Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tài liệu giáo trình website

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 59 trang )

Website
Biên tập bởi:
Vien CNTT – DHQG Hanoi
Website
Biên tập bởi:
Vien CNTT – DHQG Hanoi
Các tác giả:
Vien CNTT – DHQG Hanoi
Phiên bản trực tuyến:
/>MỤC LỤC
1. Giới thiệu Internet và Web
2. Thực hành tạo Website bằng FrontPage2000
Tham gia đóng góp
1/57
Giới thiệu Internet và Web
Internet
Khái niệm
Internet là một mạng toàn cầu gồm nhiều máy tính khác nhau chúng kết nối với nhau
thông qua một ngôn ngữ chung. Chúng rất đơn giản như một mạng điện thoại quốc tế-
không một ai sở hữu hay điều khiển hệ thống nay nhưng nó làm việc như một mạng diện
rộng. Có vô số các máy chủ trên Internet, mỗi máy chủ cung cấp thông tin và dịch vụ
khác nhau.
Lịch sử phát triển Internet
Nguồn gốc đầu tiên của Internet là hệ thống máy tính cuả Bộ Quốc Phòng Mỹ, gọi là
mạng ARPAnet, một mạng thí nghiệm được thiết kế từ năm 1969 để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc hợp tác khoa học trong các công trình nghiên cứu quốc phòng. ARPAnet
đã nêu cao triết lý truyền thông bình đẳng ( peer-to-peer), trong đó mỗi máy tính của
hệ thống đều có khả năng "nói chuyện" với bất kỳ máy tính thành viên nào khác. Bất
kỳ mạng máy tính nào dựa trên cơ sở thiết kế của ARPAnet đều được mô tả như một
tập hợp các trung tâm điện toán tự quản, mang tính địa phương và tự điều hành, chúng
được liên kết dưới dạng "vô chính phủ nhưng có điều tiết". Sự phát triển thiết kế của


mạng ARPAnet đơn thuần chỉ do những yêu cầu về quân sự: Mạng này phải có khả
năng chống lại một cuộc tấn công có thể vô hiệu hoá một số lớn các trạm thành viên của
nó. Tư tưởng này đã được chứng minh là đúng khi Mỹ và các đồng minh tham gia vào
cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Sự chỉ huy và mạng kiểm soát của Irak, được tổ chức mô
phỏng theo công nghệ ARPAnet, đã chống lại một cách thành công đối với các nổ lực
của lực lượng đồng minh nhằm tiêu diệt nó. Đó là lý do tại sao công nghệ có nguồn gốc
từ ARPAnet hiện nay đang được xuất cảng một cách rộng rãi. Mạng Internet nguyên
2/57
thuỷ được thiết kế nhằm mục đích phục vụ việc cung cấp thông tin cho giới khoa học,
nên công nghệ của nó cho phép mọi hệ thống đều có thể liên kết với nó thông qua một
cổng điện tử.
Theo cách đó, có hàng ngàn hệ máy tính hợp tác, cũng như nhiều hệ thống dịch vụ
thư điện tử có thu phí, như MCI và Compuserve chẳng hạn, đã trở nên thành viên của
Internet. Với hơn hai triệu máy chủ phục vụ chừng 20 triệu người dùng, mạng Internet
đang phát triển với tốc độ bùng nổ, mỗi tháng có thêm khoảng một triệu người tham gia
mới. Hầu hết mọi người đều có thể tham gia vào Internet. Nhiều tổ chức loại lớn và vừa
có các hệ thống thư điện tử đều có cổng nối vào Internet. Cao hơn một mức, các dịch vụ
thư điện tử có thu phí như Compuserve và MCI đều có các cổng nối vào Internet; một
số hệ bảng bulletin địa phương cũng vậy. Trong một số vùng, các mạng miễn phí có thể
cung cấp cổng ghép Internet không phải trả tiền.
Giao thức TCP/IP
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol)là một giao thức kết nối sử
dụng cho việc truyền thông tin từ máy tính này sang máy tính khác và từ mạng máy tính
này sang mạng máy tính khác.
TCP quản lý việc chia thông tin (thông điệp) thành các gói thông tin nhỏ và gửi đi bằng
giao thưc IP cũng như việc kết hợp các gói thông tin lại và kiểm tra tính toàn vẹn của
thông tin. Nếu có sự mất mát hay lỗi thì TCP sẽ yêu cầu gửi lại thông tin.
3/57
IP quản lý việc định hướng các gói tin cho việc để chuyển đến một mạng hay một máy
tính khác.

