Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

phân loại và xử lý rác thải gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 31 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU

Ai cũng biết rác là chất thải, là thứ bỏ đi. Nhưng không phải ai cũng biết
rác thải ngày càng nhiều và là hiểm họa đối với con người và nguy hại gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay rác thải đang là một hiện trạng
đáng lo ngại ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số
cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, số
lượng rác thải đang tăng lên một cách chóng mặt. Điều đó dẫn đến việc thu
gom, vận chuyển và xử lý chúng đang trở thành vấn đề nan giải đối với
nhiều địa phương trong cả nước. Xuất phát từ những thực tế trên, nhóm em
quyết định làm đề tài “Phân loại và xử lý rác thải gia đình”, với mục đích
tuyên truyền đến các hộ gia đình nói riêng cũng như mọi người nói chung
về một số biện pháp xử lý rác thải hiệu quả, cũng như ý thức luôn luôn bảo
vệ môi trường.











2

CHƢƠNG I: Ý TƢỞNG


Trong thời gian gần đây tình hình rác thải đã trở nên bức xúc, đặc biệt ở 3
thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ví dụ tại Hà Nội, khối
lượng rác thải sinh hoạt tăng trung bình 15% trong 1 năm, với tổng lượng
ước tính 5.000 tấn/ngày đêm. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có
trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần 235 tỷ đồng để xử lý.
Tuy nhiên, hầu hết rác thải sinh hoạt vẫn chỉ được chôn lấp tại các bãi đổ,
là hình thức thô sơ nhất với nhiều nhược điểm như tốn diện tích đất, mùi
hôi thối ảnh hưởng đến khu dân cư, có thể trở thành nguồn phát sinh dịch
bệnh, tác động nghiêm trọng tới môi trường và không tận dụng được các
nguyên liệu có thể tái sinh. [1]
Dưới đây là một thống kê của “Công ty Môi Trường Đô Thị Thành phố Hồ
Chí Minh” về khối lượng rác sinh hoạt thải ra vào năm 2002. [2]
Quận/Huyện
Rác sinh hoạt (tấn/năm)
Quận 1
81.289
Quận 2
53279
Quận 3
68.721
Quận 4
144.233
Quận 5
44.416
Quận 6
81.710
Quận 7
59.644
3


Quận 8
97.209
Quận 9
50.980
Quận 10
127.834
Quận 11
148.699
Quận 12
15.071
Quận Bình Thạnh
95.548
Quận Gò Vấp
93.057
Quận Phú Nhuận
91.342
Quận Tân Bình
144.851
Quận Tân Phú
Mới thành lập
Quận Thủ Đức
75.172
Quận Bình Tân
Mới thành lập
Huyện BìnhChánh
40.801
Huyện Củ Chi
20.505
Huyện Cần Giờ
5.840

Huyện Hóc Môn
22.481
Huyện Nhà Bè
5.795
Tổng cộng
1.568.477

4

Mặt khác, rác thải còn sinh ra khí CO
2
– một loại khí gây nên hiệu ứng nhà
kính, biến trái đất thành một các bẫy nhiệt khổng lồ, làm nó nóng lên, gây
biến đổi khí hậu. Thủ phạm chính ở đây không đâu khác chính là rác hữu
cơ.
Do đó, nếu chúng ta biết cách xử lý rác thải một cách hợp lý thì chúng ta
không những tiết kiệm được tiền của mà chúng ta cũng đã góp một phần
nhỏ trong công cuộc bảo vệ môi trường.
Thế nhưng hiện nay việc xử lý rác thải gia đình vẫn chưa được quan tâm
đúng mức, mặc dù rác thải của gia đình cũng được bỏ đúng nơi quy định,
đa số người dân đều đóng tiền thu rác thải nhưng câu hỏi đặt ra là có bao
nhiêu người dân khi bỏ rác thải thì phân ra đâu là rác thải vô cơ đâu là rác
thải hữu cơ, hay nói cách khác là cái nào dễ phân hủy, cái nào khó phân
hủy, cái nào có thể tái sử dụng lại. Tất cả những thứ đó thường được đưa
vào bọc nylon và bỏ vào thùng rác. Chưa nói đến một bộ phận người dân
vứt thẳng ra đường hay ném xuống sông, điều đó ảnh hưởng đến môi
trường sống, sức khỏe cộng đồng và hơn thế nữa là nguồn tài nguyên nước
và đất bị ô nhiễm sẽ tác động đến con người và đây cũng là nguyên nhân
góp phần vào biến đổi khí hậu.
Vậy nên với thực trạng rác thải đã nêu trên nhóm quyết định nghiên cứu,

thử nghiệm và áp dụng mô hình nuôi trùn tại nhà, cũng như thực hiện việc
phân loại rác thải một cách hợp lý. Đồng thời nhóm muốn giúp mọi người
nhận thức được ưu điểm của mô hình này. Từ đó nhân rộng mô hình cho
từng hộ gia đình, nhằm giải quyết vần đề rác thải gia đình hiện nay.




