Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu một số đáp ứng sinh lý của cơ thể trên nhóm sinh viên 1920 tuổi ở điều kiện nhiệt độ thích hợp và nóng ẩm (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.49 KB, 97 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ðẠI HỌC Y HÀ NỘI






NGUYỄN HẢI QUÝ TRÂM





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðÁP ỨNG SINH LÝ CỦA CƠ THỂ
TRÊN NHÓM SINH VIÊN 19-20 TUỔI
Ở ðIỀU KIỆN NHIỆT ðỘ THÍCH HỢP VÀ NÓNG ẨM





LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH: SINH LÝ HỌC
MÃ SỐ: 60.72.04






Hà Nội - 2008

B GIO DC V O TO B Y T

TRNG I HC Y H NI





NGUYN HI QUí TRM






Nghiên cứu một số đáp ứng sinh lý của cơ thể
trên nhóm sinh viên 19 - 20 tuổi
ở điều kiện nhiệt độ thích hợp và nóng ẩm


LUN VN THC S Y HC

CHUYấN NGNH: SINH Lí HC
M S: 60.72.04


Ngi hng dn khoa hc:


GS.TS. Phm Th Minh c




H Ni - 2008
1
ðẶT VẤN ðỀ
Từ lâu, con người ñã nhận ra rằng sức khỏe không chỉ là vốn quý nhất
của mỗi con người mà còn là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của mỗi
quốc gia.Tại hội nghị về sức khỏe ở Alma-Ata (1978), Tổ chức Y tế thế giới
ñã ñưa ra ñịnh nghĩa về sức khỏe “Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể lực,
tinh thần, xã hội và không chỉ là không có bệnh hay tàn tật” [12].
Thật vậy, cùng với sự phát triển vượt bậc của các ngành khoa học, Y
học chúng ta ngày nay ñã góp phần to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe toàn dân
luôn ñược khỏe mạnh, không bệnh tật ñể họ có thể có một cuộc sống có chất
lượng, bắt kịp với sự phát triển phồn vinh và nền văn minh của ñất nước [37].
Ngay từ khi sinh ra, mỗi con người chúng ta thường xuyên phải tiếp
xúc trực tiếp với môi trường không khí xung quanh. Mối liên hệ giữa môi
trường và sức khỏe không phải là một khám phá mới lạ mà ngay từ thời xa
xưa người ñời ñã nói ñến và nó theo ta suốt cả cuộc ñời. Con người luôn phải
ñấu tranh ñể chống lại bệnh tật và các yếu tố có hại ảnh hưởng ñến sức khỏe.
Môi trường của chúng ta hiện nay ñang ngày càng bị nóng lên nên ñã làm
thay ñổi ñiều kiện sống bình thường của con người và các sinh vật trên trái
ñất. Nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ
của con người bị suy giảm. Hơn nữa, các yếu tố vi khí hậu như ñộ ẩm, nhiệt
ñộ và tốc ñộ gió, áp xuất khí quyển không kém phần quan trọng, nó ảnh
hưởng trực tiếp ñến các phản ứng sinh lý của cơ thể con người cả khi nghỉ
ngơi và lao ñộng [3].

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bất lợi ñến cơ thể con người
ñang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước [35],
[57], [74]. Ngoài ra, một số chủ ñề nghiên cứu về nhiệt ñộ thích hợp và so
sánh nhiệt ñộ thích hợp giữa các ñối tượng ở những Quốc gia khác nhau [9],
[56], [76] và ảnh hưởng của ñiều kiện môi trường lên một số ñáp ứng của cơ
thể như nhiệt ñộ da, nhiệt ñộ trực tràng, bài tiết mồ hôi [40], [78], [63], [70],
2
[72], [75], ñáp ứng sinh lý theo mùa trong năm cũng ñã ñược nhiều tác giả
nghiên cứu [69], [70], [83]. Gần ñây, tác giả Mỹ Hằng Nguyễn và cộng sự ñã
tiến hành nghiên cứu trên người Việt Nam và Nhật Bản [60], ðoàn Văn
Huyền bước ñầu nghiên cứu trên sinh viên tuổi 19 – 20 [21] và Phan Thị
Minh Ngọc [29] tiến hành nghiên cứu trên người lớn tuổi. Tuy nhiên, những
công trình này mới chỉ tập trung nghiên cứu về nhiệt ñộ thích hợp của người
Việt Nam thuộc hai lứa tuổi và bắt ñầu ñề cập ñến một số ñáp ứng của cơ thể
trong một số ñiều kiện khác nhau như nóng – ẩm, nóng – khô [19]. Kết quả
của những công trình này ñã cho ta thấy nhiệt ñộ thích hợp của người Việt
Nam cao hơn người Châu Âu hoặc người Châu Á như Nhật Bản [21], [60].
Nhiệt ñộ thích hợp của người Việt Nam 50 – 59 tuổi cao hơn lứa tuổi thanh
niên [29]. ðáp ứng về nhiệt ñộ cơ thể trong ñiều kiện nóng – ẩm và nóng –
khô cũng khác nhau [19].
Người Việt Nam chúng ta ở xứ nhiệt ñới nóng, ẩm. Bên cạnh việc tuân
theo những quy luật sinh học chung, họ có những ñặc thù riêng về hình thái
và phát triển hình thái theo tuổi và giới. Nhiều nhà nghiên cứu [25], [64],
[85], [87], [88] cho rằng cơ thể có khả năng thích nghi khi bị tác ñộng bởi các
yếu tố bất lợi của môi trường và nhiệt ñộ môi trường là một yếu tố quan trọng
tác ñộng ñến cơ thể. ðể ñảm bảo ổn ñịnh nhiệt ñộ cơ thể, cơ thể cần có những
ñáp ứng ñể ñiều hòa thân nhiệt. Chúng tôi cho rằng sẽ có sự ñáp ứng khác
nhau của cơ thể ở nhiệt ñộ thích hợp và nhiệt ñộ nóng ẩm.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Một số
ñáp ứng sinh lý của cơ thể trên nhóm sinh viên 19 – 20 tuổi ở ñiều kiện

nhiệt ñộ thích hợp và nóng ẩm” nhằm ñạt ñược các mục tiêu sau:
1. Xác ñịnh nhiệt ñộ da trung bình, nhiệt ñộ trực tràng trung bình và
nhiệt ñộ cơ thể trung bình ở ñiều kiện nhiệt ñộ thích hợp, ñiều kiện
nóng ẩm.
2. ðánh giá sự thay ñổi tần số tim, huyết áp ñộng mạch ở ñiều kiện
nhiệt ñộ thích hợp và nóng ẩm.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Một số hoạt ñộng chức năng của hệ thống ñiều hòa thân nhiệt
Con người khi sinh ra ñã ñược tạo hóa gắn cho một hệ thống chức năng
rất tinh vi ñể ñiều hòa và giữ nhiệt ñộ trong cơ thể luôn ñược hằng ñịnh trong
khoảng 36 – 37,5
o
C [7] trước những thay ñổi ñột ngột của môi trường xung
quanh hay từ bên trong cơ thể. ðó là một trong những yếu tố cơ bản ñể duy trì
tính ổn ñịnh của nội môi (homeostasis), tạo ñiều kiện cho các tế bào, cơ quan
và hệ thống các cơ quan có thể ñảm bảo các hoạt ñộng sinh lý [3], [7], [41].
1.1. Thân nhiệt và một số chỉ số về thân nhiệt
1.1.1. Khái niệm về thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt ñộ cơ thể, trong ñó nhiệt ñộ trung tâm (NðTT) của cơ thể
thường xuyên ñược ñiều hòa trong một khoảng hẹp xung quanh 37
o
C [7].
1.1.2. Một số chỉ số về thân nhiệt
1.1.2.1. Nhiệt ñộ trung tâm
Nhiệt ñộ trung tâm (hay nhiệt ñộ vùng lõi) là nhiệt ñộ cơ thể ño ñược
ở những vùng sâu trong cơ thể như gan, não, các tạng [7]. Giá trị của NðTT
tương ñối ổn ñịnh, bình thường nằm trong giới hạn 36 – 37,5

