Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

ĐỀ TÀI: Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container tại doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.38 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA QUÀN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Tên Đề Tài)
QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
BẰNG CONTAINER TẠI DOANH NGHIỆP
SVTH:
MSSV: 08363372
LỚP: 08C_NT2
KHÓA: 2008 – 2011
TP HỒ CHÍ MINH, ngày 15 tháng 05 năm 2011
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ GIỚI THIỆU VỀ CONTAINER
TRONG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 lịch sử hình thành 1
1.2 Nhiệm vụ, mục tiêu, chức năng của công ty 2
1.2.1 Chức năng của công ty 2
1.2.2 Mục tiêu của công ty 2
1.2.3 Nhiệm vụ 2
1.3. Hệ thống tổ chức và tình hình nhân sự của công ty 3
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 3
1.3.2 Chức năng các phòng ban 4
1.4 Một số kết quả hoặt động chủ yếu của công ty từ năm 2008 đến 2010 6
1.5 Phương hướng phát triển 9
GIỚI THIỆU VỀ CONTAINER TRONG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA TẠI
DOANH NGHIỆP
1.5 Kỹ thuật đóng hàng bằng container 10
1.5.1Ðặc điểm của hàng hóa chuyên chở 10
1.5.2 Xác dịnh và kiểm tra các loại, kiểu container khi sử dụng 11
1.5.3 Kỹ thuật chất xếp, chèn lót hàng hóa trong container 12
1.6 Phương pháp gửi hàng bằng container 13


1.6.1 Gửi hàng nguyên container (FCL – Full container load) 15
1.6.2 Gửi hàng lẻ (Less than container load) 15
1.6.3 Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL 16
1.7 Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container 17
1.7.1. Vận đơn container theo cách gửi FCL/FCL 18
1.7.2 Trách nhiệm của người chuyên chở container đối với hàng hóa 19
1.8 Cước phí trong chuyên chở hàng hóa bằng container 20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA NGHÀNH XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
CONTAINER TẠI DOANH NGHIỆP
2.1.quy trình nhập khẩu bằng container tại doanh nghiệp 22
2.1.1 Xin giấy phép 22
2.1.2 Mở L/C 22
2.1.3 Thuê phương tiện vân tải: Thuê tàu 22
2.1.4 Mua bảo hiểm cho hàng hoá:( E,F,CFR,CPT) 22
2.1.5 Nhận bộ chứng từ: nhân viên giao nhận 22
2.1.6 Làm thủ tục hải quan 22
2.1.7 Nhận hàng 22
2.1.8 khiếu nại 24
2.2 quy trình xuất khẩu 25
2.2.1 Xin giấy phép 25
2.2.2 Mở L/C 25
2.2.3 Chuẩn bị hàng xuất khẩu 25
2.2.4 Đăng kí giám định 25
2.2.5 Thuê phương tiện vân tải: thuê tàu 25
2.2.6 Làm thủ tục hải quan 25
2.2.7 Giao hàng: 25
2.2.8 Mua bảo biểm 26
2.2.9 Sau thanh toán: 26
2.2.10 Khiếu nại hàng hoá (nếu có) 26
2.3 Sơ đồ hợp đồng mẫu của công ty loki và công ty trane việt nam 26.

2.4 Một số mẫu hợp đồng giao nhận hàng hóa bằng container giữa công ty tnhh
LoKi và các công ty khách hàng 28
CHƯƠNG 3 .NHẬN XÉT, KẾT LUẬN VÀ CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ
3.1.Nhận xét chung về công tác giao nhận tại Công ty Loki 32
3.2.Gỉai thích một số thuật ngữ 34
LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian thực tập, tôi xin chân thành cảm ơn công ty tnhh LoKi
và các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu để tôi
hoàn thành bài báo cáo này.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa kinh tế đã truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm thực tiễn cho tôi để tôi có thể tự tin làm việc sau khi ra trường
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta là một nước đang trên đà phát triển, kinh tế mở rộng sang nhiều
lĩnh vực, không chỉ là công nông nghiệp mà còn có xuất nhập khẩu. nhu cầu
ngày càng phát triển của người tiêu dùng đòi hỏi chúng ta xuất khẩu ra nước
ngoài các sản phẩm của nước nhà, và nhập về những nguyên vật liệu cần thiết
cho việc tạo ra các sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng
trong nước.vì vậy lần lượt các công ty dịch vụ ra đời nhằm cung cấp các yêu
cầu của người sản xuất.
Trong quá trình xuất hay nhập khẩu các sản phẩm, nguyên vật liệu các
công ty phải cần đến các phương tiện vận chuyển như máy bay, tàu, và để đến
tay nhà sản xuất các công ty phải thông qua phương tiện vận chuyển chính
không thể thiếu đó là xe container.
Và hôm nay tôi sẽ giới thiệu và nghiên cứu về quy trình xuất nhâp khẩu
hàng hóa bằng container tại doanh nghiệp để thấy được sự tiện ích cũng như
mọi mặt những ưu và khuyết điểm khi vận chuyển hàng bằng container.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH LOKI
1.1 Lịch sử hình thành :
Công ty TNHH LOKI được thành lập 2004, theo giấy phép kinh doanh số

