Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

đánh giá năng suất sinh sản của lợn piétrain kháng stress nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp - hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.66 KB, 61 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
&
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS NUÔI TẠI
XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI ĐỒNG HIỆP - HẢI PHÒNG
HÀ NỘI - 2014
ii
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
&
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS NUÔI TẠI
XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI ĐỒNG HIỆP - HẢI PHÒNG
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ LOAN
Lớp : CNTYB
Khóa : 55
Ngành : CHĂN NUÔI THÚ Y
Người hướng dẫn : TS. ĐỖ ĐỨC LỰC
TS. NGUYỄN HOÀNG THỊNH
Bộ môn : DI TRUYỀN – GIỐNG VẬT NUÔI
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, các thầy cô giáo trong
bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.


Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo TS.
Đỗ Đức Lực, thầy giáo TS. Nguyễn Hoàng Thịnh đã trực tiếp hướng dẫn trong
suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giám đốc Vũ Tiến Đức và tập
thể công nhân viên Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng đã tạo điều kiện
và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động
viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Loan
i
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress 23
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của nguồn gốc đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress 27
Bảng 4.3. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress ở lứa 1 30
Bảng 4.4. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress ở lứa 2 31
Bảng 4.5. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress ở lứa 3 31
Bảng 4.6. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress ở lứa 4 32
Bảng 4.7. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress ở lứa 5 32
Bảng 4.8. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress ở lứa 6 33
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress
38
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đực đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng
stress 43
Bảng 4.11. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của lợn
Piétrain kháng stress 46

iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. SCDR/ổ, SCDRS/ổ, SCCS/ổ của nái Piétrain theo 29
nguồn gốc giống 29
Biểu đồ 4.2. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con của Naí Piétrain theo nguồn gốc giống. 29
Biểu đồ 4.3. Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ của nái Piétrain theo nguồn gốc giống 30
Biểu đồ 4.4. SCDR/ổ, SCDRS/ổ, SCCS/ổ của nái Piétrain kháng stress 34
qua các lứa 34
Biểu đồ 4.5. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con của nái Piétrain kháng stress qua các lứa
đẻ 36
Biểu đồ 4.6. khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ của nái Piétrain kháng stress qua các lứa đẻ.
37
Biểu đồ 4.7. SCDR/ổ, SCDRS/ổ, SCCS/ổ theo kiểu gen Halothane của nái 39
Biểu đồ 4.8. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con theo kiểu gen Halothane của nái 41
Biểu đồ 4.9. Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ theo kiểu gen Halothane của nái 42
Biểu đồ 4.10. SCDR/ổ, SCDRS/ổ, SCCS/ổ theo kiểu gen Halothane 44
của đực phối 44
4.6. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN GIAI ĐOẠN TỪ CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI
CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS 46
Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của lợn Piétrain kháng
stress thể hiện qua bảng 4.11 46
Khả năng sinh trưởng 46
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Pi: piétrain
Du: Duroc
L: Landrace
MC: Móng Cái
Piétrain ReHal: Piétrain kháng stress
SCDR/ổ: Số con đẻ ra/ổ

SCDRS/ổ: Số con đẻ ra sống/ổ
SCCS/ổ: Số con cai sữa/ổ
TLSS/ổ: Tỷ lệ sơ sinh(%)
TLCS/ổ: Tỷ lệ cai sữa(%)
PSS/ổ: Khối lượng sơ sinh/ổ
PCS/ổ: Khối lượng cai sữa/ổ
PSS/con: Khối lượng sơ sinh/con
PCS/con: Khối lượng cai sữa/con
Hypothalamus: vùng dưới đồi
GnRH: Gonadotropine Releasing Hormone
FSH: Follice Stimulating Hormone
LH: Luteine Hormone
ĐVT: Đơn vị tính
CC, CT, TT: các gen
v
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thực
phẩm cho người tiêu dùng . Hàng năm, ngành chăn nuôi cung cấp một lượng lớn
thịt chiếm 73 – 76% tổng sản lượng các loại. Nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam có
truyền thống chăn nuôi từ lâu đời và hiện nay ngành chăn nuôi nói chung và
ngành chăn nuôi lợn nói riêng đang là thế mạnh để phát triển kinh tế của nước
ta. Theo số liệu của tổng cục thống kê tính đến tháng 1/2014 tổng số đầu lợn của
nước ta là 26,4 triệu con tăng 0.3% so với cùng kỳ năm ngoái .(Tổng cục thống
kê – 2014 ). www.gso.gov.vn
Bên cạnh đó con lợn là con vật đã gắn liền với cuộc sống của người dân
Việt Nam từ ngàn đời xưa. Thịt lợn còn là nguồn thức ăn quen thuộc và là
nguồn thịt chính, dễ chế biến thành nhiều loại món ăn trong các bữa ăn hằng
ngày cũng như trong các lễ hội, tết, đám… thịt lợn chiếm 70% tổng các loại thịt

