Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Trả lời tình huống môn quản trị học : Tình huống 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.26 KB, 25 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN QTKD
  
TRẢ LỜI TÌNH HUỐNG MÔN QUẢN TRỊ HỌC
GVHD: Th.s Lê Hồng Lam
Nhóm 1__Chi hội 52DN1
1. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
2. Nguyễn Thị Lanh
3. Trần Thị Hương
4. Trần Thị Kiều Oanh
5. Trần Thị Mai
6. Lại Thị Thanh Nhàn
7. Phan Thị Hoài
Tình huống 1
Với sự giúp đỡ của một tổ chức nhân đạo quốc tế, một Trung tâm y tế được xây
dựng ở Việt Nam. Đây là một trung tâm được trang bị các loại thiết bị y tế hiện đại, trong
quá trình chuẩn bị cho sự hoạt động, một số cán bộ y tế đã được đi tu nghiệp ở nước ngoài
về chuyên môn. Nhưng theo yêu cầu của tổ chức nhân đạo, cần phải có một đợt tập huấn
ngắn cho toàn bộ các lãnh đạo và nhân dân của Trung tâm y tế về vấn đề quản lí.
Một giáo sư nổi tiếng của Trường Đại học Kinh tế được mời tới hướng dẫn cho đợt
tập huấn về công việc quản lí. Ông đã giảng về lí thuyết quản lí, nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của quản lí trong tất cả các tổ chức, giới thiệu công cụ và kĩ thuật quản lí để cải thiện
chất lượng quản lí. Cuối đợt tập huấn, trong buổi trao đổi ý kiến, một người đã đứng dậy và
nói: “Thư giáo sư, chúng tôi rất thú vị về những gì mà giáo sư nói và thậm chí chứa đựng
những kiến thức rộng lớn, có thể rất bổ ích, nhưng nó chỉ áp ụng cho những công ty kinh
doanh, những xí nghiệp quốc doanh và tư nhân….mà không thể áp dụng ở đây. Chúng tôi là
những nhà khoa học, những bác sĩ cữu chữa con người, và chúng tôi không cần tới quản lí”.
Lúc này vị giáo sư kinh tế mới được biết rằng người phát biểu vừa rồi là một vị giáo
sư bác sĩ đáng kính, là thầy của hầu hết các bác sĩ trẻ ở Trung tâm. Đồng thời vị giáo sư bác


sĩ đó vừa mới đảm nhiệm chức vụ trưởng khoa của Trung tâm. Khi vị giáo sư bác sĩ phát
biểu xong, hầu hết các bác sĩ và y tá đều im lặng và không có ý kiến gì thêm.
Câu hỏi:
1. Giả sử rằng bạn là ông giáo sư kinh tế đang hướng dẫn cuộc tập huấn, bạn sẽ giải
thích như thế nào để ông giáo sư bác sĩ đồng tình với ý kiến của bạn?
2. Bạn có nghĩ rằng một nhà khoa học lớn nhưu vị giáo sư bác sĩ kia lại có thể phát biểu
những lời như vậy không? Hãy giải thích tại sao một nhà khoa hoc cao cấp lại có thể
phát biểu như vậy?
Trả Lời:
Câu 1
2
Nếu như em là ông giáo sư kinh tế đang hướng dẫn cuộc tập huấn khi có ý kiến đóng
góp từ vì giáo sư bác sĩ kia trước tiên em sẽ cảm ơn ý kiến đóng góp rất chân thành của vị
giáo sư bác sĩ đó.
Theo như ý kiến của vị giáo sư bác sĩ kia thì hoạt động quản lí không cần có trong
bệnh viện của họ “ Chúng tôi là những nhà khoa học, những bác sĩ cứu chữa con người, và
chúng tôi không cần tới quản lí”…hoạt động quản lí “ chỉ áp dụng cho những công ty kinh
doanh, những xí nghiệp quốc doanh và tư nhân mà không thể áp dụng ở đây”. Thưa ngài (vị
giáo sư bác sĩ) đây là một bệnh viện nhân đạo quốc tế, đã là bệnh viện thì công việc cứu
chữa bệnh là điều quan trong nhất, nhưng chính trong hoạt cứu chữa đó vô hình dung đã có
hoạt động quản trị trong đó. Về chuyên môn các cán bộ y tế ở đây đều la những người có
chuyên môn rất cao, thậm chí một số người còn được đi tu nghiệp ở nước ngoài về chuyên
môn. Vì vậy khi đứng trước một vấn đề nào đó chẳng hạn như trong một ca bệnh phức tạp,
cần phải họp hội đồng chuyên môn, để có được một giải pháp tốt nhất. Vì thế sẽ có rất nhiều
ý kiến, và ai cũng cho rằng ý kiến của mình là tốt nhất, thế nên cần có một người đứng ra để
tổng hợp ý kiến và chọn ra một phương án tốt nhất. Thì chính là người đó đang thực hiện
chức năng quản lí. Hơn thế, giữa các khoa trong bệnh viện cũng cần có sự liên kết với nhau
cái đó cũng rất cần thiết có sự can thiệp của hoạt động quản lí.Chính vì thế để có kết quả
làm việc cao thì quản lí là một viêc tất yếu
Giáo sư còn mới đảm nhiệm chức vụ trưởng khoa của trung tâm. Vậy thưa ngài công

việc của một trưởng khoa là gì? Chắc hẳn là ngài sẽ phải lên nhưng kế hoách hoạt động cho
Trung tâm, dười ngài là cả một dây chuyền nhân sự ngài phai sắp xếp công việc cho họ như
thế nào cho hợp lí. Ở bệnh viện không chỉ có các bác sĩ, y tá mà còn có các nhân viên kĩ
thuật phụ trách về máy móc hoặc những người dọn vệ sinh….tất cả họ đều phải được phân
công việc rõ rang để luồng máy làm việc của bệnh viện được hoạt đông trơn tru. Và một khi
có việc gì đó xảy ra thì phải có người đứng mũi chịu xào chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề
đó. Khi thực hiện các công việc đó thì ngài đang thực hiện các chức năng của quản lí.
Mặc dù trung tâm của ngài được sự giúp đỡ tài trợ của nước ngoài về vấn đề tài
chính, nhưng nguồn tiễn chí hữu hạn mà chi tiêu là vô hạn vì thế nên Trung tâm cũng phải
có những chính sách cụ thể trong việc thu chi hợp lí. Do đó việc quản lí tài chính sẽ ảnh
hưởng đến sự tồn tại của trung tâm này.
3
Nếu có kế hoạch trước thì giúp cho chúng ta ở tư thế sẵn sàng để đối phó với diễn biến mới,
có thể tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Ví dụ về việc mua máy móc, trang thiết bị cho bệnh
viện phải phù hợp với khả năng tài chính của bệnh viện và còn nhiều vấn đề khác nữa. Làm
sao để cho đạt được hiều quả cao với chi phí phải chăng nhất, tất cả đều phải hoạch định lên
kế hoạch trước chứ không phải chỉ thực hiện trong một sớm một chiều được.
Câu 2
Một vị giáo sư kia có thể phát biểu như thế, vì ông ta là một nhà khoa học lớn ông
rất chuyên tâm vào công việc nghiên cứu và chữa bệnh. Là một người có chuyên môn cao
và tâm huyết với nghề là thầy của hầu hết các bác sĩ trẻ, ông nghĩ ai cũng nghĩ như ông chỉ
cần chuyên tâm vào chuyên môn thôi chứ công tác quản lí là không cần thiết. Ông chưa hiểu
được các chức năng của nhà quản lí mà chính mình đã làm mà không biết.
Tình huống 2
Cũng như mọi công ty luyện kim khác, công ty thép BTH cũng gặp khó khăn trong
những năm cuối thập kỷ 80. Trong một cuộc họp giao ban giám đốc, mọi người đều nêu lên
vấn đề lương bổng, cho rằng vì lương bổng quá thấp nên không tạo ra tinh thần làm việc
trong công nhân. Nhưng giám đốc công ty đã trả lời là ông không quan tâm đến vấn đề đó,
ông cũng nhấn mạnh rằng vấn đề đó là nhiêm vụ vủa giám đốc phụ trách nhân sự. Các cán
bộ quản lí sau cuộc họp đều chưng hửng và có ý kiến bất mãn

