Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH thương mại dich vụ và xây dựng Đức Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.28 KB, 66 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

















Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP 2
1.1.2 Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 5
HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG ĐỨC HÀ 9
2.1 Những vấn đề chung về hạch toán kế toán 9
2.1.1 Hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng: Hình thức nhật ký chung 9


2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty 10
2.1.3 Hạch toán kế toán tại công ty 12
2.1.4 Quan hệ của phòng kế toán trong bộ máy quản lý doanh nghiệp. 13
2.2 Các phần hành hạch toán kế toán doanh nghiệp 14
2.2.1 Kế toán quản trị 14
2.2.2 Kế toán tài chính 15
2.3 Hạch toán kế toán nguyên vật lệu và công cụ dụng cụ 24
2.3.1 Kế toán nguyên vật liệu(NVL) 24
2.3.2 Hạch toán công cụ dụng cụ 30
2.3.3 Phương pháp tính giá thực tế vật liệu, dụng cụ xuất kho 34
2.3.4 Phương pháp kiểm kê và đánh giá lại vật liệu, dụng cụ 34
2.4 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 35
2.4.1 Trình tự tính lương, các khoản trích trên lương và tổng hợp số liệu. 38
2.4.2 Tài khoản sử dung để hạch toán lương 38
2.4.3 Hạch toán các khoản trích theo lương 39
2.5 Hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm 43
2.5.1 Chi phí sản xuất kinh doanh 43
2.5.2 Giá thành sản phẩm 43
2.5.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành 44
2.5.4 Phương pháp tính giá thành. 44
2.5.5 Các biện pháp kiểm tra giám sát của kế toán để tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản
phẩm 45
2.6 Quy trình kế toán 48
2.6.2 Chứng từ sử dụng 49
2.7 Hạch toán kế toán thành phẩm tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 53
2.7.1 Kế toán thành phẩm 53
2.7.2 Kế toántiêu thụ sản phẩm bán hàng 54
2.7.3 Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý công ty. 54
2.7.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 55
2.8 Báo cáo kế toán tài chính 55

LÝ DO LỰA CHỌN BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 59
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 1 Khoa kế toán – kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển theo xu hướng hội
nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, tình trạng hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú sôi động đòi
hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của nhà nước phải đổi mới để đáp ứng
nhu cầu nền kinh tế đang phát triển.
Kế toán là một trong những công việc quản lý kinh tế quan trọng phục vụ
cho công tác quản lý kinh tế ngày càng một hoàn thiện hơn. Muốn vậy, không
thể không nói đến công tác hạch toán kế toán kinh tế mới. Đối với tất cả các
đơn vị, kể cả đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như các đơn vị sản xuất kinh
doanh thì công tác kế toán không thể thiếu. Nó đi kèm với nhiệm vụ quản lý
và kiểm soát toàn bộ quá trình hình thành và phát triển vấn đề tài chính của
đơn vị, hay nói cách khác công tác kế toán làm nhiệm vụ quản lý và kiểm soát
toàn bộ tình hình tài chính của đơn vị. Chính vì lẽ đó mà công tác kế toán
đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như các
ngành sự nghiệp.
Công ty TNHH thương mại dich vụ và xây dựng Đức Hà là môt công ty
hoạt động trong ba lĩnh vực thương mại dịch vụ và xây dựng. Công tác hạch
toán sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh
doanh trong một lĩnh vực.
Để hiểu rõ hơn về công tác hạch toán kế toán của các doanh nghiệp hiện
nay nói chung và công ty Đức Hà nói riêng. Em trình bày bài báo cào của
mình gồm 3 phần sau:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp.
Phần 2: Nội dung hạch toán kế toán tổ chức tại công ty.
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 2 Khoa kế toán – kiểm toán