hằng ngày được tiêu thụ.
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu thị hiếu của thị trường dành
cho thịt lợn cũng thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Nhu cầu về thịt nạc
đang dần trở nên phổ biến.
Chính vì vậy, mà chăn nuôi các giống lợn nội như giống lợn Ỉ, lợn Móng
Cái, lợn Ba Xuyên… với nhược điểm là tỷ lệ nạc rất thấp, tăng trọng kém, và tỷ
lệ tiêu tốn thức ăn cao… đã không được người chăn nuôi lựa chọn để đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của thị trường về số lượng và chất lượng thịt.
Từ những năm 1970 nước ta đã cho nhập các giống lợn ngoại như Đại
Bạch, Landrace, Hamshire… đặc biệt những năm gần đây đã tiếp tục nhập các
giống cao sản như Yorkshire, Duroc, Pietrain… để cải tạo và nâng cao năng
suất của các giống lợn nội.
1
Giống lợn Píetran của Bỉ là giống lợn nổi tiếng về năng suất thịt và tỷ lệ
nạc. Tuy nhiên giống lợn này còn có nhược điểm lớn là sự tồn tại của alen lặn n
nằm ở locus Halothan làm cho chúng rất mẫn cảm với các tác nhân stress dẫn
đến giảm năng suất và chất lượng thịt.
Để khắc phục nhược điểm này của lợn Piétran, trường Đại học Liege –
Vương Quốc Bỉ đã tạo dòng lợn Piétrain kháng stress. Dòng lợn này có ưu điểm
hơn hẳn so với dòng lợn Piétrain cổ điển là tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt đạt tiêu
chuẩn, không bị hao hụt trong quá trình chăn nuôi và vận chuyển.
Ngày 18/12/2007 có tổng số 19 con lợn thuộc dòng Piétrain kháng stress
đã được nhập vào nước ta và được nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp –
An Lão – Hải Phòng. Đây là một giống lợn mới, những nghiên cứu về giống lợn
này còn rất ít. Do đó việc nghiên cứu, đánh giá toàn diện khả năng sản xuất của
dòng Piétrain trong điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam về giống lợn này là
hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá năng suất sinh sản của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại Xí
nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng “
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục đích
• Đánh giá khả năng sinh sản và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của đàn lợn nái Piétrain kháng Stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam.
1.2.2. Yêu cầu
• Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến khả năng sinh
sản của đàn lợn nái Piétrain kháng Stress.
• Nắm được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn
qua các giai đoạn: Nái chửa, nái nuôi con, nái chờ phối và lợn con theo mẹ.
• Tính toán được các thông số về khả năng sinh sản của giống lợn Piétran
kháng stress.

Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2
2.1. GIỐNG LỢN PIÉTRAN VÀ DÒNG PIÉTRAN KHÁNG STRESS
2.1.1. Đặc điểm giống lợn Piétrain
Vào những năm 1920 Lợn Piétrain cổ điển có xuất xứ từ làng Piétrain,
vùng Wallon, Brabant thuộc vương quốc Bỉ. Do đó giống lợn này được mang
tên làng này Piétrain. Giống lợn Péitrain được công nhận giống vào năm 1956
và năm 1958 lần đầu tiên được ghi vào sổ giống quốc gia(Herd – Book).
Đặc điểm ngoại hình của giống lợn này là có bộ lông và da màu trắng đen
xen lẫn nhau, tạo thành các đốm to, nhỏ không đều nhau. Piétrain có ngoại hình
đặc trưng của một giống lợn siêu nạc điển hình: thân dài, mông nở, đùi to, lưng
rộng, hai cơ thăn phát triển, cao hơn cả cột sống, tạo ra một rãnh giữa lưng chạy
suốt từ vai xuống đến gần mông. Lợn có tai thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm
thẳng, 4 chân thẳng và vững chắc.
Lợn Piétrain có tuổi đẻ lứa đầu 418 ngày, mỗi năm đẻ 2 – 2,5 lứa, 10,2
con/lứa. Cai sữa ở 35,2 ngày, số con cai sữa/nái/năm 18,3 con. Lợn Piétrain
có tỷ lệ móc hàm rất cao (80,80). Tỷ lệ nạc cao nhất thế giới lên tới 60 – 62%.
Tuy nhiên do sự tồn tại của alen lặn n nằm ở locus Halothane (Ollivier et al.,

