Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Nghiên cứu mô hình kho câu hỏi trắc nghiệm và ứng dụng trên di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 87 trang )



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Quang Tấn - người
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy, cô trong khoa Công
nghệ Thông tin Trƣờng Đại học Lạc Hồng đã giúp tôi bổ sung thêm được những
kiến thức vô cùng quan trọng, bổ ích và những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời
gian qua. Cảm ơn quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành những công
việc được giao và đạt kết quả tốt nhất.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc những người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn luôn giúp đỡ, an ủi, động viên tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Do thời gian hoàn thành luận văn có hạn, còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực
tế nên dù đã cố gắng hết khả năng để hoàn thành đề tài nhưng những suy nghĩ cũng
như sự thể hiện ý tưởng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự
động viên và góp ý kiến của quý thầy, cô trong thời gian tới để đề tài của tôi được
hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của mọi người.
Xin chân thành cảm ơn!




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của đề tài này là phần nghiên cứu và
thể hiện riêng của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy TS.Nguyễn
Quang Tấn. Tôi không sao chép tài liệu, công trình nghiên cứu của người khác.
Mọi tài liệu tham khảo được liệt kê rõ ràng, đầy đủ trong phần tài liệu tham
khảo.

Học viên thực hiện





Hoàng Huy Thắng


TÓM TẮT

MÔ HÌNH KHO CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ ỨNG DỤNG TRÊN DI
ĐỘNG là hình thức học tập sử dụng công nghệ thông tin. Hình thức học tập này lấy
người học làm trung tâm và nó hướng tới việc khuyến khích tự học, tự nghiên cứu
và tự ôn tập. Điều này phù hợp với sự chuyển biến quan niệm của xã hội về giáo
dục và đào tạo, từ hướng giáo viên sang hướng người học. Mục đích chính của ứng
dụng này là cung cấp cho người sử dụng khả năng tự học, tự ôn tập một cách nhanh
chóng, tiện lợi ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào khi có thời gian rảnh rỗi với các
thiết bị di động mang theo bên mình.
Trong khuôn khổ của bài luận này, chúng tôi tập trung giới thiệu về mô hình
kho câu hỏi trắc nghiệm từ đó xây dựng ứng dụng ôn tập và kiểm tra trắc nghiệm
thông qua các thiết bị di động trên nền Android.





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm: 4
1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài: 4
1.2.1.1. Trên thế giới: 4

1.2.2. Trong nƣớc: 5
1.3. Cấu trúc của luận văn: 6
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1. Tìm hiểu thi trắc nghiệm, các câu hỏi trắc nghiệm 7
2.1.1. Phƣơng pháp trắc nghiệm: 7
2.1.2 Các câu hỏi trắc nghiệm: 8
2.2. Kho dữ liệu: 10
2.2.1. Một số khái niệm về kho dữ liệu 10
2.2.2. Các đặc tính của kho dữ liệu 11
2.3. Kiến trúc của kho dữ liệu 12
2.4. Ứng Dụng của kho dữ liệu. 12
2.5. LMS VÀ MOODLE ỨNG DỤNG TRÊN DI ĐỘNG: 13
2.5.1. LMS: 13
2.5.2. Hệ thống Moodle ? 16
2.5.3.1. Tính năng quản lý ngƣời dùng: 17
2.5.3.3. Tính năng quản lý Website: 20
2.5.3.4. Tính năng tạo đề thi 20
2.5.4. Các đối tƣợng sử dụng Moodle: 30
2.5.5. Một số công cụ đi kèm với Moodle khi giảng dạy: 31
2.6. LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG TRÊN NỀN ANDROID 32


2.6.1. Một số khái niệm về Android: 32
2.6.2. Lịch sử phát triển Anroid: 32
2.6.3. Tính Năng Mở của hệ điều hành Android: 33
2.6.4. Một số đặc trƣng của Android SDK: 34
2.6.5. Lập trình ứng dụng Android: 35
2.6.5.1. Các thành phần cơ bản một ứng dụng Android: 35
2.6.5.2. Các thành phần giao diện trong Android: 38
2.6.5.3. SQLITE 44

