Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN: CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN Ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA
VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
Người thực hiện: NGÔ XUÂN SƠN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục: 
- Phương pháp dạy học bộ môn: NGỮ VĂN 
- Lĩnh vực khác: 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2010-2011
- 1 -
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGÔ XUÂN SƠN
2. Ngày tháng năm sinh: 22- 7 -1978
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: 29/142B, Khu phố 3, Phường Tân Mai, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613834289 (CQ)/ 0613812913 (NR); ĐTDĐ: 0909383022
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: giáo viên tổ Ngữ văn
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2000
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn


III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm: 11 năm
- 2 -
CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Sự cần thiết của việc tổ chức ngoại khóa về Văn học dân gian:
Thực hiện theo chủ trương kế hoạch năm học 2010 – 2011 của trường THPT
Nguyễn Hữu Cảnh: mỗi tổ bộ môn có ít nhất từ một đến hai chuyên đề.
Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học
là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực
tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, qua đó kiểm
tra chất lượng dạy học trong những giờ học chính khoá. Vì thế hoạt động ngoại
khoá Văn học vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ "góp phần tạo
ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua
hoạt động ngoại khóa Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo
đức, thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy văn, NXB Đại học
Quốc gia 1996, Tr. 381).
Hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào
quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở trường THPT vì những lí do sau:
- Ngoại khoá về Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ
bản của Văn học dân gian: tính tập thể, tính truyền miệng, gắn với sinh hoạt xã hội.
Ví dụ, để làm rõ đặc điểm gắn với sinh hoạt xã hội của Văn học dân gian,
giáo viên phải lý giải về hoàn cảnh nảy sinh và môi trường diễn xướng; làm sáng
tỏ tính dị bản thì so sánh nhiều văn bản khác nhau sẽ giúp giờ học sinh động, hiệu
quả. Những thao tác này khó có thể thực hiện được trong giờ chính khoá do hạn
chế về thời gian.
- Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép giáo viên khai thác tác phẩm Văn
học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm Văn học
dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời

- nhạc - vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân gian.
- Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục những bất
cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải
truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những
vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá.
- Ngoài ra, ngoại khóa về Văn học dân gian còn tăng cường tính thời sự, xã
hội cho nội dung bài học.
Hoạt động ngoại khoá về Văn học dân gian giúp học sinh hiểu rõ thêm về vị
trí, vai trò, giá trị của Văn học dân gian với đời sống văn hóa dân tộc để có thái độ
trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó thêm lòng say mê với
Văn học dân gian.
2. Thuận lợi và khó khăn khi tổ chức thực hiện:
a. Thuận lợi:
- 3 -
- Chuyên đề được sự nhất trí cao của Ban giám hiệu từ khi ý tưởng mới hình
thành.
- Chất lượng tuyển sinh học sinh khối 10 năm học 2010 – 2011 cao, các em
ham học hỏi, tìm tòi.
- Sự quyết tâm đầu tư vào chuyên đề của tổ bộ môn và của bản thân.
b. Khó khăn:
- Lực lượng giáo viên Ngữ văn trong năm học 2010 – 2011 do lí do khách
quan (03GV đi học cao học, 02 giáo viên nghỉ hộ sản) và kiêm nhiệm nhiều công
tác nên thời gian dành cho chuyên đề cũng phần nào cũng bị hạn chế.
- Lâu nay trong trường phổ thông, hoạt động ngoại khoá Văn học được hiểu là
hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lý chuyên môn.
Việc tổ chức ngoại khoá Văn học được coi là một hoạt động giải trí, tổ chức theo
hình thức một chương trình văn nghệ (ca - múa - nhạc), thiếu nhất quán về chủ đề,
sơ sài, phiến diện về mặt nội dung. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì mọi yêu cầu mục
đích của môn học coi như đã được giải quyết triệt để khi bài giảng trên lớp chấm
dứt. Có thể nói quan niệm về hoạt động ngoại khoá văn học như trên là chưa thoả

