Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm bộ phận cắt hom trên máy trồng sắn (khoai mì) MTKM – 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.22 MB, 97 trang )

MỞ ĐẦU
Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nước ta.
Năm 2008, nông nghiệp đã đóng góp 22,1% GDP, chiếm gần 30% giá trị xuất
khẩu và thu hút trên 60% lực lượng lao động. Mặc dù thường xuyên gặp những tổn
thất nặng nề do thiên tai, nhưng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn là ngành sản
xuất tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thời gian dài, là lĩnh vực duy nhất trong
nền kinh tế liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong những giai
đoạn kinh tế Đất nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Tuy vậy, nông nghiệp vẫn còn nhiều trở ngại và thách thức: bình quân
thu nhập nông dân còn rất thấp; có sự khác biệt lớn giữa các vùng; khoảng cách
giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng. Nhiều vấn đề bức thiết trong nông
nghiệp, nông thôn và nông dân đang tạo áp lực cho tăng trưởng kinh tế và sự ổn
định kinh tế xã hội.
Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam.
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất. Cây
lương thực quan trọng thứ hai là ngô đang có xu hướng tăng ở Đồng bằng sông
Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Cây
lương thực quan trọng thứ ba là cây khoai mì đang có xu hướng tăng ở vùng Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du Bắc Bộ.
Sau 25 năm đổi mới (1986-2010), Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng
cao trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản lượng
lương thực Việt Nam không những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có khối
lượng lớn cho xuất khẩu. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm
2000 lên 501 kg năm 2008. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo và các sản
phẩm khoai mì (tinh bột khoai mì và khoai mì lát) đứng thứ hai trên thế giới sau
một thời gian dài thiếu lương thực.
Trong sản xuất ở nước ta hiện nay việc canh tác khoai mì chủ yếu vẫn bằng
thủ công và là một trong những loại cây trồng có mức độ cơ giới hóa thấp nhất. Vì
1
vậy đã góp phần làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận và khả năng cạnh tranh
sản phẩm từ canh tác khoai mì so với các loại cây trồng khác không chỉ ở thị


trường trong nước mà còn ở thị trường xuất khẩu. Cho đến thời điểm hiện tại đã có
nhiều đề tài khoa học các cấp về cơ giới hóa canh tác cây khoai mì, trong đó có 01
đề tài cấp nhà nước về cơ giới hóa canh tác khoai mì, (thực hiện từ năm 2007 –
2010, nghiệm thu năm 2011) do trường đại học Nông nghiệp Hà Nội là cơ quan
chủ trì và TS. Hà Đức Thái làm chủ nhiệm đề tài với sản phẩm trong tâm là nghiên
cứu về cơ giới hóa và máy trồng khoai mì. Tuy nhiên sản phẩm khoa học về cơ
giới hóa và máy trồng khoai mì của đề tài mới dừng lại với máy trồng khoai mì bán
cơ giới là hai công nhân ngồi phía sau máy thả hom trồng khoai mì đã được chặt
sẵn xuống rãnh trồng. Vì vậy năng suất máy thấp, chi phí lao động cao vì còn phải
chặt hom trước khi trồng, khoảng cách hàng trồng mang tính ngẫu nhiên và cố ý
của các công nhân phục vụ thả hom. Do đó, sản phẩm của đề tài không thể ứng
dụng và phát triển do không thể cạnh tranh với phương pháp trồng thủ công.
Khoai mì vốn là cây có yêu cầu kỹ thuật nông học khắt khe khi trồng: hom
trồng khi đặt phải có độ dài cần thiết và đảm bảo không bị tổn thương; hom phải
được rải và trồng đều trên luống.
Mặt khác, thời vụ trồng khoai mì không những trùng thời vụ thu hoạch mà
còn trùng thời điểm trồng và thu hoạch nhiều loại cây trồng khác, tạo ra sự “căng
thẳng” nhu cầu về lao động, máy móc. Nên nhu cầu cơ giới hóa canh tác cây khoai
mì rất cao, đặc biệt là cơ giới hóa khâu trồng khoai mì. Mặt khác công đoạn trồng
khoai mỳ còn là khâu cơ bản ảnh hưởng đến việc triển khai cơ giới hóa các khâu
chăm sóc và thu hoạch tiếp theo. Cơ sở để tiến hành cơ giới hóa khâu trồng khoai
mì là mẫu máy trồng khoai mì đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nông học, năng suất cao,
chi phí lao động phục vụ thấp. Hướng nghiên cứu hoàn thiện máy trồng khoai mì
nhằm đảm bảo các yêu cầu này là thiết kế bổ sung bộ phận cắt hom làm việc đồng
bộ với liên hợp máy. Tuy nhiên các bộ phận cắt đã biết như các kiểu dao dạng đĩa,
dạng trống quay có tấm kê, dao chuyển động tịnh tiến không đảm bảo được yêu
cầu cho hom trồng. Vì vậy việc nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm bộ phận cắt
2
hom ứng dụng trên máy trồng khoai mì có tính cấp thiết, mang tính thời sự, có ý
nghĩa khoa học và kinh tế cao. Đây là cơ sở để hoàn thiện máy trồng khoai mì theo

hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật.
Được sự chấp thuận của khoa Sau đại học, Ban Giám hiệu trường đại học
Lâm nghiệp Hà Nội và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Thanh, tôi xin
thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm bộ phận cắt hom trên máy trồng
khoai mì MTKM – 2”
Mục tiêu tổng quát:
Hoàn thiện máy trồng khoai mì theo hướng tự động hóa nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trồng khoai mì bằng cơ giới.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm bộ phận cắt hom mì kiểu cắt bằng hai
trống dao quay với dao lưỡi thẳng, lắp hướng tâm trên trống thực hiện cắt đồng
thời bằng hai dao lên cây hom làm cơ sở để thiết kế bộ phận cắt hom cho máy
trồng khoai mì từ nguyên liệu cây hom nhằm nâng cao năng suất và đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật quá trình trồng khoai mì về chiều dài hom cắt, chất lượng cắt hom và
rải đều hom trong quá trình trồng.
Nội dung nghiên cứu đề tài:
Nội dung nghiên cứu đề tài gồm:
+ Nghiên cứu xây dựng lý thuyết cắt thân thực vật kiểu hai trống dao quay với dao
lưỡi thẳng, lắp hướng tâm trên trống thực hiện cắt đồng thời bằng hai dao lên thân
thực vật;
+ Thực nghiệm cắt hom mì trên mô hình bộ phận cắt kiểu hai trống dao quay với
dao lưỡi thẳng, lắp hướng tâm trên trống thực hiện cắt đồng thời bằng hai dao lên
cây hom;
+ Tính toán động học và động lực học bộ phận cắt hom trên máy trồng khoai mì.
3
+ Khảo nghiệm máy trồng khoai mì có bộ phận cắt kiểu hai trống dao quay với dao
lưỡi thẳng, lắp hướng tâm trên trống thực hiện cắt đồng thời bằng hai dao lên cây
hom.
Tính mới của đề tài:

+ Bộ phận cắt kiểu cắt bằng hai trống dao quay với dao lưỡi thẳng, lắp hướng tâm
trên trống thực hiện cắt đồng thời bằng hai dao lên cây hom là nguyên lý cắt mới
chưa được biên soạn hay hệ thống thành lý thuyết.
+ Các máy trồng khoai mì ở trong nước chưa ứng dụng bộ phận cắt kiểu hai trống
dao quay với dao lưỡi thẳng, lắp hướng tâm trên trống thực hiện cắt đồng thời
bằng hai dao lên cây hom.
+ Có sự khác biệt khi ứng dụng nguyên lý cắt bằng hai trống dao quay với dao lưỡi
thẳng, lắp hướng tâm trên trống thực hiện cắt đồng thời bằng hai dao lên cây hom
giữa cắt hom mía và hom mì về cơ cấu định chiều dài hom.
Tính khoa học của đề tài:
Đề tài phát triển các vấn đề khoa học mới cả về lý luận (lý thuyết) và thực tiễn.
+ Đề tài hệ thống và phát triển lý thuyết tính toán bộ phận cắt bằng hai trống dao
quay với dao lưỡi thẳng, lắp hướng tâm trên trống thực hiện cắt đồng thời bằng hai
dao lên cây hom;
+ Tiến hành kiểm chứng lý thuyết bằng thực nghiệm khoa học.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đề tài góp phần cơ giới hóa canh tác cây khoai mì theo hướng nâng cao
hiệu quả kinh tế, kỹ thuật.
Chương 1
4
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng luận các công trình về máy trồng sắn đã công bố
Trồng sắn bao gồm các công đoạn rạch hàng, bón lót, cắt hom, đặt hom, lấp
và nén đất. Cơ giới hóa trồng sắn đã và đang được thực hiện ở các nước có canh
tác sắn với nhiều cấp độ khác nhau với các loại máy và công cụ trồng sắn đi kèm.
1.1.1. Tổng luận các công trình ở ngoài nước về máy trồng sắn đã công bố
Trồng sắn bằng máy đã được nhiều nước nghiên cứu rất sớm. Điển hình là
Ấn Độ, Brazin, Malaisia, Thái Lan và gần đây nhất là Trung Quốc với 3 hướng cơ
giới hóa trồng sắn là liên hợp máy rạch hàng trồng hom sắn kết hợp thủ công, liên
hợp máy trồng sắn bán tự động và máy trồng sắn tự động (dạng liên hợp máy hoặc

máy tự hành). Nhưng cho đến nay chưa thấy có bất kỳ công bố khoa học hay
thương mại nào về mẫu máy trồng sắn tự động mà vẫn còn trong các giai đoạn
nghiên cứu về nguyên lý, mô hình.
Ở liên hợp máy trồng sắn bán tự động gồm có hai loại chính sau là liên hợp
máy trồng từ hom sắn bán tự động và liên hợp máy trồng từ thân cây sắn bán tự
động. Với liên hợp máy trồng từ hom sắn bán tự động thực hiện công đoạn trồng
sắn trên cơ sở hom đã được chuẩn bị (cắt thân cây sắn thành hom), còn với liên
hợp máy trồng sắn bán tự động thực hiện công đoạn trồng sắn không cần chuẩn bị
hom.
1.1.1.1. Liên hợp máy rạch hàng trồng từ hom sắn kết hợp thủ công (Theo [7],
[16])
Việc trồng sắn bằng liên hợp máy rạch hàng trồng từ hom sắn kết hợp thủ
công phải tiến hành chuẩn bị hom sắn bằng thủ công (hình 1.1) hay bằng máy cắt
hom sắn (hình 1.2). Mức độ cơ giới hóa quá trình trồng chỉ dừng lại là rạch hàng,
các khâu còn lại đều là thủ công (kể cả cắt hom, vì việc đưa thân cây sắn vào máy
cắt hom cũng bằng thủ công).
5
Hình 1.1. Cắt hom sắn bằng thủ công.
Mọi nghiên cứu theo hướng cơ giới hóa này chỉ nhằm cải tiến khâu rạch
hàng và quản lý lao động thủ công. Các yêu cầu kỹ thuật trồng bị vi phạm như
hom được cắt không đúng quy định, rải hom không đều cả theo hàng hay trên
luống trồng, hom lại bị phơi làm ảnh hưởng đến tỉ lệ mọc mầm và phát triển của
cây mì, Và hơn cả là chi phí trồng rất cao do chi phí lao động thủ công rất lớn. Với
nhiều lý do khác nhau mà phương pháp trồng sắn bằng máy rạch hàng trồng hom
sắn kết hợp thủ công hiện vẫn còn đang áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia, trong
đó chủ yếu là ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Cămpuchia, Lào, Mianmar, và
nhiều nước thuộc châu Phí, Mỹ – latin khác.
Hình 1.2. Trồng sắn bằng thủ công.
Với tồn tại như đã phân tích, đề tài không theo hường nghiên cứu cơ giới
hóa trồng sắn theo hướng trồng bằng máy rạch hàng kết hợp thủ công.