5

CHƢƠNG 2: HÀNH ĐỘNG

1. Tổng hợp thông tin
1.1. Thành phần rác thải trong gia đình
- Rác vô cơ (rác khô): gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim
loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi

Hình 1: Thành phần rác vô cơ

- Rác hữu cơ (rác ướt): là những sản phẩm mà gia đình thải ra như
rau, củ, quả, vỏ trái cây, thức ăn thừa, cơm…



6


Hình 2: Thành phần rác hữu cơ
1.2. Lợi ích của việc phân loại rác
a. Lợi ích kinh tế:

Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo
nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Chất thải rắn đô thị có
14 - 16 thành phần, trong đó phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế như
nylon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại, cao su Khối lượng chất thải rắn có
thể phân hủy (rác thực phẩm) chiếm khoảng 75%, còn lượng chất thải rắn
có khả năng tái sinh tái chế chiếm khoảng 25%. Khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt thải ra hằng ngày ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 6.000
tấn. Với tỉ lệ vừa nêu thì hằng ngày, khối lượng chất thải rắn thực phẩm
chiếm khoảng 4.500 tấn. Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xã hội sẽ thu được
hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán phân compost.
Chi phí xử lý 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt là 250.000 đồng. Nếu mang
4.500 tấn rác thực phẩm đi chôn lấp, thành phố mất hơn 1.1 tỉ đồng cho
7

việc xử lý số rác này. Giảm khối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất
phục vụ cho việc chôn lấp rác cũng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, thành
phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng
như xử lý mùi.
b. Lợi ích môi trường:
Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại chất thải rắn tại
nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm.
Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như
giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước
ngầm, nước mặt
Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do
khí của bãi chôn lấp. Ở các bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng
nhà kính gồm CH
4
, CO

2
, NH
3
…. Khí CH
4
có khả năng tác động ảnh hưởng
đến tầng ôzôn cao gấp 21 lần so với CO
2
. Việc giảm chôn lấp chất thải rắn
có thể phân hủy kéo theo việc giảm lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng
ôzôn.
Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có
thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu
thứ cấp. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng lượng nhôm có trong chất thải
rắn sinh hoạt thay vì khai thác quặng nhôm. Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn
được nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm do việc khai
thác quặng nhôm mang lại.
c. Lợi ích xã hội:
Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được
8

hiệu quả như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác
tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu
được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác
động của nó đối với môi trường sống.
Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang
lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường
sống.

1.3. Thực hiện phân loại rác
Hộ gia đình phân loại rác thải thành 2 loại: Rác tự phân hủy (rau, củ, quả,
thức ăn thừa…) và rác khó phân hủy (phần còn lại). Thực hiện phân loại và
thu gom riêng 2 loại rác thải này, có thể trang bị thùng rác 2 ngăn để dễ
phân biệt, hoặc bỏ riêng vào 2 túi khác nhau.
Hiện nay ở nhiều nơi được trang bị các thùng rác 2 ngăn, có 2 màu để phân
biệt và có các xe đựng rác 2 ngăn đi thu gom rác tại các khu dân cư và các
chợ.

