Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung enzyme đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm (acipenser baeri) giai đoạn thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.83 KB, 64 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





LƯU CÔNG CƯỜNG




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ BỔ SUNG
ENZYME ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ
TẦM (ACIPENSER BAERI) GIAI ĐOẠN THƯƠNG PHẨM










LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




\







HÀ NỘI, 2012

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


ii



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









LƯU CÔNG CƯỜNG




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ BỔ SUNG
ENZYME ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ
TẦM (ACIPENSER BAERI) GIAI ĐOẠN THƯƠNG PHẨM



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG GHIỆP


Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Mã số: 60.62.70







Người hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ NẮNG THU













Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ở đầy đủ và các thông tin trích dấn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả



Lưu Công Cường
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


iv

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1,
phòng Đào tạo- Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 đã ủng hộ giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Trần Thị
Nắng Thu, người thầy đầy tâm huyết đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS.Trần Đình Luân, TS. Nguyễn Văn
Tiến, Ths.Nguyễn Thị Trang, KS Đỗ Hữu Quỳnh những người đã giúp tôi thực
hiện tốt luận văn khoa học này.
Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ, công nhân viên Trung tâm Nghiên cứu
Thủy sản nước lạnh SaPa – Lào Cai, phòng Sinh học Thực nghiệm thuộc Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Công nghệ thực phẩm và thành viên
Công ty Cổ phần Hợp Lực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận
văn này.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này tôi đã được người
thân, bạn bè, đồng nghiệp động viên, giúp đỡ tận tình. Tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến họ.
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
Tác giả


Lưu Công Cường
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Nội dung của đề tài 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tổng quan về cá Tầm 3
2.1.1. Đặc điểm sinh học 3
2.1.2. Một số yếu tố môi trường trong nuôi cá Tầm 4
2.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cá Tầm 5
2.1.4. Hiện trạng nuôi cá Tầm 8
2.2. Tổng quan về Enzyme 9
2.2.1. Khái niệm về enzyme 9
2.2.2. Những lợi ích của enzyme khi sử dụng trong thức ăn nuôi trồng thủy
sản 9
2.2.3. Các loại enzyme thường bổ sung trong thức ăn và ứng dụng của
chúng 10
2.3. Tình hình sản xuất thức ăn cho cá Tầm ở nước ta 18
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
3.2. Vật liệu nghiên cứu 19
3.2.1. Enzyme 19
3.2.2. Thức ăn 19
3.2.3. Cá Tầm 20
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


vi


3.2.4. Trang thiết bị dụng cụ 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1. Sản xuất thức ăn thí nghiệm 21
3.3.2. Bố trí thí nghiệm 22
3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong nghiên cứu 23
3.4.1. Phân tích hàm lượng dinh dưỡng 23
3.4.2. Kiểm tra các chỉ tiêu sinh trưởng 23
3.4.3. Kiểm tra một số chỉ tiêu môi trường hàng ngày 25
3.4.4. Phân tích thống kê 25
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Điều kiện môi trường 26
4.1.1. Nhiệt độ 26
4.1.2. Oxy hòa tan 27
4.1.3. Các yếu tố môi trường khác 27
4.2. Phân tích chất lượng thức ăn 28
4.2.1. Kích cỡ viên thức ăn 28
4.2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 28
4.2.3. Hoạt lực của enzyme trong thức ăn thí nghiệm 28
4.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tầm
thí nghiệm 29
4.3.1. Tốc độ tăng trưởng giữa các công thức thí nghiệm 29
4.3.2. Thu nhận thức ăn, hệ số chuyển đổi thức ăn 32
4.3.3. Tỷ lệ sống của cá Tầm thí nghiệm 34
4.3.4. Sơ bộ đánh giá chi phí thức ăn 34
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
5.1. Kết luận 36
5.2. Kiến nghị 36
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHẦN VII. PHỤ LỤC 41
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………



vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Hình ảnh cá Tầm (Acipenser baerii Brandt, 1869) thí nghiệm 3
Hình 2. Nhiệt độ nước trung bình qua các tuần nuôi 26


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về chất lượng môi trường nước nuôi cá Tầm 4
Bảng 2. Nhu cầu acid amin của cá Tầm giai đoạn giống 6
Bảng 3. Các dạng phytase và hoạt lực enzyme phytase 13
Bảng 4. Công thức thức ăn tự chế nuôi cá Tầm giai đoạn thương phẩm 20
(42% P và 16% L) 20
Bảng 5. Khẩu phần thức ăn cho cá Tầm theo kích cỡ 22
(theo hướng dẫn của hãng COPPENS) 22
Bảng 6. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 27
Bảng 7: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn (%) 28
Bảng 8. Hoạt lực enzyme trong các công thức thức ăn (IU/kg thức ăn) 29
Bảng 9. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng ở các công thức thức ăn thí nghiệm
(trung bình ±SE) 30
Bảng 10. Tăng trưởng của cá Tầm qua các lần thu mẫu 32
(Trung bình ±SE) 32
Bảng 11. Thu nhận thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn 33

Bảng 12. Tỷ lệ sống của các lô thí nghiệm 34
Bảng 13. Bảng phân tích chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng 35

