Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

người phụ nữ thái trong truyện thơ của dân tộc thái ở tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 103 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN THƠ
CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC
(Khoá luận tốt nghiệp đại học)
Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Người hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Kiều Nga
Người chỉnh lý trước khi công bố: TS. Phạm Việt Long
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
1
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản
thân, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa
Văn hóa dân tộc thiểu số. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
giáo - ThS Đỗ Thị Kiều Nga – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá
trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng văn hóa huyện Triệu Sơn, Ban
văn hóa xã Thọ Sơn và đồng bào Thái xã Thọ Sơn đã nhiệt tình cung cấp
những tư liệu quý báu cho khóa luận.
Do thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên khóa
luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được
đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Phạm Thị Huyền
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
2
Khóa luận tốt nghiệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC
1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng Tây Bắc
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
1.1.2 Đặc điểm dân cư
1.2 Khái quát về người Thái ở Tây Bắc
1.2.1 Tên gọi, dân số và phân bố dân cư.
1.2.2 Lịch sử cư trú
1.2.3 Xã hội truyền thống
1.2.4 Đặc điểm mưu sinh
1.2.5 Văn hóa vật chất
1.2.6 Văn hóa tinh thần
Tiểu kết
Chương 2: NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI QUA TRUYỆN THƠ
2.1. Khái quát về truyện thơ của dân tộc Thái
2.1.1 Khái niệm truyện thơ
2.1.2 Đặc trưng của truyện thơ
2.1.3 Truyện thơ trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Thái
2.2. Người phụ nữ được miêu tả trong truyện thơ của dân tộc Thái
2.2.1 Chân dung của người phụ nữ
2.2.1.1 Ngoại hình và tài năng
2.2.1.2 Phẩm chất
2.2.1.3 Tính cách
2.2.2 Số phận của người phụ nữ
2.2.3 Vai trò của người phụ nữ
Tiểu kết chương 2

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
3

Khóa luận tốt nghiệp
Chương 3 : NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI VÀ TRUYỆN THƠ CỦA NGƯỜI
THÁI TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY

3.1 Người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiện nay
3.2 Truyện thơ Thái trong đời sống hiện nay
3.3 Một vài nhận xét
3.3.1 Về người phụ nữ Thái trong truyện thơ và trong cuộc sống hiện nay
3.3.2 Giá trị của truyện thơ và thực trạng bảo tồn, phát huy truyện thơ
3.4 Một số khuyến nghị và giải pháp
3.4.1 Giữ gìn và phát huy văn học dân gian nói chung, truyện thơ Thái nói
riêng trong cuộc sống hiên nay
3.4.2 Giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái trong
cuộc sống hiện nay
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em chung sống
với nhau suốt từ Bắc chí Nam tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng, phong
phú và giàu bản sắc. Trong đó dân tộc Thái là một trong những tộc người có
dân số đông trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do có lịch sử cộng cư lâu
đời nên nền văn hóa của dân tộc Thái có nhiều nét đặc trưng riêng. Trong nền
văn hóa đặc sắc ấy phải kể tới văn hóa văn nghệ dân gian Thái với điệu khắp,
điệu xòe, với một kho tàng văn học dân gian đồ sộ về số lượng, phong phú về
thể loại. Đó là những giá trị tiêu biểu cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
4

Khóa luận tốt nghiệp
Trong kho tàng văn học dân gian Thái, truyện thơ được biết đến như
một trong những thể loại tiêu biểu và đặc sắc nhất. Qua truyện thơ, chúng ta
có thể tìm hiểu về nếp sống, phong tục tập quán của các dân tộc này và từ đó
rút ra những bài học bổ ích cho việc xây dựng nếp sống mới hiện nay.
Truyện thơ Thái về người phụ nữ thể hiện rất rõ quan niệm sống, phẩm
chất, tâm tư, tình cảm của người phụ nữ Thái. Tìm hiểu những vấn đề này,
chúng ta có thể phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ và
hạn chế được những mặt tiêu cực trong đời sống hiện nay.
Mặc dù có tính chất quan trọng như vậy nhưng truyện thơ của các dân
tộc thiểu số nói chung và truyện thơ của dân tộc Thái nói riêng vẫn chưa được
nghiên cứu nhiều và hình tượng người phụ nữ được thể hiện qua truyện thơ
chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng. Lựa chọn đề tài nghiên cứu
này, người viết muốn giới thiệu những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ
nữ được thể hiện qua các tác phẩm văn học dân gian, cụ thể là truyện thơ, từ
đó rút ra những vấn đề liên quan đến nếp sống và vai trò của người phụ nữ
hiện nay.
Ngày nay dưới sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là ảnh hưởng của quá trình giao
lưu văn hóa, thì người phụ nữ đã có nhiều thay đổi, nhiều trường hợp không
giữ được những nét phẩm chất tốt đẹp như trong truyền thống. Vì vậy bảo tồn
và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyện thơ về người phụ nữ là một trong
những biện pháp hữu hiệu góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia
đình hạnh phúc.
Là sinh viên năm thứ tư của khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, tương lai
sẽ trở thành người cán bộ văn hóa ở cơ sở, nên từ lâu em đã muốn đi sâu tìm
hiểu về vấn đề nói trên. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Người phụ nữ
trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây Bắc” để làm khóa luận tốt nghiệp của
mình với mong muốn sẽ giới thiệu những nét phẩm chất tốt đẹp của người
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A