o
C, nhưng hay gặp
nhất là 36,5 – 37
o
C [7]. NðTT phản ánh sự dự trữ nhiệt của cơ thể, là chỉ số rất
quan trọng ñể ñánh giá trạng thái nhiệt của cơ thể [3], [26], [7], [41], mức chịu
ñựng nhiệt ñộ của cơ thể thông qua các phản ứng sinh lý. Ngoài ra nó còn phản
ảnh và ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình chuyển hóa chất và năng lượng của cơ
thể vì tất cả các phản ứng tế bào, sinh hóa và enzym ñều phụ thuộc vào nhiệt ñộ
[7]. Vì vậy, ñiều hòa NðTT ổn ñịnh là mục ñích chính của cơ chế ñiều hòa
thân nhiệt mặc dù nhiệt ñộ bên ngoài luôn dao ñộng [7].
4
Có nhiều vị trí ño NðTT, giá trị của nó tuy có khác nhau nhưng không
ñáng kể khi ño ở những vị trí khác nhau.Ví dụ: ðo nhiệt ñộ ở trực tràng ở ñiều
kiện cơ sở là 36,3 – 37,1
o
C, nhiệt ño ở miệng thấp hơn ở trực tràng là 0,2 –
0,5
o
C, ño ở nách thấp hơn ño ở trực tràng 0,5 – 1
o
C [7]. Sự khác nhau này còn
tùy thuộc vào cường ñộ chuyển hóa, mức ñộ tưới máu và nhiệt ñộ tại vùng mô
xung quanh ở vị trí ño [52], [62]. Nhờ có cơ chế ñiều hòa thân nhiệt nên ñảm
bảo cho NðTT chỉ thay ñổi ñến vài phần mười ñộ trong một thời gian nhất
ñịnh [43]. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt ñộ này còn phụ thuộc vào phương pháp
ño và vị trí cần ño. Vì vậy, trong các thử nghiệm, nghiên cứu và trên lâm sàng
chúng ta cần phải thống nhất về cách ño và vị trí ño. Tuy nhiên, do máu mang
nhiệt tuần hoàn ñi khắp cơ thể và NðTT phản ánh nhiệt ñộ của dòng máu từ
trung tâm ra ngoại vi nên nó có mang giá trị tương ñối giống nhau [52].

Một số vị trí ño NðTT
▪ ðo nhiệt ñộ ở trực tràng: Nhiệt ñộ trực tràng phản ánh chính xác nhất nhiệt
ñộ vùng lõi [3], [21], [41], [53]. Vì trực tràng ñược cách nhiệt tốt với môi
trường xung quanh nên ít bị tác ñộng của môi trường nhất. Do vậy ño nhiệt ñộ
trực tràng ñược ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng và các nghiên cứu về nhiệt vì
dễ thực hiện, kết quả ñáng tin cậy, không gây ảnh hưởng ñến sức khỏe của ñối
tượng nghiên cứu [21], [29], [61], [77]. ðặc biệt, ño nhiệt ñộ trực tràng có giá
trị hơn ño ở các vị trí khác ñối với các bệnh lý về nhiệt [52].
▪ ðo nhiệt ñộ ở miệng (dưới lưỡi): ðo nhiệt ñộ trung tâm ở miệng cũng
thường ñược sử dụng vì lưỡi và khoang miệng là cơ quan ñược tưới máu phong
phú do ñó nhiệt ñộ ño ở miệng tương ñương với nhiệt ñộ của dòng máu. Nhiệt
ñộ ño ở miệng thường thấp hơn nhiệt ñộ ở trực tràng từ 0,2 – 0,5
o
C [7]. Tuy
nhiên, có một số yếu tố ảnh hưởng ñến nhiệt ñộ khi ño ở miệng như khi làm
lạnh vùng mặt, cổ, miệng, nuốt nước bọt, hơi thở…làm ảnh hưởng ñến kết
quả ño.
5
▪ ðo nhiệt ñộ ở màng nhĩ: Nhiệt ñộ ño ở màng nhĩ ñược Benzinger ñề xuất
năm 1959 [48] và có giá trị trong nghiên cứu sinh lý nhiệt. Tác giả cho rằng,
nhiệt ñộ màng nhĩ ñáp ứng nhanh và nhạy với tốc ñộ chuyển hóa hơn nhiệt ñộ
ño ở trực tràng [48], [49]. Nhóm tác giả khác thì cho rằng nhiệt ñộ vùng da
ñầu và vùng cổ cũng làm ảnh hưởng ñến nhiệt ñộ màng nhĩ [52], [54].
▪ ðo nhiệt ñộ ở hõm nách: Vị trí này rất dễ thực hiện so với các vị trí ño
khác. Tuy nhiên, ñể ñạt ñược giá trị chính xác thì yêu cầu ñối tượng ñược ño
phải giữ nguyên cánh tay ép vào thân mình trong khoảng 5 phút. Nếu ñối tượng
không thực hiện ñúng yêu cầu như trên sẽ làm ảnh hưởng ñến kết quả. Giá trị
ño ở hõm nách cũng tương ñối dao ñộng và thấp hơn ño ở trực tràng 0,5 – 1
o
C

[7]. Vì vậy phương pháp này thường ñược sử dụng trên lâm sàng hơn là trong
nghiên cứu.
1.1.2.2. ðịnh nghĩa và vai trò của nhiệt ñộ ngoại vi
Nhiệt ñộ da: Nhiệt ñộ da còn ñược gọi là nhiệt ñộ ngoại vi (nhiệt ñộ phần vỏ
cơ thể). Vì da là một trong những bộ phận có diện tích bề mặt lớn, bao bọc
toàn bộ diện tích cơ thể, thường xuyên bị tác ñộng của môi trường xung
quanh (nhiệt ñộ không khí, ñộ ẩm, gió, bức xạ nhiệt, nhiệt ñộ các vật xung
quanh ) nên nhiệt ñộ da dễ biến ñộng hơn nhiệt ñộ trung tâm [7], [32], [86].
Nhiệt ñộ da cho các giá trị khác nhau khi ño ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.
Nơi nào càng xa, càng hở, càng tiếp xúc với vật lạnh thì càng có nhiệt ñộ thấp.
Ví dụ nhiệt ñộ trán cao hơn ở lòng bàn tay (trán: 33,5
o
C, lòng bàn tay: 32
o
C),
mu chân khoảng 28
o
C [21].
Vai trò của nhiệt ñộ da: Nhiệt ñộ da ñóng vai trò không kém phần quan trọng
trong quá trình ñiều hòa thân nhiệt [58], [84]. Vì phần lớn nhiệt ñược truyền
trong cơ thể vào môi trường thông qua bề mặt da, nên nhiệt ñộ da không
những chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài mà còn bị tác
ñộng bởi các yếu tố bên trong cơ thể như mồ hôi, lượng máu tới da, nhiệt ñộ
6
các mô dưới da. Ngoài ra, nó còn ñóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
các thông tin cho hệ thống ñiều nhiệt nhằm giúp trung tâm ñiều nhiệt quyết ñịnh
giữ nhiệt hay thải nhiệt thông qua các receptor cảm giác nóng hay lạnh tại bề mặt
da [45], [52], [59].
1.1.2.3. Nhiệt ñộ da trung bình và nhiệt ñộ cơ thể trung bình
Da là lớp vỏ bao quanh cơ thể, ngăn cách cơ thể với môi trường và