1975) và tỷ lệ thịt bị nhão và nhạt màu (thịt PSE) cao, pH của thịt sau khi
giết mổ giảm mạnh do thịt bị biến tính nhanh làm giảm chất lượng thịt lợn
Píetrain. Lợn rất mẫn cảm với các tác nhân stress như nhiệt độ, vận chuyển,
và quá trình chăn nuôi…
2.1.2. Sơ đồ tạo dòng Piétrain kháng Stress
Từ nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của locus Halothane, đặc biệt là vấn đề
năng suất, chất lượng thịt, sự biến đổi của giá trị pH sau khi giết mổ của lợn
Piétrain cổ điển. Trường Đại học Liege – Vương quốc Bỉ đã tạo ra dòng lợn
Piétrain mới kháng Stress. Dòng lợn này có tên là lợn Piétrain kháng Stress hay
Piétrain ReHal.
Dòng lợn này được tạo ra từ việc lai ngược trở lại từ Backcross 4 (BC4)
để chuyển một allene C từ locus Halothane của lợn Large White vào bộ gen của
3
Piétrain (Hanset và cộng sự, 1995a, 1995b, 1995c; Leroy và cộng sự, 1999a,
1999b, 2000). Leroy và cộng sự (1999a) đã khẳng định rằng Piétrain ReHal thể
hiện tất cả các ưu điểm của giống lợn Piétrain cổ điển những đặc tính nhạy cảm
với stress và pH sau giết mổ đã được cải thiện.
Large White x Piétrain
(CC) (TT)
CT x P (TT)
TT CT x P (TT)
TT CT x P (TT)
TT CT x P (TT)
TT CT
Piétrain ReHal (CT)
Sơ đồ tạo dòng Pietrain ReHal
Tiếp theo công thức lai tạo ReHal ở BC4 đã được thực hiện tại Trại
thực nghiệm của Khoa Thú y – Đại học Liege, năm 1997 và 1998, lợn ở các
backcross 5 (BC5); BC6 và BC7 tiếp tục được sinh ra (Leroy và cộng sự,
4

2000). Năm 1999 và 2002 là BC8 và BC 9, tiếp đến năm 2003 và 2004 là
BC10 được tạo ra.
5
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ LỢN NÁI
Sinh sản là quá trình sinh lý phức tạp, chịu sự điều khiển của thần kinh và
thể dịch, mà ở đó có con đực sản sinh ra tinh trùng, con cái sản sinh ra trứng,
trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng xảy ra quá trình thụ
thai tạo thành hợp tử và phát triển trong tử cung của con cái, cuối cùng sinh ra
con con. Khả năng sinh sản của lợn là một tiêu chuẩn để xác định giá trị kinh tế
của ngành chăn nuôi lợn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của
lợn nái.
2.2.1. Tuổi thành thục về tính và các nhân tố ảnh hưởng
2.2.1.1. Tuổi thành thục về tính
Sự thành thục về tính được tính từ lúc con vật bắt đầu có phản xạ sinh
dục và có khả năng sinh sản. Gia súc ở tuổi thành thục về tính có các biểu
hiện như sau:
 Bộ máy sinh dục đã tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng lần đầu,
con đực sinh tinh trùng, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai.
 Xuất hiện các phản xạ sinh dục, con cái động dục, con đực có phản xạ
giao phối.
 Các đặc điểm sinh dục thứ cấp xuất hiện.
Các giống lợn khác nhau có tuổi thành thục về tính khác nhau. Lợn nái
nội như Móng Cái, Ỉ… có tuổi thành thục về tính lúc 4 – 6 tháng tuổi, các giống
lợn ngoại thành thục về tính muộn hơn trung bình từ 7 – 8 tháng tuổi. Tuổi thành
thục về tính của lợn nái được đánh dấu bằng hiện tượng động dục đầu tiên. Tuy
vậy ở lần động dục này lợn cái không chửa đẻ mà nó chỉ báo hiệu cho khả năng
sinh sản của lợn cái bắt đầu.
2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính
Sự thành thục về tính ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm :
 Các yếu tố di truyền