đáng, chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến lợi ích của hoạt động này trong quá
trình giảng dạy và học tập bộ môn.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
- Nghị quyết TW Đảng lần 5 Khóa VIII đã đề ra đường lối xây dựng “Nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong thời kì hiện nay,
đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, trong đó ngành Giáo dục có
vai trò then chốt. Một trong những nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc là chúng ta phải phát huy văn hóa dân gian đặc sắc của dân tộc, trong đó
văn học dân gian có một vị trí to lớn. Phát huy vai trò của văn học dân gian là nuôi
dưỡng cội nguồn của lòng yêu nước, yêu dân tộc, tha thiết với văn hóa dân tộc,
tránh đánh mất bản sắc dân tộc.
Theo GS.Đinh Gia Khánh thì “Văn học dân gian vừa là cuốn bách khoa của
đời sống, vừa là một phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con
người như tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý
thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác. Đối với các bộ môn khoa
học xã hội, văn học dân gian là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu đời sống
và thế giới quan nhân dân trong các thời kì lịch sử khác nhau. Nói tóm lại, có thế
coi văn học dân gian như là một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của nhân dân
lao động, được ghi lại bằng một phương thức nghệ thuật độc đáo. Cho nên văn
học dân gian của mỗi dân tộc là một trong những thành tựu văn hóa, thành tựu
nghệ thuật quan trọng nhất làm cho cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền văn
hóa và nghệ thuật của dân tộc đó” (Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD 1997, Tr
49).
- 4 -
- Mặt khác, việc giảng dạy Văn học dân gian trong trường THPT chính là
công việc tổng kết, giới thiệu các thành tựu nghiên cứu về văn học dân gian để
truyền đạt cho học sinh. “Việc giảng dạy Văn học dân gian trong nhà trường được
đặt trong tổng thể văn hoá dân gian (mối liên quan chặt chẽ giữa đời sống thực
tiễn và các yếu tố văn hoá khác ngoài yếu tố ngôn từ như âm nhạc, nhảy múa, diễn

xướng, tâm linh…) nhằm đem đến một hiệu quả mới trong giảng dạy, học tập”
(PGS.TS Nguyễn Thị Huế - Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian những năm gần
đây).
- Có thể hình dung văn học như một dòng chảy thì Văn học dân gian chính là
ngọn nguồn của dòng chảy ấy. Trong nỗ lực tìm kiếm và đổi mới phương pháp dạy
học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học
sinh thiếu hứng thú học Văn hiện nay, việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá Văn
học là một xu hướng khả dĩ đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Tổ chức hoạt động ngoại khoá về
Văn học dân gian là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa
học.
- Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, chúng ta đã bàn
nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt, hình thức truyền thụ
xem việc thuyết giảng là chính đã trở nên đơn điệu, xơ cứng, không còn phù hợp
trong giai đoạn hiện nay. Mối quan tâm của giáo viên giảng dạy văn học ở nhà
trường phổ thông là phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu
quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn.
- Trong giai đoạn hiện nay, chưa bao giờ Văn học dân gian cổ truyền của dân
tộc lại sống dậy huy hoàng và được nhận thức sâu sắc về giá trị và vai trò của nó.
Trong những thành tựu về việc nghiên cứu văn học dân gian cổ truyền của dân tộc,
có một luận điểm khoa học cực kỳ quan trọng được nhiều người thừa nhận là
“chính văn học dân gian là nền tảng của sự phát triển, kết tinh của nền văn học
dân tộc”. Văn học dân gian ra đời cùng với sự ra đời của lịch sử dân tộc và tồn tại,
phát triển trong một thời gian dài trước khi có văn học viết.
- Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về Văn học dân gian sẽ giúp học sinh:
+ Ôn tập những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian trên cơ sở nhận biết,
thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.
+ Nắm chắc được khái niệm về các thể loại của Văn học dân gian Việt Nam.
+ Hiểu được những giá trị to lớn của Văn học dân gian - đây là cơ sở để học
sinh có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
- Để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian cần phải có sự chuẩn
bị kỹ về khâu tổ chức, về chương trình. Căn cứ vào tình hình thực tế ở trường phổ
thông và nhu cầu học tập của bộ môn, tôi xin đề xuất hình thức tổ chức hoạt động
ngoại khoá Văn học dân gian cho đối tượng là học sinh lớp 10 như sau:
- 5 -
a. Hình thức tổ chức:
* Vòng sơ khảo diễn ra vào lúc 7h30 ngày 22/10/2010 (trang phục biểu diễn
các lớp tự chuẩn bị).
+ Thi hát dân ca 3 miền.
+ Trình diễn tiểu phẩm chuyển thể từ tác phẩm Văn học dân gian.
* Vòng thi chung khảo:
- Thời gian tổ chức: 7h30 ngày 31 tháng 10 năm 2010.
- Thi vòng loại trực tiếp giữa 9 lớp (chia thành 3 bảng A, B, C) bằng hình
thức trắc nghiệm về kiến thức Văn học dân gian.
- Biểu diễn – xếp loại các tiết mục dân ca, kịch.
- Vòng chung khảo (3 lớp nhất bảng A, B, C)
+ Vòng thi khởi động.
+ Vòng thi vượt chướng ngại vật.
+ Vòng thi sáng tác ca dao.
+ HS thuyết minh về một số câu ca dao bắt đầu bằng “Thân em…”.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Mỗi lớp đăng kí 01 tiết mục dân ca, tập luyện và chọn trang phục phù hợp
(đăng kí tên bài hát, người biểu diễn về cho Ban tổ chức (giáo viên bộ môn Văn).
- Sau khi các lớp bốc thăm chọn tác phẩm “Tam đại con gà” hoặc “Nhưng nó
phải bằng hai mày” thì tiến hành viết kịch bản và tập luyện.
- Mỗi lớp sưu tầm câu đố (10 câu) và ca dao theo chủ đề (mỗi chủ đề 20 câu):
+ Ca dao than thân, phản kháng.
+ Ca dao về tình yêu đôi lứa.
+ Ca dao về tình cảm gia đình.

