Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Giáo trình Kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.28 KB, 22 trang )

Kinh tế vĩ mô
Biên tập bởi:
Châu Văn Thành
Kinh tế vĩ mô
Biên tập bởi:
Châu Văn Thành
Các tác giả:
Châu Văn Thành
Phiên bản trực tuyến:
/>MỤC LỤC
1. Tổng quan về kinh tế
2. Tổng quan về Lý thuyết Kinh tế Vĩ mô
3. Mối quan hệ giữa 4 khu vực trong nền kinh tế
4. Mô hình cổ điển (The Classical Mode)
5. Tăng trưởng kinh tế
6. Lạm phát
7. Nền kinh tế mở trong dài hạn
8. Các ứng dụng trong nền kinh tế vĩ mô
9. Mô hình IS-LM
Tham gia đóng góp
1/20
Tổng quan về kinh tế
Tổng quan về kinh tế
Kinh tế học:
Nghiên cứu cách thức các nguồn lực khan hiếm được phân bổ cho các nhu cầu
sử dụng mang tính cạnh tranh.
Các câu hỏi chủ yếu của kinh tế học:
• Sản xuất cái gì?
• Sản xuất như thế nào?
• Sản xuất cho ai?
Giới hạn khả năng sản xuất:


Các kết hợp hàng hóa và dịch vụ cuối cùng có thể được sản xuất ra trong một giai đoạn
cho
trước ứng với trình độ công nghệ và các nguồn lực sẵn có và có giới hạn.
• Chi phí cơ hội – để có được hay sản xuất được thêm một hàng hóa thì phải
giảm sản xuất một hay một số hàng hóa khác (cơ hội bị mất).
• Định luật về chi phí cơ hội tăng lên – để có thêm một hàng hóa phải hy sinh
hay giảm bớt một số lượng ngày càng nhiều hơn hàng hóa khác trong kết hợp
chọn lọc.
• Bên trong của đường giới hạn – thể hiện các nguồn lực chưa được sử dụng hết
hay tình trạng không hiệu quả.
• Mở rộng hay sự nở ra bên ngoài của đường giới hạn – thể hiện sự gia tăng của
các nguồn lực và công nghệ tiên tiến.
Cách thức các lựa chọn được thực hiện:
• Cơ chế thị trường – giá được xác định thông qua thị trường, giá ra tín hiệu hiện
tượng
thặng dư hay thiếu hụt. Dựa vào đó, các chủ thể kinh doanh phân bổ nguồn lực nhằm
tận dụng lợi thế để tạo ra các nguồn lợi cao nhất.
2/20
• Kinh tế mệnh lệnh – cơ quan trung ương phân bổ nguồn lực để đạt được các
mục tiêu.
• Kinh tế hỗn hợp – một nền kinh tế kết hợp cả dấu hiệu thị trường và phi thị
trường để phân bổ hàng hóa và nguồn lực.
Kinh tế học vĩ mô:
Nghiên cứu các hoạt động hay các biến tổng gộp của nền kinh tế như sản
phẩm quốc dân, mức nhân dụng hay mức giá.
Kinh tế học vi mô:
Nghiên cứu hành vi cá nhân của nhà sản xuất và người tiêu dùng vận hành
và hoạt động trong các thị trường riêng lẻ của nền kinh tế.
Download chi tiết tại đây
3/20

