Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

nghệ thuật tiểu thuyết hoàng việt long hưng chí của ngô giáp đậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.39 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT HOÀNG VIỆT
LONG HƯNG CHÍ CỦA NGÔ GIÁP ĐẬU
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM
Huế, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cán
bộ khoa Xã hội – Nhân Văn cùng quý thầy cô
phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Khoa
Học Huế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Phong Nam,
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót khi thực
hiện luận văn. Kính mong quý thầy cô góp ý để


luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, 10/2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thúy Hằng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX có rất
nhiều biến động. Tất cả những biến động của lịch sử dân tộc giai đoạn này
đều được văn học nước nhà phản ánh chân thực và đầy đủ. Tiêu biểu phải
kể đến các tác phẩm như: Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long hưng
chí, Việt Lam tiểu sử…
Hoàng Việt long hưng chí thuật lại công cuộc phục hưng của nước
Hoàng Việt - một cách gọi khác về triều Nguyễn. Bối cảnh lịch sử là cuộc nội
chiến giữa anh em nhà Tây Sơn và binh tướng Nguyễn Ánh chủ yếu ở chiến
trường miền Trung và Nam Bộ trong khoảng thời gian 30 năm của nửa cuối
thế kỷ XVIII.
Văn xuôi chữ Hán giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ
XIX chủ yếu là ký và tiểu thuyết chương hồi. Tiểu thuyết chương hồi ra đời
đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung
đại. Nó phản ánh những vấn đề lịch sử xã hội rộng lớn với tầm khái quát
cao. Cùng với Việt Lam tiểu sử, Hoàng Việt long hưng chí là đại diện cuối
cùng của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại.

Đọc Hoàng Việt long hưng chí ấn tượng lớn nhất của tác phẩm chính
là chỗ tác giả đã rất thành công trong việc đưa các nhân vật lịch sử vào tác
phẩm văn học, đặc biệt là nhân vật vua Gia Long. Đây là một nhân vật gây
nhiều tranh cãi trong lịch sử. Đã từng có nhiều cuộc tranh luận xoay quanh
nhân vật này. Ngay cả tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí và tác giả Ngô
Giáp Đậu cũng từng bị lên án, bởi lẽ đã đề cao vua Gia Long. Chính vì thế
mà có rất ít công trình, nhà nghiên cứu đề cập đến tác phẩm này.
6
Chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Nghệ thuật tiểu thuyết Hoàng
Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu” cũng là một cách để nhìn nhận và
đánh giá khách quan về những đóng góp cũng như những mặt hạn chế
của tác phẩm này.
2. Lịch sử vấn đề
Ngô Giáp Đậu có một vị thế quan trọng trong lịch sử văn học, ông là
một trong những đại diện cuối cùng của dòng tiểu thuyết chương hồi Việt
Nam. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về Ngô Giáp Đậu và những
tác phẩm của ông. Có nhiều lý do chi phối đến tình trạng này. Những tác
phẩm của ông được dịch rất muộn. Phải đến năm 2000, tác phẩm này mới
được giới thiệu rộng rãi. Chính vì thế mà ít được phổ biến, ít nhận được sự
quan tâm của độc giả cũng như các nhà nghiên cứu. Mặt khác theo chúng
tôi tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí lại đề cập đến quá trình “long
hưng” triều Nguyễn của vua Gia Long. Trong một thời gian dài, những vấn
đề liên quan đến vua Gia Long và triều Nguyễn thường gây nhiều tranh
cãi. Đó có lẽ cũng là một điểm khiến tác phẩm này ít được các nhà nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết Hoàng
Việt long hưng chí và tác giả Ngô Giáp Đậu là rất ít. Đây rõ ràng là một khó
khăn lớn đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Tuy
nhiên,vẫn có một số công trình trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến tác giả Ngô
Giáp Đậu và tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí. Đó chính là những gợi mở

ban đầu cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Chúng tôi xin được điểm qua
một số công trình có liên quan.
Trần Văn Giáp trong Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1 có đề
cập đến Ngô Giáp Đậu. Trong tập 1 sách Lược truyện các tác gia Việt Nam,
7
Trần Văn Giáp viết về tiểu sử của nhà văn này như sau: “Ngô Giáp
Đậu (1853-?), hiệu Tam Thanh, biệt hiệu Sự Sự Trai, là nhà văn, nhà giáo và
là sử gia đời vua Thành Thái trong lịch sử Việt Nam. Ngô Giáp Đậu sinh tại
làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ; nay thuộc
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông thuộc dòng dõi của Ngô Thì
Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí Năm 1891, ông thi đỗ cử nhân khoa Tân
Mão tại trường thi Hà Nam (tức trường Hà Nội và Nam Định hợp thi),
được bổ làm hành tẩu, sau chuyển sang ngạch học quan từ chức giáo
thụ lên đến chức đốc học. Ngô Giáp Đậu mất năm nào không rõ.” Nói chung,
Trần Văn Giáp chỉ nêu những nét cơ bản về tiểu sử, về sự nghiệp của nhà
văn mà không đi sâu vào tác phẩm.
Tác giả Trần Nghĩa có bài viết Sơ bộ tìm hiểu tiểu thuyết chương hồi
viết bằng chữ Hán của Việt Nam đăng trên tạp chí Hán Nôm, số 1 (18)/1994.
Bài viết này đề cập đến thành tựu tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung
đại. Theo đó, tiểu thuyết chữ Hán không chỉ có Hoàng Lê Nhất Thống Chí của
Ngô Gia Văn Phái mà còn có Hoan Châu Ký của một người thuộc dòng họ
Nguyễn Cảnh, Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Đào
Hoa Mộng Ký do Tiên Phong Liên Đình soạn, Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan,
Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu, Trùng Quang Tâm Sử do Hiến
Hán dịch. Bài viết còn đề cập đến nguồn gốc, nội dung và nghệ thuật tiểu
thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Ở bài báo trên, Trần Nghĩa có nói đến Hoàng Việt long hưng chí về
năm ra đời, nội dung và đôi nét về tác giả. Theo nhà nghiên cứu thì: “Hoàng
Việt long hưng chí biên soạn xong vào năm Thành Thái Giáp Thìn (1904),
8