Hình 3: Thùng rác 2 ngăn trên đƣờng Khánh Hội quận 4.
9


Hình 4: Thùng rác 2 ngăn đƣợc trang bị trong công viên.
1.4. Một số ví dụ ở những nơi thực hiện phân loại rác tại nguồn
- Năm 2006 mô hình phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hồ Chí Minh
được thực hiện thí điểm tại các địa bàn các quận 1, 4, 5, 6, 10 và huyện Củ
Chi. Các hộ dân, cơ quan, trường học được phát miễn phí 2 thùng đựng rác
loại 15 lít, thùng màu xanh đựng rác thải hữu cơ và thùng màu kẽm đựng
rác thải tái chế. Kèm theo đó là đầu tư mới phương tiện thu gom của lực
lượng rác dân lập, xây dựng các trạm phân loại rác tập trung và xây dựng
các nhà máy chế biến phân compost…. Kết quả, tỷ lệ chấp hành ở nhiều
khu phố lên tới 80%.
- Tại Hà Nội cũng triển khai phân loại rác tại nguồn, tất cả các hộ dân
ở phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội đều được trang bị 2 thùng
đựng rác màu xanh lá cây đựng rác hữu cơ và màu vàng đựng rác vô cơ.
Điều này giúp phường tiết kiệm được 20 triệu đồng tiền xử lý rác mỗi
10

tháng. Trước đó cũng có 2 địa bàn khác đã triển khai thí điểm mô hình này,

đó là địa bàn phường Nguyễn Du quận Hai Bà Trưng và phường Phan Chu
Trinh quận Hoàn Kiếm.
- Ở Mỹ, mỗi nhà dân có 3 thùng rác, thùng màu xanh lá cây đựng rác
dễ phân hủy, thùng màu nâu đựng bọc ni lông và các loại rác khó phân hủy,
thùng màu xám chỉ để đưng giấy, vì giấy sau đó sẽ được tái chế lại, còn
chai lọ và lon kim loại như lon bia, lon nước ngọt sẽ được thu gom vào bọc
đựng riêng. Nếu nhà nào không thực hiện tốt việc phân loại rác thì người
thu gom sẽ nhắc nhở hoặc sẽ bị gữi giấy phạt tiền.
- Tại Nhật Bản, rác thải sinh hoạt được chia thành 6 loại: rác đốt được
(thực phẩm, vải sợi, da giày, giấy vụn, lá vụn, cỏ…), rác không đốt được
(sản phẩm điện loại nhỏ, thủy tinh vỡ, đồ gốm…), rác thải nhựa, chai lọ,
lon kim loại (lon đựng đồ uống, bình gas mini…) và rác thải cỡ lớn (chăn,
nệm, bàn, ghế, tủ, giường, xe đạp…). Các loại rác thải này được thu gom
riêng theo từng loại và có các cách xử lý khác nhau.
- Tại Philippines, một nước có mức phát triển tương đương Việt Nam,
việc bảo vệ môi trường và ý thức của người dân cũng rất cao. Các điểm đổ
rác ở cửa hàng, quán ăn hay trụ sở, văn phòng công ty đều được bố trí 3
thùng rác với màu sắc khác nhau để phân loại rác. Chỉ cần nhìn vào màu
sắc là người vứt rác có thể phân biệt được nên bỏ rác vào thùng nào.
1.5. Cách xử lý
a. Rác vô cơ
 Bán phế liệu
 Ta có thể sử dụng làm các vật dụng nuôi trùn hoặc làm vật dụng
chứa đất để trồng cây cảnh, trồng rau sạch sử dụng trong gia đình
b. Rác hữu cơ
11

 Sử dụng phương pháp ủ :
Ta gom chúng vào xô nhựa có dung lượng từ 15 đến 120 lít, tùy mức độ
thải rác của mỗi gia đình. Cho chế phẩm sinh học có tác dụng kích hoạt

phân hủy nhanh các chất hữu cơ. Bỏ tro trấu rải lên trên một lớp mỏng
khoảng 2 - 5cm lên phía trên, đậy nắp, để gọn ở góc nhà hoặc một nơi thích
hợp, tránh bị nước mưa chảy vào. Hàng ngày cho tiếp tục bổ sung rác hữu
cơ, men vi sinh và tro trấu, tập trung trong vòng 1 tuần. Rác hữu cơ phân
hủy trở thành phân vi sinh sau 20 - 25 ngày. Dung phân rác đó để bón cho
các loại hoa, cây cảnh, rau.
Ƣu điểm: tạo ra được một nguồn phân bón tốt có thể sử dụng trồng cây mà
không cần phải mua phân, sử lý được một lượng rác của gia đình ít gây
gánh nặng lên cho xã hội
Nhƣợc điểm: quá trình ủ sinh ra các khí NH
3
, CH
4
…có mùi hôi thối, khó
chịu
 Sử dụng ruồi lính đen để phân hủy:
Sử dụng sâu non của ruồi lính đen có thể phân hủy hầu hết các chất hữu cơ
như phân gia cầm, gia súc, chất thải thực vật từ các trang trại, các cơ sở chế
biến thực phẩm, rác sinh hoạt gia đình đến chất thải từ cống rãnh. Quá trình
phân hủy diễn ra rất nhanh, phụ thuộc vào loại rác. Rác thải từ thức ăn
thừa, rau cải hư được phân hủy trong 10-12 giờ. Với chất thải có thành
phần cellulose cao như giấy vụn, rơm, lá chuối cần đến 10-15 ngày.
Sau đó thu hồi lại sâu non. Sâu non là thức ăn hấp dẫn để nuôi gà, vịt, cá
Phần rác còn lại sau khi đã phân hủy được dùng làm phân bón cho cây
trồng hoặc dùng để nuôi trùn đất.
Ƣu điểm: chuyển hóa sinh học này là không gây ra mùi hôi, không tạo ra
nguồn nước thải, không tạo ra hiệu ứng nhà kính, lại làm giảm thể tích chất
12

