Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 161 trang )

i

TÓM TẮT
Chôm chôm và măng cụt là hai nhóm cây ăn trái có tiềm năng xuất khẩu
lớn nhƣng năng suất trái thấp, phẩm chất trái kém, diện tích vƣờn chôm chôm
và măng cụt đang bị sụt giảm. Sự cháy lá trên cây chôm chôm và sự chảy nhựa
trái măng cụt diễn ra rất phổ biến gây thiệt hại lớn cho nông dân canh tác vƣờn
cây ăn trái tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Giả thuyết đƣợc đặt ra là sự bạc
màu đất liếp vƣờn, sự cung cấp phân bón vô cơ mất cân đối, canh tác nhiều
năm không sử dụng phân hữu cơ, sự quản lý nƣớc kém hiệu quả có thể là các
yếu tố gây giảm năng suất và phẩm chất trái. Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện
nhằm: (i) Khảo sát, đánh giá độ phì nhiêu đất về hóa, lý, sinh học trên vƣờn
cây măng cụt có độ tuổi liếp khác nhau; (ii) Xác định biện pháp cải thiện độ
phì nhiêu đất và nâng cao năng suất trái chôm chôm và măng cụt; (iii) Xác
định biện pháp giảm tỷ lệ chảy nhựa trái măng cụt và (iv) Xác định biện pháp
giảm tỷ lệ cháy lá trên cây chôm chôm. Khảo sát hiện trạng canh tác qua
phỏng vấn 60 hộ nông dân và thu mẫu đất phân tích, đánh giá một số đặc tính
đất. Thí nghiệm xác định biện pháp cải thiện độ phì nhiêu đất và nâng cao
năng suất trái đƣợc thực hiện trên vƣờn chôm chôm và vƣờn măng cụt với các
nghiệm thức bón phân vô cơ cân đối kết hợp với 4 loại phân hữu cơ gồm phân
bã bùn mía, phẩn hầm ủ biogas, phân trùn quế và phân cỏ cúc, lƣợng bón
3,6T/ha, kết quả ghi nhận vào vụ thứ 4 và vụ thứ 5 bón phân hữu cơ. Thí
nghiệm về biện pháp giảm tỷ lệ chảy nhựa trái măng cụt đƣợc thực hiện qua
bón phân vô cơ cân đối, bón phân hữu cơ, kết hợp với che bạt giảm ẩm độ đất.
Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ cháy lá trên cây chôm chôm đƣợc thực hiện
qua bón phân vô cơ cân đối với các tỷ lệ K/N khoảng 0,9 - 1,3 kết hợp với
phân hữu cơ.
Kết quả khảo sát cho thấy vƣờn măng cụt lâu năm có tuổi liếp trên 20
năm chiếm 70% tổng số 60 vƣờn khảo sát. Hầu hết nông dân sử dụng phân vô
cơ và bón không cân đối giữa NPK, lƣợng phân đạm sử dụng rất cao tƣơng
đƣơng khoảng 2,5 - 3 kgN.cây


-1
, khoảng 2 kgP.cây
-1
và phân kali sử dụng rất ít
hoặc không sử dụng. Có khoảng 30% số vƣờn đƣợc khảo sát có sử dụng phân
hữu cơ với nhiều loại khác nhau nhƣ phân bò, phân gà, phân dơi, phân hữu cơ
từ hầm ủ biogas. Tuy nhiên, phân chƣa đƣợc ủ hoai đúng kỹ thuật, lƣợng phân
hữu cơ đƣợc bón vào đất rất biến động, khoảng 2 - 10 kg.cây
-1
. Qua khảo sát
cho thấy, tỷ lệ chảy nhựa trên trái măng cụt rất cao chiếm 70 - 80% số vƣờn
khảo sát. Tỷ lệ cháy lá trên cây chôm chôm có liên quan đến lƣợng phân kali.
Bón phân vô cơ tỷ lệ K/N thấp hơn 0,4 thì có đến 90% số vƣờn khảo sát có
cháy lá cấp 3 (tỷ lệ lá bị cháy > 50%).
ii

Kết quả phân tích đất liếp vƣờn măng cụt có tuổi liếp trên 20 năm đều có
pH đất rất chua, khoảng 3.5, hàm lƣợng chất hữu cơ nghèo, lân dễ tiêu thấp,
kali trao đổi, Ca và Mg ở mức thấp. Họat động của vi sinh vật đất kém. Khả
năng giữ nƣớc và tính bền của đất thấp. Đất vƣờn chƣa bị nén dẽ, tuy nhiên
dung trọng có khuynh hƣớng tăng theo tuổi liếp canh tác.
Trên vƣờn măng cụt, kết quả nghiên cứu cho thấy bón phân vô cơ cân
đối kết hợp với bón 3,6T/ha/năm, tƣơng đƣơng 22,5kg/cây/năm phân hữu cơ
các dạng sau 3 vụ bón, giúp cải thiện đƣợc độ phì nhiêu đất có ý nghĩa nhƣ
tăng pH đất, tăng lƣợng chất hữu cơ trong đất, tăng đạm, lân hữu dụng, K, Ca,
Mg trao đổi, phần trăm base bão hòa. Năng suất trái tăng 104% (đạt 56,2- 57,5
kg/cây so với đối chứng theo nông dân đạt 27,5 kg/cây). Về cải thiện sự chảy
nhựa trái măng cụt cho thấy có sự tƣơng quan giữa ẩm độ đất và tỉ lệ chảy
nhựa trái (R
2

= 0.55*). Bón phân hữu cơ 3,6T/ha/năm, tƣơng đƣơng khoảng 15
kg.cây
-1
, kết hợp phân vô cơ cân đối và che bạt trong mùa mƣa giúp giảm 45%
tỷ lệ chảy nhựa trên trái măng cụt (từ 64,2% xuống còn 19,2%), đồng thời
giúp tăng năng suất trái có ý nghĩa.
Trên vƣờn chôm chôm, bón phân hữu cơ 3,6T/ha/năm, tƣơng đƣơng 18
kg.cây
-1
với các dạng nhƣ phân bã bùn mía, phân ủ biogas, phân trùn quế và
phân cỏ cúc kết hợp phân vô cơ cân đối (kết quả thí nghiệm trong vụ thứ 4 và
vụ thứ 5 bón phân hữu cơ) giúp cải thiện độ phì nhiêu đất về lý hóa và sinh
học đất. Trong 4 dạng phân hữu cơ thí nghiệm, hiệu quả cải thiện tốt nhất là
phân bã bùn mía, phân ủ biogas, phân trùn quế và sau cùng là phân cỏ cúc.
Bón phân hữu cơ giúp tăng có ý nghĩa pH đất, chất hữu cơ trong đất, kali trao
đổi, khả năng trao đổi cation, phần trăm base bão hòa trong đất. Về vật lý đất,
chỉ số độ bền cấu trúc đất, khả năng giữ nƣớc, hệ số thấm nƣớc của đất tăng có
ý nghĩa. Dung trọng đất có khuynh hƣớng giảm nhƣng chƣa khác biệt. Về sinh
học đất, hoạt động của vi sinh vật gia tăng thể hiện qua sự gia tăng có ý nghĩa
về tổng số vi sinh vật và hoạt độ enzyme Catalase trong đất. Năng suất trái
chôm chôm tăng cao, 33% - 74%, khác biệt ý nghĩa so với chỉ sử dụng phân
vô cơ nhƣ nông dân. Năng suất trái đạt cao nhất ở nghiệm thức bón phân ủ
biogas, thứ hai là phân bã bùn mía và phân trùn quế, khác biệt có ý nghĩa so
với nghiệm thức đối chứng. Chất lƣợng trái đƣợc cải thiện tốt qua tăng trọng
lƣợng trái, tăng độ Brix có ý nghĩa. Phân tích lƣợng kim lọai nặng trong trái
đều đạt chuẩn theo quy định thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Hiệu quả kinh
tế đạt cao nhất khi bón phân ủ biogas kế đến là phân bã bùn mía và phân trùn
quế. Về cải thiện sự cháy lá, bón phân vô cơ theo tỷ lệ K/N từ 0,9 đến 1,3 kết
hợp với phân hữu cơ (3,6T/ha/năm) giúp giảm tỷ lệ cháy lá trên cây chôm
chôm (giảm từ 79,5% xuống còn 18,9% cháy lá).