cũng chính là bộ phận quan trọng giúp cơ thể thải nhiệt ra môi trường [71].
Nhiệt ñộ da tuy không phải là một chỉ số có ảnh hưởng trực tiếp ñến chuyển
hóa của cơ thể nhưng nhiều tác giả nhận thấy có mối liên quan giữa cảm giác
nhiệt và nhiệt ñộ da.
Theo Gumener PI (1962), cảm giác dễ chịu khi nhiệt ñộ da ngực vào
khoảng 32 – 34
o
C, trên 34
o
C có cảm giác nóng, dưới 32
o
C có cảm giác lạnh.
Như vậy nhiệt ñộ da có thể sử dụng làm chỉ số của vùng tiện nghi của cơ thể
[trích theo 55]. Hơn nữa, da là nơi trao ñổi nhiệt rất quan trọng của cơ thể,
nên sự thay ñổi nhiệt ñộ da trung bình giúp ta biết ñược ñáp ứng ñiều nhiệt
của cơ thể là tăng hay giảm quá trình mất nhiệt [79].Vì vậy, việc xác ñịnh
nhiệt ñộ da trung bình là rất cần thiết trong các nghiên cứu về nhiệt.
Nhiệt ñộ da thay ñổi tùy theo từng vùng của cơ thể. Nhiệt ñộ thấp nhất ở
chi khoảng 30
o
C, nhiệt ñộ da vùng ñầu và ngực ổn ñịnh hơn khoảng 32 – 34
o
C
[32]. Do ñó nhiệt ñộ da trung bình (T
dat
) ñược tính dựa vào nhiệt ñộ ño ñược
của một số ñiểm trên da và diện tích của vùng da tương ứng. Nhiệt ñộ da trung
bình là trung bình nhiệt ñộ của các phần da ở các vị trí khác nhau trên cơ thể ño
ñược [53]. Công thức tính nhiệt ñộ da trung bình (T
dat

) như sau:
T
dat =
a
1
t
a1
+

a
2
t
a2
+ a
3
t
a3
+
………
a
n
t
an
[52]
Trong ñó: a
1,
a
2,
a
3,

a
n
là những hệ số biểu thị cho các phần diện tích da
của các phần cơ thể so với diện tích da toàn bộ cơ thể và t
a1,
t
a2,
t
a3,
t
an
là nhiệt
ñộ của vùng da tương ứng.
7
Người ta nhận thấy rằng, có thể xác ñịnh T
dat
dựa vào ño nhiệt ñộ da tối
thiểu 3 ñiểm và tối ña là 18 ñiểm (theo nguyên tắc thì ño càng nhiều ñiểm
càng tốt) [21], [32]. Ngày nay, phần lớn người ta nghiên cứu thông qua ño
nhiệt ñộ da ở 7 ñiểm trên cơ thể [46] rồi từ ñó tính ra T
dat
dựa vào công thức
tính của Hardy Duboi cải tiến [ trích dẫn theo 21]:
T
dat
= 0,07 T
tran
+ 0,14 T
cangt
+ 0,05 T

mut
+ 0,35 T
ngưc
+
0,19 T
ñui
+ 0,13 T
cangc
+ 0,07 T
muc
(1)
Nhiệt ñộ cơ thể là tham số ñể ñánh giá khả năng tích nhiệt của cơ thể. ðể
tính nhiệt ñộ cơ thể trung bình người ta dựa vào nhiệt ñộ trung tâm và T
dat

T
cot
= 0,65 T
ttuct
+ 0,35 T
dat
(2)
Trong ñó: T
ttuc
là nhiệt ñộ ño ở trực tràng (trong nghiên cứu này chúng
tôi lấy nhiệt ñộ trực tràng là nhiệt trung tâm), T
dat
là nhiệt ñộ da trung bình .
2. Quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt
2.1. Quá trình sinh nhiệt

▪ Sinh nhiệt do chuyển hóa: Chuyển hóa là một trong những ñặc ñiểm cơ
bản của sự sống. Quá trình chuyển hóa ở mỗi tế bào không giống nhau. Sự
chuyển hóa còn tùy thuộc vào từng giai ñoạn phát triển, sự tăng trưởng, hoạt
ñộng của cơ thể và môi trường. Nhiệt của cơ thể ñược sinh ra từ các phản ứng
hóa học. Mọi nguyên nhân gây tiêu hao năng lượng ñều làm tăng sinh nhiệt
[7], [58].
- Chuyển hóa cơ sở (CHCS): Là mức tiêu hao năng lượng tối thiểu trong ñiều
kiện không tiêu hóa, không vận cơ, không làm việc trí óc mặc dù tỉnh táo và ở
trong môi trường có nhiệt ñộ thoải mái, không phải ñiều nhiệt. ðây là nguyên
nhân gây tiêu hao năng lượng chủ yếu của cơ thể. Do vậy, những nguyên
nhân gây tăng CHCS sẽ làm tăng sinh nhiệt. CHCS cũng thay ñổi theo tuổi,
giới, nhịp sinh học, vận cơ, ñiều nhiệt….[7].
8
- Sinh nhiệt do vận cơ: Khi vận cơ, 75% năng lượng sinh ra bị tiêu hao dưới
dạng nhiệt. Vì vậy, trong trường hợp lao ñộng nặng, nhiệt ñộ trực tràng có thể
lên ñến 39 – 40
o
C. Một trong những cơ chế sinh nhiệt rõ ràng nhất là run. Run
là một hình thức vận cơ không tạo ra công năng nhưng là một nguyên nhân
sinh nhiệt quan trọng vì có tới 80% năng lượng bị chuyển thành nhiệt. Sự tiêu
hao này tùy thuộc vào cường ñộ vận cơ, tư thế vận cơ và mức ñộ thông thạo
ñộng tác [7]. Khi run vì lạnh, mức sinh nhiệt có thể tăng tới 2 – 4 lần [7], [58].
- Sinh nhiệt do tiêu hóa: Tiêu hóa tạo ra năng lượng nhưng cũng tiêu hao
năng lượng cho các hoạt ñộng cơ học như nhai, nuốt, vận chuyển thức ăn dọc
theo ống tiêu hóa; cho các hoạt ñộng hóa học như bài tiết dịch tiêu hóa; cho
hoạt ñộng hấp thu các chất dinh dưỡng [7].
- Chuyển hóa tạo năng lượng cần thiết cho sự phát triển cơ thể
Phát triển là ñặc ñiểm của tuổi trưởng thành. Cơ thể phát triển, tăng chiều
cao và trọng lượng thể hiện sự tăng kích thước và số lượng tế bào trong thời ký
bào thai cũng như trong giai ñoạn trưởng thành [7]. Quá trình này cũng sinh

nhiệt.
▪ Sinh nhiệt do một số nguyên nhân khác: Nhiệt năng truyền từ những vật
có nhiệt ñộ cao hơn như không khí nóng, các nguồn bức xạ mặt trời, vật
nóng…Tuy nhiên, các nguồn sinh nhiệt này không thường xuyên và nguồn
cung cấp năng lượng cũng không ñáng kể.
Tóm lại, nguyên nhân sinh nhiệt chủ yếu vẫn là các phản ứng hóa học [7], [58].
2.2.Quá trình thải nhiệt
Quá trình thải nhiệt hay còn gọi là quá trình mất nhiệt, quá trình tỏa nhiệt.
Hầu hết, năng lượng sinh ra trong cơ thể ñược tạo thành từ gan, tim,
não và cơ (khi vận cơ). Sau ñó, nhiệt ñược vận chuyển ñến da vì da là nơi mà
cơ thể có thể thải nhiệt vào môi trường không khí xung quanh.Vì vậy, quá
trình thải nhiệt là một quá trình vật lý [7]. Cơ thể con người là một “Thiết bị
9
nhiệt” rất hoàn hảo. Khi quá trình sinh nhiệt xảy ra thì bắt buộc phải có quá
trình thải nhiệt. Hai quá trình này luôn ñi song song với nhau nhằm ñảm bảo
quá trình cân bằng nhiệt của cơ thể. Có nhiều phương thức thải nhiệt như
truyền nhiệt trực tiếp, truyền nhiệt ñối lưu, bức xạ nhiệt, bay hơi nước qua da,
thấm nước qua da [7]. Dù thải nhiệt bằng phương thức nào thì cơ thể vẫn phải
qua một bộ phận quan trọng, ñó là da.
2.2.1. Một số cấu trúc mô học của cơ thể thuận lợi với chức năng ñiều nhiệt
Cấu trúc và chức năng của da [10], [3]
Da không chỉ là lớp vỏ bọc của cơ thể mà còn có nhiều chức năng quan
trọng của cơ thể. Lớp nông của da gồm các tế bào sừng (keratinocyte) và các
sợi keratin nội bào làm cho da không thấm nước, ngăn sự mất nước của cơ
thể. ðặc biệt, da là nơi xảy ra quá trình trao ñổi nhiệt với môi trường ñể ñiều
nhiệt [4], [11], [73]. Ngoài ra, da còn là nơi tiếp nhận thông tin xúc giác thô
sơ, xúc giác tinh tế, cảm giác nóng, cảm giác lạnh nhờ vậy mà cơ thể có nhận
biết ñược thế giới xung quanh [47].
▪ Lớp cách nhiệt: Bao gồm da và tổ chức dưới da, trong ñó mỡ là chất cách
nhiệt tốt nhất vì ñộ dẫn nhiệt của nó chỉ bằng 1/3 tổ chức khác. Lợi ñiểm của

