Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

ĐỀ TÀI: Áp dụng công cụ thống kê nhằm kiểm soát và cải tiến chất lượng tại công ty CP bánh kẹo Hải Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 81 trang )

Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, chất lượng đã trở thành công cụ cạnh tranh chủ yếu của các
doanh nghiệp trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Không
ngừng nõng cao chất lượng toàn diện của sản phẩm không những đem lại lợi ích
cho xã hội và doanh nghiệp kinh doanh, mà nó còn tăng khả năng hoà nhập và
tăng sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
Việc đảm bảo, cải tiến chất lượng và tăng cường đổi mới quản lý chất lượng
ngày càng chiếm được sự quan tõm và được thực hiện rộng rói trong các doanh
nghiệp ở mọi lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Vấn đề đảm bảo và cải tiến chất lượng
đã trở thành vấn đề sống cũn của mỗi doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh
gay gắt hiện nay. Đó cũng là vấn đề đặt ra cho Công ty cổ phần bánh kẹo Hải
Chõu.
Công ty CP bánh kẹo Hải Châu-DNNN thuộc Tổng công ty Mớa đường I-
Bộ NN&PTNT- là một trong những công ty sản xuất bánh kẹo lõu năm và có uy
tín trên thị trường, song hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay
đang gặp một số khó khăn, một trong những nguyên nhõn là do hoạt động kiểm
soát và cải tiến chất lượng sản phẩm của Công ty chưa thực sự hữu hiệu.
Các công cụ thống kê được coi là những phương tiện sắc bén nhất nhằm
kiểm soát và cải tiến chất lượng một cách khoa học và hiệu quả. Vì vậy, để nõng
cao hiệu quả hoạt động kiểm soát và cải tiến chất lượng sản phẩm của Công ty,
tôi xin đề xuất sử dụng một số công cụ thống kê chất lượng trong chuyên đề
thực tập với đề tài “Áp dụng công cụ thống kê nhằm kiểm soát và cải tiến chất
lượng tại công ty CP bánh kẹo Hải Châu”.
Nội dung chuyên đề gồm các phần:
Phần I-Giới thiệu tổng quan về công ty CP bánh kẹo Hải Châu
Phần II-Thực trạng hoạt động kiểm soát và cải tiến chất lượng tại công ty.
Phần III-Áp dụng công cụ thống kê nhằm kiểm soát và cải tiến chất lượng
tại công ty.
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44


Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Tôi xin chõn thành cảm ơn thầy giáo Trương Đoàn Thể - Khoa Quản trị
kinh doanh và các cô chú, anh chị trong công ty CP bánh kẹo Hải Chõu, đặc biệt
là phòng kỹ thuật, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập để
tôi có thể hoàn thành bài viết này.
Trong quá trình thực tập, do điều kiện khảo sát và kiến thức cũn hạn chế
nên bài viết cũn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp, đánh giá để bổ sung những hạn chế, hoàn thiện vốn kiến thức của bản
thõn.
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Lê Phương Anh
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
PHẦN I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1.1 – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP BÁNH KẸO
HẢI CHÂU:
1.1.1-Giới thiệu chung về công ty:
• Tên công ty : Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Chõu.
• Tên tiếng Anh: Hai Chau Confectionery Joint-Stock Company.
• Tên giao dịch quốc tế: HACHACO,JSC.
• Địa chỉ: Số 15 phố Mạc Thị Bưởi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
• Diện tích mặt bằng: 55.000 m².
• Điện thoại: 04.8621520.
• E-mail:
• Website: http:// www.haichau.com.vn
Công ty CP bánh kẹo Hải Chõu là một doanh nghiệp nhà nước, là thành

viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Mớa đường I-Bộ NN&PTNT. Công ty
được thành lập ngày 2/9/1965 theo quyết định số 1335 NN-TCCB/QĐ ngày
29/4/1994 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ
cho công ty.
Căn cứ quyết định số 3656/QĐ-BNN-TCBB ngày 22/10/2004 của Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT về việc chuyển doanh nghiệp thành Công ty cổ phần,
ngày 30/12/2004, Công ty tổ chức Đại hội đồng cổ đông sáng lập, thống nhất
đổi tên Công ty bánh kẹo Hải Chõu thành Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Chõu.
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập
khẩu các ngành hàng thuộc lĩnh vực thực phẩm như bánh, kẹo, bột canh
Các sản phẩm chủ yếu gồm: Bánh quy, bánh kem xốp, kẹo, bột canh, bánh
mềm, sụcụla.
1.1.2- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
1.1.2.1-Thời kỳ đầu thành lập công ty (1965-1975):
Nhà máy Hải Chõu ra đời khởi đầu bằng sự kiện ngày 16/11/1964, Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 305/QĐBT, tách Ban kiến thiết cơ
bản ra khỏi Công ty Miến Hoàng Mai, thành lập Ban kiến thiết và chuẩn bị sản
xuất. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Trung Quốc từ Thượng Hải và
Quảng Chõu sang, bộ phận kiến thiết và chuẩn bị sản xuất khẩn trương vừa xõy
dựng, vừa lắp đặt thiết bị cho một phõn xưởng mỳ sợi.
Tháng 3/1965, ngay đợt đầu tiên nhà máy đã tuyển 116 công nhõn cho
phõn xưởng mỳ sợi, 95 công nhõn cho phõn xưởng kẹo. Cũng tháng 3/1965, Bộ
đã cử 17 cán bộ trung cấp sang Trung Quốc để học quy trình công nghệ sản xuất
mỳ sợi, bánh kẹo và chế biến thực phẩm.
Ngày 2/9/1965, xưởng kẹo đã có sản phẩm xuất xưởng bán ra thị trường.
Bộ công nghiệp nhẹ thay mặt Nhà nước chớnh thức cắt băng khánh thành nhà
máy Hải Chõu.