Được biết vị giám đốc công ty nguyên là một nhân viên tài chính giỏi, Hội đồng quản
trị giao chức vụ giám đốc cho ông với hy vọng tài năng chuyên môn của ông sẽ giúp cho
công ty vượt qua những khó khăn tài chính trầm trọng. Ban đầu, thì mọi chuyện cũng có
những tiến triển, ông đã dùng các kỹ thuật tài chính để giải quyết những món nợ của công
ty, nhưng vấn đề sâu xa thì ông vẫn chưa giải quyết được
Là một chuyên viên tài chính cho nên ông thường bối rối khi phải tiếp xũ đối mặt với
mọi người, vì vậy ông thường sử dụng văn bản giấy tờ cho các mệnh lệnh chỉ thị hơn là tiếp
xúc trực tiếp với mọi người. Ông cũng là người phó mặc những vấn đề kế hoạch và nhân sự
4
cho các cấp phó của mình vì ông quan niệm tài chính là quan trọng nhất. Mọi cố gẳng cải tổ
của công ty đều có nguy cơ phá sản. Các quản trị viên cấp giữa ít hợp tác, các quan trị viên
cao cấp thì không thống nhất.
Câu hỏi:
1. Theo bạn, tại sao Hội đồng quản trị bổ nhiệm vị giám đốc mới đó? Bạn có ý kiến gì
về việc này?
2. Qua tình huống trên bạn nhận xét gì về hoạt động quản trị trong công ty?
3. Giám đốc công ty làm tốt chức năng quản trị nào, chưa tốt chức năng quản trị nào?
4. Nếu bạn ở cương vị giám đốc, bạn sẽ làm gì?
Trả Lời:
Câu 1:
Hội đồng quản trị bổ nhiệm chuyên viên tài chính đó và cương vị giám đốc mới bởi
vì lúc đó công ty đang khủng hoảng về tài chính, nên vấn đề trước mắt của công ty là giải
quyết được vần đề tài chính đang rối ren hiên giờ. Với tiếng tăm là một chuyên viên tài
chính giỏi thế nên chuyên viên tài chính đó đã được bổ nhiệm lên chức vụ giám đốc để ghóp
phần chèo lái công ty vượt quan giai đoạn khó khăn này.
Theo như em việc bổ nhiện vì chuyên viên tài chính này vào cương vi giám đốc để
điều hành công ty không phải là phương án tối ưu và chưa hợp lí. Bởi khi bổ nhiệm một
người nào đó vào cương vị lãnh đạo thì chúng ta cần phải xem xét người đó có đầy đủ tố
chất của một nhà lãnh đạo không đã. Trong đó nó bao gồm rất nhiều yếu tố không những về
năng lực chuyên môn, mà còn phải có năng lực quản lí nhân sự….Trước mắt, công ty đang

gặp khó khăn về tài chính nên hội đồng quản trị bổ nhiệm ông ta. Nhưng ông ta chỉ có kĩ
năng chuyên môn giỏi nên chỉ thực hiện kĩ năng về tài chính của công ty, ông ta lại không
có kĩ năng về nhân sự nên ông ta phó mặc toàn bộ vấn đề về nhân sự cho cấp dưới, bối rối
khi tiếp xúc với mọi người, vì vậy mà ông thường chỉ sử dụng văn bản giấy tờ cho các mệnh
lệnh hơn là trực tiếp tiếp xúc với mọi người. Ông không có khả năng khuyến khích được cấp
dưới và nhân viên tham gia vào qua trính sản xuất cho nên hiệu quả công việc không cao
dẫn đến sựu bất mãn, chưng hửng của công viêc. Mà trong các yếu tổ sản xuất, thì yếu tố
5
con người rất được coi trọng, nó quyết định đến hiểu quả sản xuất mà vị giám đốc này lại lơ
là việc này quả là một điều đáng lo ngại.
Câu 2:
Qua tình huống trên chúng ta thấy hoạt động quản trị của công ty chưa hợp lí vừa
chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của nhà quản trị. Nó phải bao gồm 4 chức năng :
hoạch định, tổ chức, quản trị con người và kiểm tra.Vị giám đốc này quá chú trọng về vấn
đề tài lực mà xem nhẹ vấn đề nhân lực. Ông ta không liên kết được các chức năng của nhà
quản trị, không tạo được sự liên kết giữa các cấp và các bộ phận với nhau, các nhà quản trị
viên cấp dưới ít hợp tác, với quản trị cấp cao không thống nhất ý kiến với nhau nên không
đạt được hiệu quả trong công tác quản lí. Chỉ giải quyết vấn đề trước mắt là các món nợ của
công ty, còn vấn đề sâu xa nguyên nhân gây ra khó khăn chưa tìm ra được. Nếu mà làm như
thế thì công ty này không sớm thì muồn cũng phá sản. Chính vì thế mà ta ý thức được tầm
quan trong của quản trị trong một tổ chức, một người quản lí tốt phải là người hiểu công ty
như chính đứa con đẻ của mình vậy.
Câu 3:
Giám đốc công ty này đã thực hiện tốt 2 chức năng đó là: kế hoạch và tổ chức còn
chưa thực hiện tốt các chức năng điều khiển và kiểm soát.
Ông ta đã biết lên kế hoạch để khắc phục những khó khăn của công ty về vấn đề tài
chính, đối với chức năng tổ chức ông cũng đã biết phân công công việc cho cấp dưới như
lương bổng và quan tâm đến nhân sự là trách nhiệm của phòng nhân sự, lên kế hoạch làm
việc tì thuộc về phòng kinh doanh…
Nhưng ông không thực hiện được các chức năng quản trị con người và kiểm soát.

Ông chỉ sử dụng văn bản giấy tờ cho các mệnh lệnh chỉ thị hơn là tiếp xúc với mọi người.
Ông ngại tiếp xúc với mọi người, và ít quan tâm đến đời sống cũng nhưu công việc của cấp
dưới, phó mặc cho bộ phận nhân sự phụ trách về vấn đề này. Bác Hồ đã từng nói: “Một
người có đức mà không có tài thì chẳng làm nên việc gì; Một người có tài mà không có đức
6
thì làm việc gì cũng không xong”.Không biết là liệu giám đốc công ty này sẽ làm được
những gì với tài năng chuyên môn của ông ma lại thiếu sự quan tâm đến mọi người như thế.
Câu 4:
Nếu như em ở cương vị giám đốc công ty này đối mặt với vấn đề tài chính công ty
đang bị khủng hoảng, trước tiên em sẽ phải nhanh chóng đi tìm hiểu nguyên nhân sâu xa
gây ra khủng hoảng này là gì. Bởi vì đã động chạm tới tài chính là các bộ phận khác chắc
cũng sẽ có vấn đề chứ không riêng gì lĩnh vực tài chính của công ty. Tù đó sẽ có những kế
hoạch và tổ chức cho các phòng ban làm đúng nhiệm vụ chức năng của mình giải quyết
những vấn đề trước đây thiếu sót và chưa làm được. Tăng sự liên kết giữa các phòng ban,
lâp ra ban tham mưu kiểm tra tình hình hoạt động của công ty, gặp gỡ với cấp dưới để đôn
đúc làm việc, bàn bạc với họ về những vấn đề của công ty.Như thế sẽ tạo được không khí
làm việc cho họ, tạo sự nhiệt tình. Lời nói hành động của lãnh đạo có sức lôi cuốn, kêu gọi
rất lớn. Phải luôn mở rộng tấm long, lạc quan, hào phóng, tin tưởng cấp dưới như thế sẽ
tăng them sức mạnh cho người lãnh đạo. Người cấp dướ cũng sẽ tăng thêm tín nhiệm đối
với cấp trên và sẽ dồn tâm hiệp lực vượt qua khó khăn.
Tình huống 3
Ông Vân là giám đốc công ty Thành Lợi là công ty chuyên sản xuất các loại động cơ.
Đây là công ty có đội ngũ và công nhân kỹ thuật giỏi, đồng thời công ty lại mới trang bị một
số máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài, do vậy sản phẩm của công ty luôn đạt chất
lượng cao, có uy tín với khách hang và có một vị trí đứng thuận lợi trên thị trường. Tuy vậy
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây có những dấu hiệu xấu.
Trước tình hình đó ông Vân quyết định thành lập một ban tham mưu. Ban này tập hợp
những chuyên gia giỏi và có nhiều kinh nghiệm của các nghành kinh tế, tài chính, quản lí,
kỹ thuật và luật, nhiệm vụ của Ban tham mưu là tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ
hiện nay. Ông Vân chỉ thị cho ông Thanh làm trưởng ban và ủy nhiệm cho ông Thanh lãnh

