Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo môn Tài Chính Tiền Tệ Vấn đề 1: Vậy bội chi ngân sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.04 KB, 21 trang )

Báo cáo môn Tài Chính Tiền Tệ
Vấn đề 1: Vậy bội chi ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề
bội chi ngân sách của Việt Nam hiện nay như thế nào? Những
nguyên nhân gây ra tình trạng bội chi NSNN. Tác động của nó đến
nền kinh tế của nước ta ra sao? Và những biện pháp để giúp cân
đối,tiến tới bội thu ngân sách.
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta điều biết, thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà
mọi quốc gia trên thế giới đều gặp phải. Ngay cả một cường quốc
kinh tế như Mỹ cũng phải đau đầu và vật lộn với vấn đề này, và tất
nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc xử lý thâm hụt ngân
sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ
tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát
triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn
cầu có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng
tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế
giới…, việc tìm ra giải pháp để điều chỉnh thâm hụt ngân sách ở
các quốc gia trên thế giới nói chung và ở tại Việt Nam nói riêng là
hết sức cấp bách và cần thiết. Ở nước ta, mức độ thâm hụt ngân
sách ngày càng gia tăng và ngày càng tác động tiêu cực tới đời
sống nhân dân cũng như tới toàn bộ nền kinh tế. Đây chính là một
trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gia tăng lạm
phát gây khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện các chính
sách tài khóa và tiền tệ.
Vậy bội chi ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề bội chi ngân
sách của Việt Nam hiện nay như thế nào? Những nguyên nhân gây
ra tình trạng bội chi NSNN. Tác động của nó đến nền kinh tế của
nước ta ra sao? Và những biện pháp để giúp cân đối,tiến tới bội thu
ngân sách.
I. Khái niệm bội chi NSNN:
Bội chi NSNN( hay còn gọi là thâm hụt NSNN) là tình trạng


các khoản chi của NSNN lớn hơn các khoản thu,phần chênh
lệch chính là thâm hụt ngân sách.
II. Thực trạng bội chi NSNN:
Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước
1. Thu chi NSNS 2010
+Tổng thu NSNS ước tính bằng 109,3%GDP giảm 0,4% so với chỉ
tiêu của nghị quyết quốc hội là 6,2%
+Thu nội địa 107% (thu từ doanh nghiệp nhà nước 103,1% ; thu từ
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô 100,6% ;
thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước 101% ;
thuế thu nhập cá nhân 121,2% ; thu phí xăng dầu 101,1% ; thu phí,
lệ phí 100,7%
+Thu từ dầu thô 99,7%
+Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 123,1%.
Tổng chi NSNS ước tính bằng 98,4% dự toán năm
+Chi đầu tư phát triển 98,4%( chi đầu tư xây dựng cơ bản 97,9%)
+Chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể 99,6%
+Chi trả nợ và viện trợ 114,1%
2.Thu chi NSNN 9 tháng đầu năm 2011
Bộ Tài chính vừa công bố dự toán thu chi ngân sách năm 2011.
Theo đó, dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2011 là 595.000 tỷ
đồng, tăng 12,7% so với ước thực hiện năm 2010; dự toán chi ngân
sách là 725.600 tỷ đồng
Tính đến 15/9/2011, bội chi ngân sách nhà nước bằng 36,9% kế
hoạch năm 2011. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến
15/9/2011 ước tính đạt 467,1 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán
năm,
+ Thu nội địa 284,4 nghìn tỷ đồng, bằng 74,5%( thu từ khu vực
doanh nghiệp Nhà nước bằng 68,2% dự toán năm; thu từ doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 67,7%;
thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước bằng
74,8%; thuế thu nhập cá nhân bằng 91,7%; thu phí xăng dầu bằng
64,6%; thu phí, lệ phí bằng 63%.)
+ Thu từ dầu thô 71,5 nghìn tỷ đồng, bằng 103,2%
+ Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 107,3 nghìn
tỷ đồng, bằng 77,4%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15 tháng 9 năm
2011 ước tính đạt 511,6 nghìn tỷ đồng, bằng 70,5% dự toán năm
+ Chi đầu tư phát triển 108,2 nghìn tỷ đồng, bằng 71,2% (riêng chi
đầu tư xây dựng cơ bản 101,5 nghìn tỷ đồng, bằng 69,9%)
+ Chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể 334,7 nghìn tỷ đồng, bằng
71,3%
+ Chi trả nợ và viện trợ 68,7 nghìn tỷ đồng, bằng 79,9%.
Từ dữ liệu nói trên, bội chi ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2011
ước khoảng 44,5 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ mức 36,9% kế hoạch cả
năm. Các tháng từ đầu năm đến nay, bội chi ngân sách tăng khá
đều, khoảng 4-5 nghìn tỷ đồng/tháng.
So với GDP theo giá thực tế 9 tháng năm 2011 là khoảng
1.710,2 nghìn tỷ đồng, bội chi ngân sách 9 tháng mới chỉ bằng
khoảng 2,6% GDP, trong khi mục tiêu được Chính phủ đặt cho
năm nay là khoảng 5,3% GDP.
. Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng trả
nợ trong năm tới, Chính phủ đã trình Quốc hội quyết định mức bội
chi ngân sách nhà nước năm 2011 là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3%
GDP.
NHẬN XÉT:Bội chi NSNN năm 2010 bằng 5,8% GDP trong khi
mục tiêu được Chính phủ đặt cho năm nay là khoảng 5,3% GDP
như vậy chính phủ đã quyết định giảm mức bội chi ngân sách nhà