Trong thời kỳ này, do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1972) nờn
một phần nhà xưởng cùng máy móc thiết bị đã bị phá hỏng nặng. Công ty được
Bộ tách phõn xưởng kẹo sang nhà máy miến Hà Nội, thành lập nhà máy Hải Hà
(nay là công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà - Bộ công nghiệp).
1.1.2.2 - Thời kỳ 1976-1985:
Sang thời kỳ này, Công ty đã dần khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh
và đi vào hoạt động bình thường.
Năm 1976: Bộ công nghiệp thực phẩm cho nhập nhà máy sữa Mẫu Sơn
(Lạng Sơn) thành phõn xưởng sấy phun, phõn xưởng này sản xuất 2 mặt hàng:
- Sữa đậu nành – công suất 2,4 -2,5 tấn/ ngày.
- Bột canh – công suất 3,5- 4 tấn/ ngày.
Năm 1978: Bộ Công nghiệp thực phẩm cho điều động 4 dõy chuyền Mì ăn
liền từ công ty Sam Hoa (TP Hồ Chí Minh), thành lập Phõn xưởng Mì ăn liền,
với công suất 2,5 tấn/ca.
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Năm 1982: Do khó khăn về nguồn bột mỳ và do Nhà nước bỏ chế độ độn
mỳ thay lương thực, Công ty được Bộ công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt
động phõn xưởng Mì lương thực.
Công ty đã tận dụng mặt bằng và nguồn nhõn lực, đồng thời đầu tư vào 12
lò sản xuất bánh kem xốp với công suất 240 kg/ca, đõy là sản phẩm bánh kem
xốp đầu tiên ở Việt Nam.
1.1.2.3 - Thời kỳ 1986-1991:
Năm 1989-1991: Tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun, công ty
đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000 lít/ ngày.
Năm 1990-1991: Công ty đã lắp đặt thêm một dõy chuyờn sản xuất bánh
quy Đài Loan nướng bánh bằng lò điện tại khu xưởng cũ với công suất 2,5 đến
2,8 tấn/1 năm.
1.1.2.4 - Thời kỳ 1992 đến nay:

Công ty đẩy mạnh sản xuất đi sâu vào các mặt hàng truyền thống (bánh
,kẹo, bột canh ), mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng
cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
Năm 1993 công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của
CHLB Đức với công suất 1 tấn / ca. Đây là dây chuyền sản xuất bánh kẹo có thể
nói là hiện đại nhất ở Việt Nam trong thời kỳ này.
Năm 1994 công ty đầu tư dây chuyền phủ sụcụla của CHLB Đức với công
suất 500kg/ca.
Dây chuyền có thể phủ sụcụla cho các sản phẩm bánh như bánh kem xốp,
bánh quy.
Năm 1996 công ty mở rộng liên doanh với Bỉ thành lập một công ty liên
doanh sản xuất sụcụla. Sản phẩm này chủ yếu để xuất khẩu(70%).
Năm 1996 công ty lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức:
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất 2400kg/1ca và dõy chuyền sản xuất
kẹo mềm công suất 1200kg/1 ca.
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Năm 1998 công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh quy Hải Châu
công suất thiết kế 4 tấn/1 ca.
Năm 2001 công ty tiếp tục đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem
xốp (CHLB Đức) với công suất thiết kế 1,6 tấn/1 ca và một dây chuyền sản xuất
sụcụla cú năng suất rút khuụn 200kg/giờ
Năm 2003 công ty đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh mềm(Hà Lan),
công suất thiết kế 375kg/giờ. Đây là dây chuyền hiện đại tự động hoá hoàn toàn.
Từ ngày1/1/2005, công ty bánh kẹo Hải Châu đã chính thức cổ phần hóa,
chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, thực hiên chế độ hạch
toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính , có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng tại ngân hàng công thương Việt Nam, ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam.

1.1.3 – Chức năng, nhiờm vụ của Công ty:
Theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/10/1994, nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh chính của Công ty bao gồm:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo các loại.
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bột gia vị các loại.
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn.
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỳ ăn liền.
- Kinh doanh vật tư, nguyên liệu, bao bì ngành công nghiệp thực phẩm.
- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh như vật
tư nguyên liệu của ngành( bột mỳ, sữa, mỳ chớnh ) khụng qua uỷ thác xuất
khẩu và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
Tính đến thời điển hiện nay, Công ty không còn kinh doanh các sản phẩm
nước uống có cồn và mỳ ăn liền nữa mà thay vào đó là những mặt hàng được thị
trường chấp nhận bao gồm: Bánh Biscuits các loại; Bánh mềm các loại; Bánh
kem xốp các loại; Lương khô các loại; Kẹo các loại; Bột canh các loại; Sụcụla
thanh và viên.
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
1.2 – CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY:
1.2.1– Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu:
1.2.1.1- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thực hiện chế độ quản lý theo hình
thức trực tuyến chức năng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền
làm chủ tập thể của người lao động.
Công ty có 3 cấp quản lý:
+ Cấp công ty: bao gồm tổng giám đốc, cỏc phú tổng giám đốc, cỏc phũng,
ban chức năng.
+ Cấp xí nghiệp: Giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc

+ Cấp phân xưởng: Quản đốc.
Mô hình tổ chức mà công ty đang áp dụng vừa đảm bảo tính tập trung, vừa
đảm bảo tính dân chủ. Nó tận dụng được ưu điểm và khắc phục những nhược
điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Theo đó, mỗi phòng, ban chức
năng tập trung chuyờn sõu vào một lĩnh vực hoạt động của công ty, giúp giải
quyết các vấn đề chuyên môn thành thạo hơn, đồng thời giúp thủ trưởng có thể
có thể nắm bắt kịp thời và chính xác tình hình hoạt động của công ty, từ đó đưa
ra những quyết định nhanh chóng và đúng đắn nhằm đem lại lợi ích cho công ty.
Nhờ có mô hình tổ chức bộ máy quản trị hợp lý, các hoạt động quản lý của công
ty luôn nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, khụng gõy chồng chéo, lãng phí, đồng
thời đem lại hiệu quả cao.
Bộ phận sản xuất của công ty gồm 4 xí nghiệp, mỗi xí nghiệp gồm một số
dõy chuyền sản xuất,chịu sự quản lý của giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp.
Bốn xí nghiệp này gồm 6 phân xưởng sản xuất chính: PX bánh I, PX bánh II,
PX bánh III, PX bánh mềm, PX kẹo, PX bột canh và PX phục vụ, thuộc sự quản
lý của mỗi xí nghiệp và một phân xưởng phục vụ sản xuất.
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hải Châu được trình
bày trong hình 1.1.
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Hình 1.1 – Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.
1.2.1.2 – Chức năng, nhiệm vụ cỏc phũng ban:
Hội đồng quản trị:
Điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị, thống
nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của
công ty.
Tổng giám đốc:
Tổng Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng Quản trị về hoạt động của Công ty.

Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó TGĐ Kỹ thuật
Phó TGĐ kinh doanh
Phòng kỹ
thuật
Phòng
KDTT
Phòng tổ
chức
Phòng kế
toán-TC
Phòng
HC-BV
Phòng
KHVT
XN Bánh cao cấp XN Kẹo XN Bánh quy-
kem xốp
XN gia vị - thực
phẩm
Trung tâm
KDDVSP
Chi nhánh
TP HCM
Chi nhánh TP
Đà Nẵng
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt

nghiệp
Tổng giám đốc có quyền quyết định cao nhất về mọi mặt hoạt động của
Công ty, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Riêng đối với các chức
danh quản lý là cấp trưởng phải thông qua và được sự nhất trí của Hội đồng
Quản trị.
Phó tổng giám đốc kinh doanh:
Quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và phát
triển thị trường của Công ty trên địa bàn cả nước.
Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật- Sản xuất:
Chỉ đạo, điều hành các công tác kỹ thuật, công tác công nghệ sản xuất,
công tác quản lý thiết bị, công tác ATVS thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng
chống cháy nổ và ATVS lao động, công tác quản lý chất lượng sản phẩm,
nghiên cứu khoa học phát triển sản phẩm mới, công tác xây dựng, ứng dụng
chương trình quản lý chất lượng ISO 9001-2000 trong Công ty.
Chỉ đạo công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật & công tác quản lý thương
hiệu. bản quyền, kiểu dáng công nghiệp.
Là người thay mặt tổng giám đốc điều hành công tác về kế hoạch sản xuất
đảm bảo đúng, đủ sản phẩm mà thị trường có nhu cầu.
Phòng kỹ thuật:
Quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới. thiết kế hoặc
cải tiến mẫu mã bao bì. Đồng thời quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của Công
ty, quản lý hồ sơ, lí lịch máy móc thiết bị, liên hệ với phòng KHVT để có những
phụ tùng, vật tư dùng cho hoạt động sửa chữa, trình ban giám đốc và phòng
KHVT chuẩn bị những phụ tùng thay thế, theo dõi việc sử dụng máy móc thiết
bị cũng như việc cung cấp điện cho toàn công ty trong quá trình sản xuất. Xây
dựng nội quy-quy trỡnh-quy phạm sản xuất.Giải quyết các sự cố trong sản xuất.
Quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Phòng kế hoạch vật tư:
Quản lý và chịu trách nhiệm cung cấp các loại vật tư, máy móc, phụ tùng
thay thế cho quá trình sửa chữa máy móc thiết bị. Xây dựng kế hoạch tổng hợp

Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
về SXKD. Phối hợp với cỏc phũng ban khác kiểm kê sản phẩm tồn kho, bán
thành phẩm, phụ kiện, vật tư, kho tàng, tổng hợp số liệu để báo cáo lãnh đạo
theo chu kỳ báo cáo. Quản lý xây dựng cơ bản của công ty.
Phòng kinh doanh thị trường:
Xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản xuất tác nghiệp, kế hoạch giá thành và
tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật. Quản lý
các hoạt động liên quan đến khách hàng. Tổ chức các nghiệp vụ đẩy mạnh tiêu
thụ sản phẩm. Soạn thảo các nội dung ký kết hợp đồng kinh tế. Quản lý đội vận
tải.
Phòng tổ chức:
Phụ trách về công tác nhân sự, kế hoạch tiền lương, giúp giám đốc xây
dựng các phương án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, đề ra các giải pháp ATLĐ,
vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, tổ chức cỏc khoỏ học và các hình thức
đào tạo khác nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như cán bộ quản lý
trong toàn công ty.
Phòng kế toán- tài chính
Lập và tổ chức thực hiện các công tác về kế toán, thống kê, tài chính trong
công ty. Tính toán các khoản chi phí sản xuất để lập bảng biểu giá thành thực
hiện. Lập kế hoạch giao dịch với ngân hàng để cung ứng tiền mặt. Thu chi tiền
mặt, thu chi tài chính và hạch toán kinh tế. Quyết toán tài chính và lập báo cáo
hàng kỳ theo đúng quy định của Nhà nước.
Phòng hành chính – bảo vệ:
Giúp giám đốc mọi công tác hành chính quản trị, đảm bảo những điều
kiện cần thiết cho hoạt động quản lý, sinh hoạt,đời sống của Công ty. Sắp
xếp nơi làm việc, hội họp và các hoạt động đối nội, đối ngoại của Công ty.
Quản lý, khám chữa bệnh cho CBCNV, tổ chức nhà trẻ, đảm bảo an toàn trật
tự và các hoạt động khác.

Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Các xí nghiệp, phân xưởng:
Giám đốc, quản đốc các xí nghiệp, phân xưởng là người chịu trách nhiệm
trước Ban Tổng giám đốc về toàn bộ các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của
đơn vị theo quy định của công ty.
Trong phạm vi quản lý của mình, giám đốc, quản đốc xí nghiệp, phân
xưởng phải chịu trách nhiệm quản lý về công nghệ; về chất lượng sản phẩm
trong xí nghiệp, phân xưởng; quản lý thiết bị; công tác nghiên cứu sản phẩm;
công tác đào tạo; cụng tác đảm bảo an toàn lao động, phũng chỏy nổ
1.2.2 – Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty:
Hình thức tổ chức sản xuất của công ty là chuyên môn hoá theo loại sản
phẩm, sản xuất theo quy trình khép kín. Hình thức này phù hợp với đặc điểm của
sản phẩm của công ty, đó là những sản phẩm có công nghệ sản xuất độc lập, với
các quy trình, công đoạn khác nhau ( ví dụ như bánh, kẹo và gia vị là những loại
sản phẩm có quy trình sản xuất hoàn toàn khác nhau). Tuy nhiên, hình thức này
lại kém linh hoạt, khó thích ứng khi có sự thay đổi về nhu cầu người tiêu dùng.
Khu vực sản xuất của Công ty được chia thành 4 xí nghiệp, với 6 phân
xưởng sản xuất chính và một phân xưởng phục vụ.
Xí nghiệp Bánh quy, kem xốp: gồm 2 phân xưởng
+ Phân xưởng Bánh I sản xuất bánh Hương Thảo, lương khô, bánh quy hoa
quả trên dây chuyền của Trung Quốc.
+ Phân xưởng Bánh II sản xuất bánh kem xốp các loại, kem xốp phủ sụcụla
trờn dây chuyền của CHLB Đức.
Xí nghiệp Bánh cao cấp: gồm 2 phân xưởng:
+ Phân xưởng Bánh III sản xuất bánh quy hộp, bánh Hải Chõu, bỏnh
Marie, Petit, trên dây chuyền Đài Loan .
+ Phân xưởng bánh mềm sản xuất bán mềm cao cấp trên dây chuyền bánh
mềm của Hà Lan.

Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Xí nghiệp Kẹo:
+ Phân xưởng kẹo sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo xốp trên dây
chuyền sản xuất của CHLB Đức.
Xí nghiệp Gia vị – thực phẩm:
+ Phân xưởng bột canh chuyên sản xuất các loại bột canh thường, bột canh
iốt trên dây chuyền sản xuõt bột canh của Việt Nam.
Phân xưởng phục vụ sản xuất (dịch vụ) đảm nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng
máy, phục vụ bao bì, in ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng của các sản phẩm.
Mỗi tổ trong các phân xưởng thường được chia làm 4 nhóm để làm việc
theo ca. Mỗi ca đều có trưởng ca chịu trách nhiệm chung các công việc diễn ra
trong ca, đồng thời theo dừi và báo cáo kịp thời các vấn đề nảy sinh trong ca với
cấp trên để có những điều chỉnh kịp thời.
Hình 1.2 - Sơ đồ cơ cấu sản xuất của công ty Bánh kẹo Hải Châu
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
C«ng ty CP B¸nh
kÑo H¶i Ch©u
FX B¸nh
mÒm
FX
KÑo
FX
B¸nh III
FX
B¸nh II
FX
Bét canh
FX

B¸nh I
B¸nh
quy
L ¬ng
kh«
L ¬ng
kh«
B¸nh
custard
KÑo
cøng
KÑo
mÒm
KÑo
xèp
B¸nh
quy
Kem
xèp
S«c«la
BC
ièt
BC th
êng
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Bộ phận quản lý trong mỗi xí nghiệp chịu trách nhiệm về các hoạt động
trong phạm vi xí nghiệp của mình, gồm có:
+ Giám đốc xí nghiệp phụ trách hoạt động chung của xí nghiệp.
+ Phó giám đốc phụ trách về an toàn lao động, vật tư thiết bị.

+ Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật và công nghệ
sản xuất.
+ Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ tổng hợp số liệu trên phòng
Tài vụ.
1.2.3 - Đặc điểm về sản phẩm và thị trường:
1.2.3.1 - Đặc điểm về sản phẩm:
Bánh kẹo tuy không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng đối với xã hội ngày
càng phát triển, nhu cầu về bánh kẹo ngày càng lớn và không thể thiếu trong đời
sống mỗi người.
Bánh kẹo là sản phẩm được chế biến từ nhiều nguồn nguyên vật liệu là sản
phẩm của ngành thực phẩm như: đường, bơ, sữa, trứng, hương liệu phụ gia
khác. Do đặc điểm của nguyên liệu dễ bị vi sinh vật phá huỷ nên bánh kẹo có
thời gian bảo quản ngắn, yêu cầu vệ sinh công nghiệp cao. Đặc điểm này ảnh
hưởng đến các quyết định về phương thức bảo quản, vận chuyển và phân phối.
Thời gian sản xuất bánh kẹo ngắn, thường chỉ 3-4 giờ nên không có sản
phẩm dở dang. Chu kỳ sống của sản phẩm ngắn, mang tính thời vụ và chủng loại
có thể thay thế lẫn nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng phát triển sản
phẩm mới.
Các sản phẩm chủ yếu của công ty gồm: Bánh quy, bánh kem xốp, bánh
mềm, sụcụla, kẹo, bột canh.
Sản phẩm bánh: Cụng ty có sản lượng bánh các loại trên 7000 tấn/năm,
trong đó bánh quy là trên 3500 tấn/năm,chiếm tỷ trọng lớn nhất với nhiều chủng
loại như bánh quy bơ, cam, vani, Hương Thảo, ,nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất là bột mỳ, đường, sữa, dầu thực vật và các phụ gia khác. Sản phẩm bánh
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
được bỏn trờn thị trường cả nước. Sản phẩm bánh quy của công ty đảm bảo các
chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế như: Độ ẩm 2,3 – 2,46% (tiêu
chuẩn yêu cầu 2,1 – 2,5%), hàm lượng protein ≥ 5.5%, tỷ lệ sai lỗi 1,0 - 1,47%

(TCYC <1,5%).
Sản phẩm kẹo: sản lượng kẹo hàng năm của công ty khoảng trên 1200
tấn/năm, với nhiều chủng loại như kẹo mềm: xốp dâu, cam, chanh, dứa và kẹo
cứng: khụng nhõn và có nhân, sụcụla Nguyờn liệu để sản xuất gồm đường,
nha và các nguyờn liệu khác. Sản phẩm kẹo cứng đảm bảo các yêu cầu chất
lượng như độ ẩm <2%, hàm lượng đường toàn phần 78%, hàm lượng axit <
0,5% Đối với kẹo mềm, độ ẩm tiêu chuẩn là 5 - 7%, hàm lượng đường toàn
phần là 65%, hàm lượng lipit khoảng 2% Sản phẩm kẹo cứng luôn chiếm tỷ
trọng sản xuất và tiêu thụ cao nhất trong chủng loại kẹo ( khoảng 54,73% tổng
sản lượng kẹo tiêu thụ).
Sản phẩm bột canh (gia vị): Bột canh có sản lượng hàng năm trên 6000
tấn/năm, trong đó bột canh iốt có mức tiêu thụ cao hơn so với bột canh thông
thường. Thành phần gồm có muối i-ốt, bột ngọt, đường, bột tỏi, bột tiêu Sản
phẩm bột canh đạt các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:hàm lượng NaCl chiếm
khoảng 7%, hàm lượng mononatri-glutamat 13%, hàm lượng đường 6%, hàm
lượng KlO3 là 200-400 g/10g muối
1.2.3.2 - Đặc điểm về thị trường, khách hàng:
Thị trường bánh kẹo Việt Nam là một thị trường đầy sức hấp dẫn nhưng
tính cạnh tranh rất cao và đầy biến động. Đây được đánh giá là thị trường có
tiềm năng lớn. Trước sự tăng lên của cầu bánh kẹo, các nguồn cung cấp đã có
những phản ứng mạnh mẽ, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Hiện
nay trên cả nước cú trờn 30 nhà máy sản xuất bánh kẹo quy mô vừa và lớn với
sự góp mặt của hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ. Có thể kể đến những doanh
nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn như Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty TNHH
Kinh Đô, Công ty đường Biờn Hoà, Công ty đường Quảng Ngãi, Vinabico, ở
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
quy mô nhỏ cú cỏc làng nghề truyền thống như kẹo dừa Bến tre, bánh đậu xanh
Rồng Vàng, Ngoài ra không thể không kể đến các sản phẩm bánh kẹo ngoại

