Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

báo cáo thực xử lý môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG
CÔNG NGHỆ VIỄN ĐÔNG
Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM THÀNH TÂM
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ LUYẾN
LÊ THÀNH ĐẠT
Lớp: DHHO4A
Khoá: 2010-2013
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4, năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG
CÔNG NGHỆ VIỄN ĐÔNG
Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM THÀNH TÂM
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ LUYẾN
LÊ THÀNH ĐẠT
Lớp: DHHO4A
Khoá: 2010-2013
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4, năm 2013
Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay,ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nhứt nhối của toàn xã hội. Nhất
là trong thời điểm hiện nay, các công ty, khu công nghiệp,cụm công nghiệp mọc lên
rất nhiều. Nó đã thải ra môi trường rất nhiều chất ô nhiễm làm cho môi trường sống
của chúng ta càng ngày càng xấu đi. Vì thế cần xử lý trước khi thải ra môi trường.
Việc xử lý chất thải nói chung và nước thải nói riêng đang được nhiều nước trên thế
giới nghiên cứu và áp dụng. Và càng ngày càng có nhiều công nghệ xử lý mới.


Để cải thiện môi trường và giảm nồng độ chất thải thải ra môi trường thì ở các
nhà máy cũng như khu công nghiệp đều phải có hệ thống xử lý trước khi thải ra môi
trường.
Ở tại Nhà máy Hansea, Lô III, Khu công nghiệp Tân Hương, Huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang là một trong các KCN thức hiện đầy đủ việc xử lý nước thải
trước khi thải ra môi trường. Qua khảo sát thực tế cũng như tính toán, Ban Quản lý
KCN và Trung tâm Kỹ Thuật Môi trường đã nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý
nước thải đạt các tiêu chuẩn và quy định của nhà nước cũng như của KCN.
Được sự phân công của trường về thực tập tại công ty TNHH Môi Trường Công
Nghệ Viễn Đông , em phải có nhiệm vụ tìm hiểu tổng quan chung về Trung tâm và
một số công trình xử lý chất thải.
Tại Trung tâm các anh đã tận tình hướng dẫn cho em về nhà máy xử lý nước thải
Nhà máy hansea. Tại đây thì em tìm hiểu về:
• Tổng quan về KCN.
• Tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý nước thải tại Nhà máy.
• Vận hành và quản lý dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp của Nhà máy.
• Các sự cố có thể xảy ra và các biện pháp khắc phục.

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 3 năm học tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh,
các thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức sâu rộng về mọi mặt
cho chúng em. Nhờ đó, em đã tiếp thu và tích lũy nhiều kiến thức và bài học quý báu,
đó là hành trang để em tự tin vững bước khi đi vào cuộc sống.
Vì vậy, trước hết em xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô, nhất là các thầy cô
trong Khoa Công Nghệ Hóa đã tận tình dạy dỗ em trong suốt thời gian em học ở
trường.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy Phạm Thành Tâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt thời gian làm báo cáo thực tập.
Em xin cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công Ty TNHH Môi Trường Viễn Đông và Công
Ty Xử Lý Nước Thải Miền Nam và các anh trong tổ công nghệ đã tận tình chỉ dẫn và

cung cấp tài liệu để em hoàn thành tốt kỳ thực tập và viết bài báo cáo thực tập tại Công
Ty trong thời gian qua. Và đồng thời cũng giúp em có kinh nghiệm sau khi ra trường.
Xin trân trọng cảm ơn!

NHẬN XÉT CỦA ĐẠI DIỆN CÔNG TY


























TP.Hồ Chí Minh, ngày …tháng….năm 2013
Đại diện công ty

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



















Phần đánh giá:
• Ý thức thực hiện:
• Nội dung thực hiện:
• Hình thức trình bày:
• Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Giáo viên hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



















Phần đánh giá:
• Ý thức thực hiện:
• Nội dung thực hiện:
• Hình thức trình bày:
• Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Giáo viên phản biện

DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH

 !"#$%&'() *+,-./012+34(56782(9:"
;"'<2 =;"'<2
Chương I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG
CÔNG NGHỆ VIỄN ĐÔNG
>>Giới Thiệu về sơ đồ tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công Ty gồm:
>?>Lĩnh vực hoạt động
Thiết kế, thi công các công trình
- Cấp thoát nước.
- Xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt và công nghiệp.
- Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
- Xử lý khí thải.
Tư vấn thủ tục môi trường
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Lập đề án Bảo vệ môi trường ; Khai thác nước mặt ; Khai thác nước ngầm; Đề án
bảo vệ môi trường ; Đề án xả thải.
- Lập báo cáo giám sát chất lượng môi trường
- Tư vấn áp dụng các biện pháp và công nghệ sản xuất sạch hơn.
Thương mại
- Mua bán các loại hóa chất, thiết bị, vật tư chuyên ngành xử lý ô nhiễm môi trường,
dụng cụ phòng thí nghiệm.