nước xuống bằng cách tăng thu 12,7% so với ước thực hiện năm
2010
III. Nguyên nhân gây ra bội chi NSNN:
Nguyên nhân chủ quan:
 Thất thu thuế: thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho
ngân sách nhà nước,tuy nhiên do hệ thống thuế còn nhiều bất
cập sự quản lý chưa chặt chẽ tạo kẽ hở cho các tổ chức lợi
dụng trốn thuế gây thất thu một lượng đáng kể cho NSNN,
điển hình 2008, lượng thuốc lá nhập lậu đã làm thất thu 2500
đến 3000 tỷ đồng (tiền thuế). Ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế. Bên cạnh đó việc giảm thuế và miễn thuế, một mặt giúp các
doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư duy trì và mở rộng sản
xuất. Tuy nhiên việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu ảnh
hưởng đến các khoản thu NSNN.
 Đầu tư công kém hiệu quả, hằng năm nguồn vốn nước ta nhận
được từ viện trợ nước ngoài rất lớn nhằm đẩy mạnh đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc
gia, phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên
thực tế, tình trạng đầu tư giàn trải gây lãng phí ở các địa
phương vẫn chưa khắc phục triệt để, tiến độ thi công của các
dự án quốc gia vẫn còn chậm và thiếu hiệu quả, đã gây ra hậu
quả lãng phí nguồn NSNN. Bên cạnh đó, nền hành chính công,
dịch vụ công của chúng ta kém hiệu quả làm cho tình trạng
ngân sách trở nên trầm trọng. Theo Cục thống kê thì vốn đầu
tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong 9 tháng đầu
năm 2011 là 131,364 tỷ, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm
ngoái cho thấy luật đầu tư công kém hiệu quả.
- Tỷ lệ đầu tư của Việt Nam trong những năm qua trung bình từ
40 đến 42% GDP. Trong đó khu vực công chiếm 45% tỷ lệ đầu
tư lớn, tăng liên tục nhiều năm trong khi tình trạng thâm hụt