đạo ban tham mưu thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra. Trong qua trình hoạt động, các thành
viên làm việc rất thận trọng và có trách nhiệm. Sau một thời gian Ban tham mưu đã hoàn
thành nhiệm vụ và trình lên giám đốc một bản báo cáo chi tiết, theo đó các nguyên nhân gây
7
ra trì trệ chủ yếu bắt ngồn từ những thiếu xót về quản trị của một số phòng ban và phân
xưởng với những số liệu chứng minh đầy tính thuyết phục. Kèm theo bản báo cáo là một kế
hoạch nhằm sửa chữa nhưng sai sót công ty mắc phải. Tuy nhiên phó giám đốc và các
trưởng phòng có liên quan đều phản bác những kết luận của ban tha mưu và cho rằng ban
này đã can thiệp quá sâu và công việc của các bộ phận. Đồng thời đề nghị giám đốc hủy bỏ
những kết luận của ban tham mưu.
Câu hỏi:
1. Ông giám đốc Vân đã thực hiện chức năng gì trong quản trị?
2. Theo anh (chị) tại sao phó giám đốc và trưởng phòng liên quan lại phản bác kết luận
của Ban tham mưu?
3. Nếu bạn là giám đốc anh (chị) sẽ giải quyết tình huống này thế nào?
Trả Lời:
Câu 1:
Ông Vân đã thực hiện chức năng kiểm tra trong hoạt động quản trị. Vì ông đã lập ra
ban tham mưu để điều tra nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ hiện nay của công ty.
Câu 2:
Phó giám đốc và các trưởng phòng liên quan phản bác lại kết luận của Ban tham mưu
là “ rút dây thì động rừng”, quyền lợi của họ bị đụng chạm. Bản chất của những người này
là tư lợi, luôn luôn tìm mọi cách có lợi cho mình. Khi mà Ban tham mưu đưa ra những kết
luận gây ra tình trạng trạng trì trệ của công ty là do họ làm chưa tốt công việc được giao,
làm việc thiếu trách nhiệm, còn chưa kể họ có thể còn tham ô tham nhũng…Vì thế họ có thể
đứng trước nguy cơ có khả năng mất việc, bị kỉ luật….quyền lợi của họ bị đụng chạm chính
vì lẽ đó họ phải tựu bảo về mình, bảo vệ lợi ích của chính họ. Đây chính là một kiểu rung
cây thì động khỉ, dấu đầu hở đuôi.
Câu 3:
Nếu như em là giám đốc thì trước hết em sẽ nhanh chóng kiểm tra lại xem kết quả

điều tra của Ban tham mưu là có đúng nhưu vậy không, tránh tình trạng gắp lửa bỏ tay
người, sẽ gây nghi ngờ và mất đoàn kết trong công ty. Nếu kết quả đó là chính xác thì cần
8
phải sắp xếp và tổ chức lại các phòng ban. Và vấn đề trước mắt là thực hiện đưa ra kế hoạch
nhằm sửa chữa những sai xót đó, chứ khoan hãy đổ trách nhiêm cho người này người kia.
Làm việc phải thất khóe léo vì các vị giám đốc và trưởng phòng kia đều là thành phần chủ
chốt của công ty nếu như ta ghạt họ ra thì hoạt động cải tổ càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó
vẫn giữ lại Ban tham mưu để caaph nhật thông tin thực tế và kiểm tra trong cả 3 giai đoạn:
Giai đoạn trước khi thực hiện, sau khi thực hiện, trong khi thực hiện có như vậy thì mới có
hiệu quả cao trong công việc. Không những thế còn vạch ra nhwungx bước tiến bước theo
cho tương lai, khuyến khích những người mà trước kai trong công tác làm việc chưa thực sự
chú trọng để họ có cơ hội cống hiến cho công ty nhiều hơn, đưa công ty ngày một đi lên.
Tình huống 4
Bà Hương là người quản lí xưởng sản xuất bánh kẹo “ VĨNH HƯNG”, có 40 công
nhân dưới quyền. Xét trên quy mô sản xuất. Đây là xưởng sản xuất có quy mô vừa và hoạt
động linh hoạt theo nhu cầu đặt hang của các tiệm bánh, nhà hàng. Với phương cách hoạt
động giống như kiểu xưởng sản xuất gia đình nên tổ chức bộ máy đơn giản ghọn nhẹ. Giúp
việc cho bà Hương trong công tác quản lí có 3 người. Cô Thanh phụ trách kế toán, anh
Hùng phụ trách giao nhận vật tư sản phẩm và ông Thịnh phụ trách kĩ thuật. Trong 3 người
giúp việc ông Thịnh là người lươn tuổi nhất và có kinh nghiệm làm bánh kẹo gia truyền nên
được bà Hương tin tưởng bà giao phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất của xưởng. Xưởng
có một cửa hàng bán bánh kẹo đồng thời là văn phòng gia dịch của xưởng. Thông thường bà
Hương chỉ có mặt ở cửa hàng để nắm bắt thị trường, xử lý đơn hàng và làm công việc đối
ngoại, mọi việc trong nội bộ xưởng đều giao cho ông Thịnh phụ trách. Một hôm, ông Thịnh
quyết định đình chỉ công tác một công nhân vận hành máy đánh bột. Bóa cáo kỉ luật nói
rằng người công nhân này từ chối vận hành máy theo lệnh của ông Thịnh trong khi đang cần
sản xuất một lượng bánh lớn. Bà Hương đã xuống phân xưởng để gải quyết sự việc và nhận
thấy có một bầu không khí làm việc không bình thường ở những người công nhân. Bà lập
tức tiếp xúc với họ và biết được rằng hầu hết các công nhân đang rất quan tâm đến vụ kỉ luật
này. Những người công nhân cảm thấy vụ kỉ luật này là không đúng và vô lý. Họ nói ông

Thịnh ra lện vận hành trong nhwungx điều kiện vi phạm nguyên tắc an toàn cho nên người
công nhân đã từ chối vận hành, dẫn đến việc ông Thịnh quyết định kỷ luật. Mọi người cho
9
rằng ông Thịnh có ác cảm với người công nhân kia. Qua trao đổi với công nhân, bà Hương
còn biết thêm là có khi một vài người đã bị thương khi vận hành máy đánh bột đó. Họ đã
phản ánh tình trạng không an toàn của thiết bị cho ông Thịnh nhưng không thấy ông giải
quyết gì.
Câu hỏi:
1. Bà Hương phải làm gì để giải quyết tình huống trên?
2. Tình huống xảy ra có liên quan gì đến tổ chức của xưởng không?
3. bạn có nghĩ rằng bà Hương cũng có lỗi khi để xảy ra tình huống trên không?
4. Nếu như ông Thịnh cứ giữu nguyên ý kiến cho rằng phần sai hoàn toàn thuộc về
người công nhân. Bạn sẽ phản ứng ra sao khi bạn là người công nhân ấy?
Trả lời:
Câu 1:
Theo em trước tiên bà Hương cần phải giải quyết vấn đề máy móc ở xưởng, phải gọi
đội bảo trì đến sửa chữa và bảo dưỡng các máy móc trong xưởng. Để đảm báo an toàn trong
làm việc của công nhân, đồng thời cũng là để ổn định lại tinh thần làm việc của công nhân,
để mọi người yên tâm làm việc và không phải lo lắng về vấn đề máy móc. Sau đó sẽ gặp
riêng ông Thịnh hỏi rõ về điều kiện làm việc của phân xưởng và nhắc nhở ông Thịnh phải
đảm bảo điều kiện làm việc trong an toàn lao động và sản xuất cho công nhân có nhưu vậy
công nhân mới yên tâm làm việc như thế mới nói đến năng suất được. Ngoài ra bà Hương
cũng phải thường xuyên chăm lo đến đời sống của công nhân, trực tiếp tham gian vào qua
trình quản lí sản xuất trong phân xưởng chứ không nên giao toàn bộ quyền điều hành cho
ông Thịnh. Bởi vì ông Thịnh chỉ có tuổi nghề cao và nhiều kinh nghiệm trong vấn đề sản
xuất bánh kẹo chứ về máy móc hay quản lí con người thì phải cần những người chó chuyên
môn quản lí điều hành thì mới hiểu quả được.
Câu 2:
Để tình huống này xảy ra có liên quan rất nhiều đến tổ chưc của công ty, bởi vì đây là
một tổ chưc đơn giản, tổ chức bộ máy không cồng kềnh, cả công ty ngoài bà Hương là giám

