Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu so sánh một số truyện thơ nôm tày cùng cốt truyện với truyện thơ nôm kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.21 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghiên cứu sinh chọn đề tài: Nghiên cứu so sánh một số
truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh vì 2 lí
do (luận án viết 1,5 trang):
- Nghiên cứu văn học trên giác độ so sánh là hướng đi đã và đang
mang lại nhiều thành công quan trọng. Trong quá trình giữ vai trò trung
tâm, văn học người Kinh đã ảnh hưởng đến văn học dân tộc khác như thế
nào và văn học dân tộc thiểu số tác động trở lại văn học người Kinh ra sao
thì đến nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.
- Văn hoá, văn học dân tộc Tày có bề dày lịch sử và vô cùng
phong phú, đa dạng, có sức hút đặc biệt đối với người nghiên cứu. Đề
tài Nghiên cứu so sánh một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện
với truyện thơ Nôm Kinh sẽ giúp chúng tôi hiểu biết sâu hơn về văn
học hai dân tộc Kinh - Tày, làm rõ mối quan hệ, giao thoa giữa hai nền
văn học cùng chung mạch nguồn. Từ đó, cung cấp thêm cách nhận diện
mới về truyện thơ Nôm Kinh - vấn đề mà lâu nay chúng ta tưởng chừng
những nhận định về nó đã khá ổn định. Vì vậy, đề tài có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn, không bị trùng với bất cứ công trình nào trước đây.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích chính của chúng tôi là tìm hiểu, nghiên cứu so sánh
một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh.
2.2. Đề tài còn đặt ra các mục đích khác
2.2.1. Xác định vai trò hạt nhân và ảnh hưởng của nền văn học
dân tộc Kinh đối với nền văn học dân tộc Tày.
2.2.2. Làm nổi bật quy luật tiếp nhận, kế thừa, chắt lọc tinh hoa từ
nền văn học dân tộc Kinh của nền văn học dân tộc Tày.
1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những truyện thơ Nôm Tày và


truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Nhóm truyện thơ Nôm Tày
- Văn bản do nhóm tác giả: Hoàng Triều Ân, Dương Nhật Thanh,
Phạm Quốc Tuấn sưu tầm, phiên âm, dịch nghĩa gồm các tác phẩm: Tổng
Tân - Cúc Hoa (2008); Thạch Seng (2008); Phạm Tử - Ngọc Hoa (2010),
Nxb Đại học Thái Nguyên.
- Văn bản truyện thơ Nôm Tày Lưu Bình - Dương Lễ cổ truyện
(2013), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3.2.2. Nhóm truyện thơ Nôm Kinh
- Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam (2000), 2 tập, Nxb
Văn học, Hà Nội, (trong đó có các tác phẩm: Tống Trân - Cúc Hoa;
Phạm Tải - Ngọc Hoa; Thạch Sanh).
- Văn bản truyện thơ Nôm Kinh Lưu Bình - Dương Lễ (1958), Nxb
Phổ thông, Hà Nội.
4. Đóng góp của luận án
4.1. Về mặt khoa học, luận án góp phần giải quyết vấn đề: tìm hiểu,
so sánh để bước đầu định giá văn học của một dân tộc thiểu số trong lòng
dân tộc Việt Nam.
Tổng hợp, khái quát, khẳng định chân giá trị truyện thơ Nôm
Tày trong lịch sử văn học trung đại dân tộc Tày và lịch sử văn học
trung đại Việt Nam.
4.2. Kết quả nghiên cứu trong luận án chỉ ra được tài năng, sự
sáng tạo của tác giả người Tày khi tái tạo truyện thơ Nôm Tày trên cơ
sở kế thừa, tiếp thu tác phẩm truyện thơ Nôm Kinh.
2
4.3. Ngoài những đóng góp trên, luận án góp phần giải quyết
phần nào sự bức xúc về tư liệu của giới nghiên cứu khi tìm hiểu về
truyện thơ Nôm Tày. Làm tăng số lượng các truyện thơ Nôm Tày
được dịch sang tiếng Việt từ 23 lên 26 văn bản.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi
sử dụng 4 phương pháp chính: So sánh; Loại hình; Hệ thống; Nghiên
cứu liên ngành.
6. Cấu trúc của luận án
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
(Trong luận án, toàn chương 13 trang, trình bày các vấn đề:
Lịch sử vấn đề; Cơ sở lí thuyết của đề tài)
1.1.Lịch sử vấn đề
Trong phần lịch sử vấn đề, luận án trình bày 3 vấn đề chính
(gồm 11 trang):
1.1.1. Những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Kinh
Những công trình, bài viết về truyện thơ Nôm Kinh có số
lượng khá lớn, có thể chia thành hai loại như sau:
1.1.1.1. Nhóm nghiên cứu về những vấn đề chung của truyện thơ Nôm
Trong nhóm này, các công trình tiêu biểu phải nhắc đến là:
chương Truyện Nôm khuyết danh trong giáo trình Lịch sử văn học
Việt Nam; Văn học dân gian; Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian
Việt Nam; Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - đến hết thế kỉ
XIX ; Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm; Truyện Nôm lịch sử phát
triển và thi pháp thể loại; Chương Diễn ca lịch sử và truyện thơ Nôm
trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại
3
Những nghiên cứu kể trên đã tập trung khai thác một số vấn đề cơ
bản của truyện thơ Nôm như phân loại và xác định thể loại truyện Nôm;
nguồn gốc, lịch sử phát triển thể loại; mô hình cấu trúc, nhân vật, ngôn ngữ,
phương thức sáng tác và lưu truyền; chủ đề, đề tài, con người trong truyện
thơ Nôm, thể thơ, văn bản và dị bản của truyện Nôm
1.1.1.2. Nhóm nghiên cứu những vấn đề cụ thể của một số truyện thơ