thải đến 90%. Điều lý thú nữa là sâu non của ruồi "lính đen" còn tiết ra chất

pheromone ức chế sự sinh sản của ruồi nhà, góp phần giảm sự phát triển
của quần thể ruồi nhà.
Nhƣợc điểm: phải tạo ra được nguồn nguyên liệu là kén ruồi. Nhiều người
không thiện cảm với loài ruồi… [3]
 Sử dụng rác hữu cơ để nuôi trùn :
Chất thải hữu cơ ta cho vào thùng, sau đó thả trùn vào nuôi.
Một thùng giun (cao 61cm, dài 51cm và rộng 30.5cm) có thể xử lý khoảng
2.25kg rác trong một tuần. Quản lý một thùng giun tương đối đơn giản.
Thùng thoáng khí với độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, có lớp lót bên dưới là
báo, lá khô hoặc rơm, một lượng đất nhỏ và có lẽ là 0.5kg giun đỏ. Vi
khuẩn và các sinh vật khác phân huỷ thức ăn thừa. Sau đó, giun bắt đầu làm
việc, ăn mọi thứ trên đường đi - chất thải, sinh vật và lớp nền. Sau đó, giun
tiết ra một chất mùn màu tối, giống như đất.
Ƣu điểm: có thể áp dụng cho tất cả mọi người từ sinh viên đến người nội
trợ để xử lý một lượng rác thải hữu cơ mà trong quá trình sinh hoạt thải ra.
Tận dụng được hết tất cả sản phẩm như giun thì bán, cho gà, vịt, chim ăn…
phân giun thì đem trồng cây.
Nhƣợc điểm: có sinh ra mùi chua, nhưng ở cự ly xa thì không nghe hoặc ta
làm thùng có nắp, sau đó đậy nắp lại là hết. [4]
2. Khảo sát nhận thức của hộ gia đình
2.1. Phiếu khảo sát



13

PHIẾU KHẢO SÁT

Nhằm mục đích tìm hiểu sự quan tâm và hiểu biết của mỗi người đối với
rác thải và cách xử lý chúng. Nhóm đã tiến hành đưa ra một số câu hỏi

để đánh giá sự quan tâm của mỗi gia đình đối với vấn đề trên.
Để cuộc khảo sát đạt được kết quả tốt, xin bạn vui lòng cung cấp thông
tin một cách chân thật nhất vào phiếu câu hỏi sau:
1. Anh (chị) biết gì về rác hữu cơ và rác vô cơ không?
a. Có
b. Không
c. Không quan tâm
2. Anh (chị) có biết gì về phân loại rác không?
a. Có
b. Không
c. Không quan tâm
3. Anh (chị) có phân loại rác tại nhà không?
a. Có
b. Không
c. Không quan tâm
4. Anh (Chị) thấy việc phân loại rác tại nhà có dễ thực hiện và mất
nhiều thời gian?
a. Dễ dàng và không mất thời gian
b. Phức tạp và mất thời gian
14