Phần 3: Lý do lựa chọn báo cáo thực tập nghề nghiệp.
PHẦN 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Một số nét khái quát về công ty TNHH Thương Mại dịch vụ và xây
dựng Đức Hà.
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, có sự đầu tư đúng đắn
của Nhà nước trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặt công nghiêpvào một vị trí
mới rất quan trọng giữa các ngành, ngành Tư vấn xây dựng ngày càng phát
triển.
Công ty TNHH thương mại dịch vụ và xây dựng Đức Hà là Doanh nghiệp
thuộc sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, là thành viên của hiệp hội Tư Vấn Xây
Dựng Việt Nam . Công ty đã thành lập cho đến nay là được 6 năm.
Tên cơ sở thực tập: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Hà
Tên giao dich: DUC HA TRADE SERVICE AND CONSTRUCTION
COMPANY LMITED
Tên viết tắt: DUC HA CONSTRASCO.,LTD
Công ty được thành lập theo quyết định số 0500592393. /TLDN ngày
15/09/2008. Do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp, có trụ sở tại: Số 1 dãy TT Bà
Triệu, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Số điện thoại: 04.66506222 – 04.37877604
Email:
Số tài khoản giao dịch:0100000049719 – Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội.
Mã số thuế:0100368686
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Xây Dựng Đức Hà được thành lập
dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự
theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình
trong số vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng,có tài sản và các quỹ tập
trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của nhà nước.
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 3 Khoa kế toán – kiểm toán
Với số vốn ban đầu khoảng 9.289 triệu đồng, trong đó có vốn cố định
khoảng 1.036 triệu đồng,vốn lưu động khoảng 7.983 triệu đồng, công ty đã
không ngừng phát triển và lớn mạnh. Hoạt động kinh doanh của công ty được
tiến hành ổn định đứng vững trên thị trường .
1.1.2 Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty TNHH thương mại dich vụ và xây dựng Đức Hà hoạt động kinh
doanh trong 3 lĩnh vực :
- Thương mại.
- Dịch vụ.
- Xây dựng.
STT Tên ngành nghề
1 Sx mua bán máy móc thiết bị và trang thiết bị y tế, môi trường, thí
nghiệm và thiết bị trường học.
2 Sx, mua bán phần mềm tin học.
3 Dịch vụ xử lý dữ liệu và quản trị dữ liệu.
4 Sx mua bán máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư ngành in.
5 In và các dịch vụ liên quan đến In, tách màu điện tử.
6 Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô.
7 Dịch vụ cho thuê xe ô tô.
8 Biên dịch tài liệu (không bao gồm xuất bản).
9 Sx mua bán vật liệu xd, thiết bị máy móc phục vụ xây dụng.
10 Kinh doanh dịch vụ nữ hành nội địa, quốc tế và dịch vụ phục vụ khách
du lịch.
11 Đại lý nữ hành.
12 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, DV ăn uống, giải khát vui
chơi,giải trí (không bao gồm kd phòng hát, bả, vũ trường).
13 DV quảng cáo truyền thông.
14 Ủy thác XNK.
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 4 Khoa kế toán – kiểm toán
15 Tư vấn giám sát xây dựng và hoàn thiện các công trình dân dụng và
công nghiệp.
16 XD các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng
kỹ thuật ( không bao gồm dv thiết kế công trình).
17 XD, lắp đặt các công trình cơ điện, điện nước.
18 SX, mua bán vật liệu xd, tấm bê tông đúc sẵn, cọc bê tông, cọc thép,
hệ thống cấu kiện thép.
19 Thiết kế trang Web, đồ họa, vẽ kĩ thuật.
20 Sx, mua bán đồ nội, ngoại thất và dv trang trí nội, ngoại thất.
21 Mua bán cho thuê các loại máy móc, thiết bị phục vụ trong công
nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải.
22 Mua bán thiết bị, máy vi tính, linh kiện máy vi tính, thiết bị điện tử
viễn thông, máy văn phòng và văn phòng phẩm.
23 SX, mua bán, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì các mặt hàng điện, điện tử,
lạnh.
24 Đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông.
25 Dv sửa chữa máy văn phòng.
26 Môi giới xúc tiến thương mại.
27 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
28 XNK các mặt hàng công ty đăng ký kinh doanh.
29 SX và mua bán vật tư tiêu hao nghành y tế (trừ phế phẩm sinh học,
vacxin và hóa chất xét nghiệm).
30 SX và mua bán phần mềm quản lý bệnh viện, SX đố gia dụng
31 Giáo dục nghề nghiệp.
32 Dv giới thiệu việc làm,cung ứng quản lý lao động trong nước.
33 Dv lễ hội, hội nghị, hội thảo triển lãm.
34 Đại lý giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường không và đường
biển.
35 Lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, tư vấn đấu