lớp cách nhiệt là nhằm duy trì nhiệt ñộ trung tâm trong khi nhiệt ñộ da có thể
bị hạ thấp do ảnh hưởng của môi trường xung quanh [11], [67].
▪ Hệ tỏa nhiệt: Là dòng máu mang nhiệt từ phần lõi ñến da.
Các mao mạch chỉ cách bề mặt da khoảng 60 micromet nên bảo ñảm
trao ñổi nhiệt rất mạnh. Hệ mạch này có thể co hay giãn ñể làm tăng lưu
lượng máu tới da. Do vậy hoạt ñộng của chúng không chỉ phụ thuộc vào dinh
dưỡng của da mà còn theo yêu cầu thải nhiệt hay giữ nhiệt của cơ thể [59].
Lưu lượng dòng máu tới da chịu sự chi phối của hệ thần kinh giao cảm, kích
thích giao cảm gây co mạch, ức chế giao cảm gây giãn mạch [6], [52].
10
▪ Các tuyến mồ hôi có khắp nơi trên da. Tại ñây, ngoài nước mà cơ thể thải
qua tuyến mồ hôi, còn có những sản phẩm chuyển hóa như urê, amoniac…và
một số muối vô cơ như NaCl…Sự bài tiết mồ hôi liên quan ñến sự ñiều hòa
thân nhiệt. Bình thường, lượng mồ hôi tiết ra trong ngày rất ít, khoảng 500ml.
Khi trời nóng bức, lao ñộng nặng, tập thể dục…lượng mồ hôi tăng lên rất
nhiều khoảng 5 – 6 lít/ngày [3]. Tuyến mồ hôi hoạt ñộng rất mạnh khi nhiệt
ñộ cơ thể tăng cao và ñóng vai trò quan trọng trong quá trình thải nhiệt. Trong
mồ hôi, thành phần chủ yếu là NaCl và nước. Nồng ñộ NaCl trong mồ hôi của
người dân xứ lạnh cao hơn ở người dân xứ nóng nhưng do nhu cầu thải nhiệt
ít nên lượng mồ hôi mất không ñáng kể do vậy lượng NaCl cũng mất không
ñáng kể [8], [46]. Khi người dân ở xứ lạnh chuyển sang sống ở xứ nóng, ñể
thải nhiệt thì sự bài tiết mồ hôi sẽ tăng lên nhưng cơ thể thích nghi bằng cách
lượng NaCl ñược tái hấp thu ở ống tuyến mồ hôi tăng lên. Cũng như vậy
người Việt Nam sống trong ñiều kiện nóng – ẩm cần bài tiết nhiều mồ hôi ñể
thải nhiệt, cơ thể ñã thích nghi bằng cách tăng tái hấp thu ion Na
+
ở ống tuyến
mồ hôi. Kết quả này ñã ñược một số tác giả chứng minh trên thực tế, ñó là nồng
ñộ NaCl trong mồ hôi của người Việt Nam thấp hơn người Châu Âu [37].
Một số nghiên cứu cho thấy: Lớp mỡ dưới da của nữ dày hơn nam nên lớp

cách nhiệt của nữ tốt hơn nam [trích theo 21]. Những người sống ở xứ lạnh
lớp vỏ này dày hơn, ngược lại những người sống ở xứ nóng thì lớp này lại
mỏng hơn. Một người sống ở xứ nóng, sang sống ở xứ lạnh thì lớp vỏ này có
thể mỏng dần theo thời gian [52]. Người Việt Nam có tỷ lệ diện tích da/cân
nặng lớn hơn người Châu Âu, lớp mỡ dưới da cũng mỏng do vậy thải nhiệt tốt
hơn người Châu Âu [11], [37].
2.2.2. Các phương thức thải nhiệt
Vì các phản ứng hóa học trong cơ thể thường xuyên xảy ra nên nhiệt
ñược sinh ra liên tục. Khi dòng máu mang nhiệt ñến da, nếu cơ thể không thải
11
ñược nhiệt thì nó sẽ tích tụ trong cơ thể và làm nhiệt ñộ trong cơ thể tăng lên
ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của các tế bào và ñến một mức nào có thể gây nguy
hiểm ñến tính mạng con người.
▪ Truyền nhiệt: Quá trình thải nhiệt từ da vào môi trường bao gồm 3 quá
trình vật lý, có thể hoạt ñộng ñồng thời hay ñơn ñộc.
– Bức xạ nhiệt: Là hình thức truyền nhiệt giữa hai vật cách xa nhau mà
không cần có vật dẫn truyền. Khối lượng nhiệt ñược truyền tỷ lệ thuận với sự
chênh lệch nồng ñộ giữa hai vật, không phụ thuộc vào sự tiếp xúc trực tiếp
giữa hai vật nóng, lạnh. Ví dụ: da có nhiệt ñộ cao hơn và truyền nhiệt vào các
ñồ vật xung quanh (bàn, ghế, tường ) mà không phụ thuộc vào sự tiếp xúc
của da với không khí. Thải nhiệt bằng con ñường này chiếm 50 – 60% tổng
lượng nhiệt [3], [7]. Bức xạ chỉ phụ thuộc vào nhiệt ñộ da, nhiệt ñộ cơ thể và
khoảng cách, không phụ thuộc vào vật tiếp xúc với da như không khí…
– Dẫn nhiệt: Là sự truyền nhiệt trực tiếp của bề mặt da lên bề mặt của vật
tiếp xúc trực tiếp với da. Nhiệt truyền từ nơi có nhiệt ñộ cao sang nơi có nhiệt
ñộ thấp. Lượng nhiệt truyền nhiều hay ít phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt ñộ
giữa hai vật nóng lạnh, thời gian tiếp xúc, diện tích tiếp xúc. Ví dụ: cơ thể
truyền nhiệt cho quần áo, giày dép…Qúa trình này bình thường làm mất 18%
nhiệt lượng cơ thể theo Trịnh Bỉnh Dy [7] và theo Nguyễn Mạnh Liên thì mất
25% [26].