4102020257 do sở kh & dt TP. HCM cấp ngày 19/02/2004 với nội dung sau:
 tên công ty : công ty tnhh LOKI
 Tên giao dịch: LOKI CO.,LTD
 Trụ sở chính: H10A, Cư Xá Tân cảng , phương 25 quận Bình Thạnh,
Thành Phố Hồ Chí Minh
 Mã số thuế 03187893
 Điện thoại (08-4)5125126
 Fax: (84-8)5125126
 Email:
 Tổng số vốn : 1 tỷ
 Tổng số nhânn viên : 30 người
 Xe đầu kéo : 5 chiếc
 Rơmooc: 8 chiếc
 Nghành nghề kinh doanh: Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất
nhập khẩu
1.2 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ
1.2.1 chức năng:
 Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
 Vận chuyển container
 Khai thuế hải quan
 Thực hiện chức năng đại lý hãng tàu và hãng hàng không
 Nhận ủy thác hàng hóa xuất nhập khẩu
1.2.2 Mục tiêu:
Công ty TNHH Loki luôn tạo ra cho mình những mục tiêu không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng sức mạnh cạnh tranh, tìm
kiếm lợi nhuận cao trong kinh doanh.
 Tìm đối tác kinh doanh trong và ngoài nước, thực hiện hợp tác kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ đại lý, ủy thác giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Tạo uy tín ,long tin nơi khách hàng nhằm tạo dựng thương hiệu dịch vụ

có chất lượng.
Giảm chi phí đến mức thấp nhất để có mức giá canh tranh tăng lợi
nhuận.
Xây dựng môi trường làm việc khoa học, đoàn kết năng động và hiệu
quả.
1.2.3. Nhiệm vụ:
Để hoàn thành mục tiêu, công ty đề ra nhiệm vụ cụ thể phải làm là:
Bảo tồn và phát triển nguồn vốn , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ,tăng
cường duy trì đầu tư điều kiện vvật chất nhằm tạo nền tảng phát triển
vững chắcvà lâu dài cho doanh nghiệp.
Đẩy mạnh chiến lược marketing tìm kiếm nhu cầu liên quan đến xuất
nhập khẩu từ các khách hàngtruyền thống và khách hàng tiềm năng để
vạch ra phương án làm thỏa mãn khách hàng.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên bằng cách tiếp cận nhanh
chóng sự biến động của thị trường dịch vụ giao nhận trong và ngoài
nước.
Luôn quan tâm chăm lo giải quyết những vấn đề liên quan đến môi
trường làm việc của công ty.
Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với đảng và nhà nước.
1.3.Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty:
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Nguồn :công ty tnhh LoKi
Nhận xét:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp được thiết kế theo cấu trúc chức
năng.trong tổ chức còn tồn tại hai hệ thố là quản lý và kinh doanh dịch vụ,
các bộ phận chức năng làm việc độc lập, khộng phụ thuộc hay giao quyền
cho các bộ phận khác tuyến.mỗi một bộ phận làm việc theo hướng nhanh
chóng chính xác khi thông tin được truyền đến đúng từng bộ phận.
1. 3.2 Chức năng các phòng ban
Giám đốc:

Là người giữ chức vụ cao nhất trong công ty ,đại diện công ty để điều
hành và quyết định mọi việc liên quan đến hoặt động kinh doanh và chịu
trách nhiệm trước cơ quan pháp luậtvề những quyết đinh đó.
PHÒNG
KẾ TOÁN
PGĐ ĐIỀU
HÀNH XNK
GÍAM ĐỐC
PHÒNG XUẤT
NHẬP KHẨU
PGĐ
KINH DOANH
BỘ PHẬN
KINH
DOANH
BỘ PHẬN
CHĂM SÓC
KHÁCH
HÀNG
BỘ PHẬN
CHỨNG TỪ
PHÒNG KINH
DOANH
BỘ PHẬN
GIAO NHẬN
Vạch ra những đường lối kinh doanh, tìm kiếm xu hướng kinh doanh mới
để đạt lợi nhuận cao nhất.
Chỉ đạo , điều hành phân công công tác cho nhân viên của công tyvà kết
hợ hài hòa công việc giữa các phòng ban , đồng thời những khoản dư liên
quan đến viêc mua tài sản cố định.