Chương II: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
2.1 Nguồn gốc
Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công

nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải
khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước
thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính
hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán
bộ công nhân viên.
2.2 Phân loại
Có nhiều cách phân loại nước thải, sau đây là một số cách phân loại thường được
sử dụng:
2.2.1 Theo cách thức sản sinh ra nước thải
Nước thải được sản sinh từ nước không được dùng trực tiếp trong các công đoạn
sản xuất, nhưng tham gia các quá trình tiếp xúc với các khí. chất lỏng hoặc chất rắn
trong quá trình sản xuất. Loại này có thể phát sinh liên tục hoặc không liên tục, nhưng
nói chung nếu sản xuất ổn định thì có thể dễ dàng xác định được các đặc trưng của
chúng.
Nước thải được sản sinh ngay trong bản thân quá trình sản xuất. Vì là một thành
phần của vật chất tham gia quá trình sản xuất, do đó chúng thường là nước thải có
chứa nguyên liệu, hoá chất hay phụ gia của quá trình và chính vì vậy những thành
phần nguyên liệu hoá chất này thường có nồng độ cào và trong nhiều trường hợp có
thể được thu hồi lại. Ví dụ như nước thải này gồm có nước thải từ quá trình mạ điện,
nước thải từ việc rửa hay vệ sinh các thiết bị phản ứng, nước chứa amonia hay phenol
từ quá trình dập lửa của công nghiệp than cốc, nước ngưng từ quá trình sản xuất giấy.
Do đặc trưng về nguồn gốc phát sinh lên loại nên loại nước thải này nhìn chung có
nồng độ chất gây ô nhiễm lớn, có thể mang tính nguy hại ở mức độ khác nhau tuỳ
thuộc vào bản thân quá trình công nghệ và phương thức thải bỏ. Nước thải loại này
cũng có thể có nguồn gốc từ các sự cố rò rỉ sản phẩm hoặc nguyên liệu trong quá trình
sản xuất, lưu chứa hay bảo quản sản phẩm, nguyên liệu.
?
2.2.2 Phân loại theo phương pháp xử lý
ST

T
Chất ô nhiễm Phương pháp xử lý
1 Dầu mỡ và các chất lơ lững Cơ học, có thể kết hợp với
phương pháp kết tủa tạo bông.
2 Các chất hữu cơ hòa tan hoặc nhũ
tương như: thuốc nhộm, phenol,…
Phương pháp hấp thụ
3 Các ion kim loại Dùng phương pháp kết tủa
4 H
2
S, NH
3
, SO
2
Phương pháp kết tủa
5 CN, Cr, … Xử lý bằng phương pháp hóa
học oxi hóa- khử.
6 Các muối axit và muối bazơ, các chất
hữu cơ ion hóa và không ion hóa
Dùng phương pháp ion hoặc
thẩm thấu ngược
7 Đường, protein và các chât hữu cơ dễ
phân hủy
Các phương pháp sinh học hiếu
khí, yếm khí hay kỵ khí
Bảng 2.1. Thành phần đặt trưng trong nước thải cảu một số ngành công nghiệp
2.2.3 Thành phần và tính chất
- Thành phần:
Trong nước thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng thì thành phần chủ
yếu là BOD, COD, SS, Nitơ, Photpho, pH, độ kiềm, axit, kim loại nặng, dầu mỡ,…

Tùy theo từng ngành công nghiệp cụ thể mà có các thành phần khác nhau.
Các chỉ tiêu Chế biến sữa Sản xuất thịt hộp Dệt sợi tổng hợp
BOD
5
mg/l 1000 1400 1500
COD, mg/l 1900 2100 3300
TSS, mg/l 1600 3300 8000
SS, mg/l 400 1000 2000
Nito, mgN/l 50 150 30
Photpho, mgP/l 12 16 0
pH 7 7 5
dầu mở, mg/l 0 500 0
Bảng 2.2. Thành phần đặt trưng của nước thải mốt số ngành công nghiệp