– Truyền nhiệt ñối lưu: Là một biến thể của thải nhiệt bằng dẫn nhiệt vì
thực chất ñó là dẫn nhiệt từ da sang không khí sau ñó không khí ñối lưu ñể
ñưa khí nóng ñi nơi khác thay vào ñó là khí mát. Mức ñộ truyền nhiệt tỷ lệ
thuận với căn bậc hai của tốc ñộ gió [7], [34]. Ví dụ: Vào mùa nóng, người ta cảm
thấy dễ chịu hơn khi có một luồng gió mát thổi vào. Với tốc ñộ gió là 4m/s thì
truyền nhiệt do ñối lưu cũng chỉ tăng gấp ñôi so với tốc ñộ gió là 1 m/s.
12
▪ Bay hơi nước: Là phương thức thải nhiệt thông qua mất nhiệt do nước bốc
hơi khỏi cơ thể. Phương thức thải nhiệt này ñặc biệt có ích cho cơ thể và là
phương thức thải nhiệt chủ yếu của người, thậm chí ñây là phương thức duy
nhất ñể thải nhiệt ra môi trường khi nhiệt ñộ môi trường cao hơn nhiệt ñộ da
(vì lúc này nhiệt không thể truyền qua bức xạ hay dẫn nhiệt) ñể thải ra ngoài
cơ thể. Khi cơ thể không ra mồ hôi thì vẫn có thấm nước qua da và bay hơi
nước qua hô hấp mà ta không cảm thấy ñược. ðây là phương thức thải nhiệt
bắt buộc và chiếm 22 – 25% tổng lượng nhiệt thải ra của cơ thể. Lượng nhiệt
tỏa ra qua ñường hô hấp phụ thuộc vào thể tích thông khí. Khi ở môi trường
nóng, thể tích này có tăng lên nhưng không có ý nghĩa trong cơ chế chống
nóng, ñặc biệt ở người. Tuy nhiên, lượng nhiệt tỏa ra còn phụ thuộc vào ñộ
ẩm không khí và tốc ñộ gió. Nước bay hơi qua da dưới hai hình thức thấm
nước qua da và bài tiết mồ hôi. Lượng nước thấm qua da trung bình khoảng
0,5lít/24giờ và không thay ñổi theo nhiệt ñộ môi trường nên không có ý nghĩa
trong cơ chế chống nóng [7].
– Thải nhiệt qua phân và nước tiểu: Nhiệt thải qua phân và nước tiểu rất ít,
không ñáng kể.
Tóm lại, dù thải nhiệt theo phương thức nào thì truyền nhiệt bằng bức xạ và
bay hơi nước theo mồ hôi vẫn ñóng vai trò quan trọng trong cơ chế thải nhiệt.
2.3. Phương trình cân bằng nhiệt
ðể hoạt ñộng ñược, tất cả các loài ñộng vật cần phải có năng lượng, một
phần chuyển thành công cơ học, phần lớn chuyển thành nhiệt và ñược thải ra
môi trường. Bên cạnh cơ chế sinh nhiệt, cơ thể còn có cơ chế bảo toàn nhiệt hay

giữ nhiệt.
Bilan nhiệt chính là sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt [7], [52].
M = E + R + C + K +W + S
13
Trong ñó:
M: Mức chuyển hóa (Metabolic rate)
E: Mất nhiệt do bay hơi nước (Evaporation)
R: Mất nhiệt do bức xạ (Radiation)
C: Mất nhiệt do ñối lưu (Convection)
K: Truyền nhiệt trực tiếp (Conduction)
W: Năng lượng sinh công (Work)
S: Tích nhiệt (Heat Storage)
Với công thức trên M luôn mang giá trị dương. Nếu cơ thể tỏa nhiệt thì
E,R,C,K,W mang giá trị dương và ngược lại nếu cơ thể thu nhiệt từ môi
trường thì E,R,C,K,W mang giá trị âm. Riêng giá trị S = 0 thì nhiệt cơ thể
không tăng không giảm (ñạt trạng thái cân bằng nhiệt). Khi S âm thì nhiệt ñộ
cơ thể giảm, S dương thì nhiệt ñộ cơ thể tăng. Bình thường, tùy theo trạng
thái của cơ thể mà giá trị S có thể hơi dương hay hơi âm. Tuy nhiên, nhờ cơ
chế ñiều nhiệt mà có thể ñiều chỉnh giá trị S về trị số 0 tức là ñưa thân nhiệt
ñạt giá trị xấp xỉ 37
o
C.
3. Cơ chế ñiều nhiệt
ðiều nhiệt là quá trình ñiều chỉnh nhiệt ñộ cơ thể ñể duy trì thân nhiệt
ñược ổn ñịnh xung quanh giá trị 37
o
C. Nhiệt ñộ cơ thể người ñược ñiều hoà
chặt chẽ ở não bộ và sự ñiều hoà này phải ñược thực hiện ở ñây, bởi vì nó cần
ñến những phản ứng hoá học phức tạp, xảy ra từng giây, từng phút. Trung tâm
ñiều nhiệt nằm ở vùng dưới ñồi và cũng chính là nơi quan trọng giúp ñiều hòa

nhiệt ñộ của cơ thể.
3.1. Cung phản xạ ñiều nhiệt: Gồm 5 bộ phận.
▪ Bộ phận nhận cảm: Có hai loại receptor nhận cảm nhiệt ñó là receptor nhận
cảm với nóng và loại thứ hai nhận cảm với lạnh. Các receptor nhận cảm lạnh
nằm nông hơn và nhiều gấp 3 – 10 lần các receptor nhận cảm nóng. Receptor
14
nhận cảm nóng hoạt ñộng mạnh nhất ở nhiệt ñộ 38 – 43
o
C và ngừng hoạt ñộng
khi nhiệt ñộ thấp dưới 20 – 25
o
C, trong khi ñó receptor nhận cảm lạnh lại hoạt
ñộng mạnh nhất ở 24 – 25
o
C và ngừng hoạt ñộng khi nhiệt ñộ từ 30 – 40
o
C [7].
▪ ðường truyền vào: Là các sợi thần kinh ñi từ các tiểu thể, các cơ quan
cảm thụ nhiệt về sừng sau của tủy sống. Từ ñây, xung ñộng ñược truyền sang
neuron thứ hai, bắt chéo rồi ñi lên ñồi thị, lên tới vỏ não. Trên ñường ñi, có
nhánh tận cùng ở cấu trúc lưới thân não và phức hợp bụng – nền của ñồi thị.
▪ Trung tâm ñiều nhiệt: Trung tâm ñiều nhiệt nằm ở vùng dưới ñồi. Nửa
trước vùng dưới ñồi là trung tâm chống nóng, nửa sau là trung tâm chống
lạnh. ðây là nơi nhận tín hiệu từ các receptor ngoại vi. Ngoài ra, vùng trước
ñồi thị –dưới ñồi còn nhận biết nhiệt ñộ trung tâm cơ thể nhờ các cơ quan
phát hiện nhiệt (detector) [7], [78]. Tín hiệu này ñược ñưa ñến vùng dưới ñồi,
phân tích, tổng hợp rồi ñưa ñến nhận ñịnh và ra lệnh phù hợp với tình trạng
nhiệt của cơ thể. Tại ñây, tín hiệu thần kinh cũng ñược ñưa lên vỏ não cho ta
nhận biết cảm giác nóng hay lạnh và tham gia trực tiếp vào cơ chế ñiều nhiệt.
▪ ðường truyền ra: Cung phản xạ ñiều nhiệt là cung phản xạ phức tạp, bao