+ Ca dao về sản vật, địa danh.
- Mỗi lớp tham dự chọn đội tuyển gồm 4 thành viên dự thi (3 thành viên chính
thức, 1 thành viên dự bị).
c. Chuẩn bị của các giáo viên trong tổ:
- Giáo viên trao đổi ý kiến về chuyên đề trong các buổi họp tổ chuyên môn
ngày 11/9 và ngày 25/9/2010.
c.1. Dự kiến công việc:
Công việc Cách thức tiến
hành
Thời gian Chịu trách
nhiệm
Ghi chú
Sưu tầm ca
dao theo chủ
- Mỗi lớp chia 4
nhóm, mỗi nhóm
GVBM. Duyệt nội dung
các câu ca dao.
- 6 -
đề 01 chủ đề (20
câu)
Chọn thành viên
tham dự đội
tuyển.
Sưu tầm câu
đố
- Mỗi lớp 10 câu
(kèm đáp án)
Hạn chót
25/9/2010

GVBM. GV sau khi duyệt
nội dung câu đố
xin chuyển lại
cho C.Hân.
Hát dân ca Mỗi lớp 01 tiết
mục biểu diễn
vòng sơ khảo.
22/10/201
0
Hồng, Tịnh,
Sơn, Tâm.
- Chọn 4 hoặc 5
tiết mục công
diễn.
Kịch Mỗi lớp diễn 1 vở
kịch.
22/10/201
0
- GVBM. - Duyệt kịch bản,
chọn thành viên
đội kịch.
Ô chữ Chuẩn bị nội
dung vòng loại,
vòng chung khảo.
Lư, Sơn, Hân.
Dẫn chương
trình
31/10/201
0
Hân

Phụ trách
phần thưởng
Hiện vật, tiền Sơn
Ban giám
khảo
Minh Huệ,
Hồng, Tịnh,
Q.Anh
Lập kế hoạch
chuyên đề
Hân
c.2. Thảo luận về thể lệ:
* Vòng loại trực tiếp: 9 lớp thi bằng hình thức trắc nghiệm với thời gian 20 phút.
- Số câu trắc nghiệm: 30.
- Số điểm tuyệt đối của mỗi lớp: 150đ.
- 3 lớp có điểm cao nhất (theo nhóm) sẽ thi vòng tiếp theo.
* Vòng khởi động:
- Mỗi đội gồm 3 thành viên.
- Mỗi thành viên sẽ chọn một ô số, câu đố sẽ xuất hiện; trong vòng 15 giây
phải trả lời xong. Nếu không trả lời được, khán giả sẽ trả lời.
- Một câu trả lời = 10 điểm.
- Số điểm tuyệt đối của mỗi đội là 30 đ.
* Vòng vượt chướng ngại vật:
- Mỗi đội sẽ chọn hình một con giáp. Mỗi đội có 4 lần chọn luân phiên. Khi
tất cả hình con giáp lật xong sẽ xuất hiện hình nền. Các đội bấm chuông giành
- 7 -
quyền trả lời: nếu trả lời đúng thì sẽ được 40 điểm. Nếu các hình con giáp chưa lật
xong mà đội nào đoán được hình nền thì sẽ đạt 60 đ. Cuộc chơi vẫn tiếp tục. Mỗi
đội chỉ được quyền đoán hình nền một lần trong suốt vòng thi.
- Khi chọn hình con giáp thì câu gợi ý 1 xuất hiện; trong vòng 15 giây phải trả

