BÀI 3: XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG
Ngày thực hành: 15/11/2013
Sinh viên: Phạm Hoàng Pháp MSSV: 1052010154
Võ Hồng Mạnh 1052010125
Nguyễn Duy Linh 1052010111
Nguyễn Sa Pha 1052010152
Lớp: DH10H1 Nhóm: 2
1. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1.1. Ý nghĩa của việc xác định tỷ trọng đối với dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ?
- Ý nghĩa của việc xác định tỷ trọng đối với dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ:
Dựa vào tỷ trọng có thể đánh giá sơ bộ dầu mỏ thuộc loại nặng hay nhẹ, mức độ biến
chất thấp hay cao.
- Chỉ tiêu đánh giá:
+ dầu DO: Theo tiêu chuẩn ASTM 1298 thì tỷ trọng max là 0,86 g/cm
3
.
- Phương pháp đo tỷ trọng: bằng phù kế, có các loại phù kế sau:
+ Phù kế có giá trị phân độ 0.0005 g/cm3 có nhiệt kế kem theo.
+ Phù kế có giá trị phân độ 0,0010 g/cm3 có nhiệt kế kèm theo.
+ Phù kế có giá trị chia độ 0,0010g/cm3 không có nhiệt kế kèm theo.
1.2. Mối quan hệ giữa tỷ trọng và các thành phần hydrocacbon?
+ Dầu càng nhẹ hiệu suất và chất lượng các sản phẩm trắng thu được khi chưng cất
càng cao, dầu càng ít S càng mang nhiều đặc tính Parafin
+ Dầu càng nặng thì chứa nhiều các chất dị nguyên tố, các chất nhựa và asphaten,
không thuận lợi sản xuất các sản phẩm nhiên liệu và dầu nhờn.
1.3. Tóm tắt các bước tiến hành thí nghiệm xác định tỷ trọng
Bước 1: cho từ từ phù kế sạch và khô vào ống đong đựng mẫu cần thí nghiệm, chú ý
phù kế không chạm vào thành trong của ống đóng.
Bước 2: cầm phía trên của tỷ trọng kế rồi thả từ từ vào ống đong đựng mẫu.
Bước 3: dùng nhiệt kế khuấy mẫu liên tục, khi nhiệt đọ đạt cân bằng, ghi nhiệt độ của
mẫu và lấy nhiệt kế ra.
Bước 4: kéo tỷ trọng kế lên khỏi chất lỏng khoảng 2 vạch chia và sau đó thả xuống. Để
cho tỷ trọng kế nổi tự do, chú ý tránh để tỷ trọng kế chạm vào thành ống đong.
Bước 5: khi tỷ trọng kế đứng yên, đặt mắt ở vị trí hơi thấp hơn mực chất lỏng và đưa
mắt lên từ từ cho đến khi ngang bằng với mặt thoáng của chất lỏng, rồi ghi giá trị đọc
được trên thang chia tỷ trọng kế.
Bước 6: sau khi đo tỷ trọng kế, lấy tỷ trọng kế ra lau bằng khăn mềm hoặc giấy mềm
rồi cất vào hộp đựng trành vỡ tỷ trọng.
2. THỰC HÀNH TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM
2.1. Tên mẫu thí nghiệm: dầu DO
2.2. Kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm
Tỷ trọng
Lần 1
0,836
Lần 2
0,836
Trung bình
0,836
2.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm của mẫu so với quy chuẩn Việt Nam.
843,0)2029(000725,0836,0)20(
29
4
20
4
tydd
Theo quy chuẩn Việt Nam: Theo tiêu chuẩn ASTM 1298 thì tỷ trọng là 0,86. Kết quả
tính toán là 0,843 thấp hơn giá trị tối đa cho phép đối với nhiên liệu Diesel. Có thể nói kết
quả đạt được yêu cầu và nhiên liệu đạt tiêu chuẩn.
3. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
3.1. Sự chuẩn bị ở nhà
3.2. Thái độ làm việc
3.3. Kết quả thí nghiệm
Điểm tổng kết điểm.
BÀI 4: XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC
Ngày thực hành: 15/11/2013
Sinh viên: Phạm Hoàng Pháp MSSV: 1052010154
Võ Hồng Mạnh 1052010125
Nguyễn Duy Linh 1052010111
Nguyễn Sa Pha 1052010152
Lớp: DH10H1 Nhóm: 2
1. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1.1. Độ nhớt động học là gì? Ý nghĩa của việc xác định độ nhớt các sản phẩm dầu
mỏ?