Kiểm tra và quản lý tình hình tài chính của công ty, trực tiếp đàm phán với
khách hàng và ký kết hợp đồng.
Phó giám đốc:
Là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện những hoặt động của phòng kinh doanh
và phòng điều hành xuất nhập khẩu, đồng thời kiêm trưởng phòng kinh doanh
và phòng điều hành, là người vạch ra các kế hoạch , tô chức triển khai các
chiến lược kinh doanh , trực tiếp giao dịch kinh doanh kí kết hợp đồng với
các đồi tác. Đồng thời là người cố vấn tham gia đóng góp các ý kiến về tổ
chức bộ máy công ty, bố trí nhân sự phù hợp với năng lực chuyên môn của
từng nhân viên.ngoài ra , phó giám đốc cũng trực tiếp làm những công việc
khi có lô hàng đặc biệt, hay khi hàng nhiều.
Phòng kinh doanh:
▪Bộ phận kinh doanh
tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng về dịch vụ giao nhận, vận tải với đối tác ,
lập báo cáo các kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra cón lập các chiến
lược kinh doanh marketing, tìm kiếm khách hàng.
▪bộ phận chăm sóc khách hàng:
Tư vấn cho khách hàng về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoàn thành tốt công việc
được giao trong thời gian ngắn nhất có thể.
Phòng xuất nhập khẩu:
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, gồm hai bộ phận:
 Bộ phận chứng từ:
Là bộ phận soạn thảo hồ sơ làm thủ tục hải quan và các công văn, chứng từ cần
thiết khác để cho bộ phận xuất nhập khẩu hoàn thành tốt công việc được giao
trong thời gian ngắn nhất có thể.
Thường xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời những thông tin về xuất nhập khẩu và
những thay đổi của Nhà nước về thuế, Hải quan quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ,
công văn… Đồng thời còn liên lạc với khách hàng để tìm hiểu những thông tin
cần thiết về lô hàng, giúp bộ phận xuất nhập khẩu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bộ phận giao nhận:

Tổ chức thực hiện các hợp đồng dịch vụ giao nhận, tiếp nhận bộ chứng từ khách
hàng để triển khai các hoạt động khai thuê Hải quan, đăng lý kiểm dịch, làm C/O,
trực tiếp ra cảng làm hàng, nhận hàng, thuê phương tiện vận tải, giao hàng cho
người nhập khẩu, hoặc đóng hàng lên tàu đối với hàng xuất khẩu, trung chuyển
hàng hóa từ cảng, kho bãi (cảng, sân bay) đến kho cảng riêng của đơn vị XNK
trong và ngoài nước và ngược lại từ kho của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu ra
cẩng, sân bay để giao hàng.
Phòng kế toán:
+ Theo dõi và cân đối nguồn vốn, hoạch toán cho bộ phận kinh doanh, quản lí
các hoạt động thu chi từ kết quả hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ giao
nhận vận tải, lập bảng báo cáo tài chính của từng thời kỳ trình giám đốc.
+ Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian
lao động và kết quả lao động: tính lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp,
trợ cấp; phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội vào các đối tượng lao động.
+ Nắm công nợ khách hàng – thu hồi công nợ.
+ Quản lí công nợ của nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu
1.4 Tầm quan trọng của xuất nhập khẩu hàng hóa bằng cont tại doanh nghiệp
Việc xuất hay nhập khẩu hàng hóa bằnng container tại các doanh nghiệp giúp
cho doanh nghiệp tạo được uy tín chất lượng với khách hàng, tiết kiệm chi phí
thuê mướn cont, ngoài ra doanh nghiệp còn có thể cho các công ty khác thuê
mướn cont của mình, đem lại nguồn thu nhập khác.hàng hóa đến với khách hàng
nhanh chóng ,an toàn và thuận tiện.
1.4.1 một số kết quả hoạt động chủ yếu của công ty từ năm 2007 đến cuối 2009
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, đặc biệt hiện nay gắn
liền với những chỉ số phát triển kinh tế và sự ổn định về chính trị đã có sức hút
đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì điều này mà Công ty
TNHH Loki đã và đang gánh chịu những sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đối thủ
khác nhau. Tuy nhiên, với sự nỗ lực vượt bậc trong những năm qua Công ty đã
gặt hái được những thành quả đáng trọng mà chúng ta có thể nhận thấy thông qua
bảng Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây:

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TỪ NĂM 2008 – 2010
Đvt: Đồng
CHỈ TIÊU MÃ
SỐ
NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
1 15,756,852,206 16,898,796,308 17,558,245,120
2. Các khoản giảm trừ 2 _ _ _
3. Doanh thu thuần 10 15,756,852,206 16,898,796,308 17,558,245,120
4. Gía vốn hàng bán 11 10,445,299,044 11,313,829,087 11,889,989,879
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 20 5,311,553,162 5,584,967,221 5,668,255,241
và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
21 32,900,821 31,365,867 30,408,066
7. Chi phí tài chính 22 818,370,969 808,212,871 799,887,254
8. Chi phí bán hàng 24 _ _ _
9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 1,969,383,012 2,225,048,601 2,254,739,534
10. Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
30 2,556,700,002 2,583,071,616 2,644,036,519
11. Thu nhập khác 31 118,586,329 247,799,869 258,247,401
12. Chi phí khác 32 60,000,000 100,249,993 103,383,162
13. Lợi nhuận khác 40 58,586,329 147,549,876 154,864,239
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 2,615,286,331 2,730,621,492 2,798,900,758
15. Thuế thu nhập doanh
nghiệp
51 653,821,583 682,655,373 699,725,190
16. Tổng lợi nhuận sau thuế 60 1,961,464,748 2,047,966,119 2,099,175,569