1.1.1.2. Liên hợp máy trồng từ hom sắn bán tự động (Theo [7], [16])
Máy trồng sắn từ hom bán tự động là tổ hợp máy cắt hom sắn và liên hợp
trồng hom sắn bán tự động được áp dụng ở nhiều quốc gia có ngành trồng sắn phát
6
triển từ những năm 1960. Trong đó có Thái Lan, Malaisia, Brazin,…Ở Trung
Quốc không thấy sử dụng, công bố về loại máy trồng sắn kiểu này. Cho đến nay
mô hình này còn áp dụng ở một số quốc gia như ở châu Á, châu Phí và châu Mỹ
Latinh.
Hình 1.3. Máy cắt hom sắn của Thái Lan.
a. Sơ đồ truyền động; b.Máy cắt hom sắn.
1.Động cơ truyền động cho cơ cấu cam; 2. Cơ cấu cam; 3. Trục đĩa cắt;
4. Phễu cấp liệu; 5. Đĩa cắt; 6. Đĩa phía dưới;
7.Động cơ truyền động cho đĩa cắt; 8.Trục cam.
(Theo Development of a Stem Cutting Unit for a Cassaca Planter, J, Lungkapin,
V.M. Solokhe, R. Kalsirilp and H. Nakashima, 2007).
Cấu tạo của máy cắt hom sắn Thái Lan (hình 1.3) gồm có khung máy, trên
đó lắp đĩa cắt, đĩa đỡ hom, ống nạp hom và ống thoát hom, trục cắt, trục cam, cơ
cấu cam. Động cơ truyền động cho cơ cấu cam có công suất 0,37 kW, còn cho đĩa
cắt có công suất 0,75 kW. Bộ phận cắt sử dụng nguyên lý cắt bằng “đĩa cưa”, khi
cắt thực hiện hai chuyển động là chuyển động quay tròn và chuyển động tịnh tiến.
Đĩa cắt quay với vận tốc từ 1.200 ÷ 1.700 vg/ph. Thân sắn được thả vào ống nạp
và được chặn lại bởi đĩa đỡ và được cắt bằng đĩa cắt. Cơ cấu cam làm nhiệm vụ
điều khiển số lần cắt của đĩa cắt. Máy thực hiện cắt hom với độ dài từ 150 ÷ 300
mm, năng suất 5.000 hom/h. Máy cắt hom của Thái Lan còn một số tồn tại như
trầy xước đầu hom do cắt bằng lưỡi cưa hay dễ vỡ đầu hom do không có bộ phận
giữ hom làm thân cây sắn quay lung tung trong quá trình cắt.
7
Hình 1.4 giới thiệu máy cắt hom sắn của Malaysia. Cấu tạo máy gồm 7 đĩa
cắt sạng đĩa răng cưa (cũng như của Thái Lan), hai bộ truyền động xích có gắn tay
gạt làm nhiệm vụ như một băng chuyền gạt thân cây sắn về phía đĩa cắt. Hệ thống

kẹp cây khi cắt bao gồm phần kẹp và tay kẹp. Tay kẹp quay quanh trục và ép thân
cây sắn vào lưỡi dao khi cây khoai mì trên băng truyền di chuyển đến đĩa cắt. Các
bộ phận cắt được truyền động từ động cơ xăng công suất nhỏ.
Hình 1.4. Máy cắt hom sắn của Malayxia.
(Theo Mechanization Possibilites for Cassava Production Malaysia H. Md. Akhir
and A, B. Sukra)
Máy cắt hom sắn của Malayxia có nguyện lý làm việc như sau: Cây sắn
được đặt trên băng chuyền sẽ được chuyển đến gần phía bộ phận cắt để lưỡi cưa
quay cắt cây sắn. Hom sắn rơi xuống máng nghiêng và rơi vào thùng chưa hom.
Với 7 đĩa dao cắt, máy cắt hom cắt đồng thời 6 hom và loại bỏ phần ngọn và gốc
than sắn. Năng suất máy đạt 3.300 hm/h. Mấu máy cắt hom sắn của Malaixia khá
giống về cấu tạo và nguyên lý máy cắt hom mía của đề tài cấp Thành phố Hồ Chí
Minh do TS. Phan Hiếu Hiền và ThS. Trần Văn Khanh (trường đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh) chủ trì. Giá chào hàng máy cắt hom sắn của Malaixia là
1.316 USD. Máy cắt hom sắn của Malayxia chế tạo còn những tồn tại như máy cắt
hom sắn do Thái Lan chế tạo là hom sắn rơi xuống không được xếp theo trật tự
đầu đuôi.
Máy trồng từ hom sắn của Malaysia (hình 1.5) và Nigeria (hình 1.6) thực
hiện trồng sắn 1 hàng.
8
Hình 1.5. Máy trồng từ hom
sắn của Malayxia.
Hình 1.6. Máy trồng từ hom sắn của Nigeria.
Các máy trồng từ hom sắn của Malaysia và Nigeria có khác biệt nhau là
hướng người ngồi thả hom ngược chiều nhau. Ở máy trồng từ hom sắn của
Malaysia không có bánh lấp đất, nên không đảm bảo độ chặt của đất với hom sắn
ảnh hưởng đến khả năng mọc và sinh trường của cây sắn. Ngoài ra cả hai loại máy
trồng từ hom khoai sắn này có chung những tồn tại như sau:
+ Máy chỉ trồng 1 hàng và dùng lao động thủ công thả hom nên cho năng suất
thấp;