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Thuật ngữ tiếng Việt Thuật ngữ tiếng Anh
ADG Tăng trưởng bình quân trên ngày Average daily growth
FC Sự thu nhận thức ăn Feed consumption
FCR Hệ số chuyển đổi thức ăn Feed conversion ratio
PER Hiệu quả sử dụng protein Protein efficiency ratio
TA Thức ăn
SGR Tốc độ tăng trưởng đặc trưng Specific growth rate
VCK Vật chất khô
SR Tỷ lệ sống Survival rate
ANOVA Phân tích phương sai
DO Oxy hòa tan
oxygen Demand
KL Khối lượng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
BW Trọng lượng thân của cá Body weight



Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………



1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta có những
chuyển biến vượt bậc cả về diện tích lẫn sản lượng: năm 2000 mới chỉ có 641,9
nghìn ha diện tích mặt nước, sản lượng đạt 586,9 nghìn tấn thì đến năm 2010
diện tích nuôi trồng thủy sản đã đạt con số 1,1 triệu ha, sản lượng đạt 2732,3
nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2010). Sở dĩ đạt được sự phát triển mạnh mẽ như
vậy là nhờ sự đóng góp to lớn của ngành sản xuất thức ăn công nghiệp. Mặc dù
vậy, thức ăn thủy sản vẫn tồn tại rất nhiều bất cập: giá thành cao, hiệu quả sử
dụng thức ăn của động vật thủy sản còn thấp. Thực tế cho thấy, chất lượng thức
ăn thấp (hệ số thức ăn cao) có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa của cá.
Một số loại dinh dưỡng mà cá khó tiêu hóa nhất định sẽ bị đào thải vào môi
trường sống. Điều này gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe của động vật thủy
sản và hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Trong chiến lược phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, việc du nhập và
thuần hóa các đối tượng giống nuôi mới góp phần vào việc đa dạng hóa cơ cấu
đối tượng nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất. Năm 2005, cá Tầm đã
được nhập vào Việt Nam. Ngay sau khi được nhập, cá Tầm đã sinh trưởng và
phát triển tốt và trở thành đối tượng nuôi có hiệu quả đối với các trang trại nuôi
trồng thủy sản. Người nuôi cũng đã nhập khẩu thức ăn từ Hà Lan, Trung quốc
để sử dụng nuôi cá tầm. Việc phụ thuộc vào thức ăn nhập nội đã cản trở khả
năng phát triển của nghề nuôi cá Tầm ở nước ta. Những nghiên cứu trong nước
về chế biến thức ăn cho cá nước lạnh nói chung và thức ăn cho cá Tầm nói riêng
mới chỉ thu được những thông tin ban đầu và cần có những nghiên cứu tiếp theo.
Vì vậy, nghiên cứu sản xuất thức ăn nuôi cá Tầm là rất cần thiết.
Sử dụng Enzyme trong sản xuất thức ăn cho động vật thủy sản nói chung

và thức ăn cho cá Tầm nói riêng sẽ giúp cá tiêu hóa tối đa dinh dưỡng trong thức
ăn (cung cấp các enzyme tiêu hóa còn thiếu hụt, bổ sung thêm hệ enzyme cho
ống tiêu hóa của cá), đảm bảo an toàn môi trường (giảm lượng thức ăn khó tiêu
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


2

hóa thải ra môi trường), nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cá (giảm FCR,
tăng sinh trưởng, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm).
Hiện nay, việc sản xuất các loại Enzyme để bổ sung vào thức ăn chăn
nuôi đã và đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô công nghiệp. Do vậy, sử dụng
sản phẩm này để xây dựng công thức thức ăn cho cá Tầm là hướng đi thích hợp.
Nhằm đánh giá được hiệu quả của việc bổ sung enzyme vào thức ăn cho
cá Tầm, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn
có bổ sung enzyme đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tầm (Acipenser baeri)
giai đoạn thương phẩm”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung:
Góp phần chủ động sản xuất thức ăn sử dụng trong nuôi cá nước lạnh phù
hợp với điều kiện ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme lên tốc độ tăng trưởng
và tỷ lệ sống của cá Tầm thương phẩm.
Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc bổ sung enzyme trong nuôi
cá Tầm.
1.3. Nội dung của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung enzyme vào thức ăn lên tăng trưởng, tỷ
lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tầm giai đoạn thương phẩm.
- Sơ bộ hoạch toán chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cá Tầm
2.1.1. Đặc điểm sinh học

Hình 1. Hình ảnh cá Tầm (Acipenser baeri Brandt, 1869) thí nghiệm
Cá Tầm Siberi (A.baeri) là một trong 16 loài thuộc họ Acipenserdea
(Kozlov, 1993) phân bố ở các thuỷ vực nước ngọt có nhiệt độ thấp.
Cá Tầm là loài ăn đáy, thức ăn ưa thích là động vật đáy, cá con Trong điều
kiện nuôi, cá ăn thức ăn công nghiệp dạng bản mỏng và chìm.
Cá Tầm là loài cá cố tốc độ sinh trưởng nhanh vào loại bậc nhất trong số
các loài cá nước ngọt, chúng có thể đạt 11g/ngày ở giai đoạn nuôi cá giống trong
điều kiện nhiệt độ tối ưu. Trung bình cá có thể đạt 1,0-2,2 kg/năm (Ronyai và
Varadi, 1995). Trong điều kiện môi trường nuôi thương phẩm (kích cỡ đạt 1-3kg)
tối ưu, mật độ nuôi là 60-70 kg/m
3
khi hàm lượng oxy duy trì ở 5 mg/l. Tỷ lệ
sống của cá khi nuôi thương phẩm khá cao, có thể đạt trên 80% (Mims và
Shelton, 2002).
Cá Tầm là loài cá thành thục không đồng pha. Cá đực thành thục ở tuổi 4
+
và cá cái thành thục ở tuổi 6
+
- 8. Chu kỳ phát dục của cá đực là 1 năm, còn của
cá cái là 1-3 năm hoặc lâu hơn (Smolyanov, 1995). Cá Tầm sinh sản vào mùa
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………