Chƣơng 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHO CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 45
3.1. Quy trình: 45
3.1.1. Bƣớc 1: Tiếp cận yêu cầu 45
3.1.2. Bƣớc 2: Phân tích yêu cầu 45
3.1.3. Bƣớc 3: Đặc tả yêu cầu: 45
3.1.4. Bƣớc 4: Tìm hiểu và tạo cơ sở dữ liệu: 46
3.1.4.1. Tìm hiểu về hệ thống: 46
3.1.4.2. Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu: 47
3.2. Tạo cơ sở dƣ liệu: 57
3.2.1. Nhập câu hỏi trực tiếp từ bàn phím 57
3.2.2. Nhập các câu hỏi từ file 59
Chƣơng 4: GIỚI THIỆU VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG 61
4.1. Giới thiệu ứng dụng: 61
4.2. Mô hình tổ chức dữ liệu: 61
4.3. Lƣợc đồ sử dụng của ngƣời dùng: 63
4.4. Các chức năng của hệ thống: 65
4.4.2. Tài nguyên hệ thống: 65
4.4.3. Truy cập tài nguyên hệ thống: 65


4.5. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của ứng dụng: 70
4.5.1. Ƣu điểm: 70
4.5.2. Nhƣợc điểm: 71
Chƣơng 5: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN 72
5.1. Kết quả đạt đƣợc: 72
5.2. Hƣớng phát triển: 73



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HTML HyperText Markup Language
IMAP Internet Message Access Protocol
IMS P Multimedia Subsystem
LAMS Learning Activity Management System
LCMS Learning Content Management System
LDAP Lightweight Directory Access Protocol
LMS Learning Management System
LOM Learning Object Metadata
Moodle Modular Object-Oriented Dynamic LearningEnvironment
NNTP Network News Transport Protocol
POP3 Post Office Protocol Version 3
SCORM Sharable Content Object Reference Model
SQL Structured Query Language
SSL Secure Sockets Layer
TSL Transport Layer Security
XML eXtensible Markup Language




DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 : Các thuộc tính của Intent 37
Bảng 2. 2: Các Action được tạo sẵn trong Intent 37
Bảng 5. 1: Bảng thống kê số liệu 73




DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Kiến trúc kho dữ liệu 12

Hình 2. 2: Mô hình chức năng hệ thống E-learning 13
Hình 2. 3: Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web 14
Hình 2. 4: Mô hình hệ thống 15
Hình 2. 5: Logo gói phần mềm mở Moodle 16
Hình 2. 6 Sơ đồ tính năng quản lý người dùng của Moodle 17
Hình 2. 7: Quá trình tương tác của Website 18
Hình 2. 8: Sơ đồ tính năng quản lý khóa học của Moodle 19
Hình 2. 9: Sơ đồ tính năng quản lý Website của Moodle 20
Hình 2. 10: Thêm một danh mục 22
Hình 2. 11: Soạn thảo câu hỏi đa lựa chọn 23
Hình 2. 12:Câu hỏi đúng sai 24
Hình 2. 13 Câu hỏi trả lời ngắn 24
Hình 2. 14: Câu hỏi số 25
Hình 2. 15: Câu hỏi tính toán 26
Hình 2. 16: Câu hỏi so khớp 26
Hình 2. 17: Câu hỏi mô tả 27
Hình 2. 18 Câu hỏi so khớp ngẫu nhiên 28
Hình 2. 19: Soạn thảo câu hỏi tổng hợp 28
Hình 2. 20: Sơ đồ quá trình tương tác của các đối tượng sử dụng Moodle 30
Hình 2. 21: Logo Android 32
Hình 2. 22: Cấu trúc tổng quát của Android 35
Hình 2. 23: Truyền dữ liệu giữa hai Activity 36
Hình 2. 24: Cấu trúc một giao diện ứng dụng Android 39
Hình 2. 25: Bố trí các widget sử dụng LinearLayout 39
Hình 2. 26: Bố trí các widget trong FrameLayout 40
Hình 2. 27: Bố trí widget trong RetaliveLayout 40
Hình 2. 28: Bố trí widget trong TableLayout 41
Hình 2. 29: ImageButon 41
Hình 2. 30: Minh hoạ cho một ListView 42
Hình 2. 31: Minh hoạ optionmenu 42