Nôm
Ở hướng nghiên cứu này, việc ứng dụng những phương pháp
nghiên cứu mới của ngành Ngữ văn học ngày càng đem lại những
cách nhìn nhiều chiều, đa diện hơn về truyện thơ Nôm nhưng không
phải tất cả những vấn đề xung quanh truyện Nôm đã được làm sáng
tỏ. Việc đi sâu, khai thác từng tác phẩm truyện thơ Nôm trên tất cả
mọi phương diện vẫn cần thiết, quan trọng, hứa hẹn nhiều điều thú vị.
1.1.2. Những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Tày
Trái ngược với tình hình nghiên cứu về truyện thơ Nôm Kinh,
mảng truyện thơ Nôm Tày nói riêng và truyện thơ dân tộc thiểu số
nói chung lại chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức. Các công trình
nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ giới thiệu, khái quát. Ở mức độ
nào đó, có thể coi đây là khoảng trống của ngành Ngữ văn học Việt
Nam hiện nay. Trong phần này, chúng tôi điểm đến nhận định của các
nhà nghiên cứu như: Nông Quốc Chấn, Lục Văn Pảo, Phan Đăng Nhật,
Bế Sĩ Uông, Ma Trường Nguyên, Võ Quang Nhơn, Lê Trường Phát,
Hoàng Triều Ân, Vũ Anh Tuấn trên cơ sở đó, chúng tôi kết luận:
Nhìn lại toàn cảnh tình hình nghiên cứu về mảng truyện thơ Nôm
Tày với tổng số khoảng trên 10 công trình đã được công bố trong gần
50 năm qua, chúng tôi thấy rằng đã có những chuyên luận mang tính
chất đột phá nhưng để có một công trình “nghiên cứu chỉnh thể, hệ
thống về truyện thơ Nôm Tày thì vẫn còn là một thách thức”
4
1.1.3. Những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Tày cùng cốt
truyện với truyện thơ Nôm Kinh.
Tại tiểu mục này, chúng tôi tiếp tục khảo sát những nhận định
của các nhà nghiên cứu: Nông Quốc Chấn, Lục Văn Pảo, Kiều Thu
Hoạch, Hoàng Triều Ân, Vũ Anh Tuấn… Qua những ý kiến trên,
chúng tôi nhận thấy, nhóm truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với
truyện thơ Nôm Kinh đã được các nhà nghiên cứu xem xét trên một

số phương diện cụ thể: nguồn gốc đề tài, sự ảnh hưởng giao thoa, tác
động qua lại, sức sống, nét đặc sắc của các truyện thơ Nôm Tày
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu nhóm tác phẩm này trong một chỉnh
thể các bình diện của thi pháp học như cấu trúc thể loại; thủ pháp
nghệ thuật; phong cách ngôn ngữ; phương thức sáng tác và lưu
truyền nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt, từ đó khái
quát thành những đặc điểm khu biệt của thể loại - nhất là ở nhóm
truyện thơ Nôm Tày thì chưa được làm rõ.
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài (2 trang)
Phần này, NCS trình bày về Lí thuyết về văn học so sánh và Lí
thuyết về văn hóa, văn học nói chung.
Với cơ sở lí thuyết, các phương pháp nghiên cứu được vận dụng,
chúng tôi hy vọng đưa ra được một số kết luận góp phần kiến giải về một
hiện tượng khá đặc biệt trong nền văn học dân tộc, đóng góp ít nhiều vào
công việc nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
5
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY
CÙNG CỐT TRUYỆN VỚI TRUYỆN THƠ NÔM KINH
(Trong luận án, toàn chương 40 trang, trình bày các vấn đề: Một
số khái niệm liên quan đến đề tài;
Tình hình văn bản truyện Nôm;
Truyện
thơ Nôm Kinh; Truyện thơ Nôm Tày)
2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Phần này, NCS trình bày các vấn đề cơ sở gồm: Truyện thơ, cốt
truyện, văn tự Nôm Kinh và văn tự Nôm Tày (gồm 11 trang)
2.1.1. Truyện thơ
Truyện thơ là một trong những thể loại của văn học Việt Nam.
Khác với các thể loại văn học dân gian (truyền thuyết, thần thoại, cổ

tích) được kể bằng văn xuôi, truyện thơ cũng thuộc loại hình tự sự
nhưng được thể hiện bằng văn vần (thơ).
Kết hợp cả hai phương thức thể hiện đời sống là tự sự và trữ
tình, truyện thơ vừa có khả năng miêu tả hiện thực đời sống khách
quan, vừa có thể lột tả đời sống chủ quan của con người. Hình tượng
nhân vật trong truyện thơ vì thế không chỉ hiện lên với diện mạo bên
ngoài mà còn được khắc họa chiều sâu tâm lí với đời sống nội tâm
phong phú, đa dạng. Kế thừa cốt truyện có nguồn gốc từ văn học của
người Kinh, người Tày đã vận dụng kết hợp cả hai phương thức tự sự
và trữ tình trong tác phẩm của mình. Đặc biệt, họ luôn có ý thức vận
dụng triệt để thế mạnh của phương thức trữ tình để tự sự. Đó là điểm
khác biệt cơ bản giữa nhóm các truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ
Nôm Kinh có cùng cốt truyện.
6
2.1.2. Cốt truyện
Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu
cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định. Do đó, cốt truyện có mối quan
hệ mật thiết với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Sự lôi cuốn, đặc sắc
của cốt truyện góp phần tạo tính sự hấp dẫn cho chủ đề và tư tưởng
tác phẩm. Cốt truyện là yếu tố quan trọng làm nổi bật chủ đề của
truyện. Cốt truyện truyện thơ có những đặc điểm riêng, thể hiện đặc
trưng của truyện thơ về cả nội dung và hình thức.
2.1.3. Văn tự
- Văn tự Nôm Kinh (phần này NCS trình bày vắn tắt sự hình
thành và phát triển chữ Nôm Kinh và vai trò của nó trong sáng tác
văn chương)
- Văn tự Nôm Tày (phần này, NCS giới thiệu vắn tắt quá trình
hình thành và phát triển của Nôm Tày và ảnh hưởng, vai trò của nó
đối với sự ra đời của truyện thơ Nôm Tày)
2.2. Tình hình văn bản truyện Nôm

