Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Báo cáo thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Hồng Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 70 trang )

Báo cáo kiến tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay thì vai trò của các doanh
nghiệp trong sự phát triển kinh tế đất nước càng được khẳng định rõ. Các
doanh nghiệp luôn cố gắng nâng cao doanh thu, giảm thiểu chi phí nhưng vẫn
đảm bảo được chất lượng sản phẩm và thu được nhiều lợi nhuận. Để đạt được
mục tiêu này, nhà quản lý doanh nghiệp phải nhận thức rõ vai trò của các
thông tin kinh tế: quan hệ cung - cầu, mặt bằng giá cả, tình trạng cạnh
tranh…. Các thông tin số liệu này chỉ có kế toán mới thu thập, tổng hợp được,
qua đó giúp cho nhà quản trị hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp,
chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam, các quốc gia có quan hệ thương
mại và đầu tư, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Hiểu được tầm quan
trọng của các thông tin kế toán, các doanh nghiệp luôn muốn tổ chức hệ thống
kế toán sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên không phải doanh
nghiệp nào cũng làm được điều này, đây vẫn là một vấn đề khó khăn trong
công tác tổ chức của các doanh nghiệp.
Qua thời gian kiến tập tại công ty, được tìm hiểu thực tế công tác kế toán
tại công ty, em được vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế. Từ đó em có
thể hiểu được sâu hơn về thực tế công tác kế toán như thế nào. Tổng hợp
những kiến thức em đã học và thực tế tìm hiểu tại công ty, em xin trình bày:
“Báo cáo thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Hồng Hà”. Hơn nữa Công
ty Hồng Hà là 1 doanh nghiệp Nhà nước nên vấn đề Nguyên vật liệu cũng rất
quan trọng nên em chọn phần hành Kế Toán Nguyên vật liệu để nghiên cứu
chủ yếu. Và báo cáo gồm 3 phần:
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HỒNG HÀ.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY HỒNG HÀ.
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY HỒNG HÀ.
1
Báo cáo kiến tập
NỘI DUNG
PHẦN 1


GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG
CÔNG TY HỒNG HÀ - BỘ QUỐC PHÒNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Hồng Hà- Bộ Quốc Phòng có tên giao dịch tiếng Anh là Hong
Ha Shipbuilding Company( HSC). Công ty là Công ty cổ phần thuộc loại hình
doanh nghiệp Nhà nước có trụ sở chính tại Km 17- xã Lê Thiện- huyện An
Dương- TP Hải Phòng và mã số thuế 0200290105. Chúng ta có thể liên lạc
với Công ty qua số điện thoại 031 850 652 hoặc số fax 031 850 549. Công ty
dao dịch qua Ngân hàng với tài khoản 2511100027005 tại NH TMCP Quân
đội- Hải Phòng.
• Giai đoạn 1965-1981
Ngày 30/10/1965 Cục quản lý xe Bộ quốc phòng ra quyết định số 2007/QĐ
thành lập ban Canô đóng tại cảng Phà Đen - Hà Nội. Năm 1968 đổi tên thành
nhà máy sửa chữa Canô Sàlan Q173, năm 1972 đổi thành nhà máy A173.
• Giai đoạn 1981-1996
Năm 1981 chuyển về địa điểm hiện nay là km17 xã Lê Thiện, huyện An
Dương, thành phố Hải Phòng và đổi tên thành xí nghiệp A173.
• Giai đoạn 1996- nay
Năm 1996, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra quyết định số 471/QĐ – BQP
ngày 17/04/1996 sát nhập Xí nghiệp A173 và Xí nghiệp vận tải Hồng Hà
thành Công ty Đóng tàu Hồng Hà hiện nay trực thuộc Tổng cục Hậu cần
với nhiệm vụ chính là đóng mới và sửa chữa phương tiện tàu thuỷ, với quy
mô lớn, gần 500 công nhân và nhân viên.
2
Báo cáo kiến tập
Công ty Đóng tàu Hồng Hà là Công ty cổ phần thuộc loại hình doanh
nghiệp nhà nước hạng 1 có nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy
phục vụ các thành phần kinh tế, mười bảy năm liền Công ty là đơn vị quyết
thắng, năm 2000 được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lao
động trong thời kỳ đổi mới.