Tổng quan về Lý thuyết Kinh tế Vĩ mô
Tổng quan về Lý thuyết Kinh tế Vĩ mô
Mục đích của bài tóm tắt là nêu lên một cái nhìn tổng quan về các mô hình kinh tế vĩ mô
sẽ tạo nên trọng tâm của môn học này. Bởi vì chúng ta sẽ triển khai mô hình này theo
từng phần một vào từng thời điểm trong khoảng thời gian vài tuần lễ, cho nên sẽ khó mà
duy trì liên tục được một bối cảnh chung về cách hài hoà các phần này vào với nhau.
Hơn nữa, chúng ta sẽ thấy hữu ích khi nghiên cứu các trường hợp đặc biệt của một mô
hình hoàn chỉnh phụ thuộc vào mối quan tâm của chúng ta là dài hạn hay ngắn hạn, hoặc
trong một nền kinh tế mở cửa hay khép kín. Như vậy, dự định của bài đọc này không
phải chỉ là xem trước vấn đề, mà quan trọng hơn là cung cấp một tài liệu tham khảo qua
đó trình bày mô hình một cách trọn vẹn. Tôi hy vọng các học viên sẽ cảm thấy hữu ích
khi tham khảo tài liệu này thường xuyên trong suốt môn học nhằm giúp các bạn có được
và ghi nhớ một bức tranh bao quát để tránh bị lạc lối khi nghiên cứu chi tiết qua từng
buổi học. Bài đọc này bắt đầu bằng danh sách các ký hiệu sẽ được sử dụng trong môn
học. Các ký hiệu này dựa theo những ký hiệu trong sách giáo khoa của Mankiw. Phần
còn lại của bài đọc sẽ trình bày tương đối tập trung về mô hình kinh tế vĩ mô mà chúng
ta sẽ triển khai trong vài tuần sắp tới.
Để cho việc trình bày mô hình không quá phức tạp, trước tiên tôi sẽ giới thiệu mô hình
trong một nền kinh tế đóng; nghĩa là nền kinh tế không có ngoại thương (vì thế NX ≡ 0
hay Y = C + I + G). Chúng ta cũng sẽ thấy hữu ích khi suy nghĩ về tổng thể nền kinh tế
bằng cách trước tiên xem xét riêng biệt từng khiá cạnh cung và cầu của nền kinh tế. Khi
trình bày tổng cầu, chúng ta sẽ xem xét thị trường hàng hoá đối với một mức giá cho
trước thể hiện qua cái gọi là phương trình (hay đường biểu diễn) IS, và kế đến chúng ta
sẽ xem xét thị trường tiền tệ đối với một mức giá cho trước được tóm tắt trong phương
trình (hay đường biểu diễn) LM. Đặt các mối quan hệ IS và LM vào với nhau sẽ cho
chúng ta lý thuyết tổng cầu. Khi chúng ta xem xét khiá cạnh cung của nền kinh tế, điều
quan trọng là phân biệt giữa tổng cung trong dài hạn và trong ngắn hạn. Với lý thuyết
tổng cầu và lý thuyết tổng cung, chúng ta có thể đặt chung cả hai vào với nhau để biểu
diễn trạng thái cân bằngkinh tế vĩ mô. Vì chúng ta phân biệt giữa tổng cung ngắn hạn
và tổng cung dài hạn, nên chúng ta cũng phải phân biệt giữa cân bằng vĩ mô dài hạn và

ngắn hạn. Cuối cùng, chúng ta đưa thêm ngoại thương vào mô hình và phát triển một
mô hình kinh tế vĩ mô cho một nền kinh tế mở nhỏ. Chúng ta sẽ thấy rằng việc xem xét
nền kinh tế mở làm phức tạp khiá cạnh cầu của mô hình mà không ảnh hưởng đến tổng
cung.
Download chi tiết tại đây
4/20
Mối quan hệ giữa 4 khu vực trong nền kinh
tế
Mối quan hệ giữa 4 khu vực trong nền kinh tế
Khu vực sản xuất:
Tổng sản phẩm trong nước, GDP: (Gross Domestic Product)
GDP = C + I + G + X – M
C: Tiêu dùng
I: Đầu tư
G: Chi tiêu của chính phủ
X:Xuất khẩu
M: Nhập khẩu
Tổng thu nhập quốc dân, GNI: (Gross National Income)
GNI = GDP + NFP = C + I + G + X – M + NFP
NFP (Net Factor Payments from abroad): Thanh toán thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài
Tổng thu nhập khả dụng quốc gia, GNDI: (Gross National Disposable Income)
GNDI = GNI + NTR = C + I + G + X – M + NFP + NTR (1)
NTR (Net Transfers from abroad): Các khoản chuyển nhượng ròng từ nước ngoài
GNDI = C + S + T (2)
S: Tiết kiệm
T: Thu của chính phủ (chủ yếu từ thuế)
Tổng chi tiêu trong nước hay tổng hấp thu trong nước, A: (Domestic Absorption,
5/20
Domestic Expenditure)
A = C + I + G