Địa chỉ
Mỗi máy tính trên Internet sẽ có một địa chỉ IP riêng. Địa chỉ này để xác định gói tin sẽ
được truyền từ máy tính nào đến máy tính nào. Địa chỉ IP gồm 32 bit.
Đăng ký địa chỉ Internet này thông qua tổ chức ISP ( Internet Service Privider).
Server và Clients
Server là một máy tính hoặc một chương trình máy tính sẵn sàng trợ giúp các máy tính
khác trên mạng bằng cách gửi các thông tin phản hồi về các máy trạm khi nhận được
yêu cầu.
Clients là các máy tính hay một chương trình máy tính đòi hỏi truy cập hệ thống mạng
và chia sẻ nguồn tài nguyên hoặc dịch vụ từ máy chủ.
Các máy Clients và Server sử dụng phương thức thông thường cho việc truyền dữ liệu
từ máy tính này sang máy tính khác.
4/57
Các dịch vụ trên Internet
E-mail: thư điện tử. Đây là hệ thống chuyển thông báo dạng text và các file đính kèm (
ảnh , âm thanh, video ) thông qua Modem.
Chat: hai hoặc nhiều người kết nối vào Internet có thể đàm thoại trực tiếp với nhau.
WWW (World Wide Web ): bao gồm tập hợp tất cả các siêu văn bản và các file liên
kết trên tất cả các máy chủ Web trên toàn thế giới. Ngày nay dịch vụ này phát triển rất
mạnh.
FTP (File Transfer Protocol): dịch vụ Internet này dùng để chuyền file từ máy tính
này đến máy tính khác.
USENET new groups: một hệ thống bảng bulletin phân phối loại dẫn đầu, gặp nhiều
trong các hệ máy tính dùng UNIX, và đựơc ghép nối vào Intermet cũng như vào các
mạng máy tính khác. Với hơn 1. 500 nhóm thông tin khác nhau, hàng ngày có hơn 15
triệu người hơn 100 nước thường xuyên dùng USENET. Trong USENET là các nhóm
thảo luận về mọi vấn đề cùng quan tâm. Mỗi nhóm tập trung thảo luận về một vấn đề cụ
thể.
World Wide Web
Lịch sử phát triển

WWW do Tim Berners –Lee là một nhà vật lý tại trung tâm nghiên cứu hạt nhân tại
Thuỵ sỹ phát minh ra năm 1990. Ý tưởng của ông là: xây dựng một hệ thống có khả
năng định hướng Internet dễ ràng.
Web đã trưởng thành nhanh chóng sau vài năm. Kết quả là Web không còn bị giới hạn
trong siêu văn bản mà nó đã trở thành một hệ thống siêu phương tiện với trình duyệt
Browser dùng chuột và khả năng hỗ trợ đồ hoạ bổ sung.
Ngôn ngữ WWW
Ngôn ngữ của WWW được gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText
Markup Language).
Các khái niệm
• HTML: các trang Web đầy sinh động mà bạn thấy trên World Wide Web là
các trang siêu văn bản được viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản hay
HTML - HyperText Markup Language. HTML cho phép bạn tạo ra các trang
phối hợp hài hoà văn bản thông thường với hình ảnh, âm thanh, video, các mối
5/57
liên kết đến các trang siêu văn bản khác Tên gọi ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản phản ánh đúng thực chất của công cụ này
• Markup: HTML là ngôn ngữ của các thẻ đánh dấu - Tag. Các thẻ này xác định
cách thức trình bày đoạn văn bản tương ứng trên màn hình.
• Language: HTML là một ngôn ngữ tương tự như các ngôn ngữ lập trình, tuy
nhiên đơn giản hơn. Nó có cú pháp chặt chẽ để viết các lệnh thực hiện việc
trình diễn văn bản. Các từ khoá có ý nghĩa xác định được cộng đồng Internet
thừa nhận và sử dụng. Ví dụ b = bold, ul = unordered list
• Text: HTML đầu tiên và trước hết là để trình bày văn bản và dựa trên nền tảng
là một văn bản. Các thành phần khác như hình ảnh, âm thanh, hoạt hình đều
phải "cắm neo" vào một đoạn văn bản nào đó.
• Hyper: HTML cho phép liên kết nhiều trang văn bản rải rác khắp nơi trên
Internet. Nó có tác dụng che dấu sự phức tạp của Internet đối với người sử
dụng. Người dùng đọc mà không cần biết đến văn bản đó nằm ở đâu, xây dựng
phức tạp như thế nào. Sự phát triển có tính bùng nổ của Internet trong thời gian

