Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Quan niệm về bản chất con ngời
trong triết học Mars và một số trào lu triết học phơng Tây hiện đại
MC LC
Li núi u 2
Chng 1: Quan nim trit hc nhõn bn phng tõy hin i v bn cht con
ngi
1.1 Quan nim v bn cht con ngi trong phõn tõm hc
ca Sigmund Freud 4
1.2 Quan nim ca ch ngha thc dng v bn cht con ngi 5
1.3 Quan nim ca ch ngha hin sinh v bn cht con ngi 6
1.4 Quan nim ca nhõn hc, trit hc v bn cht con ngi 7
Chng 2: Quan nim ca Marx v bn cht con ngi.
2.1 Bn cht con ngi Tng ho cỏc mi quan h xó hi 11
2.2 Vn dng quan im ch ngha Marx v bn cht con ngi trong xõy dng
con ngi Vit Nam ca thi k cụng nghip hoỏ - hin i hoỏ 21
Kt lun 29
Danh mc ti liu tham kho 31
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay, có thể nói vấn đề con người nổi lên ở vị trí trung tâm trong
những suy tư của nhân loại. Sự ra tăng ngày càng lớn của những quan điểm ngày
càng lớn về vấn đề con người, không chỉ từ phía các nhà khoa học mà cả từ phía
các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý… đương nhiên
gắn liền vai trò quyết định của nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của sự phát
triển xã hội, đặc biệt trong thời đại ngày nay. Để có phương hướng nhận thức và
giải quyết đúng đắn những vấn đề liên quan đến con người, đối với chúng ta có
một điều kiện không thể thiếu là phải nắm được những quan điểm cơ bản về con
người và phương pháp luận nghiên cứu con người trong triết học Marx. Tuy
nhiên đã có không ít những ý kiến, cách hiểu trái ngược nhau về vấn đề bản chất
con người trong triết học Marx. Đã có nhiều nhà triết học phương tây tuyên bố
rằng: chủ nghĩa Marx bỏ quyên con người, một số người ít cực đoan hơn thì cho
rằng Marx chỉ bàn đến con người trong những tác phẩm thời trẻ. Nói như thế về
thực chất cũng là phủ nhận học thuyết con người của chủ nghĩa Marx. Chính vì
vậy việc nghiên cứu quan niệm về con người trong triết học nhân bản phương
tây hiện đại sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn và những giá trị mà
triết học Marx đạt được trong quan niệm của mình.
Vì lý do trên đây em đã chọn đề tài này làm đề tài niên luận của mình.
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài của mình
Vấn đề con người là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả.
Trong nước đã có các công trình nghiên cứu sau:
- GS. Trần Đức Thảo: “Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có
con người”, NXB TP.HCM, 2000
- Vũ Minh Tâm: “Tư tưởng triết học về con người”, NXB Giáo dục.
HN, 1996
- An Mạnh Toàn: “Con người, những ý kiến mới về một đề tài cũ” NXB
Sự thật, HN 1986
Những công trình nghiên cứu trên đã phân tích khái quát chung nhất và
làm sáng tỏ vấn đề bản chất con người trong triết học. Tuy nhiên do nội dung đó
quá phong phú, rộng lớn và phức tạp của bản thân vấn đề. Hơn nữa, con người
là vấn đề xuyên suốt toàn bộ sự phát triển của toàn bộ loài người, nó được phát
triển không ngừng cả về mặt chất và lượng. Vì vậy vấn đề con người cần phải
được làm sáng tỏ và tiếp tục nghiên cứu.
3.Phạm vi nghiên cứu:
Với triết học Marx chúng em đi vào tìm hiểu những quan niệm của ông về
bản chất con người thông qua một số luận điểm trong một số các tác phẩm kinh
điển của Marx: “Bản thảo kinh tế - 1844”, “Góp phần phê phán triết học pháp
quyền của Heghel”, “Hệ tư tưởng Đức”, “Luận cương về PhoiơBắc”… Ở đây,
chúng em không có tham vọng mở rộng đề tài để tìm hiểu những quan điểm của
Marx. Với triết học nhân bản phương tây hiện đại, chúng em đi vào tìm hiểu
những trào lưu triết học đại diện.
4.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này chúng em muốn tìm hiểu sâu sắc hơn, đúng hơn
về quan niệm của Marx về bản chất con người, bước đầu tìm hiểu triết học nhân
bản phương tây hiện đại nhằm đạt được nhận thức khách quan hơn quan điểm
của nó về bản chất con người. Từ đó bước đầu chúng em có cái nhìn so sánh hai
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
hệ quan điểm này, nhắm khẳng định giá trị bền vững, tính đúng đắn về quan
điểm của Marx.
5.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp logíc lịch sử, phân tích tổng hợp kết hợp
quy nạp diễn dịch.
6.Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta nhận thức đúng những quan niệm của
Marx về bản chất con người và bước đầu nhận thức được quan điểm về bản chất
con người trong triết học nhân bản phương tây hiện đại. Từ đó có thể nhận thức
rõ hơn, khẳng định, bảo vệ những quan điểm của triết học Marx trước những tư
tưởng phản động, phủ nhận những quan điểm do Marx đưa ra của những quan
điểm triết học phương tây hiên đại.
7.Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 32 trang, gồm lời nói đầu, hai chương, kết luận và danh mục
sách tham khảo.
CHƯƠNG 1
QUAN NIỆM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHÂN BẢN PHƯƠNG
TÂY HIỆN ĐẠI
Trong dòng triết học phương tây hiện đại, triết học nhân bản được xem
xét, đánh giá trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau. Song nhìn
chung nó lại được tựu chung ở một số trào lưu triêt học sau: Phân tâm học của
Freud, chủ nghĩa nhân vị, hiện tượng học, chú giải học, nhân học triết học chủ
nghĩa phê phán chủ nghĩa thực dụng….
Triết học nhân bản là khái niệm dùng để chỉ một chủ nghĩa phi lý bao
gồm các trào lưu triết học lấy con người làm đối tượng nghiên cứu và khẳng
định những sắc thái của bản chất con người. Có ý kiến cho rằng nó là một trong
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
ba con ngựa kéo “cỗ xe tam mã” – xã hội phương tây hện đại vượt lên phía
trước.
1.1 Quan niệm về bản chất con người trong phân tâm học của
Sigmund Freud:
S. Freud (1856 - 1939) là người dân tộc Do Thái , quốc tịch Áo. Theo ông
đời sống tinh thần con người bao hàm: ý thức tiềm thức và vô thức. Con người
luôn che dấu bản năng động vật, nó không quan tâm chú ý đến cái vô thức . Cái
vô thức là cái mang tính chất chìm và là thực chất tinh thần thực chất tinh thần
thực sự . Ông “phản đối việc coi con người chỉ là lý tính”[6, tr16]. Với S.Freud
khái niệm vô thức là rất rộng , là cái chìa khoá riêng để nghiên cứu bản chất của
con người, là cái xuất phát để cắt nghĩa nền văn hoá, hành vi của con người.