+ Vết bánh xe trên mặt ruộng lớn làm ảnh hưởng đến kết cấu đất và sự phát triển
của khoai mì;
+ Máy có bề rộng bánh nhỏ làm bánh xe lún sâu, làm ảnh hưởng đến điều khiển độ
sâu trồng.
+ Không thực hiện tạo luống nên khi mưa to dễ làm úng ngập, gây hư hại cây.
Hình 1.7, giới thiệu cấu tạo máy trồng hom mì của Braxin. So với máy
trồng hom sắn của Malaysia và Nigeria thì máy trồng từ hom sắn của Braxin đã
9
thực hiện trồng hai hàng nên cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên vẫn còn những tốn
tại như đã phân tích.
Hình 1.7. Máy trồng từ hom sắn
của Braxin.
1.1.1.3. Liên hợp máy trồng khoai mí từ thân sắn bán tự động (Theo [7], [16])
Từ sự giống nhau về hom trồng giữa cây sắn và cây mía cả về kích thước,
lẫn cách trồng nên kể từ năm 2008, trên thế giới bắt đầu xuất hiện những mẫu máy
trồng sắn có nguyên lý làm việc như máy trồng mía từ nguyên liệu cây hom có
nguồn gốc từ Braxin (hình 1.8) và Ấn Độ.
Hình 1.8. Máy trồng sắn từ thân cây sắn bán tự động 2 hàng của Braxin.
Năm 2012, ở Trung Quốc đã nghiên cứu thành công 2 mẫu máy trồng sắn
từ thân cây sắn hai hàng bán tự động là 2BMSU (hình 1.9) và 2ABMSU (hình
1.10) và nhanh chóng chuyển thành sản phẩm thương mại để xuất khẩu. Công ty
TNHH Thiết Bị Tân An Phát (Hà Nội ) đã nhập khẩu và thương mại mẫu máy
2BMSU với giá bán 12.000 USD. Máy 2BMSU có đặc tính kỹ thuật như bảng 1.1.
10
Hình 1.9. Máy trồng sắn hai hàng bán tự động của Trung Quốc.
Bảng 1.1. Đặc tính kỹ thuật máy trồng sắn hai hàng bán tự động 2BMSU của
Trung Quốc.
TT Đặc trưng kỹ thuật, đơn vị tính Giá trị
1 Địa hình trồng Đồng bằng
2 Số hàng trồng 2

3 Khoảng cách hàng (mm) (có thể sản xuất theo
yêu cầu)
900-1200
4 Độ sâu trồng (mm) 250
5 Năng suất (ha / h) 0,5-0,8
6 Tỷ lệ phân bón (kg / ha) 300-1200
7 Kích thước máy (mm) 2000 × 2300 × 1950
8 Khối lượng (kg) 600
9 Công suất động cơ (Hp) 60 – 90
Mẫu máy phiên bản 2AMSU có giá rẻ hơn mẫu máy phiên bản 2BMSU (giá
từ 8.300 – 8.552 USD) với tính năng tương đương.
Tồn tại chính của mẫu máy trồng sắn hai hàng bán tự động của Trung Quốc
là ở chỗ:
+ Không gian chứa thân cây sắn ít, không đảm bảo cho máy làm việc liên tục trên
thửa ruộng có chiều dài lớn.
+ Bánh giới hạn độ sâu dạng bánh cao su không phù hợp cho các máy canh tác trên
đồng và bảo quản khi hết mùa làm việc.
+ Máy không có khả năng trồng trên vùng đất đồi núi, nhiều gốc, rễ cây hay sỏi đá.
+ Giá thành máy cao, nên người sản xuất không có thể đầu tư.
+ Mẫu máy mới ra đời nên có nhiều tồn tại cần có thời gian nghiên cứu hoàn thiện.
11
Hình 1.10. Máy trồng sắn hai hàng bán tự động model 2AMSU.
Ngoài ra tập đoàn công nghiệp Sheng Qian Thượng Hải Trung Quốc cũng
đã giới thiệu 2 mẫu máy trồng sắn 2 hàng bán tự động model : SQTP01 và
SQTP02 (hình 1.11).
Hình 1.11. Máy trồng hom sắn bán tự động model : SQTP01 và SQTP02.
Các máy trồng sắn 2 hàng bán tự động SQTP01 và SQTP02 đã khắc phục
được nhược điểm như khoang chứa thân sắn lớn hơn, đảm bảo cho máy làm việc
liên tục được trên đồng ruộng có chiều dài lớn. 2 mẫu máy có tính năng như ở
bảng 1.2.

Bảmg 1.2. Đặc tính kỹ thuật máy trồng sắn hai hàng bán tự động SQTP01 và
SQTP02 của Trung Quốc.
Các đặc trưng kỹ thuật Model
SQTP01 SQTP02
12
Loại máy trồng Flat type Ridging type
Số hàng trồng 2 2
Khoảng cách hàng trồng (mm)
900 ÷ 1.200 (Order) 900 ÷ 1.200 (Order)
Độ sâu trồng (mm) 250 250
Năng suất (ha/h)
0,5 ÷ 0,8 0,5 ÷ 0,8
Tỷ lệ phân bón
300 ÷ 1.200 300 ÷ 1.200
Kích thước máy (mm) 2.400 x 2.000 x 1.900 2.400 x 3.000 x 1.900
Khối lượng (kg) 600 700
Công suất nguồn động lực (Hp)
60 ÷ 90 75 ÷ 120
Như vậy liên hợp máy trồng khoai mí từ thân khoai mì bán tự động thực
hiện việc trồng khoai mì ngoài cung cấp hom cho bộ phận cắt bằng tay thì các
khâu còn lại hoàn toàn là tự động hóa. Có sự khác biệt giữa cung cấp hom mì bằng
tay và thân cây mì bằng tay trong quá trình trồng là ở chỗ, chiều dài thân cây mì
thường chiếm khoảng 6 ÷ 8 lần hom, nên về mặt cung cấp hom thì liên hợp máy
trồng khoai mí bán tự động có thể gia tăng năng suất cũng gấp từ 6 ÷ 8 lần so với
liên hợp máy trồng hom mí bán tự động. Đó là chưa kể đến việc chất hom đơn giản
và năng suất cao hơn nhiều.
1.1.2. Tổng luận các công trình ở trong nước về máy trồng sắn đã công bố
Ở trong nước, việc nghiên cứu máy trồng để cơ giới hóa trông sắn đã được
sự quan tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu, đào tạo và sản xuất. Nhưng cho đến
nay, kết quả nghiên cứu vẫn chỉ dừng ở các mô hình tương tự như ở nước ngoài