Cán cân thương mại, TB: (Trade Balance)
TB = NX = X – M
Cán cân (thanh toán) vãng lai (hiện hành), CA: (Current Account)
CA = NX + NFP + NTR = X – M + NFP + NTR
(1) & (2) => (S – I) + (T – G) = CA = X – M + NFP + NTR
(có thể biểu diễn dưới dạng % của GDP)
Khi các khoản NFP và NTR không đáng kể thì CA # TB:
(S – I) + (T – G) = (X – M)
Các cách viết của CA:
1. CA = GNDI – A
2. CA = X – M + NFP + NTR
3. CA = (Sp – I) + (T – G) + NFP + NTR
4. CA = - CF (sẽ phân tích ở BOP)
1 Tham chiếu bài giảng của GS. Thái Văn Cẩn, FETP 2005
Khu vực ngân sách:
Cân bằng ngân sách (FB) = T – G
Ngân sách thâm hụt (DEF) = T – G <0
Tài trợ DEF từ 2 nguồn:
Trong nước:
• Thay đổi tín dụng ròng cấp cho chính phủ:
6/20
ΔNDCg = NDCgt – NDCg(t-1)
• Vay trong nước: BRWg
Ngoài nước:
• Viện trợ của nước ngoài: NTRg
• Chính phủ vay nợ nước ngoài: Dg
Tổng hợp tài trợ thâm hụt ngân sách chính phủ:
T – G = DEF = ΔNDCg + BRWg + NTRg + Dg
Khu vực tiền tệ:
BM = NFA + NDCg + DCp + OIN = NFA + NDA + OIN

BM: Tiền (theo nghĩa rộng)
NFA = FA – FL = NFAcb + NFAcob : Tài sản có, ngoại tệ ròng (ngân
hàng trung ương và các ngân hàng thương mại)
NDCg: Tín dụng trong nước ròng cho khu vực chính phủ
DCp: Tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân
OIN: Các khoản mục ròng khác
Khu vực cán cân thanh toán:
BOP = CA + CF = 0
BOP thể hiện kết quả 2 loại giao dịch:
• Hàng hoá và dịch vụ, CA = X – M + NFP + NTR
• Vốn hay tài chính, CF = FDI + Dg + Dp + CFO + EO + ΔNFA
Tóm tắt BOP:
X – M + NFP + NTR + FDI + Dg + Dp + CFO + EO + ΔNFA
7/20
Tài khoản vãng lai (CA) Tài khoản vốn, tài chính (CF)
= 0
Mối quan hệ giữa 4 khu vực:
Khu vực sản xuất
Khu vực ngân sách
Khu vực cán cân thanh toán
Khu vực tiền tệ
1. (S – I) + (T – G) = CA = X – M + NFP + NTR
2. T – G = DEF = ΔNDCg + BRWg + NTRg + Dg
3. BM = NFA + NDCg + DCp + OIN = NFA + NDA + OIN
4. BOP = X – M + NFP + NTR + FDI + Dg + Dp + CFO + EO + ΔNFA = 0
Câu hỏi hệ thống:
1. Hãy tìm sự liên hệ giữa các khu vực?
2. Từng thành tố cấu thành sẽ phụ thuộc vào những yếu tố gì?
(Hãy tiếp tục cuộc hành trình trong phần còn lại của môn học)!
Download chi tiết tại đây

8/20
Mô hình cổ điển (The Classical Mode)
Mô hình Cổ điển (The Classical Model)
Mô hình Cổ điển nghiên cứu nền kinh tế thực
Phù hợp việc giải thích nền kinh tế trong dài hạn
Giả sử (tất cả các) mức giá có tính linh hoạt (do vậy, các thị trường đạt trạng thái cân
bằng); L và K cố định và là biến ngoại sinh (cho phép chúng ta không cần giải thích
cách thức xác định L và K); và chúng ta xem xét một nền kinh tế đóng
Sản xuất (Production), Phân phối (Distribution), Phân bổ (Allocation)
• Sản xuất: Mức GDP thực (Y) được xác định như thế nào?
• Phân phối: Đâu là yếu tố quyết định cách thức phân bổ Y cho lao động và những người
sở hữu vốn?
• Phân bổ: Cái gì xác định cách thức Y được phân bổ cho C, I, và G?
Chúng ta sẽ xây dựng một mô hình cân bằng tổng quát nhằm trả lời các câu hỏi này
Các nhận xét bổ sung:
a. Về các giả định. Một vài giả định được điều chỉnh theo sự quan tâm của chúng ta
trong dài hạn (như giá linh hoạt), một vài giả định được đơn giản hoá (như nền kinh tế
đóng, K và L cố định)
b. Mô hình cân bằng tổng quát. Tất cả thị trường và thị trường hàng hoá và dịch vụ cân
bằng đồng thời.
c. Tại sao biến giá bị bỏ qua? Vì biến giá không có vai trò gì đối với các biến số thực
trong dài hạn (Đây cũng chính là sự phân đôi cổ điển)
Download chi tiết tại đây
9/20
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Số liệu lịch sử về PCI:
Tăng trưởng theo thời gian - được giải thích từ mô hình tăng trưởng của Solow
Y không tăng một cách liên tục: chu kỳ kinh tế (kinh doanh)
Hiểu được các yếu tố xác định tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng

a. Tăng trưởng còn có nghĩa cải thiện mức sống (sản lượng đầu người)
• Nếu sản lượng đầu người tăng ở mức 2% năm, mất khoảng 35 năm để mức sống tăng
gấp đôi; nếu tăng ở mức 4%, sẽ mất 18 năm
• Một số nước, đặc biệt là các nước Đông Á, đạt tăng trưởng rất nhanh hơn 30 năm qua
trong khi nhiều nước (châu Phi) không có thành tích tăng trưởng tốt
b. Năng suất trên toàn thế giới chậm lại hơn 20 năm qua (tốc độ tăng thu nhập đầu người
của Mỹ giảm): 1960s: 2,8%; 1970s: 1,8%; 1980s: 1,7%
Trong dài hạn, Y được xác định bởi phía cung của nền kinh tế:
Y = F(K, L)
a. K tăng cùng với I; I phụ thuộc vào S. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, tích lũy vốn nhanh hơn
và sản lượng thực tăng nhanh hơn
b. L phụ thuộc vào: tốc độ tăng dân số (sinh, chết, di dân); tỷ lệ tham gia của LLLĐ
c. F(.) phụ thuộc: thay đổi công nghệ; sắp xếp thể chế
Sắp xếp thể chế
a. Các xã hội loài người đã từng tồn tại qua hàng ngàn năm mà không có tăng trưởng
kinh tế. Nhiều lý do: thiếu thể chế cơ bản cần thiết
b. Thể chế quan trọng vì chúng là các yếu tố có tính nguyên tắc tạo ra động cơ khuyến
khích [cung cấp cơ hội và giảm thiểu ràng buộc]
10/20
c. Đối với tăng trưởng kinh tế, có 2 loại động cơ khuyến khích :
• Động cơ khuyến khích nhắm vào sản xuất hiệu quả ứng với nhập lượng và công nghệ
cho trước
• Động cơ khuyến khích hướng vào mở rộng khả năng sản xuất của nền kinh tế để sản
xuất thông qua tích tụ vốn và tiến bộ công nghệ
d. Cả hai động cơ khuyến khích đều yêu cầu:
• Thị trường:
1. Cho phép thu lợi từ chuyên môn hoá và ngoại thương
2. Hệ thống giá hướng vào việc khuyến khích hiệu quả
3. Mở cửa ngoại thương cũng rất quan trọng
[ Để tất cả các thị trường hoạt động tốt, chúng ta cần quyền sở hữu và tiền]