tác giả Ngô Giáp Đậu (1853 -?), hiệu Tam Thanh, biệt hiệu Sự Sự Trai,
người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (Hà Tây) đậu Cử nhân năm
Thành Thái thứ 3 (1891) làm Đốc học. Ngoài Hoàng Việt long hưng chí,
ông còn là tác giả một số cuốn giáo trình về sử như Trung học Việt sử toát
yếu, về địa lý như Hiện Kim Bắc Kỳ địa dư… Hiện có 1 bản Hoàng Việt long
hưng chí tàng trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.23 (viết
tay)”[46 ,tr.6]. Nhận xét về nội dung tiểu thuyết của Ngô Giáp Đậu, tác giả
cho rằng: “Hoàng Việt long hưng chí là một bổ sung và tiếp nối của Hoàng
Lê nhất thống chí. Ở đây những nét bút mờ nhạt về phía chúa Nguyễn
trong Hoàng Lê Nhất thống Chí đã được tô đậm hoặc vẽ lại một cách công
phu, tỉ mỉ hơn. Nhất là quá trình Nguyễn Ánh xoá bỏ nhà Tây Sơn,nhân
những lục đục không tự dàn xếp được trong nội bộ triều đình Quang Toản.
Tiểu thuyết còn bao quát cả mười mấy năm tại vị của Nguyễn Ánh lúc này
là Gia Long, nhằm tạo cho câu chuyện “trung hưng” của nhà Nguyễn có
một vóc dáng trọn vẹn”[46, tr.13].
Tác giả Chang Hing – Ho có bài viết Bước đầu tìm hiểu tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán đăng trên tạp chí Hán Nôm số
3(20)/1994. Trong bài này, tác giả có đề xuất nên chia tiểu thuyết của Việt
Nam ra làm 2 loại: tiểu thuyết truyền thống và tiểu thuyết hiện đại. Theo
Chang Hing- Ho thì giữa tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán với
tiểu thuyết Trung Quốc cùng loại có những đặc điểm chung. Tác giả cũng
đã đề cập đến Hoàng Việt long hưng chí. Người viết dành một phần bài viết
để mô tả và nhận định về tác phẩm: Hoàng Việt long hưng chí, gồm 6 quyển
34 hồi. Câu chuyện bắt đầu bằng việc nổi dậy của Nguyễn Văn Nhạc vào
năm Lê Cảnh Hưng thứ 34 (1773) và kéo dài cho đến năm Minh Mạng thứ
nhất (1820). Vấn đề được tập trung trình bày là quá trình hưng thịnh của
9
triều Nguyễn và sự đăng quang của nó. Theo lời tựa cuốn sách, tác giả Ngô
Giáp Đậu (1853- ?) đã soạn thảo tác phẩm của mình trong khoảng thời
gian từ năm Kỷ Hợi (1899) đến năm Giáp Thân (1904) dưới triều Thành

Thái, với nhiệm vụ tự đề ra là bổ sung cho tác phẩm của tổ tiên mình. Nếu
Hoàng lê Nhất Thống Chí gắn bó với triều đình nhà Lê, thì Hoàng Việt long
hưng chí lại cam kết với triều đình nhà Nguyễn. Cả hai tác phẩm đều liên
quan đến ít nhiều cùng một thời đại, nhưng cách tiếp cận rõ ràng khác
nhau” [30,tr.6].
Từ điển Văn học Việt Nam ( từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX ) của Lại
Nguyên Ân và Bùi Trọng Cường là một tập hợp các thông tin về những dữ
kiện chủ yếu của nền văn học dân tộc. Sách đề cập đến các tác giả, tác
phẩm, thể loại.v.v…cùng một loạt các hiện tượng đáng chú ý khác của tiến
trình văn học Việt Nam. . Trong cuốn từ điển này các nhà nghiên cứu cũng
đã có nhận xét về Hoàng Việt long hưng chí: “Tuy dựng tác phẩm theo lối
truyện chương hồi, nhưng tác giả thường chỉ kể lại sự kiện lịch sử, ít khi chi
tiết hoá truyện kể, ít miêu tả, không thật chú trọng xây dựng nhân vật”
[2,tr.139].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na trong cuốn Đặc điểm văn học
trung đại Việt Nam – Những vấn đề văn xuôi tự sự đã chỉ ra những bất lợi
cũng như hạn chế của tác phẩm, chẳng hạn như: “bất lợi thứ hai đối với
Ngô Giáp Đậu, là ông không được sống trong không khí hào hùng với
những chiến thắng trận hò reo giải phóng – tự do của dân tộc mà tằng tổ
ông đã từng tắm mình trong đó. Bởi vậy, ở ông chất men chưa đủ độ say
khi cầm bút”. Về kết cấu chương hồi của cuốn tiểu thuyết này, tác giả có
nhận xét: “Với long hưng chí Ngô Giáp Đậu chỉ thực hiện công thức 1 – công
10
thức mở đầu, còn công thức 2 – công thức kết thúc, ông hoàn toàn bỏ đi. Vì
thế giữa các hồi không có sợi dây liên kết, khiến chúng rời rạc, thiếu hấp
dẫn…”[42,tr.129-133]. Tác giả có so sánh với một số tiểu thuyết khác và
qua đó chỉ ra những mặt thành công cũng như hạn chế của tác phẩm: “ So
với Nhất Thống Chí, về mặt nghệ thuật thì Long Hưng Chí thua kém nhiều
mặt. Tuy nhiên, không phải thế mà tác phẩm không có nhiều khả thủ… ”
[42,tr.140].

Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ trong bài Giới thiệu tiểu thuyết Hoàng
Việt long hưng chí đã thực hiện tóm tắt các sự kiện lịch sử, bước đầu xác
định các vấn đề tác giả, cốt truyện và nội dung nghệ thuật tác phẩm, đồng
thời hướng tới phân tích khái lược đặc điểm các nhân vật Quang Trung,
Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng…
Trong Nghiên cứu Văn học, số 8/2010, tác giả Vũ Thanh Hà đã có bài
viết “Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt
Nam”. Bài viết nêu lên những đặc trưng cơ bản của của văn học Việt Nam
trung đại. Trong đó tính nguyên hợp (Văn - Sử - Triết bất phân), một dấu
hiệu cho thấy quy luật hỗn hợp vốn là một đặc trưng của văn hóa trung đại
nói chung, phản ánh tình trạng chưa có sự phân chia rạch ròi giữa các
"ngành", bộ phận trong khoa học xã hội. Trong bài viết, nhà nghiên cứu khi
nói về mối quan hệ Văn - Triết và những quan niệm triết học phương Đông
trong tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam cũng đã nhắc đến tiểu
thuyết Hoàng Việt long hưng chí: “Trong tác phẩm Hoàng Việt long hưng
chí có nhiều chi tiết kể về sự ly kỳ xảy ra với đối với Thế Tổ của nhà Nguyễn,
chuyện nhờ có ba con cá sấu chặn thuyền mà tránh bị quân Tây Sơn phục
kích hoặc một bầy rắn đội thuyền giúp Thế Tổ giữa đêm trên biển, cá sấu hộ
vệ trên sông Đăng Giang hay chi tiết Phò mã Trương Văn Đa bao vây đảo
11
Côn Lôn "tất cả đến ba vòng chiến thuyền. Bỗng gió mưa nổi lên, giữa ban
ngày trời đất tối sầm, sóng triều ầm ầm dâng đổ, thuyền quân Tây Sơn đắm
dạt rất nhiều". Ngay cả khi nguy cấp giữa biển khơi, hết nước ngọt dự trữ
mà chỉ cần "ngước nhìn trời thầm khấn,vừa dứt lời thì gió ngừng sóng
lặng, rồi một dòng nước trong vọt lên, Thế Tổ nếm thử thấy vị nước ngọt.
Đều là những chuyện không thể tin nổi. Đây chỉ là cách tác giả muốn khẳng
định trời đất ngầm giúp Thế Tổ đạt được ngôi báu”.
Có thể thấy, vấn đề tìm hiểu nghiên cứu đến tác giả và tiểu thuyết
Hoàng Việt long hưng chí tuy được đặt ra, nhưng còn rất sơ sài. Những vấn
đề được đề cập đến vẫn chưa đủ để làm rõ những giá trị nội dung, nghệ

thuật của tác phẩm cũng như vai trò của tác giả trong văn học dân tộc.
Trên cơ sở những vấn đề đã được các nhà nghiên cứu nêu trên chúng tôi sẽ
tiếp tục làm rõ trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghệ thuật tiểu thuyết, bao
gồm nhiều phương diện, từ sự lựa chọn và xử lý đề tài, nghệ thuật xây dựng
cốt truyện, khắc họa nhân vật trong tiểu thuyết cho đến các thủ pháp kể
chuyện như kết cấu, ngôn ngữ trần thuật …
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng văn bản tác phẩm Hoàng
Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu, do Ngô Đức Thọ, Mai Xuân Hải,
Nguyễn Văn Nguyên dịch, Ngô Đức Thọ chỉnh lý và giới thiệu, Nxb Văn học,
Hà Nội, 1993 và tư liệu từ một số nguồn khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu sử dụng các phương pháp:
12
- Phương pháp lịch sử, xã hội: Với những tiểu thuyết trung đại Việt
Nam thì yếu tố lịch sử, xã hội là một phần không thể thiếu trong nội dung
phản ánh của tác phẩm đó. Với phương pháp này, người làm nghiên cứu sẽ
đối chiếu để hiểu rõ hơn về thông điệp cũng như những vấn đề mà tác giả
gửi gắm. Đồng thời có một cái nhìn mới mẽ về lịch sử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp phổ biến
trong việc nghiên cứu khoa học nói chung. Nó cho phép đi sâu vào tác phẩm
để khám phá những vấn đề cụ thể.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đề tài sử dụng phương pháp so
sánh để tìm ra điểm đặc sắc, nổi bật của tác phẩm.
5. Đóng góp của luận văn
Qua việc tìm hiểu một cách hệ thống về nghệ thuật tiểu thuyết Hoàng

Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng
nói vào việc nghiên cứu tiểu thuyết chương hồi – một thể loại văn học đặc
biệt của văn học trung đại Việt Nam.
Ngoài ra, dưới góc nhìn lịch sử, thi pháp học, đề tài mong muốn làm
rõ được những sáng tạo của Ngô Giáp Đậu trong việc đưa các nhân vật lịch
sử vào văn học một cách thành công.
Hoàn thành đề tài này, sẽ bổ sung thêm một tài liệu phục vụ cho công
tác học tập và nghiên cứu của học sinh, sinh viên các trường, phổ thông, Đại
học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung của
luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí trong dòng chảy tiểu
thuyết trung đại Việt Nam
13
Chương 2. Diện mạo lịch sử dân tộc qua Hoàng Việt long hưng chí
Chương 3. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hoàng Việt long
hưng chí.
14
NỘI DUNG
Chương 1. TIỂU THUYẾT HOÀNG VIỆT LONG HƯNG CHÍ
TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Phác thảo diện mạo tiểu thuyết chương hồi Việt Nam
1.1.1. Về khái niệm tiểu thuyết chương hồi
Theo Từ điển Văn học, tiểu thuyết chương hồi là một “dạng thức tiểu
thuyết trường thiên quan trọng trong văn học cổ điển Trung Quốc và Việt
Nam. Tiểu thuyết viết theo dạng này, phân chia tác phẩm thành các hồi
khác nhau phát triển từ lối giảng sử thoại bản (kể chuyện lịch sử, thời Tống
- Nguyên. Giảng sử thoại bản là hình thức kể chuyện (chủ yếu là truyện lịch
sử) được những người kể chuyện trong dân gian (thuyết thoại nhân -