iii

Tóm lại, bón phân vô cơ cân đối kết hợp với phân hữu cơ 3,6T/ha/năm
nhƣ bã bùn mía, phân ủ biogas, phân trùn quế giúp cải thiện có ý nghĩa độ phì
nhiêu đất về hóa, lý và sinh học đất, giúp tăng năng suất và phẩm chất trái
vƣờn chôm chôm và măng cụt. Bón phân vô cơ theo tỷ lệ K/N cân đối kết hợp
với 3,6 tấn phân hữu cơ giúp giảm tỷ lệ cháy lá trên cây chôm chôm. Bón
phân vô cơ cân đối, bón phân hữu cơ kết hợp với che bạt trong mùa mƣa giúp
giảm tỷ lệ chảy nhựa trên trái măng cụt. Kết quả cần đƣợc khuyến cáo nông
dân áp dụng kỹ thuật canh tác giúp tăng hiệu quả trong quản lý đất và hiệu quả
kinh tế trong canh tác vƣờn măng cụt và chôm chôm
Từ khóa: Đất liếp vườn, măng cụt, chôm chôm, năng suất trái, phân hữu
cơ, độ phì nhiêu đất, sự chảy nhựa trái măng cụt, sự cháy lá chôm chôm.




















iv

ABSTRACT
Rambutan and mangosteen are two types of fruits with high export potential.
However, there were constraints of low fruit yield and fruit quality. As a
consequence, the production areas of these fruit orchards are reducing. Leaf
blight of rambutan trees and gamboge disorder of mangosteen fruits have been
enlarged and threatening to the benefit and income of farmers in Cho Lach,
Ben Tre. The hypothesis is that these problems can be due to soil degradation
of raised beds, unbalanced inorganic fertilization, lack of organic amendment,
and inefficient water management. Therefore, the objectives of this study were
to (i) survey and evaluate the soil fertility in terms of physico-chemical and
biological properties; (ii) improve soil properties and fruit yield, fruit quality;
(iii) evaluate the cultivation technique to reduce the gamboge disorder of
mangosteen fruit and (iv) mitigate leaf blight of rambutan to increase fruit
yield.
The interview of 60 orchard farmers was carried out, soil samples were
collected and some selected soil properties were analysed. Experiments were
executed on one rambutan orchard and one mangosteen orchards with
balanced inorganic fertilizers application, and tested 4 kinds of compost with
the amount of 3.6 tons per hectare. The experiment on rambutan was in the
fourth and the fifth crops after compost amended. Experiment on reducing the
gamboge disorder of mangosteen fruit was set up with the combination of
balanced inorganic fertilizer, organic amendment and plastic covering to lower
soil water content in the wet season. To reduce the leaf blight of rambutan,
different K/N ratios from 0.9- 1.3 were used in comparison to those of
farmers’ practice.
Results showed that the raised beds which the age was more than 20 years

made up to around 70% of 60 orchards observed. Most farmers applied
imbalanced fertilizers between NPK, high level of nitrogen 2.5-3 kg N/plant, 2
kg P/plant, no potassium or very low level of K application. There were 30%
orchards which were applied organic fertilizer such as chicken’s, bat’s and
cow’s dung, or the solid waste of biogas sludge. However, organic fertilizers
were not composted and they were applied with varying amount from 2-10
kg/plant. The problem of gamboge disorder of mangosteen fruits occurred in
70 – 80% of the orchards observed, mainly on the trees younger than 20 years.
The leaf blight of rambutan in grade 3 (more than 50% leaf blight per tree)
occurred in 90% of observed orchards with low K/N (lower than 0.4)
v

Soil analysis indicated that the more than 20 years raised beds of mangosteen
orchards had low soil pH (about 3.5), poor in soil organic matter, low level of
available phosphorus, exchangeable K, Ca, Mg. In terms of soil biology,
activities of soil microorganisms was found to be relatively weak. Soil water
holding capacity and soil aggregate stability were also low. However, soil was
not compacted, although soil bulk density tended to increase with raised beds
age.
For mangosteen orchard, compost amendment with 22.5 kg/plant/year and
balance of inorganic fertilizer together improved the soil fertility as well as
increased fruit yields and quality (P < 0.05). Soil pH, soil organic matter,
available N and P, exchangeable K, Ca and Mg, base saturation percentage
were increased significantly. The increase of fruit weight per plant was
recorded 104%, at 56.2- 57.5 kg/plant, as opposed to 27.5 kg/plant in farmers’
practice. Correlation between soil water content and the rate of gamboge
disorder was found (R
2
= 0.55*). Balanced application of inorganic fertilizer
with combination of 3.6 tons per ha year and reducing soil moisture content by

covering surface area close to the trunk with plastic sheets resulted in
decreasing the 45% rate of gamboge disorder of fruit, from 64.2% reduced to
19.2%. In addition, with this practice, fruit yield also increased (P < 0.05).
As the above results, in rambutan orchard, compost application of 3.6 tons of
sugar-cane filter mud, biogas compost, vermi compost and fresh plants of Ox
eye daisy (Sphagneticola trilobata) and balanced of inorganic fertilizer
significantly improved chemical, physical and biological soil properties such
as soil pH, soil organic matter, CEC, exchangeable K, base saturation
percentage, soil aggregate stability, water holding capacity and
microbiological activities through significant increase in catalase enzyme. Soil
bulk density tended to reduce, but not remarkably. Among these four organic
fertilizers, sugar-cane filter cake mud was the most effective one, followed by
biogas compost.
Rambutan yield was improved by organic amendment combined with
balanced inorganic nutrients, increasing 33% - 74%, in comparison to farmer’s
practice (P < 0.05). Application of biogas compost led to the highest yield.
Sugar-cane filter mud and vermin-compost was lesser extent of increasing
yield compared to farmers’ practice. The fruit quality was enhanced through
increasing the fruit weight. Brix degree of fruits increased. Application of
inorganic fertilizer with K/N ratio ranging from 0.9 to 1.3 with combination of
organic fertilizers (3.6 tons per ha year) resulted in decreasing the rate of leaf
blight of rambutan (from 79.5% to 18.9%).
vi

In general, recommendation to farmers can be given by balanced application
of inorganic fertilizer and 3.6 tons per ha of organic amendment of sugar-cane
mud, biogas compost, vermi-compost which led to significant improvement of
chemical, physical and biological soil fertility, increase fruit yields and quality
of both rambutan and mangosteen orchards. Application of inorganic fertilizer
with the K/N ratio of 0.9 - 1.3 with combination of 3.6 tons per ha of organic

fertilizers decreased the leaf blight rate of rambutant. In addition, organic
fertilizers amendment with combination of balanced application of inorganic
fertilizer and covering topsoil with plastic sheets reduced the gamboge
disorder of mangosteen fruit.
Key words: Raised beds, mangosteen, rambutan, fruit yield, organic fertilizer,
soil fertility, gamboge disorder of magosteen fruits, leaf blight of rambutan.
vii

LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
GS. TS. Võ Thị Gƣơng, Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện
thuận lợi, đóng góp và cho những lời khuyên dạy hết sức quý báu để tôi hoàn
thành luận án này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
- Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Cần Thơ.
- Ban Chủ nhiệm khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.
- Khoa Sau Đại học, phòng Đào tạo, phòng Quản lý Khoa học và các
phòng ban chức năng khác của trƣờng Đại học Cần Thơ.
- Ts. Trần Văn Dũng, Ks. Nguyễn Hồng Giang, ThS. Nguyễn Văn Quí,
Quí Thầy, Cô, anh chị bộ môn Khoa học đất, quí Thầy, Cô giáo và các Khoa,
Phòng liên quan của trƣờng Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ
Lê Văn Hòa, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Mỹ Hoa, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Lê
Văn Bé, Tiến sĩ Dƣơng Minh, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Trần Kim Tính, Phó Giáo
sƣ, Tiến sĩ Võ Quang Minh và quí Thầy, Cô đã tâm huyết, đã tận tình, động
viên khích lệ, dành nhiều nhiều thời gian trao đổi và định hƣớng cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Sở Khoa học và Công nghệ,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre đã hỗ trợ kinh phí và

thời gian giúp tôi hoàn thành các hoạt động nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cám ơn
đặc biệt tới các anh, chú Nguyễn Tuấn Dũng, Lê Văn Rồng, Nguyễn Văn Tân,
Lê Xuân Đa, Phạm Văn Thùng là những chủ vƣờn đã trực tiếp hỗ trợ vƣờn để
tôi tiến hành thí nghiệm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ, công chức Chi cục Phát triển nông
thôn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách đã hỗ trợ
cho tôi về thời gian và các hoạt động nghiên cứu thực địa.
Xin trân trọng ghi nhớ tất cả những đóng góp chân tình, sự động viên
giúp đỡ nhiệt tình của bè bạn và các anh, chị, em mà tôi không thể liệt kê hết
trong lời cảm tạ này.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình, đặc biệt là vợ và con
của tôi là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án.
Hồ Văn Thiệt
viii

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà chính tôi đã thực hiện.
Tất cả các số liệu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


Tác giả luận án



Hồ Văn Thiệt















ix

MỤC LỤC

Mục

Trang
TÓM TẮT
i

ABSTRACT
iv

LỜI CẢM ƠN

vii

LỜI CAM ĐOAN
viii

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1

1.1 Đặt vấn đề
1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
2

1.3 Tính mới của đề tài
2

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4

2.1 Độ phì đất
4


2.2 Sự bạc màu đất
4

2.3 Hiện trạng bạc màu đất liếp vƣờn cây ăn trái ở 1 số tỉnh ĐBSCL
5

2.4 Vai trò của chất hữu cơ trong cải thiện độ phì đất
6

2.4.1 Vai trò chất hữu cơ đối với tính chất hóa học đất 10
2.4.2 Vai trò của chất hữu cơ đối với tính chất lý học 11
2.4.3 Hiệu quả phân hữu cơ trong cải thiện năng suất cây trồng 12
2.5 Vi sinh vật trong đất
13

2.6 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
17

2.6.1 Vị trí địa lý 17
2.6.2 Điều kiện tự nhiên 17
2.6.3 Hiện trạng canh tác cây ăn trái tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre 17
2.7 Đại cƣơng về cây măng cụt và cây chôm chôm
18

2.7.1 Cây măng cụt 18
2.7.1.1 Một số đặc điểm chính của cây măng cụt 18
2.7.1.2 Đặc tính sinh vật học 23
x


2.7.2 Chất lƣợng của trái 26
2.7.2.1 Chảy nhựa và cơm trong trên trái măng cụt 26
2.7.2.2 Phƣơng pháp nhận diện măng cụt bị chảy nhựa 27
2.7.2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến trái măng cụt bị chảy nhựa 29
2.7.2.4 Một số kết quả nghiên cứu các giải pháp khắc phục có liên quan 30
2.7.3 Cây Chôm chôm 31
2.7.3.1 Một số đặc điểm sinh lý - sinh thái cây chôm chôm 31
2.7.3.2 Đặc tính thực vật 32
2.7.3.3 Các giống chôm chôm 34
2.7.3.4 Ảnh hƣởng của dƣỡng chất K đến lá……………….…………………………35
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
37

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
37

A. NGHIÊN CỨU TRÊN CÂY MĂNG CỤT
37

3.1. Phần 1: Khảo sát và đánh giá đặc tính đất vƣờn trồng măng cụt.
37

3.1.1. Phƣơng pháp thực hiện 37
3.1.2. Thu mẫu đất 38
3.2. Phần 2: Đánh giá ảnh hƣởng của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất và
nâng cao năng suất trái măng cụt
39

3.2.1. Mục tiêu thí nghiệm 39
3.2.2. Chọn vƣờn thí nghiệm 39

3.2.3. Bố trí thí nghiệm 39
3.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi 40
3.3. Phần 3: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ và che bạt đến độ phì nhiêu đất, năng suất và
chảy nhựa trái măng cụt
41

3.3.1. Mục tiêu thí nghiệm 41
3.3.2. Vƣờn thí nghiệm 41
3.3.3. Nội dung thí nghiệm 42
B. NGHIÊN CỨU TRÊN CÂY CHÔM CHÔM
44

3.4. Phần 4: Thí nghiệm ảnh hƣởng bón phân hữu cơ và phân kali nhằm khắc phục tình
trạng cháy lá và cải thiện năng suất trái.
44

3.4.1. Khảo sát hiện trạng cháy lá của cây chôm chôm 44
3.4.2. Chọn vƣờn thí nghiệm 45
xi

3.4.3. Bố trí thí nghiệm 45
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi
46

3.5. Phần 5: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất
và phẩm chất trái chôm chôm
46

3.5.1. Chọn vƣờn thí nghiệm 46
3.5.2 Bố trí thí nghiệm …………………………………………………………… 47

3.5.3. Chỉ tiêu theo dõi:
48

3.6. Mô tả phẩu diện đất
48

3.7. Phƣơng pháp phân tích đất
49

3.7.1. Chỉ tiêu hóa học đất 49
3.7.2. Chỉ tiêu lý học: 50
3.7.3. Phƣơng pháp xác định ẩm độ đất: 51
3.8. Đánh giá năng suất trái măng cụt và chôm chôm
52

3.9. Phân bón hữu cơ
52

3.10. Phân tích số liệu
53

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
54

A. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VƢỜN MĂNG CỤT
54

4.1 Tổng quan hiện trạng canh tác vƣờn măng cụt
54


4.2. Hiện trạng đặc tính hóa học và lý học đất vƣờn măng cụt
57

4.3 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì đất và năng suất trái
61

4.3.1 Hiệu quả cải thiện pH đất 61
4.3.2 Chất hữu cơ trong đất 62
4.3.3 Đạm hữu dụng trong đất 63
4.3.4 Hàm lƣợng lân dễ tiêu trong đất 64
4.3.5 Kali trao đổi 65
4.3.6 Khả năng trao đổi cation của đất 66
4.3.7 Canxi trao đổi trong đất 66
4.3.8 Hàm lƣợng Mg trao đổi trong đất 67
4.3.9 Phần trăm base bảo hòa…………………………………………………… …….68
4.3.10 Hiệu quả cải thiện năng suất trái 69
4.3.11 Hiệu quả kinh tế trong sử dụng phân hữu cơ trên vƣờn măng cụt 70
xii

4.4 Hiệu quả của phân hữu cơ và che bạt trong cải thiện năng suất và tỷ lệ chảy nhựa trái
71

4.4.1 Hiệu quả cải thiện năng suất trái 71
4.4.2 Hiệu quả cải thiện chảy nhựa trái măng cụt 72
4.4.3 Hiệu quả kinh tế 78
B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VƢỜN CHÔM CHÔM
80