Công ty có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, từ một xí nghiệp nhỏ, trang
thiết bị lạc hậu, chủ yếu là sửa chữa canô, xà lan, tàu sông, Công ty đã chủ
động tổ chức lại sản xuất, đào tạo đội ngũ kỹ sư chuyên ngành, thợ bậc cao,
nhanh chóng đổi mới công nghệ, hiện đại hoá máy móc chuyên dùng cho
ngành đóng tàu, đồng thời xây dựng được bộ quy trình công nghệ cho đóng
mới và sửa chữa các loại tàu đến 1.500 tấn được đánh giá cao.
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh.
1.2.1: Loại hình sản xuất kinh doanh
- Hiện nay ngành nghề kinh doanh chính của công ty Hồng Hà Gồm: các
lĩnh vực đóng mới tàu thuyền, dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, gia công chế tạo
các thiết bị cơ khí, động lực tàu thuyền
1.2.2: Đặc điểm thị trường
Đầu vào:
+ Các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất :
- Nguyên vật liệu chính : thép tấm, thép hình, thép cây, bu lông, máy
diezen, máy thuỷ, vật liệu điện, tôn tấm,
- Nguyên vật liệu phụ : sơn, dầu pha sơn, gas,
- Nhiên liệu ; xăng A92, dầu nhờn A90, dầu diezen, các loại mỡ,
+ Các công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất :
- Khoan điện cầm tay, búa, cờ lê, mỏ lết, dũa các loại, đá mài hợp kim,
lưỡi cưa máy, kích thuỷ lực,bàn ren,que hàn,
3
Báo cáo kiến tập
Một số nhà cung ứng thường xuyên, truyền thống của Công ty Hồng
Hà là :
- Công ty ống thép 190
- Công ty xây lắp thương mại 1
- Công ty ôxi-đất đèn Yên Viên
- Công ty TNHH Hoàng Long
- Công ty TNHH kỹ thuật hàng hải Trung Thu Anh

- Công ty que hàn Việt Đức
Bên cạnh những công ty này, Công ty Hồng Hà cũng tìm kiếm và đặt
mua của rất nhiều các công ty cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
phục vụ cho đóng tàu khác.
Đầu ra:
Đặc điểm của thị trường khách hàng của công ty là số lượng khách ít,
khách hàng là các tổ chức kinh doanh và phục vụ các dịch vụ vận tải thuỷ.
Khách hàng rất am hiểu về sản phẩm, về thị trường các loại phương tiện thuỷ.
Khách hàng hiểu rõ nhu cầu của mình, và cũng có rất nhiều kinh nghiệm và
thời gian hoạt động trong lĩnh vực này.
Thị trường khách hàng của Công ty là thị trường nội địa. Công ty
chuyên nhận đóng mới, sửa chữa, gia công cho các công ty trong nước. Khách
hàng của Công ty chủ yếu là các khách hàng truyền thống, có mối quan hệ lâu
dài và tốt đẹp với công ty. Một số khách hàng truyền thống, trung thành tiêu
biểu của công ty như :
Công ty Cổ phần Đại Dương,
Công ty vận tải biển An Phú,
Công ty vận tải thuỷ bộ An Hải,
Công ty TNHH Đông Ấn
4
Báo cáo kiến tập
Các khách hàng thương đặt mua các loại tàu có trọng tải từ 5700 tấn
tới 12500 tấn.
Ngoài ra, Công ty cũng nhận được một số đơn đặt hàng nhỏ của một
số các công ty vận tải thuỷ khác, hoặc nhận một số hợp đồng gia công, lắp ráp
các chi tiết vận tải thuỷ
Hoạt động kinh doanh kho, bãi của Công ty rất phát triển. Lượng
khách đến đến thuê đông, các kho, bãi thường xuyên kín hàng, ít khi có kho
bãi trống. Do hoạt động thuê kho bãi theo hợp đồng theo thời gian dài nên
công tác kinh doanh kho, bãi dễ quản lý, điều chỉnh và chủ động được. Hoạt

động kinh doanh kho, bãi đem lại nguồn thu đáng kể cho Công ty.
Vì thực lĩnh vực chủ yếu của Công ty là đóng mới, sửa chữa các lọai tàu
vỏ thép, vỏ gỗ, vỏ chất dẻo sợi thủy tinh nên Công ty có rất nhiều đối thủ
cạnh tranh tầm cỡ lớn như Tập Đoàn VINASIN, Tông Công ty Hải Sản Biển
Đông…
1.2.3: tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm gần
đây thể hiện qua các chỉ tiêu trong Bảng sau:
Bảng 1.1: Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
So sánh 2007- 2008
So sánh 2008 -
2009
lượng tăng
(giảm)
Tuỵêt Đối
(tr VNĐ )
Tỷ lệ
(%)
lượng
tăng
(giảm)
Tuỵêt Đối
(tr VNĐ )
Tỷ
lệ
(%)
Giá trị sản xuất (GO)(tr VND)
11.257 11.700 12.048 12.400 384 2,97 352 2.92
Giá trị gia tăng(VA) (tr VND)