4

xuân từ tháng 2-4 với nhiệt độ nước thích hợp 13-16°C và giới hạn cho phép từ
11-18°C.
2.1.2. Một số yếu tố môi trường trong nuôi cá Tầm
Cá Tầm có thể nuôi với mật độ cao, tuy nhiên cá càng lớn thì diện tích và
độ sâu càng tăng. Đối với cá nuôi thương phẩm: Diện tích khoảng 120-150 m
2
,
độ sâu 1,2-1,5 m, cường độ chiếu sáng thấp, có nước chảy lưu thông. Trong quá
trình sống, cá cần có lượng oxy hoà tan tối thiểu là 3 mg/l, tốt nhất là >6mg/l.
Độ trong yêu cầu >50 cm.
Theo kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của Trung tâm sản xuất
giống và công nghệ nuôi cá Tầm thuộc Viện hàn lâm nghề cá Trung Quốc ở Bắc
Kinh thì cá Tầm có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng 0-30
0
C, sinh trưởng tốt
nhất trong khoảng 18-26
0
C. Ở nhiệt độ trên 30
0
C thì cá sẽ bỏ ăn, nếu kéo dài
thời gian ở nhiệt độ này thì cá sẽ chết.
Một số chỉ tiêu về chất lượng môi trường nước nuôi cá Tầm theo khuyến
cáo của hãng Coppens International (Bảng 1).
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về chất lượng môi trường nước nuôi cá Tầm
Tên chỉ tiêu Hàm lượng yêu cầu
Độ kiềm 100-400 mg/l

NH
3
<0,01 mg/l
NH
4
<0,05 mg/l
Oxy hoà tan >90%
BOD <4
Độ cứng 50-400 mg/l
Ph 6,5-8
NO
2
<0,1 mg/l
NO
3
<10 mg/l
CO
2
<10 mg/l
Nhiệt độ 15-18
0
C đối với sinh sản
16-21
0
C nuôi thương phẩm
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


5


2.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cá Tầm
2.1.3.1. Nhu cầu protein
Hung (1991), Médale và ctv (1995) cho biết trong giai đoạn nuôi cá
thương phẩm, nhu cầu protein khoảng 40% là thích hợp nhất để cá sinh trưởng
và phát triển. Médale và ctv (1995) cho rằng nhu cầu protein của cá Tầm cần
300g protein cho 1kg tăng trọng. Khối lượng cá tăng trưởng với tỷ lệ giữa
protein và năng lượng là 20-22 mg/KJ. Nghiên cứu của Hassani và ctv, (2011)
trên cá Tầm Acipencer persicus cỡ 10g cho thấy chế độ ăn có chứa 40% protein
và 20,1-25,9% lipid với tỷ lệ protein và năng lượng là 17,86mg/kJ đáp ứng được
nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cá và không có tác động bất lợi về thành
phần sinh hoá của cơ thể.
2.1.3.2. Nhu cầu lipid
Khi nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá Tầm trắng (White sturgeon)
đối với cỡ cá 100g thì cá Tầm sinh trưởng tốt và hiệu quả sử dụng thức ăn cao ở
các nghiệm thức 25,8% và nghiệm thức 35,7% lipid (Hung và ctv,1997). Médale
và ctv (1991) khi nghiên cứu về khả năng tiêu hóa lipid ở cá Tầm Siberian thì hệ
số tiêu hóa thực của cá Tầm đối với thức ăn có hàm lượng lipid 22% với tinh bột
thô kém hơn so với thức ăn có hàm lượng lipid 12,5% với tinh bột chín.
2.1.3.3. Nhu cầu Carbonhydrate
Cá Tầm Siberian kích cỡ 90-150g không có khả năng tiêu hóa tinh bột thô
và chỉ khi tinh bột này được chín hoàn toàn mới cải thiện về tốc độ sinh trưởng
(Kaushik và ctv, 1989).
D-glucose thích hợp cho cá Tầm trắng khoảng 21% và ở cá Tầm Siberian
có thể sử dụng lipogensis và glycogensis cao hơn từ 21-35% nhưng khả năng
tiêu hóa D-glucose thấp hơn khoảng 0-14% (Fyn-Aikins và ctv, 1992).
2.1.3.4. Nhu cầu Vitamin và khoáng chất
Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về nhu cầu vitamin và khoáng chất của cá
Tầm. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở 3 loại vitamin: Choline, vitamin C và
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………



6

vitamin E và 1 chất khoáng là selenium. Hung và ctv (1991) đã khuyến cáo nhu
cầu choline chloride của cá Tầm khoảng 0,4-0,6%. Cá Tầm Siberian có khả
năng sử dụng vitamin C tổng hợp (Moreau và ctv, 1996).
Nhu cầu vitamin A cho cá Tầm Amur (Acipenser schrenckii) cỡ 12g là
923 IU, vitamin E cho cỡ cá 10g là 187,4 mg/kg, vitamin C cho cỡ cá 7,5g là
110,4-279,4 mg/kg và nhu cầu phốt pho cho cỡ cá 4,7g là 0,98%
(
2.1.3.5. Nhu cầu acid amin
Nhu cầu acid amin cho cá Tầm được đề xuất theo bảng 2
Bảng 1. Nhu cầu acid amin của cá Tầm giai đoạn giống.
Acid amin
mg/100g khối lượng cá/ngày
(*)
g/100g protein
(**)
Arginine 2,8 4,8
Histidine 1,1 2,3
Isoleucine 2,1 3
Leucine 3,2 4,3
Lysine 5,4 5,4
Methionine+Cystine - 2
Phenylalanine+Tyrosine