NSNN “báo động đỏ”. ở việt Nam nợ của doanh nghiệp xấp xỉ nợ
Chính phủ. Nếu DNNN không trả được nợ thì ngân sách chịu
gánh nặng. Ví dụ: Theo báo cáo của viện nghiên cứu quản lý kinh
tế trung ương, đầu tư dự kiến là 22 trên tổng số 100 tập đoàn
công ty Nhà nước trong năm nay là 35 ngàn tỷ đồng (tương
đương với 17% GDP). Nếu tất cả 100 tập đoàn công ty thì quy
mô đầu tư là khổng lồ mà tỷ lệ lớn trong số này là đi vay thì nợ
công là quá lớn.
 Nhà nước huy động vốn để kích cầu, theo như công bố gần
đây của Chính phủ, việc thực hiện gói giải pháp kích cầu trị
giá 100 nghìn tỷ đồng( tương đương 25% dự toán tổng thu
ngân sách năm 2009) Chính phủ kích cầu qua ba nguồn tài trợ
chính là: phát hành trái phiếu chính phủ, miễn giảm thuế và sử
dụng quỹ dự trữ nhà nước. Điều này ảnh hưởng đến NSNN cụ
thể là:
- Việc phát hành trái phiếu ra công chúng sẽ gặp khó khăn khi
mức lãi suất không hấp dẫn như trước nữa đồng thời lạm phát
kỳ vọng có thể tăng trở lại khi Chính phủ phát đi tín jieeuj kích
cầu, nguồn huy động được chắc chắn sẽ không lớn khi mức
huy động vay nợ trong nước hiện nay của Chính phủ đã vào
khoảng gần 50 ngàn tỷ đồng
- Việc tài trợ cho gói kích cầu này thông qua vay nợ sẽ đẩy lãi
suất cao, gây sức ép xấu đến khu vực tư nhân và tăng trưởng
kinh tế . Huy động với lãi suất cao còn làm tăng các khoản trả
lãi thêm hang chục tỷ đồng mỗi năm trong tương lai và làm
trầm trọng thêm vấn đề thâm hụt NSNN.
 Chưa chú trọng mối quan hệ chi đầu tư phát triển và chi
thường xuyên, chúng ta có thể thấy thông qua cơ chế phân cấp
nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế
bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, ngân

sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm
vụ thu cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách
hàng năm. Vì vậy khi các địa phương vay vốn đầu tư sẽ làm
tăng chi thường xuyên, để bố trí cho việc vận hành các công
trình khi vận hành và đi vào hoạt động cũng như chi phí di tu,
bảo dưỡng các công trình làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính
điều đó đã tạo sự căng thẳng về ngân sách. Để có nguồn kinh
phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động, hoặc yêu cầu cấp
trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp trên đều tạo áp lực
bội chi NSNN.
 Quy mô chi tiêu chính phủ quá lớn. Tăng chi tiêu chính phủ,
một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng lại
tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài: như lạm phát và rủi ro tài
chính. Do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và
thiếu cơ chế giám sát đảm bảo hoạt động lành mạnh của hệ
thống tài chính. Đa số các nhà kinh tế thường thống nhất rằng,
chi tiêu của chính phủ một khi vượt quá một ngưỡng nào đó nó
sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do việc phân bố nguồn lực
một cách không hiệu quả dẫn đến thâm hụt ngân sách.
Nguyên nhân khách quan:
 Do thiên tai (lũ lụt, bão…), hay do hậu quả để lại của
chiến tranh. Khi đất nước gặp thiên tai thì Nhà nước phải
trích một khoản dự trữ trong ngân sách của mình để trợ
cấp, giúp đồng bào vượt qua khó khăn và khôi phục lại
hoạt động sản xuất và ổn định đời sống.
 Do chu kỳ kinh tế và khủng hoảng kinh tế: một khi xảy ra
khủng hoảng kinh tế thì các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị
sụp đổ, vì thế Nhà nước cần phải trích NSNN để cứu
vãn,duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước. Ví dụ như

doanh nghiệp Vinashin,cầu Cần Thơ…
IV. Tác động của bội chi NSNN đối với nền kinh tế nước
ta:
1. Tác đông tích cực:
• Bội chi ngân sách không vượt quá 5%GDP sẽ kích thích
sự tăng trưởng của nền kinh tế, xã hội.
• Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam bội chi
ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ
sở hạ tầng ban đầu như : giao thông,điện,nước trực tiếp
góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế và xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế,
tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội cả hiện
tại, cũng như tương lai.
• Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu
dùng sẽ kích thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển
sẽ đưa đến tăng trưởng cao.
• Chính phủ chi cho đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh
nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn, làm tăng tức thời lòng
tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng và nhà đầu tư trong
nước và quốc tế vào trách nhiệm của Nhà nước trong việc hỗ
trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cũng như tin vào
triển vọng thị trường và môi trường đầu tư trong nước. Nhiều
doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời nguồn vốn của
nhà nước đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ
đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm bảo ổn định
xã hội.
• Chính phủ chi cho quỹ hỗ trợ quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát
triển giúp các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn
ngân hàng với chi phí rẻ hơn, từ đó giảm bớt chi phí kinh
doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng cạnh tranh và