Hình 2. 32: Minh hoạ contextmenu 43
Hình 2. 33: Minh hoạ QuickSearchBox 43
Hình 2. 34: SQLiteManager 44
Hình 3. 1: Mô hình hệ thống 46
Hình 3. 2: Mô hình thực thể kết hợp của người dùng 49
Hình 3. 3: Mô hình thực thể kết hợp của vai trò và quyền hạn 51
Hình 3. 4: Mô hình thực thể kết hợp của khóa học và mục 52
Hình 3. 5 :Mô hình thực thể kết hợp của nhóm và tổ nhóm người dùng 53
Hình 3. 6: Mô hình thực thể kết hợp của sổ điểm 54
Hình 3. 7: Mô hình thực thể kết hợp của ngân hàng câu hỏi 55
Hình 3. 8: Mô hình thực thể kết hợp của trắc nghiệm 56
Hình 3. 9: Chức năng nhập câu hỏi 57
Hình 3. 10: Chọn categroy cần thêm câu hỏi 57
Hình 3. 11: Chọn kiểu câu hỏi 58
Hình 3. 12: Nhập nội dung câu hỏi 58
Hình 3. 13: Phương án trả lời 59
Hình 3. 14: Chọn chức năng nhập câu hỏi từ file 59
Hình 3. 15: Chọn file câu hỏi 60
Hình 3. 16: Kết quả nhập câu hỏi trắc nghiệm từ file 60
Hình 4. 1: Mô hình tổ chức dữ liệu 61
Hình 4. 2: Giao diện người sử dụngtrên điện thoại 62
Hình 4. 3: Lược đồ hoạt động của ứng dụng trên điện thoại 63
Hình 4. 4: Lược đồ chức năng ôn tập trong chương trình 63
Hình 4. 5: Lược đồ chức năng kiểm tra trong chương trình. 64
Hình 4. 6: Kết nối hệ thống. 65
Hình 4. 7: Màn hình chọn chủ đề ôn tập 66
Hình 4. 8: Màn hình hiển thị nội dung ôn tập 66
Hình 4. 9 Màn hình chọn loại câu hỏi. 67

Hình 4. 10: Màn hình tải nội dung kiểm tra trắc nghiệm 68
Hình 4. 11: Màn hình hiển thị nội dung kiểm tra trắc nghiệm 68
Hình 4. 12: Màn hình xem lại đáp án 69
Hình 4. 13 Màn hình kiểm tra tự luận 69


Hình 4. 14: Màn hình xem lại kết quả kiểm tra 70

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay các thiết bị di động ngày càng phát triển cả về số lượng, tính năng,
khả năng xử lý và độ kết nối. Sự phát triển đó cùng với công nghệ thông tin là sự
thúc đẩy cho thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ. Giáo dục được kì vọng là nơi
áp dụng mạnh mẽ nhất những công nghệ tiên tiến vào việc đổi mới dạy và học,
nhưng thực tế lại dường như thích ứng một cách chậm chạp trước những thay đổi
của công nghệ. Điển hình là việc áp dụng công nghệ trong dạy và học còn hạn chế.
Nói đến giáo dục là chúng ta nghĩ ngay đến trường lớp nơi mà giáo viên và học sinh
trực tiếp gặp mặt. Nhưng với những nhu cầu ngày càng cao về học tập của con
người cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì mô hình lớp
học truyền thống đó không còn là duy nhất, học sinh không chỉ có nhu cầu học trên
lớp, học ở nhà qua sách vở, mà còn có nhu cầu học khi có thời gian rảnh rỗi. Cùng
với thiết bị di động mang theo trên mình, họ có nhu cầu tra cứu, ôn tập lại kiến thức
thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khi có thời gian rảnh rỗi như khi phải ngồi chờ
đợi trong một khoảng thời gian dài, khi ngồi xe đi một quảng đường khá xa,… Đây
là một nhu cầu rất lớn và thiết thực đối với nhiều người nhất là những học sinh, sinh
viên. Các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành trên thị trường rất đa dạng về giá cả
và tính năng, nó phù hợp với sở thích và thị hiếu của nhiều đối tượng trong xã hội