trong những năm 1970. Chủ yếu vẫn dừng lại ở mô hình liên hợp máy trồng sắn
bằng liên hợp máy rạch hàng trồng từ hom sắn kiểu thủ công kết hợp cơ giới hoặc
cao hơn là máy trồng sắn từ hom sắn bán tự động.
Phương pháp trồng sắn bằng máy rạch hàng trồng hom sắn kết hợp thủ công
hiện vẫn còn đang áp dụng phổ biến ở nước ta cho chi phí lao động 15 – 17
công/ha, chi phí trồng từ 3.000.000 ÷4.000.000 đồng/ha.
Năm 2007 TS. Hà Đức Thái (là chủ nhiệm) cùng với tập thể cán bộ giảng
dạy khoa Cơ Điện trường đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện đề tài cấp nhà
nước “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thiết kế, chế tạo các máy để cơ giới hóa
canh tác và thu hoạch sắn (khoai mì) ở vùng sản xuất tập trung ” mã số
13
KC.07.07/06-10 [16]. Trong đó có nội dung chính là thiết kế, chế tạo máy trồng
sắn.
Hình 1.12. Máy cắt hom sắn của đề
tài khoa học cấp nhà nước mã số
KC.07.07/06-10.
Đề tài đã lựa chọn mô hình cơ giới hóa công đoạn trồng sắn gồm hai loại
máy là máy cắt hom và liên hợp máy trồng hom sắn (máy trồng sắn từ hom). Như
vậy so với thế giới, chúng ta đã “sau” hơn bốn mươi năm. Các nội dung khoa học
của đề tài đều theo hướng thiết kế, chế tạo chép mẫu và thực hiện khảo nghiệm,
không có bất cứ công bố nào mới về mô hình, nguyên lý hay phát triển. Vì vậy mô
hình cơ giới hóa này có đầy đủ các nhược điểm như của nước ngoài, thâm chí còn
có thêm những tồn tại do trình độ sản xuất cơ khí trong nước còn thấp kém. Chính
vì vậy mặc dù đã được nghiệm thu đạt loại khá vào năm 2010, nhưng tất cả các sản
phẩm của đề tài (trong đó có liên hợp máy trồng hom sắn bán tự động) không được
triển khai ứng dụng dù chỉ là 1 đơn vị máy, hay nói khác hơn các kết quả nghiên
cứu không được sản xuất quan tâm. Dựa trên các mẫu máy cắt hom sắn của nước
ngoài cả về nguyên lý làm việc lẫn kết cấu, TS. Hà Đức Thái cùng các cộng sự
(2010) đã thiết kế, chế tạo máy cắt hom sắn trong đề tài mã số KC.07.07/06-10
(hình 1.12).

Như phân tích ở hai mẫu máy cắt hom sắn đã nêu, mẫu máy cắt hom sắn
của TS. Hà Đức Thái cũng có những tồn tại tương tự không thể khắc phục được.
Với việc chuẩn bị hom sắn trước khi trồng máy trồng sắn từ hom thực hiện
các công đoạn rạch hàng, bón lót, đặt hom, phủ và nén đất.
Cũng như mẫu máy cắt hom khoai mì, dựa trên các mẫu máy trồng hom mì
của nước ngoài cả về nguyên lý làm việc lẫn kết cấu, TS. Hà Đức Thái cùng các
14
cộng sự (2010) đã thiết kế, chế tạo máy trồng hom mì trong đề tài cấp nhà nước mã
số KC.07.07/06-10 (hình 1.13).
Hình 1.13. Máy trồng hom sắn của đề tài cấp nhà nước mã số KC.07.07/06-10.
Máy trồng hom sắn của đề tài cấp nhà nước mã số KC.07.07/06-10 ngoài
các nhược điểm như đã phân tích ở trên, còn có thêm tồn tại thuộc về công nghệ
chế tạo.
Từ sự giống nhau về hom trồng giữa cây sắn và cây mía cả về kích thước,
lẫn cách trồng nên kể từ năm 2008, sau khi tiếp nhận mẫu máy trồng mía từ thân
cây sắn từ Thái Lan nhập vào nước ta, anh Trần Quốc Hải (tỉnh Tây Ninh) đã chế
tạo chép mẫu để thử nghiệm trồng sắn từ nguyên liệu cây hom (hình 1.14) [7]. Tồn
tại của mẫu máy trồng sắn của tác giả Trần Quốc Hải là mẫu máy được chế tạo
theo kiểu chép mẫu cho cây mía nên tất cả các thông số hình học, động học, động
lực học và kết cấu của máy không phù hợp. Máy không có khả năng trồng theo ý
muốn về cách đặt hom (đứng, nghiêng, nằm), khoảng cách cây trên luống và giữa
các luống trồng. Bộ phận vun tạo luống , lấp và nén đất chưa thích hợp. Không
thiết kế cơ cấu khâu khớp để đảm bảo bộ phận lấp đất và trang phẳng lượn trên
mặt đồng. Bên cạnh đó, các thông số kỹ thuật của máy công bố không có kiểm
chứng khoa học hay cơ quan quản lý thẩm quyền nên mâu thuẫn giữa khả năng và
kết quả như năng suất,, chi phí nhiên liệu, giá thành sản xuất… Đây cũng là những
tồn tại vốn có của các đề tài “tự phát” dạng sáng kiến cải tiến kỹ thuật
15
Hình 1.14. Mẫu máy trồng sắn bán tự động do anh Trần Quốc
Hải chế tạo theo mẫu máy trồng mía của Thái Lan.