vừa qua một phần lớn là nhờ vào WWW.
• Web browser và Web server: Web browser là chương trình dịch các thẻ bài
của ngôn ngữ HTML và hiển thị các định dạng văn bản trên màn hình. Web
browser là chương trình dùng cho Client tìm và hiển thị các thông tin trên
WWW. Web browser yêu cầu máy chủ dịch vụ Web tại các địa chỉ xác định
cung cấp các trang HTML và hiển thị chúng. Web server là máy chủ trên
WWW. Web browser và Web server sử dụng giao thức HTTP (Hypertext
Transfer Protocol). Hyperlink dùng để liên kết nhiều trang Web với nhau thành
một Web site. Trong Web browser thẻ liên kết được hiển thị như một định dạng
đặc biệt. Khi nhấn chuột vào một ảnh hay dòng văn bản thì nó sẽ liên kết với
một trang Web khác hoặc một tệp hình ảnh hay âm thanh.
• URL (Uniform Resource Locator): xác định vị trí vật lý của trang web hoặc
file trên WWW và xác định dịch vụ Internet sử dụng để sử lý.
• HTTP: xác định một file sử dụng giao thức HTTP trên máy chủ Web Server.
Ví dụ />• FTP: xác định file sử dụng giao thức truyền FTP và file dó nằm trên máy chủ
FTP. Ví dụ />• Mailto: xác định cách thức truyền e-mail và một địa chỉ e-mail nào đó. Ví dụ
mailto:
• File: xác định một file lưu trữ ở trên một máy tính hoặc một máy tính nào đó
trên mạng. Ví dụ file:///dir/file.doc
6/57
Các đặc điểm chính
• Độc lập với phần cứng và phần mềm: HTML độc lập với phần cứng và phần
mềm. Một văn bản HTML được viết bằng một phần mềm soạn thảo bất kì, trên
một máy cụ thể nào đó đều có thể đọc được trên bất kì một hệ thống tương
thích nào. Điều này có nghĩa là các tệp siêu văn bản có thể được bộ duyệt hiển
thị trên MAC hay PC tuỳ ý mà không phải sửa chữa thay đổi gì. Sở dĩ có được
tính chất này là vì các thẻ chỉ diễn đạt yêu cầu cần phải làm gì chứ không cụ thể
cần làm như thế nào. Cũng vì lẽ đó mà bạn không thể chắc chắn trang tài liệu
siêu văn bản của mình sẽ hiện lên màn hình chính xác là như thế nào vì còn tuỳ
theo bộ duyệt thể hiện yêu cầu đó ra sao. Trong thực tế, HTML chỉ thực sự độc