Các giống gia súc khác nhau có sự thành thục về tính dục khác nhau. Sự thành
thục về tính của gia súc có tầm vóc nhỏ thường sớm hơn gia súc có tầm vóc lớn.
 Yếu tố ngoại cảnh
6
Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rõ rệt và có ý nghĩa đến tuổi thành thục về
tính. Chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật , phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ… đều ảnh
hưởng tới các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái.
 Chế độ nuôi dưỡng
Chế độ nuôi dưỡng ảnh hưởng lớn tới tuổi thành thục về tính. Những con
lợn được nuôi dưỡng tốt thì thành thục sớm hơn những con lợn nuôi dưỡng kém
hơn. Trong quá trình nuôi dưỡng để lợn sinh trưởng và phát triển bình thường
cần phải bổ sung đầy đủ năng lượng, protein, khoáng, vitamin. Nhu cầu dinh
dưỡng phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn để chúng phát triển tốt
nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
 Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng tới tuổi động dục
Tuổi thành thục phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, mùa vụ .Theo Schmidt
(1974), lợn cái sinh ra trong mùa xuân thành thục về tính sớm hơn lợn cái sinh
ra trong các mùa khác. Ngoài ra tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào nhiệt
đô và thời gian chiếu sáng. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng tới
tuổi thành thục về tính, thời gian chiếu sáng 12 giờ trong một ngày bằng ánh
sáng tự nhiên hay nhân tạo sẽ làm cho lợn nái hậu bị động dục sớm hơn.
 Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt tới tính dục
Mật độ nuôi nhốt ảnh hưởng đến sự thành thục về tính. Nếu nuôi nhốt với
mật độ đông sẽ làm chậm động dục. Tuy nhiên nếu lợn nái hậu bị bị tách biệt
đàn cũng làm chậm động dục. Như vậy lợn nái hậu bị cần được nuôi nhốt theo
nhóm thích hợp. Tiểu khí hậu trong chuồng nuôi cũng ảnh hưởng tới sự phát dục
của lợn. Tiểu khí hậu chuồng nuôi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Kiểu
chuồng, hướng chuồng, khí hậu vùng, độ thông thoáng, khả năng thoát nước,
hàm lượng khí NH
3,

H
2
S, CO
2
… sự trao đổi khí và lượng phân trong chuồng
quyết định tới tiểu khí hậu trong chuồng nuôi.
7
 Ảnh hưởng của lợn đực
Sự kích thích của lợn đực cũng ảnh hưởng tới sự thành thục tính. Thực
nghiệm cho thấy nếu nuôi nhốt riêng lợn cái hậu bị và lợn đực thì quá trình động
dục lợn nái hậu bị chậm hơn với lợn được nhốt chung với lợn đực. Tuy nhiên
cần sử dụng lợn đực đã trưởng thành (lớn hơn 10 tháng tuổi ) vì lúc này lợn đực
mới có khả năng tiết pheromone để kích thích lợn nái.
2.2.2 Chu kì động dục
Lợn cái đến tuổi thành thục về tính có hiện tượng động dục xuất hiện. Ở
buồng trúng xuất hiện trứng chín và rụng. Hiện tượng trứng chín và rụng theo
chu kì và kèm theo biểu hiện bên ngoài cơ thể thay đổi theo quy luật được gọi là
chu kì tính hay chu kì động dục. Thường chu kì động dục của lợn là 21 ngày
biến động trong vòng từ 18 -22 ngày và trải qua 4 giai đoạn.
 Giai đoạn trước động dục
Giai đoạn này kéo dài từ 1 – 2 ngày, âm hộ bắt đầu sưng lên, hơi mở niêm
mạc có màu hồng tươi và có lớp nhờn loãng chảy ra. Lợn bắt đầu bỏ ăn, kêu la,
thích nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng nó. Ở
giai đoạn này buồng trứng có noãn bào phát triển ở đầu giai đoạn đường kính
của noãn bào 4mm cuối giai đoạn là 10 – 12 mm
 Giai đoạn động dục
Giai đoạn này kéo dài 2 – 5 ngày, âm hộ của lợn cái mở to hơn và bắt đầu
chuyển sang màu mận chín, nước nhờn chảy ra keo đặc hơn, cổ tử cung tăng
cường co bóp, nhiệt độ âm đạo tăng 0,3 – 0,7
o