5
Khóa luận tốt nghiệp
phụ nữ Thái được thể hiện qua truyện thơ và vận dụng những nét đẹp đó trong
việc xây dựng nếp sống mới hiện nay. Nghiên cứu đề tài này, người viết còn
muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Thái, theo tinh
thần của nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 đã đề ra: “Xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về văn học dân gian Thái đã có rất nhiều công trình như:
Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nguyễn Xuân Kính
(chủ biên), Viện KHXHVN, viện NCVH, NXB KHXH, Hà Nội, 2008; Tổng
tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 4: Truyện thơ. Đặng Nghiêm
Vạn (chủ biên), Trung tâm KHXH&NVQG, viện văn học, NXB Đà Nẵng,
2002; Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập V: Truyện thơ- sử thi, Đặng
Văn Lung, Sông Thao, Trung tâm KH&NVQG, Viện văn học, NXB Giáo
dục, 1999; Giáo trình văn học dân gian, PGS.TS Phạm Thu Yến (chủ biên),
NXB ĐHSP, 2002; Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, Cầm Cường,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
Viết về truyện thơ của dân tộc Thái thì có: “ Giá trị truyện thơ Xống
Chụ Xôn Xao”, Mạc Phi, (NCVH,HN 1961, số5); Truyện thơ, trường ca dân
tộc Thái, Hội văn nghệ Sơn La, Sở VH-TT, 2007; Bước đầu tìm hiểu một vài
đặc điểm của truyện thơ Thái “ Chàng Lú – Nàng Ủa”, Lô Xuân Dừa, Luận
văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSPHN, 2002; Tiễn dặn người yêu, Bùi Văn
trọng Cường, (Văn nghệ dân tộc và miền núi, Hà Nội, số 9, 2000.
Viết về người phụ nữ Thái trong truyện thơ có: Số phận người phụ nữ
Thái qua một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái Tây Bắc, Hoàng Thị
Hương Loan, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội, 2006
Nhìn chung những tài liệu trên đã cung cấp một nguồn tài liệu khá toàn
diện về văn học dân gian Thái nói chung và truyện thơ Thái nói riêng, đã có

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
6
Khóa luận tốt nghiệp
đề tài viết về người phụ nữ Thái trong truyện thơ nhưng chỉ mới chỉ đề cập tới
số phận người phụ nữ chứ chưa đề cập đến những khía cạnh khác như ngoại
hình, tài năng, tính cách, phẩm chất của người phụ nữ và vai trò của người
phụ nữ Thái trong tình yêu, trong gia đình và ngoài xã hội. Do đó, đề tài
“Người phụ nữ qua truyện thơ của người Thái Tây Bắc” sẽ tập trung giải
quyết những vấn đề trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Truyện thơ và những nhân vật nữ trong truyện thơ của dân tộc Thái ở
Tây Bắc
- Người phụ nữ nói riêng, cộng đồng người Thái nói chung ở xã Thọ
Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu
Về văn bản:
- Các truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây Bắc đã được sưu tầm, giới
thiệu, xuất bản
Về địa điểm:
Để thấy được sự thay đổi giữa người phụ nữ Thái truyền thống trong
truyện thơ và người phụ nữ Thái trong đời sống hiện nay cũng như tìm hiểu
thực trạng truyện thơ trong đời sống của đồng bào Thái làm cơ sở cho việc
đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị của truyện thơ nói chung,
giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái nói riêng, khóa luận
lựa chọn xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm khảo sát
thực tế.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát truyện thơ của dân tộc Thái, thông qua sự miêu tả của các

tác giả dân gian, có thể khái quát được vẻ đẹp truyền thống người phụ nữ Thái
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
7
Khóa luận tốt nghiệp
(chân dung, số phận, vai trò). Từ đó so sánh để thấy được những thay đổi của
người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiến nay, nguyên nhân của những thay đổi
đó là gì? Đó là những thay đổi tích cực hay tiêu cực?
- Bước đầu đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm giữ gìn và
phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái và những giá trị của truyện
thơ Thái trong cuộc sống hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan tài liệu và lý thuyết nghiên cứu về văn học dân gian nói
chung, truyện thơ của dân tộc Thái nói riêng để làm rõ các khái niệm công cụ
có liên quan đến đề tài.
- Một mặt kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước về
văn học dân gian của dân tộc Thái, đặc biệt truyện thơ…mặt khác, nghiên cứu
các truyện thơ cụ thể để thấy được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ
Thái.
- Khảo sát thực tế một vùng đồng bào dân tộc Thái cụ thể để thấy được
sự thay đổi của người phụ nữ Thái trong đời sống hiện nay, nguyên nhân dẫn
đến những biến đổi.
- Đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy
những nét đẹp của người phụ nữ và của truyện thơ Thái trong cuộc sống hiện
nay.
5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu thực hiện đề tài
- Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp luận chung là phương pháp luận Mac- LêNin, bài
viết còn sử dụng các phương pháp cụ thể là:
Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn học- văn hóa học- dân tộc
học)

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
8
Khóa luận tốt nghiệp
Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ yếu để tiến hành
thu thập tư liệu với các kỹ thuật như quan sát, mô tả, phỏng vấn, điều tra bảng
hỏi, chụp ảnh
Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: tìm đọc những tác phẩm
nghiên cứu về truyện thơ của người Thái và những tài liệu địa phương viết về
những vấn đề mà đề tài quan tâm.
Cuối cùng là các phương pháp miêu tả, phân tích, so sánh, tổng hợp
để hoàn thành bài viết.
- Nguồn tư liệu thực hiện đề tài
Tài liệu điền dã, phỏng vấn do người viết sưu tầm được qua các đợt
khảo sát, thực tập tại xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bên
cạnh đó đề tài còn tham khảo một số tài liệu có liên quan.
Tài liệu thư tịch, các tư liệu về người Thái trong các thư viện và từ
mạng Internet.
6. Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện về người phụ nữ Thái
trong truyện thơ và trong đời sống, đề tài sẽ đóng góp thêm tư liệu trong
nghiên cứu về người Thái, làm rõ thêm chân dung dân tộc Thái ở Việt Nam.
- Các khuyến nghị về giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những nét
đẹp của người phụ nữ và của truyện thơ Thái trong cuộc sống hiện nay có thể
góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác trong xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở; đề xuất khoa học cho việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát huy giá
trị di sản văn hóa dân gian của người Thái ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn,
tỉnh Thanh Hóa nói riêng, người Thái ở Tây Bắc nói chung.
- Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho
những ai mong muốn tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, đặc
biệt là truyện thơ. Đây cũng là nguồn tư liệu giúp những nhà quản lý địa

phương có một cái nhìn toàn diện hơn về người phụ nữ Thái, từ đó có thể vận
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
9
Khóa luận tốt nghiệp
dụng những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ vào việc xây dựng nếp
sống văn hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc.
7, Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Khóa luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về dân tộc Thái ở Tây Bắc
Chương 2: Người phụ nữ Thái qua truyện thơ
Chương 3: Người phụ nữ Thái và Truyện thơ của người Thái trong
cuộc sống hiện nay (Khảo sát ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh
Hóa)
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC
1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng Tây Bắc
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lí, địa hình
Nằm ở phía tây – bắc lãnh thổ Việt Nam, Tây Bắc có diện tích vào
khoảng 36.000 km2, chiếm ¼ diện tích miền Bắc với 700 km đường biên
giới. Tây Bắc có vị trí địa lí như sau:
Phía Bắc giáp Trung Quốc
Phía Tây giáp CHDCND Lào
Phía Nam giáp Thanh Hóa, Hà Tây
Gianh giới phía đông giữa Tây Bắc với Đông Bắc và vùng trung du
Bắc Bộ là sông Hồng và dãy Hoàng Liên Sơn.
Về địa hình, Tây Bắc là phức hợp của các bồn địa lớn, nhỏ nằm xen
kẹp giữa các dãy núi bao bọc xung quanh. Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn,
giáp biên giới với CHDCND Lào là dãy núi sông Mã, phía Bắc là dãy Pu La