4.012 5.476 6.812 7.295 1.136 20,74 483 7,09
doanh thu thuần (DT) (trVND)
11.957 12.689 13.310 13.770 621 4,89 460 3,45
Nộp ngân sách (tr VND )
236 245 269 335 24 9,79 56 20,81
Lợi nhuận (LN) (tr VND )
700 989 1.062 1.370 73 7,38 308 29
TNBQ đầu người (tr VND)
38 45 52 68 7 15,55 16 23,52
Nhận xét :
5
Báo cáo kiến tập
Những năm qua doanh thu, lợi nhuận,vốn doanh nghiệp không ngừng tăng
cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng,mạng lưới tiêu thụ tăng
nhanh,sản lượng sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường cả mẫu mã và chất
lượng.
- Vốn: Nguồn vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
ngày được bổ sung để đảm bảo cho quá trình hoạt động, Công ty luôn huy
động vốn của các nhà đầu tư và vay Ngân hàng để kịp thời đầu tư vào các đơn
đặt hàng mới.
- Doanh thu: Doanh thu của Công ty tăng nhanh theo thời gian, tỷ lệ tăng
doanh thu theo hàng năm đã khẳng định được sự phát triển của công ty.
- Lợi nhuận: Chính là kết quả quá trình lao động sản xuất kinh doanh của
Công ty, đánh giá sự phát triển của Công ty trong những năm qua, được thể
hiện qua chỉ tiêu thực tế. Lợi nhuận này chủ yếu công ty bổ sung vào nguồn
vốn hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng đầu tư cho các công trình, hạng
mục công trình thường xuyên.
- Thuế: Công ty Đóng tàu Hồng Hà đóng cho Nhà nước tăng từ 0,3 tỷ
đồng năm 1999 lên gần 20 tỷ năm 2009, tăng trưởng bình quân năm sau so
với năm trước là 14%,tăng 52,3 lần sau 10 năm

1.2.4: Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Đặc điểm của ngành đóng tàu là sản xuất đơn chiếc và thời gian sản
xuất dài; các bộ phận cấu thành con tàu rất phức tạp.
Do vậy, để đóng một con tàu cần phải trải qua rất nhiều công đoạn với
một quy trình công nghệ nhất định như sau :

6
Báo cáo kiến tập
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất
• Chuẩn bị sản xuất : trong thời gian này phòng kỹ thuật của công ty kết
hợp với tổ dưỡng mẫu tiến hành triển khai hệ thống bản vẽ kỹ thuật trên thực
tế (còn gọi là phóng dạng). Tổ dưỡng mẫu sẽ theo sơ đồ phóng dạng để đóng
các khung mẫu giao cho bộ phận gia công của phân xưởng vỏ tàu.
• Sản xuất vỏ tàu :
+ Bộ phận gia công của phân xưởng vỏ tàu căn cứ vào các dưỡng mẫu tiến
hành pha cắt thép tấm, thép hình các loại để sản xuất ra các chi tiết vỏ tàu.
+ Bộ phận lắp ráp của phân xưởng vỏ tàu có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các
chi tiết mà bộ phận đã cắt ra để dựng lên vỏ tàu.
+ Bộ phận hàn kết cấu vổ tàu có nhiệm vụ hàn toàn bộ các chi tiết mà bộ
phận lắp ráp dựng lên.
• Hệ động lực : Do máy thuỷ của tàu là loại máy phải nhập ngoại (chưa
có bộ phận trục chân vịt) nên bộ phận cơ khí có nhiệm vụ gia công tiện trục,
bạc tàu, tiến hành lắp ráp căn chỉnh hệ trục vịt với máy tàu để hoàn chỉnh hệ
động lực.
7
Chuẩn bị
sản xuất
Sản xuất vỏ tàu
Hệ động lực
Hệ thống điện