Trong phần này, NCS giới thiệu tình hình văn bản truyện thơ
Nôm Kinh và truyện thơ Nôm Tày tính đến thời điểm hiện tại
(4 trang). Trên cơ sở đó, chúng tôi thấy rằng, chỉ dựa trên những văn
bản đã được sưu tầm, phiên âm, hiệu đính nghiêm túc, công phu,
người nghiên cứu mới đưa ra được những nhận định chính xác về nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đây là công việc hết sức phức tạp, đòi
hỏi người nghiên cứu phải có trình độ và niềm đam mê với vốn cổ dân
tộc. Để có cái nhìn toàn diện về kho tàng truyện thơ Nôm của cả hai dân
tộc Kinh - Tày, việc tiếp tục sưu tầm, giải mã văn bản vẫn rất có ý
nghĩa, cần nhiều thời gian và công sức.
7
2.3. Truyện thơ Nôm Kinh
Đây là đối tượng so sánh với truyện thơ Nôm Tày, có nhiều
công trình chuyên biệt nên trong luận án, chúng tôi chỉ nêu 3 vấn đề
cơ bản: Những tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa, văn học đến sự ra đời
truyện thơ Nôm Kinh; các tiêu chí phân loại truyện Nôm; đề tài, chủ
đề cơ bản của truyện Nôm (2 trang).
2.4. Truyện thơ Nôm Tày
Đây là đối tượng trung tâm của luận án, NCS sẽ trình bày kĩ hơn
phần trước, bao gồm các phương diện: Vài nét về lịch sử tộc người
Tày;Những tiền đề trực tiếp dẫn đến sự ra đời truyện thơ Nôm Tày; Truyện
thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh (21 trang).
2.4.1. Vài nét về lịch sử tộc người Tày
Người Tày là một trong 54 dân tộc cư trú trên lãnh thổ Việt
Nam. Sự hình thành và phát triển tộc người Tày trong lịch sử, địa bàn cư
trú, đời sống vật chất và tinh thần của họ có vai trò rất quan trọng đối với
sự ra đời truyện thơ Nôm Tày. Bên cạnh đó, còn có những tiền đề trực
tiếp quyết định sự ra đời truyện thơ Nôm Tày nói chung.
2.4.2. Những tiền đề trực tiếp dẫn đến sự ra đời của truyện thơ Nôm Tày
Biến động của lịch sử - xã hội trong nhiều thế kỉ, những tiền đề

về văn hóa, văn học (trong đó có sự hình thành, phát triển của chữ
Nôm Tày), nhu cầu đời sống cộng đồng là những tiền đề, cơ sở quan
trọng dẫn đến sự ra đời của truyện thơ Nôm Tày. Nhưng đối với
riêng nhóm truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm
Kinh, điều này lại có nét khác biệt.
2.4.3. Truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh
Trong phần này, chúng tôi tiến hành làm rõ hiện trạng văn bản
các truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, lí
giải về nguồn gốc ra đời và lực lượng sáng tác. Giới thiệu bốn tác
phẩm truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa; Tổng Tân - Cúc
Hoa; Thạch Seng, Lưu Bình - Dương Lễ trong tương quan so sánh
với truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện.
8
Tiểu kết chương 2
Truyện thơ Nôm Kinh ra đời khoảng thế kỉ XV, phát triển đến
đỉnh cao trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
Những tiền đề dẫn đến sự ra đời của truyện thơ Nôm Kinh là sự đổi
thay toàn diện trong đời sống xã hội đương thời, yếu tố phát triển tự
thân của văn hóa văn học.
Những ảnh hưởng của lịch sử phát triển tộc người, đời sống vật
chất và tinh thần, nhu cầu tự thân đời sống cộng đồng, sự giao lưu
văn hóa giữa các dân tộc đã dẫn đến sự ra đời truyện thơ Nôm Tày.
Trong kho tàng truyện thơ Nôm Tày có hiện tượng khá đặc biệt, một
số tác phẩm cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh. Tìm hiểu về
những truyện thơ này, chúng tôi rút ra nhận xét:
- Bề dày của văn hóa tộc người và đội ngũ nhân sĩ bản tộc hùng
hậu, có trình độ cao đã giúp cho văn hóa, văn học Tày tiếp nhận văn
hóa, văn học Kinh khá nhanh chóng, dễ dàng. Nhưng văn học Tày
không chỉ tiếp nhận thụ động mà đây là sự chịu ảnh hưởng mang tính
chất tái tạo và nâng cao.

- Nhìn vào nội dung cốt truyện bốn tác phẩm chúng tôi khảo
sát, về cơ bản không có sự thay đổi nhiều so với văn bản gốc. Với
quan điểm kế thừa, tiếp thu, tác giả người Tày gần như cơ bản giữ
nguyên cốt truyện sẵn có. Trên cơ sở đó, tiến hành những thao tác,
thủ pháp nghệ thuật… nhằm phục vụ ý đồ sáng tạo của họ. Cũng có
tác phẩm, người Tày sáng tạo thêm một số đoạn mà bản Kinh không
có (chẳng hạn đoạn 8 trong Tổng Tân - Cúc Hoa) tuy nhiên những
nội dung như thế không nhiều. Chủ yếu, sự sáng tạo của người Tày
nằm trong những tình tiết. Sở dĩ có hiện tượng này bởi sống trong
thời đại của mình, các tác giả người Tày không thể thoát ra khỏi sự
chi phối của phương pháp sáng tác đương đại.

9
Chương 3
NỘI DUNG CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY
CÙNG CỐT TRUYỆN VỚI TRUYỆN THƠ NÔM KINH
(Trong chương này, chúng tôi trình bày 3 vấn đề: Nội dung xã
hội; Không gian và thiên nhiên miền núi; Quan niệm về thế giới -
gồm 41 trang).
3.1. Nội dung xã hội
(Trong mục này chúng tôi trình bày hai tiểu mục: đề tài và chủ đề của
truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh - gồm 26 trang)
3.1.1. Đề tài của một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện
với truyện thơ Nôm Kinh
Do vay mượn từ tác phẩm của người Kinh nên đề tài trong
truyện thơ Nôm Tày ít có sự thay đổi. Đề tài quen thuộc trong truyện
Nôm bình dân mà người Tày lựa chọn để phóng tác vẫn là tình yêu,
tình bạn, hôn nhân và gia đình, con người nghèo khổ… Nhưng người
Tày trên cơ sở cốt truyện sẵn có bằng việc thêm, bớt, lược bỏ, sáng tạo
các tình tiết đã thể hiện những đề tài mới, trong đó đặc sắc nhất là đấu