người kể chuyện, thuyết thư nhân - người kể sách) các đời kể lại, đối với
những câu chuyện có dung lượng lớn, họ không kể xong ngay trong một lần
nên buộc phải ngắt thành các phần khác nhau, mỗi phần được đặt một tiêu
đề để tóm lại nội dung, đó chính là cơ sở hình thành các hồi và tiêu đề các
hồi của tiểu thuyết chương hồi về sau” [31,tr.1732].
Tiểu thuyết chương hồi xuất hiện khá sớm và phát triển mạnh nhất
vào khoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến đầu thế kỉ XIX ở Trung Quốc. Trung
Quốc là một nước có nền văn hóa phát triển rực rỡ và lâu đời, một trong
những thành tựu vĩ đại của văn hóa Trung Quốc là văn học. Bên cạnh
những thành tựu đạt đến trình độ cổ điển, mỗi thể loại gắn với một triều
đại, kiểu như Đường thi, Tống từ, Minh Thanh tiểu thuyết. Nhắc tới tiểu
thuyết chương hồi thời Minh - Thanh, người ta nghĩ ngay tới những tác
phẩm như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Thuỷ Hử, Hồng Lâu Mộng,
Nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết, tác
giả Hà Minh Đức cho rằng: “Ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói
15
riêng, hành trình của tiểu thuyết có những bước phát triển riêng của nó.
Ở Trung Quốc, tiểu thuyết xuất hiện sớm, vào thời Ngụy Tấn (thế kỷ III –
IV) dưới dạng “chí nhân”, “chí quái”. Sang đời nhà Đường xuất hiện loại
tiểu thuyết “truyền kỳ”, đời Tống xuất hiện thêm tiểu thuyết “thoại bản”
Sang đến đời Minh, văn học Trung Quốc bước sang giai đoạn phát triển
rực rỡ của tiểu thuyết với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng
như Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thuỷ hử (Thi Nại Am), Tây
du ký (Ngô Thừa Ân), Kim bình mai (Tiếu Tiên Sinh). Đến đời Thanh, tiểu
thuyết Trung Quốc được bổ sung thêm một số tác phẩm khai thác nội
dung số phận đời tư và đạo đức, ví dụ như: Chuyện làng Nho (Ngô Kính
Tử), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), ”[20,tr.188].
Ở Việt Nam, mãi đến gần cuối hành trình trung đại thế kỷ XVIII - XIX
nhờ những điều kiện nhất định và sự thúc đẩy của lịch sử, thể loại tiểu
thuyết chương hồi mới ra đời. Truyện ngắn lịch sử chính là cơ sở để tiểu

thuyết chương hồi Việt Nam ra đời. Giai đoạn đầu (thế kỷ X – XIV), truyện
ngắn lịch sử hình thành là nhờ truyền thống tự sự dân gian, tự sự chức
năng (hành chính và lễ nghi) và tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của nền tiểu
thuyết Trung Hoa. Tiểu thuyết Việt Nam có quá trình phát triển hàng thế
kỷ. Mở đầu là các truyện văn xuôi viết theo kiểu văn ngôn như: Tiễn đăng
tân thoại, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Truyền kỳ tân
phả của Đoàn Thị Điểm (thế kỷ XVIII). Với sự trưởng thành của tư duy nghệ
thuật, dần dần xuất hiện các truyện dài, tiểu thuyết theo lối chương hồi.
1.1.2. Con đường hình thành và phát triển
Nói về nguồn gốc ra đời của tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tác giả
Trần Nghĩa trong cuốn Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam cho rằng:
“Nhìn một cách bao quát, tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam ra đời là kết quả
của những hối thúc từ bên trong do sự vận động nội tại của bản thân nền
16
học thuật chữ Hán Việt Nam sinh ra, cộng với những kích thích từ bên
ngoài do giao lưu văn học đưa lại. Thể hiện rõ nhất là ở các tiểu thuyết chí
quái, truyền kỳ và tiểu thuyết xã hội. Xét về nguồn gốc nội tại tiểu thuyết
chương hồi Việt Nam ra đời trước hết liên quan tới kho tàng thần thoại,
truyền thuyết và truyện tích Việt Nam, ”[48,tr.17].
Thế kỉ XVII trở về trước, nhìn chung văn xuôi tự sự thưa vắng trên
văn đàn. Bước vào thế kỉ XVIII, cùng với các thể loại văn học khác, văn xuôi
tự sự trong đó có tự sự lịch sử phát triển mạnh. Lúc này nổi bật lên một
hiện tượng: dường như những tác phẩm tự sự sớm nhất của thế kỉ XVIII
mà có tác giả và văn bản còn lưu lại đến ngày nay đều thuộc về công lao
của các nhà văn ở Đàng Trong. Nếu truyện Song Tinh mở đầu cho truyện
Nôm thì Nam triều công nghiệp diễn chí lại khai sinh ra nền tiểu thuyết
chương hồi Việt Nam. Tác phẩm này do Nguyễn Khoa Chiêm hoàn thành
năm 1719, hiện có 4 bản truyền bản đều ở dạng viết tay. Tiếp đến, là Hoan
Châu Ký biên soạn vào khoảng năm Chính Hoà (1680 - 1705) đời Lê, tác giả
là một người thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh. Ra đời cuối thế kỷ XVIII – đầu

