Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

quy trình tính toán tiền lương tại công ty tnhh vận tải và dịch vụ vt3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.07 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
1
Chuyên đề : Quy trình tính toán tiền lương tại công ty TNHH vận tải và
dịch vụ VT3
MỞ ĐẦU
***
1. Lý do chọn đề tài.
Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp. Nâng cao
năng suất lao động là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo uy tín và
khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế rất nhạy cảm đối với cả Nhà nước, Doanh
nghiệp cũng như đối với người lao động. Vì nó liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế
của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng
suất lao động. Từ việc gắn tiền lương với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến
việc nâng cao mức sống ổn định và việc phát triển cơ sở kinh tế là những vấn đề
không thể tách rời. Từ đó sẽ phục vụ đắc lực cho mục đích cuối cùng là con người
thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế, làm cơ sở để từng nâng cao đời sống lao động và
cao hơn là hoàn thiện xã hội loài người. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị
trường, việc xây dựng một chế độ tiền lương hợp lý và linh hoạt sẽ tạo ra cơ sở động
lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp không những phải hoạch định được các chiến
lược kinh doanh thích ứng mà còn tuyển dụng được nguồn nhân lực và phải tạo ra
được những động lực kích thích người lao động hăng hái, nỗ lực, phấn đấu sáng tạo
trong sản xuất trên cơ sở tối ưu hoá chế độ tiền lương trong doanh nghiệp. Tối ưu hoá
chế độ tiền lương là góp phần cắt giảm các chi phí sản xuất kinh doanh, để nâng cao
mức doanh lợi của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không kế hoạch hoá được công tác tiền lương phù hợp thì sẽ
không tạo ra động lực của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai tiền lương không
còn là một đòn bẩy kinh tế hữu hiệu. Khi đó doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ tồn
tại hay không tồn tại.


2
Vậy các doanh nghiệp phải coi trọng công tác hạch toán tiền lương. Thực chất
của hạch toán tiền lương là hạch toán chi phí nhân công trong doanh nghiệp. Việc thực
hiện hạch toán tiền lương một cách khoa học và chính xác sẽ đảm bảo lợi ích chính
đáng của cả doanh nghiệp cũng như lợi ích của người lao động. Làm tốt công tác tiền
lương còn góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm và do đó sẽ tạo ra những lợi thế trong
cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp.
Vì vậy, ta có thể thấy được tầm quan trọng của kế toán tiền lương trong các
doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó và cùng với kiến thức đã được học tại trường
Đại học Hàng Hải và trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH vận tải và dịch vụ
VT3 em đã quyết định chọn đề tài : Quy trình tính toán tiền lương tại công ty
TNHH vận tải và dịch vụ VT3’’cho bài chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng hạch toán tiền lương ở công ty TNHH vận tải và dịch vụ
VT3 . Từ đó, để hiểu sâu hơn về lý thuyết và có cái nhìn thực tế hơn về kế toán tiền
lương các
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về tiền lương
+ Phản ánh thực tế hạch toán tiền lương.
+ Đề ra nhận xét chung và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch
toán kế toán tiền lương .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chính là tiền lương tại công ty TNHH
vận tải và dịch vụ VT3 .
Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng hạch toán tiền lương tại công ty TNHH vận
tải và dịch vụ VT3
Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu dùng phương pháp phỏng vấn, điều tra để tìm hiểu
về tiền lương công ty TNHH vận tải và dịch vụ VT3
4. Kết cấu đề tài:

3
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1. Giới thiệu chung về công ty TNHH vận tải và dịch vụ VT3
Chương 2. Quy trình tính toán tiền lương tại công ty TNHH vận tải và dịch vụ VT3
Chương 3. Đánh giá ưu nhược điểm của quy trình và cảm nhận bản thân sau đợt
thực tập
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Mai Khắc Thành và phòng kế toán của
công ty TNHH vận tải và dịch vụ VT3 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Mặc dù đã cố gắng nắm bắt, áp dụng lý thuyết vào tình hình thực tế của đơn vị
nhưng do thời gian thực tập và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để
bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
Chương 1. Giới thiệu chung về công ty
1.1.Khái quát về công ty TNHH vận tải và dịch vụ VT3.
- Tên công ty: Công ty TNHH vận tải và dịch vụ VT3
- Tên giao dịch quốc tế: VT3 SERVICE & TRANSPORT CO., LTD
- Ngày bắt đầu hoạt động: 29/8/2006
Giám đốc (người đại diện): Vũ Thu Giang
- Địa chỉ: số 77 Lê Thánh Tông-phường Máy Tơ-quận Ngô Quyền-thành phố
Hải Phòng
- Website: www.vt3.com.vn
- Email:
- Mã số thuế: 0200685167
- Lĩnh vực hoạt động: vận tải hàng hóa,vận tải hàng khách,kinh doanh cáp điện
- Vốn điều lệ: 20.000.000.000đ (hai mươi tỷ đồng)
Sau hơn 9 năm hình thành và phát triển Công ty TNHH vận tải và dịch vụ
VT3 vẫn còn là một doanh nghiệp non trẻ, đứng trước nhiều thách thức và khó
khăn.

Tuy nhiên công ty đã có những bước chuyển mình rõ rệt và đạt được những
thành tựu nhất định: xây dựng được uy tín trên thị trường, tạo niềm tin nơi khách
hang và không ngừng hoàn thiện cũng như mở rộng phạm vi hoạt động.
1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động
- Công ty chuyên cung cấp dịch vụ và làm thủ tục hải quan.
- Công ty chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận hang hóa xuất nhập khẩu trong
nước và quốc tế bằng đường biển, đường hang không và đường bộ
- Vận tải hàng khách
5
- Kinh doanh cáp điện
Công ty có nghĩa vụ hoạt động đúng nghành nghề đã kinh doanh, tuân thủ theo
pháp luật, hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế vào ngân sách theo quy định của nhà
nước cũng như đảm bảo thực hiện các hợp đồng ký kết với khách hàng với chi
phí thấp nhất, thời gian ngắn nhất và hiệu quả cao nhất.
1.3 Cơ cấu tổ chức
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Tổ chức công ty là việc bố trí sắp xếp mọi người trong công ty vào những vai
trò, những công việc cụ thể. Thành lập được hơn 9 năm công ty đã tập hợp được
đội ngũ các nhân viên và quản lý được dào tạo từ trường chính quy, chuyên sâu,
có năng lực và nhiều kinh nghiệm. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thể
hiện như sau:
6
Sơ đồ 1 : Sơ đồ bộ máy quản lý công ty
Hội đồng thành viên
Tổng giám đốc Ban Kiểm soát
7
Phòng
xuất nhập
khẩu
Phòng Kế

hoạch
Phòng tài
chính
kế toán
Phòng
quản lý
vật tư
Phòng tổ
chức
Phó tổng giám đốc
1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Bộ phận chứng từ còn chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi những thay
đổi trong chính sách của nhà nước, cập nhật những văn bản pháp luật mới nhất
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đồng thời theo dõi, lưu trữ các chứng từ của công
ty Hội đồng thành viên:
HĐQT có ba thành viên trong đó có một chủ tịch và phó chủ tịch.HĐQT có
nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của công ty,quyết định các phương án
kinh doanh.Đầu tư,giải pháp phát triển thị trường,các hợp đồng quan trọng có
giá trị lớn,phải được HĐQT thông qua mới được thực hiện.Nói chung HĐQT
đua ra các đường lối,các nghị quyết về phương hướng hoạt động kinh doanh của
công ty,tổ chức bộ máy quản lý đồng thời đưa ra các quy chế quản lý nội
bộ.Trong HĐQT thì chủ tich HĐQT có nhiệm vụ lập chương trình kế hoạch hoạt
động,theo dõi tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
- Ban kiểm soát(BKS):
Ban kiểm soát(BKS)của công ty gồm ba người trong đó có một kiểm soát viên
trưởng và hai kiểm soát viên.Kiểm soát viên trưởng là người có trình độ chuyên
môn về nghiệp vụ kế toán tài chính.BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp
hợp lý trong việc quảm lý điều hành hoạt động kinh doanh ghi chép sổ sách kế
toán,kiểm tra báo cáo tài chính.Cụ thể là ban kiểm soát phải thẩm định báo cáo
tài chính hàng năm nhằm phát hiện sai sót gian lận của các bộ phận và đưa ra