Nguồn: Phòng Kế Toán
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
_ Doanh thu thuần qua 3 năm đều tăng và giá vốn hàng bán cũng tăng. Tuy
nhiên giá vốn tăng không đáng kể so với doanh thu (tỷ số giữa giá vốn hàng bán
và tổng doanh thu qua các năm là 0,66 < 0,67 < 0,68). Do đó, lợi nhuận gộp từ
hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng (lợi nhuận gộp từ hoạt động
báng hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng 1,05 so với năm 2007; năm 2009
tăng 1,07 so với năm 2008).
_ Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính giảm dần trong ba năm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng không đáng kể so với sự tăng về doanh
thu thuần và doanh thu từ hoạt động tài chính. Do đó, lợi nhuận thuần tăng lên
trong 3 năm (lợi nhuận thuần năm 2008 tăng 1,01 so với năm 2007; năm 2009
tăng 1,03 so với năm 2007).
_ Thu nhập khác và chi phí khác qua 3 năm đều tăng. Tuy nhiên chi phí khác
tăng không đáng kể so với thu nhập khác nên lợi nhuận khác nhau qua 3 năm
tăng đáng kể (lợi nhuận khác năm 2008 tăng 2,52 so với năm 2007; năm 2009
tăng 2,64 so với năm 2008).
Ta có Bảng số liệu doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm:
Đvt: Đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
1. Doanh thu thuần 15,756,852,206 16,898,796,308 17,558,245,120
2. Lợi nhuận sau thuế 1,961,464,748 2,047,966,119 2,099,175,569
Nguồn: Phòng Kế Toán
Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của
công ty đều tăng. Đặc biệt năm 2009 công ty có những bước nhảy vọt đáng
kể, cụ thể là doanh thu thuần năm 2008 tăng 107% so với năm 2007, năm
2009 tăng 111% so với năm 2008; và lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng
104% so với năm 2007 trong khi năm 2009 tăng 107% so với năm 2008.
Như vậy, ta có thể thấy phương thức kinh doanh cũng như cách quản lý của
Loki thật hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng dù năm

2008 và 2009 nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu.
=> Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm qua
liên tục có sự tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Đó là sự phát triển
tạo nền tảng cho những sự phát triển tiếp theo.
1.5 Phương hướng phát triển
+ Chỉ tiêu đề ra trong năm 2011
 Về lợi nhuận sau thuế: 2,2 tỷ đồng
 Xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và năng động.
 Giữ vững được mối quan hệ tốt với những khách hàng truyền
thống và đẩy mạnh chiến lược marketing tìm kiếm ít nhất 5
khách hàng mới.
 Tận dụng và khai thác hiệu quả nguồn tài sản cố định.
+ Những biện pháp thực hiện
 Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay.
 Chú trọng đến công tác quản lí nguồn nhân lực, tăng cường các
chế độ ưu đãi cán bộ công nhân viên nhằm kích thích sự năng
động và hiệu quả trong công tác, hạn chế những chi phí phát
sinh không đáng có.
 Cập nhập và phổ biến kịp thời các thông tin liên quan đến dịch
vụ giao nhận vận tải để xác định mức giá cạnh tranh, phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất.
 Đẩy mạnh hoạt động marketing mở rộng thị phần tại TP.Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương.
 Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và lập giải pháp ứng phó
thích hợp.
GIỚI THIỆU VỀ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER TẠI
DOANH NGHIỆP
Chuyên chở hàng hóa XNK bằng container đang trở nên phổ biến trong
vận tải quốc tế. Quy trình kỹ thuật của việc gửi hàng bằng container đòi hỏi

nghiêm ngặt từ khi đóng hàng, gửi hàng đến khi dỡ hàng và giao cho người nhận
hàng.khi chuyên chở hàng hóa bằng container , chúng ta cần chú ý đến các vấn
đề sau:
1.5.Kỹ thuật đóng hàng vào container
Theo tập quán quốc tế, vận chuyển hàng hóa bằng container, người gửi
hàng phải chịu trách nhiệm đóng hàng vào container cùng với việc niêm phong,
kẹp chì container, người gửi hàng phải chịu tất cả chi phí đó cũng như các chi phí
có liên quan, trừ trường hợp hàng hóa gửi không đóng đủ nguyên container mà
lại gửi theo phương thức hàng lẻ. Chính vì vậy, khi nhận container của người
gửi, người chuyên chỏ không thể nắm được cụ thể về tình hình hàng hóa xếp bên
trong container mà chỉ dựa vào lời khai của chủ hàng. Bởi vậy, họ sẽ không chịu
trách nhiệm về hậu quả của việc đóng xếp hàng bất hợp lý, không đúng kỹ thuật
dẫn tới việc gây tổn thất cho hàng hóa, công cụ vận tải. Tình hình đặc điểm hàng
hoá cần chuyên chở
+ Tình hình và đặc điểm của loại kiểu container sẽ dùng để chuyên chở.
- Kỹ thuật xếp, chèn lót hàng hóa trong container.
1.5.1- Ðặc điểm của hàng hóa chuyên chở
Không phải hàng hóa nào cũng phù hợp với phương thức chuyên chở bằng
container, cho nên việc xác định nguồn hàng phù hợp với chuyên chở bằng
container có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh.
Ðứng trên góc độ vận chuyển container, hàng hóa chuyên chở được chia làm 4
nhóm:
+ Nhóm 1: Các loại hàng hoàn toàn phù hợp với chuyên chở bằng container.
Bao gồm: hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dược liệu y tế, sản phẩm da, nhựa
hay cao su, dụng cụ gia đình, tơ sợi, vải vóc, sản phẩm kim loại, đồ chơi, đồ gỗ…
Những mặt hàng được chở bằng những container tổng hợp thông thường,
container thông gió hoặc container bảo ôn….tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đặc tính
hàng hóa.
+ Nhóm 2: Các loại hàng phù hợp với điều kiện chuyên chở bằng container
Bao gồm: Than, quặng, cao lanh… tức là những mặt hàng có giá trị thấp và số