1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Nguồn gốc và tình hình canh tác cây sắn (Theo [4], [5], [7], [10], [11],
[15], [16], [18], [20], [21], [22], [23], [24])
1.2.1.1. Nguồn gốc
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz; tên khác: sắn tàu, cassava, tapioca,
yuca, mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu, aipim, macaxeir, kappa,
maracheeni) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu
dầu Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 - 100 cm. Lá khía
thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang phát
triển thành củ và tích luỹ tinh bột. Củ sắn dài 20 - 50 cm, khi luộc chín có màu
trắng đục, hàm lượng tinh bột cao. Củ sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặc trưng.
Khoai mì có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng,
tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
16
Hình 1.15. Cây sắn.
Cây sắn (hình 1.15) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ Latin
(Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Cây sắn
được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói
tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở châu Á, cây sắn được
du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al, 1995) và SriLanka đầu
thế kỹ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy, 1992). Sau đó, cây sắn được
trồng ở Trung Quốc, Myamar và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế
kỷ 19 (Fang Baiping 1992. U Thun Than 1992).
Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm Văn
Biên, Hoàng Kim, 1991). Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm
trồng đầu tiên. Cây sắn được canh tác phổ biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam
từ Bắc đến Nam. Diện tích cây sắn trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng
Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng
ven biển bắc Trung.
1.2.1.2. Tình hình canh tác cây sắn

Diện tích và sản lượng trồng sắn trên thế giới năm 2008 trình bày như hình
1.16 và hình 1.17.
17
Hình 1.16. Diện tích trồng sắn trên thế giới năm 2008. (Nguồn FAO)
Hình 1.17. Sản lượng sắn trên thế giới đến năm 2010.
Sản lượng sắn thế giới niên vụ 2006/2007 đạt 226,34 triệu tấn củ tươi so với
niên vụ 2005/2006 là 211,26 triệu tấn và năm 1961 là 71,26 triệu tấn. Nước có sản
lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan
(22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Việt Nam đứng thứ mười trên thế
18
giới về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn). Nước có năng suất khoai mì cao nhất hiện
nay là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất
sắn bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha (FAO, 2008).
Trên thế giới, cây sắn được trồng bởi những hộ nông dân sản xuất nhỏ để
làm lương thực- thực phẩm, thức ăn gia súc và để bán. Cây sắn chủ yếu trồng trên
đất nghèo và dùng kỹ thuật canh tác truyền thống.
Mức tiêu thụ sắn củ bình quân toàn thế giới khoảng 18 kg/người/năm. Sản
lượng sắn củ của thế giới được tiêu dùng trong nước khoảng 85% (lương thực
58%, thức ăn gia súc 28%, chế biến công nghiệp 3%, hao hụt 11 %), còn lại 15%
(gần 30 triệu tấn) được xuất khẩu dưới dạng sắn lát khô, sắn viên và tinh bột
(CIAT, 1993). Nhu cầu sắn củ làm thức ăn gia súc trên toàn cầu đang giữ mức độ
ổn định trong năm 2006 (FAO, 2007).
Thái Lan chiếm trên 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu, kế đến là Indonesia
và Việt Nam. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất khẩu sắn khoảng 40% bột
và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn viên (TTTA, 2006; FAO, 2007).
Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI), đã tính toán nhiều
mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến năm
2020. Theo đó, năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó
sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước phát

triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt
254,60 triệu tấn so với các nước phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm
sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn
và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản
phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và
0,95%. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản
lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng
làm lương thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ La tinh
19
giai đoạn 1993 – 2020, ước tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3%,
so với châu Phi là 2,44% và châu Á là 0,84 - 0,96%.
Hình 1.18. Diện tích trồng và sản lượng sắn ở Châu Á và Việt Nam
từ năm 1961 – 2006. (Nguồn : Reinhardt Howeler and Keith Fahrne 2008)
Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á, đặc biệt là
các nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích và sản lượng đứng thứ
ba sau lúa và ngô. Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh
cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp dụng giống mới và
các biện pháp kỹ thuật tiến bộ.
Bảng 1.3 trình bày diện tích trồng và sản lượng sắn tại các vùng chuyên
canh của Việt Nam từ năm 1995 – 2009.
Bảng 1.4 trình bày diện tích trồng và sản lượng sắn Việt Nam trong 4 cây
lương thực chính.
Bảng 1.5. trình bày thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu sắn 11 tháng
đầu năm 2012.
20
Bảng 1.3. Diện tích trồng và sản lượng sắn tại các vùng chuyên canh của Việt Nam
từ năm 1995 – 2009
(*)
.
Reglons 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009