C, pH âm đạo hạ hơn trước, lợn
lười ăn, tỏ ra bồn chồn không yên và bắt đầu cho con khác nhảy lên lưng nó.
Buồng trứng có nhiều noãn bào chín và sau khi đứng yên thì sau 15 – 20 giờ thì
có trứng rụng
 Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn này kéo dài 2 ngày, âm hộ bắt đầu teo dần lại và tái nhợt, lợn ăn
uống tốt dần lên, không còn cho con khác nhảy lên lưng nó. Buồng trứng đã có
thể vàng đường kính lên tới 7 – 8 mm.
 Giai đoạn nghỉ ngơi
8
Giai đoạn này kéo dài nhất chu kì, từ 9 – 10 ngày, lợn cái không còn phản
xạ với lợn đực nữa. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.
Chu kì động dục của lợn nái được điều khiển bởi thần kinh và
hormone của vùng dưới đồi (Hypothalamus), tuyến yên, buồng trứng theo cơ
chế điều hòa ngược.
Trong quá trình động dục các nhân tố ngoại cảnh tác động vào vỏ não
kích thích vùng dưới đồi ( Hypothalamus) giải phóng ra GnRH ( Gonadotropine
Releasing Hormone ). GnRH kích thích thùy trước tuyến yên giải phóng FSH
( Follice Stimuline Hormone) và LH (Luteine Hormone)
FSH kích thích noãn bao phát triển và gây tiết hormone oestrogen.
LH kích thích trứng chín và rụng.
Hai hormone này có tỷ lệ ổn định (trứng rụng khi tỷ lệ FSH/LH từ 2/1 –
3/1) FSH tiết ra trước LH tiết ra sau, chúng có tác động hỗ trợ cho nhau.
Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng được tồn tại suốt thời gian mang
thai, nó sinh ra progesterol tác động ngược trở lại tuyến yên làm ngừng tiết FSH
và LH làm cho trứng không chín, gia súc ngừng động dục đến khi đẻ và cai sữa
thì động dục lại.
Nếu trứng không thụ tinh thì thể vàng tiêu biến trong vòng 15 ngày
bởi tác dụng của prostaglandine do sừng tử cung tiết ra. Một chu kỳ mới lại
được bắt đầu.

2.3. Khả năng sinh sản của lợn nái
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
 Tuổi đẻ lứa đầu
Trung bình cứ 12 tháng tuổi, nếu lợn đẻ sớm khi chưa thành thục về tính
thì lợn con đẻ ra thường có thể vóc nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đàn con. Nếu
lợn đẻ muộn làm giảm khả năng sinh sản của lợn, giảm số lợn con được sinh
ra/nái. Chỉ tiêu này đánh giá tuổi thành thục về tính và thể vóc của từng giống,
đánh giá tốc độ sinh sản của lợn.
 Số con đẻ ra/ổ
Là số lợn con đẻ ra/ổ bao gồm cả thai gỗ, thai chết, thai sống.
• Loại thai gỗ:
9
Thai chết trong tử cung trong khoảng từ 35 – 90 ngày tuổi. Nguyên nhân
là các thai này không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai làm thai chết
và khô cứng lại.
• Loại thai chết:
Thai chết từ 90 ngày tuổi đến trước lúc sinh ra. Nguyên nhân có thể do
lợn mẹ mắc bệnh, thiếu chất dinh dưỡng hoặc do tác động từ bên ngoài.
Chỉ tiêu này đánh giá tính đẻ sai con, đánh giá khả năng nuôi thai của nái,
đánh giá kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng nái mang thai của người chăn nuôi.
 Số con sống đến 24 giờ/ổ (con)
Là số con sống từ lúc sinh ra đến 24 giờ/ổ
Tỷ lệ sống đàn con=
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi thai của nái, khả năng đẻ nhiều hay ít
của lợn nái và trình độ nuôi dưỡng lợn nái mang thai của người chăn nuôi.
 Số con để nuôi/ổ (con)
Số con để nuôi/ổ = Số con sống đến 24 giờ - ( Số con loại thải Số con
nuôi gửi)
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi con của lợn nái tốt hay không tốt và
nói lên tình trạng lợn mẹ sau khi sinh. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số vú lợn mẹ.

 Số con cai sữa/ổ (con)
Là số con sống đến khi cai sữa. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi con
của lợn nái, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con.
10
Tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn con =
 Số con sống đến 60 ngày tuổi/ổ (con)
 Khối lượng sơ sinh/con (kg)
 Khối lượng cai sữa/con (kg)
 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
 Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
 Thời gian cai sữa (ngày)
 Khả năng tiết sữa
Đây là chỉ tiêu nói lên đặc tính của giống, giống khác nhau khả năng tiết
sữa khác nhau.
Khả năng tiết sữa tính bằng công thức: M = m
1
+ m
2
M là khối lượng sữa tiết ra trong cả chu kỳ.
m
1
: lượng sữa tiết ra trong tháng 1.
m
2
: lượng sữa tiết ra trong tháng 2.
m
1
= 3 (KL lợn con lúc 30 ngày tuổi – KL lợn con sơ sinh)
m
2