nhập ngày càng chiếm lĩnh thị trường và các sản phẩm rẻ tiền và đa dạng của
Trung Quốc tràn sang. Để có thể đứng vững trong một thị trường đầy sóng gió
như vậy, Công ty phải xây dựng cho mình một con đường riêng biệt không
ngừng cải tiến, đổi mới.
Thị trường của Công ty được chia ra làm 4 khu vực: Thị trường miền Bắc,
Thị trường miền Trung, thị trường miền Nam và thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên
thị trường xuất khẩu rất hạn chế, hầu như không đáng kể. Trong các khu vực, Hà
Nội là khách hàng lớn nhất của Công ty với tổng sản phẩm tiêu thụ năm 2005
chiếm 19,06% tiêu thụ các tỉnh miền Bắc, 12,15% tổng sản lượng tiêu thụ toàn
Công ty. Tại đây, sản phẩm bột canh được tiêu thụ mạnh nhất, cụ thể năm 2005
là 1540,41 tấn, chiếm 19,26% tổng sản lượng tiêu thụ bột canh của cả Công ty.
Tuy nhiên, các sản phẩm bánh kẹo của công ty chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu
dùng của người Hà Nội về hình thức, mẫu mã. Thị trường miềm Trung là một
thị trường quan trọng và đầy tiềm năng của Công ty, đặc biệt là 3 tỉnh Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Thị trường miền Nam của Công ty vẫn chưa phát triển
mạnh sản phẩm chưa phù hợp với tập quán tiêu dùng của họ và tại đây có nhiều
đối thủ mạnh như Vinabico, Kinh Đô, công ty đường Biên Hoà
Bánh kẹo Hải Châu chủ yếu là tiêu thụ ở trong nước, nên thị trường ngoài
nước là rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 0,72% tổng sản lượng tiêu thụ toàn Công ty.
Sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Châu chủ yếu được xuất sang các nước
Châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc và một số nước Châu Âu. Vì vậy
việc xâm nhập vào các thị trường mới trên thế giới là một trong những mục tiêu
của Công ty.
Khách hàng của Công ty chủ yếu là tầng lớp có thu nhập trung bình. Khách
hàng ở vùng nông thôn chiếm số lượng lớn trong cơ cấu khách hàng của Công ty.
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
1.2.4 - Đặc điểm về nguyên liệu và nguồn cung ứng:
Nguyên liệu dùng trong sản xuất các sản phẩm của công ty rất đa dạng, chủ

yếu là các loại sản phẩm của ngành thực phẩm như đường, sữa, bơ, trứng Một
số nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn như đường, bột mỳ, nha, gluco, sữa, váng
sữa, bơ, hương liệu và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm: kẹo cứng
73,4%, kẹo mềm 71,2%, bánh 65%.
Một số các nguyên liệu chính:
Chất ngọt: Đây là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm của công ty,
đặc biệt là với sản phẩm kẹo (kẹo chứa 60 – 90% chất ngọt). Có hai loại: đường
kính và tinh bột. Công ty chỉ dùng loại 1 để đưa vào sản xuất. Loại nguyên liệu
này được Công ty mua hầu hết ở trong nước, riêng mật tinh bột có một số loại
đặc chủng được công ty nhập ở nước ngoài.
Chất béo: bơ nhạt, dầu bơ được công ty nhập ở nước ngoài.
Sữa: sữa đặc, sữa bột và váng sữa. Sữa đặc có đường được công ty mua từ
công ty sữa Vinamilk, còn sữa bộ và váng sữa được công ty nhập ở nước ngoài.
Bột mỳ: là nguyên liệu chính để sản xuất bánh. Nguyên liệu này được mua
hoàn toàn trong nước với chất lượng tốt.
Các phụ gia thực phẩm: chất tạo xốp, chất màu, chất tạo hương và chất bảo
quản được công ty nhập từ các công ty lớn có uy tín trên thế giới, được đảm bảo
chất lượng và an toàn thực phẩm cao. Đặc biệt với chất tạo màu và chất bảo
quản nếu dùng nhiều có hại cho sức khoẻ con người thì công ty dùng rất hạn
chế.
Những nguyên liệu này rất dễ bị vi sinh vật phá huỷ nên yêu cầu bảo quản
phải hết sức cẩn thận, đồng thời yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm cao.
Từ đó có thể thấy các nguyên liệu chủ yếu của công ty hầu như được nhập
từ nước ngoài với yêu cầu về chất lượng cao, tuy nhiên do qua khâu trung gian
nên giá mua đắt và làm tăng giá thành của sản phẩm, giảm hiệu quả kinh doanh,
đồng thời cũng chịu nhiều biến động.
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Đối với những nguyên liệu mua trong nước, Công ty đã ký hợp đồng dài

