệ giữa máy suy diễn và cơ sở tri thức
Từ việc phân biệt hai loại tri thức, người ta nói máy suy diễn là cơng cụ
triển khai các cơ chế (hay kỹ thuật) tổng quát để tổ hợp các tri thức phán đoán
và các tri thức thực hành. Hình 2.5 mơ tả quan hệ hữu cơ giữa máy suy diễn và

cơ sở tri thức.

2.2.2 Một số mơ hình kiến trúc hệ chun gia
Có nhiều mơ hình kiến trúc hệ chuyên gia theo các tác giả khác nhau.
Sau đây là một số mơ hình.
Mơ hình J. L. Ermine
Kiến trúc hệ chuyên gia theo J. L. Ermine


16

Người sử dụng
yêu cầu

Cơ sở tri thức
Hệ thống
thu nhận
tri thức

Giao diện

Dữ liệu vấn đề
cần giải quyết
Tri thức mới

Bộ nhớ làm việc

Hình 2.6 - Kiến trúc hệ chuyên gia theo J. L. Ermine
Mơ hình C. Ernest
Kiến trúc hệ chun gia theo C. Ernest

Tri thức
Chuyên gia

Cấu trúc
máy suy diễn

Dữ liệu
Người sử dụng

Cơ sở
tri thức

Máy
suy diễn

• Lời giải
• Giải thích
• Theo dõi

Hình 2.7 - Kiến trúc hệ chun gia theo C. Ernest
Mơ hình E. V. Popov
Kiến trúc hệ chuyên gia theo E. V. Popov


×