và các thiết bị đó cũng trở nên gần gũi với học sinh, vì vậy để hiện thực hóa nhu cầu
trên thì việc xây dựng nên một ứng dụng mà qua đó các em có thể học tập mọi lúc
mọi nơi dựa trên các thiết bị này là cần thiết.
Ngày nay quá trình dạy học việc kiểm tra đánh giá là khâu kiểm chứng lại quá
trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Việc kiểm kiểm tra không còn bó buộc
bằng hình thức tự luận nữa mà xen vào đó là kiểm tra trắc nghiệm để có thể vì hình
thức này đòi hỏi học sinh, sinh viên phải nắm vững và kiến thức trải rộng. Nó trở
thành một phương thức kiểm tra hiệu quả dựa trên những ưu điểm nổi bật của nó so
với các phương pháp truyền thống. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm được áp
dụng vào giáo dục từ rất sớm và để khai thác ưu điểm của nó thì quá trình kiểm tra
trắc nghiệm phải được thực hiện một cách khoa học nhằm đánh giá chính xác đối
2


tượng học sinh. Do đó việc xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm và ứng dụng trên các
thiết bị di động đang trở nên cần thiết.
Trên đây là những lý do tôi chọn đề tài: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KHO
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ ỨNG DỤNG TRÊN DI ĐỘNG.
2. Mục tiêu:
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp kiểm
tra nhằm:
Nâng cao chất lượng học tập của học sinh Trung Học Phổ Thông.
Tạo điều kiện học tập tiện lợi, nhanh chóng, đỡ tốn thời gian, công sức,
tiền bạc.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
3. Đối tƣợng:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là học sinh các trường Trung Học Phổ
Thông nói chung và học sinh lớp 12 các trường Trung Học Phổ Thông nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Những vấn đề về kiểm tra trắc nghiệm khách quan, ôn tập kiến thức môn

học của học sinh nói chung và kiểm tra, ôn tập môn vật lý của học sinh
lớp 12 các trường Trung học phổ thông nói riêng.
Cơ sở lý thuyết xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm môn vật lý lớp 12.
XML Metadata
Kho dữ liệu Data wase house
LMS và Moodle ứng dụng trên di động.
Lập trình ứng dụng trên nền Android.
Xây dựng và triển khai ứng dụng hỗ trợ học thi môn vật lý lớp 12 trên
thiết bị di động.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu từ nguồn tài liệu: Sách, báo, tài liệu, thông tin, các
websites liên quan đến luận văn.
Nghiên cứu các ứng dụng, công nghệ liên quan.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
3


Phân tích yêu cầu thực tế và xây dựng ứng dụng.
Đánh giá kết quả đạt được.
6. Hƣớng tiếp cận luận văn và kết quả đạt đƣợc:
6.1. Hướng tiếp cận luận văn:
Luận văn trình bày về việc xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng trắc
nghiệm hỗ trợ học thi môn vật lý lớp 12 trên thiết bị di động.
6.2. Kết quả đạt được:
Về lý thuyết:
 Hiểu rõ về các chuẩn xây dựng câu hỏi trắc nghiệm
 Hiểu rõ về XML metadata
 Hiểu rõ về LMS và Moodle di động.
Về ứng dụng:
 Xây dựng thành công ứng dụng hỗ trợ ôn thi Vật lý phổ thông.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Xây dựng mô hình kho câu hỏi trắc nghiệm qua đó thể hiện được vai trò, tầm
quan trọng và ý nghĩa của việc kiểm tra, ôn tập bằng câu hỏi trắc nghiệm để phát
huy các ưu điểm của trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nói chung
và học sinh lớp 12 nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài liệu tham khảo cần thiết giúp giáo
viêncó cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng mô hình kho câu hỏi trắc nghiệm
và ứng dụng trên thiết bị di động cho từng chương của từng môn học khác nhau.
Sản phẩm của đề tài còn có một kho câu trắc nghiệm môn vật lý lớp 12 và ứng
dụng kiểm tra, ôn tập trên thiết bị di động giúp học sinh có thể dễ dàng ôn tập lại
kiến thức và kiểm tra kiến thức đã được học một cách nhanh chóng, tiện lợi.