đốc, chỉ có thêm 3 người làm trong công tác quản lí, là chị Thanh làm kế toán, anh Hùng
10
chịu trách nhiệm về giao nhận vật tư sản phẩm, còn ông Thịnh phụ trách kĩ thuật. Bà Hương
đã chủ quan khi nghĩ với số lượng người công nhân ít bà có thể tự mình quản lí được nên
giao công việc cho ông Thịnh. Tuy ông Thịnh là người lướn tuổi nhất và có kinh nghiệm về
làm bánh kẹo, nhưng ông ấy chỉ giỏi về chuyên môn thôi. Chứ ông ấy không đầy đủ tố chất
để làm một nhà quản lí giỏi, muốn quản lí tốt thì phải có hội tụ đủ 3 kỹ năng: chuyên môn
tốt, kỹ năng nhân sự và khả năng tư duy. Chính vì thế nên công việc quản lí của ông Thịnh
chưa tốt kỹ năng nhân sự biểu hiện là ông bị mọi người trong công ty cảm thấy không an
tâm. Ông đã quá chú ý đến số lượng sản phẩm mà không chú ý đến máy móc trang thiết bị,
và môi trường làm việc của công nhân.
Câu 3:
Để xảy ra tình trạng trên bà Hương cũng là người có lỗi, vì nà đã giao toàn bộ hoạt
động quản lí điều hành sản xuất của phân xưởng cho ông Thịnh. Mà không thực hiện chức
năng kiểm tra mà chỉ đến văn phòng để nắm bắt thị trường, xử lí đơn hàng, làm công việc
đối ngoại….Bà quan tin tưởng ông Thịnh mà không chú ý đế hoạt động của xưởng sản xuất,
đấy là một cái rất chủ quan của bà Hương chính vì thế mới xảy ra sự việc như thế.
Câu 4:
Nếu em là cương vị của người công nhân khi mà ông Thị vẫn cứ kiên quyết giứ ý
kiến cho rằng phần sai hoàn toàn thuộc về em. Thì em sẽ đề ngị làm rõ việc này, em sẽ yêu
cầu bà Hương tổ chức một buổi kiểm tra máy đánh bột với sự có mặt của toàn bộ mọi
người, từ người quản lí cho đến công nhân. Nếu như kiểm tra máy đánh bột không có hưu
hỏng gì thì em sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và chấp nhận bị đình chỉ công tác. Còn nếu
như máy đánh bột bị hư hỏng, không an toàn thì ông Thịnh sẽ phải chịu trách nhiệm về
hành dộng của mình và phải bị kiểm điểm xứng đáng. Nhưng khi mà sự việc đã rõ ràng mà
ông Thịnh vẫn không hiểu đúng sai thì em sẽ đề nhị bà Hương giải quyết nếu bà Hương
không giải quyết được thì em sẽ kiện ông Thịnh ra tòa vì đã vi phạm luật lao động, để ông
biết được giá trị của an toàn lao động là như thế nào, vì khong những em mà có thể sẽ có
nhiều người công nhân nữa có thể bị thương với kiểu làm việc như thế của ông Thịnh.
Tình huống 5

11
Một công ty sản xuất phân bón của Thụy Điển liên doanh với một đơn vị kinh tế
nước ta thành lập một nhà máy sản xuất phân bón. Theo các điều khoản liên doanh, TGĐ và
GĐ sản xuất sẽ là người của công ty nước ngoài.
Ông Henrik Killer được chỉ định làm giám đốc sản xuất, nhưng con rể của ông ta là Ubrick
Bava được chỉ định làm Tổng giám đốc nhà máy liên doanh. Trong thời gian đầu, hoạt động
của nhà máy diễn ra theo đúng kế hoạch. Nhưng càng về sau, do một số khó khăn chủ quan
và khách quan, hoạt động của nhà máy kém hiệu quả. Bắt đầu có sự mâu thuẫn giữa các
thành viên ban lãnh đạo, nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa giám đốc sản xuất Henrik Killer và
Tổng giám đốc Ubrick Bava. Một số ý kiến về sản xuất của ông Henrick Killer bị tổng giám
đốc bác bỏ. Vì vậy, ông Killer thường hay báo cáo trực tiếp về công ty những đề xuất của
mình và phê phán Tổng giám đốc không tôn trọng ý kiến của ông ta. Trong một cuộc họp
giao ban, anh con rể (Tổng giám đốc Ubrick Bava) đã chỉ thẳng tay vào mặt bố vợ (Giám
đốc sản xuất Henrik Killer) và nói rằng : “Ông Killer, tôi nói để ông biết tôi là cấp trên trực
tiếp của ông. Báo cáo của ông phải gửi lên cho tôi. Đây là lần cuối cùng tôi cảnh cáo ông
trong hội nghị, nếu ông không nghe thì tôi sẽ đưa ông xuống làm quản đốc để khi ông báo
cáo vượt cấp thì vừa vặn đến tôi!”.
Câu hỏi:
1. Phân tích khía cạnh tâm lý trong tình huống này, liên hệ đến tâm lý người Việt Nam
chúng ta?
2. Bạn có đồng tình với cách lãnh đạo của Tổng giám đốc Ubrick Bava không? Vì sao?
3. Trong tình huống này có sự hiên diện của quyền lực trong cơ cấu tổ chức không?
Trả lời:
Câu 1:
Khía cạnh tâm lí trong tình huống này
- Đối với Tổng giám đốc: là Tổng giám đốc thế nên mọi quyền lưc trong nhà máy đều
nằm trong tay ông, ông phải bao quát mọi hoạt động của công ty.Ban đầu mọi hoạt động
của nhà máy đều diễn ra theo đúng kế hoạch, nhưng về sau do một số khó khăn chủ quan
và khách quan, nên hoạt động kém hiệu quả đi. Bắt đầu từ đó gây ra sự mâu thuẫn giữa
các thành viện lãnh đạo, là một Tổng giám đốc chắc chắn ông sẽ phải chịu rất nhiều áp

