Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

báo cáo phương pháp tạo hạt nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.16 KB, 14 trang )

PHƯƠNG PHÁP TẠO HẠT NHÂN TẠO
I.Đặt vấn đề
Ở một số giống thực vật, việc duy trì nòi giống theo phương thức thông
thường là khó khăn và tốn nhiều thời gian, số lương những loài này ngày càng
ít, đôi khi có những loài đi đến tuyệt chủng do điều kiện bất lợi. để khắc phục
vấn đề này và tiến xa hơn nữa là thương mại hóa, các nhà khoa học không
ngừng nghiên cứu, tìm ra các phương pháp mới như nuôi cấy mô, phôi vô tính,
hạt vô tính,…
trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hạt nhân tạo.
II.Công nghệ tạo hạt nhân tạo
1.
Khái niệm
Năm 1978, Murashige phát hiện đầu tiên về kỹ thuật hạt nhân tạo. Năm 1987,
Redenbaugh và cộng sự đã phát triển thành công kỹ thuật tạo hạt nhân tạo. Về cơ bản,
hạt nhân tạo giống hạt tự nhiên, có cấu tạo là phôi vô tính được bọc bởi lớp áo bên ngoài
là lớp gel dinh dưỡng và có khả năng nảy mầm như hạt tự nhiên, điểm khác biệt là hạt
nhân tạo không có phôi nhũ.
Hình: Cấu tạo hạt nhân tạo
Năm 1988, McKersie và cộng sự đã tạo thành công hạt nhân tạo cây cỏ linh lăng,
65% hạt biến đổi sau bước làm khô. Năm 1985, Kitto và Janick bọc hạt nhân tạo cà rốt
bằng polyxyethylene đạt tỷ lệ sống 3%. Janick (1988), tạo hạt nhân tạo thành công trên
cần tây. Gray (1987) thành công trên nho và cây cỏ nón. Năm 1988, lúa mì được tạo hạt
nhân tạo do Carman và cộng sự.
2.
Mục đích
Sự biểu hiện thành công của việc tái sinh cây thông qua việc hình
thành phôi vô tính ở một loài thực vật đã mở ra một phạm vi ứng dụng mới đó là
tạo hạt nhân tạo nhằm tạo một hệ thống vận chuyển dễ dàng cho việc gieo trực
tiếp phôi lên đất trồng. Phôi vô tính được tạo thành invitro thiếu một vỏ bao
ngoài và có khuynh hướng nảy mầm ngay tức khắc (nếu phôi đã trưởng thành)
dưới những điều kiện tối ưu hoặc có thể chuyển vào trạng thái thụ động nếu bị


thiếu nước(Litz và Gray, 1992). Ngược lại phôi hợp tử với vỏ bao bên ngoài có
một khả năng chịu hạn rất cao (senaratna và csv, 1990;TengvàHor, 1997). Do
đó, cần có một hệ thống để cảm ứng phôi vô tính sao cho nó hoạt động giống
phôi hợp tử, và từ đó có thể chịu đựng được những tổn hại ở mức tối thiểu.
3.Ý nghĩa
Công nghệ hạt nhân tạo sử dụng phô vô tính có vai trò rất quan trọng trong việc trồng
trọt ở những loài thực vật

Không tạo được hạt

Hạt được tạo thành với một số lượng thấp

Khả năng hạt sống sót thấp

Việc nhân giống thực vật khó khăn và chất mầm không thể bảo quản được
4. Các nhân tố trong tạo hạt nhân tạo
4.1 phôi vô tính
a, lịch sử phát triển
-1958, Street và Reinert đã mô tả sự hình thành phôi vô tính từ các tế bào đơn của cà rốt
-1977, Murashige đưa ra ý kiến tạo phôi vô tính có thể trở thành biện pháp vi nhân giống
-Đến nay công nghệ phôi vô tính được xem là rất có triển vọng cho nông nghiệp thế kỷ
21
b,khái niệm về phôi vô tính
Phôi vô tính hay phôi soma là các thể nhân giống (propagule) có cực tính bắt nguồn từ
các tế bào dinh dưỡng, bao gồm cả phần mô phân sinh ngọn và mô phân sinh gốc, do đó
có thể hình thành chồi và rễ.
Không giống như các tế bào eukaryote, hầu hết các tế bào thực vật đều có khả năng phát
triển thành phôi dưới những điều kiện xác định.Williams và Maheswaran (1986) đã cho
rằng phôi vô tính có thể được hình thành từ một tế bào đơn hay từ cả cụm tế bào phôi,
tiến trình này khác với những quá trình tự nhiên khác và được gọi là quá trình hình thành