4


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm:
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu truy cập thông tin của con
người cũng phát triển theo.
Khi đời sống vật chất càng được nâng cao, con người càng quan tâm nhiều đến
việc học tập để nâng cao trình độ cho bản thân, người thân của mình, do đó con
người có một nhu cầu quan trọng và cần thiết là có thể học, ôn lại kiến thức một
cách nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi.
Trong các trường trung học phổ thông nói riêng và trong giáo dục ngày nay
nói chung, hầu hết học sinh đều được quan tâm nhiều đến việc học tập. Học sinh
không chỉ có nhu cầu học trên lớp, học ở nhà qua sách vở,… mà còn có nhu cầu học
khi có thời gian rảnh rỗi. Cùng với thiết bị di động mang theo trên mình, họ có nhu
cầu tra cứu, ôn tập lại kiến thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khi có thời gian
rảnh rỗi như khi phải ngồi chờ khám bệnh, khi ngồi xe bus,… Do đó việc học tập,
ôn tập lại kiến thức trên di động là một việc rất quan trọng và có ý nghĩa, giúp học

sinh có thể tự kiểm tra lại kiến thức và khả năng tiếp thu cũng như phát huy khả
năng tự học của mình. Học sinh có thể dễ dàng làm bài kiểm tra và biết được kết
quả một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.
Để có được các thông tin cần thiết giúp con người có thể truy cập, khai thác
thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi cần phải xây dựng kho dữ liệu câu hỏi trắc
nghiệm và một ứng dụng có thể khai thác được kho dữ liệu đã xây dựng, đó là một
quy trình công việc tốn nhiều thời gian và công sức.
1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
1.2.1. Trên thế giới:
Ở Mỹ, từ đầu thế kỷ XIX phương pháp trắc nghiệm chủ yếu để phát triển năng
khiếu, xu hướng nghề nghiệp của học sinh. Sang đầu thế kỷ XX, E.Thoidaico là
người đầu tiên dùng trắc nghiệm như một phương pháp “khách quan và nhanh
chóng” để đo trình độ kiến thức học sinh, bắt đầu với môn Số học và sau đó là với
một số loại kiến thức khác. Đến năm 1940 ở Hoa Kì đã xuất bản nhiều hệ thống trắc
5


nghiệm dùng để đánh giá thành tích học tập của học sinh. Năm 1961, Hoa Kỳ đã có
hơn 2000 chương trình trắc nghiệm chuẩn.
Ở Liên Xô, từ năm 1926 – 1931 đã có một số nhà sư phạm tại Maxcova,
Leningrat, Kiép thí nghiệm dùng trắc nghiệm để chuẩn đoán đặc điểm tâm lý của cá
nhân và kiểm tra kiến thức học sinh.
Từ năm 1936 – 1960, các công trình nghiên cứu của chuyên gia Xô Viết
hướng vào những việc tìm kiếm học tập kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học
sinh. Năm 1963 tại Liên Xô mới phục hồi việc sử dụng trắc nghiệm để kiểm tra kiến
thức học sinh, đã xuất hiện những công trình nghiên cứu dùng trắc nghiệm trong các
môn học khác.
1.2.2. Trong nƣớc:
Từ những năm 1960 đã có các công trình nghiên cứu hình thức kiểm tra trắc
nghiệm ở bậc trung học “Trắc nghiệm vạn vật học” của Lê Quang Nghĩa (1963) và