lực từ công việc, nên có thể dễ cáu gắt. Và theo như những người trong nhà máy thì mâu
12
thuẫn nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa Tổng giám đốc và ông bố vợ chính là giám đốc sản
xuất Henrik Killer. Khi ông Kliller đưa ra những ý kiến thì bị Tổng giám đốc bác bỏ, và
ông đã báo cáo trực tiếp về công ty về ý kiến của mình và phê phán Tổng giám đốc
không tôn trọng ý kiến của mình. Và việc này làm cho Tổng giám đốc rất tức giận, tâm lí
của một người lãnh đạo khi bị qua mặt hì rất khó chịu, vì nói gì thì nói, ông Bava cũng là
Tổng giám đốc ở đây, phía công ty bên Thụy Điển đã giao cho ông trọng trách làm Tổng
giám đốc nhà máy liên doanh này, mà không giải quyết được công việc mà phải để bị
cấp dưới báo cáo trực tiếp về công ty, làm mất uy tín của giám đốc Bava tại công ty ở
Thụy Điển. Và hành động chỉ tay vào mặt giám đốc sản xuất và thẳng tay chỉ trích, cảnh
cáo là một điều dễ hiểu để biểu lộ sự tức giận này.Nhưng bên cạnh đó vị Tổng giám đốc
cũng đã giận quá mất khôn, tình huống trên cho thấy sự chuyên quyền và độc đoán của
Tổng giám đốc, muốn chứng tỏ chỗ đứng của mình đối với mọi người, và đặc biệt là đối
với bố vợ của mình. Hành động của Tổng giám đốc thể hiện rằng dù có là ai đi chăng
nữa thì công việc vẫn là công việc, nó phải có quy tắc của nó, không phải muốn làm gì
thì làm, trong công việc không được để tình cảm cá nhân chi phối.
- Đối với giám đốc sản xuất: thì việc phải làm cấp dưới của con rể thì tâm lí không thoải
mái và rất khó khi giao tiếp trong công việc. Ông cũng là người chắc chắn sẽ có kinh
nhiệm làm vệc lâu hơn con rể, nên khi ý kiển của ông đưa ra bị Tổng giám đốc bác bỏ,
thì ông rất là tức giận, đời nào trứng lại khôn hơn vịt. Sự việc đó xảy ra đã động vào
lòng tự ái của ông, và không phải thông qua Tổng giám đốc ông đã gửi trực tiếp lên công
ty ở Thụy Điển để thể hiện chỗ đứng của mình tại công ty, không phải để người khác coi
thường được. Đặc biệt là khi con rể dùng quyền lực để chỉ trích mình, “chỉ thẳng tay vào
mặt bố vợ” ngay trước mặt toàn thể nhân viên trong cuộc họp, làm cho ông thấy rất mất
mặt, vì bị chính con rể mình chỉ trích mình, với những hành động lời nói rất khinh
thường, dọa nạt.
Đối với tâm lí của người Việt chúng ta, trong mọi việc cái gì cũng phải có trên có
dưới và hay cả nể. Trong một cơ quan hầu như phần lớn là con ông cháu cha, một người làm
quan cả họ được nhờ, nên trong một cơ quan quay ra quay vào cũng toàn con cháu trong

nhà. Thế nên có làm sao thì cũng giơ tay đánh khẽ, làm căng lên thì mình phải chịu chứ còn
ai, vì đều là con cháu mình cả, con dại thì cái mang.
13
Người Việt rất trọng thể diện, kể cả người lãnh đạo cao cấp đến mấy thì trong công
việc giải quyết vấn đề giữa con người với con người phải rất mềm dẻo linh hoạt. phê bình
nhưng không được xúc phạm đến nhau, và đố kị nhất là chỉ thẳng vào mặt nhau. Trong mọi
việc người Việt tìm cách giải quyết nhẹ nhàng lấy nhu thắng cương, họ luôn dùng cách giải
quyết mềm dẻo để giải quyết vấn đề sao cho thấu tình đạt lí. Nhà quản trị luôn biết kiềm chế
cảm xúc của mình, biết điều chỉnh tâm lí của mình linh hoạt trong từng hoàn cảnh khác
nhau. Và đặc biệt, là cấp dưới thì luôn lấy lòng cấp trên chứ ít khi để cấp trên phật ý. Người
Việt chúng ta rất khéo léo trong cách ứng xử để không làm mất lòng nhau, và trước khi làm
gì thì đều suy nghĩ rất kĩ, làm sao để đạt được mục đích, lại vừa có mối quan hệ tốt đẹp với
các nhân viên cấp dưới và cấp trên của mình.
Câu 2:
Tôi không hoàn toàn đồng ý với cách làm việc của ông Tổng giám đốc Ubrick Bava,
bởi bên cạnh sự quyết đoán trong công việc, không để tình cảm lấn áp công việc, nhưng
dường như sự quyết đoán qua nó được biểu lộ qua gay gắt. Bởi khi chỉ tríc cấp dưới ông đã
chỉ tay thẳng vào mặt ông ta tỏ thái độ không giống như một con người có học thức địa vị,
và có những lời đe dọa quyết liệt thiếu tôn trọng người khác. Đặc biệt hơn nữa đây còn là bố
vợ của ông, tuổi đời cũng nhiều hơn và va chạm trong công việc chắc chắn sẽ hơn Tổng
giám đốc nên gì thì gì cũng nên tôn trọng ông ta, không nên chỉ trích ngay trước mặt mọi
người như vậy. Như thế sẽ thể hiện phong thái làm việc chuyên quyền , độc đoán.
Ông Ubrick Bava nắm cương vị là Tổng giám đốc, để làm tốt được công việc này
ngoài những kĩ năng cứng về chuyên môn thì những kĩ năng mềm rất quan trọng. Đặc biệt là
ông ta đang làm việc tại Việt Nam, một nơi mà trong phong cách làm việc rất hay lễ nghĩa,
phải nhìn trước ngó sau, linh hoạt và mềm dẻo. Mà một nhà quản trị lớn như ông lại không
có được kĩ năng mềm thì khó có thể làm việc được tại môi trường này. Không giải quyết
được các vấn đề liên quan đến con người, điều đó sẽ nhanh chóng dẫn đến sự thất bại không
là của công ty ma còn cả sự nghiệp của ông.
Câu 3:

14
Trong tình huống này có sự hiện diện của quyền lực, bởi vì Tổng giám đốc là người
có quyền lực cao nhất tất yếu là sẽ điều khiển mọi người dưới quyền của mình. Họ sử dụng
quyền lực của mình để đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu mọi người trong công ty phải tuân theo
mệnh lệnh của họ.
Nhưng ông đã không tôn trọng ý kiến của nhân viên, làm việc theo kiểu độc đoán, tự
động bác bỏ ý kiến của giám đốc sản xuất mà không bàn bạc trao đổi với ban lãnh đạo công
ty. Hành động chỉ tay vào mặt cấp dưới của mình, chứng tỏ ông đa dùng uy quyền của mình
làm mọi người phải nghe theo. Ông cảnh cáo cách chức, và dọa đưa xuống chức vụ thấp
hơn.
Là người nắm giữ chức vụ cao trong công ty, ông có đầy đủ quyền lực để quản lí,
giám sát, ban hành mệnh lệnh, giám sát mệnh lệnh, nhưng ông qua lạm dụng chức quyền và
áp đặt thông tin một chiều.
Tình huống 6
Ông Phong là Phó giám đôc phụ trách kinh doanh của công ty ABC chuyên sản xuất
hàng hóa tiêu dùng theo đơn đặt hàng. Đã gần một năm 2008 công ty vẫn chưa xây dựng
được kế hoạch sản xuất năm 2009 vì chưa có khách hàng ký hợp đồng.
Ông Phong rất lo lắng về vấn đề này, ông cử một chuyên viên tiếp thị đi xác định nhu
cầu thị trường và tìm khách hàng. Qua điện thoại chuyên viên tiếp thị báo cho ông Phong
biết sẽ ký kết được hượp đồng tiêu thụ 10.000 sản phẩm (sản phẩm mới).
Ông Phong đã căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật và các tài liệu khác có liên
quan, phối hợp với các phòng ban chưa năng ông đã xây dựng kế hoạch sản xuất như sau:
1, Sản lượng sản xuất và tiêu thụ: 10.000SP
2, Đơn giá bán một sản phẩm: 60.000đ
3, Chi phí sản xuất
A, Biến phí cho một sản phẩm: 20.000đ/SP
15
Trong đó:- Vật liệu và chi phí khác: 11.500đ/SP
-Lao động: 8.500đ/SP
B, Tổng định phí toàn năm của công ty: 175.000.00đ