tàu
Trang thiết bị nội
thất
Hoàn chỉnh sản
phẩm
Báo cáo kiến tập
• Hệ thống điện tàu : Bộ phận cơ khí có nhiệm vụ lắp ráp hoàn chỉnh hệ
thống điện tàu từ khâu điện hệ lái, hệ neo đến các phần điện sinh hoạt đảm
bảo cho con tàu hoạt động bình thường.
• Trang thiết bị nội thất : bộ phận trang trí có nhiệm vụ sắp đặt hoàn
chỉnh, đầy đủ các trang thiết bị nôi thất trên tàu và sơn vỏ tàu.
• Hoàn chỉnh sản phẩm : con tàu sau khi được sản xuất xong cần tiến
hành chạy thử để đăng kiểm. Trong quá trình này phát sinh các vấn đề về độ
chính xác và các thông số kỹ thuật cần hoàn thiện cho phù hợp với với Quy
phạm đăng kiểm Việt Nam.
Đây là quy trình công nghệ mang tính chất khái quát của toàn bộ công
ty.Trong mỗi phân xưởng có nột dây truỳên công nghệ chế tạo chi tiết sản
phẩm riêng, mà tên phân xưởng được gọi theo tên của công nghệ đó.
Qúa trình công nghệ này rất phù hợp với điều kiện và đặc điểm sản xuất
sản phẩm của công ty. Qúa trình này còn thể hiện tính khoa học và thể hiện sự
phối hợp nhịp nhàng, cân đối giữa các bộ phận và của cả hệ thống, đảm bảo
dây chuyền sản xuất được liên tục.
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý.
Để hỗ trợ cho công tác quản lí sản xuất kinh doanh thì bộ máy quản lí
phải được tổ chức một cách hợp lí, gon nhẹ, phù hợp với yêu cầu sản xuất
kinh doanh của công ty.
Vì vậy hình thức tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hồng Hà theo mô
hình trực tuyến chức năng: Giám đốc trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của
công ty thông qua các phòng ban chức năng. Cụ thể mô hình bộ máy tổ chức
quản lý công ty như sau:

8
Báo cáo kiến tập
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của công ty
 Giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của công
ty thông qua các phó giám đốc và các phòng ban.
 Phó Giám đốc Kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật, chất lượng tiến độ thi công,
chịu trách nhiệm với giám đốc.
 Phó Giám đốc Chính trị: phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị,
công tác nội chính.
 Phòng Tổ chức - kế hoạch: là cơ quan trung tâm tổ chức điều hành sản
xuất, tham mưu cho lãnh đạo và chỉ huy về mọi lĩnh vực diễn biến của công
ty để thúc đẩy sản xuất phát triển.
9
GĐ công ty
Các đội sx trực tiếp
PX
sx khí CN
PX
trang trí
composite
PGĐ kỹ thuật
Phòng
TC
KH
Phòng
tài
chính
Ban
KCS
Phòng

kỹ
thuật
Phòng
KD
PX
cơ khí
PX
điện
máy
PX
gia công
& chế tạo vỏ
Phòng
Hành
chính
Phòng
Chính
trị
PGĐ chính trị
Báo cáo kiến tập
 Phòng Kỹ thuật công nghệ:
- Lập thiết kế, phiếu công nghệ, chỉ đạo các phân xưởng, tổ đội thi công.
- Chỉ đạo quản lý chất lượng công nghệ kỹ thuật sản phẩm, báo KCS kiểm
tra và nghiệm thu nội bộ, các bước công nghệ phải đồng bộ và theo tiến đọ đã
lập được chủ dự án chấp nhận
- Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ hoàn công của từng sản phẩm
 Phòng Tài chính:
- Lên kế hoạch cung ứng vốn kịp thời, đầy đủ theo kế hoạch và tiến độ thi
công
- Theo dõi, kiểm tra hoạt động cung ứng, mua bán và thanh quyết toán trong

nội bộ và khách hàng.
- Hạch toán và tổng hợp số liệu tài chính phản ánh tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty báo cáo giám đốc
 Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm:
- Kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý công nghệ, công tác an
toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Kiểm tra độ chính xác và phù hợp về
kỹ thuật của bản vẽ chi tiết, phiếu công nghệ, phóng dạng, hạ liệu…
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, các bước công nghệ,
chuyển bước công nghệ… và toàn bộ sản phẩm.
 Phòng Hành chính:
- Quản lý về mặt hành chính, hậu cấn, đời sống và các điều kiện ăn ở, bảo
vệ sức khoẻ người lao động
- Kiểm tra đôn đốc công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, công tác
an ninh trật tự trong đơn vị.
 Phòng Chính trị:
- Đảm bảo đời sống tinh thần cho cán bộ chiến sĩ, CNV, kiểm tra toàn bộ
công tác
10
Báo cáo kiến tập
- Đảng, công tác chính trị trong đơn vị.
- Tuyên truyền các quy chế, quy định của cấp trên và giám đốc công ty.
 Các phân xưởng:
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về tiến độ, phân công lao động và phương thức
sản xuất của phòng kế hoạch lao động
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về kỹ thuật, công nghệ của phòng kỹ thuật
- Chịu sự giám sát, kiểm tra và quản lý về chất lượng sản phẩm của ban
KCS.