- Tính chất:
Màu: Nước thải mới có màu nâu hơi sáng, tuy nhiên thường là có màu xám có
vẩn đục. Màu sắc của nước thải sẽ thay đổi đáng kể nếu như bị nhiễm khuẩn, khi đó sẽ
có màu đen tối.
Mùi: Có trong nước thải là do các khí sinh ra trong quá trình phân hủy các hợp
chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào.
Lưu lượng: Thể tích thực của nước thải cũng được xem là một đặc tính vật lý của
nước thải. Vận tốc dòng chảy luôn thay đổi theo ngày.
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): Dùng để xác định lượng chất bị phân hủy sinh hóa
trong nước thải, thường được xác định sau 5 ngày ở nhiệt độ 20
0
C. BOD
5
trong nước
thải sinh hoạt thường nằm trong khoảng 100 – 300 mg/l, còn trong nước thải công
nghiệp thì tùy theo ngành.

Nhu cầu oxy hóa học (COD): Dùng để xác định lượng chất bị oxy hóa trong
nước thải. COD thường trong khoảng 200 – 500 mg/l. Tuy nhiên, có một số loại nước
thải công nghiệp COD có thể tăng rất nhiều lần.
Các chất dinh dưỡng: Chủ yếu là N và P, chúng là những nguyên tố cần thiết cho
các thực vật phát triển.
- Hợp chất chứa N: Số lượng và loại hợp chất chứa N sẽ thay đổi đối với mỗi loại nước
thải khác nhau.
- Photpho: Đây là nhân tố cần thiết cho hoạt động sinh hóa. P thường trong khoảng 6 –
20 mg/l.
Các chất rắn: Hầu hết các chất ô nhiễm trong nước thải có thể xem là chất rắn.
Chỉ thị về vi sinh của nước (E.coli):
Trong nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, bệnh viện, vùng du lịch, khu
chăn nuôi nhiễm nhiều loại vi sinh vật. Còn đối với nước thải công nghiệp thì chỉ có
nhiều trong các ngành chế biến thực phẩm. Trong số đó có nhiều loài vi khuẩn gây
bệnh, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa, tả lị, thương hàn, ngộ độc thực phẩm.
Chất lượng về mặt vi sinh của nước thường được biểu thị bằng nồng độ của vi
khuẩn chỉ thị – đó là những vi khuẩn không gây bệnh và về nguyên tắc đó là nhóm
trực khuẩn (coliform). Thông số được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số coli.
Tuy tổng số coliform thường được sử dụng như một chỉ số chất lượng của nước
về mặt vệ sinh, nhưng ở điều kiện nhiệt đới, chỉ số này chưa đủ ý nghĩa về mặt vệ sinh
do:

+ Có rất nhiều vi khuẩn coliform tồn tại tự nhiên trong đất, vì vậy mật độ cao các
vi khuẩn của nước tự nhiên giàu dinh dưỡng có thể không có ý nghĩa về mặt vệ sinh.
+ Các vi khuẩn coliform có xu hướng phát triển trong nước tự nhiên và ngay
trong cả các công đoạn xử lý nước thải (trước khi khử trùng) trong điều kiện nhiệt đới.
2.3 Tác hại đến môi trường
Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong
nước thải gây ra.
COD, BOD: Sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây

thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường
nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình
phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H
2
S, NH
3
, CH
4
, làm cho nước có mùi hôi
thốii và làm giảm pH của môi trường.
SS: Lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải thường không ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ
sinh vật nước.
Vi trùng gây bệnh: Gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy,
ngộ độc thức ăn, vàng da,…
Ammonia, P: Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong
nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại
tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong
các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của
tảo thải ra).
Màu: Mất mỹ quan.
Dầu mỡ: Gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.
các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các
chất ít tan hoặc những hợp chất tan trong nước và có thể có hóa chất độc hại, việc xử
lý nước thải sinh công nghiệp là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa
nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý
thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải.
Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phụ thuộc vào:
- Thành phần và tính chất nước thải.
- Mức độ cần thiết xử lý nước thải.

- Lưu lượng và chế độ xả thải.