tăng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường; giúp các
ngân hàng cải thiện hoạt động huy động vốn và cho vay tín
dụng của mình, một mặt, không phải hạ thấp lãi suất huy
động dễ gây giảm và biến động mạnh nguồn tiền gửi và huy
động; mặt khác, mở rộng đầu ra nhờ không buộc phải nâng
lãi suất cho vay dễ làm thu hẹp cầu tín dụng trên thị trường.
• Khi chính phủ chi trợ cấp,chi sự nghiệp văn hóa xã hội như
xây nhà tình thương,tình nghĩa,hỗ trợ cho người nghèo,người
tàn tật,người bị chất độc màu da cam thì đời sống của họ sẽ
được cải thiện,góp phần làm giảm chênh lệnh giàu nghèo,tiến
tới công bằng xã hội.
• Ngân sách nhà nước bội chi là do chính phủ đầu tư cho các
công trình mang tính dài hạn,trong tương lai khi các công
trình được đưa vào hoạt động có hiệu quả thì sẽ mang lại cho
nhà nước một nguồn thu lớn,góp phần cân bằng ngân
sách,đáp ứng được nhu cầu xã hội.
2. Tác động tiêu cực :
• Bội chi ngân sách xãy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và
tốc độ cao được coi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định
gây ra lạm phát. Do đó sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô, khó duy
trì tăng trưởng cao và bền vững nền kinh tế.
• Thâm hụt ngân sách sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất thị
trường,do đó cản trở nhu cầu đầu tư của các nhà kinh
doanh,các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất làm giảm sự tăng
trưởng kinh tế, lãi suất tăng làm giá nội tệ tăng, dẫn đến tình
trạng nhập siêu.Mặt khác,lãi suất thị trường tăng dẫn đến lãi
suất cho vay tăng thì lượng tiền gửi vào ngân hàng
tăng,nguồn tiền dành cho việc tiêu dùng giảm,cầu tiêu dùng
giảm.
Dẫn chứng: Trạng thái ngoại thương đi cùng sự đổi ngôi của

xuất nhập khẩu cũng nhanh chóng đảo chiều. Từ mức xuất siêu
1,1 tỷ USD trong tháng trước, đến tháng này Việt Nam trở lại
nhập siêu khoảng 800 triệu USD. Trong đó, tổng kim ngạch
nhập khẩu của cả nước đạt 67.57 tỷ USD, tăng 26.4% so với
cùng kỳ năm 2010. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 61.73 tỷ
USD, tăng 35.7% so cùng kỳ. Như vậy, 8 tháng đầu năm 2011
Việt Nam đã nhập siêu 5.84 tỷ USD.
- Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất
khẩu tháng 8/2011 đã lùi về mức 8,3 tỷ USD, giảm mạnh tới
hơn 1 tỷ USD so với tháng kỷ lục đạt được trước đó. Ngược lại,
kim ngạch nhập khẩu bất ngờ tăng thêm khoảng 900 triệu USD
để chạm mốc 9,1 tỷ USD, một mức cao mới từ trước đến nay.
• Khi tăng chi quá mức cho phép, tức tăng chi đến mức làm
cho thâm hụt ngân sách nhà nước quá cao và để bù đắp thâm
hụt này bằng việc đi vay nợ quá lớn, nếu chi tiêu khoản tiền
này thiếu hiệu quả thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ cho ngân
sách trong tương lai,nghĩa vụ trả nợ tăng lên,giảm khả năng
chi tiêu cho chính phủ. Khi vay nước ngoài thì thường có một
mức lãi suất nhất định và những điều khoản ràng buộc về
chính trị,quân sự,kinh tế khiến cho các nước đi vay phụ thuộc
nhiều.
Dẫn chứng: 
 !" 
#" $%&'()*+, /,0,/12
3456*7!89$:;+<=>,,2?@A5B !$%CD
/,0,:0,E2345F=%#G*H()
)CD/,,1/<12345CD/,0, !$%'C7I0
2345=77I !" 7I/;2
345" &'7I+12345=
Theo Bộ Tài chính, VN đã vay nhiều nhất từ Hiệp hội Phát