11
Báo cáo kiến tập

PHẦN 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY HỒNG HÀ
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Trong hệ thống hoạt động của công ty, bộ máy kế toán đóng vai trò đặc
biệt quan trọng. Chính vì thế, công tác tổ chức bộ máy kế toán được công ty
hết sức quan tâm nhằm đảm bảo cho bộ phận này hoạt động đúng chức năng
và mang lại hiệu quả nhất.
Bộ máy kế toán của công ty được chia thành những bộ phận khác nhau,
mỗi bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện chức năng đối với từng phần hành kế
toán của công ty. Các bộ phận này nằm dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng,
đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các nhân viên kế toán trong bộ
máy kế toán có sự tương tác qua lại xuất phát từ sự phân công lao động phần
hành trong bộ máy. Mỗi cán bộ, nhân viên đều được quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí lệ thuộc, chế
ước lần nhau. Guồng máy kế toán hoạt động được có hiệu quả là do sự phân
công tạo lập mối liên kết chặt chẽ giữa các loại lao động kế toán theo tính
chất khác nhau của khối lượng công tác kế toán
Để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý và hoạch toán bộ máy kế
toán của công ty được bố trí sắp xếp đảm bảo đáp ứng được khối lượng
công việc. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, có 1
kế toán trưởng và 7 nhân viên kế toán , kế toán trưởng với trình độ đại
học và 13 năm kinh nghiệm trong nghề, các nhận viên trẻ, nhiệt tình, năng
động có bằng tốt nghiệp chính quy từ các trường Đại học- Cao đảng đươc
bố trí theo sơ đồ sau:

12
Báo cáo kiến tập
Sơ đồ 1.2 Bộ máy kế toán tại công ty Hồng Hà
Theo mô hình trên chức năng, nhiệm vụ của từng người như sau:

 Kế toán trưởng: Chỉ đạo tổ chức các phần hành kế toán, tham vấn
cho giám đốc để có thể đưa ra các quyết định hợp lý. Cuối kỳ kế toán, kế toán
trưởng tập hợp số liệu từ các bộ phận, lập báo cáo tài chính, xác định kết quả,
phân phối các quỹ tài chính (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi
nhuận chưa phân phối).
 Thủ quỹ: Xuất, nhập quỹ tiền mặt theo phiếu chi, phiếu thu.
 Kế toán vật tư, thuế: Theo dõi tình hình xuất nhập vật tư của một
kho trong công ty. Theo dõi các khoản thuế, tính, lập và nộp các tờ khai thuế.
 Kế toán thanh toán, vật tư: Theo dõi tình hình thanh toán với
khách hàng, nhà cung cấp, thanh toán nội bộ. Theo dõi tình hình xuất,
nhập vật tư của một kho trong công ty. Cuối kỳ tổng hợp tình hình xuất
nhập vật tư ở cả ba kho.
 Kế toán tiền lương: Làm lương khối cơ quan, các khoản bảo hiểm,
thanh toán các chế độ đi công tác, nghỉ phép, theo dõi chế độ quản lý ăn ca….
 Kế toán tài sản cố định, vật tư: Theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố
định. Theo dõi tình hình xuất, nhập vật tư của một kho.
13
Kế toán trưởng
Thủ
quỹ
KT
V.Tư
thuế
KT
thanh
toán,
Vtư
KT
tiền
lương

KT
đầu tư
TSCĐ,
Vtư
KT
CFGT
KT
TM
TGNH
Báo cáo kiến tập
 Kế toán chi phí giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi, tập hợp các loại
chi phí sản xuất, tính giá thành các sản phẩm do công ty sản xuất. Phụ trách
phần bán hàng, theo dõi và tính toán doanh thu.
 Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình thu, chi
bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán
2.2.1 Khái quát chế độ kế toán Công ty hiện nay
Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BT ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành
chế độ kế toán doanh nghiệp.
*Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ trong quá trình ghi sổ kế toán
Niên độ kế toán ở Công ty bắt đầu từ ngày 1/1/N và kết thúc là ngày
31/12/N
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong Công ty là tiền Việt Nam, còn các ngoại tệ
khác đều được quy đổi ra tiền Việt Nam để ghi sổ.
2.2.2: các phương pháp tính của Công ty.
*Phương pháp khấu hao TSCĐ tại Công ty
Hiện nay trong chế độ quản lý và sử dụng TSCĐ quy định rất nhiều chế
độ khấu hao:khấu hao tổng hợp,khấu hao theo số dư giảm dần,khấu hao tổng
số , khấu hao theo số lượng sản phẩm ….nhưng ở Công ty áp dụng phương