- Đặc điểm nguồn tiếp nhận.
- Điều kiện mặt bằng và địa hình khu vực dự kiến xây dựng trạm xử lý nước
thải.
- Điều kiện địa chất thuỷ văn, khí hậu tại khu vực dự kiến xây dựng
- Điều kiện cơ sở hạ tầng.
- Điều kiện vận hành và quản lý hệ thông xử lý nước thải.
- Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nói chung thường phụ thuộc vào quy mô
dân số.
Các phương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước
thải sinh hoạt là: phương pháp cơ học, phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý, và
phương pháp sinh học.

Chương III: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC
THẢI VÀ XỬ LÝ CẶN
Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các
loại chất không tan đến các chất ít tan hoặc những hợp chất tan trong nước và có thể
có hóa chất độc hại, việc xử lý nước thải sinh công nghiệp là loại bỏ các tạp chất đó,
làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc
lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại
tạp chất có trong nước thải. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phụ thuộc
vào:
- Thành phần và tính chất nước thải.
- Mức độ cần thiết xử lý nước thải.
- Lưu lượng và chế độ xả thải.
- Đặc điểm nguồn tiếp nhận.
- Điều kiện mặt bằng và địa hình khu vực dự kiến xây dựng trạm xử lý nước
thải.
- Điều kiện địa chất thuỷ văn, khí hậu tại khu vực dự kiến xây dựng

- Điều kiện cơ sở hạ tầng.
- Điều kiện vận hành và quản lý hệ thông xử lý nước thải.
- Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nói chung thường phụ thuộc vào quy mô
dân số.
Các phương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước
thải sinh hoạt là: phương pháp cơ học, phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý, và
phương pháp sinh học.
3.1 Phương pháp cơ học
Phương pháp này thường là giai đoạn sơ bộ, ít khi là giai đoạn kết thúc quá trình
xử lý nước thải sản xuất.
Phương pháp này dùng để loại các tạp chất không tan (còn gọi là tạp chất cơ học)
trong nước.
Các tạp chất này có thể ở dạng vô cơ hay hữu cơ.
Các phương pháp cơ học thường dùng là: lọc qua lưới, lắng, xiclon thủy lực, lọc
qua lớp vật liệu cát và quay li tâm.

3.2 Song chắn rác
Song chắn rác dùng để giữ lại các chất thải rắn có kích thước lớn trong nước thải
để đảm bảo cho các thiết bị và công trình xử lý tiếp theo. Kích thước tối thiểu của rác
được giữ lại tùy thuộc vào khoảng cách giữa các thanh kim loại của song chắn rác. Để
tránh ứ đọng rác và gây tổn thất áp lực của dòng chảy người ta phải thường xuyên làm
sạch song chắn rác bằng cách cào rác thủ công hoặc cơ giới. Tốc độ nước chảy (v) qua
các khe hở nằm trong khoảng 0,65m/s đến 1m/s. Tùy theo yêu cầu và kích thước của
rác chiều rộng khe hở của các song thay đổi.
3.2.1 Bể lắng cát
Bể lắng cát nhằm loại bỏ cát, sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏi nước thải. Trong nước
thải, bản thân cát không độc hại nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các
công trình và thiết bị trong hệ thống như ma sát làm mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn
trong các kênh hoặc ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý và tăng tần
số làm sạch các bể này. Vì vậy trong các trạm xử lý nhất thiết phải có bể lắng cát.

Có ba loại bể lắng cát chính: Bể lắng cát theo chiều chuyển động ngang của dòng
chảy (dạng chữ nhật hoặc vuông), bể lắng cát có sục khí hoặc bể lắng cát có dòng chảy
xoáy.
3.2.2 Bể lắng sơ cấp
Để giữ lại các chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi cho nước thải vào
các bể xử lý sinh học người ta dùng bể lắng sơ cấp. Bể lắng sơ cấp dùng để loại bỏ các
chất rắn có khả năng lắng (tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước) và các chất nổi (tỉ trọng
nhẹ hơn tỉ trọng của nước). Nếu thiết kế chính xác bể lắng sơ cấp có thể loại được 50 -
70% chất rắn lơ lửng, 25 - 40% BOD của nước thải.
3.2.3 Bể điều hòa
Tại bể điều hòa, máy thổi khí cung cấp khí cho bể. Khí sẽ hòa trộn đồng đều
nồng độ nước thải đầu vào trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể
sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hoà có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước
thải đầu vào.
3.3 Phương pháp hóa học
HTXLNT bằng phương pháp hóa học gồm có các quá trình: Trung hòa, oxy hóa
khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Cơ sở của phương pháp
này là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa chất thêm vào. Do đó,
ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các hệ