trình HĐQT xem sét quyết định.Thông qua kiểm soát để đảm bảo các quyết
định,quy chế quản lý nội bộ,các nghị quyết chỉ đạo của HĐQT
- Tổng giám đốc:
+ Là người điều hành mọi hoạt động của công ty
+ Là người đại diện cho công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về hoạt động kinh doanh của công ty
8
+ Hoạch định mọi chính sách của công ty như: chính sách tiền lương, chính
sách khen thưởng, kỷ luật cũng như phương hướng chiến lược kinh doanh của
công ty.
+ Trực tiếp tổ chức bộ máy nhân sự, tuyển dụng và kí kết các hợp đồng lao
động với nhân viên theo đúng quy định của pháp luật.
+ Trực tiếp quản lý tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận của công ty.
+ Đứng ra ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Phó giám đốc:
Dưới quyền giám đốc, phó giám đốc công ty có nhiệm vụ và quyền hạn như
sau:
+ Thay mặt giám đốc điều hành và quản lý công ty khi giám đốc vắng mặt
+ Đôn đốc, nhắc nhở và phân công cụ thể công việc cho các phòng ban và tập
thể nhân viên.
+ Hỗ trợ giám đốc trong việc đàm phán và kí kết hợp đồng cũng như trong việc
quản trị, hoạch định phương hướng, sách lược của công ty.
- Phòng tài chính - kế toán: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán tài
chính của nhà nước, xử lý chứng từ, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị cung
cấp thông tin kịp thời về tình hình tài chính của công ty,tư vấn cho giám đốc
trong việc ra quyết định kinh doanh.
- Phòng tổ chức: có quyền tham mưu các đầu mối chỉ đạo và thực hiện các lĩnh
vực tổ chức quản lý cán bộ lao động tiền lương,đào tạo,thi đua,khen thưởng, kỷ
luật.
- Phòngquản lý vật tư:

Tham mưu trong các lĩnh vực: đầu tư, mua sắm vật tư, trang thiết bị máy móc
và các công trình xây dựng cơ bản
Xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa lớn các tài
sản: đổi mới trang thiết bị, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của
công ty.
9
Tổ chức các hoạt động mời thầu, đấu thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị máy
móc và xây dựng các công trình cơ bản cho các đơn vị trong trường. Thường
trực của các Hội đồng đấu thầu.
Hàng năm, phối hợp với phòng Kế hoạch Tài chính tổ chức kiểm kê, đánh giá
lại giá trị tài sản, thanh lý tài sản của đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo theo
quy định nhà nước.
- Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác xây dựng và
phát triển cơ sở vật chất của công ty.
- Quản lý đội xe và điều phối sử dụng các phương tiện vận chuyển phục vụ công
tác của công ty
- Phụ trách công tác phòng chống cháy nổ trong công ty.
- Kiến nghị khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ viên chức trong việc sử dụng,
bảo vệ tài sản thực hành tiết kiệm.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ công tác sử dụng, đầu tư và quản lý tài sản theo quy
định của Nhà nước và của công ty.
- Phòng Kế hoạch:
Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong
từng giai đoạn.
Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư.
Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế
hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty.
Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh
của Công ty và các công tác khác được phân công theo quy định.
Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm của mỗi

đơn vị. Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị
thành viên để lập kế hoạch của Công ty.
Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên
cơ sở đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh,
yếu, tìm nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
10
Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các
phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các
hợp đồng kinh tế,
Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công
ty làm Chủ đầu tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư
nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các
lĩnh vực khác theo quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện
công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.
- Cửa hàng:
Là nơi thực hiện các nghiệp vụ bán hàng phản ánh kịp thời về phòng kinh
doanh thị trường và nhu cầu hàng hoá bán ra.Thực hiện các kế hoạch kinh doanh
công tác tổ chức các phòng ban liên quan đảm bảo các chế độ lương thưởng và
quyền lợi khác cho nhân viên.
- Phòng xuất nhập khẩu:
Phòng này có 2 bộ phận: bộ phận chứng từ và bộ phận giao nhận
Bộ phận chứng từ:
Bộ phận này đảm nhiệm lập bộ chứng từ hải quan và các chứng từ có lien
quan nhằm hỗ trợ cho bộ phận giao nhận; mặt khác phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ với
11
Phòng
xuất nhập
khẩu
Bộ phận giao
nhận