pháp khấu hao theo phương pháp khấu hao theo thời gian. Theo phương pháp
này việc khấu hao được tính như sau:
Mức khấu hao
hàng năm
=
NG.TSCĐ
TG.sử dụng
- Mức khấu hao năm = NG.TSCĐ × tỷ lệ khấu hao
14
Báo cáo kiến tập
*Phương pháp hạch toán thuế GTGT tại công ty
Công ty Hồng Hà hoạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ. Theo phương pháp này thuế GTGT đầu vào được hoạch toán vào tài
khoản 133 ( thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ) giá trị hàng hóa , vật tư mua
vào có thuế . thế GTGT đầu ra được coi là khoản thu hộ ngân sách nhà nước
về khoản lệ phí trong doanh thu bán hàng
* phương pháp hạch toán hàng tồn kho của công ty
Hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm : nguyên vật liệu, hàng hóa ,
công cụ , dụng cụ .
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên
Theo phương pháp này người kế toán về hàng tồn kho phản ánh thường
xuyên liên tục trong phạm vi nhập , xuất vật tư , sản phẩm hàng hóa trên hàng
tồn kho . giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thế được xác định vào bất kỳ
thời điểm nào trong kỳ kế toán . nhưng nguyên tắc số tồn kho trên sổ kế toán
luôn trùng với số tồn kho thực tế .
2.2.3.Đặc điểm hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo
Hệ thống chứng từ:
Công ty sử dụng chứng từ được ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ_BT ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Công ty sử

dụng các chứng từ:
+Các chứng từ liên quan đến tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy dề nghị
tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán nợ, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ ,giấy
báo nợ ,giấy báo có của ngân hàng.
+Các chứng từ liên quan đến tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản
cố định, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản đánh giá
TSCĐ.
15
Báo cáo kiến tập
+Các chứng từ liên quan đến tồn kho: Phiếu xuất kho, thẻ kho, bảng kiểm
kê vật tư, sản phẩm hàng hóa.
+Các chứng từ liên quan đến lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng
thanh toán lương, phiếu nghỉ BHXH, bảng thanh toán BHXH.
+Các chứng từ liên quan đến bán hàng: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn
GTGT(lập ba liên), hóa đơn tiền điện , hóa đơn tiền nước , phiếu mua hàng.
+Ngoài ra công ty còn sử dụng 1 số chứng từ liên quan khác như: hợp
đồng mua bán hàng, biên lai thủ tục thuế và các chứng từ có liên quan khác.
Hệ thống tài khoản:
Công ty đang áp dụng được ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ_BT ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban
hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Dưới đây là hệ thống các tài khoản mà
Công ty sử dụng:
- Tài khỏan loại 1: TK 111, TK 1111; TK 1112 TK 1113,TK 112, TK
1121; TK1122, TK1123,TK 131, TK 1311; TK 133, TK 1331, TK 13311, TK
13312; TK 141; TK 152, TK 1521, TK 1522, TK 1523; TK 153; TK 154; TK
155; TK156, TK 1561.
- Tài khỏan loại 2: TK 211, TK 2111, TK 2112, TK 2113; TK 214, TK 2141; TK
241, TK 2411, TK 2412, TK 2414; TK 242.
- Tài khỏan loại 3: TK 331, TK 3311; TK 333, TK 3331, TK 33311, TK 33312,
TK 3333, TK 33332, TK 3334, TK 3335, TK 3337, TK 33371, TK 3338, TK

33381, TK 3339, TK 33393; TK334, TK 3341; TK 338, TK 3382, TK 3383,
TK 3384, TK 3388, TK 3389; TK 341; TK 351.
- Tài khỏan loại 4: TK 411, TK 4111; TK 413; TK 414; TK 415; TK 421, TK
4212; TK 431, TK4311, TK 4312; TK 441.
- Tài khỏan loại 5: TK 511, TK 5111, TK 5112; TK 515; TK 521, TK 5212; TK
531, TK5312.
- Tài khỏan loại 6: TK 621, TK6211, TK6212, TK 6213, TK 6214, TK 6216; TK
622; TK 627, TK6271, TK 62712, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277, TK
6278; TK 632, TK 6321, TK 6322; TK 635, TK 6351, TK 6352; TK 641, TK
16
Báo cáo kiến tập
6411, TK 6412, TK 6413, TK 6414, TK 6416, TK 6417, TK 6418; TK 642, TK
6421, TK 6422, TK 6423, TK 6424, TK 6425, TK 6426, TK 6427, TK 6428
- Tài khỏan loại 7: TK 711.
- Tài khỏan loại 8: TK 811; TK 821, TK 8211.
- Tài khỏan loại 9: TK 911
Các tài khoản được công ty mở chi tiết cho từng đối tượng việc ghi chép
trên các tài khoản này được công ty thực hiện theo chế độ kế toán quy định.
Hệ thống sổ sách:
Và để đáp ứng được yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho công tác hạch
toán được thuận lợi công ty đã dụng hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ”.
Theo hình thức này, hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập bảng kê
chi tiết của từng tháng. Căn cứ vào bảng kê chi tiết vào chứng từ ghi sổ, sổ kế
toán chi tiết có liên quan. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Cuối năm căn cứ vào sổ
cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi
trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với bảng cân đối tài khoản, số liệu ghi trên sổ
cái với bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết), được dùng để
lập báo cáo tài chính.
Sổ sách sử dụng: chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết,