San, phía Nam là dải núi đá vôi hình cánh cung chạy từ biên giới Việt – Lào
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
10
Khóa luận tốt nghiệp
tới tận Suối Rút (Hòa Bình) và lượn lên đến tận Bắc Yên (Sơn La). Xen giữa
các dãy núi lớn là các bồn địa, các cánh đồng Mường Than (Than Uyên, Lai
Châu), Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên), Mường
Muổi (Thuận Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Sang (Mộc Châu)
thuộc tỉnh Sơn La, Mường Ẳng, Mường Then (Điện Biên), Mường Lay (Lai
Châu), Mường Bi, Muường Vang, Mường Thàng, Muờng Đông thuộc tỉnh
Hòa Bình…Ngoài các bồn địa lớn, nằm xen giữa các vùng núi đồi Tây Bắc
còn có hàng trăm cánh đồng thuộc loại nhỏ và trung bình khác. Tất cả những
cánh đồng bồn địa đó chính là những vùng tụ cư, lập làng, khai phá đất đai
thành ruộng nước và sinh sống bằng nghề trồng lúa nước của các dân tộc nói
ngôn ngữ Tày – Thái, Việt – Mường, Hoa – Hán. Trên sườn các dãy núi cao
là nơi sinh tụ, lập làng, khai phá đất dốc thành nương rẫy và canh tác cây
lương thực trên nương rẫy của các cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khơme
(Mảng, Kháng, Xinh Mun, Khơ Mú), người Dao và cộng đồng dân tộc La Ha.
Và trên các đỉnh núi là nơi sinh tụ của cư dân thuộc dân tộc Hmông – Dao,
Tạng Miến…Điều này ngày nay vẫn còn hiện diện ở rất nhiều nơi ở Tây Bắc.
Khí hậu
So với các vùng khác ở Việt Nam, Tây Bắc là xứ sở của các hiện tượng
tự nhiên tương đối cực đoan. Khí hậu vùng này ấm hơn ở Đông Bắc nhờ có
dãy Hoàng Liên Sơn chặn bớt gió lạnh thổi từ đông – bắc xuống vào mùa
đông. Tuy vậy mùa đông ở Tây Bắc vẫn tương đối khắc nghiệt, nhất là các
vùng có độ cao trên 1000m. Nhìn chung Tây Bắc thuộc vùng nhiệt đới ẩm với
chế độ mưa theo mùa.
Mùa mưa thường kéo dài từ tháng tư đến tháng mười dương lịch. Mưa
nhiều nhất vào tháng sáu, tháng bảy âm lịch (tháng tám dương lịch) với tổng
lượng mưa trung bình vào khoảng 1.500 – 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình vào

mùa mưa thường ở mức 25 – 35 độ C.
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
11
Khóa luận tốt nghiệp
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (dơng lịch). Khí hậu
mùa này thường khô, hanh và kèm theo lạnh buốt, lượng mưa chỉ đạt 5mm –
20mm. Vào những đợt rét nhất, có nơi nhiệt độ trung bình xuống tới 4 hoặc 5
độ C. Kèm theo lạnh là sương mù dày đặc, gió bấc và sương muối.
Khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và tập quán của cư dân Tây
Bắc đặc biệt là nông lịch sản xuất. Mùa mưa chính là mùa canh tác chính
trong năm, mùa khô là mùa nông nhàn, là khoảng thời gian dành cho cưới xin,
làm nhà mới, tổ chức lễ hội và thăm hỏi lẫn nhau…Đặc điểm này của tự nhiên
cũng in đậm trong các tập quán sinh hoạt : ăn, mặc, ở, lễ tết, hội hè… của họ.
Đất đai
Đất đai ở Tây Bắc chia ra làm hai loại chính: Đất nguyên sinh và đất
phù sa chua. Đất nguyên sinh ở vùng thấp, có độ ẩm lớn chứa nhiều mùn thực
vật, có màu xám hoặc nâu vàng. Đất phù sa chua thường ở lưu vực các sông,
suối lớn. Các loại đất này thường thích hợp với canh tác cây lương thực và
hoa màu.
Với kinh nghiệm hàng ngàn năm của mình, cư dân các dân tộc Tây Bắc
chia đất đai ra thành các loại đất như sau: Đất cát, sỏi: canh tác các loại ngô,
đậu; Đất bãi vùng cao nguyên: trồng lạc, vừng, bông Đất ở các khe núi:
trồng ngô, đậu; Đất mùn: khai phá thành các chân ruộng nước để canh tác lúa
nếp, hoặc khai phá thành bãi, vườn để trồng rau xanh và cây ăn quả; Đất bùn:
khai phá thành ruộng để canh tác các loại lúa nước.
Hệ sông suối và nguồn nước
Có thể nói, không nơi nào ở Việt Nam có hệ thống sông suối dày đặc
như ở Tây Bắc. Sông suối ở Tây Bắc không chỉ dày đặc mà còn vô cùng khúc
khuỷu và nhiều thác ghềnh. Đây là nguồn năng lượng sức nước vô tận và là
cơ sở quan trọng hàng đầu để xây dựng các nhà máy thủy điện với công suất