- Độ nhớt động học là tỷ số giữa độ nhớt động lực học và tỷ trọng của nó (ở cùng
nhiệt độ và áp suất).
=
trong đó: +
là độ nhớt động lực học
+
là tỷ trọng của sản phẩm dầu
Đơn vị của độ nhớt động học là St (cm
2
/giây) hoặc CSt. 1St=100CSt.
- Ý nghĩa của việc xác định độ nhớt các sản phẩm dầu mỏ:
Dựa vào độ nhớt dầu mỏ có thể tính toán được quá trình bơm vận chuyển. Đối với
Diesel độ nhớt phải đảm bảo cho quá trình phun nhiên liệu, đối với dầu nhờn chỉ tiêu vô
cùng quan trọng dảm bảo quá trình bôi trơn được tốt.
- Các chỉ tiêu đánh giá:
+ Dầu DO: Theo tiêu chuẩn ASTM D445 thì độ nhớt động học nằm trong khoảng 1.6-
5.5 CSt.
+ Dầu FO: Theo tiêu chuẩn ASTM D445 thì độ nhớt động học nằm trong khoảng 87-
380 CSt.
1.2. Thế nào là chất lỏng Niuton và phi Niuton
- Chất lỏng Niuton: Khi giá trị của vận tốc trượt và ứng suất trượt không tỉ lệ thuận
với nhau.
F=
trong đó: + F là ứng suất trượt
+
là vận tốc trượt
- Chất lỏng phi Niuton: Khi giá trị của vận tốc trượt và ứng suất trượt tỉ lệ thuận với
nhau.
1.3. Tóm tắt các bước tiến hành thí nghiệm xác định tỷ trọng
Bước 1: Chuẩn bị hệ thống
Giữ nhiệt độ điều nhiệt ổn định theo yêu cầu nhiệt độ thí nhiệm.
Nhớt kế đã nạp mẫu giữ trong bể điều nhiệt khoảng 30 phút, để đảm bảo
đạt nhiệt độ cần xác định độ nhớt.
Bước 2: Tiến hành do độ nhớt
Đối với nhớt kế mao quản loại R: Dùng bóp cao su đẩy mực chất lỏng trong
mao quản L xuống thấp hơn vạch E 5 mm. Để chất lỏng chảy tự do và dung đồng
hồ bấm giây xác định thời gian chất lỏng chảy từ EF, ghi kết quả.
Bước 3: Xử lý mẫu và dụng cụ thí nghiệm.
Mẫu đổ đúng nơi quy định
Nhớt kế được rửa nhiều lần bằng dung môi tuluen
2. THỰC HÀNH TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM
2.1. Tên mẫu thí nghiệm: dầu DO
2.2. Kết quả thí nghiệm
Hằng số nhớt
kế, cSt
Thời gian do, giây
Trung bình
Loại R
Lần 1
Lần 2
397
407
402
Sai số:
cst04,0
Độ nhớt động học:
csttC 216,3402.008,0.
2.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm của mẫu so với quy chuẩn Việt Nam.
Theo quy chuẩn Việt Nam: Theo tiêu chuẩn ASTM D445 quy định độ nhớt là 1,6 – 5,5
cst. Kết quả tính toán là 3,216 có thể nói kết quả đạt được yêu cầu và nằm trong khoảng
cho phép, nhiên liệu đạt tiêu chuẩn.
3. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
3.1. Sự chuẩn bị ở nhà
3.2. Thái độ làm việc
3.3. Kết quả thí nghiệm
Điểm tổng kết điểm.
BÀI 5: ĐIỂM ANILIN
Ngày thực hành: 15/11/2013
Sinh viên: Phạm Hoàng Pháp MSSV: 1052010154
Võ Hồng Mạnh 1052010125
Nguyễn Duy Linh 1052010111
Nguyễn Sa Pha 1052010152
Lớp: DH10H1 Nhóm: 2
1. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1.1. Điểm Anilin là gì? Ý nghĩa việc xác định điểm Anilin?
- Định nghĩa
Điểm Anilin là nhiệt độ thấp nhất trong điều kiện xác định Anilin và sản phẩm tương
ứng hòa tan vào nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Ý nghĩa của việc xác định điểm Anilin:
+ Đánh giá hàm lượng hydrocacbon thơm trong dầu.
+ Thông qua điểm Anilin xác định được chỉ số Diesel và chỉ xetan.
Chỉ số diesel=
; chỉ số xetan= 0,77 x chỉ số Diesel +10.
- Chỉ tiêu đánh giá: +dầu DO thì theo TCVN 3180 - 79 quy định thì chỉ số Xetan
min 45.