Ông khẳng định vô thức là cái bản chất cái quyết định đời sống tâm thần. Như
vậy ở đây ta có thể thấy quan niệm của Freud mang tính duy tâm “ duy sinh học
”, ông cho rằng: bản chất con người là bản năng tinh thần vô thức . Và cái thúc
đẩy thực sự có sẵn trong con người là bản năng tính dục, là hạt nhân của đời
sống bản năng nó quyết định đời sống tinh thần của con người. Tuyệt đối hoá
cái vô thức, Freud càng nhấn cho nó chìm vào cái “ Tôi” con người : “ cái tôi
thực là cái tôi - vô thức” còn “cái tôi có ý thức chỉ là cái tôi lừa dối” [2, tr35].
Vậy là Freud đã quan niệm con người là con người cá nhân và vô thức là bản
chất của nó. Trong đó bản năng tính dục là cái cốt lõi của vô thức, là cái bản
chất cái tạo nên tính chủ động tính tích cực của cá nhân.
1.2 Quan niệm của chủ nghĩa thực dụng về bản chất con nguời:
Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu triết học duy tâm, là một biến thái
của chủ nghĩa duy lý trong triết học phương tây hiện đại. Những đại biểu nổi
tiếng của trào lưu này là : Charles Peirce (1857 - 1936), William James(1842-
1910) và đặc biệt là John Dewey (1859- 1952). Những người theo trào lưu này
cho rằng khâu trung tâm, quyết định trong triết học là con người, là lợi ích là
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
thực tiễn của con người. Đồng thời họ cũng tuyên bố thực tiễn là hiện thực duy
nhất, rằng thực tiễn, kinh nghiệm là tất cả ngoài ra không thể có gì khác [2,
tr35], theo đó tất cả những gì tồn tại đều là những yếu tố của kinh nghiệm (kể cả
vật chất và tinh thần), nằm trong kinh nghiệm. Theo họ con người “tuyệt đối tự
do” trong hoạt động vụ lợi, vị kỷ hoặc bất cứ cái gì nó muốn. J Dewey xem con
người như là một động vật mà cảm giác tri giá của nó thực ra là những động lực
khiến con nguời tiến hành hoạt động. Như thế là tư duy biến thành công cụ để
con người giả quyết khó khăn trong cuộc sống, là phương tiện để con người đạt
mục đích. Theo Peirce, “ Tồn tại nghĩa là có hiệu quả thực tế” và ông đưa ra nền
tảng tư tưởng triết học của ông; “ hãy nhìn xem ta đạt được những kết quả thực
tế nào do đối tượng tư tưởng tạo ra. Khái niệm về tất cả những kết quả đó là khái
niệm hoàn chỉnh về đối tượng”[3 tr26]. Ta thấy chủ nghĩa thực dụng mang màu
sắc cá nhân, thể hiện rõ hơn ở James – triết gia thực dụng theo khuynh hướng “
kinh nghiệm triệt để”, ông kêu gào : “ Hãy làm điều gì xứng vời công sức của
mình bỏ ra” [3 tr 37].Theo James, đời sống xã hội là dòng chảy của kinh nghiệm
tại đó con người không bị ràng buộc bởi tính tất yếu nào và hoạt động của nó
diễn ra vô điều kiện, tuỳ hứng. Như thế con người chỉ hành động vì cá nhân nó
và theo lăng kính chủ quan, do đó kinh nghiệm cá nhân là thước đo của hậu quả
thực tiễn, là giá trị của hành động vị kỷ ấy có lợi hay không. Chân lý của họ là :
“ cái gì hữu dụng và tiện lợi, dẫn đến thành công ,thì cái đó là chân lý”[3 tr 23].
Nói chung, cái tất yếu của bản chất thực dụng là : con người tồn tại và
hoạt động trong một thế giới phi lý và duy lý, không thể nhận thức. Theo họ bản
chất con người là hợp của cái phi lý và duy lý mà ngoài thực tiễn ra ngoài kinh
nghiệm ra không có gì hết. Nghĩa là hiện thực khách quan được đồng nhất với
kinh nghệm. Họ quan niệm bản chất con người là bản chất phi lý và là bản chất
của con người cá nhân tự tư, vị kỷ. Như thế chủ nghĩa thực dụng có “họ hàng”
rất gần gũi với chủ nghĩa cá nhân.
1.3 Quan niệm của chủ nghiã hiện sinh về bản chất con người:
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Chủ nghĩa hiện sinh là một khuynh hướng triết học phi lý tính, khuynh
hướng triết học về đời sống con người, nghiên cứu đời sống đích thực, sinh động
của từng cá nhân cá biệt bằng phương pháp trực quan. Nó phản ánh cuộc khủng
hoảng của chủ nghĩa tự do tư sản với thế giới quan hời hợt của nó. Nó phản ánh
lại từng chủ nghĩa duy lý, đối lập với khoa học xã hội hiện thực, tự do bị tước
đoạt. Nó luận chứng sao cho cá nhân con người thoát khỏi trạng thái tha hoá, tha
nhân, vong thân….và khôi phục lại tồn tại và tự do bản chất của con người, đề
cao cá nhân cô độc. Chủ nghĩa hiện sinh có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội
phương tây hiện đại.
S.Kierkegaard (1813 - 1855) người Đan Mạch là người sáng lập ra chủ
nghĩa hiện sinh cùng với hiện tượng học của E.Hussserl (1859 - 1938) người
Đức. Chủ nghiã hiện sinh đã trở thành triết học thực sự trong thời gian đó. Sau
đó M.Heidegger ( 1889-1976), K.Jaspers ( 1886- 1969), G.Marcel(1889 - 1973),
A.Camus (1913- 1961)….đã đưa chủ nghĩa hiện sinh lên đến đỉnh cao vào giữa
thế kỷ XX.
Chủ nghĩa hiện sinh là trường phái triết học lấy việc tìm ra sự tồn tại của
bản chất con người để vạch ra kết cấu tồn tại của vật. Con người theo quan niệm
của họ là hiện sinh thể ( thực thể hiện sinh ) chứ không phải là con người phổ
quát. Hiện sinh, theo họ là cuộc sống nội tâm mang tính thứ nhất so với bản
chất. Con người cảm nghĩ bằng thân xác, nó nhận thức về mình về cái lắng đọng
của tâm thức, tự tạo nên mình để cho nó tạo thành nó, thành nhân vị. Đó là chủ
thể – chủ quan tính của con người. Chẳng thế mà S.Kierkegaard viết: “ Tất cả
tác phẩm của tôi chà sát lên bản thân tôi, chỉ riêng một mình tôi và riêng tôi” [2
tr25]. Trong triết học hiện sinh, hệ các vấn đề triết học được quy về vấn đề tồn
tại của cá nhân rồi thông qua đó mới tìm hiểu giá trị nhân loại chung. Các nhà
hiện sinh thường nhấn mạnh tính siêu việt của về sự tồn tại của con nguời ( tính
siêu việt chình là thước đo chiều sâu của hiện sinh ). Con người luôn tồn tại
trong sự “ lựa chọn ” sinh hoạt và hành động, cho nên tồn tại của con người là
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
sự tự do của nó. Theo J.P.Sartre, tự do trở thành cái hạt nhân, cía đặc trưng cơ
bản của con người, “ Tự do ” là “ bước nhảy vào hiện sinh đích thực”. Trong vở
“Ruồi” Sartre phác hoạ khái niệm “tự do”:
- “…tự do của người chỉ là lưu đày”.
