Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp đang phát triển. Trong đó
ngành chăn nuôi gia cầm từ lâu đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong kinh tế
hộ gia đình của người nông dân. Chăn nuôi gia cầm là một ngành chăn nuôi cho
sản phẩm nhanh, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Một trong những khó khăn gây trở ngại cho việc phát triển đàn gà trong
những cơ sở chăn nuôi tập chung cũng như trong hộ gia đình là dịch bệnh còn
xảy ra khá phổ biến. Trong đó một số bệnh truyền nhiễm gây nhiều thiệt hại
cho đàn gà cao sản đang nuôi thích nghi trong điều kiện sinh thái ở nước ta.
Thực trạng chăn nuôi này đã đặt ra cho ngành thú y rất nhiều vấn đề cần giải
quyết. Một trong những vấn đề mà ngành thú y cần phải quan tâm và giải quyết
một cách triệt để đó là bệnh cầu trùng.
Bệnh cầu trùng có ở nhiều nước trên thế giới và là một bệnh có hầu hết ở
các động vật nuôi. Bệnh do loài đơn bào giống Eimeria ký sinh ở trong niêm
mạc ruột gây ra. Bệnh thường tiến triển âm ỉ làm cho con vật chậm lớn, yếu
sức, dễ mắc các bệnh khác và khi gặp điều kiện thuận lợi bệnh phát thành dịch
giết hại nhiều gia súc, gia cầm.
Việc nghiên cứu cầu trùng Eimeria ký sinh trên đàn gia súc, gia cầm đã
bắt đầu từ thế kỷ XIX nhưng những kết quả đáng kể phải đến thế kỷ XX. Cho
đến nay thì hàng trăm loài cầu trùng đã được phát hiện ký sinh trên nhiều loại
gia súc, gia cầm như trâu, bò, dê, chó, ngựa, vịt, ngan, ngỗng… Tuy nhiên cũng
chỉ có một số loài cầu trùng có ý nghĩa về gây bệnh và dịch tễ học, trong đó cầu
trùng gà (Coccidiosis avium ) được nhắc đến như là một trong những giống
Eimeria gây tác hại lớn nhất trong chăn nuôi. Chính vì thế, chăn nuôi gà càng
phát triển việc quan tâm phòng trừ bệnh cầu trùng ở gà không thể xem nhẹ.
Ở việt nam do khí hậu nóng ẩm mưa nhiều rất thuận lợi cho việc cầu
trùng phát triển. Hơn nữa, các loài cầu trùng Eimeria ở gà là những nguồn bệnh
Trường ĐHNN Hà Nội
1
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
có sức đề kháng mạnh làm cho sức kháng thuốc, quen thuốc của cầu trùng ngày
càng tăng làm cho hiệu quả phòng bệnh cầu trùng giảm sút đòi hỏi phải thay
thuốc sử dụng liên tục. …
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Điều tra tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà nuôi tại công ty TNHH
thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Đạt và so sánh hiệu lực của một số
thuốc”
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
1. Xác định tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà nuôi tại công ty.
2.Xác định sự biến động noãn nang trên đàn gà nuôi tại công ty TNHH
Tiến Đạt, Đông Anh, Hà Nội.
3. Xác định hiệu quả phòng trị một số loại thuốc chống bệnh cầu trùng.
4. Giúp cho công ty đề ra biện pháp phòng trừ bệnh có hiệu quả nhất.
Trường ĐHNN Hà Nội
2
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ BỆNH CẦU TRÙNG
Bệnh cầu trùng là một loại bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm rất nguy
hiểm ở động vật nuôi thuần chủng, hoang thú và con người do một nhóm
nguyên sinh đơn bào ngành Protozoa, lớp Sporozoa, bộ Coccidae, chủng
Eimeria, hai giống Eimeria và Isospora. Bộ nguyên sinh động vật Coccidae
được liệt vào những kí sinh trùng phổ biến khá rộng rãi trong tự nhiên. Ở gia
súc gia cầm, hoang thú và người, cầu trùng đã gây nên tổn thất lớn về kinh tế.