triển quốc tế (IDA) với số tiền 6,1 tỉ USD, tiếp theo là Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB) 3,8 tỉ USD, các chủ nợ tư nhân khác 2,4
tỉ USD Nợ song phương với các quốc gia khác, VN hiện nợ Nhật
Bản nhiều nhất (trên 8,4 tỉ USD), tiếp theo là Pháp (trên 1 tỉ
USD), Nga (579 triệu USD), Trung Quốc (448 triệu USD) Với
Mỹ, VN chỉ nợ trên 89 triệu USD.
- Khi vay nợ trong nước bằng cách phát hành các loại giấy tờ
có giá ra thị trường như: công trái, trái phiếu chính phủ.Khi vay từ
dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp
cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước.
• Bội chi ngân sách nhà nước dẫn đến chi phí sản xuất lớn làm
cho các doanh nghiệp không đủ tiền để trả lương cho công
nhân, từ đó doanh nghiệp sẽ cắt giảm bớt công nhân dẫn đến
thất nghiệp tăng.
• Tiền trong nước mất giá, tỷ giá hối đoái sẽ tăng cao, nghĩa là
số tiền VND phải nhiều hơn trước mới có thể đổi được một
đơn vị tiền tệ khác, việc này sẽ làm giảm đầu tư, đặc biệt là
đầu tư nước ngoài vào trong nước và các đầu tư có yếu tố
nước ngoài.
• Tăng chi quá mức sẽ dẫn đến kết quả là kích thích êu dùng
(kích cầu quá mức) thì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm
phát,ảnh hưởng xấu đến mức sống của người dân và sự ổn
định của xã hội.
V. Các biện pháp cân đối và tiến tới bội thu NSNN:
Xử lý bội chi, cân bằng và tiến tới bội thu NSNN là một vấn đề
nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt tới nền kinh tế mà
còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong
bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá
dầu tăng cao, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới,
vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở Việt

Nam.Vậy xử lý bội chi ngân sách như thế nào để ổn định nền kinh
tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển
kinh tế -xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay?
Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như
tăng thu từ thuế, phí, lệ phí ; giảm chi ngân sách, chi thường
xuyên; vay nợ trong nước ,vay nợ nước ngoài;…Sử dụng phương
pháp nào, nguồn nào là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính
sách kinh tế trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.
Bội chi ngân sách nhà nước tác động đến nền kinh tế vĩ mô
phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi ngân sách.
Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô
và sau đây là một số giải pháp cơ bản mà chính phủ Việt Nam sử
dụng để kiềm chế bội chi ngân sách nhà nước hiện nay.
1. Tăng thu, giảm chi:
Đây là biện pháp mà chính phủ thường dùng để giảm hộ chi
ngân sách. Bằng quyền lực và nghĩa vụ của mình chính phủ tính
toán để tăng các khoản thu và cắt giảm chi tiêu.
a. Tăng thu:
 Công tác thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo mức động
viên vào ngân sách nhà nước hợp lý tăng nhanh tỉ trọng nội
địa trong tổng thu ngân sách nhà nước tập trung thực hiện
thu đúng, đủ, kịp thời theo các luật thuế nhằm động viên
hợp lý, khuyến khích sản cuất kinh doanh phát triển và đảm
bảo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ quan trọng phát triển
kinh tế xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế chủ động
ứng phó với các tác động của thị trường giá cả trong và
ngoài nước.
 Đồng thời đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính,
hải quan và mở rộng cơ chế tự khai tự nộp tăng trách nhiệm
người nộp thuế và cơ quan thu, tăng cường kiểm tra chống