Bộ phận
chứng từ
bộ phận giao nhận, kịp thời điều chỉnh vào xử lý các vướng mắc phát sinh trong
quá trình giao nhận hang hóa
Trong trường hợp cần thiết, bộ phận này có thể lien lạc với hang hang không,
hang tàu, khách hàng, tiếp nhận và xử lý thong tin lien quan đến hang hóa.
Bộ phận giao nhận:
Trực tiếp thực hiện khâu giao nhận, đóng gói, làm thủ tục thông quan cho hàng
hóa. Bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi và thong báo kịp thời tình hình thực
tế giao nhận tại các cảng, phối hợp chăt chẽ với bộ phận chứng từ nhằm giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao nhận hàng và hoàn thành nhiệm
vụ trong thời gian ngắn nhất.
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
Bảng phân tích chi phí hoạt động kinh doanh của công ty: (đơn vị:đồng)
CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
1.Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4.193.205.532 5.148.761.903 5.213.642.401
2. giá vốn hàng bán 3.706.386.418 4.457.763.530 4.480.561.970
3. chi phí hoạt động tài
chính
- 8.993.164 16.915.286
4. chi phí quản lý kinh
doanh
445.360.205 587.842.352 588.339.875
tổng chi phí 4.151.746.632 5.054.299.046 5.085.817.131
Tỷ xuất chi phí 98,1 % 97% 96%
Nguồn:phòng tài chính kế toán
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: (đơn vị:đồng)

12
CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
4.193.205.532 5.148.761.903 5.213.642.401
Doanh thu thuần 4.193.205.532 5.148.761.903 5.213.642.401
Giá vốn hàng bán 1.706.386.418 2.457.763.530 2.480.561.970
Lợi nhuận gộp 2486819141 2691298373 2733080431
Doanh thu tài chính 4.684.966 7.696.163 13.206.524
Chi phí tài chính - 8.993.164 16.915.286
Chi phí quản lý DN 445.360.205 587.842.352 588.339.875
Lợi nhuận thuần 246.143.875 210.519.020 2.141.031.794
Thu nhập khác 5.465.600 10.659.260
Lợi nhuận khác 5.465.600 10.659.260
Tổng lợi nhuận trước
thuế
246.143.875 2.107.624.620 2.151.691.054
Tổng lợi nhuận sau
thuế
2.107.624.620 2.151.691.054
Nguồn:phòng tài chính kế toán
13
Chương 2 : Quy trình tính toán tiền lương tại
công ty TNHH vận tải và dịch vụ VT3
Cách tính lương trong công ty.
* Quỹ tiền lương của doanh nghiệp :
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (Tiền lương thời
gian và tiền lương khoán).
- Các khoản phụ cấp thường xuyên ( các khoản phụ cấp có tính chất lương như phụ cấp
học nghề, phụ cấp trách nhiệm )

-Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân khách
quan, thời gian hội họp, nghỉ phép
- *Trình tự trả lương tại công ty:
- Căn cứ vào bảng chấm công để biết thời gian lao động cũng như số ngày công
lao động của người lao động sau đó tại từng phòng ban, tổ nhóm lập bảng thanh
toán tiền lương cho từng người lao động. Ngoài bảng chấm công ra thì các
chứng từ kèm theo là hế số đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ (k), thang
lương, bảng lương, bảng tính phụ cấp,trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động
hoặc công việc hoàn thành
- Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương phụ
cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động
làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời là căn cứ để thống kê
về lao động tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo
từng bộ phận ( phòng,ban, tổ, nhóm) tương ứng với bảng chấm công.
- Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như: bảng
chấm công, hệ số đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ (k), thang lương, bảng
lương, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công
việc hoàn thành. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán tiền lương
lập bảng thanh toán tiền lương, chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ
lập phiếu chi và phát lương. Bảng này được lưu tại phòng kế toán. Mỗi lần lĩnh
14
lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột“ký nhận” hoặc người nhận hộ
phải ký thay.
- Bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ khác có liên quan, kế toán tiền
lương lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận và các chứng từ tiền
lương liên quan, kế toán tiền lương thanh toán lương, thưởng cho người lao
động.
- Công ty trả lương cho người lao động vào 2 kỳ. Kỳ I tạm ứng vào cuối tháng
(1.000.000/ 1 người) và kỳ II ( thực lĩnh ) vào đầu tháng kế tiếp.