phát điện cực lớn.
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
12
Khóa luận tốt nghiệp
Sông suối Tây Bắc giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển, đi lại của
nhiều tộc người trong vùng. Việc dùng thuyền độc mộc, dùng mảng, dùng bè
đi lại, vận chuyển trở thành hình tượng văn hóa của nhiều tộc người trong
vùng. Không những thế, sông suối cũng góp phần không nhỏ vào việc cung
cấp thực phẩm nuôi sống con người Tây Bắc.
1.1.2 Đặc điểm dân cư
- Dân số
Theo Kết quả điều tra dân số của Tổng cục thống kê năm 2009,ở Tây
Bắc có khoảng trên 5.000.000 người đang sinh sống. Trong đó phân bố ở các
tỉnh: Lào Cai: 598.069 người; Yên Bái: 679.775 người; Lai Châu (cũ):
590.758 người; Sơn La: 880.752 người; Hòa Bình: 756.014 người; Miền tây
Thanh Hóa, Nghệ An…
- Thành phần dân tộc
Vào những năm 60 của thế kỷ XX dân cư Tây Bắc thuộc 23 dân tộc
khác nhau. Đó là: Thái, Tày, Pu Nà, Giáy, Lào, Lự, Hmông, Dao, Hà Nhì, Lô
Lô, La Hủ, Si La, Cống, Phù Lá, Khơ Mú, La Ha, Mảng, Kháng, La Ha, Xinh
– mun, Hoa, Mường,Việt (Kinh)
Cư dân Tây Bắc hiện nay thuộc 26 cộng đồng dân tộc chính, ngoài ra
còn lại một bộ phận rất ít (không đáng kể) thuộc các dân tộc khác.
1.2 Khái quát về người Thái ở Tây Bắc
1.2.1. Tên gọi, dân số và phân bố dân cư.
Từ trước đến nay, người Thái vẫn tự gọi mình là Côn Tay hay Phủ Tay
đều có nghĩa là người (trong đó Côn và Phủ là người, còn Tay nghĩa là Thái),
cũng giống như người Tày ở vùng Đông Bắc tự gọi mình là Cần Tày (người
Tày). Có hai ngành Thái: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao, Táy
Đón), bao gồm 6 nhóm địa phương. Còn có một bộ phận khác gồm nhiều

nhóm địa phương phức tạp cư trú chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu
(Hòa Bình) và các huyện miền núi thuộc hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
13
Khóa luận tốt nghiệp
Ở Việt Nam, người Thái có số dân đông thứ 3 sau người Kinh và người
Tày. Theo số liệu điều tra năm 1999, dân số của người Thái có 1.328.725
người, sống tập trung ở vùng Tây Bắc thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu,
Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Từ sau
năm 1954, họ còn sống rải rác ở một số huyện thuộc các tỉnh vùng Tây
Nguyên.
Ở Tây Bắc, người Thái cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng chân núi,
ngoài người Kinh (Việt) thì dân tộc Thái là tộc người chiếm đa số và có vai
trò quan trọng trong vùng. Người Thái ở đây là cư dân bản địa, họ đã sinh
sống và làm ăn trên mảnh đất này từ nhiều đời nay nên những phong tục tập
quán và hoạt động sản xuất của họ ảnh hưởng nhiều đến tộc người khác sống
bên cạnh.
1.2.2 Lịch sử cư trú
Nguồn gốc lịch sử của người Thái nói chung và người Thái Tây Bắc
nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp và đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Cho
đến nay vẫn còn tồn tại hai loại ý kiến: ý kiến thứ nhất cho rằng, ngành Thái
Trắng và cả một bộ phận Thái Đen có ngồn gốc bản địa. Vào đầu thiên niên
kỷ I, tổ tiên Tày – Thái cổ, đã từng tham gia vào việc xây dựng quốc gia Âu
Lạc của Thục Phán An Dương Vương, sau đó một bộ phận di cư sang phía
Tây, tách khỏi bộ phận gốc là người Tày hiện nay. Loại ý kiến thứ hai cho
rằng, người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam vốn di cư từ miền Tây Nam của
tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sang vào nhiều giai đoạn khác nhau. Loại ý kiến
này được soi sáng bởi những ghi chép trong các tập sử thi như “Quám tô
mương” (kể chuyện bản mường), “Tay pú xấc” (chuyện cha ông đánh giặc)
của người Thái Tây Bắc. Theo những ghi chép trong hai tập sử thi này, chúng

ta biết được người Thái di cư vào vùng Tây Bắc Việt Nam làm nhiều đợt khác
nhau bắt đầu từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI.
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
14
Khóa luận tốt nghiệp
Theo tập sử thi “Quám tô mương”, bộ phận Thái Đen có mặt ở Mường
Thanh – Điện Biên vào thế kỷ thứ X. Thời ấy có một vị tướng tên là Khun Bó
Rôm, được sinh ra tại bản Na Nọi (bản ruộng bé, thuộc xã Nà Tấu, huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên), nơi có một phiến đá lớn tên là Đá Ang Nàng (Hin
Chong Nang) vốn được người đời cho là “cái ang” của mẹ Then tắm rửa cho
chủ tướng kho mới sinh nở. Lớn lên, Khun Bó Rôm phát hiện ra đất Mường
Thanh rộng lớn, bằng phẳng, ngài lập tức cho dân xuống khai khẩn thành
cánh đồng lớn. Về sau, thấy đất Mường Thanh màu mỡ, người Lự mới di cư
đến đây xây đắp mương Viêng Sam Mứn (thành “ba vạn”). Tương truyền
trong vòng thành có 30.000 chiếc cối giã gạo. Đến thế kỷ XVIII, di tích này
được ghi trong sử sách Việt Nam gọi là Tam vạn thành. Khun Bó Rôm có 7
người con trai, anh cả là Khun Lò đã đưa người Thái Đên từ đất Mường
Thanh theo đoàn chinh chiến xâm nhập nước Lào. Người Thái Đen do Khun
Lò chỉ huy đã đánh bại sức kháng cự của người Khạ tại nơi sông Nậm U đổ
vào sông Mê Công do Khun Cán Hạng cầm đầu, chiếm được Mường Sao
(Thái Đen gọi là Mường Sao Va), lập ra mường Xiêng Đông – Xiêng Thong
phát triển thành mường Luông Pra Băng, nghĩa tiếng Thái là “Mường lớn có
núi thiêng che chở”. Người Thái Đen nơi đây chuyển thành người Lào và
quên hẳn gốc Thái Đen của mình trước kia.
Theo Khun Bó Rôm, còn có một bộ phận Thái Đen di cư đến vùng
Mường Xang (Mộc châu – Sơn La) vào thế kỷ XIV, theo sự dẫn dắt của vị thủ
lĩnh tên là Pha Nha Nhọt Chom Khăm. Khi đến đây có người Thái Trắng (Táy
Khao) cư trú đông đúc. Chính bộ phận Thái Trắng này đã làm hậu thuẫn để
thủ lĩnh Chom Khăm đánh bại người Xá lếm xá lẻ và giành quyền làm chủ đất
này. Hai bộ phận Thái này về sau hòa nhập thành Thái Trắng.