1,5 3
Threonne 2,2 3,3
Trytophan - 0,3
Valine 2,3 3,3

Ghi chú: (*) nguồn Kaushik và ctv (1991)
(**) nguồn Hung, 1995
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


7

2.1.3.6. Thức ăn và khẩu phần ăn của cá Tầm
Hầu hết các công trình nghiên cứu thức ăn cho cá Tầm tập trung giải
quyết thức ăn cho giai đoạn cá hương và cá giống. Khi nghiên cứu về thức ăn
cho cá Tầm giống (72 g/con), Hung và ctv (1998) đã sử dụng thức ăn có các chỉ
tiêu dinh dưỡng (31,5-51,4% protein, 7,6-19,4% lipid, 3,8-11,7% chất khoáng,
5,9-8,3% độ ẩm). Kết quả cho thấy, cá Tầm sinh trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn tốt nhất khi cho ăn thức ăn có thành phần dinh dưỡng 4,5% độ ẩm,
51,4% protein, 18% lipid và 11,7% khoáng. Tác giả cũng cho biết khi bổ sung
thêm một số Enzyme: 0,03% phytase, 0,05 deodorase hoặc 0,33% carnitine thì
không cải thiện về sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Tầm.
Thức ăn sản xuất trong nước
Thức ăn sản xuất ở trong nước mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với
nhu cầu sử dụng thức ăn cho cá Tầm hiện nay tại nước ta. Ở khu vực miền Bắc,
Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Viện nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản 1 đã bước đầu sản xuất thức ăn cho cá Tầm và đưa ra thị trường.
Tuy nhiên lượng thức ăn cung cấp vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân do chất
lượng thức ăn không ổn định, FCR còn cao nên chưa thuyết phục được người
nuôi. Ở miền Nam, Cty TNHH Ngọc Long (NAFASTCO) cũng đã bước đầu
nghiên cứu sản xuất và đưa ra thị trường thức ăn cho cá Tầm. Tuy nhiên, sản
lượng cung cấp ra thị trường vẫn còn rất hạn chế nguyên nhân do lĩnh vực hoạt
động của công ty chủ yếu là thức ăn cho các đối tượng nuôi truyền thống và chất
lượng thức ăn chưa thật sự tốt để thuyết phục người nuôi.
Thức ăn nhập khẩu

Hiện nay thức ăn sử dụng nuôi cá Tầm chủ yếu là thức ăn nhập ngoại.
Thức ăn nhập ngoại có chất lượng tốt và đa dạng, phù hợp với các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển khác nhau của cá. Tuy nhiên việc sử dụng thức ăn nhập
khẩu khiến người nuôi không chủ động được nguồn thức ăn do việc nhập khẩu
phải qua rất nhiều khâu trung gian và thủ tục hải quan nên để thức ăn đến tay
được với người nuôi phải mất thời gian rất lâu, có khi lên tới hơn 2 tháng. Hơn
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


8

nữa, việc nhập thức ăn phải với số lượng lớn nên không phải người nuôi nào
cũng đủ khả năng tài chính để nhập. Chính vì vậy thức ăn đến tay người nuôi
qua rất nhiều khâu trung gian kiến giá thức ăn cao dẫn đến giá cá trên thị trường
cũng tăng theo. Do việc nhập khẩu thức ăn gặp khó khăn và mất nhiều thời gian
nên xảy ra tình trạng sử dụng thức ăn không đúng kích cỡ dành cho cá và cá sử
dụng thức ăn của loài khác. Hiện tình trạng sử dụng thức ăn không đúng kích cỡ
và sử dụng thức ăn cá hồi cho cá Tầm diễn ra rất phổ biến ở các hộ nuôi thuộc
khu vực miền núi phía Bắc. Thức ăn sử dụng cho cá Tầm hiện nay chủ yếu nhập
từ Đức, Hà Lan của hãng Coppens và thức ăn cá hồi Raisio của Phần Lan.
2.1.4. Hiện trạng nuôi cá Tầm
2.1.4.1. Tình hình nuôi cá Tầm trên Thế giới
Hiện nay, cá Tầm chưa được nuôi phổ biến như các loài cá khác. Do cá
Tầm là đối tượng mới được đưa vào nuôi trồng thuỷ sản. Ở Liên Xô, cá Tầm đã
được đưa vào nuôi thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1970, đến năm 1975 nghề
nuôi cá Tầm đã được mở rộng ra nhiều nước Châu Âu: Pháp, Hungari (Kozlov,
1993).
Theo thống kê trong những năm gần đây, sản lượng cá Tầm được nuôi ở Tây Âu
vào năm 1997 đạt khoảng 1.300 tấn, trong đó 2 loài được nuôi chính đó là
A.transmontanus và A. baeri. Sản lượng này có xu hướng tăng lên ở những quốc

gia sản xuất lớn như Ý, Pháp, Tây Ba Nha.
Cá Tầm không những có giá trị dinh dưỡng mà còn có giá trị kinh tế cao.
Năm 2000, ở Mỹ có khoảng 600 tấn cá Tầm được chế biến và bán, tỷ lệ sơ chế
của cá đạt 70% và phi lê đạt 30% (Chebanov và Billard, 2001).
2.2.4.2. Tình hình nuôi cá Tầm ở Việt Nam
Năm 2005, Viện nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản I đã nhập giống cá
Tầm về nuôi tại Việt Nam. Kết quả, cá Tầm Siberia là loài thích hợp nhất với
điều kiện nuôi ở nước ta, trong thời gian hơn 6 tháng ương nuôi (kể từ cá bột),
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