5. Anh (chị) xử lý nhƣ thế nào đối với rau quả hƣ hỏng, đồ ăn
thừa…?
a. Đổ bỏ
b. Cho vật nuôi ăn
c. Ý kiến khác:
………………………………………………………………………….
6. Anh (chị) xử lý nhƣ thế nào đối với các loại phế thải thuỷ tinh,
sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi…?
a. Bán ve chai

b. Vứt bỏ
c. Ý kiến khác:
…………………………………………………………………………
7. Theo anh (chị) rác thải sinh hoạt có ích hay không?
a. Chỉ có hại
b. Vừa có ích , vừa có hại
c. Không quan tâm
8. Anh (chị) biết gì về phƣơng pháp nuôi trùng để xử lý rác thải
hữu cơ trong gia đình hay không?
a. Có
b. Không
c. Không quan tâm
9. Nếu có, anh (chị) đƣợc biết về phƣơng pháp đó qua phƣơng tiện
gì?
a. Internet
15

b. Sách báo
c. Bạn bè
d. Ý kiến khác:
………………………………………………………………………
10. Anh (Chị) có ứng dụng phƣơng pháp nuôi trùng xử lý rác thải
hữu cơ tại nhà không?
a. Có áp dụng
b. Không áp dụng
c. Đang quan tâm
11. Anh (chị) có ý kiến gì về tình trạng rác thải hiện nay?




12. Anh (chị) có đề xuất, giải pháp gì về việc xử lý rác thải về gia
đình hay không?




Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và đóng góp nhiệt tình của anh (chị)!



16


2.2. Kết quả

 Nhận xét kết quả:
Sau khi khảo sát 100 hộ gia đình tại 5 địa điểm khác nhau, nhóm đã thu
được kết quả như sau:
 Về sự am hiểu rác thải hữu cơ và vô cơ thì:
 65% các hộ gia đình hiểu biết về rác hữu cơ và vô cơ
 25% không biết
câu hỏi
A
B
C
1
65
25
10
2

50
15
35
3
70
20
10
4
70
30
0
5
90
10
0
6
60
5
35
7
60
30
10
8
10
80
0
9
10
80

0
10
80
10
0
17

 10% không quan tâm đến vấn đề này
 Về cách thức phân loại rác thải tại nhà:
 50% hiểu biết về cách phân loại rác tại nhà
 15% không hề biết phân loại rác như thế nào
 35% không quan tấm đến vấn đề này
 Về việc thực hiện phân loại rác tại nhà:
 70% thực hiện phân loại rác tại nhà
 20% biết mà không thực hiện
 10% không quan tâm
 Về độ khó của quá trình phân loại rác:
 70% cho rằng việc này đơn giản, dễ làm và không mất thời gian
 30% cho rằng chúng phức tạp và mất nhiều thời gian
 Về việc xử lý rác thải hữu cơ:
 90% thức ăn thừa, rau quả hư hỏng… đem đổ bỏ
 10% cho vật nuôi ăn
 0% có ý kiến khác
 Về việc xử lý rác thải vô cơ (thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy,
cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi…):
 60% đem bán phế liệu
 5% vứt bỏ
 35% ý kiến khác (trồng các loại cây cảnh…)
 Về nhận thức về rác thải sinh hoạt:
 60% cho rằng rác là có hại

18

 30% cho rằng chúng vừa có lợi vừa có hại
 10% không quan tâm
 Về vấn đề nuôi trùng trong xử lý rác thải hữu cơ trong gia đình:
 10% có biết qua internet
 80% không biết đến vấn đề này
 Về việc ứng dụng vấn đề nuôi trùng để xử lý rác thải hữu cơ trong
gia đình:
 80% không ứng dụng
 20% đang quan tâm đến vấn đề này
 Kết luận chung:
Đây chỉ là kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhận thức của người dân về rác
thải sinh hoạt, với một số lượng phiếu khảo sát hạn chế và khu vực khảo sát
mang tính ngẫu nhiên. Tuy kết luận của nhóm đưa ra chỉ mang tính tương
đối, nhưng cũng phần nào đánh giá được ý thức của người dân trong việc
xử lý rác thải - vấn đề nóng bỏng hiện nay.
Với trình độ dân trí nhìn chung tương đối cao như thành phố Hồ Chí Minh
phần lớn hộ gia đình mà nhóm khảo sát đều nhận thức được tác hại của rác
thải hiện nay và đều thực hiện phân loại rác tại nhà. Nhờ có sự quan tâm
của chính quyền địa phương, thường xuyên tuyên truyền và nhắc nhở các
hộ dân nên phần lớn hộ gia đình trong số những gia đình mà nhóm khảo
sát, mỗi nhà đều có hai thùng rác để phân loại hai loại rác vô cơ và hữu cơ.
Với công nghệ truyền tin cao như hiện nay, vấn đề nóng bỏng về môi
trường sống hiện nay đã được phổ biến rộng rãi tới cộng đồng, nhận được
nhiều quan tâm và có nhiều giải pháp để cải thiện cũng như khắc phục.
19