- “…ngươi nói đúng, chỉ là một lưu đày”.[2 tr 73]
Như thế tự do chỉ là “lưu đày” cho nên con người ta phải “ lựa chọn tự do
và trách nhiệm cá nhân ” tự do lựa chọn bản chất của mình, trở thành bản thể
mà nó muốn. Mà đã là tự do thì con người không thể tồn tại như một hữu thể –
cái đang tồn tại, trong đó bao hàm cái vật chất; con người phải vươn tới hiện
hữu, hiện sinh nếu không nó chẳng là gì cả; muốn hiện hữu con người phải có sự
sáng tạo, không tự do suy nghĩ hay suy nghĩ bị thui chột thì con người sẽ khô
héo, đáng bỏ đi, đáng kinh tởm, buồn nôn và không khác gì con vật vô tri: “
Người đàn bà chỉ là người đàn bà khi nguời đó hiện hữu. Người đàn bà không
hiện hữu thì chỉ trần trụi, đáng buồn nôn mà thôi” J.P.Sartre. Theo các nhà hiện
sinh, một khi con người không còn “buồn nôn” đối với các phi lý của cuộc đời
thì nó sẽ bị tha hoá, đánh mất bản thân mình và trở thành người khác, chấp
chước vào kẻ khác. Vì tha hoá cho nên, theo họ con người cũng cô đơn và có thể
kết thúc bằng cái chết. Camus từng viết rằng: “ chỉ có một vấn đề thực sự ngiêm
trọng: vấn đề tự tử”[3 tr95]. Cái chết cũng là căn nguyên của âu lo – tâm tính
đầy đam mê, ước muốn sáng tạo. Tới tận cùng của âu lo, con người sẽ đi tới
tuyệt vọng, và con người đảm nhận cuộc sống của mình như một dự phóng –
“dự phóng” là một thuộc tính quan trọng của hiện sinh.
Như vậy quan niệm con người của chủ nghĩa hiện sinh là con người phi
lịch sử, phi xã hội và đồng loại với một đời sống tinh thần đóng kín. Theo họ
bản chất con người là cô độc, là cá nhân ắp đầy cá tính của mình, là những cá
nhân thoát ly khỏi xã hội, lịch sử là tha nhân của nhau. Chủ nghĩa ấy coi trọng
cá nhân cô độc, khao khát được hiện sinh, tự do lựa chọn bản chất cá tính đặc
biệt của chính con người mà bản chất của nó là sự hiện sinh của nó. Xuất phát từ
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
tồn tại xã hội phương Tây hiện đại, triết học hiện sinh thể hiện tâm trạng của
một bộ phận nhân loại trước thời đại đầy biến động, đẩy khuynh hướng chung
của triết học phương Tây hiện đại đến nhân loại học, triết học nhân bản.
1.4 Quan niệm của chủ nghĩa nhân học triết học về con người.
Tuy cùng lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của lý luận triết học
của mình, nhưng nếu triết học thực dụng coi con người là con người cá nhân, vị
kỷ. Triết học hiện sinh bó con người trong hiện sinh cô độc bi thảm rồi quẳng nó
vào xã hội đầy tha nhân và vong thân. Thì triết học nhân học muốn con người có
quan hệ với thế giới hiện thực, có những ý nghĩa và giá trị của mình. Nhân học
triết học muốn vượt qua chủ nghĩa hiện sinh. Nó ra sức xem xét và lý giải vấn đề
bản chất con người bằng lý luận của tri thức hiện đại về con người nhằm đạt đến
nhân học triết học mới riêng biệt và với sự “đổi mới” triết học và khoa học cụ
thể về con người. Cha đẻ của phái triết học này là Max.Sheler (1874- 1928) với
sự ảnh hưởng lớn của triết học đời sống của Nietzsche và H.husserl và luận điểm
xuất phát của các ông là cho “ bản chất tự nhiện của con người tự mình đã đưa
con người ra ngồi giới hạn của tính chích xác thuần tuý tự nhiên” [4 tr 202, 203].
Năm 1928 trong tác phẩm “vị trí của con người vũ trụ” đã có đề ra việc
cần thiết phải lập ra “nhân học triết học” với tư cách là khoa học chủ yếu về bản
chất con người: “nhiệm vụ của nền lý luận triết học nhân bản là chỉ rõ…. mọi
cái tột đỉnh đặc thù, mọi thành tựu và giá trị của con người bắt nguồn từ kết cấu
chủ yếu của sự tồn tại của con người” [12 tr 10] A. Gehlen ( 1904 - 1976). Cũng
theo M. Scheler đưa ra vấn đề bản chất con người làm vấn đề trung tâm của triết
học và mưu toan khắc phục những quan niệm triết học trước đó về con người và
nêu lên hình mẫu con người có giá trị cuối cùng trong triết học. Triết học của M.
Scheler và Gehlen ra đời có liên quan trực tiếp với chính trị và hệ tư tưởng của
chủ nghĩa đế quốc trong giai đoạn đầu của cuộc tổng khủng hoảng đầu tiên của
chủ nghĩa tư bản. Bằng cách khái quát triết học, họ đề ra một mẫu người có xu
hướng gần gũi với nhu cầu tư tưởng của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước,
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
tạo nên cơ sở của thế gới quan của hệ tư tưởng bảo thủ. Đó là một loại hình của
chủ nghĩa nhân bản. Trong lý luận ấy, nguyên tắc nhân bản được đưa lên thành
một bộ môn triết học, một loại hình thuộc vấn đề cơ bản của triết học.
Vấn đề trung tâm trong triết học của M. Scheler là nhân cách, là bản chất
tinh thần siêu động vật, về vai trò của sinh học trong việc đề xuất mẫu người của
triết học mới. Ông cho rằng: con người gần gũi với con vật như một cơ thể động
vật không khác gì con khỉ về mặt lý trí, do đó không thể là kể độc quyền trí tuệ,
nhưng con người có “ năng lượng bản chất tối cao, đó là tinh thần”. Cái đích mà
ông tưởng tượng, “nhào lặn” và đã đi là “lặn lội” vào “con người siêu nhiên”
của Nietzsche, ông cho rằng “chúa đã chết” (luận điểm của Nietzsche), cho nên
con người phải “thần thánh hoá bản thân” [4, tr 604]. So sánh con người với con
vật M. Scheler xác định con người là thực thể có khả năng hướng đến tính khách
thể, hành vi của nó có nguyên cớ, nó phân biệt với hành vi bản năng của động
vật. Về mặt sinh học, M. Scheler xem xét con người như “kẻ đảo ngũ cuộc
sống” như “kẻ nô lệ được giải phóng đầu tiên của tự nhiên” [4, tr 605]. Ông còn
xem con người, như môt tinh thần độc lập thể hiện qua ý trí trong khả năng lìa
bỏ cuộc đời, tức là lìa bỏ hoạt động – con người không sự sống. M. Scheler biến
“con người siêu nhân ” của Nietzsche thành “con người toàn năng” làm lý tưởng
cho mình để vẽ ra “đổi mới” con đường thoát khỏi khủng hoảng của con người
tư sản trong xã hội tư sản. M. Scheler đã không thoát ra khỏi “vòng hào quang”
thần thánh trong quan niệm về con người. Theo ông chức năng đích thực của
con người trong vũ trụ như là sản phẩm của cái khuôn đúc của “chúa” về giá trị
tinh thần, tôn giáo, tình thương và nhân cách. Quan niệm duy thần này được ông
chuyển sang phiếm thần theo hướng lý thuyết Darwin Becson, Sfreud: con
người tinh thần chỉ là một cơ thể động vật siêu việc hoá, tuy bản chất nó thấp
kém nhưng lại hợp lực với chúa, đưa tinh thần vào cuộc sống.