Trong ngành chăn nuôi, bệnh cầu trùng gia cầm được các nhà khoa học nghiên
cứu từ rất lâu về các mặt: căn nguyên gây bệnh, đặc điểm dịch tễ, thuốc phòng
trị…
2.1.1. Căn bệnh
Cho đến ngày nay những nghiên cứu về cầu trùng đã được nhiều tác giả
công bố và phần lớn những công trình này được thực hiện ở nước ngoài. Các
công trình nghiên cứu của Rivelta (1863), Eimer (1870), Leuc Kart (1879),
Zublin (1906), Pocne (1913), Bruce (1912)…., đã tìm thấy những loài cầu trùng
khác nhau. Các tác giả cũng khẳng định tất cả các loài cầu trùng gây bệnh cho
động vật nuôi, động vật hoang dã và người đều do một loại nguyên sinh động
vật sinh sản theo bào tử thuộc ngành Potozoa, lớp Sporozoa, bộ Coccidae, họ
Eimeriidae. Bộ này có 2 giống chính liên quan đến thú y và y học là Eimeria và
Iospora.
Ngày nay người ta xác định được hàng trăm loài cầu trùng khác nhau
thuộc giống Eimeria chúng ký sinh và gây bệnh cho những loài động vật khác
nhau. Sự ký sinh của cầu trùng có tính chất riêng biệt, nghiêm ngặt trên mỗi ký
chủ, thậm chí trên mỗi cơ quan, mô bào, tế bào nhất định. Cầu trùng Eimeria có
tính chuyên biệt nghiêm ngặt và chỉ có thể nhiễm vào loại ký chủ mà chúng đã
thích nghi trong quá trình tiến hoá. Ví dụ: các cầu trùng cừu không thể nhiễm
vào bò và các gia súc khác, các cầu trùng thỏ chỉ có thể nhiễm vào ký chủ của
Trường ĐHNN Hà Nội
3
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
nó mà không nhiễm vào các gia súc khác. Tính chuyên biệt nghiêm ngặt của
cầu trùng giống Eimeria biểu hiện không chỉ với ký chủ của chúng mà còn đối
với nơi chúng ký sinh trong cơ thể gia súc. Cụ thể, E.tenella chỉ sống trong
niêm mạc manh tràng gà, E.acervulina trong tá tràng gà, E.bukid nomensis ký
sinh ở niêm mạc ruột non bò trong khi đó E.cylindrica cũng thấy ở những gia
súc trên nhưng chúng chỉ ký sinh trên niêm mạc ruột già, E.stiedae cư trú trong
tế bào biểu bì ống mật thỏ, còn ở ngỗng thì cầu trùng E.trunkata sinh sống ở
màng niêm mạc bể thận bể thận gây ra bệnh cầu trùng niêm mạc ở thận. Mặt
khác, tính chuyên biệt của cầu trùng còn thể hiện ở chỗ nếu ký chủ nuốt phải
noãn nang (Oocyst) mà noãn nang này không thể ký sinh trong ký chủ đó thì
noãn nang này không phát triển và gây bệnh được.
Như vậy, noãn nang sẽ thải ra ngoài môi trường, tiếp tục xâm nhập vào ký
chủ thích hợp và gây bệnh. Như vậy tính chuyên biệt của cầu trùng giống
Eimeria biểu hiện rõ nét và phát sinh trong quá trình thích ứng lâu dài của ký
sinh trùng đối với một ký chủ nhất định cũng như đối với từng cơ quan, từng
mô bào riêng biệt.
*Vị trí cầu trùng trong hệ thống nguyên sinh động vật.
Các loại cầu trùng gây bệnh cho động vật nuôi, động vật hoang dã và
người đều thuộc ngành Protozoa (Goldfuss, 1879), lớp Sporozoa, bộ Coccidae
(Leuc Kart, 1879), họ Eimeriidae (Pocne, 1913). Trong đó có hai giống quan
trọng là Eimeridae và Isospora.
J.K.Prenkei (1974 – 1977) đã phân bộ phụ Eimeridae thành 3 họ với các
giống như sau:
+ Họ Eimeridae .
+ Họ Toxoplama .
+ Họ Sarcocystis .
Trong thú y giống cầu trùng gây bệnh quan trọng nhất là Eimeria nó có
thể gây bệnh cho gia súc, gia cầm.