thầu,tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.
6 Tư vấn nghiên cứu, phân tích thị trường, quản lý doanh nghiệp
( Không bao gồm tư vấn thuế, tài chính và pháp luật).
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 5 Khoa kế toán – kiểm toán
1.2 Công tác tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán tại công ty.
Bộ máy quản lý là một bộ phận quan trọng trong hệ thống của một công ty,
đó là cơ quan đầu não chỉ huy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu
quả.
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty.
Hình 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Xây Dựng Đức Hà là đơn vị
hạch toán độc lập, với bộ máy quản lý sắp xếp phù hợp theo cơ chế phòng ban.
Công ty sử dụng và bố trí nhân viên, bố trí lao động phù hợp đúng với trình độ
chuyên môn. Công tác xác định đó là cơ sở đẻ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
* Ban giám đốc: Gồm 2 người:
+ Giám đốc : phụ trách chung, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành
trực tiếp hoạt động của Công ty.
+ Phó giám đốc : phụ trách kinh doanh theo cơ chế thị trường.
*Các phòng ban:
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 6 Khoa kế toán – kiểm toán
+ Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc, lập phương án về tổ
chức lao động, tiền lương, mạng lưới, đảm nhiệm công tác hành chính của văn
phòng công ty.
+ Phòng kinh doanh: Giúp giám đốc nắm bắt thông tin kinh tế thị trường, lập
phương án kinh doanh cho công ty.
+Phòng sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất,kiểm tra, đánh giá
chất lượng nguyên vật liệu đầu vào,kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho, xử lý
sản phẩm không phù hợp,quản lý trang thiết bị sản xuất, và giám sát dụng cụ,

thiết bị đo lường.
+ Phòng kế toán: Chịu trách nhiêm về các hoạt động tài chính của công ty thực
hiện công tác viết hóa đơn báo giá sản phẩm cho bên kinh doanh, bảo dảm việc
hạch toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành, hướng dẫn kiểm tra
về nghiệp vụ kế toán, ngoài ra phải cung cấp đầy đủ thông tin và hoạt động kinh
tế tài chính của công ty, phản ánh trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sự
vận động chu chuyển của đồng vốn.
1.2.2 Sự phát triển của công ty.
Tình hình sản xuất trong 2 năm gần đây:
Chỉ tiêu Mã số
Thuyết
minh
Năm nay Năm trớc
A B C 1 2
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 01
3.212.650.
000 3.102.301.580
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10 = 01- 02) 10
3.212.650.
000 3.002.301.580
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 7 Khoa kế toán – kiểm toán
4. Giá vốn hàng bán 11
2.680.146.
290 2.556.225.254
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20
532.503.

710 446.076.326
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21
9.475.4
43 8.954.215
8. Chi phí quản lý kinh doanh 24
504.923.1
15 432.647.528
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 -
24) 30
37.056.
038 22.383.013
13. Tổng lợi nhuận kế toán trớc
thuế (50 = 30 + 40) 50
37.056.
038 22.383.013
14. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp 51
10.375.
691 5.595.753
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (60 = 50 - 51) 60
26.680.
347 16.787.260
Trải qua những năm xây dựng và phát triển công ty đã đạt được những
thành tựu to lớn. Doanh thu ngày càng lớn, đời sống công nhân viên ngày một
được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Đặc biệt công ty
đã nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy tình hình hoạt động năm 2011 so với năm
2010 đã có sự thay đổi rõ rệt thể hiện cụ thể như sau:

Tổng doanh thu năm 2012 > 2011:
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 8 Khoa kế toán – kiểm toán
Cụ thể: 3.212.650.000> 3.102.301.580 Không ngừng ở những thành tựu
đó,mà công ty đang có hướng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu
thụ đa dạng hóa sản phẩm với những tiêu chí sau:
+ Sản xuất sản phẩm mẫu mã phải đẹp chất lượng cao.
+ Sản phẩm phong phú, chiếm lĩnh được nhiều thị trường trong và ngoài
nước.
+ Thu lợi nhuận cao,đạt mức tiêu thụ cao nhất và tạo được uy tín trên thị
trường.
+ Góp phần nâng cao đời sống.
+Tạo của cải vật chất cho xã hội nhằm xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp
và vững mạnh.
1.3 Nghiên cứu các nghiệp vụ quản lý ở từng phòng ban,phân xưởng.
Phòng tổ chức, lao động tiền lương nghiên cứu về : Quản lý nhân lực
(nhân sự), kế hoạch tiền lương, các hình thức trả lương, phương pháp tính
lương, định mức tiền lương.
Các phân xưởng(đội, nghành): Nghiên cứu về tổ chức sản xuất, điều độ
sản xuất
Tổ chức thống kê và các loại báo cáo thống kê ở từng bộ phận
Các văn bản pháp quy và văn bản nội bộ vận dụng trong quản lý ở ở từng bộ
phân đơn vị và của từng bộ phận của đơn vị cho từng nghiệp vụ quản lý.
+ Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 4-4-2011, quy định mức lương tối thiểu
chung
+ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008
+ Thông tư số 41/2007/TTBLĐTBXH Ngày 30/12/2009
+ Thông tư số 36/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13/11/2009
+ Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009
+ Côngvăn 499/LĐTBXH-LĐTL

+ Côngvăn 11647/BTC-ĐT
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 9 Khoa kế toán – kiểm toán
+ Nghị định 48: Hợp đồng trong Họat động xây dựng
+ Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009
+ Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009
+ Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009
PHẦN 2
HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG ĐỨC HÀ
2.1 Những vấn đề chung về hạch toán kế toán.
2.1.1 Hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng: Hình thức nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm
sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế
(định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để
ghi vào sổ Cái theo tưng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 10 Khoa kế toán – kiểm toán
+ Sổ Nhật ký chung.
+ Sổ Cái.
+ Các sổ ,thẻ kế toán chi tiết.
2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán.
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán.
Chức năng và nhiệm vụ chung của phòng kế toán:
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ bảo vệ thu nhận hệ thống hoá về sự
vận động vốn và tái sinh một cách kịp thời.
Áp dụng và tuân thủ các chuẩn mực kế toán tạo ra những sự thống nhất