- Dựa trên các hình thức tiền lương mà công ty áp dụng, công ty có 2 hình thức
trả lương cơ bản trả lương theo thời gian cho lao động gián tiếp và trả lương theo
sản phẩm hoàn thành cho lao động trực tiếp. Ngoài ra công ty còn áp dụng hình
thức trả lương khoán.
- * Hình thức tính lương tại công ty.
- Vào đầu năm kế hoạch, kế toán tiền lương xác định quỹ lương cho từng bộ phận
trong công ty. Dựa vào đó từng tháng kế toán tiền lương sẽ chia lương, xác định
lương cho từng nhân viên trong bộ phận.
- Sản xuất chính :
- - Bộ phận bảo vệ: Hưởng lương khoán cả bộ phận là 19.075.000 đồng/ tháng,
228.900.000 đồng/ năm.
- - Phân xưởng sản xuất: Hưởng lương sản phẩm đơn giá là 428.871 đồng/ 1 triệu
nắp với điều kiện kèm theo là phải đảm bảo định mức vật tư và đảm bảo kế
hoạch lợi nhuận sản xuất chính. Kết quả SXKD sản xuất chính cứ giảm 1% lợi
nhuận thì phân xưởng giảm 0.5 tiền lương. Phân xưởng có quỹ lương bổ sung
của những ngày không làm ra sản phẩm được duyệt.
- - Bộ phận quản lý nghiệp vụ: Hưởng lương theo lợi nhuận sau thuế, đơn giá là
628 đồng/ 1000 đồng lợi nhuận sau thuế.
15
Sản xuất phụ:
- - Bộ phận cẩu hàng thuộc dịch vụ cầu cảng: Hưởng lương sản phẩm, đơn giá là
370.100 đồng/ 1 tấn với điều kiện kèm theo là phải đảm bảo định mức vật tư và
đảm bảo kế hoạch lợi nhuận của bộ phận. Kết quả SXKD cứ giảm đi 1% lợi
nhuận thì phân xưởng giảm 0.5 % tiền lương.
- - Bộ phận kinh doanh:Hưởng lương theo lợi nhuận sau thuế, đơn giá là 3000
đồng/ 1000 đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu vượt lợi nhuận kế hoạch, phần chênh
lệch được xác định là lợi nhuận của bộ phận.
- - Thợ điện: Hưởng lương thời gian, suất lương tháng bằng bình quân của bộ
phận nhân với hệ số điều chỉnh được duyệt hàng tháng.
- - Bộ phận dịch vụ ngoài: Là những người lao động trong danh sách của công ty

thừa ra so với định mức lao động, không nghỉ việc, đồng ý làm cho các đơn vị
đang thuê kho bãi trên mặt bằng công ty hưởng thù lao có cả phần BHXH thuộc
trách nhiệm của người sử dụng lao động do đối tác trả
- Công ty đồng ý ký hợp đồng với đối tác, nhận toàn bộ tiền thù lao do đối tác trả
theo hợp đồng, ghi doanh thu, lập Bảng thanh toán lương hàng tháng chi trả cho
người lao động và trích nộp BHXH theo luật định, bảo đảm cân đối thu chi,
không thu bất cứ khoản phí gì.
- Thù lao không tính trong quỹ lương.Công việc vận chuyển bốc xếp vật tư hàng
hóa, gia công vật liệu không tính trong định mức lao động cho nên tiền thù lao
công việc nói trên được xác định theo khối lượng công việc thực tế phát sinh và
hạch toán vào chi phí sản xuất, không tính trong quỹ tiền lương.
- * Hình thức trả lương của công ty.
1. LƯƠNG THỜI GIAN:
Tiền lương được trả căn cứ vào thời gian làm việc.
Cách tính lương thời gian thuần:
Lương thời gian (Ltg) = Mức lương (ML) / Công chuẩn (C) * Số ngày
công làm việc (NC)
Cách tính lương thời gian theo hệ số điều chỉnh:
16
Lương thời gian theo hiệu quả cv (LtgH) = Mức lương (ML) / công
chuẩn (C) * Số ngày làm việc (NC)