thất thu, nợ đọng tạo môi trường thuận lợi bình đẳng trong
mọi doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Có cơ chế
khuyến khích các cấp tăng thu được hưởng hợp lý kết quả
tăng thu so với nhiệm vụ nhà nước giao theo quy định pháp
luật.
 Hiện nay tình trạng nợ đọng thuế chưa được kiểm soát chặt
chẽ.Vì vậy chính phủ cần phải có giải pháp kiên quyết hơn
trong việc kiểm soát nguồn thu từ thuế, có biện pháp kiểm
soát hiệu quả thì sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhà nước
như: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiểu
biết và tự giác thực hiện nghĩ vụ thuế; đẩy mạnh kiểm tra,
thanh tra phát hiện và xủ lý kịp thời các trường hợp kê khai
không đúng, không đủ số thuế phải nộp để tăng thu tiền
thuế cho ngân sách nhà nước.
 Chính phủ cũng cần phải cải thiện các nguồn thu ngân sách
tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều. Đặc biệt là
thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp và thuế bất động
sản. Áp dụng thuế bất động sản đúng đắn là một cách đảm
bảo sự bền vững trong ngân sách nhà nước, đồng thời giúp
nhà nước thực hiện được các chương trình đầu tư cơ sở hạ
tầng vì quốc tế nhân sinh.
 Chính phủ điều chỉnh tăng mức thuế xuất đối với các hàng
hóa tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu ( ô tô nguyên
chiếc, linh kiện và phụ tùng mô tô, một số mặt hàng điện tử
điện lạnh…); điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với một
số nhóm mặt hàng thiết thực phục vụ sản xuất (một số mặt
hàng sản xuất thức ăn chăn nuôi, giấy in báo,…) để góp
phần bình ổn giá điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với
hàng hóa là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản (dầu
thô,than đá, quặng kim loại…); điều chỉnh tăng lệ phí trước

bạ đối với ô tô con nguyên chiếc dưới 10 chỗ ngồi; thực
hiện biện pháp kéo dài, giãn thời hạn nộp thuế và giảm thuế
đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạt động chế biến
và xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua
khó khăn do giá đầu vào tăng cao, duy trì và tăng sản xuất
xuất khẩu.
b.Giảm chi:
• Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên
từ ngân sách nhà nước. Đây là một giải pháp tuy mang tính
tình thế ,nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy
ra bội chi ngân sách và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm
các khoản đầu tư công có nghĩa là chi đầu tư vào những dự
án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá
cho sự phát triển kinh tế - xã hội , đặc biệt những dự án chưa
hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu
tư. Mặt khác bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản thu
đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của nhưng cơ
quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này
không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.
 Một trong những giải pháp quan trọng được quốc hội
thông qua là cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng
ưu tiên cho an sinh xã hội; tăng chi có trọng điểm cho phát
triển nông nghiệp, nông thôn và những vùng khó khăn, nhất
là 61 huyện có tỉ lệ nghèo cao.
 Quốc hội quyết định: cần rà soát kỹ nguồn vốn nhà nước
bố trí cho các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của
ngân sách nhà nước sao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước thực hiện. Không bố trí vốn ngân sách nhà nước cho
các dự án công trình không thuộc lĩnh vực ngân sách nhà
nước đầu tư.

2. Vay nợ: là biện pháp xử lý thâm hụt ngân sách được sử dụng ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới.
a. Vay nợ trong nước:
Vay trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức
phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những
chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay
trái khoán do nhà nước phát hành để vay từ các dân cư ,các tổ chức
kinh tế xã hội và các ngân hàng thương mạị. Ở Việt Nam chính
phủ thường ủy nhiệm cho kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu
dưới các hình thức tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc, trái
phiếu công trình.
b. Vay nợ nước ngoài:
Chính phủ còn có thể giảm bội chi ngân sách nhà nước bằng
các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ nước ngoài
hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài ,các định chế
tài chính thế giới như ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên
chính phủ, tổ chức quốc tế …
Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính
phủ, các tổ chức nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát
triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển
chính thức ODA
Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức
phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng
hình thức tín dụng….
3. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước:
• Nhà nước sử dụng các chính sách và công cụ quản lý vĩ
mô để điều khiển tác động vào đời sống kinh tế xã hội:
Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu
quả; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo hướng