• Quyền sở hữu tư nhân: (luật lệ liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền
chuyển nhượng các yếu tố sản xuất, hàng hoá và dịch vụ)
1. Bảo đảm những chủ sở hữu có thể hưởng được các kết quả tương lai từ các quyết định
được thực hiện hôm nay
2. Quyền sở hữu hướng vào việc tạo ra các động cơ khuyến khích đúng
3. Chính phủ phải xác lập quyền sở hữu; phải cưỡng lại các cám dỗ thay đổi qui định,
luật lệ (mất niềm tin)
4. Sự cưỡng chế bao giờ cũng tốn kém
• Hệ thống tài chính hữu hiệu
1. Giao dich tiền tệ rất quan trọng cho hiệu quả kinh tế
2. Hệ thống thị trường tài chính phát triển và được tổ chức tốt (như là thị trường trái
phiếu, thị trường cổ phiếu) cần thiết cho việc thu hút tiết kiệm và khuyến khích đầu tư
hiệu quả (tích lũy
vốn)
Không có các thể chế này, viễn cảnh tăng trưởng kinh tế bị giới hạn
11/20
Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình động
a. Tĩnh so với động: chụp ảnh và quay video
b. Trong các mô hình tăng trưởng, cân bằng dài hạn được gọi là trạng thái dừng (ss:
steady state). [ sự cân bằng mà tại đó những biến số mà chúng ta xem xét đến không
đổi (hằng số); các biến khác có thể thay đồi nhưng chúng đang thay đổi ở tốc độ không
đổi]. Hãy suy nghĩ so sánh với một cái bồn tắm đang được mở nước vào và cũng đang
xả nước ra - nếu tốc độ vào bằng tốc độ ra,
mức nước trong bồn đang ở trạng thái dừng]
c. “Dài hạn” có nghĩa là dòng thời gian mà theo đó tất cả các điều chỉnh được thực hiện.
Khái niệm này sẽ khác nhau đối với những trường hợp ứng dụng khác nhau:
• Trong chương “Nền kinh tế trong dài hạn”: dài hạn có nghĩa là khi tất cả các mức giá
điều chỉnh để cân bằng các thị trường (vài tháng, hay có thể vài năm)
• Trong chương “ Mô hình tăng trưởng Solow”: dài hạn (đôi lúc còn gọi là rất dài hạn)
là khi trữ lượng vốn điều chỉnh đến trạng thái dừng của nó (có thể là vài thập kỷ)

(Xem thêm về: Tốc độ tăng và logarit)
Download tài liệu chi tiết tại đây
12/20
Lạm phát
Lạm phát
• Phân tích của chúng ta trước đây chủ yếu tập trung vào các biến số thực. Trong
chương này, chúng sẽ tập trung vào vấn đề tiền tệ và lạm phát.
• Lạm phát: một sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức giá chung, P
• Tỷ lệ lạm phát (π) = %ΔP
Tại sao một số quốc gia từng trải qua giai đoạn lạm phát rất cao? Những ai bị tác động
bởi lạm phát?
• Lạm phát là sự mất giá tiền tệ do cung tiền tăng nhanh hơn cầu tiền. Lạm phát:
”hiện tượng quá nhiều tiền và quá ít hàng hóa”
• Để hiểu nguyên nhân lạm phát trong dài hạn, chúng ta phát triển lý thuyết cổ
điển (dài hạn) về tiền tệ. Sau đó sẽ xem xét chi phí của lạm phát.
• Kinh nghiệm trong lịch sử về lạm phát
a. Ở Hoa Kỳ trong thế kỷ 20 từng trải qua giảm phát (Đại suy thoái, cuối thế kỷ 19)
b. Lạm phát ởViệt Nam giai đoạn 1986-96 (CPI)
c. Kinh nghiệm siêu lạm phát:
• Siêu lạm phát ở Đức sau WWI: mức giá tăng 10 tỷ lần (1,02*1010) giữa tháng 8, 1922
và tháng 11, 1923; tỷ lệ lạm phát kép là 322% mỗi tháng
• Siêu lạm phát ở Hungary sau WWII: mức giá tăng 5,2*1027 lần giữa tháng 7, 1945 và
tháng 8, 1946, tỷ lệ lạm phát kép là 20.000% mỗi tháng
• Các nước khác cũng từng trải qua siêu lạm phát như Argentina, Brazil, Bolivia, Israel,
Russia, Ukraine, Serbia Tại sao siêu lạm phát? Trường hợp thông thường trong các tình
huống này
là chính phủ in tiền quá nhanh để tài trợ cho chi tiêu tài khóa: Đặc quyền thu lợi từ in
đúc tiền (Seigniorage)
• Trước tiên: Tiền là gì? Tiền được tạo ra như thế nào? Cung tiền có thể được
kiểm soát bởi ngân hàng trung ương không?