phôi vô tính.
Phôi vô tính rất giống phôi hữu tính ở hình thái và sinh lý nhưng không có tái tổ hợp di
truyền.do đó tất cả những cây con tái sinh bằng con đường này thì có vật chất di truyền
giống hệt các tế bào sinh dưỡng đã sinh ra chúng. Đặc tính này của phôi sinh dưỡng
không những cho phép thực hiện sự

hông

4.2 Tạo vỏ bọc bằng sodium alginate
• Có rất nhiều tác nhân tạo gel được sử dụng làm vỏ bọc cho phôi.Đó
có thể là agar, alginate, polyco 2133 (Bordon Co.), carboxyl methyl cellulose,
nhân giống vô tính mà còn tạo ra những thay đổi chuyên biệt và trực tiếp để đưa các
tính chất mong muốn vào các cá thể bằng việc chèn thêm những trình tự gen cố
định
vào tế bào sinh dưỡng. (Saiprasad, 2001).
Giống như các tế bào của mô phân sinh, các tế bào sinh phôi có các đặc tính

bản như sau: tế bào nhỏ, có cùng một đường kính, có hoạt động biến dưỡng rất
mạnh
mẽ, có cường độ tổng hợp ribonucleic acid rất cao, có tế bào chất đậm đặc, không
bào
rất nhỏ, nhân to, dễ nhận thấy, hạch nhân rất to và sậm màu, đặc biệt là các tế bào
này
có một lượng lớn các ribosom, ty thể, lưới nội chất nhỏ và có vách rất dày
(Ammirato,
1987; Emons, 1994; Raghvan, 1983; Thorpe, 1988).
c. Sự phát sinh hình thái của phôi vô tính
Tất cả các phôi vô tính đều có cấu trúc lưỡng cực, gồm có mô phân sinh của
cả
chồi và rễ, do đó có thể hình thành một cây hoàn chỉnh trong nuôi cấy in vitro. Sự

phát
sinh hình thái ở phôi vô tính rất giống so với phôi hữu tính. những phôi phát triển
bình
thường sẽ trải qua những giai đoạn phát triển riêng biệt như: hình cầu, hình tim,
hình
thủy lôi và hình lá mầm.
╬ Cơ chế phát sinh phôi soma
Những quan sát chi tiết về quá trình phát sinh phôi phát hiện có 4 pha : 0, 1,
2
và 3, được nhận thấy trong giai đoạn đầu của tiến trình phát sinh phôi trong hệ
thống
nuôi cấy nói trên (Fujimura và Komamine, 1979).
Ở pha 0, những tế bào đơn (giai đoạn 0) hình thành những cụm tế bào có
khả
năng phát sinh phôi (giai đoạn 1) trên môi trường có auxin. Trong suốt giai đoạn này,
những cụm tế bào hình thành từ những tế bào đơn có khả năng tạo phôi khi môi
trường
nuôi cấy không có auxin, để hình thành những cụm tế bào giai đoạn
1.
Sau đó, pha 1 xuất hiện khi cấy chuyển những cụm tế bào giai đoạn 1 qua
môi
trường không có auxin. Trong suốt pha 1, những cụm tế bào tăng sinh chậm và
dường
như không biệt hóa.
Sau pha 1 sự phân bào xuất hiện nhanh trên một phần của những cụm tế
bào,
dẫn đến việc hình thành những tế bào phôi hình cầu. Pha này được gọi là
pha 2.
22
Pha tiếp theo sau, pha 3, cây con in vitro phát triển từ những phôi hình cầu

qua
phôi hình tim và phôi hình thủy lôi.
Hình 2.6 Các giai đoạn phát sinh phôi vô tính
╬ Các kiểu phát sinh phôi soma
Sự phát sinh phôi soma bất định
Các phôi vô tính có thể phát triển từ các tế bào hay các mô sẹo có liên quan
của
một số loài thực vật nhiệt đới, các phôi bất định này có thể được tạo trực tiếp từ tế
bào
đơn trên bề mặt của phôi non hoặc gián tiếp từ bề mặt của phôi non này. Phương
pháp
này được sử dụng trong chương trình di truyền cải tạo giống, chẳng hạn như cứu
các
phôi bị chết non do lai tạo.
Sự phát sinh đa phôi vô tính
Hiện tượng này xảy ra khi nuôi cấy các noãn non của thực vật hạt trần. Các
khối mô có khả năng tạo phôi cao khi được cấy chuyền sang môi trường mới sẽ
phát
triển và tăng trưởng thành phôi. Mô có khả năng phát triển thành phôi có thể được
phân biệt với mô không có khả năng phát triển thành phôi do màu trắng của phôi và
hoá đỏ khi nhuộm bằng acetocarmine. Dưới ánh đèn tử ngoại các tế bào phôi có thể
phát huỳnh quang màu xanh lá cây.
Sự phát sinh phôi soma do cảm ứng
Hiện tượng này do sự nuôi cấy lỏng các tế bào và mô sẹo sau khi các mô này
chịu các xử lý đặc biệt đem lại sự cảm ứng khả năng tạo phôi. Người ta đã thực
hiện
nhiều nghiên cứu trên nhiều loại thực vật ở các điều kiện nuôi cấy khác nhau để
quan
sát khả năng tạo thành mô sẹo.
23

d. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phôi vô
tính
Việc cảm ứng tạo phôi vô tính là một trong những công việc khá mới mẻ và rất
khó khăn. Để đạt được hiệu quả cao và thành công, việc tìm hiểu các điều kiện sinh
lý,
hóa học tác động đến sự hình thành phôi là một công việc rất quan
trọng.
╬ Mẫu cấy
Mỗi loại mẫu cấy có những khả năng cảm ứng tạo phôi khác nhau. Sự lựa
chọn
mẫu cấy rất khắc khe, ví dụ, nhiều loài một lá mầm đòi hỏi mẫu cấy phải ở một giai
đoạn cụ thể nào đó của hợp tử phôi non thì mới hình thành mô sẹo từ đó tạo phôi vô
tính. Những bộ phận thích hợp được sử dụng để nuôi cấy tạo phôi Asparagus
officinalis, Lilium như chồi đỉnh, cuống lá, lóng thân, mầm, phôi chưa trưởng thành,
còn những bộ phận khác thì hiệu quả tạo phôi rất thấp (Hisato Kunitake,
1998).
╬ Môi trường nuôi cấy
Gần 70% nghiên cứu thành công đều nhờ vào sử dụng môi trường MS với
hàm
lượng muối khoáng cơ bản (Ammirato, 1983; Litz và Gray, 1992; Thorpe, 1988). Lý
do vì môi trường này có chứa hàm lượng muối nitrat và ammonia cao. Tỉ lệ giữa
muối
nitrat và ammonia trong môi trường rất quan trọng trong việc cảm ứng tạo phôi
(Niedz, 1993, 1994). Polyamine trong môi trường dinh dưỡng có hiệu quả kích thích
đến việc hình thành phôi vô tính (Minocha và Minocha, 1995). Những chất hữu cơ
khác như nước dừa, casein thủy phân, tinh chất mạch nha (malt extract)… ở những
nồng độ khác nhau cũng được sử dụng và đã cho thấy có nhiều ảnh hưởng đến
cảm
ứng tạo phôi ở một số loài thực vật. Bên cạnh đó cũng đã có những đề nghị về vai
trò

của nitrogen, amino acid, amid, cũng như của kali, photphat đến sự hình thành phôi(
Tisserat và cộng sự, 1979; Ammirato, 1983).
╬ Nguồn cacbohydrate
Sucrose là một nguồn cacbon chính trong môi trường nuôi cấy. Tuy nhiên
trong
một vài trường hợp, galactose (Cabasson và cộng sự, 1997), lactose (Jumin và
Nato,
1995), maltose (Dhir và Yavada, 1995), glucose và fructose (Canhoto và Cruz, 1994)
24
và manitol (Kunitake và cộng sự, 1991) khi kết hợp với sucrose đã đẩy mạnh sự
cảm
ứng tạo phôi cũng như sự phát sinh hình thái bình thường của
phôi.
╬ Chất điều hòa tăng trưởng
Chất điều hòa tăng trưởng được chia làm 5 nhóm chính là auxin, cytokinin,
acid
abscisic, gibberellin, ethylen. Các chất điều hòa tăng trưởng là tối cần thiết cho việc
cảm ứng tạo phôi và mỗi chất điều hòa tăng trưởng thì lại có những tác dụng lên
việc
tạo phôi khác nhau trên những loài thực vật khác nhau và ở những nồng độ khác
nhau.
Quá trình cảm ứng hình thành phôi vô tính ở những loài thực vật khác nhau cho
thấy
có 3 kiểu ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng đối với
phôi:
1)
Sự hiện diện của chất điều hòa tăng trưởng là cần thiết trong tất cả các giai
đoạn phát triển cuả phôi
2)
Chất điều hòa tăng trưởng cần thiết trong giai đoạn cảm ứng, tuy nhiên,

sang
đến giai đoạn phát triển cao hơn thì các chất điều hòa này cẩn phải được
loại
bỏ
3)
Sự hình thành phôi vô tính chỉ xuất hiện khi có sự có mặt của chất điều hòa
tăng trưởng, nhưng khi phôi vô tính phát triển sau giai đoạn hình cầu thì sự
có mặt của chất điều hòa không còn tác dụng nữa.
Chất điều hòa tăng trưởng là auxin, thường là 2,4-D và NAA được sử dụng
trong hơn 50% và 25% trường hợp cảm ứng tạo phôi (Evans và cộng sự, 1983; Litz

