Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

bài 9 10 (báo cáo thí nghiệm chuyên ngành hóa dầu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.19 KB, 7 trang )

BÀI 9: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC

Ngày thực hành: 29/11/2013
Sinh viên: Phạm Hoàng Pháp MSSV: 1052010154
Võ Hồng Mạnh 1052010125
Nguyễn Duy Linh 1052010111
Nguyễn Sa Pha 1052010152
Lớp: DH10H1 Nhóm: 2
1. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1.1. Ảnh hưởng của nước đối với các sản phẩm dầu mỏ như xăng, dầu Diesel, dầu
nhờn?
- Nhiên liệu Diesel làm giảm nhiệt trị, làm bẩn buồng đốt, ăn mòn ống dẫn dầu, làm
tắc nghẹn vòi phun.
- Xăng: động cơ hoạt động thiếu ổn định, gây ăn mòn ống dẫn, thiết bị. Trong xăng
cho nhiên liệu phản lực thì ở nhiệt độ thấp tạo tinh thể nước đá gây tắc nghẹn ống dẫn
nhiên liệu.
- Dầu nhờn: đẩy nhanh quá trình gây ăn mòn, gỉ chi tiết máy, tăng quá trình oxy hóa
của dầu và gây tạo nhũ làm mất tác dụng của phụ gia trong dầu, thủy phân phụ gia.
 Tiêu chuẩn:
- Đối với Diesel thì theo TCVN 2694 – 2000 thì làm hàm lượng nước không lớn
hơn 0,05% thể tích, hoặc ASTM E203 thì Max 200 mg/kg.
- Đối với dầu FO: theo TCVN 2692 – 1995 thì hàm lượng nước Max là 1% thể tích.
1.2. Việc xác định dung môi là Tuluen hoặc Xylen để xác định hàm lượng nước dựa
trên nguyên lý nào? Có thể thay thế loại dung môi nào khác được hay không?
- Tuluen và Xylen là hai dung môi không phân cực, khi cho vào nước thì chúng
không hòa tan trong nước và tạo với nước một hỗn hợp đẳng khí. Khi cho tuluen hoặc
xylen vào thì dẫn đến áp suất riêng phần của tuluen và nước giảm đi dẫn đến nhiệt độ sôi
của hỗn hợp sẽ thấp hơn nhiệt độ sôi của từng cấu tử. tại điểm đẳng phí thì pha hơi sẽ
được ngưng tụ trong ống ngưng (nước được lôi cuốn ra ngoài nhờ dung môi). Sau khi
tách nước ra khỏi dung môi trong ông đong ta xác định hàm lượng nước.
- Có thể dùng dung môi hydrocacbon không phân cực bất kỳ, không chứa nước và


có nhiệt độ sôi trong khoảng nhiệt độ không khác xa so với nhiệt độ sôi của nước.
1.3. Tóm tắt các bước cơ bản tiến hành thí nghiệm?
Bước 1: Lắp hệ thống thí nghiệm
- Lắp bình cầu chứa mẫu, bộ phận tách nước, ống sinh hàn như hệ thống thí nghiệm
Bước 2: Tiến hành chưng cất:
- Bật bộ phận đun, tăng nhiệt độ và điều chỉnh phần cất ngưng tụ chảy xuống ống
hứng với tốc độ 2 – 3 giọt/phút. Tiến hành thí nghiệm đến khi hàm lượng nước trong ống
hứng không tháy đổi trong 5 phút. Sau đó tắt bếp, để hệ thống nguội đến nhiệt độ phòng,
đọc chính xác lượng nước trong ống hứng.
- Nếu lượng nước tạo với dung môi một dung dịch nhũ tương, thì đem ống hứng gia
nhiệt trong nước nóng cho đến khi hệ nhũ tương bị phá vỡ tách ra thành 2 lớp. Đọc chính
xác thể tích nước trong ống hứng.
Bước 3: Xử lý mẫu và dụng cụ thí nghiệm.
- Tắt nguồn điện, đổ mẫu đúng nơi quy định, tráng rửa dụng cụ bằng dung môi thích
hợp (tuluen và xylen).
2. THỰC HÀNH TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM
2.1. Tên mẫu thí nghiệm: Dầu DO
2.2. Kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm
Lượng mẫu thí
nghiệm, (ml)
Lượng nước thu
được, (ml)
Phần trăm thể
tích thu được
Lần 1
50
0,1
0,2 %
Lần 2





Hàm lượng nước:
- Hàm lượng nước thu được là 0,1 ml tương ứng 0,2 %
2.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm của mẫu so với quy chuẩn Việt Nam.
Theo quy chuẩn Việt Nam: Theo tiêu chuẩn TCVN 2694 – 2000 thì hàm lượng nước
Max 0,05, theo kết quả thí nghiệm thu được là 0,2 %.
3. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
3.1. Sự chuẩn bị ở nhà


3.2. Thái độ làm việc


3.3. Kết quả thí nghiệm


Điểm tổng kết điểm.
BÀI 10: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TẠP CHẤT CƠ HỌC