Trường ĐHNN Hà Nội
4
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
* Phân loại cầu trùng gà
Bệnh cầu trùng là do một loại đơn bào họ Coccidae gây ra và thế bệnh có
tên khoa học là Coccidiosis Avium.Cho đến nay người ta đã phát hiện ra gần 10
loài cầu trùng gây bệnh trên gà, nhưng trong đó có 9 loài đã xác định rõ tên,
kích thước, màu sắc, có khả năng gây bệnh là:
1. Eimeria tenella (Pailliet và Fucet, 1967)
Là loại cầu trùng manh tràng phổ biến rộng rãi nhất và có tính độc lực
cao. Nang trứng hình bầu dục, bao bọc bởi hai lớp vỏ, có màu xanh nhạt, không
có lỗ noãn, có hạt cực. Kính thước noãn nang là 14,2 – 20 x 9,5 – 24,8 μm. Giai
đoạn sinh sản bào tử của cầu trùng trong những điều kiện thuận lợi có thể tiến
triển từ 18 – 48 giờ.
Thời kỳ cầu trùng phát triển trong cơ thể 10 ngày, cầu trùng bắt đầu thải
nang trứng vào ngày thứ 6, thứ 7 sau khi nhiễm vào cơ thể. Số lượng các noãn
nang thải tối đa trong 3 – 4 ngày đầu. Những ngày tiếp theo cường độ thải cầu
trùng giảm nhiều và đến ngày thứ 10 thì hoàn toàn không thấy chúng nữa. Đôi
khi nang trứng E.tenella được bảo vệ trong manh tràng, từ đó chúng thải ra
ngoài môi trường một thời gian dài tới 5 – 7 tháng. Ở môi trường ngoài, nang
trứng E.tenella khá bền vững, một thời gian dài vẫn giữ được sức sống và khả
năng gây bệnh. Theo N.A.Kolpaxki và P.I.Paskin thì cầu trùng loài này giữ
được khả năng gây bệnh sau khi nằm trong đất suốt năm.
Tính độc đáo của E.tenella là do đặc điểm sinh vật học của loài này, nhờ
cư trú chủ yếu ở một bộ phận của ruột có tầm quan trọng về mặt sinh lý manh
tràng, chúng gây tổn thương rất nặng ở bộ phận này. Các giai đoạn phát triển
nội sinh, nhất là các thể phân lập đời II, khi phát hiện một số lượng lớn trong
vách ruột sẽ phá huỷ màng niêm mạc gây chảy máu. Dưới lớp niêm mạc, xoang
ruột chứa đầy những tế bào biểu bì bị phá hoại, những yếu tố hữu hình của máu
và những dạng cầu trùng ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Do tổn
thương nhiều đám lớn trong ruột nên chức năng tiêu hoá bị rối loạn. Màng niêm
mạc bị tổn thương là điều kiện để các vi khuẩn, các độc tố tạo ra khi phân huỷ
các chất chứa trong manh tràng xâm nhập vào cơ thể.
Trường ĐHNN Hà Nội
5
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
2. Eimeria acervulina (Tyzzer, 1929)
Là loài cầu trùng độc lực yếu và chỉ gây bệnh cho gà con khi nhiễm cho
chúng một liều lớn nang trứng. Thời kỳ phát triển nội sinh chủ yếu trong tá
tràng và gây quá trình viêm ác tính. Các noãn nang có hình quả trứng gà hoặc
hình ovan. Đầu nhỏ của noãn nang có 1 Micropil, đầu to có nhân phân cực, vỏ
bọc nhẵn, kích thước của noãn nang là 17,7 – 20,2 x 13,7 – 16,3μm. Thời gian
hình thành bào tử nang ở môi trường bên ngoài là 24 giờ. E. acrvulina ký sinh
tại vùng tá tràng và rất ít khi ở ruột non (ionum).
3. Eimeria maxima (Tyzzer, 1929)
Là loại cầu trùng độc lực cao nhưng khả năng gây bệnh thấp hơn
E.tenella và E.necatrix. Noãn nang cũng có hình quả trứng hoặc hình ovan. Vỏ
bọc xù xì, màu nâu nhạt.Tại đầu nhỏ của noãn nang có 1 micropil và dưới nó là
nhân phân nhạt. kích thước của noãn nang là 24,4 – 42,5 x 16,5- 29,8μm tức là
loại noãn nang lớn. Thời gian hình thành bào tử nang ở môi trường bên ngoài
cơ thể là 48 giờ. Trong cơ thể chúng ký sinh không những trong tế bào biểu bì
bề mặt niêm mạc mà còn trong các lớp sâu của Mucose thuộc đoạn tá tràng và
dưới đoạn tá tràng (ioum). thời kỳ phát bệnh thay đổi từ 10 ngày tới 2 – 3 ngày.