(Giả sử : Miễn thuế VAT, các thu nhập được miễn thuế).
Thế nhưng do tình hình nghiên cứu thị trường không chính xác của chuyên viên tiếp thị,
kết quả chỉ ký hợp đồng tiêu thụ được 5.000SP với giá bán là 60.000đ/SP. Với trách
nhiệm của mình ông Phong đã xoay sở và có người đồng ý thuê một phân xưởng sản
xuất của công ty với giá thuê một năm là 97.500.000đ.
(Công ty có 2 phân xưởng cùng sản xuất một sản phâm, công suất dữu dụng của máy
mỗi phân xưởng một năm sản xuất được từ 5.000SP đến 5.500SP
Ông Phong đã xây dựng kế hoạch sản xuất năm 2009 của công ty là sản xuất 5000 SP và
cho thuê một phân xưởng với giá thuê là 97.500.000 đồng/năm
Mặt khác ông Sỹ trưởng phòng kinh doanh, sau khi nghiên cứu tìm hiểu thì có một đơn
vị tổ chức xã hội (trại người bại liệt), muốn ký hợp đồng mua sản phẩm của công ty với
số lượng là 5.000SP song chỉ mua với giá 39.000đ/SP. Và ông Sỹ đề nghị ông Quang
giám đốc công ty nên sử dụng phương án của mình là sản xuất 10.000SP, bán cho đơn vị
đã ký hợp đồng trước là 5.000 SP với giá 60.000đ/SP. Bán cho tổ chức xã hội 5.000SP
với giá 39.000đ/SP vẫn đạt hiệu quả kinh tế không kém so với phương án của ông
Phong. Ông Phong đã phản đối phương án của ông Sỹ vì cho rằng phương án đó bán giá
39.000đ/SP là không có lãi.
Câu hỏi:
1. Đứng trên giác độ hiệu quả kinh tế, lợi ích toàn diện của công ty ABC. Nếu anh (chị)
là giám đốc anh (chị) sẽ chọn phương án kế hoạch của ai?
2. Trong tình huống này ông Quang, Giám đốc công ty, đã thực hiện chức năng nào
trong quản trị?
Trả lời:
Câu 1:
Theo như phương án của ông Phong: sản xuất 5.000SP và cho thuê 1 phân xưởng
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của 5.000SP
Chi phí = Biến phí + định phí
16
= 5000.20.000 + 175.000.000 = 275.000.000
Doanh thu = bán sản phẩm + cho thuê xưởng

= 5000.60.000 + 97.500.000 = 397.500.000
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
= 397.500.000 – 275.000.000 = 122.500.000
Theo như phương án của ông Sỹ: sản xuất 10000 SP, bán 5.000 SP với giá 60.000/SP và
5.000SP với giá 39.000đ/SP cho trại người bại liệt.
Chi phí = 10000.20.000 + 17.500.000 = 375.000.000
Doanh thu = 5.000. 60.000 + 5000. 39.000 = 495.000.000
Lợi nhuận = 495.000.000 – 375.000.000 = 120.000.000
Như vậy, đứng trên hiệu qua kinh tế và lợi ích toàn diện của công ty, ta nên chọn phương án
của ông Sĩ. Nhưng về mặt lwoij nhuận thi phương án của ông Sĩ là 120.000.000 thấp hươn
phương án của ông Phong. Quan trọng hơn, đối với lợi ich toàn diện của công ty thì phương
án này lại mang hiệu quả thiết thực hơn.
- Khi ta sản xuất và đưa ra thị trường với số lượng lớn SP thì SP của công ty sẽ được
biết đến nhiều hơn, được sử dụng nhiều hơn, do đó thị phần sẽ được mở rộng.
- Việc bán hàng với giá ưu đãi cho tổ chức xã hội là một hành động từ thiện. Hành
động này sẽ rất tốt cho công ty, nâng cao được hình ảnh của công ty trong xã hội.
- Sản xuất nhiều sản phẩm ghóp phần giải quyết, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho
người lao động.
- Không cho thuê phân xưởng thì ta hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng và bảo
quản phân xưởng. Ngoài ra nếu có đơn đặt hàng mới ta có thể sản xuất thêm để tăng
doanh thu.
Câu 2:
Trong tình huống này ông Quang đa thực hiện một chức năng rất quan trọng trong
quản trị_ đó là tổ chức hoạch định
Từ mục tiêu của công ty như lợi nhuận, nâng cao thương hiệu, chiếm lĩnh một phần
lớn thị trường. Và thông qua việc nhìn nhận lại nguồn lực có trong công ty ( máy móc, nhà
xưởng, công nhân…) ông Quang đã cùng cấp dưới phân tích, tổng hợp lại nhuwngc điều
kiện thuận lợi, khó khăn, tính hiệu quả của từng phương án. Trong tình huống này, ông
17
Quang đã tiến hành phân tích 2 phương án của ông Sỹ và ông Phong. Xem phương án nào

mang hiệu quả cao cho công ty hơn. Đây là một công việc khá phức tạp nên đòi hỏi phải có
kĩ năng, hiểu biết và tư duy cao của người lãnh đạo.
Tình huống 7
“Kế bắt thả của Khổng Minh”.
Mục đích của Gia Cát Lượng là chinh phục vùng Tây Nam. Vùng đất này là miền
hoang dã của dân tộc thiểu số, mà đứng đầu là Mạnh Hoạch, vốn là một thủ lĩnh rất kiên
cường. Nếu dùng sức mạnh thì Khổng Minh cũng có thể chiếm được Tây Nam, nhưng được
ít lâu ở đây lại nổi dậy. Khổng Minh quyết định dùng chiến thuật công phá nhân tâm.
Khi bắt được Mạnh Hoạch lần thứ I, Gia Cát Lượng hỏi Mạnh phục hay không phục. Mạnh
Hoạch đứng không quỳ nói to rằng chặt đầu cũng không phục. Do đó Khổng Minh sai người
thả Mạnh và bảo về chuẩn bị binh mã đánh tiếp. Kết quả Mạnh Hoạch lại bị bắt. Liền như
thế 7 lần, cuối cùng khiến cho Mạnh Hoạch được thả mà không đi, và nói “ Ngài có uy trời,
người Nam không bao giờ chống lại Ngài nữa”. Từ đó Mạnh Hoạch thành tâm, thành ý
phụng sự Khổng Minh.
Câu hỏi
1. Dựa vào thuyết ngũ hành nhu cầu phân tích kế bắt thả của Khổng Minh?
Trả Lời
Theo như “ Kế bắt thả của Không Minh” chúng ta có thể thấy sự tương sinh như sau:
Bắt đầu từ nhu cầu sinh lí Gia Cát Lượng muốn chinh phục vùng đất Tây Nam, ông
ta muốn mở rộng lãnh thổ của mình. Nhưng khi biết đây là một vùng đất haong dã của
người thiểu số, mà đứng đầu là Mạnh Hoạch vốn là một thủ lĩnh rất kiên cường. Nếu dùng
sưc mạnh thì có thể chiếm kĩnh được vùng đất này, nhưng được ít lâu ở đây lại nổi dậy.
Chính vì thế đã sinh ra nhu cầu an toàn, Khổng Minh đã quyết định dùng chiến thuật công
phá nhân tâm để thay cho kế sách dùng sức mạnh, để đảm bảo sự an toàn và sẽ chiến thắng
được Mạnh Hoạch và người dân nơi đây.
18
Và đúng như như kế hoạch của mình, Khổng Minh đã bắt được Mạnh Hoạch, khi bắt
được Mạnh Hoạch lần thứ nhất thì Khổng Minh đã hỏi Mạnh Hoạch phục hay không phục
thể hiện nhu cầu giao tiếp xa hội được sinh ra, Khổng Minh muốn được biết được sũy nghĩ
của Mạnh Hoạch cũng như là người dân bộ tộc kia về mình. Nhưng Mạnh Hoạch đã đứng