thống xử lý nước khép kín. Tuy nhiên, phương pháp hóa học có nhược điểm là chi phí
vận hành cao, không thích hợp cho các HTXLNT với quy mô lớn
3.4 Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học là phương pháp sử dụng khả năng sống và hoạt động của
các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong
nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có 4 nhóm chính: quá trình hiếu khí,
quá trình trung gian anoxic, quá trình kị khí, quá trình kết hợp hiếu khí – trung gian
anoxic – kị khí các quá trình hồ. Đối với việc xử lý nước thải sinh hoạt có yêu cầu đầu
ra không quá khắt khe đối với chỉ tiêu N và P, quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt
tính là quá trình xử lý sinh học thường được ứng dụng nhất.

- Công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên
• Hồ sinh vật
• Hệ thống xử lý bằng thực vật nước (lục bình, lau, sậy, rong- tảo, )
• Cánh đồng tưới
• Cánh đồng lọc
• Đất ngập nước
- Công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo
• Bể lọc sinh học
• Bể Aeroten
• Bể sinh học theo mẻ SBR
• Tổ hợp đĩa quay sinh học (RBC)
• Bể UASB
3.5 Phương pháp hóa lý
Thường được áp dụng để xử lý nước thải là: Keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ,
trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn
xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong
công nghệ XLNT hoàn chỉnh. Bản chất của phương pháp hoá lý trong quá trình xử lý
nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải
chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành
các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm
môi trường.
Tất cả các phương pháp xử lý nước thải có thể chia ra làm hai nhóm: nhóm các
phương pháp phục hồi và nhóm các phương pháp phân hủy. Đa số các phương pháp

hóa lý được dùng để thu hồi các chất quí trong nước thải và thuộc nhóm các phương
pháp phục hồi. Còn các phương pháp hóa học và sinh học thuộc nhóm các phương
pháp phân hủy. Gọi là phân hủy vì các chất bẩn trong nước thải sẽ bị phân hủy chủ yếu
theo các phản ứng oxi hóa và một ít theo các phản ứng khử. Các sản phẩm tạo thành
sau khi phân hủy sẽ được loại khỏi nước thải ở dạng khí, cặn lắng hoặc còn lại trong
nước nhưng không độc.

Những phương pháp phục hồi và cả phương pháp hóa học thường chỉ dùng để xử
lý các loại nước thải đậm đặc riêng biệt, còn đối với các loại nước loãng với số lượng
nhiều thì dùng các phương pháp đó không thích hợp.
Nước thải công nghiệp sau khi xử lý bằng phương pháp sinh hóa có thể xả ra
nguồn sông hồ nếu bảo đảm được các tiêu chuẩn vệ sinh và nuôi cá. Nhiều khi có thể
dùng lại được trong các dây chuyền sản xuất.
Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất có thể xử lý bằng phương pháp sinh hóa
nhưng trước đó phải qua xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học. Có thể xử lý sơ bộ
chung hoặc riêng đối với từng loại nước thải đó. Nhất thiết phải xử lý sơ bộ riêng biệt
nếu nước thải sản xuất chứa chủ yếu là các chất vô cơ hoặc chúng phải qua xử lý sơ bộ
bằng phương pháp hóa học. Việc tính toán các công trình xử lý cơ học riêng biệt đối
với nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được thực hiện theo các chỉ dẫn thiết kế
thoát nước bên ngoài của xí nghiệp công nghiệp. Trong đó còn phải xét đến hiện tượng
dao động lưu lượng và nồng độ nước thải và phải đặt các bể điều hòa nếu cần thiết.
Việc xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất chỉ có lợi khi nước thải sản xuất tương
tự như nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bị oxy hóa, không đòi
hỏi phải xử lý sơ bộ đặc biệt gì. Đôi khi phải dùng nước thải sinh hoạt để pha loãng
nước thải sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sinh hóa sau đó diễn ra bình thường.
Nếu sau khi xử lý sinh hóa mà vẫn không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh và nuôi
cá thì người ta phải xử lý triệt để bằng một phương pháp như: lọc qua vật liệu cát, hấp
thụ bằng than hoạt tính, ozon hóa
Đối với những loại nước thải, nếu không thể dùng phương pháp xử lý trên hoặc
không lợi về kinh tế kỹ thuật thì có thể dùng phương pháp cô đặc, nung, đốt cháy
Trong mọi trường hợp phải chọn phương pháp xử lý và sử dụng nước thải một
cách hiệu quả nhất về xây dựng và quản lý.
3.6 Phương pháp xử lý bùn cặn
Nhiệm vụ của xử lý cặn (cặn được tạo nên trong quá trình xử lý nước thải) là:
?
- Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn
- Ổn định cặn

- Khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau
Rác (gồm các tạp chất không hoà tan kích thước lớn: cặn bã thực vật, giấy, giẻ
lau, ) được giữ lại ở song chắn rác có thể được chở đến bãi rác (nếu lượng rác không
lớn) hay nghiền rác và sau đó dẫn đến bể mêtan để tiếp tục xử lý.
Cát từ các bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và chở đi sử dụng
vào mục đích khác.
Cặn tươi từ bể lắng cát đợt một được dẫn đến bể mêtan để xử lý
Một phần bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng) từ bể lắng đợt 2 được dẫn trở lại
aeroten để tiếp tục tham gia quá trình xử lý (gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn), phần còn
lại (gọi là bùn hoạt tính dư) được dẫn đến bể nén bùn để làm giảm độ ẩm và thể tích,
sau đó được dẫn vào bể mêtan để tiếp tục xử lý.
Đối với các trạm xử lý nước thải xử dụng bể biophin với sinh vật dính bám, thì
bùn lắng được gọi là màng vi sinh và được dẫn đến bể mêtan.
Cặn ra khỏi bể mêtan có độ ẩm 96-97%. Để giảm thể tích cặn và làm ráo nước có
thể ứng dụng các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên như: sân phơi bùn, hồ chứa
bùn, hoặc trong điều kiện nhân tạo: thết bị lọc chân không, thết bị lọc ép, thiết bị li
tâmcặn,… Độ ẩm của cặn sau xử lý đạt 55-75%.
Để tiếp tục xử lý cặn có thể thực hiện sấy bằng nhiệt với nhiều dạng thiết bị khác
nhau: thiết bị sấy dạng ống, dạng khí nén, dạng băng tải,…Sau khi sấy độ ẩm còn 25-
30% và cặn ở dạng hạt dễ dàng vận chuyển.
Đối với các trạm xử lý công suất lớn, việc xử lý cặn có thể tiến hành đơn giản
hơn: nén và sau đó làm ráo nước ở sân phơi cặn trên nền cát.
3.7 Khử trùng nước thải
Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải mhằm
loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh trước khi xả vào nguồn nước.
Để khử trùng nước thải có thể sử dụng clo và các hợp chất chứa clo, có thể tiến
hành khử trùng bằng ozôn, tia hồng ngoại, ion bạc, nhưng cần phải cân nhắc kỹ về
mặt kinh tế.
?
Chương IV: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH

HANSAE
4.1 Giới thiệu về công ty Hansae
Vị trí xây dựng dự án tại Lô III, Khu công nghiệp Tân Hương, Huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang.
4.2 Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp Hansae
4.2.1 Giới thiệu
. Tổng lượng nước thải xả ra liện tục trong các nhà máy sản xuất trong KCN ướt
tính khoảng 1000m
3
/ngày đêm.
Trong nước thải có chứa các thành phần, tính chất các chất ô nhiễm hữu cơ, vơ
cơ của nước thải sinh hoạt và của các ngành nghề khác như may mặt, mỹ phẩm, chế
biến gỗ, chế biến thực phẩm,…
4.2.2 Tính chất nước thải:
4.2.2.1 Đặc tính:
Nhà máy chủ yếu là may gia công nên trong quá trình hoạt động không phát sinh
nước thải. Toàn bộ nước thải của dự án là chủ yếu là nước thải từ các hoạt động như:
tắm, giặt, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân… của công nhân và một phần nước thải từ căntin.
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm có hai loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa
trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt là: bị ô nhiễm bởi cặn bã hữu cơ (SS),
chất hữu cơ hoà tan (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, photpho), các vi trùng
gây bệnh (E.coli, Colifom).
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Nồng độ trung bình
1 pH 6,8
2 Chất rắn lơ lững (SS) mg/l 220
3 Tổng chất rắn (TS) mg/l 720