Một bộ phận Thái Đen khác cũng hình thành xã hội bản – mường ở
vùng Nặm Lài – Nong Se, Mường Tung Hoàng, Mường Ôm – Mường Ai, lưu
vực thượng nguồn sông Hồng thuộc huyện Tây Nam, tỉnh Vân Nam, Trung
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
15
Khóa luận tốt nghiệp
Quốc. Theo các tập sử thi Quám tô mương, Tay pú xấc và nhiều tập sử thi
khác, vào khoảng thế kỷ XI, có hai thủ lĩnh tên là Tạo Xuông và Tạo Ngần
thuộc dòng dõi quý tộc Mường Ôm – Mương Ai đất Tum Hoàng (Vân Nam –
Trung Quốc) đã chỉ huy đội quân chinh chiến va dẫn dắt người Thái Đen gồm
12 họ gốc di cư xuôi dọc sông Thao (sông Hồng) đên Trái Hút (nay thuộc tỉnh
Lào Cai) rồi rẽ vào Mường Min (Gia Hội – Tú Lệ) để rồi đến Mường Lò
(huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).
Sau khi ổn định cư trú, Tạo Ngần trở lại Mường Ôm- Mường Ai, rồi
chuyển sang Mường Bo Té để nhường đất Mường Lò cho Tạo Xuông chỉ huy
người Thái Đen khai phá thành cánh đồng ruộng lớn. Về sau, Mường Lò phát
triển thành mường trung tâm, quy tụ dân Thái cúng các tộc người khác ở mọi
nơi. Từ đó Mường Lò thành một chặng quê tổ của người Thái Đen.
Từ Mường Lò một bộ phận Thái tiếp tục thiên di ngược trở lại đầu
“sông Thao nước đỏ”, một hướng khác tiếp tục xuôi theo sông Hồng, lập ra
Mường Hồng – Mường Hằng (huyện Trấn Yên – Yên Bái). Một hướng họ đi
vào cánh đồng Mường Tấc để cộng cư và hòa nhập với người Thái Trắng đã
có mặt từ trước.
Sang thế kỷ XII, đoàn quân chinh chiến dưới sự chỉ huy trực tiếp của
thủ lĩnh Lạn Chượng (Lò Lạn Chượng) con út của Tạo Lò, cháu đích tôn của
Tạo Xuông mở đường đưa người Thái Đen từ Mường Lò và các vùng hữu
ngạn sông Thao, tràn vào miền lưu vực sông Đà, sông Mã và sông Nậm U.
Sau 20 năm chinh chiến và di cư, đội quân Lạn Chượng đã chiếm được cánh
đồng Mường Thanh. Đến đây người Thái Đen mới đến hào nhập với bộ phận
Thái Đen và người Lự vốn làm chủ nơi này từ trước đó.

Nhìn chung, bắt đầu từ thế kỉ XII trở đi, các vùng người Thái ở Việt
Nam đã ổn định nơi cư trú và bắt tay vào việc xây dựng bản mường của mình.
Buổi đầu, khi mới làm chủ và xây dựng bản mường, miền Tây Bắc Việt Nam
phân thành ba vùng: Phía Bắc, các mường của người Thái Trắng kiên kết với
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
16
Khóa luận tốt nghiệp
người Lự quy tụ vào trung tâm Mường Lay. Phía nam các mường Thái Đen
và Thái Trắng cũng hình thành và quy tụ vào trung tâm Mường Xang (Mộc
Châu) và vùng giữa là các mường của người Thái Đen quy tụ vào trung tâm
Mường Muổi (Thuận Châu).
1.2.3. Xã hội truyền thống
- Thiết chế xã hội:
Xã hội của người Thái nói chung và người Thái Tây Bắc nói riêng
được hình thành trong lịch sử tộc người. Thiết chế tự quản cơ bản của người
Thái là Bản Mường. Đứng đầu bản là Tạo Bản, trên bản là Tạo Luông (cai
quản một số bản). Bản là một tổ chức cư dân ổn định có ranh rới đất đai rõ
rệt. Cộng đồng lãnh thổ như thế đã in hằn thành khái niệm trong ý thức hệ
truyền thống nên mới có thuật ngữ biểu thị là “đất bản” (đin bản)
Bản của người Thái thường được lập ở chân núi, đối, xung quanh các
thung lũng, cánh đồng và phần lớn đều là những điểm tụ cư đông đúc, có bản
tới hàng trăm nóc nhà.
Mỗi bản thường có tên gọi riêng. Có tên bản gọi theo tên ruộng (bản Nà
Pán), tên khe suối (Nâm Pố, Nậm San, Huổi Cọ, Huổi Con), cây cỏ (Co
Kham), thú vật có nhiều quanh (Huổi Luông)
Làng bản của người Thái được cấu trúc theo lối mật tập, trong bản
thường có đường đi chính, to, rộng và hệ thống ngõ, lối. Làng bản thường
được tạo lập trong các thung lũng lòng chảo,men theo các sườn đồi, dọc theo
hai bên sông suối. Phía trước thường là cánh đồng, con suối, phía sau tựa lưng
vào đồi núi. Quy mô làng bản to nhỏ khác nhau. Bản lớn có đến 100 nóc nhà,