tranh chinh phục thiên nhiên để bảo vệ bản làng.
Như vậy, xét về mặt đề tài, truyện thơ Nôm Tày tiếp thu truyện thơ
Nôm Kinh với xu hướng mở rộng, đồng thời, tác giả người Tày còn tiếp tục
sáng tạo những nội dung mới bổ sung cho tác phẩm của mình.
3.1.2. Chủ đề của một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện
với truyện thơ Nôm Kinh
Trong phần này, chúng tôi tập trung làm rõ ba chủ đề chính thể
hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm:
3.1.2.1. Ngợi ca tình yêu, tình bạn, tình vợ chồng trong sáng, thủy chung
3.1.2.2. Ngợi ca con người lí tưởng với nhân cách cao đẹp
3.1.2.3. Phê phán con người có tính cách thấp hèn
10
Qua những phân tích này, chúng tôi kết luận: Hệ thống đề tài
và chủ đề đã làm nổi bật nội dung xã hội của truyện thơ Nôm Tày
trong tương quan so sánh với truyện thơ Nôm Kinh. Bức tranh hiện
thực về xã hội người Tày trong một giai đoạn cụ thể đã được tái hiện
chân thực, sinh động.
3.2. Không gian và thiên nhiên miền núi
(Trong phần này, chúng tôi trình bày 2 tiểu mục: không gian
miền núi và thiên nhiên miền núi - gồm 11 trang)
3.2.1. Không gian miền núi
Không gian trong tác phẩm văn học là một khái niệm khá
phức tạp. Song ở đây chúng tôi tạm quan niệm nó là toàn bộ khung
cảnh diễn ra câu chuyện, nơi câu chuyện bắt đầu và kết thúc. Nếu đời
sống con người là vấn đề trung tâm của văn học thì không gian của tác
phẩm văn học có thể xem là nơi đời sống ấy diễn ra, ở đó, các nhân vật
trong tác phẩm sinh sống, hoạt động.
Trong truyện thơ Nôm Tày chúng tôi tiến hành khảo sát, có
rất nhiều lần các hình ảnh: bản làng, rừng núi, bản mường, ruộng
nương… được nhắc đi nhắc lại qua các dòng thơ. Như vậy, mặc dù ra

đời từ các địa danh dưới xuôi song cuộc sống nhân vật qua sự miêu tả
của tác giả người Tày lại diễn ra ở miền núi. Có lẽ, các Nho sĩ không
quan tâm đến sự vô lí này mà chủ đích của họ nhằm thể hiện không
gian miền núi trong truyện. Một số địa danh cũng được thay đổi
nhằm mục đích nhấn mạnh câu chuyện đang xảy ra trong không gian
này. Có thể nói, không gian miền núi là một đặc trưng quan trọng của
truyện thơ Nôm Tày.
11
3.2.2. Thiên nhiên miền núi
3.2.2.1. Thiên nhiên gắn bó với đời sống con người và mang
màu sắc tâm linh
Người Tày ở phía Bắc Việt Nam sống trong một địa bàn trải rộng
qua nhiều tỉnh - địa hình chủ yếu là trung du và miền núi. Với đặc điểm
sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cũng như người Kinh, người Tày
luôn mang trong mình sự tôn trọng và tôn thờ tự nhiên. Sống hòa hợp
với thiên nhiên là sự mong muốn và cũng là phương châm hành xử của
người Tày tự ngàn đời. Bởi thế, thiên nhiên đi vào tác phẩm của họ bình
dị, gần gũi và nó phản ánh một phần đời sống tâm linh của người Tày.
3.2.2.2. Thiên nhiên hung dữ và đối nghịch với con người
Bên cạnh bức tranh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, mang màu
sắc tâm linh thì thiên nhiên trong truyện thơ Nôm Tày còn hiện lên
đầy hung dữ, đối nghịch với con người. Để tồn tại giữa thiên nhiên
rừng thiêng nước độc với bao hiểm nguy rình rập, con người buộc
phải chiến đấu và chiến thắng. Đấu tranh với những thử thách của
thiên nhiên để tồn tại là công việc mà đồng bào các dân tộc miền núi
phía Bắc trong đó có dân tộc Tày đã làm từ bao đời nay. Cuộc đấu
tranh giữa cái hữu hạn (con người) và cái vô hạn (thiên nhiên) để
vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn là ước mơ, khát vọng của con
người dân tộc Tày. Cuộc đấu tranh ấy cũng là nơi họ thể hiện bản
lĩnh, ý chí và sức mạnh của những người con sinh ra từ núi. Thiên

nhiên càng khắc nghiệt, hung bạo bao nhiêu thì ý chí con người càng
rắn rỏi, kiên cường bấy nhiêu. Tất cả những điều đó đã được tác giả
người Tày phản ánh vào trong truyện thơ Nôm của dân tộc mình.
Thiên nhiên miền núi được miêu tả trong các truyện thơ Thạch Seng,
Tổng Tân - Cúc Hoa ít nhiều mang nội dung trên.
12
3.3. Quan niệm về thế giới (3 trang)
Khảo sát truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ
Nôm Kinh, những chi tiết, hình ảnh có liên quan đến vũ trụ quan của
người Tày không nhiều song đây đó, bằng việc chắp nhặt một số chi tiết
nằm rải rác khắp các tác phẩm mà họ xây dựng, lồng ghép ta cũng có thể
hình dung được quan niệm về thế giới của người Tày.
Quan niệm về thế giới là một nội dung độc đáo trong tác phẩm
người Tày. Trong quan niệm về vũ trụ của người Tày, thế giới bao gồm ba
cõi: cõi trên, cõi giữa và cõi dưới hay còn có các tên gọi khác là: mường
trời, mường người và mường ma.
Tiểu kết chương 3
Mặc dù vay mượn đề tài của người Kinh song người Tày vẫn
có những sáng tạo trong khi vận dụng đề tài, chủ đề sẵn có để sáng
tác. Với một hệ thống chủ đề, đề tài khá phong phú và đa dạng, tác
giả người Tày đã tái hiện được một bức tranh chân thực, sinh động và
gần gũi về đời sống dân tộc mình trong quá khứ. Điều này được thể
hiện rõ qua ba chủ đề: Ngợi ca tình yêu, tình bạn, tình vợ chồng
trong sáng, thủy chung; Ngợi ca những con người có nhân cách cao
đẹp và phê phán những con người có tính cách thấp hèn.
Nhân vật có nhân cách cao đẹp là người phụ nữ đức hạnh, thủy
chung, giàu đức hi sinh. Đó cũng là hình tượng các chàng trai miền núi
tài trí, anh hùng, nhân hậu, được xây dựng bằng cảm hứng sử thi và cảm
hứng về những nét đẹp trong cuộc sống đời thường. Họ là con người đẹp
từ phẩm chất đến trí tuệ, ở họ toát lên nhân cách cao thượng, trong sáng,