4. Eimeria mitis (Tyzzer, 1929)
Là loài có độc lực yếu. Noãn nang có dạng hình tròn, vỏ bọc không màu,
không nhân phân hạt. Kích thước nhỏ:11,0 – 19,0 x 10 – 17,1μm. Thời gian
hình thành bào tử nang trong môi trường bên ngoài là 48 giờ. Chủng cầu trùng
này ký sinh trong tá tràng và ruột non dưới tá tràng (ioum).
5. Eimeria necastrix (Horton Smith, 1996)
Là loài cầu trùng có độc lực cao nhưng mức độ phổ biến và khả năng gây
bệnh của nó thấp hơn E.tenella. Nang trứng hình bầu dục, không có màu, kích
thước 13 – 20 x 13,1 – 18,3μm. Noãn nang không có lỗ noãn, ở 1 trong 2 đầu
chúng có hạt cực, thời gian sinh sản bào tử dưới 48 giờ. Thời kỳ xâm nhập vào
trong cơ thể là 138 – 140 giờ. Gà con 2 – 5 tuần tuổi cảm thụ mạnh nhất với
loại cầu trùng này. Thời gian phát bệnh là 12 ngày. Nang trứng sau một lần
nhiễm vào cơ thể thì có thể được thải ra một thời gian dài hơn. Quá trình phát
Trường ĐHNN Hà Nội
6
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
triển nội sinh ở giữa ruột non và gây ra bệnh cầu trùng ác tính thể ruột với tỷ lệ
chết cao vào ngày thứ 5, thứ 7 sau khi nhiễm bệnh.
6. Eimeria praecocx (Johnson,1930)
Loài này độc lực yếu. Noãn nang có hình trái xoan,vỏ cứng không màu.
Nhân phân cực nằm ở một bên cạnh hoặc xen kẽ giữa các nguyên bào tử. Kích
thước nhỏ: 16,6 – 27,7 x 14,8 – 19,4μm. Thời gian tạo thành bào tử nang là 24
– 36 giờ. Cầu trùng này khu trú ở ruột non.
7. Eimeria hagani (Levine, 1942)
Loài này có độc lực yếu. nang trứng hình bầu dục, kích thước 15,8 –
29,9 x 14,3 – 29,5μm. Thời gian thành thục là 48 giờ, noãn nang không có lỗ
noãn. Phát triển nội sinh chủ yếu trong tá tràng và nhiễm vào biểu bì. Khi biến
động noãn nang mạnh, niêm mạc có thể có những tổn thương sâu hơn. Các cầu
trùng sau khi nhiễm một lần vào cơ thể phải gần 8 ngày mới được thải ra.
8. Eimeria brunette (Johnson, 1930)
Là loài cầu trùng có độc lực cao như E.tenella và E.necatrix. Nang trứng
hình bầu dục, không màu, kích thước 20,7 -30,3 x 18,1 -24, 2μm. Noãn nang
không có lỗ noãn, bên trong có thể thấy một hay một số hạt cực. Thời gian sinh
sản bào tử luôn ổn định 24 giờ. Loài cầu trùng này thường ký sinh ở ruột già,
đôi khi phần cuối ruột non, trực tràng và lỗ huyệt. Sau khi gây bệnh một lần cầu
trùng thải ra trong vòng 10 ngày hay hơn nữa.
9. Eimeria mivati (Edgar và Seibold, 1964)
Nang trứng hình trứng, không có màu, kích thước 10,7 – 20 x 10,1 –
15,3μm. Noãn nang có lỗ noãn, có hạt cực. Thời gian sinh bào tử là 18 – 24 giờ.
Thời kỳ phát triển nội sinh của cầu trùng gây tổn thương tế bào biểu bì nhung
mao hay những khe hốc trên suốt phần ruột non. Thời kỳ phát bệnh là 12 này.
2.1.2. Vòng đời
Sự lưu truyền rộng khắp của cầu trùng trên hành tinh chúng ta là nhờ vào
cấu trúc và vòng đời phức tạp cũng như khả năng thích nghi nhanh để tiếp tục
phát triển, tồn tại lâu trong thiên nhiên.