Gray, 1992). Có những sự khác biệt ở mức tế bào và mức độ phôi trong hoạt động
phân chia tế bào của các tế bào phôi vô tính và tế bào mô sẹo, cũng như là những
sự
khác biệt trong sự phát triển hình thái của phôi vô tính được cảm ứng trên những
chất
auxin khác nhau ( Rodrigeuz và Wetztein, 1998). Auxin được chứng tỏ cho thấy có
một tác dụng tích cực khi được sử dụng kết hợp với cytokinin và TDZ. Tuy nhiên ở
nồng độ auxin cao thường hạn chế sự phát triển của phôi vô tính trong những giai
đoạn
đầu tiên của sự phát triển phôi.
Cytokinin cũng có những tác dụng tương đối lên sự hình thành phôi, nhưng

không có những tác dụng đáng kể. Mặc dù vậy, sự kết hợp của cả auxin và cytokinin
cho thấy nhiều thuận lợi để đạt được hiệu quả cảm ứng phôi tối đa trên một số loài
(Cruz và cộng sự, 1990; Nishi, 1997). Tuy nhiên hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu
sự
25
dụng TDZ, chất điều hòa tăng trưởng thuộc nhóm cytokinin, nhằm mục đích cảm
ứng

tạo phôi vô tính ở một số thực vật hai lá mầm (Murthy và cộng sự, 1998). Vì vậy
trong
những năm gần đây việc sử dụng TDZ đã trở nên phổ biến.
Môi trường không có hormone thường được sử dụng cho sự phát triển của
phôi
vô tính từ dạng hình cầu cho tới khi phát triển thành cây con. Đôi khi, những nồng
độ
thấp của hormone trong môi trường cần cho sự biểu hiện hoặc trong môi trường cần
cho sự phát triển thì có thể có lợi, thậm chí là bắt buộc phải có, tùy theo loài, để kích
thích sự phát triển bình thường của phôi.
Tóm lại, để cảm ứng tạo một cấu trúc lưỡng cực cần phải có tín hiệu của một
loại hormone. Ngược lại, để cảm ứng tạo cơ quan thì phải có hai tín hiệu hormone
khác nhau: đầu tiên là tạo chồi, sau đó tạo rễ, sử dụng hai môi trường khác nhau.
Để
những tế bào phôi phát triển bình thường thành những cây con thì cần một môi
trường
khác, có hoặc không có hormone.
╬ Thời gian xử lý
Khoảng thời gian mẫu cấy được xử lý với chất điều hòa tăng trưởng là một
nhân tố quan trọng trong việc cảm ứng cũng như hình thành phôi vô tính một cách
bình thường. Khi mẫu cấy được chuyển sang môi trường không có nhân tố tăng
trưởng, một khoảng thời gian tối thiểu là 8 ngày rất cần thiết cho việc cảm ứng hình
thành phôi với một hiệu quả rất cao mà không cần quan tâm đến dạng chất điều hòa
tăng trưởng đã sử dụng.
╬ Sự tương quan gữa độ tuổi của mẫu cấy và sucrose
Thường thì độ tuổi (Wetzstein và cộng sự, 1989) hay giai đoạn phát triển của
mẫu cấy (Karunaratne và cộng sự, 1991) là một nhân tố quan trọng trong cảm ứng
tạo
phôi. Do đó, sự phát triển tối đa hay độ tuổi sinh lý của mẫu cấy là một nhân tố chủ
yếu trongcảm ứng tạo phôi có hiệu quả ở một số loài thực vật. Hơn nữa, nguồn dinh

dưỡng cơ bản cần thiết (sucrose/cacbonhydrate) cho các loại mô thì khác nhau
đáng kể
tùy vào độ tuồi phát triển (Monnier, 1990). Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của các chất
kích thích tăng trưởng khác nhau đến các loại mô khác nhau thì phụ thuộc nhiều vào
nồgn độ sucrose có trong môi trường nuôi cấy (Thompson và Thorpe, 1987). Một
26
nồng độ sucrose cao (4-6%) được bổ sung ở giai đoạn cảm ứng và phát triển của
phôi
thì rất có lợi cho việc tạo phôi ở một số loài thực vật.
╬ Nồng độ của môi trường
Nồng độ của các thành phần trong môi trường cơ bản có ảnh hưởng đến việc
cảm ứng tạo phôi vô tính. Hầu hết các nghiên cứu tạo phôi trên môi trường MS đều
cho hiệu quả tạo phôi cao. Nồng độ môi trường càng loãng thì khả năng tạo phôi
càng
kém.
╬ Trạng thái vật lý của môi trường
Sự tạo thành phôi vô tính thường được cảm ứng trên môi trường bán rắn. Tuy
nhiên, trạng thái của môi trường (bán rắn hay lỏng) thì rất quan trọng trong việc duy
trì
và làm tăng cường sự phát triển của phôi vô tính. Sự cảm ứng tạo phôi vô tính của
Gossypium klotzschiapum trên môi trường MS lỏng có bổ sung vitamin B, có chứa
các
chất điều hòa tăng trưởng cho thấy đạt hiệu quả cao (Yuqiang Sun và cộng sự,
2003).
Ở Lilium longiflorum, kết quả tương tự cũng được phát hiện (Tribulato và cộng sự,
1997; Duong Tan Nhut và cộng sự, 2002).
╬Kiểu gen
Một vấn đề thường gặp trong cảm ứng tạo phôi nữa là sự phụ thuộc rất lớn
vào
loại cây trồng và kiểu gen. Kiểu gen có một ảnh hưởng to lớn trong việc cảm ứng