4.5 Hiện trạng cháy lá trên cây chôm chôm
80


4.5.1 Tình hình cháy lá chôm chôm 80
4.5.2. Tình trạng sử dụng phân bón của nông dân 81
4.6. Biện pháp cải thiện sự cháy lá chôm chôm và năng suất trái
82

4.6.1 Hiệu quả của phân hữu cơ và tỷ lệ K/N trong cải thiện cháy lá 83
4.6.2 Hiệu quả cải thiện năng suất trái 85
4.6.3 Hiệu quả kinh tế 86
4.7 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện phì nhiêu đất và năng suất trái
87

4.7.1 Hiệu quả cải thiện độ phì nhiêu đất liếp vƣờn chôm chôm 87
4.7.2 Hiệu quả cải thiện vế tính chất vật lý đất 96
4.7.3 Hiệu quả của phân hữu cơ trong tăng hoạt động vi sinh vật trong đất 98
4.7.4 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện năng suất trái 99
4.7.5 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lƣợng trái 101
4.7.6 Hiệu quả kinh tế trong sử dụng phân hữu cơ 105
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
107

5.1 Kết luận
107

5.2 Đề nghị
108

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƢƠNG

PHỤ CHƢƠNG 1: BẢNG ANOVA1
PHỤ CHƢƠNG 2: NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
PHỤ CHƢƠNG 3: THANG ĐÁNH GIÁ
PHỤ CHƢƠNG 4: PHIẾU ĐIỀU TRA
PHỤ CHƢƠNG 5: BẢNG MÔ TẢ PHẨU DIỆN ĐẤT ĐIỂM NGHIÊN CỨU

xiii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
CEC
Cation exchange capacity
Khả năng trao đổi cation
ĐBSCL
-
Đồng bằng sông Cửu Long
PHC
-
Phân hữu cơ
FAO
Food and Agriculture
Organization of the United
Nations
Tổ chức lƣơng thực và
nông nghiệp của Liên Hiệp
Quốc
NAA
Naphthalene Acetic Acid

-
GA3
Gibberellic Acid
-
NT
-
Nghiệm Thức
GAP
Good Agricultural Practice
Sản xuất nông nghiệp tôt
T/ha
-
Tấn/hécta
xiv

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Hàm lƣợng phân bón NPK khuyến cáo trên cây măng cụt
Viện nghiên cứu cây ăn trái ở Malaysia
21
2.2
Đánh giá cấp độ cháy lá trên cây chôm chôm
36
3.1
Một số đặc tính lý, hóa học đất trồng măng cụt trên vƣờn thí
nghiệm tại Chợ Lách, tỉnh Bến Tre ở tầng 0 - 20 cm trƣớc khi
bố trí thí nghiệm.

41
3.2
Đánh giá cấp độ cháy lá trên cây chôm chôm
45
3.3
Hàm lƣợng dinh dƣỡng của các vật liệu phân hữu cơ trong
thí nghiệm
52
4.1
Kết quả khảo sát về tuổi cây và tuổi liếp của 60 hộ nông dân
56
4.2
Đặc tính đất đầu vụ của vƣờn thí nghiệm
56
4.3
Kết quả khảo sát về tỷ lệ chảy nhựa ở các độ tuổi cây măng
cụt
56
4.4
Dung trọng đất đƣợc khảo sát ở vƣờn măng cụt tầng mặt 0 -
20 cm tại bốn độ tuổi liếp khác nhau
59
4.5
Kết quả khảo sát về năng suất ở các độ tuổi cây măng cụt
60
4.6
Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức bón phân trên cây
măng cụt
70
4.7

Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức bón phân trên cây
măng cụt trừ đi tỉ lệ chảy nhựa trái
79
4.8
Tỷ lệ K/N của những hộ nông dân sử dụng và cấp độ cháy

81
4.9
Ảnh hƣởng của tỷ lệ bón K/N và phân hữu cơ đến hàm
lƣợng K trao đổi và diện tích lá bị cháy
83
4.10
Hiệu quả của các nghiệm thức phân đến hệ số thấm nƣớc
bão hòa
84
4.11
Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức bón phân trên cây
chôm chôm
86
4.12
Sự cải thiện hàm lƣợng enzyme Catalase trong đất qua bón
các dạng phân hữu cơ ở hai tầng đất
99
4.13
Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức bón phân
106

xv

DANH SÁCH HÌNH

Hình
Tên hình
Trang
2.1
Vƣờn cây măng cụt 30 năm tuổi
23
2.2
Khi hoa nở hoàn toàn và kết trái sau 24 giờ
24
2.3
Trái măng cụt khi chín đƣợc cắt ra
25
2.4
Trái măng cụt bị chảy nhựa ở một bên
26
2.5
Trái măng cụt bị chảy nhựa nhiều ở bên trong làm hƣ toàn
bộ thịt trái
27
2.6
Trái măng cụt bị cơm trong
27
2.7
Màu vỏ của trái măng cụt
28
2.8
Trái măng cụt bị chảy nhựa ở một bên
28
2.9
Lát cắt vỏ trái măng cụt gần chín

29
2.10
Lát cắt vỏ trái măng cụt gần chín
29
2.11
Hoa lƣỡng tính của chôm chôm
33
2.12
Giống chôm chôm Java
34
2.13
Giống chôm chôm nhãn
35
2.14
Giống chôm chôm Rongrieng
35
2.15
Vƣờn chôm chôm bị cháy lá cấp 2, năng suất thất thu 30 -
40%
36
2.16
Vƣờn chôm chôm bị cháy lá cấp 3, năng suất thất thu hoàn
toàn
36
3.1
Lƣợc đồ thí nghiệm
37
3.2
Măng cụt trƣớc khi phủ bạt
43

3.3
Măng cụt khi phủ bạt
43
4.1
pH đất vƣờn măng cụt ở bốn độ tuổi liếp khác nhau
57
4.2
Hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất ở bốn độ tuổi liếp khác
nhau
58
4.3
Chỉ số độ bền cấu trúc đất ở bốn độ tuổi liếp khác nhau
60
4.4
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến pH đất
61
4.5
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến lƣợng chất hữu cơ trong
đất
62
4.6
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến hàm lƣợng đạm hữu dụng
trong đất
63
xvi

Hình
Tên hình
Trang
4.7

Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến hàm lƣợng lân dễ tiêu
trong đất
64
4.8
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến hàm lƣợng kali trong đất
65
4.9
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến CEC của đất
66
4.10
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến hàm lƣợng Ca trao đổi
trong đất
67
4.11
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến hàm lƣợng Mg trao đổi
trong đất
68
4.12
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến phần trăm base bão hòa
68
4.13
Hiệu quả của phân hữu cơ đến năng suất trái măng cụt
69
4.14
Ảnh hƣởng che bạt và phân hữu cơ đến năng suất trái
72
4.15
Ảnh hƣởng che bạt và phân hữu cơ đến chảy nhựa trong trái
73
4.16

Ảnh hƣởng che bạt và phân hữu cơ đến pH đất
74
4.17
Lƣợng đạm hữu dụng trong đất
75
4.18
Ảnh hƣởng che bạt và phân hữu cơ đến phần trăm base bão
hòa
75
4.19
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ và che bạt đến sự thay đổi mật
số vi sinh vật trong đất
76
4.20
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ và che bạt đến sự thay đổi hàm
lƣợng enzyme Catalase trong đất
76
4.21
Mối tƣơng quan giữa ẩm độ đất với tỷ lệ chảy nhựa trên trái
măng cụt vào thời điểm 40 ngày trƣớc thu họach
77
4.22
Mối tƣơng quan giữa ẩm độ đất với tỷ lệ chảy nhựa trên trái
măng cụt vào thời điểm 32 ngày trƣớc thu họach
77
4.23
Mối tƣơng quan giữa ẩm độ đất với tỷ lệ chảy nhựa trên trái
măng cụt trong thời gian 32 - 40 ngày trƣớc thu họach
77
4.24a