Nhìn chung thì đại bộ phận đã và đang có những suy nghĩ và những hành
động tích cực, văn minh để bảo vệ và cải thiện môi trường sống, nhưng bên

cạnh đó vẫn còn tồn tại một số lượng lớn người dân (xét trên quy mô lớn)
vẫn dửng dưng và chưa có động thái tích cực để bảo vệ môi trường sống,
tuy đây là những việc đơn giản mà thiết thực nhất.
Nếu mỗi hộ gia đình đều thực hiện tốt việc phân loại rác tại nhà và tận
dụng một lượng lớn rác thải hữu cơ thì sẽ tiết kiệm cho ngân sách quốc gia
hàng tỷ đồng vào việc xử lý chúng. Ngoài ra cũng hạn chế một cách tối đa
lượng rác hữu cơ mà chúng ta đang chôn vùi xuống lòng đất, kéo theo một
hệ lụy nghiêm trọng đó là ô nhiễm không khí, môi trường đất và môi
trường nước. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh
hưởng trầm trọng tới sức khỏe, đời sống của con người chúng ta.
Thiết nghĩ, nhà nước ta cần ban hành những luật định cụ thể hơn để xử phạt
nghiêm khắc đối với những hành vi gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường
đô thị. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người
dân, kêu gọi những hành động cụ thể chung tay giữ gìn môi trường sống
xanh, sạch, đẹp.
3. Đề ra hƣớng thực hiện
3.1. Phân loại rác thải
Thực hiện tại mỗi nhà trong nhóm bằng cách bỏ 2 loại rác này vào 2 túi
nylon hay 2 thùng rác khác nhau và xử lý chúng.
a. Rác vô cơ
- Chai nhựa, lon bia, giấy… nhóm sẽ đem đi bán ve chai.
- Tận dụng chai lọ sạch làm vật liệu trồng cây, trồng rau.
b. Rác hữu cơ
- Làm thức ăn cho trùn để thực hiện mô hình nuôi trùn.
20

3.2. Thực hiện mô hình nuôi trùn
 Sơ lược về trùn quế
Giun Quế thuộc chi Pheretima, họ Megascocidae ngành ruột khoang.
Chúng là nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất

hữu cơ đang phân hủy. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng
nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng
rộng rãi trong việc xử lý, chuyển hóa chất thải hữu cơ.
Giun Quế có khả năng hấp thu O
2
và thải CO
2
trong môi trường nước, điều
này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều tuần, thậm chí
trong nhiều tháng. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. Các
cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng
Amoniac và Ure. Giun Quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức
ăn mỗi ngày được ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó.
[5]
Giun Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng. Chúng ăn bất kỳ chất thải
hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia
súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao,
giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn. [6]
Giun Quế là sinh vật lưỡng tính, sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu
nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao. Khả năng sinh sản này đảm
bảo cho sự duy trì mật độ và khả năng xử lý khá ổn định.
 Công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rác với sự tham gia của giun
quế.
Giun có sức tiêu hóa lớn. Tác dụng phân giải hữu cơ của giun chỉ đứng sau
các vi sinh vật. Một tấn giun có thể tiêu hủy được 70 – 80 tấn rác hữu cơ,
hoặc 50 tấn phân gia súc trong một quý. Các nước trên thế giới đã tận dụng
21

cơ năng đặc thù này của giun để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải hữu
cơ, làm sạch môi trường, có hiệu quả tốt.

Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải
phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở đây vào
khoảng 0.7). Những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa
này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh
dưỡng” trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm
cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt
hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên. [7]
Do có hàm lượng Protein cao nên Trùn quế được xem là nguồn dinh dưỡng
bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản…. Ngoài ra,
Trùn quế còn được trong y học, công nghệ chế biến thức ăn gia súc….
Phân trùn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích
hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu
trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn
ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.
Quá trình sản xuất phân từ rác thải tận dụng được tất cả các sản phẩm của
quá trình, hoàn trả vật chất lại cho tự nhiên. Đây là công nghệ sạch, thân
thiện môi trường.
 Phương pháp nghiên cứu
- Xử lý rác hữu cơ
 Rác có thành phần hữu cơ:
 Tinh bột (cơm, bánh mì…)
 Cellulozo (rau…)
 Các loại thức ăn khác (thịt, cá…)
22