kết tinh những vẻ đẹp của cả cộng đồng.
Bên cạnh việc đề cao con người có nhân cách cao đẹp, chủ đề phê
phán những kẻ nhân cách thấp hèn cũng được tập trung thể hiện trong các
tác phẩm.
13
Ý thức sáng tạo sẵn có kết hợp với truyền thống văn hóa tộc
người cũng đã tạo cho các tác phẩm không khí miền núi đậm đặc.
Điều này được thể hiện bởi không gian, thiên nhiên miền núi bao
trùm các thiên truyện.
Sự độc đáo về mặt nội dung của truyện thơ Nôm Tày còn thể hiện
ở thế giới quan con người miền núi được miêu tả trong tác phẩm.
Nhìn từ phương diện nội dung, đề tài, chủ đề của các truyện thơ
Nôm Kinh và nhóm truyện thơ Nôm Tày có nhiều nét tương đồng. Phải
chăng, điều này được tạo nên bởi sự đồng điệu trong tâm hồn giữa hai
dân tộc. Bên cạnh đó, sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên và xã hội,
truyền thống văn hóa, văn học, lối tư duy … lại là nguyên nhân dẫn đến
sự khác biệt về mặt nội dung giữa hai nhóm truyện thơ này. Nội dung
các truyện thơ Nôm Tày đã có nhiều điểm mới với những giá trị độc
đáo. Từ đề tài, chủ đề, không gian và thiên nhiên miền núi… đều ghi
nhận cá tính sáng tạo của tác giả người Tày.
14
Chương 4
NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY
CÙNG CỐT TRUYỆN VỚI TRUYỆN THƠ NÔM KINH
(Trong chương 4, chúng tôi trình bày 4 vấn đề: Kết cấu; Thể thơ;
Nghệ thuật miêu tả nhân vật; Đặc điểm ngôn ngữ - gồm 47 trang)
4.1. Kết cấu (19 trang)
4.1.1. Kết cấu cốt truyện
4.1.1.1. Kết cấu xâu chuỗi, lắp ghép
Nhìn bao quát, về cơ bản cốt truyện của truyện thơ Nôm Tày

giống với truyện thơ Nôm Kinh. Do dựa theo cốt truyện của người
Kinh nên truyện thơ Nôm Tày chúng tôi khảo sát có kết cấu truyện
tương tự truyện thơ Nôm Kinh với ba sự kiện lớn: Gặp gỡ, tai biến -
lưu lạc, hội ngộ - đoàn viên. Riêng Thạch Seng có cách tổ chức sự kiện
theo hướng xâu chuỗi, lắp ghép.
Việc tổ chức câu chuyện theo từng đoạn giúp tác giả người
Tày thể hiện ý đồ sáng tạo được rõ ràng. Ví dụ, trong Tổng Tân - Cúc
Hoa, họ đã thêm vào một số đoạn thơ miêu tả diễn biến tâm trạng
nhân vật. Điều này đã đánh dấu bước chuyển tác phẩm mang khuynh
hướng kết cấu tự sự là chủ yếu sang khuynh hướng: tự sự - trữ tình
(trong Tổng Tân - Cúc Hoa, đoạn 5: Tâm trạng của Cúc Hoa trong
những ngày chờ đợi Tổng Tân). Mặt khác, với kết cấu cốt truyện lắp
ghép, người Tày thỏa sức sáng tác khi thêm một số nội dung hoàn toàn
mới so với bản Kinh trong khi nếu áp dụng tuyệt đối kết cấu cốt truyện
của người Kinh thì điều này rất khó thực hiện. Việc thêm vào hẳn một
đoạn mới cũng không phá vỡ kết cấu cốt truyện của văn bản gốc, trái lại,
nó làm cho tác phẩm của người Tày mang dấu ấn sáng tạo đậm nét, đậm
đà bản sắc dân tộc.
15
4.1.1.2. Kết cấu tự sự - trữ tình
Trong khi truyện thơ Nôm Kinh (bình dân) có kết cấu cốt
truyện tự sự là chủ yếu thì truyện thơ Nôm Tày xét trên quá trình
phát triển của thể loại có hai kiểu kết cấu: kết cấu trữ tình - tự sự (ở
giai đoạn đầu) và kết cấu tự sự - trữ tình (ở giai đoạn sau). Sở dĩ có
sự thay đổi này bởi trong truyện thơ Nôm Tày đã thấy sự xuất hiện
yếu tố trữ tình. Chất trữ tình trong truyện thơ Nôm Tày có thể biểu
hiện ở dạng cốt truyện giàu chất trữ tình hay xuất hiện kiểu nhân vật
trữ tình, có khi là những đoạn miêu tả phong cảnh thiên nhiên đậm màu
sắc trữ tình Cả bốn truyện thơ Nôm Tày chúng tôi tiến hành khảo sát đều
có xu hướng trữ tình hóa tác phẩm tự sự.