thế kỷ XIX Hoàng Lê Nhất thống chí giữ vị trí quan trọng trong dòng tiểu
thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam. Cùng thời điểm này là sự xuất hiện của
Đào Hoa Mộng ký của Nguyễn Đăng Tuyển. Và hai đại diện cuối cùng của
tiểu thuyết chương hồi Việt Nam là Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp
Đậu được biên soạn từ 1899 và hoàn thành năm 1904. Và Việt Lam xuân
thu của tác giả Lê Hoan vào khoảng cuối thế kỷ XIX, được sửa và xuất bản
năm 1908.
Với khả năng đặc biệt của mình, văn chương đã tái hiện các sự kiện lịch
sử bằng hàng loạt các tác phẩm cụ thể. Trong hai loại hình văn học tự sự
17
được sử dụng chủ yếu trong văn học trung đại lúc đó là chữ Nôm và chữ Hán,
thì chữ Nôm về cơ bản không dùng để viết văn. Do đó, loại hình tự sự phải
dùng bằng chữ Hán. Và trong loại hình văn xuôi tự sự chữ Hán, thì cũng
không phải các thể ký, truyện ngắn mà quan trọng là tiểu thuyết. Chính là tiểu
thuyết chương hồi, với quy mô lớn mới có khả năng tái hiện bức tranh lịch sử
- xã hội của thời đại. Như vậy,Việt Nam tiếp thu thể loại tiểu thuyết chương
hồi Trung Hoa để thể hiện nội dung mới là phản ánh bức tranh xã hội đầy biến
động của dân tộc rõ ràng là một nhu cầu tất yếu và cũng thể hiện quy luật
phát triển.
Có thể thấy nội dung của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam là phản
ánh toàn bộ diễn biến và vận mệnh của đất nước. Nó đề cập đến những vấn đề
đấu tranh giai cấp của các tầng lớp, mô tả những cuộc đấu tranh phong kiến,
ca ngợi các vị lãnh tụ nhân dân có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh gian
khổ đó.
Nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi rất phong phú, ngoài những
nhân vật trung tâm đại diện tiêu biểu cho đạo đức phong kiến như các
minh quân, các quan lại, khanh tướng, những trượng phu, liệt nữ, còn có
những nhân vật quần chúng. Những gương mặt này đã góp phần tạo nên
một số lượng nhân vật đông đảo, giúp cho tiểu thuyết chương hồi trở thành
loại tác phẩm văn học có quy mô lớn. Các nhân vật trong tiểu thuyết

chương hồi được miêu tả rất đa dạng. Nó được hiện lên bằng âm mưu, lời
đối thoại hoặc bằng cử chỉ (hành động hình dáng), hay những trạng thái
tình cảm, cảm xúc; bằng tiếng cười tiếng khóc mà hiểu ra kẻ chung người
nịnh, kẻ khí phách kẻ tiểu nhân, kẻ thị tài tầm thường, bậc anh hùng hào
kiệt.
Về nghệ thuật của tiểu thuyết chương hồi có thể thấy, đặc điểm của
thể loại này là sự phân chia cốt truyện thành các hồi, quyển, tiết. Mỗi hồi
18
bao giờ cũng có tiêu đề giới thiệu nội dung chính sẽ được trình bày trong
đó. Cuối mỗi hồi thường có một bài thơ của chính tác giả hay của người đời
sau được tác giả trích dẫn lại để đánh giá, bình luận. Cuối mỗi hồi thường
kết thúc bằng câu kiểu như: “Muốn biết sự việc thế nào xin xem hồi sau sẽ
rõ” hoặc “hồi sau phân giải”. Khi bước sang hồi tiếp theo, vấn đề lại được
tóm lược bằng một tiêu đề mới. Cách phân chia thành từng hồi và kết thúc
theo kiểu lấp lửng có tác dụng quan trọng trong việc gây ra sự chú ý cho
người đọc. Kết cấu chương hồi khiến cho người đọc luôn luôn hồi hộp, tò
mò phải tiếp tục tìm hiểu các hồi tiếp theo diễn biến như thế nào.
Kết cấu của tiểu thuyết chương hồi được kết cấu theo trình tự thời
gian đơn tuyến. Dấu hiệu dễ thấy ngay khi mở đầu mỗi hồi hoặc mở đầu
các đoạn kể là những cụm từ: “Lại nói ”, “nay lại nói ”, “hồi bấy giờ…”, “lúc
ấy…”, được lặp đi lặp lại như một công thức. Tác giả thường đứng ở ngôi
thứ ba để giới thiệu dẫn dắt câu chuyện, nhân vật tự suy nghĩ và hành
động. Sau một khoảng thời gian theo dõi các sự kiện trong một hồi, có
nhiều nhân vật mới xuất hiện, nhiều sự kiện mới sảy ra, người trần thuật lo
sợ người đọc không thể theo dõi tiếp nội dung trong các hồi trước đó, nên
thường nhắc lại bằng công thức “lại nói…” giúp cho trình tự các sự kiện
được liền mạch. Chẳng hạn: ở hồi ba kết thúc là tin cấp báo “Hoàng Ngũ
Phúc và quân Tây Sơn đang đánh vào Cẩm Phả” [16,tr.43] sang hồi thứ tư
tác giả viết: “Lại nói tướng Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc nhận mật chiếu của
Trịnh Sâm đem quân tiến đánh Quảng Nam. Quân Ngũ Phúc sắp đến đèo