trong kiểm tra chấp hành, chế độ, thể lệ chính sách tài chính, bảo đảm sự ghi
chép hạch toán cung cấp số liệu một cách trung thực và xây dựng từ công ty tới
các đơn vị trực thuộc phù hợp với tính chất đặc điểm của công ty.
* Nhiệm vụ riêng của phòng tài chính kế toán của công ty:
+ Kế toán trưởng: Tổ chức chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra tài chính
kế toán ở công ty tham mưu và cung cấp thông tin về kế toán tài chính giúp lãnh
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 11 Khoa kế toán – kiểm toán
đạo đưa ra các quyết định chỉ đạo của công ty, tổng hợp xử lý số liệu đưa ra báo
cáo tài chính.
+ Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm xây dựng quản lý, kế hoạch quản
lý, hạch toán kế toán vốn sử dụng vốn và hạch toán kế toán bằng tiền công nợ
nguồn vốn chủ sở hữu, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, tập hợp doanh
thu, phân phối kết quả tiêu thụ công ty.
+ Kế toán tài sản cố định(kiêm kế toán vật tư ): Thực hiện việc ghi chép
tổng hợp sự biến động của tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định, biến động về
số lượng giá trị.
+ Kế toán thanh toán tiền lương: có nhiệm vụ ghi chép phân bố tiền
lương cho công nhân viên, từ đó chịu trách nhiệm về các khoản bảo hiểm xã
hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định của Nhà nước các khoản
trích tạm ứng lương và trả lương vào cuối kỳ.
+ Kế toán doanh thu và tiêu thụ sản phẩm: Chịu trách nhiệm quản lý tất cả
các hoạt động kinh tế biên bản nhiệm thu thanh lý, hạch toán doanh thu, trách
nhiệm thu hồi vốn, kiêm thủ quỹ, thống kê.
+ Kế toán các đơn vị trực thuộc: Làm nhiệm vụ hạch toán dưới sự chỉ đạo
của phòng kế toán và kế toán trưởng công ty. Kế toán thu nhận chứng từ, kiểm
tra chứng từ ghi vào sổ sách kế toán với xác nhận định kỳ do vậy nộp báo cáo
định kỳ rồi chuyển về phòng tài chính kế toán kèm theo chứng từ gốc có liên
quan để phòng tài chính kế toán của công ty tổng hợp số liệu. Phòng kế toán các
đơn vị trực thuộc phải thực hiện kế toán tạm ứng, thanh toán lương cho công

nhân viên trực thuộc, vật liệu hàng tồn kho, công cụ, tổng hợp chi phí sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp trực thuộc hạch toán tính giá thành từng công trình xí
nghiệp, thống kê thu hồi nợ, kế toán quản trị của xí nghiệp.
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 12 Khoa kế toán – kiểm toán
2.1.3 Hạch toán kế toán tại công ty.
Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty dùng
hình thức Nhật ký chung theo sơ đồ sau:
 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung:
Hình 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
 Chế độ, chính sách kế toán công ty đang áp dụng.
- Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 năm dương
lịch.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng là Việt nam đồng (VNĐ).
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo
quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành chế độ kế
toán doanh nghiệp.
Các bảng kê chứng từ :
+ Các sổ kế toán chi tiết như sổ quỹ tiền mặt, sổ công nợ, sổ tiền gửi Ngân
hàng,
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 13 Khoa kế toán – kiểm toán
+ Sổ quỹ, kiêm báo cáo quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
+ Bảng tổng hợp chi tiết
+ Sổ cái
+ Bảng cân đối phát sinh
+ Hệ thống các báo cáo tài chính
+ Các bảng theo dõi phải trả, phải nộp như: Sổ theo dõi BHXH, theo dõi
thuế GTGT khấu trừ,
+ Nguyên giá: Theo giá thực tế

+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp tính thuế GTGT: Thao phương pháp khấu trừ.
+ Hạch toán: Hạch toán theo từng tháng.
 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng
Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản được quy định Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 bao gồm các tài khoản trong và
các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán. Các tài khoản được mở chi tiết phù
hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1.4 Quan hệ của phòng kế toán trong bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám
đốc phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản
tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của công ty giao cho
Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều
chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty.
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 14 Khoa kế toán – kiểm toán
2.2 Các phần hành hạch toán kế toán doanh nghiệp.
2.2.1 Kế toán quản trị.
Nội dung và báo cáo kế toán quản trị, tác dụng của kế toán quản trị trong
quản ly
 Báo cáo tình hình thực hiện:
 Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ;
 Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng
khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;
 Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm (dịch vụ) hoàn thành, tiêu thụ;
 Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;- Báo cáo tình hình sử dụng