không quỳ và nói to rằng chặt đầu cũng không phục. Nhưng với kế sách công phá nhân tâm
của mình, Khổng Minh không bị kích động trước những lời nói của Mạnh Hoạch. Ông đã
thể hiện long tôn trong Mạnh Hoạch bằng cách thả Mạnh Hoạch ra và còn dặn bảo về
chuẩn bị binh mà để đánh tiếp. Nhưng Mạnh Hoạch lại vẫn bị bắt, liền như thế 7 lần. Qua
đó ta cũng thấy được sư tự thể hiện của của Không Minh, ông đã thể hiện được tài thao lược
của mình, dù đã thả Mạnh Hoạch rất nhiều lần và còn dặn Mạnh Hoạch về chuẩn bị binh mã
để đanh tiếp, nhưng Mạnh Hoạch vẫn bị khuất phục.Và từ kế sách công phá nhân tâm độc
đáo, từ tài thao lược xuất thần của mình, thi cuối cùng Khổng Minh cũng đã khiến cho
Mạnh Hoạch được thả mà không đi, và nói “Ngài có uy trời, người Nam không bao giờ
chống lại Ngài nữa”. Từ đó Mạnh hoạch thành tâm thành ý phụng sự Khổng Minh.Nó đã
quay về thảo mãn được nhu cầu ban đầu của Khổng Minh, thỏa ý nguyện như Khổng minh
mong muốn.
Trong “ Kế bắt thả của Khổng Minh” còn có tính tương khắc
Tương khắc giữa lòng tôn trọng với nhu cầu sinh lí ở chỗ: nhu cầu sinh lí muốn chiến
được vùng đất Tây Nam, nhưng khi bắt được Mạnh Hoạch ông lại thả Mạnh Hoạch ra, để
thể hiện lòng tôn trọng Mạnh Hoạch, muốn Mạnh Hoạch phai phục mình. Nhu cầu tôn trọng
đã chiến thắng nhu cầu sinh lí.
Nhu cầu sinh lí tương khắc với nhu cầu xã hội: nhu cầu xã hội là Khổng Minh muốn thuận
phục con người ở nơi đây, muốn họ phải công nhận tài năng của mình, nhưng nhu cầu sinh
lí thì ông lại muốn chiếm vùng đất của họ, để mở mang lãnh thổ của mình. Nhu cầu sinh lí
đã thắng nhu cầu xã hội.
Nhu cầu xã hội tương khắc với tự thể hiện: Nhu cầu xã hội ở đây là Khổng Minh muốn
thuần phục con người nơi đây, muốn mối quan hệ của mình đối với những người dân tốt
19
hơn nên nhiều lần bắt được Mạnh Hoạch mà ông vẫn thả họ ra, làm cái tự thể hiện yếu đi. Ở
đây nhu cầu xã hội đã lươn hơn nhu cầu tự thể hiện.
Nhu cầu tự thể hiện tương khắc với nhu cầu an toàn: mặc dù biết Mạnh Hoạch là thủ lĩnh rất
kiên cường khó mà khuất phục trước ai nhưng Khổng Minh không nghĩ đến vấn đề an toàn,
muốn thể hiện mình là người có tài thao lược giỏi, vẫn dẫn quân đi đánh chiếm vùng đất
Tây Nam. Nhu cầu tự thể hiện thắng nhu cầu an toàn.

Nhu cầu tôn trọng tương khắc với nhu cầu an toàn: Biết Mạnh Hoạch, và người dân nơi đây
có sức chiến đấu kiên cường, dùng sức mạnh không thể quy phục được họ nên Khổng Minh
đã dùng kế công phá nhân tâm. Nhưng khi đã bắt được Mạnh Hoạch, ông lại thả Mạnh
Hoạch ra, và còn dặn về nhà luyện binh mã bắt tiếp.Nhu cầu tôn trọng chiến thắng nhu cầu
an toàn.
Tình huống 8
Nam là một sinh viên rất có năng lực, trước đây làm việc rất tốt, nhưng do bạn bè rủ
rê lôi kéo sa vào vào con đừng ăn chơi và từ đó bỏ bê công việc. Trong công ty mọi người
xa lánh Nam. Ông Dũng là trưởng phòng nhân sự tỏa ra rất độ lượng. Ông gọi Nam lên
phòng mình trò truyện thân mật, trong câu chuyện ông rất đề cao năng lực của Nam, và ông
khuyên Nam nên tập trung vào công việc đồng thời ông cũng bài tỏa sự tin tươnge vào sự
việc sửa chữa lỗi lầm của Nam trở lại thanhf một nhân viên tốt như xưa.
Câu hỏi:
Dùng cơ chế tương sinh hay tương khắc hãy giải thích:
- Nguyên nhân làm Nam bê trễ trong công việc?
- Nguyên nhân làm Nam trở thành người tốt
Trả lời:
*, Nguyên nhân để Nam bê trễ trong công việc:
Nam là một người có năng lực, làm việc rất tốt nên rất được trọng dụng và mọi người trong
công ty đều rất quí mến Nam. Theo thuyết ngũ hành nhu cầu của Maslow Nhu cầu tự trọng
của Nam rất cao theo thuyết ngũ hành chính là mộc, khi mộc cao sinh ra hỏa tức là nhu cầu
tựu thể hiện bản thân. Nam giao tiếp với nhiều bạn thì nhu cầu xã hội cao, tức là Thủy,
nhưng trong đó có nhiều người bạn xấu rủ rê Nam vào con đường ăn chơi sa đọa va Nam
20
cung theo người này nên thủy sinh ra nhiều và lấn át hỏa nên Nam bỏ bê công việc và bị
nhiều người xa lánh.
*, Nguyên nhân đê Nam rở thành một người tốt:
Ông Dũng là một nhà quản trị tốt, ông đã nhìn thấy được tố chất của Nam, vì vậy ông quyết
định cho Nma thêm một cơ hội. Ông đã nói chuyện thân mật với Nam, đề cao năng lực của
Nam, ông khuyên Nam tập trung vào công việc đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào việc sửa

chữa lỗi lầm của Nam. Ông DŨng đã dùng khả năng giao tiếp của mình (tức thủy) nhằm
khơi dậy nhu cầu tự trọng trong Nam( tức mộc), để Nam nhận ra lỗi lầm của mình gạt bỏ
những tính xấu để trở thành người tốt để thể hiện cho mọi người thấy là mình sửa đã sủa đổi
(tức là Hỏa).
Tình huống 9
Phương Linh là một cô gái sôi nổi và linh hoạt.Sau khi tốt nghiệp phổ thông và thi
rớt đại học Phương Linh đi học kế toán và đả có thời gian 5 năm làm nhân viên kế toán. Cô
đã làm cho nhiều đơn vị tổ hợp sãn xuất đến công ty nhà nước .Cô đả nghĩ làm về mở một
cửa hàng uốn toc.Điều bất lợi lớn là nha cô ở sâu trong một đường nhỏ của một khu dân
cư.Vì vậy cô phải mướn một mặt bằng ở bên ngoài và cô đả chọn được một mặt bằng ngay
trung tâm của một khu dân cư lớn.Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, cửa hàng uốn tóc
khai trương.Vốn là một người tính toán giỏi và có kinh nghiệm làm kế toán, cô đả lên được
các chi phí như sau:
BẢNG CHI PHÍ ĐVT: 1000 đồng/tháng
KHOẢN MỤC CHI PHÍ GHI CHÚ
A. CHI PHÍ CHUNG
1. Tiền thuê nhà 2400
2. Khấu hao thiết bị 2400
3. Trang trí 600 Đèn màu, hoa,…
4. Điện thắp sáng 150
5. Nước sinh hoạt 60
6. Lương hai người quản lý 2400 Thu ngân
7. Thuế 600 Thuế khoán
B. CHI PHÍ CHO MỘT ĐẦU UỐN
TÓC
1. Thuốc 6,6
21
2. Dầu gội đầu 3
3. Điện 1,5
4. Chi phí khác 4,2 Kẹp, lược, xà phòng,…