bảng tổng hợp chi tiết, sổ cái.
17
Báo cáo kiến tập
Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Hệ thống báo cáo:
Hệ thống báo cáo quá trình kinh doanh ở công ty có đầy đủ hệ thống sổ
sách báo cáo và được ghi chép đầy đủ, trung thực hoạt động hàng ngày,
tháng, quý. Năm. Các phân xưởng phòng ban cung cấp đầy đủ các số liệu
thống kê báo cáo cho các phồng ban liên quan để công ty nắm chắc thông tin
về kinh tế. Định kỳ lập báo cáo gửi lên cơ quan cấp trên:
18
Chứng từ gốc
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Bảng kê chi tiết
Báo cáo kiến tập
-Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02-DN

-Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN
2.3. Đặc điểm tổ chức 1 số phần hành kế toán chủ yếu.
2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền
Tại công ty Hồng Hà do tính chất hoạt động sản xuất, các nghiệp vụ phát
sinh liên quan đến tiền đang chuyển hầu như không có, nên kế toán vốn bằng
tiền chỉ sử dụng chủ yếu 2 tài khoản: TK 111 (tiền mặt tại quỹ) và TK 112
(tiền gửi ngân hàng).
TK 111 có 3 TK cấp 2: -TK 1111. Tiền Việt Nam, phản ánh tình hình
thu, chi , thừa , thiếu, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt, bao gồm cả
ngân phiếu.
-TK 1112. Ngoại tệ, phản ánh tình hình thu, chi , thừa, thiếu, điều chỉnh tỷ
giá , tồn quỹ ngoại tệ quỹ tiền mawtjquy đổi theo đồng Việt nam
-TK 1113. Vàng bạc đá quý, phản ánh giá trị vàng bạc, đá quý nhập xuất,
thừa thiếu, tồn quỹ tiền mặt
Tk 112 có 3 Tk cấp 2 : -+ TK 1121: Tiền gửi ngân hàng Quân Đội
+ TK 1122: Tiền gửi ngân hàng Công thương
+ TK 1123: Tiền gửi ngân hàng Ngoại thương
2.3.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng và thủ tục kế toán
Trong quá trình hạch toán vốn bằng tiền công ty sử dụng các chứng từ
sau:
- Phiếu Thu,
- Phiếu Chi,
- Giấy đề nghị thanh toán,
19
Báo cáo kiến tập
- Giấy thanh toán tạm ứng….
Trong tháng, từ các chứng từ gốc như hoá đơn, giấy đề nghị tạm ứng,
giấy đề nghị thanh toán… Kế toán TM, TGNH sẽ lập phiếu thu, phiếu chi rồi
chuyển cho kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt. Sau đó, phiếu thu, phiếu chi

được đưa cho thủ quỹ để làm thủ tục nhập, xuất quỹ.
Thủ quỹ sẽ quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt theo các phiếu thu, phiếu
chi,… hợp lệ theo quy định. Và hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ
tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt.
 Phiếu thu do kế toán lập thành 03 liên (đặt giấy than viết 1 lần)
- Liên 1: Lưu ở nơi lập phiếu
- Liên 2: Giao thủ quỹ để làm căn cứ ghi sổ quỹ rồi thủ quỹ chuyển cho
kế toán TM, TGNH để vào sổ kế toán.
- Liên 3: Giao cho người nộp tiền
 Phiếu chi do kế toán lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần)
- Liên 1: Lưu nơi lập phiếu
- Liên 2: Thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán để vào sổ
kế toán.
Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết: Chứng từ ghi sổ, Sổ quỹ
- Sổ tổng hợp: Sổ cái, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ….
20
Báo cáo kiến tập
b. Trình tự hạch toán kế toán vốn bằng tiền mặt
Sơ đồ 2.1.1 Quy trình hạch toán vốn bằng tiền mặt tại công ty Hồng Hà
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.1.2: Hoạch toán tổng hợp thu, chi tiền mặt tại Công ty Hồng Hà
21
Phiếu thu
Phiếu chi
Sổ quỹ
TM
Chứng từ