bản nhỏ cũng trên 50 nóc.
Trong xã hội cũ, Mường thường có lãnh địa là cả một vùng hoặc nhiều
thung lũng rộng lớn, các bản trong vùng đều chịu sự quản lí của mường.
Đứng đầu Mường là Tạo Mường. Mường xưa kia do dòng họ quý tộc, bao
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
17
Khóa luận tốt nghiệp
gồm họ gốc: Lò, Cầm, phân chia thành Cầm, Bạc Cầm, Điêu, Hoàng…cai
quản.
- Tổ chức dòng họ:
Trong một mường, một bản của người Thái có nhiều dòng họ cùng cư
trú. Dòng họ quý tộc của người Thái bao gồm họ gốc là Lò Cầm. Họ Lò Cầm
được chia thành các họ: Cầm, Bạc, Điêu và Hoàng.Ngoài ra, dòng dõi người
Thái còn có họ Vi Khăm (có nơi gọi là Sầm), Kha Khăm (có nơi Hóa, Nghệ
gọi là Cầm), từ các dòng họ này phân ra thành các họ: Hà, Sa. Ở Thanh Hóa,
Nghệ An có những dòng họ gốc dần trở thành quý tộc, mang thêm chức vị
được phong bên cạnh tên họ,ví dụ như các họ Hùn Vi, Mứn Quàng.
Các dòng họ bình dân bao gồm: Lò, Lộc, Lự, Quàng,Vi, Cà …và các
họ của các tộc người khác sống chung với người khác như Nguyễn, Phùng,
Lý, Lâm Các dòng họ bình dân được chia thành 3 đẳng cấp: Nông dân tự do
(páy,táu), nông dân bán tự do (cuông, nhuốc) và gia nô (côn, hươn, khỏi)
Quan hệ dòng họ của người Thái được biểu hiện ở hai khía cạnh:
Khía cạnh tô tem giáo: Tức những dòng họ gốc Thái thường có một
hèm liên quan đến một sinh vật, một vật vô tri hay một hành động trùng tên
với dòng họ. Ví dụ: họ Lò không ăn thịt chim táng Lò, không ăn măng lò; họ
Quàng kiêng ăn, giết thịt hổ; họ Cà kiêng ăn, giết chim cốt ca (bìm bịp).
Khía cạnh quan hệ dòng họ liên minh biểu hiện ra:
Quan hệ Ải nọng là những thành viên nam của dòng họ, cùng một tổ
tiên, người Thái gọi là Đẳm, có “ải nọng huôm po” (anh em cùng cha), ải
nọng huôm pú” (anh em cùng ông), “ải nọng huôm pẩu” (anh em cùng cụ)…

Quan hệ Lúng ta là các thành viên nam bên vợ (gọi là “lun ta phạ
bóm”), các thành viên nam bên mẹ( lung ta me), các thành viên nam bên bà
nội (lung ta da)…
Quan hệ Nhính xao là các thành viên nam bên anh/em rể( nhinh xao”
hay “nhinh xao chảu”), các thành viên nam bên con rể ( nhinh xao mang lujk)
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
18
Khóa luận tốt nghiệp
… quan giữa “lung ta” và “nhính xao” là quan hệ thông gia, nhưng được phân
cấp rõ ràng.
Ba hình thái này xuất phát từ quan hệ hôn nhân thuận chiều, tàn tích
của liên minh thị tộc. Trong ba quan hệ đó quan hệ của những người Ải nọng
là cơ bản, quan hệ của những người có trách nhiệm duy trì sự trường tồn của
dòng họ, chăm lo đến sự phát triển của dòng họ ngày thêm hưng thịnh. quan
hệ Lúng ta rất quan trọng biểu thị chủ yếu là vị trí của ông cậu đối với cháu
ngoại.
- Gia đình
Trong xã hội thái gia đình là một tế bào của xã hội quan trọng với tính
chất phụ quyền rõ rệt, người chồng là đại diện của gia đình trong mọi quan hệ
xã hội, là người quyết định cuối cùng mọi công việc của gia đình. Nếu trong
nhà bố chồng còn sống thì quyền chủ nhà thuộc về bố chồng (ông nội), khi
cha chết thì con trai cả sẽ làm chủ nhà.
Ngoài các gia đình nhỏ vẫn tồn tại trong cộng đồng, người Thái còn
sinh hoạt gia đình dưới dạng đại gia đình. Trong đại gia đình, người đứng đầu
chịu trách nhiệm điều khiển mọi công việc về kinh tế, sinh hoạt, cưới xin, ma
chay, thờ cúng…Các thành viên trong đại gia đình thường chung sống hòa
thuận, con cái chăm sóc chung, không phân biệt con anh con em. Đại gia đình
người Thái sống có nề nếp, có tôn ti, hiếm thấy có xung đột hầu hết là yêu
thương đùm bọc nhau.
- Hôn nhân và cưới xin

Ngày xưa, do xã hội Thái là một xã hội khá phát triển vì vậy việc hôn
nhân của con cái là do bố mẹ định đoạt và có mang tính chất mua bán. Tiêu
chuẩn chọn cô dâu, chú rể phải xứng đáng với đẳng cấp của dòng họ, địa vị
của gia đình. Có sự ngăn cách giữa kẻ giàu, người nghèo, giữa quý tộc và
bình dân. Con trai bình dân có chức quyền và giàu sang vẫn được lấy con gái
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
19
Khóa luận tốt nghiệp
quý tộc, còn những chàng trai bình dân nghèo thì không được lấy con gái quý
tộc. Con gái bình dân có thể lấy con trai quý tộc nhưng chỉ được làm vợ lẻ.
Ngày nay trai gái yêu nhau và đi đến hôn nhân là do tự nguyện sau khi
đã xin phép sự đồng ý của gia đình.
Trong cưới xin của người Thái có nhiều điều thú vị và trải qua các trình
tự : ôm chóm (đánh tiếng), mai(đặt dấu), vay(ăn hỏi) duông vịa(thử thách rể),
cáo, xống khơi (cưới, tiễn rể), xú phả (nhập phòng), pau máư dam hươn (dâu
mới đến thăm nhà chồng), cưới đong (cưới xin dâu về nhà chồng), tỏn
pạu( đón dâu về nhà chồng).
- Sinh đẻ và nuôi dạy con cái
Sinh đẻ và nuôi dạy con cái là bổn phận tự nhiên của con người. bất cứ
ai, dân tộc nào cũng đều trú trọng đến tập quán này, nhưng mỗi dân tộc sẽ có
cách thức sinh đẻ và nuôi dạy con cái khác nhau. Với người Thái khi biết con
dâu có thai, cả gia đình có trách nhiệm và tìm mọi cách cho người có thai
mạnh khỏe và thoải mái nhất. việc tiếp theo là người có thai phải ăn kiêng
một số thức ăn nhất định như thịt cá, và một số việc làm có hại cho mẹ và cái
thai trong bụng.
Người Thái có tập quán đẻ ngồi ngay cạnh bếp lửa, lúc này người
chồng không được rời vợ một bước, người chồng phải ngồi sau lưng bà vợ để
vừa làm chỗ dựa vừa chia sẻ sự đau đớn của người vợ lúc vượt cạn. Đây là
một tập quán đầy tính nhân văn của người Thái.
Người Thái rất chú trọng đến việc dạy dỗ con cái. Con gái theo mẹ làm