lập đối với phần cứng chứ hoàn toàn phụ thuộc đối với phần mềm. Chỉ phần cốt
lõi là chuẩn hoá, còn các phần mở rộng do từng nhà phát triển xây dựng thì
không hoàn toàn tương thích nhau.
• Độc lập với khái niệm trang và tuần tự các trang: một tính chất nữa là
HTML độc lập với khái niệm trang. Văn bản được trình bày tuỳ theo kích thư-
ớc của cửa sổ hiển thị : cửa sổ rộng bề ngang thì sẽ thu ngắn hơn, cửa sổ hẹp bề
ngang thì sẽ được kéo dài ra để hiển thị cho hết nội dung. Độ dài của văn bản
HTML thực sự không bị hạn chế.
Khái niệm về WebSite và Homepage
WebSite
Website là một tập hợp các trang Web theo một chủ đề chung và có một trang bắt đầu
gọi là trang chủ (HomePage). Hầu hết các công ty, tổ chức hoặc cá nhân đều có Website
với địa chỉ riêng biệt, địa chỉ đó chính là địa chỉ của trang chủ trên Internet. Từ trang chủ
này chúng ta có thể đi tới tất cả các trang Web khác trong Website đó. Ví dụ, Website
của công ty IBM có trang chủ có địa chỉ là , trong trường hợp này
tên của trang chủ được mặc định là index.html, máy chủ hiển thị trang Web của IBM sẽ
hiểu rằng địa chỉ thực sự của Website đó là: />Cần phân biệt giữa Website và WebServer. WebServer là một máy tính lưu trữ toàn bộ
các file của một hay nhiều trang Web khác nhau. Một Website lớn có thể được lưu trữ
trong nhiều máy chủ (WebServer) tại nhiều nơi trên thế giới. Từ một Website chúng ta
có thể liên kết tới nhiều Website khác nhau trên thế giới thông qua điạ chỉ liên kết của
nó trên trang Web. Một số vấn đề liên quan trong quá trình xây dựng Website là:
• Các vấn đề khi thiết kế một Website
• Quản lý nội dung Website
• Thiết kế hệ thống dịch chuyển trang Web
• Thiết kế trang Web ấn tượng
• Các lỗi thường gặp khi xây dựng Website
7/57
• Công cụ thiết kế Website
8/57
9/57

Các ứng dụng phát triển từ Web:
• Mua bán điện tư
• Quảng cáo
• Ngân hàng điện tử
• Giáo dục từ xa
• Truyền bá thông tin
Một số nguyên tắc xây dựng Website
Lên kế hoạch
Lên kế hoạch là một trong hai thành phần quan trọng nhất trong việc khởi tạo Website
Trước khi thiết lập một Web site cần xác định một số yếu tố sau:
• Xác định Web site cần tạo là Website cá nhân hay Website của đơn vị.
• Xác định các nguồn thông tin cho Website và chia sẻ các thông tin với các
nhóm làm việc khác hoặc các Website khác.
• Lựa chọn loại Website: đơn giản hay phức tạp, dạng văn bản hay đồ hoạ, quảng
cáo thông tin sản phẩm dịch vụ hay chỉ là chia sẻ thông tin giữa các bộ phận
trong đơn vị.
• Lựa chọn nơi lưu trữ Web site: một Web site có thể được lưu trữ ở nhiều nơi.
Vị trí ban đầu thường phải đảm bảo an toàn và không chia sẻ. Ở đây chúng ta
10/57
có thể sửa đổi trang Web của mình. Vị trí thứ 2 thường là 1 Web server được
kết nối với Internet.
• Lựa chọn chủ đề cho trang chính: phân tích nội dung để quyết định phân chia
thành các trang chính ứng với các chủ đề.
• Vẽ sơ đồ tổ chức của Web Site.
• Quyết định cấu trúc liên kết giữa các trang trong Website: nên lựa chọn cấu
trúc liên kết đơn giản và tường minh.
• Lựa chọn thiết kế phù hợp với chủ đề: hình thức trang Web cần phải phù hợp
với nội dung của nó. Thông qua các hình ảnh logo thể hiện ý tưởng của đơn vị
mình.
• Kiểm tra lại Web site của bạn trước khi phát hành công bố trên mạng.