khuyến khích xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn
đấu không để thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc
tế.
• Thay đổi cân đối ngân sách nhà nước theo thông lệ
quốc tế. Điều đó tạo thuận lợi so sánh mức bội chi của
nước ta so với các nước khác cũng như để xác định mức
độ an toàn vay nợ chính phủ xem xét cân đối kinh tế vĩ
mô. Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về tạo long tin với
các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế
về tính minh bạch trong quản lý kinh tế của Việt Nam.
Giúp đại biểu quốc hội nắm bắt thông tin có căn cứ thảo
luận trước khi thông qua nghị quyết phê chuẩn quyết
toán ngân sách nhà nước hằng năm.
• Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên
cho an sinh xã hội đầu tư phát triển nhà nước ở nông
thôn đầu tư vào các nghành kinh tế trọng điểm của đất
nước. Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi
vượt dự toán ngân sách.
• Rà soát lại các chỉ số lương để đưa ra được mức lương
tối thiểu hợp lý và tiếp nhận một số cơ cấu về lương khác
sao cho phù hợp với lực lượng lao động của các cơ quan
nhà nước. Đẩy mạnh công tác kiểm tra và nâng cao chất
lượng các dự án công cộng. Khuyến khiách vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI đầu tư vào các dự án phát triển
cơ sở hạ tầng, kinh doanh thương mại .
• Đẩy mạnh thực hiện xã hội công tác giáo dục, y tế, văn
hoá. Tiếp tục đi lên với sự quản lý chặt chẽ của nhà
nước vì đây là những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống của người dân và trực tiếp ảnh hưởng sức cạnh
tranh trong dài hạn quốc gia.

VI. Những kiến nghị của nhóm về biện pháp giảm bội chi
NSNN:
Để giải quyết tổng thể vấn đề thâm hụt NSNN ở Việt
Nam em xin được phép đưa ra những đề xuất với việc cần
thiết phải có những quy định chặt chẽ hơn, theo đó có thể áp
dụng các giải pháp sau:
Một là tập trung các khoản vay do Trung ương đảm
nhận. Các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét
và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như
vậy tránh được đầu tư tràn lan, kém hiệu quả và để tồn ngân
sách quá lớn và quản lý chặt chẽ số thâm hụt NSNN. Hiện
tại, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn
cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Nếu thực hiện
thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của
nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao. Nhưng nếu chúng ta
không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của NSNN, nhất
là vay của ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến
an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của NSNN. Thực
hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài
hoà, cân đối giữa các vùng, miền trong toàn quốc. Kinh
nghiệm của Trung Quốc: nghiêm cấm ngân sách các địa
phương vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, các khoản chi
đầu tư của địa phương được xem xét tính toán và bổ sung từ
ngân sách trung ương.
Hai là giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát
triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương.
Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết
không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các
công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi
phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu

tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh
phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách.
Ba là nếu chấp nhận thâm hụt ngân sách địa phương thì
cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản
vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các
cơ sở kinh tế. Các khoản vay của ngân sách địa phương cần
được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số thâm hụt
NSNN hằng năm. Vấn đề vay vốn của các địa phương không
được kiểm soát chặt chẽ chẳng những tạo ra nguy cơ vay vốn
tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính bền
vững của NSNN trong tương lai. Thâm hụt NSNN hằng năm
không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc hội, mức
thâm hụt thực tế khác với mức thâm hụt báo cáo cáo Quốc
hội. Điều đó tạo nên gánh nặng nợ cho NSNN, bởi NSNN là
một thể thống nhất và đa số các địa phương trông chờ chủ
yếu vào ngân sách trung ương, do vậy suy cho cùng, các
khoản nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của NSNN
trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả.
Chúng em hy vọng với những biện pháp của Nhà nước
và của nhóm em đã đưa ra như trên sẽ giúp cho nền kinh tế
của nước ta sẽ phát triển và giảm được một lượng thâm hụt
NSNN đáng kể!

×