Phẫu diện đất sét, gò cao cây bị cháy lá trầm trọng
80
4.24b
Phẫu diện đất sét có địa hình thấp cây ít bị cháy lá
80
4.25
Rễ mới phát triển trên mặt đất khi có điều kiện ẩm ƣớt
82
4.26
Hàm lƣợng kali tổng số trong lá ở các vƣờn có cấp cháy lá
chôm chôm khác nhau
84
4.27
Hiệu quả của tỷ lệ bón K/N và phân hữu cơ đến năng suất
85
4.28
Hiệu quả của phân hữu cơ cải thiện pH đất
88
xvii

Hình
Tên hình
Trang
4.29
Hiệu quả của phân hữu cơ cải thiện chất hữu cơ trong đất
89
4.30
Hiệu quả của phân hữu cơ cải thiện đạm hữu dụng trong đất
90
4.31

Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến hàm lƣợng lân dễ tiêu
trong đất
91
4.32
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến hàm lƣợng kali trao đổi
trong đất
92
4.33
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến Canxi trao đổi
92
4.34
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến magnesium trao đổi trong
đất
93
4.35
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến khả năng trao đổi cation
trong đất
94
4.36
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến % bazơ bão hòa trong đất
95
4.37
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến kẽm trao đổi trong đất
96
4.38
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến chỉ số độ bền cấu trúc đất
của đất
97
4.39
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến khả năng giữ nƣớc của đất

98
4.40
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến năng suất năm 2010
100
4.41
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến năng suất năm 2011
100
4.42
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến số trái/kg trong vụ năm
2010
101
4.43
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến số trái/kg trong vụ năm
2011
101
4.44
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến lƣợng chì trong trái
102
4.45
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến hàm lƣợng kẽm trong trái
103
4.46
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến tỷ lệ kali trong trái
104
4.47
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến trọng lƣợng thịt trong trái
104
4.48
Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến nồng độ Brix trong trái
105





1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Theo niên giám thống kê năm 2011, ĐBSCL có tổng diện tích cây ăn trái
gần 300 nghìn ha, cho tổng sản lƣợng hơn ba triệu tấn/năm. Trong đó, Chợ
Lách là một trong các huyện trọng điểm trồng cây ăn trái trong khu vực với
nhiều chủng loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao nhƣ: Măng cụt, Chôm chôm,
Sầu riêng, Bòn bon. Măng cụt là một trong những loại trái cây có giá trị kinh
tế rất cao, với diện tích khoảng 1.145 ha. Trở ngại lớn hiện nay của vƣờn
măng cụt là năng suất trái thấp, cho trái cách vụ, năng suất bình quân chỉ đạt
0,81tấn/ha (do cách tính của ngành thống kê là tính sản lƣợng toàn huyện rồi
chia cho diện tích kể cả diện tích không cho trái), trong khi năng suất trái có
thể đạt 5 - 9 T/ha. Mặt khác sự chảy nhựa trái măng cụt đƣa đến giảm phẩm
chất trái, gây thiệt hại rất lớn cho nhà vƣờn, nhất là vào mùa mƣa. Kết quả
khảo sát cho thấy, có đến 80% trái măng cụt ở vƣờng có tuổi khoảng 20 năm
bị chảy nhựa trái. Vì thế diện tích vƣờn măng cụt đang bị giảm do nông dân
phá bỏ thay cây trồng khác. Tƣơng tự, đối với vƣờn chôm chôm, năng suất trái
bình quân chỉ đạt 2,1 T/ha so với năng suất trái có thể đạt đến 25 T/ha. Trở
ngại khác là sự cháy lá trên cây chôm chôm đang xảy ra trên phần lớn vƣờn
vào mùa khô, và trong điều kiện khô nhân tạo cho cây ra hoa trái vụ. Sự cháy
lá chôm chôm cấp 2 và cấp 3 xảy ra trên 90% vƣờn đƣợc khảo sát. Năng suất
và phẩm chất trái giảm rất đáng kể. Với các khó khăn trở ngại đối với vƣờn
canh tác măng cụt và chôm chôm, nghiên cứu cải thiện năng suất trái và khắc
phục các vấn đề chảy nhựa trái măng cụt và cháy lá chôm chôm rất cần thiết
đƣợc thực hiện.

Giả thuyết đƣợc đặt ra là sự cung cấp phân bón hóa học mất cân đối, hàm
lƣợng chất hữu cơ thấp, đƣa đến sự bạc màu đất, năng suất và phẩm chất trái
giảm thấp. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy vƣờn cây ăn trái đƣợc thành
lập lâu năm, đất bị bạc màu về hóa lý và sinh học đất (Võ Thị Gƣơng và ctv.
2010; Dƣơng Minh Viễn và ctv., 2011; Pham Van Quang et al., 2013 ). Chỉ bón
phân vô cơ, thiếu lƣợng hữu cơ trong đất ảnh hƣởng bất lợi đến cấu trúc đất,
giảm sự phong phú về quần thể và họat động của vi sinh vật trong đất
(Rasmussen and Collins, 1991; Raynet et al., 1996). Giả thuyết khác là có thể sự
quản lý nƣớc và dinh dƣỡng trong vƣờn chƣa hợp lý đƣa đến tình trạng chảy
nhựa trên trái măng cụt, cháy lá trên cây chôm chôm. Vì thế mục tiêu nghiên
cứu của luận án đƣợc đặt ra nhƣ sau.
2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá độ phì nhiêu về hóa, lý đất vƣờn măng cụt có độ
tuổi liếp khác nhau.
- Đánh giá biện pháp cải thiện độ phì nhiêu đất và nâng cao năng suất,
phẩm chất trái chôm chôm và măng cụt.
- Đánh giá biện pháp giảm tỷ lệ chảy nhựa trái măng cụt và giảm tỷ lệ
cháy lá trên cây chôm chôm qua quản lý nƣớc, bón phân vô cơ cân đối kết hợp
phân hữu cơ.
1.3 Tính mới của đề tài
- Đánh giá đƣợc sự bạc màu đất liếp vƣờn măng cụt có tuổi liếp trên 20
năm có pH đất rất chua, khoảng 3,5, hàm lƣợng chất hữu cơ nghèo, lân dễ tiêu
thấp, kali trao đổi, Ca và Mg ở mức thấp. Họat động của vi sinh vật đất kém.
Khả năng giữ nƣớc và tính bền cấu trúc đất thấp.
- Trên vƣờn măng cụt, bón phân hữu cơ 22,5 kg.cây
-1
, kết hợp phân vô
cơ cân đối giúp cải thiện đƣợc độ phì nhiêu đất, nâng cao năng suất trái có ý