9

cá đạt kích cỡ trung bình 300-400 g/con và được đánh giá là có khả năng thích
nghi tốt và tăng trưởng nhanh.
Hiện nay, cá Tầm đang được nhân rộng ra các vùng có điều kiện thích
hợp: Nuôi cá Tầm trong lồng tại hồ chứa Thác Bà, Đà Lạt Điều này đã cho
thấy nghề nuôi cá Tầm đang dần phát triển ở nước ta.
2.2. Tổng quan về Enzyme
2.2.1. Khái niệm về enzyme
Enzyme là những chất xúc tác sinh học, có thể là protein hoặc acid
nucleic, có tác dụng làm tăng nhanh tốc độ của các phản ứng hóa sinh vì chúng
làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng. Enzyme có đầy đủ tính chất của
chất xúc tác, ngoài ra còn có những tính chất ưu việt hơn so với các chất xúc tác
khác: Hiệu suất cao trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường, có tính đặc
hiệu cao. Các tính chất này vẫn được giữ nguyên khi tách enzyme ra khỏi hệ
thống sống và hoạt động trong điều kiện invitro (trong ống nghiệm). Vì vậy mà
enzyme càng được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất và nhiều ngành công
nghiệp.
2.2.2. Những lợi ích của enzyme khi sử dụng trong thức ăn nuôi trồng thủy

sản
Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, nguồn protein bột cá ngày càng đắt.
Vì vậy, protein nguồn gốc thực vật và động vật (bột thịt xương, bột lông vũ, bột
huyết ) đã được dùng trong khẩu phần ăn của cá. Tuy nhiên, các nguồn protein
thực vật lại có nhiều xơ và chất kháng dinh dưỡng như: phytin, gossipol, chất ức
chế tripsin, lectins còn protein động vật thì chất lượng protein thấp do đó khả
năng tiêu hóa của các sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu bổ sung enzyme vào trong
khẩu phần ăn cho cá sẽ khắc phục được các nhược điểm trên (Vũ Duy Giảng,
2004). Vì vậy vai trò của enzyme trong khẩu phần ăn của các loài thủy sản ngày
càng quan trọng.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


10

Thứ nhất, cung cấp các enzyme tiêu hóa còn thiếu hụt ở các loài cá và bổ
sung hệ enzyme tiêu hóa cho ống tiêu hóa ở cá.
Thứ hai, tăng cường tỷ lệ hấp thu, tiêu hóa các chất đạm, bột, chất béo.
Thứ ba, đảm bảo chất lượng thức ăn, giảm FCR, tăng hiệu quả sử dụng
thức ăn.
Thứ tư, giảm thiểu phân, các chất hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thứ năm, tăng sinh trưởng, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.2.3. Các loại enzyme thường bổ sung trong thức ăn và ứng dụng của chúng
2.2.3.1. Enzyme phytase
Việc sử dụng protein thực vật để thay thế protein bột cá trở nên phổ biến
trong sản xuất thức ăn thủy sản hiện nay. Các nguồn protein thực vật có chứa
nhiều axit phytic mà trong thành phần của nó có phốt pho (P). Tuy nhiên, hệ tiêu
hóa của động vật thủy sản không thể tiêu hóa được P nằm trong axit phytic này,
do đó lượng P này sẽ bị thải ra ngoài môi trường, làm ô nhiễm môi trường. Mặt

khác, khi phối trộn các nguyên liệu thức ăn, axit phytic trong các nguồn protein
thực vật sẽ kết hợp với các nguyên tố khoáng kim loại tạo thành các phức chất
mà động vật thủy sản không thể tiêu hóa được, gây thiếu hụt khoáng trong thức
ăn. Trong hệ tiêu hóa của cá không có phytase, bổ sung phytase vào thức ăn vật
nuôi có thể làm giảm nhu cầu cung cấp P vô cơ và giảm thấp sự bài tiết P vào
trong phân, từ đó hạn chế được ô nhiễm P vào trong đất và nước ngầm.
Ngày nay để phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, ngành nuôi
trồng thủy sản sử dụng các nguồn protein thực vật khác nhau như bột đậu tương
và dầu hạt cải thay thế bột cá. Tuy nhiên, một trong những vấn đề chính liên
quan đến việc sử dụng protein thực vật trong khẩu phần ăn của cá là sự hiện diện
của yếu tố kháng dinh dưỡng như phytase (myo-inositol-1,2,3,4,5,6 -
hexakisphosphates), lượng phốt pho có mặt dưới dạng phytate chiếm 80% tổng
số và động vật thủy sản cũng như các loài động vật dạ dày đơn không có sẵn
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