= 4/5 m
1
Đường cong tiết sữa của lợn đạt cao nhất ở 21 ngày sau khi đẻ sau đó
giảm dần. Vì vậy thường cai sữa vào lúc 21 ngày, 28 ngày và 42 ngày.
 Tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ
Tỷ lệ hao hụt =
Tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Tỷ lệ này từ 12 – 15% là trung bình và nó
ảnh hưởng đến thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa và số lứa đẻ/
năm.
 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)
Là khoảng thời gian từ lứa đẻ trước tới lứa đẻ sau. Khoảng thời gian này
càng ngắn càng làm tăng số lứa đẻ và tăng số lợn con trong năm/nái.
 Số lợn con cai sữa/nái/năm
Số lợn con cai sữa/nái/năm là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá sức sản xuất của
lợn nái và hiệu quả chăn nuôi của lợn nái sinh sản. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: Tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra… Vì vậy việc
11
vải tiến để nâng cao số lượng lợn con cai sữa là một trong những biện pháp
nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lợn con.
 Thời gian phối giống sau cai sữa
Năm 1980, Hughes và Varley đã cho rằng thành phần cấu thành năng suất
sinh sản của lợn được thể hiện như sau:
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
• Giống và phương pháp nhân giống
 Giống:
Là nhân tố di truyền quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của
lợn nái (Đặng Vũ Bình, 1999), (Trần Tiến Dũng và cộng sự, 2002). Giống khác
nhau thì sức sản xuất không khác nhau. Thường các giống lợn ngoại cho năng
suất sinh sản về khối lượng đàn con cao hơn lợn nội nhưng trong điều kiện nước
ta lợn Móng Cái lại nuôi con khéo hơn các giống lợn ngoại như Yorkshire,

Landrace, Piétrain…
 Phương pháp nhân giống
Lai giống sẽ cho sức sản xuất cao hơn nhân giống thuần chủng nhưng
trong trường hợp lợn ngoại cho lai với lợn nội số con đẻ ra có thể cao hơn lợn
ngoại nhưng khối lượng thì nhỏ hơn lợn ngoại và cao hơn lợn nội.
• Tỷ lệ thụ tinh
Xác định thời điểm phối giống thích hợp sẽ quyết định tỷ lệ thụ tinh trong
một chu kỳ động dục của lợn nái. Trong điều kiện bình thường, tỷ lệ thụ tinh có
thể đạt 90 – 100%, điều kiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hancook
(1961). Nếu cho lợn phối giống trực tiếp thì tỷ lệ thụ tinh thường cao hơn 10 –
20% so với phối giống nhân tạo. Kỹ thuật phối giống nhân tạo, môi trường pha
loãng tinh dịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh (Nguyễn Tuấn Anh,
Nguyễn Thiện và Lưu Kỳ, 1993). Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào mùa vụ phối
giống, nếu cho lợn phối giống vào tháng 6 – 8 thì tỷ lệ thụ tinh giảm 10% so với
phối giống ở tháng 11 – 12 (Akina Ogasa, 1992).
• Tỷ lệ chết phôi và chết thai
Khi nghiên cứu giai đoạn từ 9 – 13 ngày sau khi phối giống, (Johanson.
1980) cho rằng: Đây là giai đoạn khủng hoảng trong sự phát triển của phôi, phần
12
lớn phôi chết diễn ra trong giai đoạn này. Nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lệ phôi
chết lên đến 30- 40% trong thời gian làm tổ ở sừng tử cung (Perry, 1954) và
(Joakimsen, 1977) vào ngày thứ 13 – 18 sau thụ tinh. Tỷ lệ thụ thai chết thuận
với số phôi còn sống ở đầu thời kỳ bào thai (Đặng Vũ Bình, 1994); (Perry,
1954) cho rằng tỷ lệ thai chết thường cao hơn ở những sừng tử cung chứa trên 5
bào thai.
• Số trứng rụng trong một chu kỳ
Số trứng rụng trong một chu kỳ nhiều hay ít có ảnh hưởng đến số lượng
con sinh ra. Số trứng rụng chịu ảnh hưởng của mức độ cận huyết, nếu hệ số cận
huyết tăng lên 10% số trứng rụng giảm đi 0,6 tới 0,7 trứng (Stewart, 1945). Lợn
nái non và lợn nái già số trứng rụng ít hơn lợn nái trưởng thành. Số lượng tăng