nghĩa. Biện pháp cải thiện sự chảy nhựa trái măng cụt đạt hiệu quả cao, giảm
45% tỉ lệ chảy nhựa trái qua bón phân hữu cơ, phân vô cơ cân đối, và che bạt
trong mùa mƣa (tỷ lệ chảy nhựa trái măng cụt giảm, từ 64,2% xuống còn
19,2%), đồng thời giúp tăng năng suất trái có ý nghĩa.
- Trên vƣờn chôm chôm, bón 18 kg/cây phân hữu cơ các dạng nhƣ phân
bã bùn mía, phân ủ biogas, phân trùn quế, phân cỏ cúc giúp cải thiện độ phì
nhiêu đất về lý hóa và sinh học đất. Tăng có ý nghĩa pH đất, chất hữu cơ trong
đất, phần trăm base bão hòa, chỉ số độ bền cấu trúc đất, khả năng giữ nƣớc, hệ
số thấm nƣớc của đất, tăng hoạt động của vi sinh vật qua gia tăng hoạt độ
enzyme Catalase trong đất. Năng suất trái chôm chôm tăng cao, có ý nghĩa so
với chỉ sử dụng phân vô cơ nhƣ nông dân. Bón phân vô cơ theo tỷ lệ K/N từ
0,9 đến 1,3 kết hợp với phân hữu cơ 18 kg/cây/năm giúp giảm 60% tỷ lệ cháy
lá trên cây chôm chôm.
- Hiệu quả kinh tế trong canh tác vƣờn măng cụt và vƣờn chôm chôm đạt
cao nhất khi bón phân hữu cơ phân bã bùn mía, phân hầm ủ biogas kết hợp vô
cơ cân đối.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu: Vƣờn măng cụt và chôm chôm tại các xã Long
Thới, Sơn Định và Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Đặc tính đất
liếp vƣờn măng cụt và chôm chôm.
3

* Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát và đánh giá kỹ thuật canh tác của nông dân trên vƣờn cây
măng cụt và cây chôm chôm.
- Phân tích và đánh giá chất lƣợng đất theo từng nhóm tuổi liếp khác nhau.
- Thử nghiệm bón phân vô cơ cân đối kết hợp phân hữu cơ nhƣ phân
hầm ủ biogas, phân bã bùn mía, phân trùn quế và phân cỏ cúc, nhằm cải thiện
độ phì nhiêu đất, nâng cao năng suất, phẩm chất trái; bón phân hữu cơ và che
bạt để hạn chế tỷ lệ chảy nhựa trên trái măng cụt, bón phân vô cơ theo các tỷ

lệ K/N kết hợp phân hữu cơ để cải thiện sự cháy lá trên cây chôm chôm.
- Đánh giá hiệu quả cải thiện độ phì nhiêu hóa lý và sinh học đất vƣờn
măng cụt và chôm chôm. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng phân hữu cơ.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp số liệu khoa học về sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp phân vô
cơ cân đối giúp cải thiện đƣợc độ phì nhiêu đất, gia tăng năng suất và phẩm chất
trái măng cụt và chôm chôm. Đồng thời, qua thí nghiệm cũng đã góp phần làm
giảm tỷ lệ chảy nhựa trên trái măng cụt qua bón phân hữu và che bạt và xác
định mối tƣơng quan giữa tỷ lệ chảy nhựa trên trái măng cụt và ẩm độ đất.
- Cung cấp số liệu khoa học về cải thiện sự cháy lá chôm chôm. Trên
vƣờn chôm chôm, cung cấp dinh dƣỡng cân đối giữa phân đạm và phân kali
kết hợp với phân hữu cơ là biện pháp tốt giúp giảm 60% tỷ lệ cháy lá trên cây
chôm chôm, so với nông dân bón kali với tỉ lệ K/N thấp, khoảng bằng 0,1.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp những thông tin khoa học về đất liếp vƣờn măng cụt
và chôm chôm sau 20 năm canh tác, đất bị bạc màu về hóa, lý và sinh học đất.
Khẳng định vai trò của chất hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất tăng năng
suất, phẩm chất trái và hiệu quả kinh tế trên vƣờn chôm chôm, măng cụt. Bón
phân hữu cơ kết hợp quản lý nƣớc hợp lý giúp giảm có ý nghĩa sự chảy nhựa
trái măng cụt. Phân hữu cơ kết hợp cung cấp kali, đạm cân đối giúp giảm đáng
kể sự cháy lá chôm chôm. Qua đó tăng năng suất trái, tăng giá trị kinh tế, tăng
thu nhập của nông dân có ý nghĩa. Qua kết quả nghiên cứu của luận án giúp
khuyến cáo đến nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác mới hƣớng tới canh tác
vƣờn cây ăn trái đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững.


4

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Độ phì đất
Độ phì đất là khả năng của đất có thể thoả mãn các nhu cầu của cây về
các nguyên tố dinh dƣỡng, nƣớc, đảm bảo cho hệ thống rễ của chúng có đầy
đủ không khí, nhiệt độ và môi trƣờng lý hoá học thuận lợi cho sinh trƣởng và
phát triển bình thƣờng. Những điều kiện đó là: Đầy đủ các chất dinh dƣỡng
cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng; Độ ẩm thích hợp; Nhiệt độ thích
hợp; Chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của vi
sinh vật; Không có độc chất; Không có cỏ dại, đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ
phát triển.
Việc sử dụng phân hóa học với liều lƣợng cao đƣa đến suy giảm độ phì
đất và giảm hoạt động của vi sinh đất. Ngoài ra đất liếp vƣờn có thời gian lên
liếp lâu năm đƣa đến suy giảm về độ phì đất (Raynet et al. 1996, Võ Thị
Gƣơng và ctv. 2006; Phạm Văn Quang, 2013). Phế phẩm thực vật, phân hữu
cơ ủ hoai bón vào đất giúp cải thiện sự bạc màu đất và giúp cải thiện năng suất
cây trồng (Võ Thị Gƣơng và ctv. 2010b; Steven, 2011; Dƣơng Minh Viễn và
ctv. 2011; Ngô Thị Hồng Liên và Võ Thị Gƣơng, 2007). Kết quả thí nghiệm
qua một vụ canh tác và sử dụng phân bón hữu cơ có khuynh hƣớng giúp cải
thiện một số đặc tính hóa học và sinh học đất, nhƣng chƣa giúp tăng năng suất
trái chôm chôm (Vo Thi Guong et al. 2009). Nguyên nhân chính của sự bạc
màu đất là sự nén dẽ, xói mòn đất, mất chất hữu cơ, mặn hóa, suy kiệt dinh
dƣỡng và ô nhiễm đất (Oldeman, 1994; Syers, 1997; Fageria, 2012).
2.2 Sự bạc màu đất
Có nhiều nghiên cứu về bạc màu đất của vùng ĐBSCL trong những năm
gần đây, trên những vùng canh tác lúa, vùng trồng cây ăn trái và rau màu, cần
thiết đƣợc tác động các biện pháp cải thiện trong thời gian dài (Võ Thị Gƣơng
và ctv. 2010b; Võ Thị Gƣơng et al. 2009; Lê Thị Thanh Chi và ctv. 2010;
Dƣơng Minh Viễn và ctv. 2011; Pham Van Quang and Vo Thi Guong, 2011;
Châu Thị Anh Thy và ctv. 2013; Pham Van Quang, 2013).
Theo định nghĩa của FAO (1976) cho rằng sự bạc màu đất là quá trình
làm suy giảm khả năng sản xuất của đất. Bón phân vô cơ cao và mất cân đối,

không sử dụng phân hữu cơ giúp cho đất tăng lƣợng mùn và kết cấu đất, từ đó
dẫn đến đất bị bào mòn, trở nên nghèo, xấu, bạc màu. Càng ngày đất càng
nghèo chất dinh dƣỡng, và đi đến sự bạc màu đất.
5