 Cách xử lý: thái nhỏ, làm tơi, với đồ ăn có nước thì bỏ nước lấy phần
xác
 Thiết bị:thùng nuôi ( bằng nhựa, có thể tận dụng những thùng đã bỏ):
nắp đậy có đục lỗ
 Sàng, rây ( tách giun và bùn)

- Nuôi giun:
Chia hai đợt:
Đợt 1: thử nghiệm (ở nhà bạn Thanh), lượng trùn nuôi là 200g
Mục đích: xác định thời gian, điều kiện môi trường, lượng thức ăn cho vào
và những khó khan gặp phải. Đây là cơ sở cho nuôi trùn ở đợt 2.
Đợt 2: tiến hành tại mỗi gia đình trong nhóm
Số lượng trùn chia theo đầu mỗi người ở từng hộ gia đình.
- Trồng cây
 Sử dụng chai lọ, thùng hộp bỏ để trồng cây
 Lấy phân trùng để bón
4. Kết quả
4.1. Rác vô cơ
 Kết quả thu được sau khi đem bán ve chai
Hộ gia đình



Loại rác thải
Bùi Minh
Dƣơng
(2 thành
viên)
Đặng Hữu
Điện
(4 thành
viên)
Đậu Thị
Kim Hồng
(3 thành
viên)

Bạch Thị
Bích
Phƣợng
(7 thành
viên)
Nguyễn
Xuân
Thanh
(3 thành
viên)
23

Lon(bia,
nƣớc ngọt)
5 lon
24 lon
4 lon
54 lon
48 lon
Đồ nhựa
0,5 kg
2 kg
1,5 kg
2 kg
2 kg
Giấy vụn
2 kg
4 kg
3,3 kg
5 kg

1,5 kg
Tổng số tiền
( VNĐ)
8 000
24 000
15 500
47 000
34 000
Chú thích:
1 lon giá 250 đồng; 1kg nhựa: 3000 đồng; 1 kg giấy: 3000 đồng. Số liệu
này tổng hợp được trong 1 tháng.
 Một số đem đi trồng cây

Hình 5: Cây đƣợc trồng trong chai nƣớc ngọt
24

4.2. Rác hữu cơ
Quá trình thực hiện:
Lần đầu: nuôi thử nghiệm tại nhà của Thanh, lượng trùn mua ban đầu là
khoảng 0.2 kg, mỗi ngày lượng thức ăn vào khoảng 0.5 kg. Với lượng thức
ăn trên thì sau 1 ngày thì chúng phân hủy gần hết. Sau 3 tuần kiểm tra lại số
lượng giun thì thấy khối lượng tăng 0.1 kg.
Do là lần đầu thực hiện, quá trình nuôi gặp nhiều khó khăn:
- Bỏ thức ăn nhiều làm trùn bị chết.
- Thức ăn không được cắt nhỏ khiến giun bị chết nhiều.
- Hộp chứa trùn nhỏ làm trùn bị chết.
- Không được sự hưởng ứng của gia đình vì mùi, mất thẩm mỹ.

Hình 6: Trùn đƣợc nuôi ở lần thử nghiệm
Lần 2: rút được kinh nghiệm lần đầu nhóm tiến hành phân chia lại số

lượng trùn nuôi tại nhà mỗi thành viên dựa trên số lượng người và lượng
rác thải ra ở mỗi nhà:
 Dương: 0.2 kg
 Điện: 0.4 kg
25

 Hồng: 0.3 kg
 Phượng: 0.7 kg
 Thanh:0.4 kg

Hình 7: Lƣợng trùn ban đầu
Cách thực hiện và qui trình thực hiện giống như Thanh nhưng có cải thiện
hơn:
- Thùng to, nắp đậy có đục lỗ để thông khí, giảm khí hôi.
- Thức ăn cắt nhỏ và bỏ vừa phải.
Kết quả thực hiện lần 2 từ ngày 15/05 tới 07/06
 Dƣơng:
- Lượng thức ăn trung bình cho vô mỗi ngày là 0.3 kg
- Khối lượng trùn tăng sau 23 ngày tăng lên: 0.15 kg
 Điện:
- Lượng thức ăn trung bình cho vào mỗi ngày là 0.7 kg
- Khối lượng trùn tăng lên sau 23 ngày là: 0.25 kg

×