lượng buôn bán lớn. Những mặt hàng này về tính chất tự nhiên cũng như kỹ
thuật hoàn toàn phù hợp với việc chuyên chở bằng container nhưng về mặt hiệu
quả kinh tế lại không phù hợp (tỷ lệ giữa cước và giá trị của hàng hóa.)
+ Nhóm 3: Các loại hàng này có tính chất lý, hóa đặc biệt như : hàng dễ hỏng,
hàng đông lạnh, súc vật sống, hàng siêu nặng, hàng nguy hiểm độc hại….Những
mặt hàng này phải đóng bằng container chuyên dụng như: container bảo ôn,
container thông gió, container phẳng, container chở súc vật….
+ Nhóm 4: Các loại hàng phù hợp với vận chuyên chở bằng container như: sắt
hộp, phế thải, sắt cuộn, hàng siêu trường, siêu trọng, ôtô tải hạng nặng, các chất
phóng xạ…
1.5.2 Xác dịnh và kiểm tra các loại, kiểu container khi sử dụng.
Việc kiểm tra cần được tiến hành ngay lúc người điều hành chuyên chở
giao container. Khi phát hiện container không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy
định phải thông báo ngay cho người điều hành chuyên chở, tuyệt đối không chấp
nhận, hoặc yêu cầu hoàn chỉnh hay thay đổi container khác. Nếu kiểm tra thiếu
chu đáo, tiếp nhận container không đạt yêu cầu kỹ thuật, trong quá trình chuyên
chở có tổn thất xảy ra do khiếm khuyết của container, người gửi hàng phải tự
gánh chịu mọi hậu quả phát sinh.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra bên ngoài container.
Quan sát và phát hiện các dấu vết cào xước, hư hỏng, khe nứt, lỗ thủng, biến
dạng méo mó do va đập….Phải kiểm tra phần mái, các nóc lắp ghép của
container vì đây là chỗ thường bị bỏ sót nhưng lại là cơ cấu trọng yếu của
container liên quan tới an toàn chuyên chở.
- Kiểm tra bên trong container
Kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng
lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt. Kiểm tra các đinh tán, rivê xem có bị
hư hỏng hay nhô lên không. Kiểm tra tấm bọc phủ hoặc các trang thiết bị khác
như lỗ thông gió, ống dẫn hơi lạnh….
- Kiểm tra cửa container.

Tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và chốt đệm cửa…bảo đảm cửa đóng
mở an toàn, niêm phong chắc chắn và kín không để nước xâm nhập vào.
- Kiểm tra tình trạng vệ sinh container.
Container phải được don vệ sinh tốt, khô ráo, không bị mùi hôi hay dây bẩn.
Ðóng hàng vào container không đạt tiêu chuẩn vệ sinh sẽ gây tổn thất cho hàng
hóa đồng thời dễ bị từ chối khi cơ quan y tế nước gửi hàng kiểm tra phát hiện.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container
Các thông số kỹ thuật của container được ghi trên vỏ hoặc trên biển chứng nhận
an toàn. Thông số kỹ thuật của container bao gồm:
+ Trọng lượng tối đa hay trọng tải toàn phần của container (Maximum Gross
Weight) khi container chứa đầy hàng đến giới hạn an toàn cho phép. Nó bao gồm
trọng lượng tối đa cho phép cộng với trọng lượng vỏ container.
+ Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng hàng hóa tới
mức tối đa cho phép trong container. Nó bao gồm: trọng lượng hàng hóa, bao bì,
palet, các vật liệu dùng để chèn lót, chống đỡ hàng trong container.
+ Trọng lượng vỏ container (Tare Weight) phụ thuộc vào vật liệu dùng để chế
tạo container.
+ Dung tích container (Container internal capacity) tức là sức chứa hàng tối đa
của container.
1.5.3 Kỹ thuật chất xếp, chèn lót hàng hóa trong container
Khi tiến hành chất xếp hàng hóa vào container cần lưu ý những yêu cầu kỹ
thuật sau đây:
* Phân bổ đều hàng hóa trên mặt sàn container.
* Chèn đệm và độn lót hàng hóa trong container.
* Gia cố hàng hóa trong container
* Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động
* Chống hiện tượng hàng hoá bị nóng, hấp hơi
1.6 Phương pháp gửi hàng bằng container
Gửi hàng bằng container khác với phương pháp gửi hàng truyền thống. Trong
gửi hàng bằng container có ba cách gửi hàng:

1.6.1 Gửi hàng nguyên container (FCL – Full container load)
Các hãng tàu chợ định nghĩa thuật ngữ FCL như sau:
FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu
trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có
khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container,
người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.
Theo cách gửi FCL/ FCL, trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác
được phân chia như sau:
a) Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper)
Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm:
- Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để
đóng hàng.
- Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.
- Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở.
- Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu.
- Vận chuyển và giaocontainer cho người chuyên chở tại bãi container (CY),
đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.
- Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi
container của người chuyên chở. Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của
mình ra bãi container và đóng hàng vào container.
b) Trách nhiệm của người chuyên chở ( Carrier).
Người chuyên chở có những trách nhiệm sau:
- Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
- Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận
container tại bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho
người nhận tại bãi container cảng đích.
- Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả
việc chất xếp container lên tàu.
- Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.

- Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
- Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.
c) Trách nhiệm của người nhận chở hàng
Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm:
- Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại
bãi container.
- Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn
trả container rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).
- Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở
container đi về bãi chứa container.
1.6.2 Gửi hàng lẻ (Less than container load)
LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng
(người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ
hàng vào – ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một
container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ.
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator)
sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp
các lô hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và
làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ
container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.
a) Trách nhiệm của người gửi hàng.
- Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao
cho người nhận hàng tại trạm đóng container (CFS – Container Freight Station)
của người gom hàng và chịu chi phí này.
- Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng
hóa, vận tải và quy chế thủ tục hải quan.
- Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ.
b) Trách nhiệm người chuyên chở.
Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực- tức là các hãng

tàu và cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu.
+ Người chuyên chở thực:
Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom
hàng. Họ có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở
trên, ký phát vận đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống
tàu, vận chuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả
hàng và giao hàng lẻ cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở
cảng đi.
+ Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ.
Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao
nhận đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh
nghĩa, họ chính là người chuyên chở chứ không phải là người đại lý (Agent). Họ
chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửi
cho đến khi giao hàng xong tại cảng đích. Vận đơn người gom hàng (House Bill
of Lading). Nhưng họ không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở
vì vậy người gom hàng phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô
hàng lẻ đã xếp trong container và niêm phong, kẹp chì.
Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và
người chuyên chở.
Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người
gom hàng (Vận đơn chủ – Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ
container, vận chuyển đến bãi container và giao cho đại lý hoặc đại diện của
người gom hàng ở cảng đích.
c) Trách nhệm của người nhận hàng lẻ
- Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người
gom hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.
- Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS)
1.6.3 Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL)
Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thoả thuận với người chuyên chở để
áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:
- Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
- Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và
người chuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp. Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ
(FCL/LCL) thì trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là
phương pháp gửi nguyên nhưng khi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và người
chuyên chở như phương pháp gửi hàng lẻ.
1.7 Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container
1.7.1. Vận đơn container theo cách gửi FCL/FCL
Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container gọi là vận đơn container
(Container Bill of Lading), do người chuyên chở hoặc đại diệm của họ ký phát
cho người gửi hàng sau khi nhận container chứa hàng đã được niêm phong kẹp
chì để chuyên chở.
Thông thường vận đơn container được ký phát trước khi container được xếp
lên tàu, do dú thuộc dạng vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Bill ò
Lading). Nhìn chung đối với loại vận đơn này (nếu thanh toán bằng tín dụng
chứng từ – L/C) thường ngân hàng không chấp nhận thanh toán trừ khi trong tín
dụng thư có ghi “chấp nhận vận đơn nhận hàng để xếp” (Received for Bill
Lading Acceptable).
Vì vậy, khi container đã được bốc lên tàu, người gửi hàng nên yêu cầu
người chuyên chở ghi chú thêm trên vận đơn : “container đã được bốc lên tàu
ngày ….” (Shipped on board, on…) và có ký xác nhận. Lúc này vận đơn trở
thành “vận đơn đã xếp hàng” (Shipped on board Bill of Lading) và được ngân
hàng chấp nhận làm chứng từ thanh toán.
Trong chuyên chở hàng lẻ, nếu do người chuyên chở thực đảm nhiệm, họ sẽ
ký phát cho người gửi hàng vận đơn container hàng lẻ (LCL/LCL). Vận đơn này
có chức năng tương tự như vận đơn container theo cách gửi nguyên (FCL/FCL).
Nếu ngưởi gửi hàng lẻ do người gom hàng đứng ra tổ chức nhận hàng và