Hải Vân” [16,tr.54]
Ngôn ngữ trong tiểu thuyết chương hồi là ngôn ngữ khoa trương
hoành tráng kết hợp với lối diễn đạt giàu hình ảnh hoa mĩ, tượng trưng ước lệ
trong những câu văn đăng đối nhịp nhàng tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt cho
thể loại.
19
Thể loại tiểu thuyết lịch sử được coi là một tiểu loại trong thể loại
tiểu thuyết chương hồi. Đây là những tiểu thuyết lấy đề tài từ trong sử sách
và được viết theo lối kết cấu chương hồi. Thể loại tiểu thuyết chương hồi
Việt Nam ra đời kế thừa những tinh hoa của tiểu thuyết chương hồi Trung
Quốc nhưng đề tài phản ánh không phong phú như tiểu thuyết chương hồi
Trung Quốc. Ngay từ đầu, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam đã tập trung
phản ánh lịch sử dân tộc. Điều này thể hiện rõ ngay trên nhan đề của tác
phẩm tiểu thuyết chương hồi Việt Nam như: Nam Triều công nghiệp diễn
chí, Thiên Nam liệt chuyện, Hoàng Lê nhất thống chí… Nội dung tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam thể hiện một thời kỳ lịch sử nhất định với thời gian xác
định, những sự kiện nhân vật có thật trên cơ sở đó hư cấu thành một tác
phẩm văn chương.
Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam là mô hình thể loại tiếp thu từ tiểu
thuyết chương hồi Trung Quốc. Tuy nhiên, các tác giả chữ Hán Việt Nam chỉ
vay mượn hình thức thể loại, những nguyên tắc xây dựng nhân vật, sử
dụng văn tự chữ Hán để sáng tác. Trong quá trình sáng tác, họ luôn cố
gắng chọn lọc những vấn đề có liên quan đến nghệ thuật sáng tạo, nhằm
xây dựng một nền tiểu thuyết chương hồi mang đậm đà bản sắc Việt Nam.
1.2. Ngô Giáp Đậu và tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí
1.2.1. Tác giả Ngô Giáp Đậu
Tác giả Ngô Giáp Đậu là một thành viên quan trọng trong Ngô Gia
Văn Phái. Ngô gia Văn phái (Phái văn nhà họ Ngô) là một nhóm nhà
văn Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai xã Tả Thanh Oai
huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Các

trước tác của các thành viên trong Ngô gia Văn phái, về sau được tập hợp
lại thành bộ sách Ngô gia Văn phái đồ sộ. Bộ sách do Ngô Thì Trí đề xướng
và khởi công biên soạn tập đầu tiên. Ngô Thì Điển (con Ngô Thì Nhậm và là
20
cháu Ngô Thì Trí) thực hiện việc biên tập lại. Đây là bộ sách có tính chất
sưu tập nhằm nêu cao truyền thống văn hóa, văn học của họ Ngô Thì, chứ
không phải là một hợp tuyển hay một tổng tập của những tác giả cùng một
trường phái, một khuynh hướng tư tưởng và sáng tác. Chúng ta có thể
điểm qua một vài nét về những nhân vật nổi danh trong Văn phái họ Ngô
để qua đó, hiểu rõ hơn về tác giả của Ngô Giáp Đậu. Đó là những nhà văn:
Ngô Thì Ức (1709-1736), hiệu Tuyết Trai cư sĩ. Ông là tác giả đầu
tiên có tên trong Ngô gia văn phái. Tác phẩm chính của ông gồm có Nam
trình liên vịnh tập (Tập thơ ngâm nối vần cùng bạn trên hành trình về phía
Nam) và Nghi vịnh thi tập (Tập thơ vịnh thú sông Nghi)
Ngô Thì Sĩ (1726–1780), tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, là con trai của
Ngô Thì Ức. Ông làm quan nhà Hậu Lê, trải đến chức Đốc trấn Lạng Sơn.
Ngoài ra, ông còn là một danh sĩ nổi tiếng ở thế kỷ 18 tại Việt Nam. Tác
phẩm chính của ông là: Đại Việt sử ký tiền biên, Việt sử tiêu án, Khuê ai lục,
Ngọ Phong văn tập
Ngô Thì Đạo (1732-1802), hiệu Ôn Nghị và Văn Túc. Năm Đinh
Sửu (1757), ông đỗ Giải nguyên khoa Hoành từ, được bổ chức quan.
Năm 1784, ông xin thôi việc. Sau này, triều Tây Sơn cho cho người mời ra
làm quan, song ông cứ tìm cách thoái thác. Tác phẩm chính của ông
là: Hoành từ Hiến sát Văn Túc công di thảo (Bản thảo để lại của ông Văn
Túc đỗ khoa Hoành từ, giữ chức Hiến sát).
Ngô Thì Nhậm (1746–1803), tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên. Ông làm
quan nhà Hậu Lê và là một danh sĩ nổi danh. Ngoài ra, ông còn là người có
công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh xâm lược. Tác
phẩm chính của ông là: Hàn các anh hoa, Doãn thi văn tập, Yên đài thu
vịnh, Hoàng hoa đồ phả, Cúc đường bách vịnh