A.Gehlen hướng đến phương thức tư duy của chủ nghĩa thực dụng, ông
muốn bỏ qua những kiến giải định nghĩa về con người để đưa ra quan niệm về
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
bản chất của nó trong “sự hoàn chỉnh” và khác biệt với con vật. Theo ông con
người chỉ là một sản phẩm của thượng đế. Ông lập luận : động vật có những đặc
điểm chuyên hoá rất cao và được điều khiển bằng bản năng sinh học, nó sống
bằng khí quan có sẵn do tự nhiên phú cho. Còn con người ông nhận định : “ con
người khác hẳn với các loài vật có vú cấp cao chủ yếu bởi sự yếu đuối, theo ý
nghĩa chính xác của sinh học, đó là sự không thích nghi, không chuyên hoá là sự
thô sơ hay là trạng thái phát triển. Tóm lại bản chất con người là tiêu cực” [12,
tr21]. Ông cho rằng trước tiên hành động của con người có khuyết tật về bản
chất không phải bắt nguồn từ hoàn cảnh xã hội cụ thể, mà do kết cấu sinh học.
Ông còn khẳng định những hiện tượng lịch sử xã hội là do sự “thừa động lực”
mà ra, đó là sự tràn trề của năng lượng thúc đẩy. Từ sự nghiên cứu sinh học ông
rút ra kết luận tổng quát : sự bảo toàn cuộc sống sinh học là giá trị tối cao và
cuộc sống của con người không hề có ý nghĩa siêu nhân. Do đó theo ông, thời
đại đang đòi hỏi “một con người mới” trong đó quá trình sinh học bắt đầu từ “để
tự nó bước vào một mối quan hệ nếu như con người bắt đầu tự nhận thấy trách
nhiệm, biết hành động và đánh giá toàn bộ những kinh nghiệm mà anh ta đã có
thì như thế quả là tôn giáo – một cái dùng những hình ảnh siêu phàm để lấp
những khoảng trống đã trở thành một thực tế lịch sử, và một thời đại mới đã tới”
[12, tr30]. Đẩy lý luận của mình nên bước nữa Gehlen cho rằng, sự không đầy
đủ về mặt sinh học của sinh vật người đã tiền định tính mở của nó đối với thế
giới. Tính không chuyển hoá của sinh vật người còn là dấu hiệu của sự tổn hại
sinh học, của sự thiếu hụt. Vì vậy nó là dấu hiệu của sự bất lực và không tự do,
không cho phép “kẻ nô lệ được giải phóng”. Tiền đề này rõ dàng mang tính tiêu
cự, không dẫn con người tìm thấy chính nó và lối sống của nó. Ở đây tính lịch
sử sinh động và sáng tạo của “con người hoạt động” còn lẩn khuất trong hộp đen
đầy bí ẩn.
Qua hai đại diện tiêu biểu trên, ta thấy được nhân học triết học là một xu
hướng triết học duy tâm, phi lý. Về mặt lý luận, nó chống lại quan niệm về con
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
người và bản chất con người của triết học Marx. Về mặt chính trị, tư tưởng nó
chống lại phong trào công nhân và chủ nghĩa cộng sản. Làm nhụt ý trí vươn lên
của mỗi cá nhân, nó đề ra mẫu người có xu hướng phản động. Bản chất con
người trong quan niệm của triết học nhân bản là bản chất mang tính tự nhiên,
sinh học, thiếu vắng mặt xã hội. Con người ở đó là con người phi lịch sử – xã
hội.
Nhìn một cách tổng quát, ta thấy quan niệm về con người trong triết học
nhân bản là con người cá nhân cụ thể cô độc tách biệt với các cá nhân khác, với
loài của nó. Bản chất của nó là cái tinh thần, là đời sống tinh thần phi lý tính.
Cái phi lý tính ấy theo quan niệm của dòng triết học này là cái quyết định tất
thẩy. Triết học nhân bản là triết học duy tâm tư sản theo hướng phi lý, nó chứa
đựng những quan niệm phi Marxism trong chiến lược tư tưởng – lý luận tư sản
trong cuộc đấu tranh xuyên suốt lịch sử: duy vật – duy tâm.
CHƯƠNG 2
QUAN NIỆM CỦA MARX VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
2.1. Bản chất con người – tổng hoà các quan hệ xã hội:
Để hiểu được câu nói này của Marx chúng ta phải hiểu quan hệ xã hội là
gì? Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa những cộng đồng xã hội của con
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
người, xuất hiện trong quá trình sản sinh và tái sản sinh ra chính bản thân con
người với tư cách là chủ thể xã hội hoàn chỉnh.
Sở dĩ Marx xét con người trong tổng hoà các quan hệ xã hội để nhằm đối
lập với luận điểm coi con người đơn thuần như một phần của giới tự nhiên, còn
bỏ qua không nói gì đến mặt xã hội của con người, đồng thời Marx cũng nhấn
mạnh mặt xã hội, yếu tố đặc trưng trong nhân cách của con người – yếu tố đặc
thù để phân biệt con người với con vật.
Xét bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội, tức là xem con
người với tất cả các quan hệ xã hội của nó, không những chỉ quan hệ xã hội hiện
có, trong đó con người đang sống mà cả những quan hệ xã hội đã có từ trước kia
trong một tổng thể với những mối liên hệ biện chứng của chúng, bởi vì trong
lịch sử của mình, con người bắt buộc phải kế thừa những di sản, những truyền
thống đã thúc đẩy con người vươn lên hoặc ngược lại.
Theo Marx bản chất con người không phải là sinh thành bất biến mà có sự
vận động, phát triển phù hợp với sự biến đổi của hoàn cảnh, của thời đại. Cụ thể
là bản chất xã hội của con người luôn luôn thay đổi cùng với năm phương thức
sản xuất lớn với những chế độ chính trị khác nhau. Mỗi con người dù muốn hay
không, vừa cất tiếng khóc chào đời đã bị khoác bởi cái áo xã hội họ đang sống,
đó là những mối quan hệ xã hội.