• Xác định nhà cung cấp dịch vụ và không gian cần thiết để lưu trữ trang Web
của bạn cững như các chi phí sẽ phải trả.
• Nếu là một Web site nhiều người truy cập và đa dạng về nội dung thì nên cân
nhắc việc nâng cấp hoặc đăng ký một domain cho Web site.
Thiết kế Web
Một thiết kế tốt cân tuần thủ một số nguyên tắc sau:
• Tính tập trung:
• Sắp đặt các nhóm thông tin một cách logic
• Tổ chức thông tin sao cho người sử dụng có thể dễ dàng tìm kiếm. Nếu quá
nhiều thông tin với nhiều chủ đề khác nhau thì nên có bảng danh mục
• Tính bền vững
11/57
• Đối với một Web site lớn thì cần đảm bảo tính bền vững cao. Không nên tuỳ
tiện thay đổi các cấu trúc tìm kiếm, diện mạo và vị trí các nút.
• Lựa chọn cấu trúc tìm kiếm thông tin đơn giản nhưng hữu dụng
• Tính hữu dụng
• Chúng ta có thể thiết kế Web site mà mọi mục đều được hiển thị hoặc rất nhiều
hình ảnh đẹp nhưng nếu người sử dụng truy nhập phải đợi quá lâu thì Web site
của chúng ta bị đánh giá là tính hữu dụng thấp. Như vậy, chung ta cần chú ý
đến việc cân đối giữa hình ảnh và text, cân đối nội dung của 1 trang Web
(không nên quá nhiều nội dung trên 1 trang)
• Liên kết
• Tổ chức tốt liên kết làm cho việc tìm kiếm dữ liệu được thuận tiện và tạo cảm
giác tốt cho người sử dụng.
• Tạo các nút bấm tập trung, có thể tạo các menu bar, tạo các hộp hội thoại (drop
down menu ) nếu cần thiết
• Phổ dụng
• Chúng ta biết rằng Web site của chúng ta sẽ được hiển thị trên rất nhiều loại
máy khác nhau với các cấu hình khác nhau. Như vậy chúng ta cần khẳng định
Website phải được hiển thị tốt trong nhiều trình duyệt khác nhau. Thông

thường khi thiết kế một Web site hiển thị trên máy tính của chúng ta là rất tốt
nhưng khi đến một máy tính khác và truy cập đến site của chúng ta thì kết quả
có thể hoàn toàn khác. Như vậy việc thiết kế cần phải xác định được chính xác
số khung hình và tổ chức bảng như thế nào.
• Bảo trì và cập nhật
• Đến một lúc nào đó (6 tháng hay 1 năm) chúng ta cần phải cập nhật hay thay
đổi một số thông tin trên Site của chúng ta. Nếu công việc này quá khó thì Web
site của chúng ta chưa đạt yêu cầu về bảo trì.
• Thông tin phản hồi
12/57
• Ngoài các yêu cầu trên chúng ta cần phải chú ý đến việc quản lý, tiếp nhận các
thông tin từ người sử dụng. Ví dụ như đếm số thành viên truy cập vào Website,
thời gian truy cập, các mục truy câp, các góp ý của người sử dụng
Yêu cầu về kỹ thuật
Web server là nơi tạo ra môi trường để chạy các chương trình ứng dụng Web và là nơi
cài đặt rất nhiều các chương trình khác. Hiện nay có rất nhiều lựa chọn cho hệ thống
Web Server nhưng chúng ta không thể lựa chọn một cách tuỳ tiện mà phải dựa vào các
tiêu chuẩn sau :
• Hệ thống phần cứng
• Hệ điều hành
• Phần mềm phục vụ Web Server
• Ngôn ngữ xây dựng
Lựa chọn phần cứng
• Hệ thống máy tính IBM-PC hoặc máy khác tương thích (Intel compatible CPU)
• Không đắt và được nhiều người sử dụng
• Không thực sự đáng tin cậy nhưng cũng không có nhiều lỗi lớn cho Web
• Giá cả so với hiệu năng sử dụng là rất cao
• Hệ thống máy tính không sử dụng CPU Intel
• Đáng tin cậy hơn và được hỗ trợ nhiều trên thị trường
• Rất đắt