* Hệ số điều chỉnh (HSĐCi)
** Một số điều lưu ý:
– Luật quy định kỷ luật đi trễ về sớm bằng các hình thức như sau:
khiển trách, nhắc nhở (miệng hoặc văn bản)
– Công ty không được dùng phương pháp trừ lương hoặc phạt về mặt
vật chất của người lao động.
2. LƯƠNG SẢN PHẨM:
Tiền lương được trả trên cơ sở số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm

được tạo ra.
Lương sản phẩm thuần: LSPi = ĐGi * Qi
Lương sản phẩm theo hệ số điều chỉnh: LSPi = ĐGi * Qi * HSĐCi
Trong đó:
– LSPi: Lương sản phẩm i
– Qi: Sản lượng sản phẩm i
– ĐGi: Đơn giá sản phẩm i
– HSĐCi: Hệ số điều chỉnh chất lượng SP i
Xác định sản lượng định mức (Qi) và Đơn giá lương sản phẩm (ĐGi)
– Sản lượng định mức: Thông qua định mức lao động, xác định thời
gian hoàn thành một sản phẩm
Công thức tính sản lượng định mức:
Sản lượng định mức (Qi) = Ngày công chuẩn (C) * 8 / Thời gian hoàn
thành một SP
– Đơn giá lương sản phẩm:
Đơn giá lương SP (ĐGi) = Mức lương tháng (ML) / Sản lượng định
mức tháng (Qi)
Các phương pháp phân phối lương sản phẩm tập thể (theo hệ số):
– Phương pháp 1: Phân phối theo mực độ phức tạp công việc cá nhân
17
– Phương pháp 2: Phân phối theo mực độ phức và ngày công làm việc
cá nhân
– Phương pháp 3: Phân phối theo mức độ phức tạp – ngày công &
hiệu quả lao động.
Những yêu cầu cần thiết để áp dụng hiệu quả phương pháp trả lương theo
sản phẩm:
• Đối với Q:
– Phải hoàn thiện công tác nghiệm thu, thống kê sản lượng
– Phải hoàn thiện công tác kiểm tra chất lượng (KCS)
– Kiểm soát được hiệu suất hoạt động máy móc thiết bị

• Đối với ĐG:
– Có phương pháp xác định đơn giá công bằng, hợp lý
– Xác định định mức lao động chính xác trên cơ sở năng suất lao
động bình quân tiên tiến
– Kiểm soát được quỹ lương sản phẩm
Quy trình tính lương sản phẩm:
– Bước 1: Xác định quỹ lương sản phẩm danh nghĩa (cá nhân hoặc tập
thể)
– Bước 2: Xác định định mức lao động
– Bước 3: Tính đơn giá tiền lương (cá nhân hoặc tập thể)
– Bước 4: Tổng hợp số liệu sản lượng, chất lượng SP
– Bước 5: Tính toán hệ số điều chỉnh
– Bước 6: Tính lương sản phẩm/tổng quỹ lương sản phẩm tập thể thực
tế trong tháng
– Bước 7: Phân chia quỹ lương theo hệ số.
3. LƯƠNG KHOÁN:
Khái niệm: Là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối
lượng công việc theo đúng chất lượng được giao.
Công thức: TL = MLK * H
Trong đó:
18
– MLK: Mức lương khoán
– H: Tỷ lệ % hoàn thành công việc
. LƯƠNG /THƯỞNG THEO DOANH THU:
Khái niệm: là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ
thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách
lương/thưởng doanh số của công ty.
Điều kiện áp dụng:
– Áp dụng cho những bộ phận có liên quan trực tiếp đến doanh thu
– Áp dụng cho những lao động mang tính chất kinh doanh, dịch vụ tổng