4 COD mg/l 500
5 BOD mg/l 250
6 Tổng Nitơ mg/l 40
7 Tổng Photpho mg/l 8
Bảng 4.1: Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt đặc trưng trước khi xử lý
??
4.2.2.2 Tiêu chuẩn xả thải:
Nước sau hệ thống xử lý được thải vào hệ thống thoát nước chung để dẫn về trạm
xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp. Chất lượng nước thải sau xử lý đạt loại
A, QCVN 40 : 2011 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp – Bộ Tài nguyên và Môi
trường được trình bày trong bảng 2.2.
(Nguồn: QCVN - Bộ Tài nguyên và Môi trường - 2011)
Bảng 4.2. Tiêu chuẩn xả thải
4.2.3 Quy trình công nghệ xử lý
Do tính chất nước thải là sinh hoạt nên sử dụng công nghệ vi sinh, xử lý triệt để
các thành phần ô nhiễm trong nước thải, hầu như ít dùng đến hóa chất, sử dụng bơm
sục khí để xử lý nước thải. Phương án xử lý nước thải được lựa chọn với công trình
chính là bể lọc kỵ khí và bể lọc sinh học hiếu khí có giá thể bám dính ngập trong nước.

?
STT Chỉ tiêu Đơn vị
QCVN 40 – 2011
Cột A
01 Nhiệt độ
o
C Đến 40
o
C
02 pH
-

6- 9
03
BOD
5
(20
0
C) mg/l
30
04
COD mg/l
75
05 TSS mg/l 50
06 Nitrat (NO
3
-
,
tính theo N) mg/l 25
07 Dầu mỡ khoáng mg/l 5
08 Tổng photpho (tính theo P) mg/l 4
09 Tổng coliform MPN/100ml 3000
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 1.000m
3
/ngày đêm
?
4.2.4 Thuyết minh quy trình
Nước thải từ 2 nguồn chính:
- Nguồn nước thải từ căn tin do có chứa nhiều dầu mỡ nên được dẫn vào bể tách mỡ
trước khi vào hố thu gom.
- Nguồn nước thải sản xuất theo hệ thống cống chảy trực tiếp vào hố thu gom.
 Bể tách dầu mỡ

 Loại bỏ hầu hết dầu mỡ có trong nước đồng thời tạo môi trường hoạt động tốt nhất cho
vi sinh phát triển ở các công trình phía sau.
 Hố thu gom
 Tập trung toàn bộ nước thải từ khu căn tin và khu sản xuất
 Bể điều hòa
 Nước thải sau khi qua hố gom sẽ được dẫn vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và
nồng độ, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng
hệ thống xử lý bị quá tải.
 .Bể điều hòa không những cải thiện hiệu quả hoạt động của các công trình phía sau mà còn
giảm kích thước và chi phí xây dựng. Nước thải sau bể điều hòa được chảy qua bể kỵ khí.
 Để tăng hiệu quả của bể và tránh hiện tượng lắng cặn trong bể, khí được thổi vào bể
thông qua hệ thống ống phân phối khí ở đáy bể.
 Bể kỵ khí và hiếu khí
 Nước thải sau khi qua bể điều hòa được 2 bơm chìm bơm vào bể kỵ khí để xử lý tổng
hợp: nitrat hóa khử NH
4
+
và khử NO
3
-
thành N
2
sau đó được dẫn sang bể sinh học hiếu
khí để xử lý triệt để hàm lượng BOD. Tại đây, nước thải được trộn đều với hỗn hợp
bùn hoạt tính bằng hệ thống phân phối khí dạng bọt nhỏ mịn được lắp dưới đáy bể. Vi
khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng dính bám vào lớp vật
liệu đệm. Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển hoá chất hữu cơ thành thức
ăn.
 Trong bể này xảy ra các phản ứng sinh hóa: vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt tính) sử
dụng oxy để oxy hóa các chất ô nhiễm trong nước thải và sử dụng một phần chất dinh

dưỡng trong nước thải để tạo thành CO
2
và H
2
O và một phần tổng hợp thành tế bào vi
sinh vật mới. Hiệu quả xử lý BOD tại bể này lên tới 90-95% đồng thời lượng bùn sinh
ra cũng không nhiều như ở quá trình xử lý vi sinh bằng bùn hoạt tính lơ lửng. Chủng
?

×