5. Lao động 9 Công của thợ
Câu hỏi:
1. Bạn hãy kiểm tra xem vì sao cô Linh không đạt được dự kiến của mình?
2. Hãy đề nghị một kế hoạch sủa chữa những sai xót để cửa hàng cô đạt được lợi nhuận
trong điều kiện lượng khách hàng trung bình không đổi ( 30 người/ngày).
3. Phân tích công việc quản trị mà cô Linh đã làm ở của hàng?
Trả lời :
ĐVT:1000 đồng/tháng
Câu 1
Theo như bảng dự tính mà cô Linh lập ra ta có thể tính được:
Doanh thu=33*30*30=29700
Chi phí=chi phí chung+chi phí cho một đầu uốn tóc
=(2400+2400+600+150+60+2400+600)+((6,6+3+1,5+4,2+9)*30*30)
=8610+21870
=30480
Lợi nhuận =Doanh thu-Chi phí=29700-30480= -780
Qua đó ta thấy vì cô linh không dự tính chính xác được sự phù hợp giữa giá cá và chi phí
nên đã không đạt được như dự kiến của mình.
Câu 2
Trong điều kiện lượng khách hàng trung bình không đổi (30 người/ngày), nhóm đưa ra một
kế hoạch sửa chữa là:
 Nâng mức giá uốn tóc trung bình từ 33000/đầu lên 55000/đầu
 Để thu hút được nhiều khách hơn,mà cụ thể là đạt chỉ tiêu 30 người/ ngày cần phải
chọn một mặt bằng phù hợp,có vị trí thuận lợi,giá mà nhóm đặt ra cho việc thuê mặt
bằng là 3 triệu đồng/tháng.
 Để đảm bảo uy tín cho cửa hiệu và nhằm đảm bảo là khách hàng có thể trở lại lần sau
và giới thiệu cho những người khác,nhóm quyết định nâng mức giá thuốc lên
22
10000đ/đầu,chi phí khác (kẹp,lược,xà phòng…) lên 10000 đ/đầu,phí lao động lên
10000 đ/đầu.

Khi đó:
Giá 1 đầu uốn=55000 đ
DT=55000*30*30=49500000 đ
CP=CP chung đã thay đổi + chi phí cho 1 đầu uốn đẫ thay đổi
=9210000+34200000=43410000
Vậy LN=DT-CP=49500000-43410000=6090000
Như vậy lợi nhuận mà cô linh sau khi thay đổi như trên sẽ đạt được là 6090000 đ/tháng
Cao hơn mức lợi nhuận đặt ra ban đầu.
Câu 3
Các chức năng quản trị mà cô Linh đã làm là:
 Chức năng hoạch định :dù cô đã không dự định đúng nhưng cô cũng đã lập ra kế hoạch
về chi phí và giá cả,đã đề ra mục tiêu một tháng lãi 3 triệu đồng.
 Chức năng tổ chức:cô đã xác định được những bộ phận cần phải thành lập,như thu
ngân,bộ phận kế toán,bộ phận nhân công.
 Chức năng quản trị con người:cô cũng đã tuyển chọn,bố trí công việc cho những người
làm trong quán của cô.
 Chức năng kiểm tra:Cuối kì cô đã tổng kết và so sánh kết quả kinh doanh của mình và
thấy lỗ.Điều này cho thấy cô đã thực hiện chức năng kiểm tra.
Như vậy cô Linh đã thực hiên đầy đủ các công việc quản trị trong cửa hiệu.
Tình huống 10:
Ông Mạnh vừa là ông chủ vừa là giám đốc của một công ty sản xuất mỹ phẩm và
các sản phẩm chăm sóc cá nhân với số lượng nhân viên làm tại văn phong điều hành khoảng
20 người.Công ty này vốn một là cơ sở sản xuất nhỏ do gia đình ông thành lập 10 năm về
trước.bản thân ông Mạnh là một NQT đi lên từ công việc và có phong cách quản lý nhân
viên theo kiểu gia đình. Trước kia ông mạnh phụ tráchvieecj tìm kiếm và giao dịch với
khách hàng, lập kế hoạch SX và theo dỏi việc phân phối sản phẩm. khoảng hai năm trở lại
đây do công việc kinh doanh ở công ty mở rộng, ông đả thuê thêm nhân sự mới phụ trách
23
bán hang và điều hành sản xuất. tuy vậy ông Mạnh vẩn tiếp tục làm công việc giao dịch với
khách hàng, ra các quyết định về giá và phân phối, bộ phận bán hàng chỉ là người thừa hành

dựa trên các hồ sơ mà ông Mạnh đả kí với khách hàng. Đôi khi kế hoách giao hàng có sự
thay đổi do ông và khách hàng thương lượng nhưng ông quên không thông báo cho bộ phận
bán hàng…điều này làm ảnh hưởng đến bộ phận SX, dẩn đến tình trạng bộ phận này phải
thay đổi KHSX (kế hoạch SX) thường xuyên công nhân phải làm việc thêm giờ, NVL bị
thiếu hụt do không có KHSX ổn định. Bộ phận Bán hàng không thể làm việc được với nhau,
ông trưởng bộ phận SX đầu tiên đả xin nghĩ việc, người thứ hai cũng đang gặp rắc rối vói
trưởng bộ phận bán hàng và ông Mạnh. Gân đây khách hàng cũng thường xuyên than phiền
về thời gian giao hàng và chất lượng SP. Điều này càng làm cho ông Mạnh tăng cường kiểm
soát đến công việc của nhân viên dưới quyền vì lo ngại nếu không đỏi mắt tới,nhân viên sẽ
không làm tố công việc như ông mong đợi.
Câu hỏi
1. Khó khăn mà cá nhân ông Mạnh đang gặp phải trong công việc của mình là gì?nguyên
nhân nào dẫn đến điều đó?
2. Làm thế nào để giải quyết khó khăn đó? Vấn đề mấu chốt nhất ông Mạnh cần quan tâm
đến để giải quyết khó khăn là gì?
3. Hãy hình dung các rủi ro đến với công ty này khi vấn đề không được giải quyết thấu
đáo?
Trả lời:
Câu 1
Khó khăn mà ông Mạnh đang gặp phải trong công việc của mình là:
• Nguyên vật liệu bị thiếu hụt
• Bộ phận sản xuất và bộ phận bán hàng không thể làm việc được với nhau
• Người trưởng bộ phận SX đầu tiên xin nghỉ việc
• Người thứ hai đang gặp rắc rối với trưởng bộ phận bán hàng và ông mạnh
• Khách hàng cũng thường xuyên than phiền về thời gian giao hàng và chất lượng sản
phẩm.
Nguyên nhân:
Trực tiếp:
24
• Ông không báo cho bộ phận bán hàng khi kế hoạch giao hàng có sự thay đổi do ông

và khách hàng thương lượng
• Không có kế hoạch SX ổn định
• Do không có sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau
Gián tiếp:
• cách quản lí của ông không phù hợp mang nặng tính độc đoán trong công việc
• Phong cách quản lí nhân viên theo kiểu gia đình nên mang nặng tính gia trưởng.
• Không tạo điều kiện để các nhân viên dưới quyền được thể hiện năng lực của mình
trong công việc.
Câu 2
Giải quyết khó khăn:
• Phát huy được năng lực của mình.
• Hoá giải Trước tiên thay đổi phong cách quản lí nhân viên bằng cách tạo cơ hội cho
nhân viên khúc mắc giữa các bộ phận sản xuất và bán hàng.
• Giải quyết rắc rối giữa bộ phận bán hàng,ông Mạnh với người thứ hai
• Tạo quan hệ gần gũi giữa ông Mạnh với nhân viên thông qua cuộc họp hay là tổ chức
một bữa liên hoan.tại đó ông và nhân viên thừa nhận các khuyết điểm để khắc phục
và đạt hiệu quả hơn.
• Vạch ra kế hoạch sản xuất trong kinh doanh trong tương lai
• Tạo lòng tin đối với khách hàng bằng cách giao hàng dúng thời gian và đạt chất
lượng
• Thu hút lượng khách hàng bằng cách giảm giá sản phẩm,quảng bá thương hiệu
• Tổ chức lại bộ máy công ty
Câu 3
Nếu không giải quyết kịp thời thi công ty sẽ rơi vào khủng hoảng và vẫn tiếp tục tình trạng
đó thì rất có thể công ty sẽ đứng trước bờ vực phá sản.
25

×