Trong một xã hội có nhiều các quan hệ xã hội. Xét về mặt xã hội ta có :
quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, gia đình, quan hệ giữa các cá nhân và xã
hội… Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật, đó là sự tương tác của con người trong
quá trình lao động trực tiếp, trao đổi các hoạt động. Xét về mặt vật chất ta có các
quan hệ sản xuất. Xét về mặt tư tưởng ta có các quan hệ tư tưởng như: các quan
hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ thẩm mỹ, quan hệ tôn giáo…
Trong các quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất giữ vai trò quyết định đã tạo
ra đời sống con người. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con
người trong quá trình sản xuất. Nó bao gồm quan hệ với tư liệu sản xuất, tứ là
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
hình thức sở hữu, quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất; quan hệ phân phối và
tiêu dùng của cải vật chất. Các quan hệ sản xuất cấu thành mặt tất yếu của mọi
phương thức sản xuất bởi con người chỉ có thể tiến hành sản xuất khi giữa họ kết
hợp với nhau theo một phương thức nào đó.
Yếu tố chủ yếu, mặt quan trọng nhất của quan hệ sản xuất là quan hệ kinh
tế mà trên nền tảng là quan hệ với tư liệu sản xuất. Quan hệ kinh tế tạo ra hạt
nhân của quan hệ sản xuất, hình thành nội dung của những quan hệ xã hội khác.
Theo quan niệm duy vật lịch sử, quan hệ sản xuất là cơ sở của những quan hệ xã
hội khác, nhưng các quan hệ xã hội khác lại có tính độc lập tương đối. Các quan
hệ xã hội tác động lẫn nhau, xen kẽ lẫn nhau. Bản thân quan hệ sản xuất là quan
hệ xã hội của con người trong sản xuất. Nó hình thành và biến đổi cùng với sự
biến đổi của con người với tự nhiên. Điều đó có nghĩa là các quan hệ xã hội quy
định bản chất con người được triết học Marx xem xét không tách rời, cô lập với
quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong quá trình lao động để tạo ra những
tư liệu thoả mãn nhu cầu của mình, con người đã tác động đến giới tự nhiên và
làm biến đổi nó. Đồng thời chính lao động lại là nền tảng phát sinh ra những
quan hệ xã hội của con người, trước hết là quan hệ kinh tế. Quan hệ kinh tế đến
lượt nó lại là nền tảng cho sự phân hoá con người về mặt xã hội. “Trong sự sản
xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định tất
yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ- tứ là những quan hệ sản xuất, những
quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản
xuất vật chất của họ…” [13, tr637].
Như vậy lao động và quan hệ sản xuất là những lực lượng vật chất chủ
yếu dẫn đến sự xuất hiện và hình thành ra cuộc sống con người, đồng thời cũng
là quá trình hình thành nên bản chất con người. Marx xem bản chất con người là
tổng hoà các quan hệ xã hội có nghĩa bản chất con người không phải là sự tập
hợp hay tổng số số học giản đơn, các quan hệ xã hội phức tạp, đa dạng , chằng
chịt mà đó là một cái mới hoàn toàn khác về chất so với các quan hệ xã hội đó.
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Bản chất con người là sự khái quát từ đời sống cụ thể, từ thuộc tính của những
con người, hình thành từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bản chất đó được thể hiện
thông qua tổng thể các quan hệ xã hội. Song những quan hệ xã hội không phải
chỉ xét ở những quan hệ của từng hình thái xã hội riêng biệt mà còn khái quát
những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, thời đại riêng biệt. Quan
hệ xã hội vừa diễn ra theo chiều ngang (đương đại ) vừa theo chiều dọc lịch sử.
Nói một cách khác, ngoài bản chất giai cấp qua nhiếu giai đoạn lịch sử xã hội có
giai cấp còn có chung bản chất của con người qua mọi giai đoạn lịch sử xã hội.
Bản chất chung của con người và bản chất của các tầng lớp khác nhau không có
sự đối lập. Vì vậy đây là quan hệ không tách biệt của các thứ bậc về bản chất
trong con người.
Khi bàn về luận điểm này của K.Marx, có người hiểu rằng: “bản chất con
người chia ra thành nhiều hàng, hàng một là con người giai cấp, hàng hai là con
người nói chung, hàng ba là con người sinh vật, hàng bốn là con người dĩ
hoá…”.[18 tr30]. Hoặc có người lại cho rằng các quan hệ xã hội chỉ là các quan
hệ giai cấp, quan hệ chính trị thì chưa đủ. Theo K.Marx và Ăngghel, quan hệ
giai cấp không phải là quan hệ vốn có từ khi có loài người mà nó chỉ xuất hiện
trong những điều kiện nhất định của nền sản xuất vật chất, của xã hội và sẽ mất
đi khi các điều kiện trên không còn nữa. Bản chất giai cấp cũng thuộc về con
người nhưng chỉ là bản chất “nhất thời”, nó sẽ mất đi khi giai cấp mất đi. Bản
chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội song trong xã hội có giai cấp, tính
giai cấp nổi lên hàng đầu. Nhưng tính người là cái chung nó nằm trong tính giai
cấp, tức cái riêng, nó thể hiện thông qua cái riêng. “con người là con người riêng
biệt của từng thời đại, từng tập đoàn xã hội nhất định, đồng thời nó cũng là con
người nói chung phát triển trong toàn bộ lịch sử loài người. Cái chung như thế là
cái chung biện chứng”[19 tr39].
Như vậy trong quá trình hoạt động thực tiễn năng động, tích cực, con
người đã hình thành nên những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội lại tạo lập
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
nên bản chất xã hội của con người. Nói một cách khác tất cả các quan hệ xã hội
được tổng hoà lại tạo thành bản chất con người. Song như thế khôngcó nghĩa là
Marx chỉ đề cập đến vấn đề xã hội trong bản chất con người mà gạt bỏ yếu tố
sinh học của nó. Trong các quan hệ xã hội của con người có tính sinh học biểu
hiện ở nhu cầu, lợi ích… của con người ở mỗi quan hệ. Mặt khác các quan hệ xã
hội của con người không tách rời với quan hệ tự nhiên như quan hệ với sinh
quyển, khí quyển, hơn nữa quan hệ của con người với con người không nằm
ngoài mối quan hệ con người với tự nhiên…Vì thế Marx viết: “ Trong tính hiện
thực của nó bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Tư tưởng này
của Marx không nhằm bàn đến toàn bộ vấn đề con người mà ở đây Marx chỉ
nhằm phê phán chủ nghĩa duy vật siêu hình của PhoiơBăc. Do đó quan niệm này
của Marx không hề phiến diện mà ngược lại là một phát hiện có giá trị to lớn về
bản chất con người. Marx không những vạch ra các yếu tố cấu thành bản chất
con người bằng các quan hệ xã hội mà còn vạch ra bản chất con người trong tính
hiện thực của nó.
Marx đặt con người trong tính hiện thực, điều đó có nghĩa con người là
hiện thực, không phải là cái gì trừu tượng mà là cái cụ thể – cảm tính. Con người
được hiện ra dưới dạng hoạt động thực tiễn, phong phú, đa dạng. Đó là một con
người sống trong một thời đại nhất định, một môi trường xã hội nhất định với
các điều kiện tự nhiên, sinh quyển, khí quyển…và những mối quan hệ phức tạp
và ngày càng phong phú cùng với sự phát triển của văn minh.