21
Ngô Thì Chí (1753–1788), tự Học Tốn, hiệu Uyên Mật. Ông thi đỗ
Hương tiến, làm quan đến chức Thiêm thư Bình chương Tỉnh sự, nhưng
việc quan không phải là việc làm ông quan tâm. Tác phẩm chính của ông
là: Học Phi thi tập, Học Phi văn tập và Hào mân khoa sứ. Ngoài ra, ông
chính là người khởi đầu viết bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếngHoàng Lê nhất
thống chí 17 hồi, mà 7 hồi đầu là do ông viết.
Ngô Thì Trí (1766 - ?), hiệu là Dưỡng Hạo. Dưới triều Tây Sơn, ông
làm quan Hộ bộ Hữu thị lang, được phong tước Bính phong hầu. Năm 1802,
nhà Tây Sơn bị diệt, Ngô Thì Trí về làm một người dân bình thường ở quê
nhà. Tác phẩm chính của ông có Sóc Nam hành kính. Tuy nhiên, công đáng
kể của ông chính là khởi xướng (và khởi công biên soạn tập đầu tiên) việc
sưu tập tác phẩm của các tác giả dòng họ Ngô Thì, nhờ vậy mà ngày
nay văn học Việt Nam có được bộ sách Ngô gia văn phái đồ sộ.
Ngô Thì Điển (? - ?), tự Kính Phủ, hiệu Tĩnh Trai. Lúc trẻ, ông từng là
Giám sinh ở Quốc tử giám, có đi dạy học ở Bắc Giang, và có ở Huế khoảng
10 năm, nhưng không rõ ông có làm quan cho nhà Nguyễn hay không. Ông
mất năm nào không rõ. Tác phẩm của ông chỉ có tập Dưỡng chuyết thi
văn (Thơ văn nuôi dưỡng cái chí vụng về). Theo đề xướng của chú là Ngô
Thì Trí, ông đã ra sức biên tập và làm ra bộ sách Ngô gia văn phái.
Ngô Thì Hoàng (1768-1814), còn có tên là Tịnh, hiệu Huyền Trai, biệu
hiệu: Thạch Ổ cư sĩ. Năm Đinh Mão (1807), ông thi đỗ tú tài dưới
triều Nguyễn. Tác phẩm của ông chỉ có Thạch Ổ di chương.
Ngô Thì Du (1772–1840), tự Trưng Phủ, hiệu Văn Bác. Dưới
triều Nguyễn, ông được bổ làm Đốc học Hải Dương. Nhưng chẳng bao lâu
sau, ông xin được từ chức, về ở quê nhà. Tác phẩm chính của ông là
quyển Trưng Phủ công thi văn.
22
Ngô Thì Hương (1774–1821) còn có tên là Vị, tự Thành Phủ,
hiệu Ước Trai. Ông lớn lên trong cảnh gia đình họ Ngô Thì đã sa sút, cha đã

qua đời và anh cả là Ngô Thì Nhậm thì đang gặp chuyện phiền phức.
Khi Gia Long lên ngôi (1802), ông ta làm quan triều Nguyễn, và 2 lần được
cử đi sứ sang Trung Quốc. Tác phẩm chình của ông là: Mai dịch thú dư (Cỗ
xe sứ trạm), Thù phụng toàn tập (Toàn tập xướng họa)
Ngô Thì Hiệu (1791-1830), tự Tử Thị, hiệu Dưỡng Hiên, biệt hiệu Hoa
Lâm tản nhân. Tuy ông chỉ là Giám sinh nhưng sáng tác khá nhiều thơ văn.
Tác phẩm chính của ông là: Nam du thi tập, Lạng hành ký sự, Quan ngư ký,
Khôn trinh ký lục, Dạ trạch phú ký
Ngô Thì Giai (1818-1881), tự Cường Phù, hiệu Vân Lâm cư sĩ, biệt
hiệu: Thanh Xuyên. Ông là danh sĩ đời vua Tự Đức, có nhiều thơ văn được
chép trong bộ sách Ngô gia văn phái, và ông cũng là người cuối cùng được
biên chép trong bộ sách này. Ngô Giáp Đậu chính là con trai của Ngô Thời
Giai , tác giả sách quyển truyện lịch sử Hoàng Việt long hưng chí.
Tác phẩm của Ngô gia văn phái đã phản ánh được rất nhiều mặt, như:
tình hình đời sống xã hội, chính trị, văn hóa, văn học của nước Việt Nam, trải
qua các triều đại nhà Hậu Lê, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn (tức nửa cuối thế
kỷ 18 đến một phần của thế kỷ 19). Cùng thời với họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai,
có thể kể đến họ Nguyễn ở Tiên Điền (Hà Tĩnh), họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu
(Hà Tĩnh)… Nhưng có lẽ không một họ nào ở nước Việt có đông đảo người
sáng tác, trước tác với một quy mô rộng lớn và phong phú như họ Ngô Thì.
Tuy nhiên, do mức độ tài năng, quan điểm xã hội và nhân sinh của mỗi người
nên vị trí, giá trị của từng tác giả, tác phẩm cũng khác nhau.
Quay trở lại với Ngô Giáp Đậu, ông sinh năm 1853 và mất 1929,
người làng Tả Thanh Oai nay thuộc xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà
23
Nội. Ông lấy hiệu là Tam Thanh, biệt hiệu là Sự Sự Trai. Ngô Giáp Đậu thi
đỗ cử nhân vào năm 1891.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học và quan lại, với
những tên tuổi của các bậc cha ông, tiên tổ như Ngô Thì Ức, Ngô Thì Sĩ, Ngô
Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Trí… Ngô Giáp Đậu đi học, thi đỗ làm quan