hợp, NV bán hàng
– Để áp dụng tốt lương doanh số thì phải xác định được doanh số mục tiêu.
Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:
– Lương/thưởng doanh số cá nhân
– Lương/thưởng doanh số nhóm
– Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,…
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN
LƯƠNG
Chứng từ sử dụng
Công ty sử dụng các chứng từ sau để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương:
19
- Bảng chấm công;
- Bảng thanh toán tiền lương;
- Bảng tổng hợp tiền lương, thù lao;
- Sổ chi tiết tài khỏan 334, 3382, 3383, ;
- Bảng kê số 4; số 5;
- Nhật ký chứng từ số 7;
- Sổ cái tài khoản 334, 338.
Tài khoản sử dụng.
Để tổ chức công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử
dụng TK 334; 338.
* TK 334 “ Phải trả người lao động”: dùng để phản ánh tình hình thanh toán với người
lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các
khoản khác thuộc về thu nhập của họ.
• TK 338 “ Phải trả, phải nộp khác”: dùng để phản ánh tình hình trích nộp và sử dụng
kinh phí công đoàn , bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
• Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương.
• Hạch toán chi tiết tiền lương.
Căn cứ vào bảng chấm công để biết thời gian lao động cũng như số ngày công lao động

của người lao động sau đó tại từng phòng ban, tổ nhóm lập bảng thanh toán tiền lương
cho từng người lao động. Ngoài bảng chấm công ra thì các chứng từ kèm theo là hệ số
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ (k), thang lương, bảng lương, bảng tính phụ
cấp,trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc hoàn thành.
Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như: bảng chấm công,
hệ số đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ (k), thang lương, bảng lương, bảng tính phụ
cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc hoàn thành. Căn cứ vào
các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương,
chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Bảng này
20
được lưu tại phòng kế toán. Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột
“ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.
Ví dụ: Bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương của một số bộ phận trong công ty
tháng 10 năm 2013:
CÔNG TY VT3 .
21
BẢNG CHẤM CÔNG
Bộ phận: Bảo vệ. Tháng 10 năm 2013.
( Trích )
(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Công ty)
STT
Họ và
tên
Ngày trong tháng
Tổng hợp
công trong
tháng
1
Đào
Đình

Chiến
S C Đ S C Đ S S C Đ S Đ C S S C Đ S C Đ S C Đ Đ S S C C 28 …
2
Nguyễn
Khánh
S S Đ C S C C Đ S C S S Đ C S Đ Đ Đ S S C Đ S Đ S Đ S S 28 …
3
Nguyễn
Văn
Thực
C C C C C Đ Đ C Đ C S Đ C S Đ S S S Đ Đ C Đ Đ C C C Đ Đ 28 …
4
Nguyễn
Văn
Hưng
C Đ C Đ Đ C C S S Đ C Đ C S Đ C S Đ S S S Đ Đ C C C Đ Đ 28 …
5
Đinh
Văn
Huân
S S S S Đ S S C C S S S S S Đ C C 17 …
6
Nguyễn
Sĩ Hà
Đ Đ Đ S S C Đ Đ C S C Đ C S Đ C Đ C C C Đ Đ C C C S Đ C Đ C 28 …
22
7
Bùi
Văn
Chí

Đ S C Đ Đ S S S Đ C Đ C Đ C S Đ C C C C S S S S C Đ Đ C S 29 …
Công hành chính,k sáng, chiều, đêm: X, S, C, Đ Việc riêng chế độ: R
Nghỉ bù: B Ốm: Ô Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Ngày 31 tháng 10 năm 2013
Học tập: H Con ốm: CÔ Trưởng bộ phận Người chấm công.
Công tác: CT Công khoán: K
Ngày lễ: L Nghỉ ngừng việc: N
23
BẢNG CHẤM CÔNG
Bộ phận: Phòng kế hoạch tổng hợp. Tháng 10 năm 2013.
( Trích )
ST
T
Họ và
tên
Ngày trong tháng
Tổng hợp
công trong
tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

m
th
ực
tế


1
Ph


m
H
ữu

m
x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x
23
c

2 Tr
ần
Th

Ki
m
Lo
x x x x \ C
N

x x x x x \ C
N
x x x x x \ C
N
x x x x x \ C
N
x x x x 23
c

24
an
3
H
à
Th

Gi
an
g
x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x x \
C

N
x x x x
23
c

4

i
Đỗ
Gi
ao
x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x
23
c

5
Ng
uy

ễn

n
Si
nh
x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x
23
c

6
V
ũ
M
ạn
h
H
à
x x x x \

C
N
x x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x x \
C
N
x x x x
23
c

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Công ty)
Công hành chính,k sáng, chiều, đêm: X, S, C, Đ Việc riêng chế độ: R
25

×