tạo
phôi của hầu hết các loài thực vật. Không phải tất cả các thực vật đều có khả năng
cảm
ứng tạo phôi. Đối với những cây tự thụ phấn, những giống cây khác nhau thì khả
năng
phát sinh phôi vô tính cũng có thể khác nhau.
Đã có các thí nghiệm khác nhau tiến hành trên các loài có kiểu gen khác nhau để
khảo sát khả năng hình thành phôi vô tính. Chẳng hạn như ở cây Asparagus, người
ta
đã quan sát khả năng tạo phôi vô tính trên các giống có kiểu gen khác nhau (Hisato

Masahiro, 1998). Delbreil và Julien (1994) đã mô tả những khác biệt quan sát được
từ
tần suất tạo phôi từ chồi dỉnh của 12 giống Asparagus có các kiểu gen khác nhau.
Những khác biệt về tần suất hình thành phôi ở các loài đa bội ( lưỡng bội, tứ bội)
cũng
đã được phát hiện ( Kunitake và cộng sự, 1992). Haensch và cộng sự (1996) đã
quan
27
sát khả năng hình thành phôi vô tính và tái sinh cây ở những giống Lilium có kiểu
gen
khác nhau.
╬ Cường độ chiếu sáng
Các nhân tố khác trong môi trường nuôi cấy như là cường độ ánh sáng cũng

ảnh hưởng đến việc cảm ừng tạo thành phôi vô tính. Các nghiên cứu cũng đã baó
cáo
về những ảnh hưởng khác nhau của chế độ sáng và tối. Nhìn chung, chế độ tối đã
cho
thấy có những ảnh hưởng tốt hơn trong giai đoạn cảm ứng. Ở một số loài thực vật,

sự
cảm ứng cần có những điều kiện ủ trong tối. Những điều kiện trong tối có thể được
tạo
bằng cách bao môi trường nuôi cấy bằng những tấm nhôm mỏng hoặc đặt chúng
trong
hộp carton. Những nghiện cứu tạo phôi vô tính ở loài Gossypium kltzschianum và
L.longiflorum đạt được kết quả tốt khi nuôi cấy trong tối (Yuqiang Sun và cộng sự,
2003; Tribulato, 1997).
e. Những vấn đề thường gặp trong quá trình phát sinh phôi vô
tính
Một vài vấn đề thường gặp trong quá trình phát sinh phôi vô tính ở vài loại
thực
vật là sự xuất hiện những phôi dị thường. Các lá mầm có thể bị xoắn lại, mô phân
sinh
chồi có thể có hình dạng không bình thường hoặc có thể thiếu. Những trường hợp
này
cần phải có những thao tác phụ để thúc đẩy sự xuất hiện bình thường và sự phát
triển
của phôi bằng cách sử dụng nồng độ từ thấp đến vừa phải các chất điều hòa tăng
trưởng trong môi trường, sử dụng acid abscisic hoặc những cách xử lý thẩm lọc
cao,
hay bằng những phương pháp vật lý khác như sự sấy khô (Ammirato, 1983; Parrott,
1988).
Những thực vật được tái sinh từ nuôi cấy mô sẹo và huyền phù tế bào có thể
bị
biến dị về hình thái hoặc biến dị ở phần sinh dưỡng. Tuy nhiên, những trường hợp
đó
ít xuất hiện ở những cây được tái sinh bởi sự phát sinh phôi vô tính hơn là những
cây
được tái sinh từ sự phát sinh cơ quan (Ammirato, 1987; Reisch, 1983). Nếu những

cây
được sử dụng với mục đích nhân lên, thì việc kiểm tra lại kiểu di truyền là rất quan
trọng bằng cách tiến hành kiểm tra độ hữu thụ và chỉ số di truyền cho nhửng đặc
điểm
tiêu biểu. Nếu những cây được sử dụng với mục đích sản xuất thì những kiểu biến
dị
nên được bỏ đi.
28
Hình 2.7 Phôi có hình dạng dị thƣ ờng
Một điều đáng chú ý nữa là sự phát sinh phôi vô tính và sự phát sinh cơ quan
thì không loại trừ nhau. Ví dụ, cỏ ba lá có thể được tái sinh từ phôi vô tính (Phillips