Phùng Văn Hưởng (1964). Từ năm 1971 có nhiều công trình nghiên cứu về trắc
nghiệm khách quan trong lĩnh vực sinh vật như: công trình “Thử dùng phương pháp
test điều tra tình hình nghiên cứu của học sinh về một số khái niệm trong chương
trình sinh vật học đại cương lớp 9” của tác giả Trần Bá Hoành. Đề tài “Bước đầu
nghiên cứu nhận thức tâm lí của sinh viên đại học sư phạm” năm 1976 và đề tài
“Vận dụng phương pháp test và phương pháp kiểm tra truyền thống trong dạy học
tâm lí học” năm 1978 của tác giả Nguyễn Như An.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu phương pháp trắc nghiệm trong các
trường Phổ thông, Cao đẳng - Đại học và đã có những công trình thử nghiệm (Phan
Tuấn Nghĩa, những vấ đề giảng dạy sinh học. Hà Nội 1994) “Ứng dụng phần mềm
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để đánh giá chất lượng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn của Trần Trung Ninh và Nguyễn Thị Nga,
“Một mô hình kho câu hỏi trắc nghiệm theo chuẩn QTI trong đào tạo điện tử với hệ
cơ sở dữ liệu XML nguyên sinh” của Nguyễn Đình Hóa.
Hiện nay, việc sử dụng trắc nghiệm khách quan vào trong các kỳ thi để kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên trong các môn như: Vật lí, Sinh
học, Hóa học, Tiếng anh, … đã trở nên rất phổ biến.
6


1.3. Cấu trúc của luận văn:
Toàn bộ luận văn gồm có 5 chương chính như sau:
 Chương 1: Tổng quan
Chương này giới thiệu tổng quan về luận văn.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về kho dữ liệu, XML, LMS và
MOODLE ứng dụng trên di động, về hệ điều hành Android và các chức năng của hệ
điều hành Android.
 Chương 3: Xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm môn vật lý 12.
Chương này trình bày các bước xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm.

 Chương 4: Giới thiệu và triển khai ứng dụng.
Chương này giới thiệu về ứng dụng đã được xây dựng, tính năng của ứng
dụng và triển khai ứng dụng.
 Chương 5: Kết quả đạt được và hướng phát triển
Chương này trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu
luận văn và hướng phát triển của luận văn
7


Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tìm hiểu thi trắc nghiệm, các câu hỏi trắc nghiệm
2.1.1. Phƣơng pháp trắc nghiệm:
Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm
tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có thể phân chia các phương pháp trắc
nghiệm ra làm 3 loại: quan sát, vấn đáp và viết.
Dạng quan sát giúp xác định những thái độ, những phản ứng vô ý thức,
những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức.
Dạng vấn đáp có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong một tình
huống cần kiểm tra. Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữa
người chấm và người học là quan trọng
Dạng viết thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm sau:
- Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc.
- Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.
- Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao.
- Cung cấp bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm.
- Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm
tra.
Trắc nghiệm viết được chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm buộc trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự
trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.

Người ta gọi trắc nghiệm theo kiểu này là kiểu tự luận (essay). Phương pháp tự luận
rất quen biết với mọi người chúng ta.
Nhóm các câu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi,
mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh chỉ
phải trả lời vắn tắt cho từng câu. Người ta thường gọi nhóm phương pháp này là
trắc nghiệm khách quan (objective test).
Nhiều người thường gọi tắt phương pháp trắc nghiệm khách quan là trắc
nghiệm.
8


2.1.2 Các câu hỏi trắc nghiệm:
a) Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn:
Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa
chọn) là loại câu được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi loại này
thường gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) hay câu
hỏi, và bốn, năm hay phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúng
nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn. Ngoài câu đúng, các câu trả lời khác đều
có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu).
Ƣu điểm:
Với nhiều phương án trả lời cho mỗi câu hỏi, giáo viên có thể dùng dạng câu
hỏi này để kiểm tra đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau.
Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu
hỏi trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc
phải xét đoán, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi.
Tính chất giá trị tốt hơn. Loại bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời có độ giá
trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau như: khả
năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, suy diễn, … , tổng quát hoá, … rất hữu
hiệu.
Tính khách quan khi chấm bài. Điểm số bài trắc nghiệm khách quan không

phụ thuộc vào các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư tưởng
của học sinh hoặc chủ quan của người chấm.
Nhƣợc điểm:
Dạng câu này khó soạn vì phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất, trong khi
các câu, các phương án còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Thêm vào đó
các câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở mức năng lực nhận thức cao hơn mức biết,
nhớ.
Những học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy tốt có thể tìm ra những câu
trả lời hay hơn đáp án đã cho, nên họ không thoả mãn hoặc khó chịu.
Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể không đo được khả
năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách
hiệu nghiệm bằng loại câu TNTL soạn kỹ.
9


Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu
hỏi.
b) Câu trắc nghiệm "đúng- sai":
Là câu trắc nghiệm yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay sai với một
câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để học sinh tuỳ ý lựa chọn một trong
hai đáp án đưa ra.
Ƣu điểm:
Đây là loại câu đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện,
mặc dù thời gian soạn cần nhiều công phu nhưng lại khách quan khi chấm điểm.
Có thể khảo sát được nhiều mảng kiến thức của học sinh trong một khoảng
thời gian ngắn
Nhƣợc điểm:
Có thể khuyến khích đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho
học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu.
Khó dùng để phát hiện ra yếu điểm của học sinh. ít phù hợp với đối tượng

học sinh khá giỏi.
c) Câu trắc nghiệm ghép đôi: (xứng – hợp)
Dạng câu hỏi này có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời. Dựa
trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những câu trả
lời ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể
bằng nhau hoặc khác nhau. Mỗi câu trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay
nhiều lần để ghép với một câu hỏi.
Ƣu điểm:
Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các
mức trí năng khác nhau. Nó thường được xem như hữu hiệu nhất trong việc đánh
giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.
So với một số loại trắc nghiệm khác thì đỡ giấy mực, yếu tố may rủi giảm đi.
Nhƣợc điểm:
Dạng câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả
năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức,nguyên lí.
10


Để soạn loại câu hỏi này để đo mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu.
Hơn nữa nếu số câu trong các cột nhiều, học sinh sẽ mất nhiều thời gian đọc nội
dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
c) Câu trắc nghiệm điền khuyết.
Đây là câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ
thích hợp với các chỗ để trống.
Ƣu điểm:
Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu trả
lời. Loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn.
Rất thích hợp cho việc đánh giá mức độ hiểu bết của học sinh về các nguyên
lí, giải thích các dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ. Giúp học sinh luyện trí nhớ khi
học, suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác.

Nhƣợc điểm:
Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường trích
nguyên văn các câu từ sách giáo kho. Ngoài ra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn
vào chi tiết vụn vặt chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn những
dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác.
Thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm, mất nhiều thời gian chấm, không áp
dụng được các phương tiện hiện đại trong kiểm tra- đánh giá.
e) Câu hỏi bằng hình vẽ (kênh hình):
Trên hình vẽ sẽ cố ý để thiếu hoặc chú thích sai yêu cầu học sinh chọn một
phương án đúng hay đúng nhất trong số các phương án đã đề ra, bổ sung hoặc sửa
chữa sao cho hoàn chỉnh.
Sử dụng loại câu hỏi này để kiểm tra kiến thức thực hành như: kĩ năng quan
sát thí nghiệm; điều chế các chất; an toàn trong khi thí nghiệm của học sinh.
2.2. Kho dữ liệu:
2.2.1. Một số khái niệm về kho dữ liệu
Theo William Inmon [9], kho dữ liệu là một bộ dữ liệu có các đặc tính:
hướng chủ đề, có tính tích hợp, ổn định, dữ liệu gắn với thời gian thường được sử
dụng trong các hệ thống hỗ trợ quyết định.
11


- Kho dữ liệu thường bao gồm:
Một hoặc nhiều công cụ để chiết xuất dữ liệu từ các dạng cấu trúc dữ
liệu khác nhau.
Cơ sở dữ liệu tích hợp hướng chủ đề, ổn định được tổng hợp thông
qua việc lập các bảng dữ liệu.
- Một kho dữ liệu có thể được coi là một hệ thống thông tin với những tính
chất sau:
Là một cơ sở dữ liệu được thiết kế dành cho nhiệm vụ phân tích, sử
dụng các dữ liệu từ các ứng dụng khác nhau.