13/20
• Tiền (Money): Trữ lượng tài sản được sử dụng để thực hiện giao dịch (cần
phân biệt giữa tiền và thu nhập)
a. Chức năng của tiền:
• Trung gian trao đổi: tiền hữu ích trong trao đổi (định nghĩa chức năng của tiền) Tưởng
tượng trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp bằng sản phẩm (hàng đổi hàng): trao đổi yêu
cầu trùng nhau ngẫu nhiên về mong muốn, nhu cầu. Như vậy sẽ khó khăn và tốn kém.
• Dự trữ giá trị: tiền có thể được giữ cho giao dịch trong tương lai [nếu người ta nghĩ
rằng tiền mất giá (kỳ vọng về lạm phát), thì tiền sẽ không thực hiện tốt chức năng này]
• Đơn vị tính toán: giá được tính toán thông qua đơn vị tiền (hơn là thông qua những
hàng hóa khác)
a. Các loại tiền:
• Tiền hàng: giá trị thực chất
• Tiền pháp định: không có giá trị thực chất (hay rất nhỏ)
b. Chúng ta đo lường cung tiền như thế nào? Hai cách tổng quát mang tính chọn lọc đo
lường tiền:
• M1 = C + tiền gởi có thể viết séc; C là tiền được giữ ngoài ngân hàng
• M2 = M1 + tiền gởi có kỳ hạn (nhỏ) (bao gồm cả tài khoản tiết kiệm) Còn một số định
nghĩa khác, nhưng không cần thiết trong phần học này [Tại sao thẻ tín dụng không phải
là tiền?]
• Tổng quát hóa: M = C + D; D là tiền gởi
• Trong khi tiền (currency) chỉ được tạo ra bởi chính phủ, chúng ta ghi chú rằng các
khoản tiền gởi có thể viết séc và tiền gởi kỳ hạn được tạo ra và là phía nợ của các trung
gian tài chính như ngân hàng, hiệp hội tín dụng…
Các trung gian tài chính nhận tiền gởi từ người tiết kiệm và cho vay đến những người đi
vay cuối cùng
Downdload tài liệu chi tiết tại đây
14/20
Nền kinh tế mở trong dài hạn
Nền kinh tế mở trong dài hạn

Đến đây, chúng ta đã có được một bức tranh của nền kinh tế vĩ mô gần như toàn
diện trong dài hạn, bao gồm:
• Y được quyết định bởi K, L và công nghệ.
• r được quyết định bởi cân bằng trong thị trường vốn vay
• Tăng trưởng Y phụ thuộc vào tăng trưởng dân số và tiến bộ công nghệ
• P phụ thuộc vào M và π được xác định bởi tốc độ tăng trưởng của M
Nhưng chúng ta vẫn chưa xét đến ngoại thương.
Một số thực tế:
• Thế giới ngày càng trở nên hội nhập về kinh tế thông qua mở rộng ngoại
thương. Hơn 30 năm qua, ngoại thương trên thế giới đã tăng với tốc độ gấp đôi
tốc độ tăng trưởng GDP {khoảng 11% sản lượng thế giới được xuất khẩu năm
1965; đến năm 1995, là khoảng 22%}
• Trong một nghiên cứu gần đây, Sachs và Warner xem xét mức độ mở cửa và
phát triển: họ tìm thấy giữa 1970 vào 1990, các nền kinh tế đang phát triển mở
cửa và hiệu quả hơn đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 4,5%
trong khi những nền kinh tế khác mặc dù có mở cửa nhưng lại kèm theo nhiều
hạn chế đối với ngoại thương nên tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt
0,7%.
• Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào ngoại thương (xuất khẩu có tốc
độ tăng trưởng nhanh hơn 2-3 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP, còn nhập
khẩu là 2-4 lần)
Năm 1996, xuất khẩu đạt 30% GDP, nhập khẩu là 47% GDP; nên thâm hụt thương mại
là 17% GDP. [So với Mỹ: xuất khẩu đạt 11%, nhập khẩu là 12%]. Để tài trợ cho khoản
thâm hụt thương mại này, Việt Nam đã vay các nước khác trên thế giới. Điều này cho
thấy sự kết nối chặt chẽ giữa các luồng hàng hóa và dịch vụ với những dòng tài chính
giữa các nước. Công việc đầu tiên trong chương này là làm sáng tỏ mối quan hệ trên.
Sau đó, kết hợp yếu tố phức tạp này vào mô hình xác định thu nhập dài hạn cơ bản (cổ
điển). Cuối cùng, chúng ta sẽ phát triển một lý thuyết dài hạn về tỉ giá hối đoái.
Download tài liệu chi tiết tại đây
15/20