nghề của phụ nữ từ 8 đến 10 tuổi. cũng ở tuổi này bắt đầu tập lao động, làm
nương dệt vải…con trai làm các công việc đồng áng để khi lớn lên các em
vững trãi trong cuộc sống. đặc biệt sau khi lấy vợ, trong thời gian ở rễ , bố vợ
có trạch nhiệm dạy dỗ con rể lao động, làm những việc từ mài dao đan gùi…
đến các tập quán, lễ nghi trong ứng xử hàng ngày.
- Tang ma
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
20
Khóa luận tốt nghiệp
Tang ma của người Thái được thực hiện theo quy trình tuân thủ nghiêm
túc những tục lệ đã hình thành từ lâu đời. họ quan niệm chết đi là sống ở thế
giới bên kia nên người chết khi đem chôn được chia của như người sống.
người ta làm nhà mồ ngay trên mộ người chết và trong nhà (nhà sàn) có cả
các dụng cụ sinh hoạt như chăn, đẹm, cuốc, dao…thậm chí còn thả cả gà, lợn
cho người chết sau đó lại bắt về. Có nơi, người Thái thực hiện hỏa táng.
1.2.4. Đặc điểm mưu sinh
- Trồng trọt
Người Thái Tây Bắc vốn là cư dân nông nghiệp và là cư dân sinh sống
lâu đời nhất ở đây, họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và trồng
lúa nương. Vì vậy, ngay từ đầu đặt chân đến mảnh đất này, người Thái đã tập
trung đến việc khai phá ruộng đất ở những thung lũng thành những cánh đồng
rộng lớn. Trong vốn tri thức dân gian của người Thái, những kinh nghiệm
canh tác ruộng nước, nhất là những kinh nghiệm liên quan đến việc “dẫn thủy
nhập điền” rất phong phú và ảnh hưởng đến các anh em trong vùng. Hệ thống
“Mương, phai, lái, lịn” đã trở thành biểu tượng nông nghiệp Thái nói riêng và
văn hóa Thái nói chung.
Ngoài ra việc canh tác trồng trọt trên nương rẫy của người Thái cũng
có sự kết hợp của nhiều loại hình kỹ thuật khác nhau như: có nương cày,
nương cuốc, nương phát – đốt – gieo trồng…Trong khai thác nương rẫy họ đã
có những tiến bộ nhất định trong việc xen canh gối vụ trên nương. Ngoài cây

lúa nếp, người Thái còn trồng các loại cây ngô, sắn, dâu tằm, chàm, bầu bí…
Trong đó cây bông được chú trọng nhiều hơn vì là cây nguyên liệu chính
phục vụ cho sản xuất nguyên liệu đáp ứng nhu cầu dệt thổ cẩm làm trang
phục. Đã từ lâu người Thái Tây Bắc đã biết trồng bông, dệt vải để làm chăn
ấm, đệm êm, biết thêu thùa đồ dùng cá nhân hằng ngày, đặc biệt là biết tự tay
cắt may nên bộ trang phục truyền thống của mình, những sản phẩm đó có thể
trao đổi mua bán với các tộc người khác trong vùng.
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
21
Khóa luận tốt nghiệp
- Chăn nuôi
Chăn nuôi gia đình của người Thái cũng được chú trọng trong cơ cấu
kinh tế của người Thái. Các loại vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà…nhằm
cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực phẩm
cho đời sống hằng ngày cũng như phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa
cộng đồng. Điều đáng chú ý trong chăn nuôi của người Thái là chăn nuôi tằm
rất phát triển để đáp ứng nguyên liệu cho may mặc.
- Ngành nghề thủ công
Nghề thủ công của người Thái rất phong phú, phát triển đến trình độ
cao. Trong các nghề thủ công, nghề dệt là phát triển nhất. Sản phẩm dệt bao
gồm: chăn, màn, đệm, gối, quần áo, túi đeo, khăn piêu…Để làm ra những
chiếc váy áo, khăn piêu thổ cẩm hoàn chỉnh thì người Thái phải trải qua rất
nhiều công đoạn: kéo sơi, nhuộm màu, dệt vải, cắt may, thêu…Đó là công
việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự khéo léo, cần cù, chăm chỉ của người phụ
nữ Thái. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm với những hoa văn
đặc sắc, màu sắc hài hòa, bền đẹp.
Nghề đan lát là công việc của đàn ông, họ thường đan những vật dụng
hằng ngày như nong, nia, dần, sàng. Ngoài ra, còn có nghề thủ công mang
tính chuyên nghiệp như nghề rèn công cụ: xẻng, cuốc, lưỡi cày, dao, kéo…Họ
còn biết dùng bàn xoay trong nghề gốm với độ nung cao tạo thành những

chum, vò, nồi, chõ đất, bát đĩa đạt trình độ cao về kĩ thuật và mỹ thuật.
Nói đến săn bắt hái lượm, ta không thể không nhắc đến vai trò của
người phụ nữ và người đàn ông trong gia đình. Người phụ nữ Thái rất giỏi hái
măng, mộc nhĩ, củi và các loại rau rừng, còn đàn ông sau mỗi ngày đi làm
ruộng, làm nương về thì vào rừng săn thú để cải thiện bữa ăn cho gia đình.
Như vậy có thể thấy đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế của người Thái
là: Trồng lúa nước và lúa nương giữ vai trò chủ đạo, còn các hoạt động kinh
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
22
Khóa luận tốt nghiệp
tế khác như trồng nương sắn, nương ngô, lạc, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm
đều là nghề phụ.
1.2.5 Văn hóa vật chất
- Nhà ở
Người Thái Tây Bắc thường ở nhà sàn. Nhà sàn người Thái gồm hai
loại: nhà mái tròn hình mai rùa có khau cút ở hai đầu của người Thái Đen và
nhà có bốn mái phẳng của người Thái Trắng. Nhà của người Thái được làm từ
những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như tre, gỗ, nứa, lá và là nhà vì cột.
Con số ưa thích được dùng cho số đòn tay, bậc thang lên xuống, số lượng cửa
chính, cửa sổ…là số lẻ vì đồng bào quan niệm số lẻ là số phát triển cần được
thêm vào. Nhà có cầu thang bên đầu hồi, bên quản dành cho nam giới và
khách, bên chan dành cho gia đình và phụ nữ, Nhà được chia làm 3 tầng:
Tầng thứ nhất dưới gầm sàn (lang) là chỗ ở của gia súc hoặc để củi.
Tầng thứ hai là mặt sàn (hạn hươn) là không gian sinh hoạt của gia đình. Tầng
thứ ba là gác trên quá giang (khứ hươn hay thạn) là nơi cất những đồ vật quý.
Hiện nay, do nhiều lý do khác nhau, nhiều gia đình Thái đã chuyển
sang ở nhà nền đất, nhất là những vùng gần trung tâm thị trấn hay gần đường
quốc lộ. Hiện nay cũng có một số gia đình ở nhà đất hoặc nhà xây.
- Trang phục
Tất cả các ngành, các nhóm địa phương Thái đều có trang phục cơ bản