ghi sổ
Sổ cái
TK 111
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Bảng kê chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Báo cáo kiến tập
2.3.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
a. Chứng từ, sổ sách và quy trình luân chuyển chứng từ
Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, kho bạc, công ty
tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Là một công ty sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp có giá trị rất lớn nên
công việc thực hiện thanh toán và giao dịch chủ yếu qua các ngân hàng. Hiện
nay công ty có tài khoản tại 3 ngân hàng và loại tiền giao dịch chủ yếu là VNĐ.
Để theo dõi chi tiết tiền gửi tại các ngân hàng, công ty sử dụng các tài khoản sau:
+ TK 1121: Tiền gửi ngân hàng Quân Đội
+ TK 1122: Tiền gửi ngân hàng Công thương
+ TK 1123: Tiền gửi ngân hàng Ngoại thương
Các chứng từ sử dụng: giấy báo Nợ, giấy báo Có, Uỷ nhiệm chi, Uỷ
nhiệm thu, sổ phụ ngân hàng…
Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết: chứng từ ghi sổ, sổ tiền gửi ngân hàng
- Sổ tổng hợp: sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 112….
Khi phát sinh một nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng, dựa vào
các chứng từ gốc được gửi đến, kế toán TGNH tiến hành ghi vào sổ có liên

quan. Ngân hàng gửi các chứng từ thông báo về số dư TK đầu ngày, số phát
sinh, số dư cuối ngày hôm trước. Khi nhận được chứng từ của ngân hàng, kế
toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh
lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu trên các chứng từ
gốc với số liệu trên các chứng từ gốc của ngân hàng thì doanh nghiệp phải
thông báo ngay cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
Đến cuối tháng, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì phần chênh lệch
được ghi vào bên NỢ của tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý” hoặc bên
CÓ của tài khoản 3381 “Tài khoản thừa chờ xử lý”. Sang tháng sau tiếp tục
đối chiếu để tìm ra nguyên nhân kịp thời xử lý và điều chỉnh số liệu ghi sổ.
22
Báo cáo kiến tập
b. Quy trình ghi sổ TGNH
Sơ đồ 2.1.3: Quy trình hạch toán vốn bằng TGNH tại công ty Hồng Hà
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ (cuối tháng)
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.1.4: hoạch toán tổng hợp TGNH
23
HĐGTGT,
UNC,UNT, sổ
phụ…
Bảng kê chi
tiết
Sổ cái TK 112
Chứng từ
ghi sổ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ TGNH

Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Báo cáo kiến tập
2.3.2. Kế toán hàng tồn kho
2.3.2.1 Đặc điểm hàng tồn kho tại công ty Hồng Hà
Công ty Hồng Hà là công ty sản xuất, nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa và
đóng mới phương tiện vận tải thuỷ nên hàng tồn kho của công ty bao gồm các
loại thiết bị thuỷ lực, chai khí, ống kẽm, tôn, sơn,…. Công ty nhập về để phục
vụ cho việc sửa chữa và đóng mới các phương tiện vận tải thuỷ. Do đó, hàng
tồn kho của công ty là các loại nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ.
Hàng tồn kho của công ty được nhập về từ nhiều nguồn khác nhau, chủ
yếu là các nhà cung cấp trong nước. Những mặt hàng phụ vụ những công việc
gần giống nhau được đưa vào cùng một kho để theo dõi. Hiện nay công ty có
ba kho vật tư chính:
+ Kho 01: Tôn, sắt, thép, sơn….
+ Kho 02: phụ tùng thiết bị, trang phục bảo hộ…
+ Kho 03: Vật liệu phụ: các loại khí, trang bị tàu…
Công ty hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xác định giá HTK theo phương pháp
bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
2.3.2.2 Tài khoản, chứng từ và sổ sách sử dụng để hạch toán HTK
- Để hạch toán hàng tồn kho công ty theo dõi trên 2 tài khoản là TK
152 và TK 153.
- TK 152: nguyên vật liêu như sắt, thép , tôn, sơn…
-TK 153: công cụ dụng cụ như máy phun sơn, máy hàn…
- Chứng từ sử dụng:
Hoá đơn GTGT
Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho,
24
Báo cáo kiến tập
- Sổ sách sử dụng: chứng từ ghi sổ, SĐK chứng từ ghi sổ, sổ cái TK
152, TK 153….
Sơ đồ 2.2.1: Quy trình ghi sổ hàng tồn kho
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ (cuối tháng)
Đối chiếu, kiểm tra
25
Phiếu nhập
Phiếu xuất…
Chứng từ
ghi sổ
Sổ cái
TK 152,153…
Bảng kê chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
SCT VT,
CCDC
BTH chi
tiết
VT,
CCDC

×