Hoạt động thực tiễn của con người rất phong phú và đa đạng, song hoạt
động cơ bản nhất là hoạt động sản xuất vật chất. Con người thông qua hoạt động
lao động mà quan hệ với tự nhiên. Chính trong hoạt đông sản xuất ra đời sống
của mình, con người có những quan hệ năng động, tích cực hai chiều và nhiều
chiều với tự nhiên, với đồng loại. Qua sự tác động của con người với tự nhiên,
con người làm biến đổi tự nhiên, Đồng thời làm biến đổi chính bản thân mình.
Trong Tư Bản. K.Marx viết: “lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
con người với tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình,
con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với tự
nhiên. Bản thân con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một
lực lượng của tự nhiên. Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình
thái có ích cho đời sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự
nhiên thuộc về bản thân họ: tay và chân, đầu và hai bàn tay. Trong khi tác động
vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó và lám thay đổi tự nhiên,
con người đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó”.[7 tr226].
Bằng lao động con người đã tạo ra những tư liệu để thoả mãn nhu cầu của
mình. Bản chất tự nhiên của con người được biểu hiện ra bên ngoài là các nhu
cầu tất yếu khách quan như : ăn, ở, mặc…. Hoạt động để thảo mãn nhu cầu sinh
học của con người khác với con vật. Ở con người hoạt động này không phải là
hoạt động bản năng, hoạt động đơn thuần sinh vật mà nó mang tính xã hội.
Trong “Bản thảo kinh tế triết học” – 1844 K.Marx khẳng định : “con người có
một hoạt động sinh sống có ý thức. Đó khôngphải là cái có tính quy định mà vớ
nó con người trực tiếp hoà làm một. Hoạt động sinh sống có ý thức phân biệt
trực tiếp con người với hoạt động sinh sống của con vật”[8 tr 118].
Hoạt động có ý thức, có mục đích của con người là đặc trưng để phân biệt
con người với con vật “bản thân con người bắt đầu phân biệt với con vật ngay từ
khi con người sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình – sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình như thể là con người đã gián tiếp sản xuất ra đời sống vật
chấtcủa mình và đó chính là hành vi lịch sử đầu tiên”[9 tr16]. Chính vì thế sản
xuất ra tư liệu sinh hoạt là hoạt động bản chất nhất của con người. Marx khẳng
định: nét đặc trưng riêng của quá trình lao động của con người là sử dụng và
sáng tạo ra những tư liệu lao động, vì thế Marx nhất trí với Phranclin khi ông
định nghĩa con người là “động vật chế tạo công cụ”[7 tr 269].
Như vậy hoạt động lao động đã làm biến đổi bản chất tự nhiên của tổ tiên
con người tạo lập ra bản chất xã hội của con người. Hoạt động xã hội con người
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
chủ yếu là lao động sản xuất, hoạt động cách mạng cải tạo thế giới đã làm biến
đổi mặt sinh học của con người một cách đáng kể và làm cho mặt sinh vật trở
thành “người hoá”. Chính toàn bộ sự hoạt động ấy đã làm cho những nhu cầu
sinh vật của con người trở thành những nhu cầu xã hội. Nếu con vật chỉ thuần
tuý là sản phẩm của tự nhiên, hoàn toàn chịu sự chi phối và thống trị của tự
nhiên thì con người với tư cách là một sản phẩm đặc biệt của tư nhiên lại luôn
tìm cách chế ngự chinh phục và làm chủ tự nhiên để thoả mãn những nhu cầu
của bản thân mình. Nếu con vật chỉ biết thích nghi với môi trường tự nhiên vây
quanh nó một cách hoàn toàn thụ động bằng cách biến đổi cơ cấu của cơ thể cho
phù hợp với điều kiện của môi trường thì con người bằng toàn bộ hoạt động của
mình lại luôn luôn tìm cách sử dụng và biến đổi môi trường xung quanh để tồn
tại và phát triển. Lao động sáng tạo lên con người và nhờ tham gia vào lao động
xã hội con người sẽ hoàn thiện các phẩm chất đặc thù của mình. Chính vì thế
Ăngghel viết: “ trên một nghĩa nhất định nào đó chúng ta phải nói rằng : “lao
động sáng tạo ra bản thân con người””[10 tr 491]. Nhờ lao động loài người đã
trải qua những biến đổi về mặt sinh học đồng thời xét đến cùng lao động đã hình
thành nên bản chất của con người và quy định phẩm chất xã hội đặc biệt của con
người trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Nhờ lao động có mục đích nên con
người đã thoát ra khỏi tình trạng loài vật song không có nghĩa là con người thoát
ra khỏi hoàn toàn tự nhiên. Ăngghen đã nói rất đúng rằng : “chúng ta với cả
xương, thịt, máu, bộ não của chúng ta thuộc về giới tự nhiên và chúng ta nằm
trong giới tự nhiên”[10 tr506]. Hơn thế nữa cũng giống như bất kỳ sinh vật nào,
con người phải thích ứng với tự nhiên, song con người thích ứng với tự nhiên
bằng cách bắt tự nhiên đáp ứng với nhu cầu của mình. Sự thích nghi ấy có tính
chất môi giới và hiện thực thông qua lao động. Nhờ lao động có mục đích mà
con người tác động vào giới tự nhiên và sáng tạo ra thế giới vật chất riêng của
mình. Khi thoả mãn nhu cầu trong điều kiên thay đổi môi trường tự nhiên, con
người đã khẳng định bản chất loài của mình và tự biến mình thành nmột thực thể
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
xã hội. Do đó hoạt động thưc tiễn của con người đã tạo lên bản chất xã hội trong
con người, con người thực chất trở thành người, đồng thờ mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên đã chuyển sang mối quan hệ giữa con người với con người.
Theo Marx hạt nhân của sự thống nhất biện chứng giữa con người và tự nhiên
là vấn đề xã hội bởi vì “bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại với con
người xã hội vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái
khâu liên hệ con người với con người, mới là sự tồn tại của con người đối với
người khác và sự tồn tại của người khác đối với người đó mới là nhân tố sinh
hoạt của hiện thực con người, chỉ có trong xã hội, tự nhiên mới hiện ra như là cơ
sở của tồn tại có tính chất người của bản thân con người, chỉ có trong xã hội tồn
tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người đối
với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con người”[11
tr130,131].
Khác với tự nhiên xã hội không có trước con người. Xã hội ra đời cùngvới
con người, khi con người bắt đầu sử dụng công cụ lao động và xã hội sản xuất ra
con người. Song tự nhiên và xã hội luôn có mối liên hệ gắn bó với nhau, biểu
hiện ra là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và trước hết là tính tự nhiên
và tính xã hội ở trong mỗi con người cụ thể. Mặt sinh vật của con người không
phải tồn tại ở bên cạnh mặt xã hội mà tồn tại ngay trong phạm vi mặt xã hội.
Theo Marx tính tự nhiên của con người được môi giới qua tính xã hội, được
chuyển vào trong sản xuất, được cải tạo trong sản xuất và phát triển trên cơ sở
của những điều kiện xã hội hay nói cách khác tính sinh học của con người đã
mang tính xã hội “thông qua tính xã hội, tính tự nhiên được biến đổi về chất và
thường gắn liền với quá trình biến đổi của con người về mặt tự nhiên, thông qua
con người trong đó người ta quên rằng, đó chỉ là quá trình xuất hiện của xã hội,
thể hiện sự mở đầu quá trình lịch sử của sự trưởng thành của con người thông
qua sự phát triển của những quan hệ xã hội”[12 242].