lời xong. Nếu trả lời đúng sẽ được 20 đ. Nếu không trả lời được, hai đội còn lại sẽ
bấm chuông giành quyền trả lời trong vòng 10 giây. Nếu đội bấm chuông trả lời
đúng sẽ được 10 đ. Nếu trả lời sai thì dừng lại.
- Câu gợi ý 2 xuất hiện, đội có quyền chọn sẽ trả lời trong vòng 10s. Nếu trả
lời đúng sẽ được 10 đ. Nếu không trả lời được, hai đội còn lại sẽ bấm chuông
giành quyền trả lời trong vòng 10 giây. Nếu đội bấm chuông trả lời đúng sẽ được 5
đ. Nếu trả lời sai thì khán giả sẽ trả lời.
* Vòng sáng tác ca dao:
- Mỗi đội sáng tác câu ca dao theo đúng yêu cầu sẽ đạt 40 điểm.
c3. Tập hợp lớp trưởng khối 10 để phổ biến nội dung, cách thức tổ chức.
* Bốc thăm chọn nhóm:
- Nhóm A: A1, A4, A5
- Nhóm B: A2, A8, A9
- Nhóm C: A3, A6, A7
* Bốc thăm chọn tên tác phẩm truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” và
“Tam đại con gà” để chuyển thể thành kịch:
STT Tên vở kịch Lớp Ghi chú
1 Nhưng nó phải bằng hai mày 10A6
2 Tam đại con gà 10A7
3 Nhưng nó phải bằng hai mày 10A2
4 Nhưng nó phải bằng hai mày 10A3
5 Tam đại con gà 10A9
6 Tam đại con gà 10A4
7 Tam đại con gà 10A8
8 Nhưng nó phải bằng hai mày 10A1
9 Tam đại con gà 10A5
* HS đăng kí tên các tiết mục dân ca:
STT Tiết mục Lớp Ghi chú
1 Trống cơm – Đi cấy – Lí quạ kêu (biểu diễn:
Ngọc Tuyền, Quốc Trí, Văn Nam)

10A4
2 Múa: Cây đa quán dốc (biểu diễn: Linh
Thụy, Mỹ Hạnh, Mai Phương)
10A2
3 Múa: Cây đa quán dốc 10A1
4 Đi cấy (biểu diễn: Tuyết Mi, Lan Hương) 10A8
5 Bài ca ca ngợi quê hương (biểu diễn: Thư) 10A9
- 8 -
6 Lí cây đa (biểu diễn: Hương Giang, Nô – en) 10A7
7 Trống cơm (biểu diễn: Thu Thủy) 10A5
8 Non nước hữu tình (biểu diễn: Phạm Thị
Duyên)
10A3
9 Cây đa quán dốc (biểu diễn: Hợp, Huỳnh
Dung, Thu Hương và nhóm múa minh họa.
10A6
d. Nội dung các vòng thi:
d.1. Câu hỏi trắc nghiệm vòng loại trực tiếp:
- Mục đích: phần thi kiến thức sẽ giúp các em hiểu sâu rộng về Văn học dân
gian, trên cơ sở đó giúp các em nhớ nhanh, khắc sâu kiến thức chuẩn bị cho việc
ôn thi học kì I.
+ Kiểm tra kiến thức về những tác phẩm Văn học dân gian mà học sinh đã
tiếp thu trong giờ học chính khóa.
+ Chọn từ thích hợp, chọn một câu lục hoặc một câu bát điền vào chỗ trống để
có được những câu ca dao hoàn chỉnh. Cách này vừa củng cố cho học sinh kiến
thức đã học, vừa củng cố thêm vốn ngôn ngữ tiếng Việt, các biện pháp tu từ và thể
thơ lục bát cho các em.
+ Kiểm tra, củng cố vốn ca dao mà học sinh đã tiếp nhận được.
* Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn:
1. “Tiễn dặn người yêu” là truyện thơ của dân tộc:

a. Thái
b. Ê đê
c. Mường
d. Bana
 câu a.
2. Qua những lần hóa thân của Tấm, nhân dân muốn nói:
a. Tấm là người lương thiện và được Bụt giúp đỡ nên không thể chết.
b. Tấm không thể rời xa nhà vua nên hiển linh để báo cho nhà vua biết sự có
mặt của mình.
c. Cái thiện luôn tìm mọi cách để chiến đấu và diệt trừ cái ác.
d. Sự tích cực và chủ động của Tấm trong cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh
phúc của mình.
 câu d.
3. “Tam đại con gà” thuộc thể loại:
a. Truyện trào phúng
b. Truyện châm biếm
- 9 -
c. Truyện đả kích
 câu a.
4. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu
- Trọng Thủy” có ý nghĩa:
a. Ngợi ca tình yêu chung thủy, son sắt.
b. Biểu trưng cho một mối oan tình được hóa giải.
c. Biểu trưng cho một bi kịch tình yêu.
d. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.
 câu b.
* Chọn câu đúng nhất điền vào chỗ trống:
5. Thương trò … áo cho trò
Thiếu bâu, thiếu vạt, thiếu hò, thiếu vai.
a. tặng

b. đưa
c. may
d. gửi
 câu c.
6. Áo ……ai cắt ai may
Đường tà ai đột, cửa tay ai viền.
a. em
b. anh
c. chàng
d. nàng
 câu b.
7. Cào cào giã gạo cho nhanh
Tao may áo đỏ áo…. cho cào.
a. đen
b. xanh
c. hoa
 câu b.
8.
Bao giờ cạn ……Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ, mới sai lời nguyền.
- 10 -
a. lạch
b. sông
c. nước
 câu a.
9. Anh đừng thấy đó bỏ đăng
……………………………………
a. Đừng chê nghèo khó vội vàng phụ em.
b. Đừng như châu châu thấy đèn nhảy vô.
c. Thấy lê bỏ lựu, thấy trăng quên đèn.

 câu c.
10. …………………………
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
a. Kim vàng ai nỡ uốn câu
b. Hoa thơm ai chẳng nâng niu
c. Chim khôn đậu nóc nhà quan
 câu a.
11. ……………………………….
Cầu không tay vịn cũng lần mà đi.
a. Sông Ngân há dễ bắc cầu
b. Thương nhau chẳng quản xa gần
c. Thương em, anh phải đi đêm
 câu b.
12. Người thanh nói tiếng cũng thanh
………………………………….
a. Nhịp nhàng đưa đẩy giọng đờn mê ly.
b. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
c. Anh già lời nói, em xiêu tấm lòng.
 câu b.
* Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
13. Sâu nhất là sông ………….
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
 Bạch Đằng.
- 11 -
14. Cao nhất là núi ………… ,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
 Lam Sơn.
15. Đồng Đăng có phố …………
Có nàng Tô Thị, có chùa…………….
 Kì Lừa, Tam Thanh.

16. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu …… đẹp ……còn hơn đẹp người.
 người, nết.
17. Ai về đến huyện…………
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương.
 Đông Anh.
18. Đời người có một ……….tay
Ai hay ngủ ngày còn được nửa……….
 gang.
19. Trâu ta ăn ……đồng ta
Chùng nào hết ……mới qua đồng người.
 cỏ.
20. Tằm vương tơ…… vương tơ
Mấy đời tơ……….đẹp như tơ tằm.
 nhện.
* Điền câu thích hợp vào chỗ trống:
21.
Thân em như giếng giữa đàng
………………………………………………
 Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
22. Thân em như miếng cau khô
…………………………………………………
 Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày.
23. Thân em như trái bần trôi

 Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu.
- 12 -
24. Thân em như củ ấu gai

 Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

* Viết ca dao:
- Hai câu ca dao nói về tình yêu đôi lứa.
- Hai câu ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước.
- Hai câu ca dao nói về đặc sản, địa danh.
d.2. Vòng thi khởi động:
- Mục đích: giúp HS hiểu câu đố thường đưa ra những nét tương đồng về hình
dạng bên ngoài của các sự vật khác so với vật đố; những dấu hiệu của đối tượng
được giấu tên, những chức năng, công dụng của các đối tượng trong cuộc sống,
những đặc điểm của đối tượng về hình dáng, trạng thái hoạt động, để gợi sự liên
tưởng. Câu đố thường sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa, sử dụng các thể thơ truyền
thống, có vần, nhịp điệu…
- Vòng này gồm 12 ô số, mỗi thành viên của đội được quyền chọn 1 ô số.
CÂU ĐỐ
1. Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng
Bắc cầu thiên lý nằm ngang một mình. (Là gì)
(Cầu vồng)
2. Con đóng khố, bố cởi truồng. (Cây gì)
(Cây tre)
3. Sông gì chảy giữa lưng trời
Đôi bờ lấp lánh sáng ngời ngàn sao.
(Sông Ngân Hà)
4. Chân đen, mình trắng, đứng nắng giữa đồng. (Con gì)
(Con cò)
5. Trong nhà có bà hai đầu. (Cái gì)
(Cái võng)
6. Đố anh chi sắc hơn dao, chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời ? (Là gì )
(Mắt, lòng người, trán)
7. Có con mà chẳng có cha
Có lưỡi không miệng, đố là vật chi ? (Là gì)
(Con dao)

- 13 -
8. Người vui tôi cũng vui theo
Người buồn tôi cũng buồn theo với người. (Là cái gì)
(Cái gương)
9. Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bước đi mỗi bước lại mòn gót chân. (Là gì)
(Viên phấn)
10. Cây gì không trồng mà mọc.
(Cây cỏ)
11. Ai từng đánh đuổi giặc Ân ?
Ai xin chém bảy nịnh thần không tha ? (Là ai )
(Thánh Gióng, Chu Văn An)
12. Đố ai giải phóng Thăng Long,
Nửa đêm trừ tịch, quyết lòng tiến binh.
Đống Đa, sông Nhĩ vươn mình
Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh, tơi bời.
(Nguyễn Huệ)
d.3. Vòng thi vượt chướng ngại vật.
- Mục đích: giúp HS rèn luyện khả năng tư duy.
Ô CHỮ
STT Gợi ý Đáp án
01
1. Đọc một bài ca dao có nội dung nói
về một loài hoa không có cành.
2. Bài ca dao mang ý nghĩa nói về
phẩm chất thanh cao, trong sạch của
con người trong môi trường có nhiều
cái xấu.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị

vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn.
02
1. Đây là vật mà nhờ nó một ông vua
trong truyện cổ tích nhận ra vợ mình.
2. Vợ vua sống cùng một bà lão ở một
quán nước bên đường.
Miếng trầu (têm cánh phượng)
03
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Tôi kể ngày xưa chuyện ……….,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
- 14 -
1. Đây là tên một nàng công chúa.
2. Cái chết của nàng có ảnh hưởng
đến một loài vật sống dưới biển.
Mị Châu
04
1. Tên một câu chuyện cổ tích mà
nhân vật chính là người mồ côi lấy
công chúa và được làm vua.
2. Nhân vật chính đánh đàn “Đàn kêu
tích tịch tình tang. Ai mang công chúa
dưới hang trở về”.
Thạch Sanh – Lí Thông
05
1. Đây là câu ca dao nói lên ước
muốn bắc một chiếc cầu của cô gái.