• Tốt cho các hệ thống chuyên dụng đặc biệt
• Các hệ thống khác
• Mainframe → trang Web không đòi hỏi cần cấu hình quá mạnh như vậy.
• Macintosh → đây là hệ thống có hiệu số giữa giá cả và tính năng sử dụng thấp
nhất.
Lựa chọn hệ điều hành
• Linux / Unix
• Hầu hết là miễn phí với mã nguồn mở
• Muốn quản trị hệ thống này cần có người có kiến thức sâu về hệ thống
• Tốt cho Web site độc lập
• Tốt cho các Web site vừa và nhỏ
• Windows NT / 2000
• Có nhiều đặc điểm tốt và chức năng tiên tiến
• Dễ sử dụng
• Giá vừa phải. Hệ thống có sử dụng kỹ thuật hộp đen (black-box)
• Tốt cho các Web site lớn, phức tạp ví dụ như các Web site về thương mại điện
tử hay hệ thống Web trong của nhiều mạng Intranet
13/57
• Các hệ thống khác:
Windows 95/98/Me → Chỉ phù hợp cho các Website cá nhânLựa chọn các chức
năng xây dựng ứng dụng trên Web
Chúng ta cần lựa chọn các chức năng xây dựng ứng dụng trên Web vì:
• Có quá nhiều kỹ thuật có thể phối hợp được với nhau
• Nhiều khi các kỹ thuật khá khó hiểu
Các tiêu chuẩn để lựa chọn thường là:
• Server-side và Client-side
• Các nội dung trên Web site hoạt độngnhư thế nào
• Lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng các chương trình ứng dụng trên Website
Kỹ thuật bên phía Server
Thông thường tại đây sử dụng các trang HTML động

• Nó được thực hiện trên server (nhưng không phải luôn nằm trên Web server)
• Có thể gửi bất kỳ mã HTML đến các máy trạm và nhận phản hồi từ các máy
trạm
• Bảo mật tốt vì nó không gửi mã nguồn mà chỉ gửi mã HTML
Kỹ thuật bên phía Client
Tại đây sử dụng các trang HTML tĩnh (chỉ chứa các nội dung động trong trang đó)
• Thực hiện trên Web browser
• Cơ sở là các Script và Program
• Chạy nhanh trong thời gian thực
14/57
• Có giao diện Multimedia tốt
• Không bảo mật (mã nguồn của script là mở )
• Gặp một số vấn đề về tương thích (không phải trình duyệt nào cùng hiển thị tốt
Quá trình hoạt động của Website
Về thời gian thực hiện quá trình yêu cầu từ máy trạm đến lúc có thông tin phản hồi:
• Các chương trình đơn giản khởi đầu tốn rất nhiều thời gian
• Các chương trình phức tạp thì thời gian thực hiện quá lâu
Về bộ nhớ cho các chương trình thường trú và không thường trú:
Thực hiện các chương trình ngoại trú (bên ngoài)
Có rất nhiều chương trình không chạy thường trú. Ví dụ một số chương trình viết trên
CGI cho phía server, hay viết bằng JAVA bên phía client.
• Ưu điểm:
• Rất dễ tạo và có thể chạy độc lập
• Nhược điểm:
• Khối lượng lớn và chạy không tốn nhiều thời gian nhưng thời gian phản hồi
chậm
• Tốn khá nhiều bộ nhớ cho cho quá trình xử lý. Ví dụ các ứng dụng 3D, các ứng
dụng viết bằng JAVA
Scripting
Như ngôn ngữ ASP bên máy server và JavaScript bên phía client-side. Script thực hiện