11

enzyme phytase trong đường tiêu hóa để thủy phân phytate trong ruột (Jackson
và ctv., 1996) vì vậy hầu hết các phốt pho dưới dạng phytate được bài tiết vào
trong nước và gây ô nhiễm môi trường (Liebert và Portz, 2005). Bên cạnh đó sự
hấp thu các khoáng chất như kẽm, canxi, magie, sắt cũng bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi sự hình thành các phức chất với phytate không hòa tan (Papatryphon và ctv.,
1999). Phytate cũng có thể kết hợp với protein và vitamin tạo thành phức hợp
không hòa tan để giảm hiệu quả sử dụng và tiêu hóa (Liu và ctv., 1998; Sugiura
và ctv., 2001). Ngoài ra một số nghiên cứu invitro đã chỉ ra rằng phytate-protein
phức hợp ít bị tấn công bởi enzyme thủy phân protein (Ravindranvà ctv., 1995).
Thậm chí một số enzyme như pepsin, amylopsin và amylase còn bị ức chế bởi
phytate. Hơn nữa, phytate cũng có thể ảnh hưởng lên tỷ lệ tiêu hóa của lipid và
tinh bột (Cosgrove, 1966). Một số báo cáo đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng và hiệu

suất chuyển đổi thức ăn trong nuôi các loài cá như cá chép, cá rô phi, cá hồi đã
bị ảnh hưởng tiêu cực bởi phytate có mặt trong thức ăn (Francis và ctv., 2001).
Trong những năm 1960, bổ sung phytase đã được báo cáo chủ yếu trong
thức ăn của gia cầm và lợn, ít được sử dụng trong khẩu phần ăn của cá (Baruah
và ctv., 2005). Giữa năm 1990, ảnh hưởng của việc bổ sung phytase lên tăng
trưởng và hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của cá đã bắt đầu được nghiên cứu
trên cá hồi vân Oncorhynchus mykiss và cá chép (Cyprinus carpio.), cá da trơn
(Ictalurus punctatus), cá hồi (Salmo salar), cá rô phi sông Nile (Oreochromis
niloticus) (Liebert và Portz, 2005; Schaefer và Koppe, 1995; Li và Robinson,
1997; VanWeerd và ctv., 1999; Forster và ctv., 1999; Storebakken và ctv., 2000;
Robinson và ctv., 2002). Vào năm 1991, sản phẩm thương mại lần đầu tiên được
giới thiệu vào thị trường (Selle PH và Ravindran V, 2006). Phytase được sử
dụng bằng cách phun vào thức ăn viên sau khi sản xuất (Cain và Garling, 1995)
hoặc trước khi xử lý (Storebakken và ctv., 1998). Các chỉ số để đánh giá tác
dụng của phytase đã được sử dụng bao gồm khả năng tiêu hóa các chất dinh
dưỡng, năng suất cá. Hiện nay nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hiệu quả của
phytase lên hệ thống tiêu hoá trong giai đoạn tăng trường khác nhau của cá, các
liều lượng, các loại phytase và những cách bổ sung hiệu quả nhất (Bai và ctv.,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


12

2004; Cheng, 2004; Debnath và ctv., 2005). Nhiều tài liệu cho rằng sử dụng
phytase trong thức ăn có thể làm giảm lượng Phốt pho ra ngoài môi trường. Vì
vậy phytase càng được xem như là chất phụ gia để làm giảm chi phí và thân
thiện với môi trường.
Vielma và ctv., 2004, đã tiến hành thử nghiệm để đánh giá khả năng tiêu
hoá và tăng trưởng của cá hồi vân khi sử dụng chế độ ăn chứa bột đậu tương có
bổ sung phytase. Thử nghiệm thứ nhất bao gồm chế độ ăn chứa 50% bột đậu

tương cùng 0, 500, 1000, 2000 và 4000 IU phytase/kg thức ăn. Thử nghiệm thứ
hai phytase được bổ sung với mức 0 và 2000 IU/kg thức ăn thương mại chứa
36% bột đậu tương. Kết quả cho thấy bổ sung phytase đã làm giảm lượng acid
phytic trong phân từ 35mg còn 5mg trong thử nghiệm thứ nhất và 34mg còn
14mg trong thử nghiệm thứ hai. Độ tiêu hóa phốt pho trong thức ăn bổ sung
phytase tăng từ 23% lên 83% trong thử nghiệm một và từ 35% lên 54% trong
thử nghiệm hai.
Sugiura và ctv., 2001, đã tiến hành đánh giá tác dụng của enzyme phytase
đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cá hồi vân. Kết quả cho thấy việc bổ
sung phytase đã làm tăng sự hấp thu của phốt pho, nitơ (protein), tro, canxi,
đồng, kẽm, magie, stronti và sắt trong khẩu phần ăn chứa bột đậu tương nhưng
ít tro, nhưng lại không có tác động đến khả năng tiêu hoá các chất trên trong
khẩu phần ăn chứa bột đậu tương và bột cá với hàm lượng tro cao trong khẩu
phần. Trong khẩu phần ăn ít tro, sự hấp thu phốt pho tăng từ 27% (không bổ
sung phytase) lên 90% (bổ sung 4000 IUphytase/kg thức ăn) và 93% (khô đậu
tương đã được sử lý trước bằng phytase với liều lượng 2000 IU/kg khô đậu
tương). Trong khẩu phần ăn với hàm lượng tro cao, việc bổ sung acid citric đã
làm giảm hiệu quả của phytase, trong khi đó khẩu phần ăn ít tro thì việc bổ sung
acid citric đã làm tăng đáng kể hoạt động của enzyme. Sự bài tiết phốt pho trong
phân của cá hồi ở chế độ ăn ít tro có chứa bột đậu tương được xử lý trước bằng
phytase là 0,32g/kg thức ăn tiêu thụ, giảm 95-98% so với lượng phốt pho trong
phân của cá hồi vân sử dụng thức ăn thương mại.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