4.1.2. Sự sáng tạo trong các tình tiết
Trong truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm
Kinh, tác giả người Tày cũng rất chú ý đến việc thêm, bớt, lược bỏ và
sáng tạo mới các tình tiết để tạo dấu ấn riêng cho tác phẩm của mình.
Chỉ riêng việc sáng tạo thêm các tình tiết mới đã làm thay đổi
qui mô kết cấu truyện thơ Nôm Kinh. Điều này chứng tỏ truyện thơ
Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh không phải là tác
phẩm dịch như một số người quan niệm.
Rõ ràng, với sự tiếp biến của mình, tác giả người Tày đã khoác
cho văn bản gốc một diện mạo mới, trong đó, nhân vật hiện lên rõ nét
hơn, các sự kiện được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ hơn, dấu ấn bản sắc văn
hóa dân tộc cũng được thể hiện đậm nét với những phong tục, tập
quán đặc thù.
4.1.3. Mở đầu và kết thúc tác phẩm
Kết cấu truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ
Nôm Kinh còn thể hiện trong cách mở đầu và kết thúc tác phẩm.
16
Những đoạn thơ mở đầu, kết thúc in đậm dấu ấn sáng tạo của người
Tày đồng thời mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Như vậy, có thể thấy trong truyện Nôm, dấu ấn của thể loại
tự sự khá rõ song cũng không thiếu đặc điểm của thơ trữ tình (cảm
xúc, nội tâm của nhân vật). Kết thúc truyện có thể là bài học rút ra từ
số phận, cuộc đời nhân vật, cũng có khi lại gợi sự liên tưởng cho
người đọc. Bản Tày nhấn mạnh thêm đến tính giáo dục và sức sống
lâu bền của truyện.
4.2. Thể thơ (4 trang)
Truyện thơ Nôm Kinh sử dụng thể thơ lục bát còn truyện thơ
Nôm Tày dùng thể thơ thất ngôn trường thiên. Người Tày sử dụng
thể thơ thất ngôn trường thiên do truyện thơ Nôm Tày không chỉ để
đọc mà còn được hát lên theo làn điệu của lượn - một thể loại thơ ca

dân gian chỉ có ở dân tộc Tày. Đây là loại truyện có sự kết hợp hài
hòa, nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật ngôn từ và âm nhạc.
4.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật
(Trong mục này, chúng tôi trình bày 2 tiểu mục: miêu tả ngoại
hình và miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật gồm 11 trang)
4.3.1. Miêu tả ngoại hình
Trong khi tác giả truyện thơ Nôm Kinh ít chú ý đến việc miêu
tả ngoại hình nhân vật hoặc nếu có thì chỉ là vài nét phác họa thì tác
giả người Tày lại rất quan tâm đến vấn đề này. Điều đó làm cho nhân
vật trong truyện thơ Nôm Tày hiện lên rõ ràng, cụ thể với những nét
miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, chân thực. Nhân vật không chỉ là những con
người chung chung, phiếm chỉ, tượng trưng mà chân dung của họ
được khắc họa sinh động, rõ nét. Xét riêng trong lĩnh vực miêu tả
ngoại hình nhân vật truyện thơ Nôm Tày có sự khác biệt so với
17
truyện thơ Nôm Kinh. Bước sang truyện thơ Nôm Tày, các nhân vật
đều được khoác cho một diện mạo mới, phù hợp với quan điểm thẩm
mĩ của người Tày.
4.3.2. Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật
Phân tích nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật
trong truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh,
chúng tôi nhận thấy: không phải đến truyện thơ Nôm Tày cùng cốt
truyện với truyện thơ Nôm Kinh thì tác giả người Tày mới có những
biện pháp nghệ thuật để miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. Gần
như ý thức miêu tả nội tâm nhân vật đã có từ rất lâu trong quá trình sáng
tác truyện thơ Nôm Tày. Như vậy, phải chăng bước tiến trong việc miêu
tả diễn biến tâm trạng nhân vật ở truyện thơ Nôm Tày xuất phát từ chính
đời sống văn hóa, văn học của người Tày. Còn ở văn học trung đại của
người Kinh thì điều đó chỉ có ở truyện Nôm bác học.
4.4. Đặc điểm ngôn ngữ (13 trang)

4.4.1. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật
4.4.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện
Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện thơ Nôm Tày là ngôn
ngữ phức điệu. Có khi đó là lời kể quan phương, chức năng. Có lúc
lại được thể hiện trong thái độ căm hận cái ác, cái xấu, sự đau buồn
với những khổ đau mà nhân vật chính diện gặp phải, niềm vui mừng,
hân hoan khi chứng kiến hạnh phúc nhân vật được đáp đền. Đó có thể
lại là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về những minh triết ở đời mà thông
qua số phận, cuộc đời các nhân vật trong tác phẩm, họ đúc kết rồi bày
tỏ qua những dòng thơ.
4.4.1.2. Ng«n ng÷ nhân vật
Nằm trong chỉnh thể truyện thơ Nôm Tày, ngôn ngữ nhân vật
cũng mang những đặc trưng riêng của thể loại với tính khu biệt rất
18
cao. Ngôn ngữ nhân vật sử dụng rất gần gũi với lời ăn tiếng nói
thường ngày. Lớp từ thường xuyên có mặt trong tác phẩm bởi thế khá
bình dị, chân thực, gắn với cách cảm, cách nghĩ của người miền núi.
Ngôn ngữ một phần thể hiện tính cách nên với sự thẳng thắn, bộc
trực sẵn trong huyết quản, cách nói của nhân vật thường là trực tiếp
vào thẳng vấn đề. Điều đó mặc nhiên tạo cho tác phẩm người Tày nét
hay riêng nhưng đôi chỗ lại không tránh khỏi sự thô ráp, vụng về
(ngôn ngữ của các nhân vật nam giới). Tuy nhiên, đối nghịch với sự
thô ráp trong ngôn từ của người đàn ông, người phụ nữ lại sử dụng
thứ ngôn ngữ giản dị, trong sáng pha lẫn chút tế nhị, lịch thiệp.
4.4.2. Sự phong phú của nghệ thuật so sánh và sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh
Người miền núi nói chung và dân tộc Tày nói riêng khi diễn
đạt hay so sánh, liên tưởng, nói có hình ảnh. Tác phẩm truyện thơ
Nôm Tày thể hiện rõ đặc điểm này trong cả lời người kể chuyện và
ngôn ngữ nhân vật.
Nhìn chung, các hình ảnh so sánh, ví von, liên tưởng trong