Các ứng dụng trong nền kinh tế vĩ mô
Các ứng dụng của mô hình kinh tế vĩ mô
Chúng ta đã dành phần lớn học kỳ này để xây dựng kỹ lưỡng một mô hình kinh tế vĩ mô
có thể áp dụng để phân tích tác động của các biến cố kinh tế dựa trên bốn biến nội sinh
chính: sản lượng thực Y, lãi suất thực r, mức giá P và tỷ giá hối đoái thực ε. Đến đây,
chúng ta có thể vận dụng những hiểu biết về các thay đổi của những biến này để suy
luận ra các tác động đối với tiêu dùng C, đầu tư I, tiết kiệm quốc dân S, xuất khẩu ròng
NX, tỷ lệ thất nghiệp u, tỷ lệ lạm phát π, lãi suất danh nghĩa i và tỷ giá hối đoái danh
nghĩa e.
Một số ứng dụng:
Bạn nên có khả năng phân tích được các tác động của mỗi biến cố kinh tế sau đây đối
với các biến nội sinh phù hợp (Y, r, và P, trong nền kinh tế đóng, cũng như ε trong nền
kinh tế mở) trong nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở nhỏ, trong ngắn hạn và dài hạn.
Trong nền kinh tế mở nhỏ ngắn hạn, bạn nên xem xét cả hai cơ chế tỷ giá hối đoái thả
nổi và cố định.
1. Thay đổi của thâm hụt ngân sách chính phủ.
2. Thay đổi tự định trong tiêu dùng (thay đổi có tính ngoại sinh).
3. Thay đổi tự định trong đầu tư (thay đổi có tính ngoại sinh).
4. Thay đổi cung tiền.
5. Thay đổi tự định của cầu tiền (thay đổi có tính ngoại sinh).
6. Tăng thâm hụt ngân sách chính phủ tại phần còn lại của thế giới (chỉ đối với nền kinh
tế mở nhỏ).
7. Thay đổi thuế nhập khẩu (chỉ đối với nền kinh tế mở nhỏ).
Download tài liệu chi tiết tại đây
16/20
Mô hình IS-LM
Mô hình IS-LM
Mô hình IS-LM: cung cấp cơ sở lý thuyết tổng cầu
• IS - cân bằng thị trường hàng hoá: I(r) = S(Y)
• LM - cân bằng thị trường tiền tệ: L(i, Y) = M/P

Đường IS: Các kết hợp (Y, r) thị trường hàng hoá cân bằng
Ba cách thiết lập IS:
• Thị trường vốn vay:
• Giao điểm Keynes:
• Phương pháp đại số:
Đường LM
• Tính ưa thích thanh khoản:
• Phương pháp đại số:
Cân bằng ngắn hạn: IS = LM
Download tài liệu chi tiết tại đây
17/20
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Kinh tế vĩ mô
Biên tập bởi: Châu Văn Thành
URL: />Giấy phép: />Module: Tổng quan về kinh tế
Các tác giả: Châu Văn Thành
URL: />Giấy phép: />Module: Tổng quan về Lý thuyết Kinh tế Vĩ mô
Các tác giả: Châu Văn Thành
URL: />Giấy phép: />Module: Mối quan hệ giữa 4 khu vực trong nền kinh tế
Các tác giả: Châu Văn Thành
URL: />Giấy phép: />Module: Mô hình cổ điển (The Classical Mode)
Các tác giả: Châu Văn Thành
URL: />Giấy phép: />Module: Tăng trưởng kinh tế
Các tác giả: Châu Văn Thành
URL: />Giấy phép: />Module: Lạm phát
Các tác giả: Châu Văn Thành
URL: />18/20
Giấy phép: />Module: Nền kinh tế mở trong dài hạn
Các tác giả: Châu Văn Thành
URL: />Giấy phép: />Module: Các ứng dụng trong nền kinh tế vĩ mô

Các tác giả: Châu Văn Thành
URL: />Giấy phép: />Module: Mô hình IS-LM
Các tác giả: Châu Văn Thành
URL: />Giấy phép: />19/20
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.
Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.
Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.
20/20

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×