đến Đốc học. Ông là cháu năm đời của Ngô Thì Sĩ, cháu bốn đời của Ngô Thì
Nhậm, gọi Ngô Thì Chí – tác giả phần chính biên Hoàng Lê nhất thống chí là
tằng tổ thúc. Ngô Giáp Đậu là người suốt đời tận tụy với nghề dạy học và
biên soạn sách (đa phần là sách sử). Ông cũng góp phần nhuận sắc bản chữ
Hán truyện Lĩnh Nam chích quái – một tác phẩm nổi tiếng của văn học dân
tộc. Tác phẩm của ông gồm có:
- Hoàng Việt long hưng chí (chữ Hán, soạn từ năm 1899, hoàn thành
và đề tựa năm 1904): Tác phẩm viết về lịch sử xây dựng vương triều
Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng (1524-1613) đến Gia Long (1762-1820).
- Trung học Việt sử toát yếu (chữ Hán, 4 quyển, in năm 1911): Tóm
lược lịch sử Việt Nam theo lối biên niên.
- Đại Nam quốc túy (soạn năm 1908): tập hợp 1.800 câu thành
ngữ, tục ngữ và 600 câu ca dao Việt Nam. Đề tựa và lời dẫn đều bằng văn
xuôi Nôm.
- Hiện Kim Bắc kỳ địa dư sử (soạn 1908): Đây là cuốn địa lý, lịch
sử Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
- Trung học Việt sử biên niên toát yếu (chữ Hán, in năm 1911): Sách
giáo khoa tóm lược lịch sử Việt Nam dành cho bậc trung học.
- Mạnh học Trung cao đẳng giáo khoa thư (chữ Nôm, soạn năm
1913): Sách giáo khoa mở đầu bậc trung cao đẳng.
- Thanh Oai Ngô gia thế phả: Đây là bộ gia phả các đời của họ Ngô;
một tài liệu quí cho việc tìm hiểu nhiều tác gia của Ngô gia văn phái.
24
Ngô Giáp Đậu soạn nhiều sách giáo khoa về sử để dạy cho sĩ tử đi thi
hương ở những khoa mà thực dân Pháp đã bắt phải cải cách. Quyển sách
được đương thời sử dụng nhiều là Trung Học Việt Sử Toát Yếu – một bộ lịch
sử Việt Nam sơ giản, nội dung ghi chép từ đời Hồng Bàng đến triều Nguyễn.
1.2.2. Tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí
Đối với tác phẩm văn học trung đại, văn bản là vấn đề quan trọng
hàng đầu. Nghiên cứu tác phẩm chính là nghiên cứu trên văn bản, mà

thưởng thức tác phẩm cũng chính là thưởng thức trên văn bản. Văn học
Việt Nam do nhiều nguyên nhân nên vấn đề văn bản của nhiều tác phẩm
văn học rất phức tạp, nhất là với những tác phẩm lớn, có giá trị. Đây cũng
là vấn đề thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu từ trước tới nay.
Khi nói về tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán của Việt Nam, người
ta thường nghĩ đến một tác phẩm là Hoàng Lê nhất thống chí. Nhưng những
năm gần đây, với những cố gắng trong việc sưu tầm các thư tịch Hán Nôm và
sự mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, đặc biệt là với các nước thuộc
cộng đồng văn hiến như Hán Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản,… giới nghiên
cứu đã phát hiện thấy cùng với Hoàng Lê nhất thống chí còn có một loạt tác
phẩm khác. Những tiểu thuyết chữ Hán này chiếm một khoảng không nhỏ
trong khu vườn văn học Việt Nam. Đó là những bộ tiểu thuyết như Hoan Châu
ký, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống Chí, Đào Hoa Mộng
ký, Việt Lam xuân thu, Hoàng Việt long hưng chí và Trùng Quang Tâm sử…
Hoàng Việt long hưng chí là tác phẩm giá trị nhất của Ngô Giáp Đậu. Ông
bắt đầu viết từ mùa đông năm Kỉ Hợi (1889) và hoàn thành vào cuối mùa thu
năm Giáp Thìn (1904). Đây là một tiểu thuyết chương hồi, viết về lịch sử xây
dựng vương triều Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Gia Long. Tác phẩm gồm 6
quyển, 34 hồi. Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc nổi dậy của Nguyễn Văn Nhạc vào
25
năm Lê Cảnh Hưng thứ 34 (1773) và kéo dài cho đến năm Minh Mạng thứ nhất
(1820). Vấn đề được tập trung trình bày là quá trình “trung hưng”của triều
Nguyễn và sự đăng quang của vua Gia Long. Song song với quá trình “trung
hưng”triều Nguyễn là diễn biến của phong trào Tây Sơn từ đầu cho đến khi bị
sụp đổ.
Hoàng Việt long hưng chí hiện có bản lưu trữ tại thư viện nghiên cứu
Hán Nôm, ký hiệu A.23 (viết tay). Nguyên văn bằng chữ Hán do Ngô Giáp Đậu
soạn và được dịch lại bởi Ngô Đức Thọ, Mai Xuân Hải, Nguyễn Văn Nguyên.
Hoàng Việt long hưng chí, là ghi chép lại quá trình “Long hưng”, dấy
nghiệp của bậc đế vương. Tuy đặt nhan đề là chí, nhưng tác phẩm được triển

khai theo lối tiểu thuyết chương hồi. Sách được chia thành sáu quyển: hai
quyển đầu mỗi quyển năm hồi, bốn quyển sau mỗi quyển sáu hồi, cộng tất cả
lại là ba mươi tư hồi.
Tác phẩm kể lại quá trình hưng vương của hoàng đế Gia Long
trong giai đoạn lịch sử gần 50 năm, từ thời Nguyễn Phúc Thuần, khi
Nguyễn Ánh mới sinh (1762) đến lúc Nguyễn Ánh nắm quốc chính
(1774), giữ tước vương (1806), rồi qua đời (1819). Tác phẩm còn mô tả
quá trình thất bại của Tây Sơn do nội bộ bất hoà và sự qua đời đột ngột
của Nguyễn Huệ khiến phong trào Tây Sơn không có người cầm lái.
Xét về bối cảnh, Hoàng Việt long hưng chí
bao quát chặng đường
lịch sử trên dưới năm mươi năm, từ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Đây
là khoảng thời gian lịch sử dân tộc có những trang sử đẹp nhất. Đó là sự
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền
Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và triều đình Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài; chiến

×