hạn với các nhà cung ứng trong nước vì thị trường trong nước khá ổn định và
sẵn có. Công ty có một số đối tác có quan hệ thường xuyên lõu năm như: Công
ty Thương mại Bảo Phước, công ty thương mại Tiến Thuận, công ty lương thực
Thăng Long, công ty nông sản An Giang
1.2.5 – Quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu:
Mỗi loại sản phẩm của công ty đều có một quy trình công nghệ sản xuất
khác nhau, nhưng nói chung đều qua một số công đoạn chủ yếu sau:
Hình 1.3- Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất kẹo
Hình 1.4 – Sơ đồ quy trình sản xuất bánh
Hình 1.5 – Sơ đồ quy trình sản xuất bột canh
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Phối NLNấu Làm nguội
QuậtLăn côn,vuốtCắtBao gói TP
Đưa NL vào
Phối NL Trộn Tạo hình
Làm nguộiPhân loạiBao gói
Nướng
Muối Cân muối Trộn phụ gia
Đóng túiCân sản phẩmDán túiĐóng thùng,
nhập kho
Phun KlO3Sấy khô
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
1.2.6 - Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị:
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã liên tục đưa ra những phương án tích
cực nhằm đổi mới quy trình sản xuất và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh với những Công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại nhập từ CHLB
Đức, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc
Hệ thống trang thiết bị của Công ty được thể hiện trong bảng 1.4:
Bảng 1.6 - Hệ thống trang thiết bị của công ty CP bánh kẹo Hải Châu

Stt Tên dây chuyền
Số lượng
(chiếc)
Nước SX
Công suất
(tấn/ca)
Năm đưa
vào SD
Công dụng
1
Dây chuyền bánh
Hương Thảo
01 Trung Quốc 9 1965
Bán cơ khí nướng
bằng lò
2 Dây chuyền bột canh 01 Việt Nam 20 1978 Bán tự động
3
Dây chuyền bánh Hải
Châu
01 Đài Loan 3,2 1991
Tự động, bao
gói bán tự động
4
Dây chuyền bánh kem
xốp
01 CHLB Đức 1 1993
Tự động, bao
gói bán tự động
5 Dây chuyền phủ Sụcụla 01 CHLB Đức 2 – 4 1995 Tự động
6

Dây chuyền sản xuất
kẹo cứng
02 CHLB Đức 3 - 4 1996
Tự động, bao
gói bán tự động
7 Dây chuyền Sụcụla 01 CHLB Đức 4 - 5 2001 Tự động
8 Dây chuyền bánh trứng 01 Hà Lan 8 2004 Tự động
Nhìn chung trong những năm qua, Công ty đã chú trọng đến việc đổi mới trang
thiết bị với chi phí đầu tư tương đối: năm 1993 đã đầu tư 9 tỷ đồng vào dây chuyền
sản xuất bánh kem xốp, hiệu quả mang lại là tỷ lệ bánh phế phẩm giảm từ 12,8%
xuống còn 3,8%. Năm 1995 Công ty đầu tư dây chuyền phủ Sụcụla bánh kem xốp
cũng của liên bang Đức trị giá 3,5 tỷ. Với các phụ kiện, thiết bị bao gói hàng tỷ đồng,
chỉ riêng máy bao gói Nam Triều Tiên cũng đã 500 triệu đồng.
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Năm 1996, Công ty nhập thiết bị dây chuyền kẹo của liên bang Đức, làm
hệ thống nhà kính và thiết bị lạnh bảo quản bánh kem xốp, trang bị mới thiết bị
in phun điện tử…
Tháng 6/2001, công ty đầu tư lắp đặt một dây chuyền sản xuất trị giá 10 tỷ
đồng bằng công nghệ hiện đại của CHLB Đức, đưa năng suất từ 800kg/ca lên
1500kg/ca. Tiếp đó công ty đầu tư 9 tỷ đồng để lắp đặt dây chuyền sản xuất
sụcụla thanh và viên bằng thiết bị hiện đại của CHLB Đức. Dây chuyền này
được đưa vào sản xuất tháng 12/2001. Và gần đây nhất, năm 2004 công ty đã
nhập một dây chuyền sản xuất bánh trứng của Hà Lan nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường.
Tuy nhiên, tình hình chung về trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ. Bên cạnh
những dây chuyền sản xuất mới và hiện đại cũn cú những dây chuyền sản xuất
sản phẩm truyền thống quá cũ kỹ, lạc hậu như dây chuyền sản xuất bánh Hương
Thảo. Ngoài ra, Công ty còn chưa có sự chuẩn bị chu đáo các thiết bị phù trợ, do

đó khi gặp sự cố thù sản xuất bị gián đoạn, gây thiệt hại lớn cho Công ty.
1.2.7 - Đặc điểm về lao động:
Tính đến cuối năm 2005, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty CP
bánh kẹo Hải Châu là 802 người.
1.2.7.1 – Cơ cấu lao động:
* Cơ cấu lao động theo tính chất công việc:
Số liệu về cơ cấu lao động theo tính chất công việc được cho trong bảng 1.7.
Bảng 1.7 – Cơ cấu lao động theo tính chất công việc
Bộphận Số lượng(người) Tỷ lệ (%)
- Bộ phận lao động trực tiếp 646 80.5
- Bộ phận lao động gián tiếp 156 19.5
+ Bộ phận quản lý 100 64.1
+Bộ phận phục vụ 56 35.9
Tổng số 802 100
( Nguồn : Phòng Tổ chức)
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Qua số liệu về tình hình lao động theo tớnh chất công việc, ta thấy lực
lượng lao động của công ty chia thành 2 bộ phận:
Lao động gián tiếp: 156 người, chiếm khoảng 19.5%, trong đó khối hành chính
sự nghiệp là 100 người, chiếm 64.1% so với tổng số lao động gián tiếp và xấp xỉ
12.4% lao động toàn công ty. Lực lượng này có trình độ từ cao đẳng trở nên, cú
phũng 100% số nhân viên trình độ đại học. Tỷ lệ lao động gián tiếp như vậy là tương
đối hợp lý. Công ty đã tinh giảm đội ngũ lao động gián tiếp nhằm đảm bảo cơ cấu
lao động hợp lý, đồng thời vẫn đảm bảo và nâng cao hiệu quả công việc.
Lao động trực tiếp: 646 người, chiếm khoảng 80.5% tổng số lao động toàn công
ty. Tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 70%, phù hợp với công việc sản xuất bánh kẹo ở
cỏc khõu bao gói thủ công vì lao động nữ có tính bền bỉ, chịu khó và khéo tay. Tuy
nhiên lao động nữ nhiều như vậy cũng có mặt hạn chế do ảnh hưởng về chế độ nghỉ thai