Collins, 1984). Tuy nhiên khi nuôi cấy trên môi trường thuận lợi cho sự phát triển
chồi
thì cũng tạo ra phôi vô tính, sau đó nuôi cấy trên môi trường thuận lợi cho sự nhân
lên
của chồi thì đã tạo ra nhiều cây tái sinh hơn so với khi nuôi cấy bình
thường.
Vì vậy những phương pháp làm cho phát sinh phôi và làm tái sinh cơ quan
được kết hợp để làm tối ưu hóa khả năng tái sinh cây. Thật thú vị khi trên cùng môi
trường thuận lợi cho sự phát triển sinh cực chồi của những phôi vô tính cũng là môi
trường thích hợp để tái sinh những hợp tử phôi lai khác loài. Từ đó cho thấy đã có
một
vài đặc điểm tương tự giữa phôi hợp tử và phôi vô tính
f. Ứng dụng của việc tạo phôi vô tính
Phôi vô tính giúp cho công tác vi nhân giống và sản xuất với số lượng lớn
thực
vật bằng bioreactor, và đồng thời mở ra một hướng mới trong công nghệ tạo hạt
nhân
tạo. phôi vô tính còn là nguyên liệu cho việc chuyển gen ở thực vật, công nghệ nuôi

cấy tế bào trần. Áp dụng công nghệ đông lạnh phôi vô tính là một phương pháp rất
hiệu quả trong việc bảo quản phôi mầm trong một thời gian dài. Quá trình tạo thành
phôi vô tính còn giúp ích cho việc nghiên cứu tính toàn thể, cũng như tìm hiểu cơ
chế
biệt hóa ở tế bào thực vật. Việc tạo thành công phôi vô tính ở một số loài thực vật,
cả
hạt trần lẫn hạt kín, cây một lá mầm và hai lá mầm, đã mở ra nhiều triển vọng mới
cho
29
nền công nghệ sinh học thực vật, tuy nhiên đây là một công việc khó khăn và khá
mới
mẻ.
Hình 2.8 Chồi lan Hồ Điệp tái sinh từ phôi
f. Một số thành tựu tạo phôi vô tính
Phôi vô tính đã được nghiên cứu trên hơn 130 loài, bao gồm các loài ngũ cốc,
các loài cỏ, cây họ đậu và các cây có quả hình nón (Ammirato, 1983; Wann,1988).
Trong đó, việc nghiên cứu tạo phôi Lan cũng rất được các nhà khoa học quan
tâm.
╬ Tạo phôi thông qua nuôi cấy protocorm lan Hồ Điệp (Jen Tsung Chen và
Wei Chin Chang, Đài Loan):
Jen-Tsung Chen và Wei-Chin Chang là 2 nhà nghiên cứu lan nổi tiếng ở châu
Á. Hai ông tiến hành nuôi cấy Protocorm lan Hồ Điệp trên môi trường ½ MS không
bổ sung chất điều hoà sinh trưởng. Sau 45 ngày nuôi cấy, 28.1% mẫu cấy hình
thành
phôi, trung bình 1 mẫu hình thành 1 phôi.
Khi nuôi cấy thử nghiệm Protocorm lan Hồ Điệp trên môi trường MS bổ sung
TDZ (0.45M, 4.54M, 13.62M), hai ông thấy rằng TDZ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
hình thành phôi vô tính. Trong đó, môi trường bổ sung TDZ nồng độ 13.62M cho
hiệu
quả tạo phôi cao nhất: gần 100% mẫu protocorm hình thành phôi (45NSC). Trung