chuyên chở thì sẽ có hai loại vận đơn được ký phát:
+ Vận đơn của người gom hàng (House Bill of Lading)
Người gom hàng trên danh nghĩa là người chuyên chở sẽ ký phát cho người chủ
hàng lẻ của mình. Trong vận đơn này cũng có đầy đủ các thông tin chi tiết cần
thiết về người gửi hàng (người xuất khẩu), người nhận hàng (Người nhập khẩu).
Người nhận hàng lẻ sẽ xuất trình vận đơn của người gom hàng lẻ cho đại diện
hoặc đại lý của người gom hàng tại cảng đích để được nhận hàng.
Vận đơn người gom hàng vẫn có thể dùng trong thanh toán, mua bán và
giao dịch. Song để tránh trường hợp ngân hàng không chấp nhận vận đơn của
người gom hàng là chứng từ thanh toán, người xuất khẩu nên yêu cầu người nhập
khẩu ghi trong tín dụng chứng từ “vận đơn người gom hàng được chấp nhận”
(House Bill of Lading Acceptable).
+ Vận đơn thực của người chuyên chở.
Người chuyên chở thực sau khi nhận container hàng hóa ủa người gom
hàng sẽ ký phát vận đơn cho người gom hàng theo cách gửi hàng nguyên
container (FCL/FCL). Trên vận đơn, người gửi hàng là người gom hàng, người
nhận hàng là đại diện hoặc đại lý của ngưòi gom hàng ở cảng đích.
1.7.2- Trách nhiệm của người chuyên chở container đối với hàng hóa.
Phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở.
Người chuyên chở container có trách nhiệm “từ bãi container đến bãi
container”, điều này có thể phù hợp với trách nhiệm của người chuyên chở trong
quy tắc Hamburg năm 1978. Ðối với Hague, trách nhiệm của người chuyên chở
bắt đầu từ khi cẩu móc hàng ở cảng đi và kết thúc khi cẩu rời hàng ở cảng đến”.
ở đây, trách nhiệm của người chuyên chở container có rộng hơn.
Ðiều khoản “không biết tình trạng hàng xếp trong container’
Trong việc vận chuyển hàng nguyên container (điều kiện FCL/FCL),
người gửi hàng tự lo việc đóng hàng vào, chất xếp, chèn lót sau đó giao nguyên
container đã được niêm phong, kẹp chì cho người chuyên chở để chở đi. Vì vậy,
người chuyên chở thường ghi chú trên vận đơn câu “việc đóng hàng, chất xếp,
chèn lót, kiểm đếm và niêm phong container do người gửi hàng”. Mục đích của

họ nhằm tránh trách nhiệm đối với hàng hóa chứa trong container nếu khi giao
hàng ở cảng đích dấu niêm phong, kẹp chì vẫn còn nguyên vẹn.
Xếp hàng trên boong.
Người chuyên chở tự cho mình quyền xếp hàng chứa trong container trên
boong mà không bị coi là vi phạm hợp đồng vận tải. Ðiều kiện này được quốc tế
chấp nhận vì tàu container được thiết kế thích hợp để chở container cả trên boong
nhờ có các kết cấu giá đỡ, chất xếp chằng buộc thích hợp đặc biệt nên tàu vẫn
hoạt động an toàn. Theo quy tắc Hague- Visby “Hàng thông thường phải xếp
trong hầm tàu trừ khi loại hàng đặc biệt và có sự thoả thuận giữa người chuyên
chở và người gửi hàng”.
Giới hạn trách nhiệm bồi thường.
Giới hạn bồi thường tối đa của ngưòi chuyên chở được quy định trong các
công ước có sự khác nhau:
▪ Quy tắc Hague – 1924 ( Hague Rulls – 1924)
- Hàng có kê khai giá trị trên vận đơn, bồi thường theo giá trị kê khai.
- Hàng không kê khai giá trị thì mức bồi thường không quá 100 F cho một
đơn vị hàng hóa hoặc một kiện hàng.
- Hàng vận chuyển bằng container chưa đề cập.
▪ Quy tắc Visby ( Visby Rulls – 1968)
- Hàng hóa có kê khai giá trị mức bồi thường theo giá trị kê khai.
- Hàng hóa không kê khai giá trị, mức bồi thương là:
+ 10.000 fr cho một đơn vị hàng hóa hay một kiện hàng.
+ 30 fr cho một kg hàng hóa cả bì.
- Hàng vận chuyển bằng container.
+ Kiện hàng đóng trong container hay palet … có kê khai trên vận đơn sẽ
được coi là một đơn vị hàng hóa đòi bồi thường.
+ Không kê khai trên vận đơn thì một container được coi là một đơn vị
hàng hóa đòi bồi thường.
▪ Nghị định thư SDR 1979 (SDR protocol 1979)
- Hàng có kê khai giá trị bồi thường theo giá trị kê khai.