sản, nuôi con ốm, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn:
Cơ cấu lao động phõn theo trình độ học vấn cho thấy một phần
chất lượng nguồn nhân lực của Công ty.
Bảng 1.8 – Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Trình độ Số lượng(người) Tỷ lệ(%)
- Đại học – trên Đại học 129 16.2
- Trung cấp – Cao đẳng 64 7.9
- Sơ cấp 609 75.9
( Nguồn : Phòng tổ chức)
Từ số liệu trên ta thấy chất lượng lao động khá cao. So với mặt bằng chung
của doanh nghiệp trong ngành, tỷ lệ lao động có trình độ đại học của công ty
tương đối cao, đây là nguồn lực quan trọng quyết định đến sự thành công của
Công ty trong cạnh tranh. Công ty cần đặc biệt chú trọng đến chất lượng nguồn
nhân lực vì đây là một yếu tố đã, đang và sẽ có vai trò rất quan trọng giúp Công
ty đứng vững trong cạnh tranh.
1.2.7.2 – Tiền lương và thu nhập:
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Tổng quỹ lương và bình quân thu nhập của CBCNV trong Công ty được
thể hiện trong bảng 1.9.
Bảng 1.9 – Bảng tiền lương và thu nhập bình quân:
ĐVT 2004 2005
Tổng quỹ lương : + KH
+ TH
đồng 15.549.871.000
13.122.374.000
14.428.298.000
12.709.645.000

Thu nhập bình quân
+ Gián tiếp
+ Trực tiếp
đồng 1.205.000
1.549.000
1.102.000
1.315.000
1.650.000
1.200.000
(nguồn: Phòng TC)
Từ số liệu trong bảng ta có thể thấy tổng quỹ lương thực hiện của công ty
năm 2005 giảm xuống khoảng 7.2% so với năm 2004, năm 2004 tăng so với kế
hoạch là 18.48%, năm 2005 tăng so với kế hoạch là 13.5%. Thu nhập bình quân
của CBCNV trong công ty tăng đều trong các năm qua, cụ thể năm 2001:
1.100.000đ; năm 2002: 1.200.000đ, tăng 9% so với 2001; năm 2003:
1.200.000đ; năm 2004: 1.205.000đ; năm 2005 là 1.315.000, tăng 9.12%.
1.2.8 - Đặc điểm tài chính của công ty:
Vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh
của Công ty. Vốn của Công ty đã tăng lên rất nhanh trong thời gian vừa qua.
Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là 30.000.000.000 đồng
(Ba mươi tỷ đồng Việt Nam).
Theo Quyết định số 3656/QĐ/BNN-TCCB ngày 22 tháng 10 năm 2004 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ lệ vốn Điều lệ của Công ty cổ phần
Bánh kẹo Hải Châu như sau:
Tỷ lệ cổ phần Nhà nước:=58,00%VĐL=17.400.000.000đ = 174.000 cổ phần
Tỷ lệ CP bán cho người LĐ=38,70%VĐL=11.605.000.000 đ= 116.050 cổ phần
Tỷ lệ CP bán cho đối tượng ngoài DN=3,3%VĐL=995.000.000đ =9.950 cổ phần
Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong thời gian gần đõy được cho
trong bảng 1.10.
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44

Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Bảng 1.10 -Báo cáo tài chính của Công ty bánh kẹo Hải Châu 2001-
2004
Đơn vị: triệu đồng
stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
Tốc độ phát triển(%)
02/01 03/02 04/03
1 Tổng tài sản 82569.3 132317.9 157820.3 166062.6 160.3 119.3 105.2
TSLĐ&ĐTNH 44657.8 49210.7 49523.1 50165.5 110.2 100.6 101.3
TSCĐ&ĐTDH 37911.5 83107.2 108297.2 115897.1 219.2 130.3 107
2 Tổng NV 82569.3 132317.9 157820.3 166062.6 160.3 119.3 105.2
Nợ phải trả 55867.9 104535.2 135342.9 139014.7 187.1 129.5 102.7
Vốn CSH 26701.4 27782.7 22477.4 27047.9 104.1 80.9 120.3
Nguồn vốn KD 26701.4 27805.7 25678.4 23244.9 104.1 92.3 90.5
Nguồn khác 0 -23 -3201 3803
Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty
1 KN thanh toán 0,798 0,471 0.366 0,361 59,70 77,71 98,63
2 Hệ số nợ 2,092 3,763 6,021 5,139 179,87 160 85,35
3 Số vòngquayTS 1,801 1,665 1,258 1,159 92,45 75,56 92,13
4 LN/Tài sản 0,0064 0,0034 0,0015 0,0008 53,13 44,12 53,33
5 LNR/VSH 0,0187 0,0144 0,0054 0,0036 77 37,5 66,67
(Nguồn: Phòng KTTC)
Khả năng thanh toán = TSLĐ&ĐTNH/Nợ phải trả
Hệ số nợ = Nợ phải trả/Vốn CSH
Số vòng quay TS = Doanh thu/Tổng tài sản
Từ năm 2001 đến năm 2004 tài sản của công ty không ngừng gia tăng.
Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất, trong đó đáng
chú ý là dây chuyền sản xuất Bánh mềm của Hà Lan, làm cho giá trị tổng tài sản
năm 2004 tăng lên là 166062,6 triệu tăng 5,2% so với năm 2003. Tài sản được