bình
30
13.5 phôi/mẫu cấy… Ngược lại, khi bổ sung thêm NAA (nồng độ 0.54M và 57.37M)
sẽ ức chế sự tạo phôi.
╬ Phương pháp nuôi cấy tạo phôi lan Hồ Điệp từ cuống hoa (Ken Tokuhara và
Masahiro, Nhật Bản)
Theo báo cáo của hai nhà khoa học người Nhật này, khi nuôi cấy mẫu cuống
hoa trên môi trường New Dogashima (NDM) có chứa (NAA 0,5µM + BA 4,4µM +
sucrose 29,2 mM) thì mô sẹo phát sinh phôi (embryo callus) sẽ được tạo thành sau
7
tháng nuôi cấy, với tỉ lệ 73% mẫu cấy hình thành embryo callus.
╬ Tác động của điều kiện nuôi cấy và cơ quan nuôi cấy lên sự hình thành
phôi soma lan Oncidium (Jen-Tsung Chen và Wei-Chin Chang):
Theo báo cáo của tác giả, sự hình thành phôi có liên quan đến vị trí mẫu cấy:
những mảnh có vị trí ở phía đầu lá có khả năng tạo phôi cao hơn là ở những vị trí
khác
và môi trường tốt nhất cho việc tạo phôi lan Oncidium là: môi trường 1/2MS (chứa
85mg/l KH2PO4) bổ sung 10-20 g/l sucrose, 170mg/l NaH2PO4 và 0,5 mg/l
peptone.
╬ Phương pháp nuôi cấy tạo phôi lan Hồ Điệp từ mô sẹo (Nguyễn Bá Hùng ,
Hồng Ngọc Trâm, 2005).
Phôi vô tính sẽ hình thành khi nuôi cấy mô sẹo trên môi trường MS bổ sung
NAA 0.5 mg/l + BA 2 mg/l + đường 30g/l sau 11 tuần nuôi cấy
h
carrageenan, gelrite (Kelko. Co.), guargum, sodium pectate, tragacanth gum,
dextran, xanthan gum … những hợp chất này sẽ đông lại thành gel khi được
cho vào môi trường có chất điện phân thích hợp như đồng sulphate, calcium
chloride hoặc ammonium chloride nhờ vào những liên kết ion. Phương pháp
được sử dụng rộng rãi nhất để tạo vỏ bọc cho phôi đó là sử dụng sodium
alginate (Bajaj, 1995; Jeon và csv, 1986; Redenbaugh và csv, 1993).

• Alginate được sử dụng nhiều do nó có những đặc tính rất thuận lợi
như tính dính vừa phải, không gây độc cho phôi sinh dưỡng, có các đặc tính
tương hợp sinh học, khả năng tạo thành gel nhanh, rẻ tiền, để được lâu, độ
cứng của gel vừa phải để có thể vừa tạo thuận lợi cho sự hô hấp của phôi và
vừa bảo vệ được phôi khỏi những tổn thương bên ngoài.

• Hình : Công thức hoá học của alginate
• Alginate, chất hữu cơ mạch thẳng, kỵ nước. Nguyên tắc chính trong quá
trình tạo vỏ bọc alginate đó là sodium alginate chứa phôi sẽ tạo thành từng hạt nhỏ, tròn
và cứng khi nhỏ vào trong hỗn hợp NaCl
2
.2H
2
O nhờ vào sự trao đổi ion giữa ion Na
+

trong hỗn hợp sodium alginate với Ca
2+
có trong hỗn hợp CaCl
2
.2H
2
O. Vỏ bọc cứng
nhiều hay ít là phụ thuộc vào số lượng ion Na
+
trao đổi với ion Ca
2+
.
• Do đó nồng độ của hai tác nhân tạo gel, sodium alginate và CaCl2.2H2O,
và thời gian cho việc tạo liên kết ion phải thật tối ưu để có thể tạo thành vỏ bọc ở một độ

cứng thích hợp nhất. Không như phôi hợp tử, phôi vô tính thiếu lớp nội nhũ chứa chất
dinh dưỡng bên ngoài nuôi phôi, do đó bằng việc thêm vào chất nền gel những chất dinh
dưỡng, chất điều hòa tăng trưởng, carbohydrate sẽ tạo một nội nhũ nhân tạo thích hợp tối
đa cho tăng trưởng và sống sót của phôi (Gray, 1990; Gray và Purohit, 1991;
Redenbaugh và Walker, 1990). Ngoài ra nhằm tránh cho phôi bị mất nước, hay các tổn
thương cơ học, tăng sức đề kháng cho phôi người ta có thể thêm vào chất nền gel chất
kháng sinh, thuốc trừ nấm, trừ sâu, vi sinh vật.
• Mặc dù việc tạo hạt nhân tạo từ cách bọc phôi vô tính bằng sodium
alginate cho thấy có một số thành công nhất định trong việc tái sinh cây con, vẫn còn
nhiều vấn đề khó khăn khi sử dụng vỏ bao alginate này, chất dinh dưỡng có thể bị mất đi
khỏi vỏ bao (Redenbaugh và csv, 1987), sự trao đổi khí kém (Redenbaugh và csv, 1993)
… Đã có một số đề nghị cho rằng, việc thêm vào than hoạt tính sẽ giúp nâng cao khả
năng sống sót, phát triển của phôi vô tính hơn. Nguyên nhân là do than hoạt tính tăng
cường khả năng hô hấp của phôi, và nó giữ lại những chất dinh dưỡng nhiều hơn trong
vỏ bọc, phóng thích chúng rất chậm dùng cho sự phát triển của phôi.