2. Chiếc cầu được làm bằng một vật
rất gần gũi với cô gái.
Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang
chơi.
06
1. Bài ca dao nhắc đến món ăn rất dân
dã của người bình dân.
2. Bài ca dao nói về nỗi nhớ quê nhà
của chàng trai.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm
tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm
nao.
07
Đây là nhân vật nào trong lịch sử ?
1. Tuổi già nhưng sức chẳng già,
Vung gươm Bắc phạt: quân nhà Tống
tan.
Xuôi Nam: Chiêm quốc kinh hoàng,
Thơ “Thần” một áng: lời vàng còn
lưu.
2. Là tác giả của bài thơ “Nam quốc
sơn hà”.
Lí Thường Kiệt
08
Đây là nhân vật nào trong lịch sử ?
1. Nam Quan bái biệt cha già,

Trở về nợ nước, thù nhà lo toan.
2. Lam Sơn góp lưỡi gươm vàng,
“Bình Ngô đại cáo” giang sơn thu về.
Nguyễn Trãi
09
Đây là gì ?
1. Quê em thì ở thôn Đông,
Em đi lấy chồng trên thượng thôn
Mặt trời
- 15 -
Tây.
Sáng chiều lên xuống hàng ngày
Nhìn em ai cũng cau mày nhăn nheo.
2. Buổi sáng thức dậy đằng Đông
Buổi chiều về ngủ cánh rừng phía
Tây.
10
1. Đây là câu tục ngữ nói về tinh thần
tương trợ, tương thân tương ái.
2. Câu tục ngữ gồm 5 từ.
Lá lành đùm lá rách.
11
Điền từ vào chỗ trống:
Nước sông Thao biết bao giờ cạn
Núi ……….biết vạn nào cây.
1. Một ngọn núi ở phía Tây Hà Nội.
2. Còn có tên gọi khác là Tản Viên.
Ba Vì
12
Điền từ vào chỗ trống:

…… xe cát biển Đông
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
1. Đây là con vật thường kiếm ăn trên
bãi biển khi thủy triều xuống, ẩn nấp
trong các hang dưới lớp cát.
2. Đây là hóa thân của một người đàn
ông lấp biển nhằm đòi lại viên ngọc
quí có thể hiểu tiếng muôn chim.
Dã tràng
* Hình nền: “ăn cây nào, rào cây ấy”: hưởng quyền lợi ở đâu thì chăm nom, vun
vén cho nơi đó.
d.4. Vòng thi sáng tác ca dao (thời gian 5 phút).
- Mục đích: giúp HS phát huy tính sáng tạo trong việc tiếp nhận nội dung của
ca dao, bộc lộ tư tưởng tình cảm của bản thân và thể hiện năng lực làm thơ lục bát.
- Mỗi đội sẽ sáng tác ca dao (theo thể lục bát) bắt đầu bằng “Chiều chiều…”
hoặc “Ước gì…”.
Ví dụ: - Chiều chiều ra đứng bờ ao
Nước kia không khát, khát khao duyên chàng.
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- 16 -
- Ước gì có cánh như chim
Bay cao liệng thấp đi tìm người thương.
- Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
d.5. Thuyết minh về một số câu ca dao bắt đầu bằng “Thân em ”.
- Mục đích: giúp HS cảm nhận được ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người
phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thuỷ
chung son sắt. Những cân ca dao lưu giữ trọn vẹn nhất về những vẻ đẹp ấy: càng
trong đau khổ lại càng ngời sáng, thanh cao.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi Hoạt động chuyên đề:
Học sinh lắng nghe thể lệ vòng thi trắc nghiệm.
- 17 -

Biểu diễn tiết mục “Đi cấy” – 10ª8
Tiết mục “Trống Cơm” – 10ª5
- 18 -

Tiết mục “Cây đa quán dốc” của lớp 10ª6.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Học sinh các lớp tích cực tham gia, chuyên đề đã gợi được sự hứng thú, tạo
ra một sân chơi lành mạnh, phát huy được tính tự giác, sáng tạo của học sinh.
- Qua chuyên đề này, học sinh nhận thức được:
+ Vẻ đẹp con người trong mối quan hệ với bản thân tạo nên tiếng nói nội tâm
thầm kín và mãnh liệt. Con người trong Văn học dân gian luôn thể hiện tấm lòng
nhân hậu, vị tha, hồn nhiên, chân thật, mạnh mẽ, giản dị, bộc trực, hướng đến cái
cao cả hoàn thiện. Bên cạnh đó là sự bay bổng của trí tuởng tượng tràn đầy ước
mơ, khát vọng sống của người lao động thời xưa.
+ Giá trị của chất nhân văn trong Văn học dân gian giúp người đọc khám phá
những vẻ đẹp hiện thực cuộc sống bình thường, làm phong phú nhận thức của con
người, nâng cao đời sống tinh thần và bồi đắp tâm hồn con người ngày càng tốt
đẹp hơn. Chất nhân văn là kết tinh, hội tụ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc,
tạo nên sức cuốn hút, hấp dẫn mọi thế hệ, là sự gắn kết mạch nguồn dân tộc từ quá
khứ đến hiện tại.
Từ đó các em nhận thức được rằng việc giữ gìn, lưu truyền Văn học dân gian,
nâng niu trân trọng giá trị tinh thần của dân tộc là nhiệm vụ của tất cả mọi người.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
* Đối với giáo viên:
- Chuyên đề cần có sự đầu tư công phu về nội dung, thời gian và công sức của
các giáo viên trong tổ chuyên môn.