đầu tư thêm bởi cả nguồn vốn chủ sở hữu và vay Ngân hàng. Tuy nhiên vốn
kinh doanh của công ty lại giảm, năm 2003 giảm 7,2% so với năm 2002, năm
2004 giảm 9,5% so với năm 2003. Vốn chủ sở hữu không được bổ sung, hầu hết
dự án đầu tư và vốn sản xuất vay ngân hàng. Vốn ít lại bị các đại lý, người mua
trả chậm nên Công ty thiếu vốn lại càng thiếu hơn. Vì vậy rất khó khăn trong
việc nắm bắt các cơ hội xuất hiện trên thị trường và làm giảm khả năng cạnh
tranh. So với các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các đối thủ liên doanh nước
ngoài thì năng lực vốn của Công ty còn rất nhiều hạn chế.
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Do phát sinh chi phí lãi vay, khấu hao, quảng bá tiếp thị sản phẩm mới
chưa xâm nhập thị trường , sản phẩm chưa đạt công suất thiết kế khiến cho chi
phí cao, doanh thu thấp , hiệu quả thấp nờn cỏc chỉ tiêu có sự biến động:
* Khả năng thanh toán: chỉ số này của Công ty là không an toàn, khả năng
trả các khoản nợ đến hạn của Công ty không cao. Hơn nữa chỉ số này lại có xu
hướng giảm so với các năm. Cụ thể năm 2002 giảm 40,3% so với năm 2001,
năm 2003 giảm 22,29% so với năm 2002, năm 2004 giảm 14,65% so với năm
2003.
* Hệ số nợ: hệ số nợ của Công ty là rất cao và tăng dần qua các năm. Năm
2004 có giảm so với năm 2003 nhưng không đáng kể và còn rất cao. Điều này
chứng tỏ Công ty vay nợ nhiều, chi phí vốn cao. Đây là một khó khăn khi muốn
hạ giá thành sản phẩm.
* Số vòng quay tài sản : năm 2001 là 1,801; năm 2002 là 1,665; năm 2003
là 1,258; năm 2004 là 1,159. Con số này liên tục giảm cho thấy hiệu quả sử
dụng tài sản của Công ty có xu hướng giảm.
* Lợi nhuận trên tài sản (ROA) của Công ty là thấp. Năm 2002 là 0,0034
giảm 46,87% so với năm 2001, năm 2003 giảm xuống còn 0,0015 giảm 55,88%
so với năm 2002, sang đến năm 2004 lại giảm xuống còn 0,0008 giảm 46,67%
so với năm 2003. Ta thấy chỉ tiêu ROA của Công ty hiện giờ thấp hơn lãi suất

do đó nợ nhiều sẽ làm thu nhập của chủ sở hữu giảm.
* Lợi nhuận trên vốn chủ (ROE): chỉ số này của Công ty rất thấp, đặc biệt
là trong mấy năm gần đây chỉ số này không có chiều hướng tăng. Năm 2001
ROE= 0,0187, năm 2002 ROE=0,0144, năm 2003 ROE= 0,0054, năm 2004 chỉ
số doanh lợi chỉ còn 0,0036.
Tóm lại, dựa vào một số chỉ tiêu tài chính trên cho thấy Công ty Hải Châu
đang gặp phải một số khó khăn về tài chính. Đây là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến sức cạnh tranh của Hải Châu, bởi hiện nay trong ngành có khá nhiều
đối thủ có tiềm lực kinh tế rất mạnh như Kinh Đô, Hải Hà. Nhờ có vốn các Công
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44
Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
ty đú đó trang bị cho mình rất nhiều máy móc thiết bị mới, sản xuất ra nhiều mặt
hàng với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
PHẦN II – HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG
TY CP BÁNH KẸO HẢI CHÂU
2.1 – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
2.1.1 – Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
2.1.1.1 – Tình hình sản xuất:
Kế hoạch sản xuất được phòng kế hoạch vật tư đưa ra vào đầu mỗi tháng và
cuối kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sản xuất.
Bảng 2.1 cho biết các số liệu phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch sản
xuất của Công ty trong 2 năm 2004-2005.
Qua số liệu trong bảng 2.1, ta thấy với những sản phẩm truyền thống như
bánh quy, lương khô, kẹo các loại, Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch
đề ra, cụ thể năm 2004, bánh quy đạt 109,1%, lương khô đạt 120,2%, kẹo các
loại đạt 116% so với kế hoạch; năm 2005, bánh quy đạt 107,2%, lương khô đạt
108,3%, kẹo các loại đạt 103,2% so với kế hoạch. Đõy là một lợi thế của Công
ty trong giữ vững thị trường.
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44

Khoa quản trị kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Bánh kem xốp và bột canh là hai sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Công
ty trên thị trường. Hai sản phẩm này luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Dõy
chuyền sản xuất hai sản phẩm này luôn hoạt động với công suất tối đa. Cụ thể
năm 2004, sản phẩm bánh kem xốp đạt 105,2% so với kế hoạch, năm 2005 là
100%, cũn sản phẩm bột canh lần lượt là 101%, 101.5% trong năm 2004 và
2005. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổn định của hai loại sản phẩm này đóng vai
trò quan trong trong kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ngược lại với sản phẩm bánh kem xốp và bột canh, trong hai năm 2004 và
2005, các sản phẩm bánh mềm và sôcôla đều không hoàn thành kế hoạch, lần
lượt là 56,83%, 74,8% trong năm 2004 và 68,12%, 59,41% trong năm 2005.
Nguyên nhõn do các sản phẩm này là các sản phẩm mới, dõy chuyền cũn chưa
được sử dụng hết công suất.
Bảng 2.1 – Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2004-2005
Đơn vị: tấn
TT Sản phẩm
2004 2005
KH TH TH/KH KH TH TH/KH
I Bánh quy 2994 3265 109.1 3542 3798 107.2
1 Vani 1183 1298 109.7 1376 1402 101.9
2 Hương cam 297 330 111.1 346 412 119.1
3 Hương thảo 764 854 111.8 971 986 101.5
4 Hướng dương 350 365 104.3 397 437 110.1
5 Quy canxi 200 200 100 203 239 117.7
6 Quy dinh dưỡng 200 218 109 249 322 129.3
II Kem xốp 1426 1500 105.2 1500 1500 100
1 Kem xốp 579 629 108.6 629 614 97.6
2 Kem xốp SCL 414 438 105.8 438 452 103.1
3 Kem xốp chay 187 187 100 187 187 100

4 Kem xốp canxi 246 246 100 246 247 100.4
III Lương khô 674 810 120.2 902 977 108.3
1 TH 295 325 110.2 350 367 104.9
2 Cacao 132 165 125 170 198 116.5
3 Đậu xanh 143 170 118.9 190 204 107.4
4 Dinh dưỡng 34 59 173.5 68 74 108.8
5 Lương khô 702 42 57 135.7 74 89 120.3
6 Lương khô 307 28 34 121.4 50 45 90
Lê Phương Anh – Lớp Quản trị chất lượng 44

×