5 Quy trình tạo hạt nhân tạo







• Hình 2-5: Các dạng phôi soma

• Phôi hình cầu Phôi hình tim




• Phôi hình thuỷ lôi Phôi hình lá mầm


• Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu tạo hạt nhân tạo

• ╬Với nguyên liệu là chồi (shootbud)



• Dùng dao cắt những chồi (shootbud) có kích thước 2-3 mm từ cây nuôi cấy in vitro.







• ╬Với nguyên liệu là phôi vô tính



• Dùng dao tách rời các phôi hình tim.

• Bước 2. Dùng pince cấy gắp các phôi/chồi cho vào môi trường tạo vỏ alginate.
• Bước 3 Dùng pipette 10ml hút môi trường alginate có chứa chồi/phôi nhỏ vào
dung dịch CaCl
2
.2H
2
O 100mM trong 15 phút.




• Bước 4.Dùng pince gắp hạt vào đĩa petri có chứa nước cất vô trùng để làm sạch
lượng CaCl2.H2O còn sót lại.


• Bước 5. Cấy hạt nhân tạo vào môi trường nuôi cấy (MS không bổ sung các chất
điều hòa sinh trưởng).

2
• Hình : Quy trình tạo hạt nhân tạo





III. Ứng dụng trong thực tế:
• Mỗi năm nước ta sản xuất hơn 10 triệu củ khoai tây giống, trong đó Đà
Lạt chiếm quá nửa bởi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp.
• Tuy nhiên, năng suất khoai tây thấp, chất lượng củ giống còn kém và tỉ lệ
củ mang mầm bệnh khá cao bởi chưa có quy trình sản xuất tiên tiến. Để nâng
cao chất lượng củ giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, sản xuất “hạt” khoai
tây nhân tạo; đồng thời kích thích sinh trưởng bằng kỹ thuật bức xạ hạt nhân”.

• Hạt khoai tây nhân tạo


Ruộng khoai tây ở Lý Nhân (Hà Nam)
• “Hạt” khoai tây nhân tạo còn có ưu điểm khó bị tổn thương khi vận

chuyển vì có một lớp da bao bọc bên ngoài, có thể cất giữ khá lâu ở nhiệt độ
thấp (4-6oC).
• Năng suất tăng từ 1 đến 2 lần
• Trồng khoai tây bằng “hạt” nhân tạo sạch bệnh, chất lượng cao, giá
thành hạ… là hướng đi mới mở ra nhiều triển vọng cho nông dân và các cơ sở
sản xuất, nhất là ở những vùng chuyên canh khoai tây để chế biến khoai sấy
khô xuất khẩu.
• Việc chiếu xạ bằng gamma tuy đã tạo điều kiện thuận lợi để “hạt”
khoai tây tồn tại ở môi trường bên ngoài với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt,
nhưng cũng cần một số biện pháp bổ trợ bởi “hạt” mỏng manh, dễ bị mất nước
và là miếng mồi béo bở của vi sinh vật.
• Trước khi mang “hạt” ra trồng cần xử lý lạnh từ 4 - 6
o
C trong vòng
một tuần, sốc nhiệt 38
o
C trong vòng hai ngày hoặc xử lý bằng một số loại axit và
chất bảo vệ thực vật.


III. Ưu nhược điểm hạt nhân tạo
• Ưu điểm
- Phôi phát triển nhanh, số lượng nhiều, có thể hạ thấp giá thành và tiết kiệm sức
lao động.
- Cây trồng đời sau mang ưu thế của giống cây cố định, không hề thay đổi.

- Dễ dàng sử dụng trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và trồng.
- Thời gian bảo quản lâu hơn, khả năng phát triển hạt giống vẫn còn tốt cho
khoảng thời gian dài hơn.
- Sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền

- Ứng dụng quy mô lớn, thích hợp cho độc canh quy mô lớn.
- Bảo tồn giống cây, để tránh sự tuyệt chủng của các loài có nguy cơ tuyệt
chủng
- Tạo điều kiện nghiên cứu về chức năng vỏ hạt, hình thành nội nhũ trong
phát triển của phôi và nảy mầm hạt giống.
- Tăng năng suất cây trồng
-
• Nhược điểm
- Hạn chế khi sử dụng vỏ bao alginat: chất dinh dưỡng có thể đi ra khỏi vỏ
bao, sự trao đổi khí kém
- Khả năng sống sót và phát triển của phôi vô tính thấp.
- Để thương mại hóa hạt nhân tạo thì trước tiên đòi hỏi quá trình tạo phôi
vô tính trên các đối tượng thực vật đó phải cho ra những phôi phát triển
bình thường, có kiểu hình đồng nhất
- Khả năng tái ính một số loài thực vật từ phôi vô tính và sự thích hợp khí
hậu sau đó của cây còn gặp nhiều khó khăn

-
phoi-soma-va-tao-hat-nhan-tao-o-cay-lan-588.html
-
tao-tu-phoi-cay-lan-vanda-va-khao-sat-434.html


×