- Hàng không kê khai giá trị thì mức bồi thường là:
+ 666,67 SDR cho một đơn vị hàng hóa hoặc một kiện hàng
+ 2 SDR cho 1kg hàng hóa cả bì.
▪ Quy tắc Hambuge 1978 ( Hambuge Rulls 1978)
- Hàng hóa có kê khai giá trị, bồi thương theo giá trị kê khai.
- Hàng không kê khai giá trị thì mức bồi thuờng là:
+ 835 SDR cho một đơn vị hàng hóa hoặc một kiện hàng.
+ 2,5 SDR cho một kg hàng hóa cả bì.
- Chậm giao hàng bồi thường một khoản tiền tương đương với 2,5 lần tiền
cước số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng tiền cước chủ hợp đồng
chuyên chở.
- Hàng vận chuyển bằng container quy định giống như Visby Rulls.
▪ Bộ luật hàng hải Việt Nam – 1990
- Giới hạn bồi thường quy định giống như Visby Rulls.
- Hàng vận chuyển bằng container chưa đề cập.
1.8 Cước phí trong chuyên chở hàng hóa bằng container
Trong chuyên chở hàng hóa bằng container, cước phí container được ấn
định thành biểu cước như biểu cước của tàu chợ. Cước phí vận chuyển container
thường bao gồm; chi phí vận tải nội địa; chi phí chuyên chở container ở chặng
đường chính.; chi phí bến, bãi container ở cảng xếp, dỡ; chi phí khác…
Mức cước phí container phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Loại, cỡ container (lớn hay nhỏ, chuyên dụng hay không chuyên dụng).
- Loại hàng hóa xếp trong container, nghĩa là căn cứ vào cấp hạng hàng
hóa.
- Mức độ sử dụng trọng tải container.
- Chiều dài và đặc điểm của tuyến đường chuyên chở.
Vận chuyển container ra đời đã nhanh chóng làm thay đổi nhiều mặt trong
vận tải nội địa cũng như vận tải quốc tế. Từ điều kiện giao nhận, trang thiết bị
bốc dỡ, đến phương thức vận chuyển đều thay đổi. Ðể phù hợp với phương pháp
vận chuyển tiên tiến này, các công ty vận tải container đã đưa ra biểu cước của

mình để phục vụ khách hàng, cước container gồm 3 loại:
+ Cước vận chuyển container tính theo mặt hàng (CBR: Commodity Box Rate).
Ðây là mức cước khoán gộp cho việc chuyên chở một container chứa một
mặt hàng riêng biệt. Người chuyên chở căn cứ vào khả năng sử dụng trung bình
của container mà tính toán dể ấn định mức cước (ví dụ: 14 tấn container loại 20
feet). Với cách tính này nếu chủ hàng đóng thêm được hàng sẽ có lợi. thường chủ
hàng lớn thích loại cước này còn chủ hàng nhỏ lại không thích. Ðối với người
chuyên chở, cách tính cước tròn container đơn giản hơn và giảm được những chi
phí hành chính.
+ Cước phí container tính chung cho mọi loại hàng (FAK: Freight all kinds
Rate)
Theo cách tính này, mọi mặt hàng đều phải đóng một giá cước cho cùng
một chuyến container mà không cần tính đến giá trị của hàng hóa trong
container. Người chuyên chở về cơ bản căn cứ vào tổng chi phí dự tính của
chuyến đi chia cho số container dự tính vận chuyển. o vơi cước phí loại CBR,
cước phí FAK hợp lý hơn vì đơn vị xếp, dỡ hàng và chiếm chỗ trên tàu là
container. Ðối với người chuyên chở áp dụng loại cước này sẽ đơn giảm trong
việc tính toán. Nhưng ở loại cước này lại cũng có những bất cập ở chỗ chủ hàng
có hàng hóa giá trị cao hơn thì lợi, còn chủ hàng có giá trị thấp lại bất lợi.
+ Cước phí hàng chở lẻ.
Cước phí hàng chở lẻ, cũng giống như tàu chợ, loại cước này được tính theo
trọng lượng, thể tích hoặc giá trị của hàng hóa đó (tuỳ theo sự lựa chọn của người
chuyên chở), cộng với các loại dịch vụ làm hàng lẻ như phí bên bãi container
(container freight station charges), phí nhồi, rút hàng ra khỏi container (Less than
container load charges). Chính vì thế nên mức cước container hàng lẻ bao giờ
cũng cao hơn các loại cước khác.
Tóm lại, vận chuyển hàng hóa bằng container giữ vị trí quan trọng trong hệ
thống vận tải phục vụ nền kinh tế quốc dân. Ðây là phương thức vận tải tiên tiến
đã đang mang lại hiệu quả cao trong chuyên chở đặc biệt là vận chuyển bằng
đường biển. Chính vì vậy, so với lịch sử phát triển của vận tải đường biển, vận

tải container mới ra đời song tốc độ phát triển khá nhanh. Ðể tạo khả năng áp
dụng phương thức chuyên chở hiện đại này, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng
đội tàu chuyên dụng có trọng tải lớn để chuyên chở container. Xây dựng các
cảng container với các trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, tự động hóa cùng với hệ
thống kho tàng, bến bãi đầy đủ tiện nghi nhằm khai thác triệt để ưu thế của vận
chuyển hàng hóa trong container bằng đường biển.
( nguồn từ thanh hải wordress)

×