1.2. Mối quan hệ giữa thành phần hydrocacbon và điểm Anilin?
Mối quan hệ giữa thành phần hydrocacbon và điểm Anilin:
Trong cùng một loại hydrocacbon thì điểm Anilin tăng theo trọng lượng phân tử.
Hydrocacbon thơm có điểm Anilin thấp hơn so với các hydrocacbon khác rất nhiều.
1.3. Ảnh hưởng của điểm Anilin tới trị số Octan và Xetan?
Dựa vào mối quan hệ điểm Anilin và thành phần hydrocacbon dẫn đến ảnh hưởng của
Anilin tới trị số Octan và Xetan. Điểm Anilin thấp khi thành phần nguyên liệu chứa nhiều
hydrocacbon thơm nên trị số Octan cao, ngược lại điểm Anilin cao thì trị số Xeetan cao.
Chỉ số diesel=
; chỉ số xetan= 0,77 x chỉ số Diesel +10.
1.4. Chỉ số Xetan là gì? Mối quan hệ giữa chỉ số Xetan với thành phần hydrocacbon?
- Chỉ số Xetan là chỉ số đặc trưng cho khả năng tự bắt cháy của nhiên liệu Diesel,
cho biết hàm lượng phần trăm xetan trong hỗn hợp với - metyl naphtalein mà khả năng
tự bắt cháy trong động cơ chuẩn tương ứng với khả năng tự bắt cháy của nhiên liệu thử
nghiệm trong cùng một điều kiện. Coi trị số xetan của xetan là 100, của - metyl
naphtalein là 0.
- Mối quan hệ chỉ số Xetan với thành phần hydrocacbon:
Đặc trưng cho khả năng bốc cháy nên dữa vào chỉ số Xetan ta biết chỉ số Xetan
cao chứng tỏ có nhiều thành phần n-parafin, chỉ số Xetan thấp chứng tỏ các isoparafin và
hydrocacbon thơm nhiều.
1.5. Tóm tắt các bước tiến hành thí nghiệm?
Bước 1: Chuẩn bị mẫu
Hút 10ml Anilin + 10ml dầu DO vào ống nghiệm.
Đậy nút lọc có cắm nhiệt kế sao cho bầu thủy ngân nằm ngang bề mặt phân chia
giữa hai chất lỏng, cắm thêm 1 đũa khuấy, lồng ống nghiệm vào ống bao ngoài rồi ngâm
cả hai trong cốc nước gia nhiệt.
Bước 2: Tiến hành do điểm Anilin
Đun cốc nước với tốc độ
31
o
C/phút, vừa đun vừa khuấy lúc đầu hệ vẫn
đục cho đến khi trở thành trong suốt, chứng tỏ hỗn hợp hòa tan hoàn toàn. Tắt bếp
để nguội vẫn tiếp tục khuấy cho đến khi hệ bắt đầu đục thì ghi ngay nhiệt độ tại
thời điểm đó.
Lặp lại quá trình, giữa hai lần đo không quá 0,5
o
C, nếu vượt quá thì phải
tiến hành làm lại.
Bước 3: Xử lý mẫu và dụng cụ thí nghiệm.
Tắt nguồn nhiệt
Mẫu đổ đúng nơi quy định
Rửa ống nghiệm nhiều lần bằng dung môi tuluen và xylen.
2. THỰC HÀNH TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM
2.1. Tên mẫu thí nghiệm: Dầu DO
2.2. Kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm
Điểm Anilin,
o
C
Lần 1
66
Lần 2
66,5
Trung bình
66,25
Chỉ số Diesel:
Đổi 66,25
o
C = 151,25
o
C
8461,000012,0.5842525,05
20
4
15
15
dd
o
API =
74,355,131
8461,0
5,141
5,131
5,141
15
15
d
Chỉ số Diesel =
06,54
100
74,3525,151
Chỉ số Xetan:
Chỉ số Xetan =
77,0
chỉ số Diesel + 10
= 0,77
54,06 + 10 = 51,62
2.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm của mẫu so với quy chuẩn Việt Nam.
Theo quy chuẩn Việt Nam: Theo tiêu chuẩn TCVN 3180 - 79 quy định thì chỉ số
Xetan min 45, theo kết quả thí nghiệm thu được thì chỉ số Xetan là 51,62 thì kết quả đạt
được yêu cầu và nằm trong khoảng cho phép, nhiên liệu đạt tiêu chuẩn.
3. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
3.1. Sự chuẩn bị ở nhà
3.2. Thái độ làm việc
3.3. Kết quả thí nghiệm
Điểm tổng kết điểm.