lao động và năng suất lao động;
 Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành; Báo cáo cân đối nhập,
xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hànghoá;
 Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu
nợ;
 Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ;
 Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm;- Báo cáo chi tiết tăng,
giảm vốn chủ sở hữu.
 Báo cáo phân tích:
 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;
 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 15 Khoa kế toán – kiểm toán
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản
xuấtvà tài chính;
 Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ
thể,doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác.
Kế toán quản trị được hình thành song song với kế toán tài chính nhằm cung
cấp thông tin một cách đầy đủ cho nhà quản lý. Để sử dụng hiệu quả công cụ
này, doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề sau:
Hệ thống kế toán quản trị không có một quy chuẩn pháp lý chung nào về
hình thức lẫn nội dung báo cáo. Do đó, doanh nghiệp phải tự xây dựng một hệ
thống chỉ tiêu kế toán quản trị cụ thể theo mục tiêu quản trị đặt ra. Các chỉ tiêu
này phải đảm bảo so sánh được giữa các thời kỳ để đưa ra được các đánh giá
chính xác về thực tế tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hội
nhập, doanh nghiệp có thể tham khảo các mô hình báo cáo, hệ thống chỉ tiêu của
các tập đoàn kinh tế trên thế giới để áp dụng phù hợp với thực tế của mình.
2.2.2 Kế toán tài chính.
2.2.2.1.Hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ).
- Đặc điểm:

TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và haauf như không thay đổi hình thái vật
chất ban đầu. TSCĐ tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất lao động
và chất lượng sản phẩm.
- Nhiệm vụ:
TSCĐ đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác hạch toán kế toán của
doanh nghiệp vì nó là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản của doanh nghiệp
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 16 Khoa kế toán – kiểm toán
nói chung cũng như TSCĐ nói riêng. Cho nên để thuận lợi cho công tác quản lý
TSCĐ trong doanh nghiệp.
2.2.2.2 Phân loại tài sản cố định.
Phân loại TSCĐ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có rất nhiều loại TSCĐ được doanh
nghiệp sử dụng và mỗi loại TSCĐ lại có đặc điểm khác nhau do đó dể thuận lợi
cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cần phân loại TSCĐ theo các tiêu thức
khác nhau.
Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.
Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2
loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
- TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái hiện vật cụ thể như nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc
- TSCĐ vô hình là những tài sản không có thực thể hữu hình nhưng đại diện
cho một quyền hợp pháp nào đó và người chủ được hưởng quyền lợi kinh tế.
Thuộc TSCĐ vô hình là chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu và
phát triển, bằng phát minh sáng chế
Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu.
Căn cứ vào quyền sở hữu, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại
TSCĐ tự có và TSCĐ thu ngoài.
* TSCĐ tự có

* TSCĐ thuê ngoài
* TSCĐ thuê tài chính
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 17 Khoa kế toán – kiểm toán
* TSCĐ thuê hoạt động
Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật.
Theo đặc trưng kỹ thuật, các TSCĐ được chia thành từng loại sau:
- Đối với TSCĐ hữu hình gồm :
+ Nhà cửa, vật kiến trúc.
+ Máy móc, thiết bị.
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn.
+ Thiết bị dụng cụ quản lý.
+ Cây lâu năm, gia súc cơ bản.
+ TSCĐ khác.
- Đối với TSCĐ vô hình gồm:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Chi phí thành lập doanh nghiệp.
+ Bằng phát minh sáng chế.
+ Chi phí nghiên cứu phát triển.
+ Chi phí về lợi thế thương mại.
+ TSCĐ vô hình khác.
Loại TSCĐ có tác dụn riêng nhưng mục đích của tất cả các cách phân loại
đều để tăng cường quản lý TSCĐ.
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 18 Khoa kế toán – kiểm toán
Bảng tài sản cố định
Tháng 01/2012 Đvt: Đồng
STT Tên TSCĐ ĐVT Mã TSCĐ Ngày đa vào sử dụng Nguyên giá TSCĐ Số năm trích khấu hao
1 2 3 4 5 6 7
I TSCĐ phục vụ sản suất