đáng kể trong 4 lứa đẻ đầu tiên và đạt mức độ ổn định ở lứa thứ 6. Nhiều nghiên
cứu còn cho rằng số trứng rụng còn liên quan tới nhiệt độ, mùa vụ, điều kiện
môi trường và thời gian chiếu sáng.
• Số con để nuôi
Tốt nhất là số con để lại nuôi bằng số vú của lợn mẹ. Nếu số lợn con để
lại nuôi ít hơn số vú mẹ thì lợn nái có thể sẽ bị teo vú sẽ ảnh hưởng tới khả năng
tiết sữa của lợn mẹ, lúc đó ta nên ghép đàn khác cho đủ số vú mẹ. Nếu lợn mẹ
đẻ số con nhiều hơn số vú ta nên chuyển bớt sang đàn khác để nuôi ghép.
13
• Thời gian nuôi con
Có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ qua đó ảnh hưởng tới số lợn
con/nái/năm. Để rút ngắn thời gian nuôi con ta cần cai sữa sớm cho lợn con.
Muốn vậy thì phải tập cho lợn con ăn sớm vào lúc 7 – 10 ngày tuổi.
• Thời gian động dục trở lại sau cai sữa
Để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái cần phải cai sữa sớm cho lợn con
nhưng nhiều nghiên cứu lại cho rằng: Thời gian cai sữa càng sớm thì thời gian
động dục trở lại sau cai sữa càng dài và số trứng rụng càng ít (Nguyễn Thiện,
Hoàng Kim Giao, 1996). Tốt nhất là cai sữa vào ngày thứ 21 – 28 của lợn con.
• Lứa đẻ và khoảng cách lứa đẻ
Khả năng sinh sản của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác
nhau. Lợn cái hậu bị ở lứa đẻ đầu tiên cho số lượng con đẻ ra thấp sau đó từ lứa
thứ 2 tăng dần tới lứa thứ 6 và bắt đầu giảm từ lứa thứ 7.
Khoảng cách lứa đẻ là thời gian để lợn nái hoàn thành một chu kỳ sinh
sản gồm: Thời gian nuôi con + Thời gian động dục trở lại sau cai sữa + Thời
gian phối giống có chửa + Thời gian mang thai. Trong 4 yếu tố đó, thì thời gian
mang thai là không đổi, 3 yếu tố còn lại có thể thay đổi. Cai sữa sớm cho lợn
con là biện pháp tích cực nhằm làm tăng lứa đẻ/nái/năm.
• Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng phối giống lần đầu
Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng phối giống lần đầu quá sớm hay quá muộn,
quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Nếu lợn

hậu bị đưa vào khai thác quá sớm cơ thể phát triển chưa hoàn thiện nên số trứng
rụng ít, tỷ lệ thụ thai kém. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến phát triển thể chất, thể
vóc sau này. Nếu lợn hậu bị đưa vào khai thác muộn sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế.
• Điều kiện khí hậu
Nhiệt độ 18 – 20
o
C , độ ẩm từ 70 – 75 % thích hợp nhất cho lợn nái. Nếu
nhiệt độ tăng lên 30
o
C thì sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai và tăng tỷ lệ chết phôi. Do đó
vào mùa hè tỷ lệ thụ thai thấp và số con đẻ ra/lứa thấp hơn các mùa khác. Nếu nhiệt
độ thấp quá (dưới 18
o
C) thì tỷ lệ lợn con chết do lạnh và tiêu chảy sẽ cao hơn.
• Kỹ thuật phối giống và phương pháp phối giống
Có 2 phương pháp phối giống là phối giống trực tiếp và thụ tinh nhân tạo.
 Cho nhảy trực tiếp: Tỷ lệ thụ thai cao hơn thụ tinh nhân tạo.
 Thụ tinh nhân tạo
14
Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn cho nhảy trực tiếp và là phương
pháp dùng phổ biến hiện nay.
 Phương thức phối giống
Dùng phương pháp phối lặp hay phối kép (2- 3 lần) cách nhau 8 – 12 giờ
sẽ nâng cao tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh của lợn con…
 Chăm sóc nuôi dưỡng
Ảnh hưởng rất lớn tới năng suất sinh sản của lợn nái, ba tuần đầu lợn mang
thai nếu bị ngã, đánh đập, nuôi dưỡng kém… thì dễ bị sảy thai, đẻ non, chất lượng
đàn con kém. Để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái thì yếu tố quan trọng
nhất đó là dinh dưỡng. Lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa cần cung cấp đầy đủ về
số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt.