2.3 Hiện trạng bạc màu đất liếp vƣờn cây ăn trái ở 1 số tỉnh ĐBSCL
Theo Hồ Văn Thiệt (2006), vƣờn trồng sầu riêng và chôm chôm có thời
gian lên liếp từ trên 17 năm có các tính chất lý, hoá và sinh học đất bất lợi cho
sinh trƣởng và năng suất chất lƣợng của cây trồng. Thể hiện rõ là vƣờn trồng
chôm chôm có tuổi liếp 32 năm, đất có pH rất thấp, hàm lƣợng chất hữu cơ
nghèo, đạm hữu cơ dễ phân huỷ nghèo, đạm hữu dụng thấp, lân dễ tiêu thấp,
các cation trao đổi nhƣ Ca, K, Mg và phần trăm base bão hoà thấp, hoạt động
của vi sinh vật đất thấp, đa số đoàn lạp nhỏ hơn 0,25 mm, thuộc dạng đất dễ bị
đóng váng và rửa trôi.
Canh tác không sử dụng phân hữu cơ đƣa đến đất bị nén dẽ, giảm độ phì
nhiêu tự nhiên về mặt hóa, lý học và sinh học đất (Marschners et al., 1998 và
Marschners et al., 2012 ). Canh tác lâu năm làm giảm chất hữu cơ trong đất, N
hữu cơ giảm 25% trong 20 năm canh tác và giảm 35% trong 60 năm canh tác.
Canh tác liên tục trong 50 năm làm mất hơn 50% chất hữu cơ trong đất (Bauer
& Black, 1981).
Khảo sát năm vƣờn trồng cam, quýt tại Cần Thơ có tuổi liếp 7, 9, 16, 26
và 33 năm tuổi Võ Thị Gƣơng ctv., (2010) cho thấy vƣờn có tuổi liếp cao 26
và 33 năm tuổi có tính chất hóa học bất lợi hơn so với vƣờn mới lên liếp 7 đến
9 năm tuổi. Rõ nét nhất là vƣờn 26 đến 33 năm tuổi có pH thấp, hàm lƣợng
chất hữu cơ nghèo, N tổng số nghèo, N hữu cơ dễ phân hủy, N hữu dụng, các
cation trao đổi nhƣ Ca, Mg và phần trăm base bão hòa đều rất thấp so với
vƣờn 7 năm tuổi.
Theo kết quả nghiên cứu của Châu Thị Anh Thy, (2013) thì với tuổi liếp
vƣờn lâu năm và tập quán canh tác lâu năm chỉ sử dụng phân vô cơ với liều
lƣợng khá cao đặc biệt là phân đạm, bình quân 465 kg/ha đối với cây chôm

chôm và 259 kg/ha cho cây măng cụt, dẫn đến sự suy giảm về tính chất vật lý
cũng nhƣ hóa học đất. Nhiều nghiên cứu khác đã cho thấy đất vƣờn trồng cây
lâu năm đều có pH đất rất thấp (hầu hết đều dƣới 4) làm ảnh hƣởng đến khả
năng cung cấp dinh dƣỡng của đất và hoạt động của vi sinh vật đất (Hồ Văn
Thiệt, 2006; Ngô Xuân Hiền, 2008). Bên cạnh đó, theo khảo sát ở các nông
hộ, chỉ có 10 đến 20% nông hộ có bón vôi hằng năm để cải thiện pH đất. Tập
quán cánh tác không bón vôi để cải tạo pH đất đã ảnh hƣởng rất lớn đến độ phì
nhiêu đất và năng suất cây trồng.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Liên (2007); của Châu
Minh Khôi (2007); của Dƣơng Minh Viễn (2011); của Phạm Văn Quang
(2011, 2012, 2013) ở một số tỉnh ĐBSCL, chất hữu cơ trong đất là khá thấp,
có nơi chỉ khoảng từ 1,6 - 2,8%, đất nghèo dinh dƣỡng, bị nén dẽ, độ bền cấu
6

trúc đất kém, họat động của vi sinh vật trong đất rất thấp, đƣa đến tiến trình
chuyển hóa dinh dƣỡng trong đất thấp. Đất liếp vƣờn có thời gian lên liếp lâu
năm làm suy giảm về phì nhiêu đất, giảm hoạt động của vi sinh vật đất. Đất
liếp vƣờn cây có múi lâu năm thể hiện rất rõ về tính chất bất lợi nhƣ pH, hàm
lƣợng chất hữu cơ, các cation trao đổi, độ bão hòa base và các nguyên tố vi
lƣợng Cu, Zn đều thấp (Võ Thị Gƣơng và ctv. 2010b). Theo nhiều nghiên của
của Võ Thị Gƣơng và ctv (2005; 2010b); Ngô Thị Hồng Liên và Võ Thị
Gƣơng (2007); Dƣơng Minh Viễn và ctv. (2011) bón phân hữu cơ với lƣợng
10 tấn.ha
-1
trên đất liếp vƣờn cây ăn trái cải thiện đƣợc sự bạc màu đất khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với không bón hữu cơ.
2.4 Vai trò của chất hữu cơ trong cải thiện độ phì đất
Độ phì đất là khả năng của đất giúp tăng sinh trƣởng cây trồng qua cung
cấp nƣớc và dinh dƣỡng. Độ phì đất là cơ sở của tiềm năng sản suất là yếu tố
quyết định năng suất cây trồng.

Chất hữu cơ cải thiện cấu trúc đất và tăng sự liên kết các hạt đất. Sự liên
kết này sẽ ảnh hƣởng đến khả năng giữ nƣớc của đất, sự trao đổi khí trong đất,
tính bền của đất và sự phát triển của rễ. Theo nghiên cứu của Capriel et al.,
(1990) cho rằng có mối tƣơng quan có ý nghĩa giữa độ bền đoàn lạp và sinh
khối của vi sinh vật trong đất. Đất bị nén dẽ làm giảm khả năng giữ nƣớc của
đất và ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển của bộ rễ. Sự nén dẽ làm thay
đổi một số đặc tính vật lý đất nhƣ dung trọng đất, khả năng giữ nƣớc của đất.
Những thay đổi này làm ảnh hƣởng đến sự di chuyển của nƣớc và không khí
trong đất, làm tăng sự chảy tràn nƣớc trên bề mặt đất. Do đó, tăng cƣờng hàm
lƣợng chất hữu cơ trong đất giúp duy trì và tăng cƣờng độ phì nhiêu đất, cải
thiện đặc tính hóa, lý và sinh học đất (Võ Thị Gƣơng và ctv, 2004).
Chất hữu cơ có tác dụng liên kết các cấu thể trong đất tạo thành khối ổn
định hạn chế sự đóng váng trên bề mặt đất. Chất hữu cơ cũng giúp làm tăng độ
xốp trong đất, tế khổng trong đất đƣợc duy trì làm tăng khả năng dự trữ nƣớc
trong đất giúp cây trồng phát triển tốt (Coughlan, 1994). Mặt khác, đất bị nén
dẽ dung trọng đất cao, tế khổng trong đất giảm, sự phát triển của hệ rễ cây
trồng bị hạn chế làm giới hạn khả năng hấp thu dinh dƣỡng, nƣớc làm cho
năng suất bị giảm. Chất hữu cơ giúp tăng sự kết dính giữa các hạt đất giúp cải
thiện cấu trúc, độ bền đoàn lạp và giúp cho rễ cây trồng phát triển tốt
(Hamblin, 1985; Võ Thị Gƣơng và ctv., 2010). Tăng chất hữu cơ trong đất
giúp tăng sự ổn định của đoàn lạp (tăng cƣờng sự liên kết các hạt sét nhỏ thành
những hạt to hơn), nhờ đò đất đƣợc thoáng khí hơn, giảm sự nén dẽ (Rachman
et al., 2003). Kết quả nghiên cứu trƣớc đây cho thấy cung cấp thêm phân hữu
7

cơ giúp tăng độ phì đất qua tăng hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất, tăng lân
hữu dụng, đạm hữu cơ dễ phân hủy, tăng cƣờng khả năng hấp phụ cation trong
đất (Ouedraogo, et al ., 2001; Hồ Văn Thiệt, 2006; Võ Hoài Chân et al ., 2008;
Võ Thị Gƣơng et al ., 2009).
Theo nghiên cứu của Willet (1994) thì trên vùng đất cát ở miền Đông