gồm cả hai con ñường thần kinh và thể dịch.
– ðường thần kinh: Từ vùng dưới ñồi, xung ñộng tới các trung tâm giao cảm ở
sừng bên chất xám tủy sống gây co, giãn mạch, tăng chuyển hóa tế bào. Mặt
khác, tín hiệu từ vùng dưới ñồi ñi ñến các neuron vận ñộng sừng trước tủy sống
làm thay ñổi trương lực cơ, gây run, làm thay ñổi thông khí phổi.
– ðường thể dịch: Các hormon giải phóng của vùng dưới ñồi TRH, CRH
ñược vận chuyển ñến thùy trước tuyến yên làm thay ñổi mức bài tiết của
TSH, ACTH. Hai hocmon này làm thay ñổi hoạt ñộng của tuyến giáp và vỏ
thượng thận, do vậy làm thay ñổi mức chuyển hóa ở mô.
15
▪ Cơ quan ñáp ứng: Là tất cả các tế bào của cơ thể. ðặc biệt là các tế bào
cơ, mạch máu, tuyến mồ hôi. Tùy theo yêu cầu của cơ thể cần chống nóng
hay chống lạnh mà có sự ñáp ứng khác nhau.
Khi thời tiết nóng nhiệt ñộ cơ thể tăng cao, nhờ cơ chế ñiều hòa thân
nhiệt, cơ thể ñáp ứng lại bằng cách ra mồ hôi ñồng thời các mạch máu ngoại
vi giãn ra, mồ hôi bay hơi ñể tỏa nhiệt làm nhiệt ñộ cơ thể giảm xuống. Khi
mồ hôi mất nhiều quá, nếu cơ thể không ñiều chỉnh ñược có thể gây ngất sỉu
vì mất nước, giảm lưu thông máu ñến các cơ quan nhất là hệ thần kinh. Khi
trời lạnh, thường xảy ra hiện tượng run cơ liên tục nhằm sinh ra nhiệt ñồng
thời co mạch ñể giữ nhiệt. Do ñó, dù môi trường bên ngoài thay ñổi nhưng
nhiệt ñộ của cơ thể vẫn giữ ở mức bình thường. Ngoài ra, ñể ñiều nhiệt con
người còn có những biện pháp khác như cải tạo vi khí hậu, chọn quần áo, chế ñộ
ăn, tập luyện thích hợp ñể thích nghi với môi trường.
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến thân nhiệt
▪ Tuổi: Theo quy luật sinh học thì thân nhiệt giảm dần theo tuổi. Do ñó, càng
lớn tuổi thì thân nhiệt càng giảm.
Nghiên cứu của Phan Thị Minh Ngọc [29] cho thấy rằng khả năng chịu
lạnh của người già kém hơn người trẻ tuổi do giảm khả năng ñiều hòa thân
nhiệt và nhiệt ñộ trung tâm thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả ðoàn Văn
Huyền [20] nghiên cứu trên người trẻ tuổi nhưng vẫn quanh mức 37

o
C
(36,97± 0,46
o
C). Ngược lại nhiệt ñộ da lại cao hơn so với nhóm thanh niên
[20] và nhóm cao tuổi của Nguyễn Thị Vân Anh [1].
▪ Giới: Thân nhiệt ở nam cao hơn ở nữ cùng ñộ tuổi.
Nghiên cứu của ðoàn Văn Huyền [20] cho thấy nhiệt ñộ trực tràng của
nam cao hơn nữ. Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Minh Ngọc [29] cũng cho
thấy nhiệt ñộ da và nhiệt ñộ cơ thể trung bình của nam cũng cao hơn nữ và
Nguyễn Thị Vân Anh [1] cũng cho kết quả tương tự.
16
▪ Nhịp sinh học (nhịp ngày ñêm): Thân nhiệt thấp nhất 1– 4 giờ sáng, tăng
nhẹ vào sáng sớm, ñạt tối ña vào buổi chiều (cao nhất vào lúc 14 – 17 giờ).
Mức biến ñổi nhiệt ñộ trong ngày khoảng 1
o
C [7]. Tác giả Mỹ Hằng nhận
ñịnh rằng, ban ngày nhiệt ñộ trung tâm của người Việt Nam cao hơn Nhật
Bản, Châu Âu do người Việt Nam có ñiểm chuẩn nhiệt ñộ cao hơn [78].
– Chu kỳ kinh nguyệt: Ở phụ nữ, dưới tác dụng của progesteron nên thân nhiệt ở
nửa sau chu kỳ kinh nguyệt tăng hơn ở nửa trước khoảng 0,3 – 0,5
o
C [7]
– Phụ nữ mang thai: Trong thời gian mang thai, thân nhiệt cũng tăng lên 0,5 – 0,8

o
C [57] do hoạt ñộng của hệ nội tiết tăng, làm tăng chuyển hóa ở cơ thể người mẹ.
– Vận cơ: Vận cơ cũng làm tăng thân nhiệt, cường ñộ vận cơ càng lớn thì
thân nhiệt càng tăng [7].
4. Ảnh hưởng của ñiều kiện khí hậu nóng ẩm cao lên quá trình chuyển

hóa và ñiều nhiệt của cơ thể
Việt Nam là một ñất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt ñới nóng ẩm
gió mùa, mưa nhiều. Nhiệt ñộ trung bình hàng năm từ 22 – 27
o
C, ñộ ẩm
tương ñối dao ñộng từ 70 – 95% [31]. Hà Nội là thành phố nằm ở miền Bắc
Việt Nam nên cũng có ñặc ñiểm khí hậu tương tự. Nhiệt ñộ trung bình mùa hè
22 – 23
o
C, giữa hè nhiệt ñộ có thể lên ñến 32 – 34
o
C, ñộ ẩm trung bình là 82
– 86% và sự chênh lệch về ñộ ẩm giữa các mùa hầu như không ñáng kể [77].
Khí hậu này ảnh hưởng rất lớn ñến hoạt ñộng của hệ tuần hoàn, hô hấp và quá
trình thải nhiệt của cơ thể. Hơn nữa, với những ngành nghề khác nhau thì con
người còn chịu sự tác ñộng của môi trường làm việc cũng khác nhau.Vào mùa
hè, một số người làm những ngành nghề thường xuyên chịu ảnh hưởng của
nhiệt ñộ cao như xây dựng, lò ñốt, nhân viên cứu hỏa, công nhân làm việc ở
các phân xưởng chật hẹp…[41], [55] bản thân họ cảm thấy không thoải mái,
chán nản, mệt mỏi làm ảnh hưởng ñến năng xuất lao ñộng, sinh hoạt. Ngoài
ra, họ còn chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời, nhiệt ñộ cao tại nơi làm việc
17
thải ra từ các ñộng cơ. Trong lao ñộng quân sự, những người làm ở hầm kín,
lò rèn….họ phải chịu tác ñộng của khí hậu nóng ẩm [26]. Trong môi trường
gắng sức thì mức ñộ tiêu thụ oxy nhiều và sinh nhiệt tăng 10 – 20 lần so với
bình thường. Mức ñộ tiêu thụ oxy tùy theo cường ñộ hoạt ñộng của cơ thể và
tình trạng thể lực của ñối tượng [67]. Cơ thể sẽ ñáp ứng bằng cách thay ñổi
nhiệt ñộ da, bài tiết mồ hôi và thay ñổi lưu lượng máu ñến da. Các ñáp ứng
thải nhiệt chủ yếu là thay ñổi nhiệt ñộ da mà không làm ảnh hưởng ñến nhiệt
ñộ trung tâm (duy trì nhiệt ñộ trung tâm). Sự bài tiết mồ hôi nhiều như vậy, có