 Protein
Có 9 loại axit amin không thay thế là lysine, methionine, histidine,
threonine, phenyalanine, tryptophan, lecine, isoleucine, valine. Nếu cung cấp
thừa hay thiếu protein đều có ảnh hưởng tới sinh sản của lợn nái. Nếu thiếu
protein ở giai đoạn mang thai sẽ làm khối lượng sơ sinh thấp, số con đẻ ra ít, thể
trạng yếu ớt, còn giai đoạn nuôi con sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng
sữa từ đó ảnh hưởng đến khả năng nuôi con của lợn mẹ. Nếu cung cấp protein
thừa ở giai đoạn mang thai sẽ làm tăng tỷ lệ thai chết, gây lãng phí protein,
không đem lại hiệu quả kinh tế. Hàm lượng protein có trong khẩu phần ăn của
lợn nái mang thai tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi dưỡng của lợn nái. Theo
tiêu chuẩn Việt Nam (1994) thì hàm lượng protein trong thức ăn đối với lợn nái
chửa là 14%, đối với lợn nái nuôi con là 16%.
15
 Năng lượng
Cung cấp năng lượng theo nhu cầu của lợn nái cho từng giai đoạn có ý
nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho sinh lý bình thường và nâng cao được
năng suất sinh sản. Nếu thừa năng lượng trong quá trình mang thai của lợn nái
sẽ làm lợn nái béo gây chết phôi, đẻ khó, và sau khi đẻ làm lợn kém ăn gây giảm
khả năng tiết sữa đặc biệt là sữa đầu, từ đó ảnh hưởng đến sức sống của lợn con.
Mặt khác làm cho đàn lợn con có tỷ lệ ỉa chảy cao do sữa nhiễm mỡ. Nếu cung
cấp thiếu năng lượng cho lợn nái trong giai đoạn mang thai sẽ làm cho lợn nái
quá gầy, không đảm bảo quá trình sinh trưởng, phát triển của bào thai. Nếu thiếu
trầm trọng có thể dẫn tới tiêu thai, sẩy thai.
 Vitamin
Là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu. Thiếu vitamin A dẫn đến chết phôi,
chết non, thai phát triển kém, sẩy thai, khô mắt. Thiếu vitamin D cũng như thiếu
Ca, P thì lợn con đẻ ra còi cọc, lợn nái sẽ bị bại liệt trước và sau đẻ, chất lượng
sữa và số lượng sữa cũng kém. Thiếu vitamin B
1
dẫn tới thần kinh yếu, bại liệt,

co giật. Thiếu vitamin C làm giảm sưc đề kháng của cơ thể, vi khuẩn dễ xâm
nhập và gây bệnh. Thiếu vitamin E có hiện tượng chết phôi, thai, trứng rụng ít
dẫn đến số con đẻ ra ít, ngoài ra còn gây bệnh trắng cơ.
 Khoáng
Gồm 2 loại là khoáng đa lượng (Ca, P, K, Na, Cl…) và khoáng vi lượng
(Cu, Fe, Zn, Mg, Mn…). Đây là những chất cần cho mọi hoạt động của cơ thể
nếu thiếu sẽ gây ra các bệnh như: Bại liệt, thiếu máu, ỉa chảy, còi cọc… Với lợn
nái ta cần đặc biệt chú trọng tới các yếu tố như: Ca, P, Fe, Zn.
 Yếu tố bệnh tật
Là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến khả năng sinh sản của lợn nái. Một số
bệnh hay gặp ở lợn nái là : Viêm tử cung, teo buồng trứng, viêm vú, bại liệt sau
đẻ… Do đó cần có biện pháp phòng tránh thích hợp
16
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Lợn Piétrain có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên
thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu. Khi lợn Piétrain ReHal được lai tạo
thành công đã có một số nghiên cứu sử dụng loại giống lợn này.
Theo P.Sellier và cộng sự (1987) cho biết số lợn con đẻ ra/ổ ở kiểu gen
CC là 8,92 con và ở kiểu gen CT là 9,01 con; số con cai sữa/ổ ở kiểu gen CC là
5,93 con và ở kiểu gen CT là 5,68 con; tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của kiểu gen
CC là 77,4% và của kiểu gen CT là 75%.
Pascal Leroy và cộng sự(1999b) cho biết khối lượng sơ sinh/con của lợn
Piétran kháng stress là 1,59 kg, khối lượng cai sữa/con là 7,69 kg.
S.Jasex và cộng sự (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen tới khả
năng sinh sản của lợn nái giống Piétrain và cho biết số con đẻ ra ở kiểu gen CC
là 11,5 con/ổ và ở kiểu gen CT là 11,47 con/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ ở kiểu
gen CC là 10,5 và ở kiểu gen CT là 10,53.
Theo Cechovas và cộng sự (2007) cho biết số con sinh ra/ổ, số con sinh ra
còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ ở kiểu gen CC cao hơn kiểu gen CT 1,5 lần.

Còn theo chương trình sử dụng Piétrain để sản xuất thịt heo nạc ở Bồ Đào
Nha (2007) thì năng suất sinh sản của Piétrain là: Số con đẻ ra/lứa (11,87 con),
số con đẻ ra sống/lứa (10,98), số con cai sữa/lứa (9,93 con), số con cai
sữa/nái/năm (23,85 con).
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, lợn đực Piétrain kháng stress được nhập từ Bỉ về thành phố Hồ
Chí Minh từ tháng 11/1999. Từ đó cho tới nay đã có một số nghiên cứu sử dụng
lợn đực này phối giống với đàn lợn nái trong nước như F
1
(L Y), Móng cái, F
1
( Y MC) …
Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2004a), sử dụng lợn đực
Piétrain kháng stress phối với nái lai F
1
( L Y) cho kết quả như sau:
17

×