Ngày thực hành: 29/11/2013
Sinh viên: Phạm Hoàng Pháp MSSV: 1052010154
Võ Hồng Mạnh 1052010125
Nguyễn Duy Linh 1052010111
Nguyễn Sa Pha 1052010152
Lớp: DH10H1 Nhóm: 2
1. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1.1. Ý nghĩa của việc xác định hàm lượng tạp chất cơ học đối với dầu thô và các sản

phẩm dầu mỏ như nhiên liệ, dầu nhờn?
- Hàm lượng tạp chất cơ học đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ có tác hại
như: gây khó khăn trong quá trình vận chuyển trong đường ống, gây ăn mòn đường ống,
tạo cặn trong các thiết bị…như vậy việc xác định hàm lượng tạp chất cơ học đối với dầu
thô và các sản phẩm của dầu mỏ như: nhiên liệu, dầu nhờn, có ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình bảo dưỡng hệ thống đường ống, thiết bị.
 Các tiêu chí đánh giá:
- Dầu diesel: TCVN 2694 – 2000: max 0,05% thể tích
- Dầu nhiên liệu: ASTM D473 : max 0,15 % khối lượng
- Dầu diesel thì tạp chất dạng hạt, mg/l max là 10 theo ASTM D2276.
1.2. Có thể thay thế dung môi Tuluen bằng dung môi bất kỳ khác được không? Giải
thích?
- Có thể thay thế dung môi tuluen bằng dung môi không phân cực bất kỳ khác như:
xylen. Bởi vì dầu thô là hợp chất của các hydrocacbon không phân cực thì tan được trong
các hydrocacbon không phân cực.
1.3. Mối quan hệ giữa hàm lượng tạp chất cơ học và hàm lượng tro?
- Hàm lượng tro tỉ lệ thuận với hàm lượng tạp chất cơ học, nghĩa là hàm lượng tạp
chất cơ học càng lớn thì lượng tro thu được càng lớn vì trong tạp chất cơ học chứa
hàm lượng lớn kim loại và các hợp chất cơ kim như vậy nó sẽ tăng hàm lượng các
oxit kim loại trong lượng tro thu được.
1.4. Các bước cơ bản tiến hành thí nghiệm?
Bước 1: Lắp hệ thống thí nghiệm
- Đặt ống lót sứ có chứa mẫu (10 g mẫu) vào bộ trích ly bình tam giác, cho nước
chảy qua ống sinh hàn và gia nhiệt.
Bước 2: Tiến hành trích ly:
- Tiến hành trích ly cho đến khi thấy dung môi nhỏ xuống từ ống sứ không còn màu
thì tiếp tục trích ly thêm 30 phút thì tắt hệ thống gia nhiệt. Trong quá trình trích ly cần
giữa tốc độ sao cho hỗn hợp dầu và tuluen trong ống lót sứ không dâng lên cao hơn 20
mm tính từ đỉnh.
- Sau khi trích ly xong, sấy khô ống lót sứ ở 115 – 120

o
C trong 1 giờ rôi sau đó làm
nguội trong bình hút ẩm trong 1 giờ rôi đem cân ghi lại giá trị khối lượng của ống lót sứ
và tạp chất cơ học.
Bước 3: Lặp lại quá trình trích ly
- Lặp lại quá trình trích ly ít nhất trong 1 giờ kể từ khi dung môi nhỏ xuống ống lót
sứ nhưng không quá 1 giờ 15 phút, sau đó đem sấy khô, làm nguội đem cân như trên.
Bước 4: Xử lý mẫu và dụng cụ thí nghiệm.
- Đổ bỏ phần tạp chất cơ học nằm trong ống lót sứ, nung để ống lót sứ trong lò nung
để loại bỏ phần cháy được còn tích tụ.
- Đổ dung môi sau khi trích ly vào nơi quy định và rửa bằng tuluen hoặc xylen.
2. THỰC HÀNH TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM
2.1. Tên mẫu thí nghiệm: Dầu thô
2.2. Kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm
Khối lượng
ống lót sứ,
(g)
Khối lượng
mẫu thí
nghiệm (g)
Khối lượng
ống lót sứ
sau khi trích
ly, (g)
Khối lượng cặn,
(g)
Phần trăm
khối
lượng

cặn, %
Lần 1
15,567
10,01
15,572
0,005
0,04995%
Lần 2






Hàm lượng tạp chất cơ học:
S =
04995,0100
567,15577,25
567,15572,15



%
2.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm của mẫu so với quy chuẩn Việt Nam.
Theo quy chuẩn Việt Nam: Theo tiêu chuẩn ASTM D473 – IP5(xem có tiêu chuẩn
đánh giá nào không thì thêm vào và nhận xét cái nha nếu không có thì thôi xóa đi nha)
3. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
3.1. Sự chuẩn bị ở nhà



3.2. Thái độ làm việc


3.3. Kết quả thí nghiệm


Điểm tổng kết điểm.


×