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
K.Max đặt con người trong tính hiện thực không có nghĩa chỉ dừng lại
xem xét con người trong một hoạt động thực tiễn, trong đó quan trọng nhất là
hoạt động sản xuất và hoạt động cải tạo xã hội mà còn có nghĩa là K.Marx đã
không phủ nhận mặt tự nhiên, gạt bỏ cái sinh vật khi xem xét con người. Trong
“Bản thảo kinh tế – triết học”,1844 khi còn mang nặng triết học Phơ Bách.
K.Marx viết: “con vật là một sinh vật có tính loài”[8, tr116,117] và xem giới tự
nhiên là “thân thế vô cơ của con người… vì con người là một bộ phận của tự
nhiên”[8 tr116,117]. Ở “Lời góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” K.Max
viết : “Con người theo nghĩa đen của nó là một động vật xã hội, không những là
một động vật có tính hợp quần mà còn là một động vật chỉ có thể tách riêng ra
trong xã hội mà thôi”[13 tr591]. Ông còn khẳng định: “Trong mọi trường hợp
con người đều là một động vật xã hội”[14 tr 23,24]. Trong “biện chứng của tự
nhiên” Ăng ghen cũng khẳng định: “ con người đó là một loài động vật có
xương sống mà trong đó giới tự nhiên đạt tới trình độ tự nhận thức được
mình”[10 tr481]. Như vậy con người trong triết học K.Marx là con người hiện
thực, cụ thể – cảm tính. Con người với tư cách là một tổng thể tồn tại bao gồm
cả mặt tự nhiên và mặt xã hội. Đó là một “sinh vật” có tính loài, có ý thức, là
“động vật xã hội”, “động vật chế tạo công cụ” và “tự nhận thức được mình”. Vì
vậy con người ở đây là con người làm chủ tự nhiên và xã hội. Con người đã đặt
mọi sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực vào phạm vi nhận thức của mình,
do đó nó đã trở thành chủ thể nhận thức, đồng thời cũng là khách thể của nhận
thức. Ăngghen viết: “Chúng ta phải xuất phát từ cái tôi, từ con người thực thể,
bằng da bằng thịt để không dấu giếm được gì trong đó, mà là xuất phát từ chúng
ta, xuất phát từ đây để đi đến với con người”[12 tr240]. Còn K.Marx lại viết: “
Con người hiện thực, con người nhục thể đứng vững trên mảnh đát vững chắc…
thu hút vào mình và tự mình lại toả ra tất cả lực lượng tự nhiên”[15 tr62,63].
Khắc phục chủ nghĩa duy vật trực quan của Phơ bách K.Marx đề cập đến
tính hiện thực của bản chất con người. Con người được hiện ra với các hoạt
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
động thực tiễn, phong phú đa dạng. Thông qua hoạt động thực tiễn mà bản chất
của con người được hình thành và cũng thông qua hoạt động thưc tiễn tính tự
nhiên của con người đã mang tính xã hội, được chuyển vào và hoà nhập trong xã
hội. Hơn nữa quá trình hoạt động lao động đã hình thành nên phẩm chất xã hội
của con người – bản chất đặc thù của con người. Chính vì thế K.Marx đã nói:
“bản chất của “con người đặc thù” không phải là râu của nó, không phải là máu
của nó, không phải là bản chất thể xác trừu tượng của nó mà là phẩm chất xã hội
của nó”[16 tr 320].
K.Marx không chỉ xem xét con người với các hoạt động thực tiễn mà còn
xem nó trong một thời đại nhất định, một giai đoạn lịch sử cụ thể, chịu ảnh
hưởng của một môi trường tự nhiên. K.Marx viết: “ chúng ta cần phải thấy thế
nào là bản chất con người nói chung và bản chất ấy biến hình như thế nào trong
mỗi thời đại nhất định”[15 tr 67]. “Bất kỳ lịch sử nào cũng không phải là cái gì
khác mà là sự hoạt động không ngừng của bản chất con người”[15 tr 67].
Bản chất chính là cái chung của con người. Trong mỗi giai đoạn lịch sử
(tức trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội) bản chất con người lại là những đặc
điểm riêng. Giữa cái chung và cái riêng luôn chuyển hoá với nhau. Ở mỗi thời
đại khác nhau con người cũng khác nhau bởi vì xã hội loài người luôn luôn vận
động từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác nên con
người cũng phải biến đổi cho phù hợp. Con người ở thời đại nào thì mang dấu
ấn của thời đại ấy. Trong xã hội có giai cấp, bản chất con người mang tính giai
cấp. “Con người riêng lẻ với tư cách là một bộ phận của toàn thể xã hội không
trực tiếp gắn với xã hội nữa, mà thuộc về cái giai cấp nhất định trong xã hội”[12
tr99].
Như vậy bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng mà nó có
tính lịch sử – cụ thể, có nghĩa là nội dung của bản chất ấy tuy về căn bản vẫn có
tính xã hội, song nó lại biến đổi tuỳ theo nội dung cụ thể của thời đại, của hoàn
cảnh xã hội văn hoá và văn hoá sinh hoạt.
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Có thể nói Marx đề cập đến tính hiện thực của bản chất con người là xem
xét con người hiện thực cụ thể cảm tính, con người của một thời đại lịch sử nhất
định. Nó được hiện ra trong sự hình thành phát triển trong bản chất và tồn tại
của nó với tính cách là chủ thể của hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng, là cá
thể tộc loại hoặc cá nhân thuộc một tập đoàn, một giai cấp, một xã hội nhất định.
Trong đó hạt nhân của tính hiện thực chính là tổng hoà các quan hệ xã hội. Ở
đây Marx đã thể hiện tính khoa học đầy đủ trong tư tưởng về vấn đề bản chất
con người.
Trong tính hiện thực các quan hệ xã hội đóng vai trò hạt nhân tạo thành
bản chất xã hội của con người. Các quan hệ xã hội này đều hoà nhập và biểu
hiện trong hoạt động cụ thể của con người. Con người, về bản chất là tổng hoà
các quan hệ xã hội, mang tính xã hội, nhưng tồn tại thông qua cá nhân, bằng mỗi
cá nhân. Con người vữa mang tính xã hội vữa mang tính đặc thù của các nhân.
Do đó nói đến con người – tổng hoà các quan hệ xã hội chúng ta không thể
không nói tới con người với tư cách là một các nhân – nhân cách.
Cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất biểu hiện các thuộc tính: tính chỉnh thể
về hình thái và tâm- sinh lý, tính ổn định trong sự tương tác với môi trường.
Mỗi các nhân trong quá trình sống và hoạt động xã hội sẽ được xã hội hoá
dần dần và trở thành một nhân cách.
Nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội- sinh lý, tâm lý
tạo thành một chỉnh thể, đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng
định, tự điều chỉnh…mọi hoạt động của mình một cách tích cực.
Nhân cách là bản sắc độc đáo của con người thể hiện ở mỗi cá nhân, là cái
tôi của mỗi cá nhân. Như vậy khái niệm nhân cách nhấn mạnh cái bản chất xã
hội của mỗi con người.