13

Theo những dạng khác nhau của phytase, sản phẩm này được chia thành 4
kiểu với các khả năng hoạt động khác nhau, thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Các dạng phytase và hoạt lực enzyme phytase

Dạng Hoạt lực của enzyme (IU/g)
Dạng bột 5.000
Dạng hạt nhỏ 10.000
Dạng chịu nhiệt 30.000
Dạng lỏng 5.000 IU/ml – 20.000 IU/ml
Phytase hoạt động trong khoảng pH = 2,2-8. Hầu hết các phytase có
nguồn gốc từ vi sinh vật điển hình. Phytase có nguồn gốc từ nấm có pH tối ưu ở
khoảng 4,5-5,6. Đặc biệt, khác với hầu hết phytase từ nấm, phytase từ
A.fumigatus có dải pH tối ưu từ 4,0-7,3 (còn giữ được ít nhất 80%b hoạt tính).
Một vài phytase có nguồn gốc từ vi khuẩn, đặc biệt từ các loài Bacillus có pH
tối ưu từ 6,5-7,5.
Nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của các phytase dao động trong khoảng 45-
75
O
C. Các nghiên cứu tạo sản phẩm thương mại đã hướng đến sản xuất các sản
phẩm có tính chịu nhiệt cao hơn. Tuy nhiên, hoạt độ giảm và thời gian chịu nhiệt
cần được khống chế.
Phytase từ chủng Bacillus sp.DS11 có nhiệt độ tối ưu là 70
O
C, cao hơn
nhiệt độ tối ưu của những phytase thông thường. Phytase này cũng rất bền với
nhiệt, 100% hoạt tính còn lại sau 10 phút ủ tại 70
O
C (với sự có mặt của CaCl
2
).
Khi không có CaCl
2,
, khả năng bền với nhiệt độ của phytase từ chủng Bacillus
sp.DS11 giảm mạnh, hoạt tính bị mất khi nhiệt độ trên 60

O
C. Ngược lại khi có
mặt của CaCl
2
nó có thể bền với nhiệt lên tới 90
O
C, sau 10 phút enzyme mất đi
khoảng 50% hoạt tính. Nghiên cứu này chỉ ra rằng ion Ca
2+
có khả năng giúp
phytase ổn định chống chịu với nhiệt độ cao (Kim và ctv, 1998).
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


14

Người ta dự tính, nếu phytase được sử dụng cho ngành chăn nuôi động
vật dạ dày đơn ở Mỹ thì enzyme này sẽ giải phóng lượng phosphate có trong
thức ăn với giá trị tương được 168 triệu USD và tránh được 8,23x10
4
tấn
phosphate dư thừa thải ra môi trường hàng năm. Việc bổ sung phytase vào thức
ăn đã được 22 quốc gia thực hiện. Enzyme Finase® phytase đã bổ sung ngô và
đậu tương vào thức ăn chăn nuôi lợn và thủy sản. Điều này đã giúp cải thiện 1/3
lượng phosphate khó tiêu trong thức ăn thành lượng P dễ tiêu (Cromwell và ctv,
1995). Một số thí nghiệm khác cũng đã chứng minh rằng có thể thay thế
phosphate vô cơ bằng bổ sung phytase từ vi sinh vật vào thành phần thức ăn cho
động vật, làm giảm từ 30-40% lượng phosphate thải qua phân ra môi trường
(Jongbloed và ctv, 1992).
Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đã hoàn thiện công

nghệ sản xuất enzyme ở quy mô công nghiệp phục vụ trong nhiều lĩnh vực sản
xuất và đời sống. Sản phẩm enzyme phytase trên thị trường có dạng bột mầu nâu
vàng với hàm lượng 1500 IU/g. Hoạt tính enzyme này trong điều kiện pH=6,
nhiệt độ 37
O
C và thời gian 30 phút. Điều kiện lý tưởng giữ được hoạt tính ổn định
bền ở nhiệt độ cao <70
O
C khi pH = 3-4 (tương đương với pH trong cơ quan tiêu
hóa của động vật thủy sản).
Như vậy, phytase đã được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực, nó đã cho
thấy tính ưu việt và tính khả thi đối với việc bổ sung vào trong quá trình sản xuất
thức ăn cho động vật thủy sản.
2.2.3.2. Enzyme protease
Protease là những enzyme có chức năng thủy phân protein và các mạch
Peptids thành axit amin dễ tiêu.
Carter và ctv., 1994 đã tiến hành bổ sung enzyme protease và amylase
trong khẩu phần ăn có bổ sung thêm bột đậu nành cho cá hồi Atlantic thấy cải
thiện được tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