giống nhau về đường nét tạo dáng đến cách ăn mặc; khác nhau ở chỗ mỗi
ngành, mỗi nơi có một kiểu cách trang trí các chi tiết hoặc chọn màu sắc khác
nhau.
Trong trang phục của người Thái, đặc sắc hơn cả là trang phục nữ,
vừa đẹp, gọn nhưng không cầu kỳ, vừa làm nổi bật những đường nét của thân
hình phụ nữ. Màu sắc được sử dụng rất khéo, trên nền đen hay trắng, áo điểm
hàng huy bạc đơn giản nhưng trạm chỗ tinh vi. Nó đã trở thành niềm tự hào
không chỉ của riêng người Thái mà còn là một nét văn hóa rất đặc sắc trong
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
23
Khóa luận tốt nghiệp
kho tàng văn hóa vật thể của dân tộc Việt Nam. Về cơ bản trang phục nữ của
dân tộc Thái gồm:
Váy: (xỉu hoặc nôổng): Váy Thái được tạo bởi bốn tấm vải khổ 0,4
m, dài từ ngang thắt lưng tới chấm gót, phía trên có cạp váy hay đầu váy (hua
nịu) cao khoảng 10 cm bàng vải xanh hoặc đỏ, gấu váy cũng khâu nẹp thường
là màu đỏ cao khoảng 3 cm. Váy có lót bên trong, thường là màu trắng, may
ngắn hơn váy ngoài độ 15 cm. Váy phổ biến là màu đen, đôi khi là màu chàm,
khi mặc váy có thể gấp trước bụng hay bên sườn. Ở nhà người Thái thường
mặc váy để dài, lao động trên ruộng nương thì xắn váy lên theo cách túm một
góc gấu váy nâng ngược lên cài vào cạp váy một cách khéo léo, váy ôm khép
kín từ hai đầu gối trở lên. Ngày nay nhiều người phụ nữ Thái có thói quen
mặc váy ngắn ngang bọng chân để tiện dụng khi lao động, sinh hoạt, ngỉ ngơi.
Váy mặc lao động thường ngày may bằng vải thường, váy mặc ngày lễ tết,
váy cưới may bằng lụa, lanh, sa tanh, nhung.
Thắt lưng: (xai ẻo) thường bằng lụa tơ tằm nhuộm màu xanh lá cây, hai
đầu can thêm hai mảnh vải đỏ thêu thùa có rua ba phía. Khi xai ẻo quắn vào
giữ chặt cạp váy, hai miếng vải để hai đầu được giắt vào trước bụng hoặc lệch
sang bên hông, thắt lưng không có trang trí trừ hai đầu có tua.
Áo: (xửa) gồm có:

Xửa hổm nôm là cái áo lót bên trong, may bằng một tấm vải khoét lỗ
chiu đầu, phủ trùm hai vai xuống trước ngực, đính khuy hai bên sườn. Ngày
nay họ đã bỏ kiểu áo này, dùng áo lót như phụ nữ kinh.
Xửa cỏm là cái áo ngắn, áo may dài tay hẹp, thân cũng hẹp, bó sát
người. Áo chỉ ngắn đến thắt lưng, khi mặc gấu áo giấu trong thắt lưng. Áo
phụ nữ Thái nổi bật là hàng khuy dọc trước bụng. Khuy có thể tết bằng vải
hoặc bàng bạc hình con bướm, ve sầu… gọi là măk pém, ngày nay hiếm bạc
thì làm bằng nhôm. Giải thích về măk pém có nhiều cách; măk là quả, nghĩa
bóng là nhành cây, bông hoa mà phụ nữ là đại diện cho sự sinh nở nên măk là
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
24
Khóa luận tốt nghiệp
khai hoa kết quả, còn pém là bám vào, mà theo quan niệm của người Thái
chiếc áo là nơi trú ngụ của hồn người cho nên sự sinh sôi bám vào áo người
phụ nữ. Măk pém còn được giải thích như sau: bên khuyết là giống cái (nữ),
bên khuy là giống đực (nam), con gái chưa chồng hàng cúc mang số lẻ như
còn chờ đợi cặp đôi; có chồng hàng cúc mang số chẵn như mong ước cuộc
sống hạnh phúc trọn vẹn. Áo ngắn dùng khi lao động may bằng vải thường;
áo lễ hội, cưới xin may bằng lụa, sa tanh. Áo thường màu trắng, màu đen,
màu xanh lam hoặc màu lá cây. Bộ váy áo thắt lưng của người phụ nữ Thái
vừa kín đáo vừa phô bày những đường cong tuyệt mỹ làm nên nét quyến rũ
của người phụ nữ.
Khăn piêu: Phụ nữ chưa chồng búi tóc thả xuống sau gáy, khi có chồng
búi tóc chổng ngược đỉnh đầu sau đó đầu đội chiếc khăn piêu. Piêu là một tấm
vải bông nhuộm tràm hai đầu có nhiều hoa văn, chỉ màu phối hợp sặc sỡ.
Khăn piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá
lạnh. Khăn piêu không những là vật trang sức quan trọng trong lúc đi chơi
hay trong lễ hội mà còn là tín vật của tình yêu: Khi người con gái tặng piêu
cho người yêu là trao cả tấm chân tình.
Xà cạp (pe păn kha) là miếng vải như cờ đuôi nheo nhuộm tràm. Phụ

nữ Thái quắn xà cạp quanh bắp chân khi đi làm đồng vừa để chống giá lạnh
vừa để bảo vệ da ở bắp chân.
Trang sức của phụ nữ Thái có: Trâm cài tóc (may khắt cẩu), đôi hoa tai
(cóng ku), vòng cổ (pok cô), đôi vòng đeo hai cổ tay (pok khẻn), bộ xà tích
(pua sỏoi) đều được làm bằng bạc, trạm chỗ đẹp, công phu. Đó là những đồ
trang sức quý giá nhất.
Đàn ông Thái thì mặc quần dài màu đen, trắng bằng vải dệt, được may
theo kiểu quần ống “chân qùe”. Áo nam giới ngắn, xẻ ngực cài băng nút vải
(thắt nút), có hai túi dưới và túi ngực, đầu chít khăn mỏ rìu.
Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A
25

×