thể làm cơ thể mất nhiều muối và nước, vì vậy làm thay ñổi tính chất của máu
[35]. Tuy nhiên, trong trường hợp này cơ thể có khả năng thích nghi bằng
cách tăng tiết aldosteron do ñó làm tăng tái hấp thu muối không chỉ ở ống
thận mà cả ở ống tuyến mồ hôi [7]. ðộ ẩm ảnh hưởng nhiều ñến khả năng
thoát mồ hôi của cơ thể, do ñó ảnh hưởng ñến khả năng ñiều nhiệt [7], [21].
ðộ ẩm thấp thì khả năng thoát mồ hôi dễ dàng hơn và cơ thể sẽ thấy dễ chịu.
Khi ñộ ẩm tăng cao, khả năng thoát mồ hôi của cơ thể kém, con người sẽ cảm
thấy khó chịu, không thoải mái. Tuy nhiên, nếu ñộ ẩm quá cao hay quá thấp
ñều không tốt với cơ thể con người [61], ngoài ra còn ảnh hưởng rất lớn ñến
chức năng chuyển hóa chất và năng lượng của cơ thể. Khi nhiệt ñộ môi
trường bên ngoài thích hợp thì cường ñộ chuyển hóa chất và năng lượng sinh
ra ñược duy trì ổn ñịnh, ñảm bảo thân nhiệt ổn ñịnh góp phần cho chuyển hóa
các chất trong cơ thể diễn ra bình thường, tiết kiệm ñược năng lượng. Khi
nhiệt ñộ môi trường quá thấp hay quá cao ñều làm thay ñổi mức chuyển hóa
chất và chuyển hóa năng lượng, do ñó làm ảnh hưởng ñến quá trình sinh
trưởng và phát triển cơ thể [35]. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhiệt ñộ và
ñộ ẩm cao còn làm tăng tiêu hao năng lượng [30]. Những người sống ở vùng
nhiệt ñới có mức chuyển hóa cao hơn những người sống ở vùng ôn ñới và hàn
ñới khoảng 10 – 20% [59], [60], [61]. Nhiệt ñộ cao gây rối loạn hoạt ñộng của
18
vùng dưới ñồi, làm ảnh hưởng ñến trung tâm ñiều nhiệt của cơ thể [7], [78].
Bình thường, nhiệt ñộ trung tâm và nhiệt ñộ da thay ñổi rất ít. Khi nhiệt ñộ
môi trường tăng cao có thể làm tăng nhiệt ñộ da tăng thêm tới 15
o
C [42]. Ở
nhiệt ñộ quá cao, nếu không có cơ chế ñiều nhiệt thì có thể làm hủy hoại các
tế bào, mô da và làm thân nhiệt tăng cao vì sự truyền nhiệt từ vùng trung tâm
ra ngoại vi bị hạn chế. Hơn nữa, khi quá nóng, cơ thể sẽ mất nhiều nước do
tăng tiết mồ hôi ñể hạ thân nhiệt. Nếu tình trạng nóng kéo dài, con người sẽ
kiệt sức do mất nhiều nước và muối [33], [34]. Ngoài ra, ñiều kiện khí hậu

nóng ẩm còn ảnh hưởng ñến một số vấn ñề khác. Một số thông tin khác cho
thấy lái xe trong ñiều kiện khi ngoài trời quá nóng thì bản thân họ cảm thấy
mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ nên dễ xảy ra tai nạn [17], [18]. Năm 2003, hàng
trăm người dân sống ở thành phố Ba Lê bị thiệt mạng vì nóng quá mức [16].
Ngoài ra, khi thay ñổi nhiệt ñộ và ñộ ẩm thì các xương khớp sưng, cử ñộng khó
nên phản ứng cũng chậm chạp, giảm sự tập trung, thi hành mọi công việc cũng
khó khăn. Phản ứng cơ thể sẽ nhanh hơn và hữu hiệu hơn nếu ở ñiều kiện nhiệt
ñộ thích hợp [16].
5. ðặc ñiểm sinh lý của hệ tuần hoàn
5.1. Hoạt ñộng của tim
Tim ñược ví như cái bơm luôn hoạt ñộng nhịp nhàng và phối hợp. Tim
có chức năng vừa hút và ñẩy máu vào hệ tuần hoàn nên tim là ñộng lực chính
của hệ tuần hoàn. Bình thường, tim hoạt ñộng theo một chu kỳ rất ñều ñặn và
nhịp nhàng nhờ các ñặc tính sinh lý của tim. Một chu kỳ hoạt ñộng của tim
(hay một chu chuyển tim) là một vòng hoạt ñộng kể từ một lần tim ñập ñến
lúc bắt ñầu ñập lần sau. Một chu kỳ hoạt ñộng của tim chia làm 3 giai ñoạn
chính: nhĩ thu, thất thu, tâm trương toàn bộ [7].
- Tần số tim (ký hiệu là f). Ở người khỏe mạnh, tần số mạch ñập trong một
phút tương ñương với tần số co bóp của tim. Tần số tim người bình thường
19
khoảng 60 – 80 lần/phút, trung bình khoảng 75 lần/phút. Theo nghiên cứu về
các giá trị sinh học của người Việt Nam bình thường ở nam lứa tuổi từ 16 –
24 tuổi là 76 ± 7, ở nữ là 77± 7 [9]. Ở nữ tần số tim cao hơn nam.
- Thể tích tâm thu (ký hiệu là Qs) là số mililit (ml) máu ñựợc ñẩy ra khỏi tim
trong một nhát bóp. Trong lúc nghỉ ngơi, mỗi một tâm thất phải tống vào
ñộng mạch khoảng 60 – 70ml máu. Như vậy, lưu lượng tim (Q
&
) là lượng
máu mà tim bơm vào ñộng mạch trong một phút. Lưu lượng tim trái bằng
tim phải.

ðược tính theo công thức: Q
&
= Q
s
x f
Trong lúc nghỉ ngơi, lưu lượng tim Q = 60 ml x 75 lần/phút =
4500ml/phút (dao ñộng trong khoảng 4 – 5 lít). Các chỉ số trên ñược ño ở ñiều
kiện cơ sở, còn trong ñiều kiện lao ñộng, làm việc trong môi trường khắc
nghiệt…tần số và lưu lượng tim thay ñổi ñể ñảm bảo chức năng cung cấp máu
cho cơ thể [7], [39].
5.2.Cơ chế ñiều hòa hoạt ñộng của tim
Tim có khả năng thích nghi cao với các trạng thái hoạt ñộng của cơ thể
vì tim luôn ñược ñiều hòa bởi nhiều yếu tố.
* Tự ñiều hòa theo cơ chế Frank-Starling: Tim có khả năng tự ñiều hòa lực
co tùy thuộc vào lượng máu trở về tim.Vì vậy, lưu lượng máu từ các tĩnh
mạch ngoại vi trở về tim là yếu tố phát ñộng sự tự ñộng thay ñổi lực co của
tâm thất sao cho máu tĩnh mạch về bao nhiêu thì thất sẽ ñẩy ra ñộng mạch bấy
nhiêu làm cho máu không bị ứ ñọng trong tim. Bản chất của sự ñiều hòa này
là lực co của cơ tim tỷ lệ thuận với chiều dài sợi cơ trước khi co [13], [24].
Khi sợi cơ tim giãn ra càng nhiều thì càng làm tăng lực co các sợi cơ tim dẫn
ñến tăng thể tích tâm thu [13], [19]. Nhờ cơ chế này mà tim có khả năng tự
ñiều chỉnh lực tâm thu phù hợp với từng ñiều kiện của cơ thể.
20
* Tự ñiều hòa bằng cách không thay ñổi chiều dài sợi cơ: Là hiện tượng tự
ñộng thay ñổi lực co của tim khi thể tích tim không ñổi. Cơ chế này gồm hiện
tượng bậc thang Baudich và hiệu ứng Anrep [19], [24].
▪ Hiện tượng bậc thang Baudich: Là hiện tượng tăng dần lực co của một
sợi cơ tim riêng rẽ khi tần số kích thích ñiện vào nó tăng lên. Nhờ cơ chế này
mà khi nhịp tim tăng, thể tích tâm thu tự ñộng tăng theo.
▪ Hiệu ứng Anrep: Khi gia tăng áp suất trong máu ñộng mạch chủ thì lực co