Hỗ trợ cho một số người dùng liên quan, có sử dụng tới các thông tin
liên quan.
Nội dung được cập nhật thường xuyên, chủ yếu theo hình thức bổ
sung thông tin.
Chứa các dữ liệu trong lịch sử và hiện tại nhằm cung cấp các xu
hướng thông tin.
Chứa các bảng dữ liệu có kích thước lớn.
Một câu hỏi thường trả về một tập kết quả liên quan đến toàn bộ bảng
và các liên kết nhiều bảng.
2.2.2. Các đặc tính của kho dữ liệu
Hướng chủ đề: [9] Kho dữ liệu có thể chứa dữ liệu được tổ chức theo những
chủ đề chính. Kho dữ liệu không chú trọng vào giao tác và việc xử lý giao tác. Thay
vào đó, kho dữ liệu tập trung vào việc mô hình hóa, phân tích dữ liệu nhằm hỗ trợ
cho nhà quản lý ra quyết định. Do đó, các kho dữ liệu thường cung cấp một khung
nhìn tương đối đơn giản bằng cách loại bớt những dữ liệu không cần thiết trong quá
trình ra quyết định.
Tính tích hợp: Kho dữ liệu thường được xây dựng bằng cách tổng hợp dữ
liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ các cơ sở dữ liệu, những bản ghi giao tác trực
tuyến hoặc thậm chí là từ những file dữ liệu độc lập. Những dữ liệu này tiếp tục
được chọn lọc, chuẩn hóa để đảm bảo sự nhất quán, sau đó đưa vào kho dữ liệu.
12


Ổn định: Dữ liệu trong kho dữ liệu thường được lưu trữ lâu dài, ít bị sửa đổi,
chủ yếu dùng cho việc truy xuất thông tin nên có độ ổn định cao. Hai thao tác chủ
yếu tác động tới kho dữ liệu là: nhập dữ liệu và truy xuất.
Dữ liệu gắn với thời gian: Do có tính ổn định, kho dữ liệu thường được lưu
trữ trong hệ thống khoảng thời gian dài, cung cấp đủ số liệu cho các mô hình nghiệp
vụ, dự báo, khảo sát những chỉ tiêu cần quan tâm.
2.3. Kiến trúc của kho dữ liệu

Mô hình kiến trúc của kho dữ liệu cơ bản gồm có ba thành phần : Dữ liệu
nguồn, khu vực xử lý và kho dữ liệu .

Hình 2. 1: Kiến trúc kho dữ liệu


2.4. Ứng Dụng của kho dữ liệu.
Ngày nay, kho dữ liệu được triển khai trong các doanh nghiệp với nhiều mục
đích khác nhau như tạo các báo cáo tổng hợp, tích hợp dữ liệu, quản trị doanh
nghiệp thông minh (Business Intelligence), quản lý quan hệ khách hàng, khai phá
dữ liệu….


13


2.5. LMS VÀ MOODLE ỨNG DỤNG TRÊN DI ĐỘNG:
2.5.1. LMS:
Mô hình chức năng [7] có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành
phần tạo nên môi trường E-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. ADL
(Advanced Distributed Learning) - một tổ chức chuyên nghiên cứu và khuyến khích
việc phát triển và phân phối học liệu sử dụng các công nghệ mới, đã công bố các
tiêu chuẩn cho SCORM (Mô hình chuẩn đơn vị nội dung chia sẻ) mô tả tổng quát
chức năng của một hệ thống E-learning bao gồm:
Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc
phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá
trình học tập.
Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường
đa người dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và
phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm.

LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập.

Hình 2. 2: Mô hình chức năng hệ thống E-learning

14


LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập
của người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông
tin về các hoạt động của học viên từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công
giữa LMS và LCMS là tính mở, sự tương tác. Hình 2.2 mô tả một mô hình kiến trúc
của hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác
giữa LMS và LCMS cũng như với các hệ thống khác.



Hình 2. 3: Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web

Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web
có khả năng tốt để thực hiện việc liên kết của các hệ thống E-learning bởi các lý do
sau:
Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều
tuân thủ tiêu chuẩn XML.

×