Nhân cách là tổng thể của ba yếu tố cơ bản: tư chất di truyền sinh học của
mỗi cá thể, kết quả tác động của các nhân tố xã hội (hoàn cảnh môi trường sống,
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
các chuẩn mực, sự điều chỉnh) và cái tôi tâm lý xã hội trong mỗi cá nhân. Hạt
nhân xã hội “cái tôi”, tựa như là cái xã hội bên trong của nhân cách, cái xã hội
đã trở thành hiện tượng tâm lý và quyết định tính cách của nhân cách, phạm vi,
động cơ biểu lộ ra theo một chiều hướng nhất định…Nó là cơ sở hình thành
những tình cảm xã hội của con người. Hơn nữa cái tôi là yếu tố bản chất của cấu
trúc nhân cách, là trung tâm tinh thần, ý nghĩa, điều chỉnh, dự báo tối cao của
nhân cách. Về mặt chủ quan, đối với cá nhân, nhân cách biểu hiện như là hình
ảnh của cái tôi của các nhân. Chính cái tôi là cơ sở của sự tự đánh giá bên trong,
là cái mà nhờ đó cá nhân tự thấy mình trong hiện tại, trong tương lai. Như vậy
nhân cách là sự thống nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội trong con người.
Cái quyết định sự hình thành nhân cách là môi trường xã hội cụ thể tác
động vào cá nhân bằng vô hạn những sợi dây liên hệ trực tiếp hay gián tiếp,
nghĩa là nhân cách được hình thành trong quá trình hoạt động và giao tiếp.
Trong quá trình này cá nhân tiếp nhận sự tác động môi trường xã hội một cách
tích cực, có cải biến chọn lọc, kế thừa để biến thành cái bên trong, đó là quá
trình xã hội hoá các nhân
Nhân cách bao giờ cũng là con người đã phát triển về mặt xã hội, tự ý
thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh là chủ thể của nhận thức và cải tạo thế giới, chủ
thể những quan hệ và chức năng xã hội, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ của
những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực khác. Thông qua hoạt
động tích cực của cái tôi tác động trở lại xã hội làm biến đổi môi trường xã hội,
khẳng định mình là chủ thể sáng tạo. Như vậy mặt bản chất khác của nhân cách
là quá trình cá nhân hoá.
Xã hội hoá cá nhân và cá nhân hoá xã hội đây là quá trình kép không thể
có mặt này mà khôngcó mặt kia để tạo nên cuộc sống con người. Cá nhân xã hội
và cá nhân nhân cách là thống nhất với nhau, nhân cách riêng của mỗi các nhân
có khả năng tự ý thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình, tự lựa chọn chức
năng, niềm vui và trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội.
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Thuộc tính kết cục chủ yếu của nhân cách là thế giới quan. Thế giới quan
là đặc quyền của con người vươn tới tầm cao của tinh thần. Chỉ khi trao đổi
được thế giới quyan này hay thế giới quan khác nhân cách mới tự khẳng định
trong cuộc sống, có khả năng hoạt động một cách có mục đích, có ý thức và thực
hiện bản chất của mình. Thế giới quan tự hồ như một chiếc cầu nối liền nhân
cách với toàn bộ thế giới xung quanh đồng thời với thế giới quan tính cách của
nhân cách cũng được hình thành. Đó là cốt lõi tâm lý của con người. Nó làm cho
tính tích cực của con ngừơi có những hình thức xã hội ổn định. “Trong tính cách
cá nhân mới có được tính quy định thường xuyên của mình”[17 tr 28]. Thành
phần đặc biệt của nhân cách là đạo đức. Bản chất đạo đức của nhân cách được
kiểm tra trên nhiều mặt. Hoàn cảnh xã hội nhiều khi khiến cho con người đứng
trước sự lựa chọn và không phải bao giờ cũng tuân theo bản thân mình, tuân
theo những mệnh lệnh đạo đức của nhân cách.
Một trong những yếu tố then chốt nhất của nhân cách là sự thôi thúc nội
tâm, là ý trí các nhân vươn lên đến những mục đích nào đó mà mình muốn tham
gia hoặc tạo lập ra, Chỉ khi những mục đích xã hội chuyển được thành sự thôi
thúc nội tâm ý trí cá nhân thì mới thực hiện được.
Nhân cách trong khi mang tính chất xã bao giờ cũng mang tính riêng, bản
sắc độc đáo của một thực thể cá nhân, không có tính lập lại ở người khác do toàn
bộ những điều kiện sinh sống riêng quy định, đó là vấn đề cá tính. “ Cá tính là
cái không thể phân chia được, là thống nhất toàn vẹn vô tận từ đầu đến chân, từ
nguyên tử đầu tiên đến nguyên tử cuối cùng xuyên suốt và ở khắp mọi nơi, tôi là
một thực thể cá nhân”[7 tr31]. Cá tính không phải là cái gì tuyệt đối. Nó không
phải là cái đã hình thành đầy đủ và xong xuôi nhưng đồng thời cá tính cũng là
cái bất biến, ổn định nhất trong cấu trúc nhân cách của con người.
Như vậy mỗi nhân cách vừa bao gồm những nét chung vốn có của loài
người ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, vừa mang những đặc điểm riêng –
những các tính không lặp lại ở người khác. Trong nhân cách bên cạnh những
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
Website: Email : Tel (:
0918.775.368
thuộc tính chung bao giơ cũng có một cái gì đó rất riêng của người ấy, đặc trưng
chỉ có ở người đó. Đó là tính phong phú, đa dạng của nhân cách mà chúng ta cần
biết tôn trọng và phát huy.
Quan niệm triết học về bản chất con người cho thấy cái mô hình con
người một cách toàn diện, đúng đắn với phương pháp luận và thế giới quan duy
vật biện chứng.
2.2 Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Marx về bản chất con người
trong xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ công nghiệp hoá-
hiện đại hoá:
Trên phạm vi toàn thế giới, trong khu vực và ở nước ta hiện nay công
nghiệp hoá, hiện đại hoá được xác định là giai đoạn phát triển tất yếu mà mỗi
quốc gia sớm muộn gì đều phải trải qua, là hiện tượng có tính quy luật phổ biến
trong tiến trình vận động và phát triển của các nước, nhất là đối với các quốc gia
đang phát triển, muốn vươn lên thành một nước có trình độ phát triển cao. Vấn
đề đặt ra với các nước này là thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá như thế
nào để có hiệu quả cao nhất, với thời gian ngắn nhất và rút ngăn được khoảng
cách so với các nước phát triển. Ở nước ta sự nghiệp công nghiệp hoá được tiến
hành từ những năm 60 theo đường lối mà đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
của Đảng đã đề ra. Tại đại hội này, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: công
nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta. Đến nay nhiệm vụ đó vẫn được coi là nhiệm vụ trung tâm khi chúng
ta đã bước sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Khi xác định đối với nước ta, giai đoạn hiện nay là giai đoạn đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã khẳng định nhiệm vụ của
chúng ta là tập trung mọi lực lượng tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua thử thách,
đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Website: Email : Tel (:
0918.775.368