Bắc Thái Lan, chất hữu cơ là thành phần thiết yếu trong gia tăng khả năng trao
đổi cation, khả năng đệm của đất.
Chất hữu cơ còn giúp tăng độ hữu dụng của lân. Lân hữu dụng đƣợc gia
tăng thông qua nhiều cơ chế, trƣớc hết là sự phóng thích chậm lân hữu dụng
trong suốt tiến trình phân hủy chất hữu cơ sẽ là nguồn cung cấp lân liên tục
cho cây trồng. Sự hiện diện của chất hữu cơ trong đất giúp giảm một cách hữu
hiệu sự cố định lân do cơ chế acid hóa và chelate hóa, vì sự phân hủy chất hữu
cơ phóng thích acid hữu cơ và CO
2
, hai sản phẩm này đều làm giảm pH của
đất do đó tăng độ hòa tan lân (Tiessen et al., 1992). Chất hữu cơ ảnh hƣởng
đến sự cung cấp dinh dƣỡng, tăng hoạt động và sự đa dạng của vi sinh vật đất.
Bossuyt et al., (2001) tìm thấy sự hô hấp của vi sinh vật gia tăng, hoạt động
của vi sinh vật đất tăng trong điều kiện chất hữu cơ đƣợc thêm vào đất do độ
hữu dụng của C và N cao. Điều này sẽ làm tăng hoạt động sinh học có lợi của
đất, góp phần làm tăng cƣờng sự phóng thích dƣỡng chất vào đất trong quá
trình phân hủy chất hữu cơ trong đất (Syers et al., 1995).
Tăng cƣờng hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất còn cải thiện chất lƣợng
đất về mặt hóa lý và sinh học đất nhƣ giúp tăng khả năng tính đệm của đất,
khả năng hấp phụ và trao đổi cation, cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ
nƣớc trong đất và tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng vô cơ trong đất. Về mặt
sinh học đất, đất có chất hữu cơ cao giúp gia tăng mật số và hoạt động của vi
sinh vật đất, liên quan đến sự khoáng hóa chất hữu cơ cung cấp dinh dƣỡng,
đồng thời cải thiện cấu trúc đất (Bossuyt et al ., 2001). Sự hiện diện của các vi
tế khổng đƣợc hình thành do động vật đất hoặc do rễ cây trồng vụ trƣớc góp
phần tăng sự tơi xốp đất.
Hiện nay, phân hữu cơ là phân cần thiết trong sản xuất nông nghiệp bền
vững do những đặc tính có lợi trong việc cải thiện độ phì nhiêu đất và nâng cao
năng suất cây trồng. Phân hữu cơ luôn chứa các chất dinh dƣỡng cần thiết cho
cây trồng nhƣ đạm, lân, kali, magie, natri và các nguyên tố vi lƣợng khác nhƣng

hàm lƣợng không cao, đây là một ƣu điểm mà không có một loại phân hóa học
nào có đƣợc. Ngoài ra, nó còn cung cấp chất mùn làm cho cấu trúc đất ngày
càng tốt hơn nhƣ đất tơi xốp, giúp cho bộ rễ phát triển nhanh hơn, hạn chế bốc
hơi nƣớc, chống xói mòn (Dƣơng Minh Viễn, 2011).
8

Bổ sung phân hữu cơ vào đất làm tăng mật số vi sinh vật trong đất, giúp
đất có cấu trúc tốt hơn (Võ Thị Gƣơng và ctv., 2010). Theo Hồ Văn Thiệt
(2006) thì sự cải thiện phì nhiêu đất bằng cách bón phân hữu cơ trên đất vƣờn
trồng cây ăn trái cho thấy pH đất tăng rõ rệt từ 3,9 lên 4,3 lƣợng đạm hữu cơ
dễ phân hủy từ 5,6 tăng lên 10,7 mg.kg
-1
đất, lân dễ tiêu từ 4,6 tăng lên 20,3
mg.100g
-1
đất, phần trăm base bão hoà tăng từ 34,5% đến 61,4%, các cation
trao đổi tăng một cách có ý nghĩa, độ bền của đất tăng từ 27 lên 53,5 độ nén dẽ
của đất giảm có ý nghĩa.
Theo Phạm Tiến Hoàng (2003) thì vai trò của phân hữu cơ trong việc
điều hoà dinh dƣỡng trong đất khá rõ ở nhiều yếu tố, trong đó rõ nét nhất là
việc chuyển hoá lân khó tan thành lân dễ tan cung cấp cho cây trồng. Với tác
động của các lƣợng phân khác nhau cho thấy lân tổng số và lân dễ tiêu tăng
lên rõ rệt. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành và Nguyễn Hạ Văn
(2004) cho thấy ở các nghiệm thức đƣợc bón phân hữu cơ vi sinh không chỉ
làm tăng pH, giảm độ chua của đất, mà còn làm tăng hàm lƣợng các chất dinh
dƣỡng tổng số và dễ tiêu trong đất, cải thiện hệ vi sinh vật đất, tăng mật số vi
sinh vật hữu ích trong đất. Kết quả nghiên cứu của Chirinda et al. (2008) cho
rằng khi thực hiện thí nghiệm dài hạn của phân hữu cơ lên các hệ thống cây
trồng khác nhau, thì hàm lƣợng C và N đầu vào cao tăng cƣờng hoạt động của
vi sinh vật, và tốc độ nitrate hóa sẽ cao hơn khi sử dụng phân chuồng, phân

khoáng so với khi sử dụng phân xanh.
Theo Robert et al. (2006) thí nghiệm đƣợc thực hiện trong 5 năm với 42
vị trí nghiên cứu. Kết quả cho thấy cây trồng ảnh hƣởng sinh trƣởng, độ phì
nhiêu của đất giảm đáng kể nếu không cung cấp chất hữu cơ trở lại cho đất.
Kết quả nghiên cứu ở Nigeria trên cây ngũ cốc cho thấy, thí nghiệm đƣợc tiến
hành ba năm khi bón phân heo sẽ làm cho dung trọng và nhiệt độ đất giảm
khác biệt có ý nghĩa và làm tăng độ xốp, độ ẩm đất so với nghiệm thức đối
chứng không bón phân heo. Ngoài ra, làm tăng hàm lƣợng chất hữu cơ trong
đất và khác biệt có ý nghĩa và tăng hàm lƣợng N, P, K, Ca, Mg trong đất và lá,
chiều cao cây và năng suất khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng,
trong đó năng suất tăng 39% (Agbede et al, 2008).
Chất hữu cơ đƣợc xem nhƣ là nguồn dinh dƣỡng quan trọng, đặc biệt có ý
nghĩa đến độ phì nhiêu đất. Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gƣơng và ctv. (2010)
cho thấy việc bón 10 tấn.ha
-1
phân hữu cơ có hiệu quả tốt trong việc nâng cao
hàm lƣợng chất hữu cơ, đạm hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu dụng và hoạt động vi
sinh vật đất. Chất hữu cơ giữ vai trò hệ đệm để cải thiện tính chất vật lý, tăng khả
năng giữ nƣớc, giữ phân, nâng cao hiệu quả sử dụng phân hóa học và bảo đảm
môi trƣờng sống cho vi sinh vật có ích. Theo nghiên cứu của Leu (2003) cho biết

×