bởi quá trình thông dịch (scripting engine) trong đó Engine là các chương trình thường
trú trong hệ thống
• Ưu điểm:
• Dễ bảo trì, tốc độ phản hồi nhanh
• Đòi hỏi ít bộ nhớ
• Nhược điểm
• Thời gian thực hiện không nhanh
• Chỉ tốt cho các ứng dụng thông thường trên Web site
• Không phù hợp cho các ứng dụng lớn
Các chương trình thường trú
15/57
Được thực hiện bên trong các ứng dụng. Chương trình là một phần của hệ thống Web.
Chương trình thường trú thường có trong các ứng dụng trên Web Server phía server và
các Plug-ins phía client.
• Ưu điểm:
• Thực hiện rất nhanh
• Đòi hỏi ít bộ nhớ nhất
• Tốt cho các Web site chuyên nghiệp đòi hỏi tốc độ phản hồi nhanh
• Nhược điểm:
• Phát triển các ứng dụng là cần thiết nhưng không dễ.
• Không cần thiết cho các Web site nhỏ
Bảng phân loại các kỹ thuật Web trên máy chủ và máy trạm
Các chương trình ngoại trú thực hiện trên Web server
• Người sử dụng đưa ra các yêu cầu.
• Web server thực hiện các chương trình CGI thích hợp
• Chương trình CGI lấy các tham số môi trường để tạo một trang HTML theo
yêu cầu.
• Web server gửi các trang HTML kết quả cho người sử dụng
• Ưu điểm:
• Dễ thiết kế và dễ viết chương trình

• Ngôn ngữ xây dựng các ứng dụng là độc lập. Người dùng có thể sử dụng bất cứ
ngôn ngữ nào. ví dụ C++, Pascal, Perl, Python, Assembler
16/57
• Nhược điểm:
• Phản hồi chậm và yêu cầu bộ nhớ cao.
• Kết nối dữ liệu tương đối khó
• Phù hợp cho:
• Các trang Web động rất đơn giản: gửi messegerr, chat, đếm số lượt người dùng
truy cập.
• Chi phí phát triển rất nhỏ (có thể lấy được các chương trình có sẵn ở nhiều nơi)
• Các ứng dụng đòi hỏi yêu cầu tính toán cao và phù hợp cho rất ít truy cập. Nếu
số lượng người dùng truy cập ít thì thời gian phản hồi không đáng kể
Các lệnh thực hiện trên server
• Chỉ có các phần HTML được thay thế bằng CGI
• Không nên cài đặt nhiều phần mềm trên Web server
• Không tạo được các chương trình vì nó có rất ít lệnh
Mã lệnh trong HTML
Mã lệnh trong HTML được thực hiện bên phía server. Nội dung mở rộng của SSI sẽ tạo
thành các chương trình đầy đủ.
• Ưu điểm:
• Có các chương trình đầy đủ và các hàm phức tạp, có thể có các module gọi đến
cơ sở dữ liệu
• Nhược điểm:
• Không phù hợp với các chương trình lớn
Hệ thống Scrip bên phía Server
ASP (Active Server Pages)
17/57
ASP bản thân không phải là ngôn ngữ script. ASP là môi trường giao diện cho việc
thông dịch các dòng lệnh trong IIS
• Ưu điểm:

• Độc lập với ngôn ngữ khác như VBScript, JavaScript (mặc định), Perl
(PerlScript), PHP.
• Dễ dàng kết nối cơ sở dữ liệu (bởi ADO)
• Tốt đối với các Web site thương bại lớn hay các Website cá nhân đơn giản
• Nhược điểm:
• Phải trả chi phí phần mềm trừ IIS/PWS có tích hợp trong Windows
PHP (Personal Home Pages)
Viết các ứng dụng Script bên phía server
• Ưu điểm:
• Mã nguồn mở
• Dễ học
• Hỗ trợ tốt trong việc truy cập cơ sở dữ liệu
• Tốt cho các ứng dụng vừa và nhỏ
• Nhược điểm:
• Ngôn ngữ thiết kế yếu
• Không phù hợp cho việc phát triển các ứng dụng lớn
JSP (Java Server Pages)
• Sử dụng ngôn ngữ Java để viết các Script
• Các Script được dịch bởi Java Servlet (ngôn ngữ Java Servlet chỉ dịch lần đầu)
• Chạy nhanh hơn các Script thông thường
Java Servlet
• Chương trình được thực hiện bên phía Server
• Ưu điểm:
• Độc lập với hệ điều hành và hầu hết là miễn phí
• Có thể sử dụng cho các hệ thống nhỏ cũng như các hệ thống lớn
• Nhược điểm:
• Chạy tương đối chậm
• Chỉ tốt đối với các Website có sự tương tác
Bảng so sánh các loại ngôn ngữ
18/57