- 19 -
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với Đoàn trường về mặt hình thức tổ chức.
- Nên định hướng cho học sinh chọn các tiết mục dân ca phù hợp với chất
giọng, lưu ý không chọn các tác phẩm nhạc mang âm hưởng dân ca.
- Góp ý nội dung các kịch bản được chuyển thể từ tác phẩm Văn học dân gian
phải bám sát văn bản gốc.
- Chọn học sinh có chất giọng thuyết minh phù hợp.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm những câu ca dao đúng chủ đề yêu cầu.
* Đối với học sinh:
- Các em cần có sự tìm hiểu kĩ về ca dao – dân ca, đặc biệt là những câu ca
dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
+ Những câu ca dao bắt đầu bằng mô típ “Thân em…”.
+ Những câu ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước (sản vật, địa danh).
- Học sinh nắm được nghệ thuật của ca dao và luật của thể thơ lục bát.
- Chọn diễn viên phù hợp với vai diễn.
V. KẾT LUẬN
Để góp phần cải thiện thực trạng không thích học Văn của học sinh hiện nay,
thiết nghĩ hoạt động ngoại khoá Văn học trong trường Phổ thông, đặc biệt phần
Văn học dân gian là một hoạt động chuyên môn bổ ích, lí thú, có tính khả thi. Nó
góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo của học
sinh, góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn, kỹ năng sư phạm của người thầy
trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với học sinh khám phá kho tàng kiến thức
của dân tộc. Có thể nói chuyên đề “Văn học dân gian” tạo ra một sân chơi bổ ích
về mặt kiến thức – kĩ năng cho các em, là hành trang quan trọng để các em bước
vào đời.
Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi chỉ nêu lên một số hình thức, nội dung
chuyên đề mà bản thân góp phần tham gia thực hiện. Thiết nghĩ, những kinh nghiệm trên
ít nhiều có thể giúp quý Thầy, Cô tham khảo, bổ sung và ứng dụng trong quá trình dạy
học Văn học dân gian ở trường THPT. Những thiếu sót trong quá trình viết đề tài là
điều không thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô.

Chân thành cảm ơn!

NGƯỜI THỰC HIỆN

Ngô Xuân Sơn
- 20 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 1)- Nhiều tác giả- NXB Giáo dục năm
2009.
2. Sách giáo viên Ngữ văn 10 (tập 1)- Nhiều tác giả- NXB Giáo dục năm 2009.
3. Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu (Bùi Mạnh Nhị chủ biên-
NXB GD 2003).
4. Bộ hành với ca dao (Lê Giang – NXB trẻ 2004).
5. Văn học dân gian – những tác phẩm chọn lọc (Bùi Mạnh Nhị chủ biên –
NXB GD 2003).
6. 999 câu đố Việt Nam (Đức Anh – NXB Hồng Đức năm 2008).
7. Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh chủ biên, NXB Giáo Dục,
1997).
8. Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian trong nhà trường
(Phan Thị Thanh Vân - Báo Giáo dục và thời đại ngày 12/01/2009).
- 21 -
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BiênHòa, ngày 15 tháng 02 năm 2011
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2010- 2011
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
NGOẠI KHÓA VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
Họ và tên tác giả: NGÔ XUÂN SƠN Đơn vị (Tổ): Ngữ Văn
Lĩnh vực:

Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn 
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách: Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Thanh Hồng Phan Quang Vinh
- 22 -

×