15

Theo nghiên cứu của Furné và ctv., (2005) hoạt lực của enzyme protease
trong hệ thống tiêu hoá của cá hồi là 66,47 IU/g đường tiêu hoá và lớn hơn hoạt
lực của enzyme protease trong đường tiêu hoá của cá Tầm (43,2 U/g đường tiêu
hoá). Tuy nhiên, hoạt lực này lại thấp hơn rất nhiều so với amylase (1622 U/g)
và lipase (598 U/g). Tác giả cũng nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến hoạt động
của protease trong đường tiêu hoá của cá hồi. Kết quả cho thấy, hoạt động của

protease tốt nhất trong môi trường bazo cao và kém trong môi trường acid mạnh.
Ở mức pH từ 8,5-10 hoạt động của protease đạt trên 14 IU/mg protein, trong khi
đó ở mức pH từ 1,5-3 thì hoạt động của protease chỉ ở mức 0,45-0,61 IU/mg
protein.
Drewa và ctv., 2005 đã tiến hành nghiên cứu bổ sung protease trong khẩu
phần ăn chứa hỗn hợp bột lanh viên với bột đậu (F:P) và hỗn hợp dầu cải với bột
đậu (C:P) trong sản xuất thức ăn cho cá hồi vân giai đoạn thương phẩm. Trong
thí nghiệm thứ nhất tác giả đã sử dụng 30% F:P và C:P trong khẩu phần ăn cho
mỗi công thức và có bổ sung hoặc không bổ sung protease với liều lượng 0,25‰
cho mỗi công thức để đánh giá khả năng tiêu hoá dinh dưỡng của cá hồi. Kết
quả cho thấy việc bổ sung enzyme vào trong khẩu phần ăn chứa F:P đã không
cải thiện được khả năng tiêu hoá thực protein thô, thậm chí còn giảm đi so với
khẩu phần không bổ sung (0,849-không bổ sung và 0,836-có bổ sung); khả năng
tiêu hoá thực năng lượng, chất khô và ete chiết suất cũng không có sự sai khác
giữa khẩu phần ăn có bổ sung hay không bổ sung protease. Trong khẩu phần ăn
chứa C:P thì việc bổ sung protease đã giúp tăng khả năng tiêu hoá protein từ
0,76 lên 0,836; việc bổ sung protease cũng giúp cải thiện việc tiêu hoá chất khô,
năng lượng tổng và ete chiết suất và có sai khác có ý nghĩa so với khẩu phần ăn
không bổ sung protease. Trong thí nghiệm thứ hai tác giả đã sử dụng 24% F:P
và C:P trong khẩu phần ăn cho mỗi công thức và có bổ sung hoặc không bổ sung
protease với liều lượng 25‰ cho mỗi công thức để đánh giá khả năng sử dụng
thức ăn, khối lượng cá tăng lên, hệ số chuyển hoá thức ăn và tốc độ tăng trưởng
đặc trưng ngày cho cá hồi vân cỡ 190g. Thức ăn sản xuất với hàm lượng protein
là 42% và năng lượng tiêu hoá 19 MJ/kg. Kết quả thí nghiệm cho thấy bổ sung
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


16

enzyme protease trong khẩu phần ăn chứa F:P không thấy có sự khác biệt ở mức

ý nghĩa p < 0,05 về các chỉ tiêu so sánh so với khẩu phần khồn bổ sung enzyme.
Trong khẩu phần ăn chứa C:P việc bổ sung protease đã làm giảm lượng thức ăn
ăn vào của cá so với khẩu phần ăn không bổ sung (174 g/cá ở khẩu phần bổ sung
và 198,2 g/cá ở khẩu phần không bổ sung). Ở các chỉ tiêu về khối lượng cá tăng
lên và tốc độ tăng trưởng đặc trưng ngày không thấy có sự sai khác ở khẩu phần
có bổ sung hay không bổ sung protease. Tuy nhiên, hệ số chuyển hoá thức ăn lại
có sự sai khác ở mức ý nghĩa ở hai khẩu phần. Ở khẩu phần có bổ sung protease
cho hệ số chuyển hoá thức ăn tốt hơn (1,12) so với khẩu phần không bổ sung
(1,21).
Năm 2008, Charles và ctv đã thử nghiệm sử dụng casein như một cơ chất
thì hoạt tính của enzyme protease hoạt động ổn định trong dải pH từ 6-10, nhiệt
độ 50
O
C trong 1 giờ. Trong nghiên cứu tách chiết enzyme protease từ chủng
Bacillus subtilus BS1 của Mussarat (2008) cho thấy pH =11 và nhiệt độ 50
O
C là
phù hợp nhưng protease đạt hoạt tính cao nhất khi pH=9 và nhiệt độ 90
O
C trong
thời gian ủ 20 phút. Tác giả cũng cho biết khi có mặt các khoáng chất như Na, K,
Ca, Li, Mg, Cu và Fe thì hoạt lực của enzyme này sẽ giảm.
Các công trình nghiên cứu và thực tiễn ứng dụng cho thấy nguồn enzyme
protease chủ yếu được sản xuất từ vi sinh vật, chúng được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực. Enzyme protease rất dễ mất hoạt tính bởi nhiều tác nhân lý hóa như
nhiệt độ, pH, cơ chất và nồng độ muối.
Mendes (2009) cho biết, khi tách chiết protease từ ruột cá rô phi
(Oreochromis niloticus) cho thấy hoạt tính của protease cao nhất khi ở dải pH =
7,2-11 và hoạt động bền vững ở nhiệt độ 35-45
O

C kéo dài trong 120 phút. Chi
(2007) xác định điều kiện nhiệt độ và pH cho tối ưu hóa hoạt tính của protease
kiềm trong môi trường cơ chất là nấm Aureobasiddium pullulans đã cho thấy
protease có hoạt tính cao nhất ở pH=9 và nhiệt độ 45
O
C.

×