Lựa chọn phần mềm dịch vụ cho Web
• Apache
• Ưu điểm:
• Mã nguồn mở, miễn phí, chạy trên nhiều hệ thống
• Rất ổn định và chắc chắn
• Có nhiều modun mở rộng
• Tốt cho các Web site thông thường
• Tốt cho các website lớn nhưng không phức tạp
• Ứng dụng cho các phần mềm kinh doanh trên mạng phức tạp đòi hỏi giao diện
tốt.
• Nhược điểm
• Không có đặc trưng kỹ thuật hỗ trợ thương mại (nếu có thì khá đắt)
• Không dễ quản trị
• Không phù hợp với các ứng dụng trung tâm
• IIS (Internet Information Server)
• Ưu điểm:
• Có sẵn trong Windows NT/2000 (Free)
• Có khả năng tải năng gấp hai lần Apache (số kết nối và down load)
• Có nhiều ứng dụng về thương mại và có giao diện tốt
• Dễ quản trị
• Sử dụng kỹ thuật hộp đen (Black-box)
• Tốt cho các Web site có các chức năng phức tạp như thương mại điện tử, sách
điện tử hay các thư viện điện tử
• Phù hợp với các Website lớn có chạy ứng dụng trung tâm E-commerce, Large
indexed library service, etc.
• Nhược điểm
• Chỉ chạy trên hệ thông Windows
• Các phần mềm khác
• PWS (Personal Web Server)
• Đi kèm với Win 98/Me (Free)

• Dễ sử dụng
• Bị giới hạn nhiều về kỹ thuật
• Chỉ cho phép 10 kết nối tại một thời điểm
• Netscape Enterprise Server
• Tích hợp nhiều ưu điểm của IIS nhưng được sử dụng cho hệ điều hành Unix
• Có nhiều chức năng tiên tiến.
• Tốt cho các ứng dụng thương mại điện tử
• Dễ sử dung
• Giá thành cao
19/57
20/57
Thực hành tạo Website bằng
FrontPage2000
Giới thiệu chức năng các công cụ trong cửa sổ FrontPage
Cửa sổ làm việc
Thông thường, sau khi khởi động FrontPage, cửa sổ làm việc của chương trình
Frontpage sẽ mở ra như dưới đây:
Con trỏ soạn thảoVùng soạn thảoThanh công cụ với các nút bấmKhung hiển thị trạng
thái WebsiteThanh trạng tháiThanh Menu
Màn hình chính gồm các phần cơ bản như sau:
• Thanh menu lệnh chính (Menu bar):chứa tên các bảng lệnh như File, Edit,
Insert,
21/57
• Các thanh công cụ (Toolbars): gồm các nút biểu tượng lệnh, các danh sách lựa
chọn lệnh. Rất nhiều thao tác soạn thảo thông thường được thực hiện nhờ các
công cụ ở đây.
• Vùng soạn thảo văn bản (Text Area): là nơi đưa vào các đối tượng của trang
Web như text, hình ảnh, bảng,
• Con chạy soạn thảo (Cursor): có dạng một thanh đứng nhấp nháy, là nơi định vị
dữ liệu nhập vào.

• Thanh trạng thái : cho biết một số thông tin cần thiết cho trang soạn thảo.
Thanh menu lệnh chính
Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp một số phím tắt thao tác trong soạn thảo Microsoft
FrontPage.
Phím tắt thao tác với trang
22/57
23/57

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×