Red River Delta 10.9 9.9 8.5 8.4 8.8 7.9 7.9
North Mountainous 80.4 82.1 89.4 93.7 96.5 110.0 110.0
Central Coast 94.0 83.8 133.0 140.3 151.2 168.8 170.0
Central Highlands 32.6 38.0 89.4 125.9 129.9 150.1 150.0
Southeastem 49.3 16.1 98.8 100.9 102.9 113.5 115.0
Mekong Delta 10.2 7.7 6.4 6.0 6.2 7.4 7.5
Total of Vietnam 277.4 237.6 425.5 475.2 495.5 557.7 560.4
Table 4. Cassava production (1.000 tonnes) in regions of Vietnam 1995-2009
Reglons 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009
Red River Delta 79.0 87.9 92.4 93.7 102.9 102.1 105.5
North Mountainous 606.3 678.5 986.8 1,070.8 1,132.3 1,328.0 1,330.0
Central Coast 602.1 645.9 1,855.9 2,167.6 2,359.9 2,808.3 2,810.0
Central Highlands 283.7 351.5 1,446.6 2,058.8 2,090.4 2,356.1 2,400.0
Southeastem 560.8 154.3 2,270.5 2,327.4 2,434.4 2,694.5 2,700.0
Mekong Delta 79.6 68.2 64.0 64.2 72.9 106.8 110.0
Total of Vietnam 2,211.5 1,986.3 6,716.2 7,782.5 8,192.8 9,395.8 9,455.0
(*)
Nguồn : FAO
Bảng 1.4. Diện tích trồng và sản lượng sắn Việt Nam trong 4 cây lương thực
chính
(*)
.
Cây trồng Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2006 2007 2008
Lúa
Diện tích (1000 ha) 6,766 7,666 7,326 7,324 7,,305 7,414
Năng suất (tấn/ha) 3,68 4,24 4,88 4,89 4,86 5,22
Sản lượng (triệu tấn) 24,96 32,52 35,79 35,82 35,56 38,72
Ngô
Diện tích (triệu ha) 556 730 995 1,031 1,150 1,125
Năng suất (tấn/ha) 2,11 2,74 3,51 3,70 3,75 4,02

Sản lượng (triệu tấn) 1,17 2,00 3,50 3,82 4,31 4,53
Sắn
Diện tích (nghìn ha) 277 237 432 475 560 556
Năng suất (tấn/ha) 7,97 8,35 15,35 16,24 15,89 16,90
Sản lượng (triệu tấn) 2,21 1,98 6,64 7,71 1,90 939
Khoai lang
Diện tích (nghìn ha) 304 254 205 181 180 162
Năng suất (tấn/ha) 5,53 6,33 7,56 8,00 8,05 8,16
Sản lượng (triệu tấn) 1,68 1,61 1,55 1,45 1,45 1,32
(*)
Nguồn: FAOSTAT 2009 được tổng hợp và trích dẫn bởi Hòang Kim (2010).
Bảng 1.5. Thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu sắn 11 tháng đầu năm 2012
(*)
.
Thị trường T11/2012 11T/2012 % tăng, giảm
T11/2012 so với
% tăng, giảm
11T/2012 so với
21
T11/2011 cùng kỳ
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá (USD) Lượng
%
Trị giá
%

Lượng
%
Trị giá
%
Tổng 252.864 97.351.224 3.898.88
4
1.233.849.188 +69,44 +65,71 +58,97 +39,66
Sắn 59.252 13.181.386 2.223.93
2
536.237.050 +177,57 +128,39 +53,80 +34,23
Trung Quốc 224.259 85.827.465 3.469.410 1.075.654.118 +86,39 +84,43 +54,43 +34,55
Hàn Quốc 6.568 1.669.412 155.106 40.670.042 +286,35 +161,87 +216,01 +169,98
Đài Loan 7.461 3.232.223 78.185 32.393.839 -27,78 -24,02 +53,49 +40,95
Philippines 4.760 2.126.323 43.836 18.999.886 +5,38 +10,66 +134,94 +166,27
Malaysia 3.841 1.709.729 28.547 12.114.693 -14,87 -11,83 +99,00 +94,43
Nhật Bản 680 306.000 10.764 3.595.429 -33,14 -32,33 +6,54 -4,94
Nga 0 0 385 171.390 - - -73,13 78,86
(*)
Nguồn : Tổng cục Hải quan Việt nam.
Biểu đồ cung cầu lượng sắn năm 2011 ở trong nước trình bày như hình 1.19.
Hình 1.19: Biểu đồ cung cầu lượng sắn trong năm 2011.
Lợi ích của nghề trồng sắn: Sắn dễ trồng, hợp nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp,
hợp khả năng kinh tế với nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao động. tận
dụng đất để lấy ngắn nuôi dài. Cây sắn cũng có khả năng cạnh tranh cao vì sử dụng
hiệu quả tiền vốn, đất đai, tận dụng tốt các loại đầt nghèo dinh dưỡng. Sắn đạt
năng suất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và trồng đúng quy trình
canh tác sắn bền vững. sắn đựơc nông dân ưu trồng vì: có khả năng sử dụng tốt các
đầt đã kiệt: cho năng suất cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sử dụng ít nhân
công, thời gian thu hoạch kéo dài nên thuận rải vụ. Nghề trồng sắn thích hợp với
những hộ nông dân nghèo, ít vốn.