bóp của cơ tim cũng tăng lên.
* Cơ chế thần kinh trong ñiều hòa hoạt ñộng của tim
Kích thích hệ thần kinh giao cảm làm tăng tần số tim, tăng lực co cơ tim, tăng
công suất co cơ dẫn ñến tăng lưu lượng tim. Kích thích hệ thần kinh phó giao
cảm là nhánh của dây X làm giảm tần số tim, giảm lực co cơ tim và công suất
co cơ dẫn ñến làm giảm lưu lượng tim
* Cơ chế thể dịch trong ñiều hòa hoạt ñộng của tim
Dưới tác dụng của ion K
+
dịch ngoại bào, làm giảm trương lực cơ tim, ức chế
xung ñộng dẫn truyền từ nhĩ xuống thất làm tim ñập chậm và yếu. Ion Ca
++
thì
tác dụng ngược lại, làm tăng trương lực cơ tim làm tăng co cơ tim. Các hormon
tuyến giáp T
3
,T
4
, tủy thượng thận (adrenalin) làm tăng tần số tim và tăng mức
tiêu thụ oxy. Nồng ñộ oxy máu giảm, khí cacbonic tăng cũng làm tăng tần số tim
T
3
[7].
* Một số cơ chế khác
• Khi nhiệt ñộ cơ thể tăng do nguyên nhân nội tại (tăng chuyển hóa, vận cơ)
hoặc do nguyên nhân bên ngoài (nhiệt ñộ môi trường tăng cao, bức xạ ) thì
một trong những cơ chế ñiều hòa nhiệt ñộ cơ thể ñầu tiên là hệ thống tuần
hoàn bắt ñầu hoạt ñộng làm tăng tần số tim.
21
• Phản xạ ñiều hòa tim do các thụ thể ở xoang ñộng mạch cảnh, quai ñộng

mạch chủ: Khi áp suất máu tăng cao sẽ gây xung ñộng truyền về hành não,
truyền ñến dây X ñể ức chế hoạt ñộng của tim.
• Trung tâm hô hấp: Khi hít vào, tim ñập nhanh, khi thở ra tim ñập chậm.
• Trạng thái tinh thần: Lo lắng, xúc ñộng… làm tăng nhịp tim.
• Vận ñộng thể lực: Làm tăng nhịp tim và huyết áp.
• Tuổi và giới khác nhau thì có tần số tim cũng khác nhau [9], [37].
6. Huyết áp ñộng mạch và các yếu tố ñiều hòa huyết áp
6.1. Huyết áp ñộng mạch
Huyết áp ñộng mạch là áp lực máu chảy trong lòng ñộng mạch.
Nguyên lý của máu chảy trong ñộng mạch: Do sự chênh lệch áp suất giữa
hai ñầu ñộng mạch tạo ra lực thắng sức cản của mạch máu. Do lực ñẩy máu
của tim thắng ñược sức cản của thành mạch nên máu chảy ñược trong ñộng
mạch với một áp suất nhất ñịnh gọi là huyết áp [7], [10].
6.2. Các loại huyết áp
▪ Huyết áp tâm thu (HATThu) hay gọi là huyết áp tối ña, là trị số huyết áp
cao nhất trong một chu kỳ tim, ứng với thì tâm thu, phản ánh lực co của tâm
thất. Theo nghiên cứu về các giá trị sinh học của người Việt Nam bình thường
ở nam lứa tuổi từ 16 – 24 tuổi là 115 ± 10 mmHg, ở nữ là 110 ± 10 mmHg
[9], giới hạn trong khoảng 90 – < 140 mmHg [7], [10], [19], [39].
▪ Huyết áp tâm trương (HATTr) hay còn gọi là huyết áp tối thiểu: Là trị số
huyết áp thấp nhất trong một chu kỳ tim, ứng với thì tâm trương, phản ánh
trương lực mạch máu. Theo nghiên cứu về các giá trị sinh học của người Việt
Nam bình thường ở nam lứa tuổi từ 16 – 24 tuổi là 72 ± 7 mmHg, ở nữ là 70
± 7 mmHg [80], giới hạn trong khoảng 50 – < 90 mmHg [7], [10], [21], [39].
▪ Huyết áp hiệu số (HAHS) là hiệu của huyết áp tâm thu và tâm trương, là
ñiều kiện ñể máu tuần hoàn trong lòng ñộng mạch, là thông số phản ánh hiệu
lực tống máu của tim. Bình thường là 40 mmHg [7], [10].
22
▪ Huyết áp trung bình (HATB) là trị số huyết áp trung bình ñược tạo ra trong
suốt một chu kỳ hoạt ñộng của tim, thể hiện hiệu lực làm việc thực sự của tim,

là lực ñẩy máu vào hệ thống ñộng mạch.
Huyết áp trung bình ñược tính theo một trong hai công thức:
(1) HATB = HATThu + 1/3 HAHS [10]
(2) HATB = (HATThu + 2 HATTr)/3 [21]
Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng công thức 1
6.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp
•Lưu lượng tim: Lưu lượng tim phụ thuộc vào thể tích tâm thu và tần số tim,
trong ñó thể tích tâm thu lại phụ thuộc vào lực co bóp cơ tim và tần số tim
[10], [13]. Vì thế, lưu lượng tim phụ thuộc vào lực co bóp cơ tim và tần số
tim. Lưu lượng tim thay ñổi theo tuổi, người già thể tích tâm thu thấp hơn gần
20% so với người trẻ do khả năng co bóp của tim giảm [19], [23]. Lưu lượng
tim ở người thường xuyên luyện tập tăng nhiều hơn so với những người
không luyện tập. Lưu lượng tim tăng có thể do tăng tần số tim và quan trọng
hơn là tăng thể tích tâm thu.
- Lực co bóp cơ tim: Khi tim ñập mạnh, lực co bóp cơ tim tăng nên thể tích
tâm thu tăng và lưu lượng tim tăng do vậy làm tăng huyết áp và ngược lại
[10], [13].
- Tần số tim: Với thể tích tâm thu không ñổi thì tần số tim giảm, làm giảm
lưu lượng tim và làm giảm huyết áp. Khi tim ñập nhanh, mặc dù thể tích tâm
thu không tăng nhưng vẫn làm cho lưu lượng tim tăng do vậy làm tăng huyết
áp. Tuy nhiên, khi tim ñập quá nhanh thì lưu lượng tim giảm và giảm huyết áp
(vì khi tim ñập nhanh thì thời gian tâm trương ngắn lại máu không kịp ñổ ñầy
thất làm thể tích tâm thất không tăng).
• Máu:
– ðộ quánh của máu : Máu bị cô ñặc thì ñộ quánh tăng, ngược lại máu bị pha
loãng thì ñộ quánh giảm. ðộ quánh máu tăng tỷ lệ thuận với huyết áp [10], [13].
23
– Thể tích máu: Thể tích máu tăng làm tăng lưu lượng tuần hoàn và
làm tăng huyết áp và ngược lại [10], [13].
• Mạch máu

– Sức cản mạch máu: Huyết áp tỷ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 của bán
kính mạch máu. ðộng mạch có ñường kính càng nhỏ thì huyết áp sẽ càng tăng
và ngược lại.Vì vậy, khi mạch co huyết áp tăng, khi mạch giãn huyết áp giảm
[10], [13].
– Chiều dài mạch máu: Càng xa tim huyết áp càng giảm.
– Trương lực mạch máu: Mạch càng ñàn hồi thì huyết áp thấp hơn so
với người có mạch máu xơ cứng. Ở người già, sự ñàn hồi mạch máu kém nên
huyết áp thường tăng so với giới trẻ [10], [13].
•Một số yếu tố khác
- Chu kỳ ngày ñêm: Huyết áp cao nhất vào khoảng 11 – 12 giờ và 19
– 21 giờ, thấp nhất vào khoảng 3 – 5 giờ [68].
- Dân tộc, chủng tộc: Người Mỹ gốc Châu phi huyết áp cao hơn
người Mỹ da trắng [5].
- Tuổi, giới: Huyết áp tăng dần ở trẻ nhỏ theo tuổi và ổn ñịnh sau 15
tuổi, sau ñó lại tăng dần theo tuổi; nam có huyết áp cao hơn nữ [9]
6.4. Các yếu tố ñiều hòa huyết áp ñộng mạch
* Cơ chế thần kinh
– Hệ co mạch: Tăng tần số tim, lực co bóp, trương lực cơ tim, tốc ñộ
dẫn truyền xung ñộng, tính hưng phấn làm tim ñập nhanh, co các tiểu ñộng
mạch nhỏ, tăng sức cản hệ mạch và làm tăng huyết áp [10], [13].
– Hệ giãn mạch: Ngược lại làm giảm tần số tim, giảm trương lực co cơ
tim làm giảm huyết áp [10], [13].

×