truyện thơ Nôm Tày có nguồn gốc từ chính đời sống dân tộc Tày.
Đời sống ấy thể hiện trong thơ ca dân gian Tày rồi được chuyển hóa
vào truyện thơ Nôm Tày. Những truyện thơ Nôm Tày cùng cốt
truyện với truyện thơ Nôm Kinh cũng không nằm ngoài sự ảnh
hưởng ấy. Sự phong phú của lối so sánh ví von, liên tưởng đậm đà
bản sắc dân tộc mặc nhiên đem lại cho các tác phẩm không khí miền
núi đặc trưng, góp phần tạo nên cái độc đáo trong nghệ thuật sử dụng
ngôn ngữ của tác giả người Tày.
Tiểu kết chương 4
Truyện thơ Nôm Tày mang nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo,
thể hiện ở nhiều phương diện.
19
Với việc sáng tạo thêm các tình tiết, người Tày đã biến cốt
truyện mang khuynh hướng tự sự là chủ yếu thành cốt truyện có khuynh
hướng kết cấu tự sự - trữ tình.
Truyện thơ Nôm Tày sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên
gieo vần chân và vần lưng. Nó không chỉ để kể mà còn được hát lên
theo làn điệu của lượn. Bởi thế, thể thơ thất ngôn trường thiên là sự
lựa chọn tất yếu.
Với những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, người Tày đã có
những thành công quan trọng khi xây dựng nhân vật. Những nhân vật
từ trong truyện thơ Nôm Kinh bước sang truyện thơ Nôm Tày đều
mang những nét mới.
Ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm Tày cũng mang nhiều giá trị
nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ phức điệu được thể hiện ở cả người kể
chuyện và nhân vật. Thêm vào đó, lối so sánh ví von, liên tưởng giàu
hình ảnh cũng tạo cho ngôn ngữ truyện thơ Nôm Tày một không khí
miền núi đặc trưng.
Tóm lại, những nét khác biệt và độc đáo về mặt nghệ thuật nói
trên của nhóm truyện thơ Nôm Tày trong tương quan so sánh với truyện

thơ Nôm Kinh có gốc rễ sâu xa từ cá tính sáng tạo sẵn có của các trí
thức bản tộc, ý thức Tày hóa tác phẩm vay mượn, bề dày văn hóa, văn
học, tín ngưỡng truyền thống bản địa… của tộc người Tày.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu so sánh nhóm truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện
với truyện thơ Nôm Kinh chúng tôi nhận thấy:
1. Trong kho tàng văn học Việt Nam, có một hiện tượng khá
độc đáo, đó là sự vay mượn cốt truyện giữa nền văn học của các dân
tộc anh em. Trong mối quan hệ này, văn học người Kinh đóng vai trò
20
trung tâm, chi phối đến văn học các dân tộc khác như Tày, Thái…
Hiện tượng vay mượn cốt truyện dẫn đến sự ra đời của những nhóm
truyện có đề tài tương đồng như Thạch Seng, Phạm Tử - Ngọc Hoa,
Tổng Tân - Cúc Hoa, Lưu Bình - Dương Lễ… (dân tộc Tày); Ngu
Háu, Ý Nọi - Náng Xưa, Ú Thêm, Trạng nguyên, Trạng Tư… (dân tộc
Thái). Cùng tiếp thu tác phẩm người Kinh nhưng hai dân tộc Thái - Tày
lại có phương thức khác nhau nhằm thể hiện khả năng sáng tạo và bản
sắc văn hóa của dân tộc mình. Bởi thế, không nên xem sự vay mượn trên
là sao chép, chuyển dịch bởi trong quá trình tiếp nhận tác phẩm của
người Kinh, các tác giả người Tày, Thái đã để lại những dấu ấn đặc biệt
ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
2. Những giá trị nội dung vµ nghÖ thuËt của một số truyện thơ
Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh được thể hiện
trên nhiều bình diện:
2.1. Việc gia tăng chất trữ tình cho cốt truyện, thêm vào nhiều
phiến đoạn lột tả diễn biến tâm trạng nhân vật, miêu tả cảnh thiên
nhiên đã biến đổi kiểu kết cấu tác phẩm mang khuynh hướng tự sự là
chủ yếu của người Kinh thành tác phẩm có khuynh hướng kết cấu tự
sự - trữ tình trong truyện thơ Nôm Tày. Xu hướng trữ tình hóa tác
phẩm tự sự làm cho nội dung truyện thơ Nôm Tày được mở rộng

đồng thời ghi dấu thành công nghệ thuật xuất sắc của tác giả người
Tày. Trong truyện thơ Nôm Tày, sự sáng tạo tình tiết thể hiện trên
nhiều phương diện: mở rộng, thêm, bớt, lược bỏ… Phương thức này
không làm cho tác phẩm xa rời văn bản truyện thơ Nôm Kinh, nó góp
phần làm cho ý đồ sáng tác của người Tày được thể hiện. Chẳng hạn,
việc thêm các tình tiết miêu tả tâm trạng nhân vật làm cốt truyện
21
được “mềm hóa”, việc kéo dài các tình tiết làm cho hình ảnh, phẩm
chất nhân vật bộc lộ cụ thể, rõ ràng hơn. Những tình tiết không phù
hợp với tâm hồn, tính cách dân tộc Tày được mạnh dạn cắt bỏ. Kết
cấu cốt truyện ở bản Kinh cũng được đổi mới bằng cách mở đầu và
kết thúc tác phẩm trong bản Tày. Sự thay đổi này vừa đổi mới hình
thức kết cấu tác phẩm đồng thời tác giả người Tày lại gửi gắm được
trong đó những quan niệm, triết lí nhân sinh sâu sắc.
2.2. Hình tượng nhân vật được xây dựng đánh dấu bước phát
triển của các truyện thơ Nôm Tày. Những nhân vật giản dị như đồng
nội, chất phác như đất màu trong tác phẩm người Kinh đã được biến
đổi trở thành những con người cụ thể với hình hài và đời sống nội
tâm phong phú, đa dạng. Có thể hình dung những nấc thang trong
việc xây dựng nhân vật từ cổ tích đến truyện thơ Nôm Kinh (bình
dân) và sau cùng là truyện thơ Nôm Tày. Những bước tiến này ghi
dấu quá trình phát triển tự thân của văn học và sự tiếp biến văn hóa,
văn học, sự hòa nhập sâu rộng giữa hai nền văn học Kinh - Tày.
2.3. Chủ đề của truyện thơ Nôm Tày được thể hiện khá rõ
thông qua hệ thống nhân vật trong truyện. Nhân vật trong truyện thơ
Nôm Tày cũng hết sức phong phú và đa dạng. Đó có thể là những
nhân vật chính diện với nhân cách cao thượng như người phụ nữ thủy
chung, đức hạnh, giàu đức hi sinh; những chàng trai miền núi với
phẩm cách cao đẹp, tài trí, anh hùng được miêu tả bằng cảm hứng
ngợi ca; bên cạnh đó còn cả những nhân vật có tính cách thấp hèn…

Nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày phản ánh một phần hiện thực đời
sống người Tày. Đó là một xã hội miền núi tồn tại nhiều mâu thuẫn,
đối lập chính - tà, thiện - ác. Thế giới nhân vật này cũng thể hiện quan
22
điểm nhân sinh của người Tày. Sự đấu tranh cho công bằng, lẽ phải và
chân lí diễn ra căng thẳng, cam go giữa hai tuyến nhân vật chính diện
và phản diện. Kết thúc có hậu của những cuộc đấu tranh ấy chính là
ước mơ, khát vọng của người Tày về một xã hội tốt đẹp hơn.
2.4. Các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày đều mang không khí
miền núi đậm đặc. Không khí ấy toát lên từ không gian vùng cao
được thể hiện trong tác phẩm hay từ thiên nhiên miền núi gắn bó chặt
chẽ với đời sống con người. Môi trường hoạt động của nhân vật hay
vẻ đẹp con người, sự đấu tranh sinh tồn của họ đều được miêu tả
trong khung cảnh, thiên nhiên rừng núi. Không gian, thiên nhiên
miền núi làm nên màu sắc đặc trưng cho truyện thơ Nôm Tày.
2.5. Ngôn ngữ được sử dụng trong truyện thơ Nôm Tày ghi
dấu thành công nghệ thuật quan trọng của tác phẩm.
Điểm nhìn trần thuật quan phương đã được thay đổi bằng điểm
nhìn đa diện, nhiều chiều. Điều đó tạo nên ngôn ngữ phức điệu cho
tác phẩm. Từ ngôn ngữ người kể chuyện đến ngôn ngữ nhân vật đều
phong phú, đa dạng. Người kể chuyện vừa đứng từ góc nhìn truyền
thống để kể lại câu chuyện vừa hóa thân vào nhân vật để giãi bày. Nhân
vật sử dụng ngôn ngữ miền núi trong cách phô diễn kết hợp với lối nói
giản dị, dân dã. Hình thức lời nói của nhân vật cũng đa dạng, có lúc đối
thoại trực tiếp, nhiều đoạn độc thoại nội tâm.
Người Tày đã sử dụng một hệ thống ngôn ngữ đặc trưng với nhiều
thủ pháp so sánh liên tưởng, ví von giàu hình ảnh. Những hình ảnh ấy xuất
hiện nhiều trong đời sống hàng ngày, phù hợp với cách tư duy, cách cảm,
cách nghĩ của người miền núi. Các thủ pháp này tạo nên sự độc đáo về mặt
ngôn ngữ đồng thời làm cho tác phẩm có tính dân tộc sâu sắc.

23
2.6. Xét về mặt thể thơ, người Tày cũng có những vận dụng
sáng tạo, trong đó quan trọng nhất là biến thể loại văn học kể thành
thể loại văn học hát - kể. Dùng thất ngôn trường thiên thay thế thể
thơ lục bát để thể hiện là lựa chọn linh hoạt, phù hợp. Có như thế, tác
phẩm truyện thơ Nôm Tày mới tồn tại lâu dài trong đời sống văn hóa,
văn học, trong tâm hồn con người Tày cho tới tận ngày nay.
3. Một số hướng nghiên cứu gợi mở từ luận án.
Nghiên cứu so sánh truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với
truyện thơ Nôm Kinh chúng tôi thấy rằng còn khá nhiều vấn đề cần
phải được xem xét kĩ lưỡng hơn trong những công trình nghiên cứu
tiếp theo. Chẳng hạn, từ nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Nôm
Tày, cần phải xây dựng lại các tiêu chí để phân định văn học dân gian
và văn học viết bởi có một số tiêu chí đã trở thành truyền thống mà
chưa chắc chắn, với sự phát triển của khoa học nhân văn ngày nay, các
tiêu chí này lúc nào cũng cho ra những kết luận chính xác.
Nghệ thuật truyện thơ Nôm Tày cũng là vấn đề phải nghiên
cứu thêm. Chẳng hạn như sự kết hợp giữa thể thơ và âm nhạc trong
quá trình diễn xướng… hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật…
Vấn đề mở rộng nghiên cứu so sánh những truyện thơ có cùng
cốt truyện, đề tài trong văn học Việt Nam là công việc có cơ sở lí
luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có được cái
nhìn toàn diện hơn về đời sống vốn phong phú, phức tạp của nền văn
học dân tộc trong quá khứ. Từ đó, xác định nhiệm vụ bảo tồn, lưu
truyền các giá trị văn hóa văn học cho thế hệ tương lai.
24
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NCS
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. (2006), Phương pháp sáng tác trung đại với Đoạn trường
tân thanh của Nguyễn Du, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội, số 2.
2. (2008), Nhận diện nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường
tân thanh của Nguyễn Du, Nghiên cứu văn học, số 3.
3. (2010), Nhận diện một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt
truyện với truyện thơ Nôm Kinh, bàn về một số tiêu chí phân biệt
văn học dân gian và văn học viết, Tạp chí Giáo dục, số 2.
4. (2010), Phạm Tử - Ngọc Hoa - một truyện thơ Nôm Tày
đặc sắc, Tạp chí Giáo dục, số 3.
5. (2010), Bước đầu tìm hiểu truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử -
Ngọc Hoa, Thông báo khoa học, Đại học Thái Nguyên, số 1.
6. (2010), Truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa, Nxb Đại
học Thái Nguyên.
7. (2011), Lịch sử nghiên cứu Đoạn trường tân thanh trên giác độ
so sánh , Đề tài KH và CN Cấp Bộ, Mã số: B 2008 - TN 04 - 19. Nghiệm
thu theo quyết định số: 1107/QĐ - ĐHTN ngày 4/10/2011.
8. (2014), Kết cấu tự sự - trữ tình trong truyện thơ Nôm Tày Tổng
Tân - Cúc Hoa , Tạp chí KH và CN, Đại học Thái Nguyên, số 7.
25

×