22
Nhược điểm của trồng sắn: Trồng sắn làm kiệt đất; Củ sắn nghèo đạm và
vitamin, có độc tố HCN trong sắn củ tươi; Chế biến sắn gây ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Kỹ thuật trồng cây sắn (Theo [4], [5], [7], [10], [11], [15], [16], [18],
[20], [21], [22], [23], [24])
1.2.2.1. Đất trồng khoai mì và kỹ thuật làm đất
Sắn có thể trồng trong một phạm vi biến động lớn của đất từ cát nhẹ đến sét
nặng, pH từ 3,5 đến 7,8, ngoại trừ đất úng nước hoặc đất có hàm lượng muối cao.
Sắn đạt năng suất cao nhất ở đất có tưới, sa cấu đất trung bình, hàm lượng dinh
dưỡng cao với pH khoảng 6,0-7,0. Ở Việt Nam, sắn được trồng phổ biến trên đất
xám, đất nâu vàng và đất đỏ, sắn cũng được trồng một phần trên đất cát xám ven
biển miền Trung và đất phù sa nhiễm phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hầu
hết đất trồng sắn của nước ta đều nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn và rửa trôi, pH
thấp 5,0- 6,0, thiếu đạm, kali và chất hữu cơ.
Kỹ thuật làm đất cần phù hợp với từng loại đất: Thông thường, đất được
dọn sạch cỏ, cày 1-2 lần sâu 20 –25 cm, bừa 1-2 lượt, sau đó lên luống hoặc trồng
bằng tùy điều kiện cụ thể và tập quán canh tác của vùng. Đất có độ dốc cao nên
cuốc hốc trồng trực tiếp theo đường đồng mức xen các băng cây cốt khí, anh đào,
bình linh hoặc cỏ vertiver để chống xói mòn. Đất có độ dốc thấp hoặc đất bằng nên
trồng luống cách nhau 0,8 - 1,0 m tùy giống theo đường đồng mức và chỉ nên cày
sâu vừa phải để không làm đảo “tầng đế cày” lên mặt đất. Đất nâu vàng và đất đỏ
nên cày sâu 25-30 cm để cây sinh trưởng tốt hơn và cho năng suất cao hơn. Vùng
Tây Ninh trên đất bằng nông dân có tập quán trồng sắn trên liếp rộng 2,2- 2,3 m
trồng ba hàng sắn với khoàng cách 0,6 – 0,8 m tùy giống.
• Các yêu cầu kỹ thuật đối với đất trồng sắn
- Đất trồng sắn nhất thiết phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng, các công việc bao
gồm: thu dọn rễ cây và tàn dư thực vật, san lấp mặt bằng; xử lý cỏ dại.
- Cây sắn cần đất tơi xốp, sâu để rễ, củ phát triển. Cày sâu 20cm, cày 2 lần, mỗi
lần cách nhau 10 – 15 ngày, bừa 2 lần (lần 1 sau khi cày lật đất lần 1 khoảng 7 – 15
ngày và lần 2 sau khi cày 2,5 – 7 ngày).

- Không lên luống theo chiều dọc của đất, vì nước sẽ rửa trôi đất màu.
23
Bảo vệ đất: Việc chống sói mòn trên đất dốc trồng sắn là rất cần thiết, vì
vậy khi trồng trên đất dốc cần thực hiện các biện pháp sau:
- Trồng theo đường đồng mức, lên luống vuông góc với độ dốc.
- Trồng các băng cây chống xói mòn theo đường đồng mức: cỏ vetiver, cây cốt
khí hoặc các cây phân xanh khác.
- Trồng xen các cây họ đậu: lạc, đậu xanh, đậu đen…cũng có tác dụng chống xói
mòn, đồng thời làm tăng dinh dưỡng đất, giúp đất phục hồi độ phì sau khi trồng
khoai mì, đây là việc cần phải làm lâu dài đối với các khu vực canh tác.
- Phủ bằng rơm rạ hoặc các nguồn phụ liệu khác sẳn có từ địa phương.
Hình 1.20. Chuẩn bị đất trồng sắn.
• Cách làm đất:
Cày đất bằng cơ giới 3 lần:
+ Lần 1: cày bằng liên hợp máy cày phá lâm với độ sâu càng cao càng tốt để cho
đất thông thoáng và cây mì phát triển củ
+ Lần 2: cày bằng liên hợp máy cày lật rạ sau cày lần 1 khoảng 10 ngày cho cây cỏ
mọc lên sau đó cày lần 2 giúp giảm việc diệt cỏ.
+ Lần 3: Tạo luống để trồng, sau khi tạo luống nên trồng sắn ngay vì đất đang có
độ ẩm phù hợp.
=> Trong thời gian chuẩn bị đất nên bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ để giúp
cải thiện hữu cơ trong đất
1.2.2.2. Chọn và xử lý giống
24
- Giống sắn có năng suất cao: KM 60, KM 95, SM 037-26; KM 98-1, KM 98, KM
140, KM94 và các giống có năng suất trung bình từ 28 – 30 tấn, hàm lượng tinh
bột từ 28% - 30%, dạng cây gọn.
- Thân cây giống lấy hom phải đạt từ 7 tháng tuổi trở lên, đường kính trên 1,5cm.
Hom sắn nhặt mắt đặc lõi và không bị trầy dập.
- Dùng dao bén chặt hom, mỗi hom 4-5 mắt, loại bỏ phần ngọn non và phần gốc

quá già.
Đặt hom xiên hoặc nằm dọc theo luống. Độ sâu lấp hom 6-8cm.
Vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên, phần lớn nông dân đặt hom nằm
ngang để giảm công trồng và dễ thu hoạch. Các tỉnh phía Bắc và vùng ven biển
miền Trung, nông dân thường cắm hom xiên (đặt hom nghiêng so với mặt đất
khoảng 30
o
) hoặc hom đứng để giúp cho cây mọc mầm nhanh, khoẻ, giữ ẩm và ít
đổ ngã. Khi đặt hom chú ý không để hom chạm vào phân khoáng hoặc phân
chuồng tươi chưa hoai mục sẽ làm hom bị hư hại do ngộ độc, mất nước, nhiễm
bệnh. Cắm hom cần hướng mầm cây lên trên và nghiêng cùng chiều để cây sinh
trưởng tốt, tiện chăm sóc và thu hoạch.
Hình 1.21. Hom giống sắn.
- Thời gian bảo quản giống < 60 ngày, ở nơi khô ráo và có bóng mát: bó từng bó
để đứng hoặc nằng trong bóng râm, hoặc cắm từng cây xuống đất (500 – 1000
cây/cụm), sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng để phòng trừ.
- Hom sắn lấy từ 1/3 ở đoạn giữ thân, chiều dài 15 – 20 cm, đạt 4 – 6 mắt, không
chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, dùng dao sắc để chặt và tránh làm hom bị dập.
25

×