1 Nhà xưởng NT 01/04/2011 890.000.000 10
2 Máy tiện MT 01/04/2011 50.000.000 3
3 Máy phun ép nhựa MP1 01/05/2011 220.000.000 5
4 Máy phun ép nhựa MP2 01/05/2011 260.000.000 5
5 Máy ép nhựa nhỏ KEN 01/05/2011 60.000.000 3
6 Máy ép nhựa vừa KEV 01/05/2011 150.000.000 4
7 Máy phun ép nhựa MP3 01/07/2011 340.000.000 5
8 Máy phun ép nhựa MP4 01/07/2011 520.000.000 6
9 Máy phun ép nhựa lớn KVL 02/11/2011 280.000.000 5
Cộng 1543 2.770.000.000 46
II TSCĐ phục vụ quản lý
1 Máy vi tính PenIV MIT1 01/09/2011 11.000.000 4
2 Máy vi tính PenIV MIT2 01/10/2011 11.000.000 4
3 Máy vi tính PenIV MIT3 20/01/2011 11.000.000 4
4 Xe tảI 5 tấn huynh dai XT5 20/01/2011 160.000.000 6
5 Máy tính xách tay DELL MTXT 24/01/2011 24.000.000 5
6 Ô tô OT 02/01/2012 435.860.455 8
Cộng 642 652.860.455 31
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 20 Khoa kế toán – kiểm toán
Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ
Hình 2.4: Sơ đồ chuyển chứng từ kế toán.
Giải thích sơ đồ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tài sản cố định lập chứng từ
ghi sổ. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để
ghi vào sổ theo dõi tài sản cố định, vào bảng tính và phân bổ khấu hao, sau đó
vào sổ chi tiết các TK được phân bổ 1543, 642. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ
định kỳ 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm kế toán vào sổ cái TK 211, 212,
213 rồi vào bảng cân đối kế toán rồi lập báo cáo tài chính.
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 21 Khoa kế toán – kiểm toán
 Chứng từ sổ sách kế toán TSCĐ:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ: Mẫu 01 – TSCĐ/BB
+ Biên bản thanh lý TSCĐ:Mẫu 03 – TSCĐ/BB
+ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành: Mẫu 04 –
TSCĐ/HD
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Mẫu 05 – TSCĐ/HD
+ Thẻ TSCĐ : Mẫu số 02 – TSCĐ
2.2.2.3 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ.
- TK 211:TSCĐ hữu hình để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm
TSCĐ hữu hình theo nguyên giá.
- TK 213: TSCĐ vô hình phản ánh số hiện có và tình trạng tăng, giảm TSCĐ
vô hình theo nguyên giá.
Sổ cái TK 211 “Tài sản cố định”
Tháng 1/2012 Đvt: Đồng
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải TK Số phát sinh
Số hiệu
Ngày
tháng
đối ứng Nợ Có
A B C D F 1 2
Số dư đầu kỳ 2.987.000.000 0

Số phát sinh trong
kỳ
02/01/2012 0000748 02/01/2012
Mua xe ô tô toyota
Innova G 3311 435.860.455


Tổng số phát sinh 435.860.455 0
Số dư cuối kỳ 3.422.860.455
Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 22 Khoa kế toán – kiểm toán
Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2012
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ và tên) (ký, họ và tên) (ký, đóng dấu)
2.2.2.4 Kế toán khấu hao TSCĐ.
Công ty áp dụng quy định mới của Bộ tài chính, chỉ những TSCĐ nào có
giá trị từ 10 triệu đồng trở lên mới tính khấu hao. Tài sản cố định mua tháng này
đến tháng sau mới bắt đầu tính khấu hao
Phương pháp tính khấu hao công ty đang áp dụng:
= x
=
= + -

Vũ Thanh Nga_CĐKT16 – K12 Báo cáo thực tập
Mức bình quân
nămphải trích
khấu hao
Nguyên giá
TSCĐ phải
khấu hao
Tỷ lệ khấu hao
bình quân năm
của TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao bình
quân năm của
TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
Số năm sử dụng
Mức KH
phải trích
tháng này cña
TSC§
Số KH đã
trích tháng
trước
Số KH tăng
tháng này
Số khấu hao
giảm tháng này

×