Trường ĐHNN Hà Nội
7
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
Vòng đời của cầu trùng giống Eimeria đặc trưng bằng 3 giai đoạn phát
triển.
- Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogony)
- Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogonia)
- Giai đoạn sinh sản bào tử (Sprogonia)
Quá trình phát triển của cầu trùng gồm có 2 giai đoạn 1 và 2 xảy ra ngay
trong các tế bào ký chủ (chu kỳ nội sinh – Endogen). Còn giai đoạn 3 là ở ngoài
cơ thể (giai đoạn ngoại sinh – Exogen).
Khi gà ăn phải nang bào tử của cầu trùng có trong thức ăn nước uống bị
nhiễm từ nền chuồng vào. Ở trong đường tiêu hoá, dưới tác dụng của các dung
dịch men tiêu hoá, màng bao bọc ngoài của các noãn nang bị phân huỷ và giải
phóng các bào tử vào khoang ruột. Tuỳ thuộc vào từng loài bào tử thích nghi ở
những phần cuối ruột khác nhau của đường tiêu hoá. Ở đó các bào tử xâm nhập
vào các tế bào biểu mô của thành ruột. Bào tử phát triển hay còn gọi là trưởng
thành làm đầy tế bào và dẫn đến sự phân chia thành nhiều phần nhỏ trong tế
bào.
Trong giai đoạn phân chia, nhân của tế bào được chia thành một số phần
và mỗi phần nhận được một tế bào chất.
Sau khi kết thúc một lần phân chia, các bào tử được giải phóng ra với
dạng hình thoi có thể bám vào tế bào ký chủ hoặc xâm nhập vào các tế bào
khác và tiếp tục một quá trình phân chia của thế hệ thứ hai. Quá trình phân chia
tiếp tục một vài thế hệ tiếp sau. Kết quả làm cho các tế bào biểu mô ở đường
tiêu hoá bị phá huỷ gây xuất huyết biểu hiện ra ngoài là phân đỏ có máu.
Trong quá trình phân chia và phát triển có một số chuyển thành tế bào
đực và tế bào cái. Tiếp sau đó là một quá trình sinh sản hữu tính bắt đầu.Trong
quá trình phát triển những thể chưa thành thục về tính được gọi là giao tử.
Những giao tử đực phân chia thành một số lượng lớn các giao tử con linh động.
Trong khi đó sự phát triển của các giao tử cái lớn dần thành những giao tử cái
riêng lẻ, kết quả hợp thành hợp tử.Hợp tử này sẽ được bao bởi một lớp màng và
trở thành noãn nang. Noãn nang được bài tiết ra ngoài theo phân và thành dạng
Trường ĐHNN Hà Nội
8
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
nguyên bào tử. Các nguyên bào tử nếu lây nhiễm vào thức ăn nước uống rồi đi
vào cơ thể theo đường tiêu hoá. Ở đó nó được phân chia thành các kén bào tử.
Trong loài Eimeria noãn nang trưởng thành chứa 4 kén bào tử và mỗi kén bào
tử có 2 hạt bào tử.
Các nang trứng khi ra khỏi cơ thể ký chủ cùng với phân, nó phát triển ở
môi trường bên ngoài. Quá trình này gọi là quá trình sinh sản bào tử.
Theo Williams, R.B (1991), noãn nang ở môi trường ngoài khi có những
điều kiện nhất định (nhiệt độ, độ ẩm. ôxy) tế bào chất của nang trứng đầy lên
thành dạng hình cầu và bắt đầu phân chia thành 4 nguyên bào tử, xung quanh
mỗi một nguyên bào tử hình thành màng và nguyên bào tử biến thành túi bào
tử. Bên trong túi bào tử hình thành lưỡi liềm, tức là các thể bào tử và túi bào tử
biến thành bào tử. Lúc này nang trứng (Oocyst) được gọi là nang trứng thành
thục. Ở đây nó kết thúc giai đoạn sinh sản bào tử. Khi noãn nang (Oocyst) vào
cơ thể ký chủ qua thức ăn, nước uống, dưới tác dụng của dịch tiêu hoá vỏ noãn
nang được vỡ ra và giải phóng ra các bào tử thể, chúng xâm nhập vào các tế
bào biểu bì ruột…Và rồi chu kỳ sinh sản cứ thế tiếp diễn.
Sự phát triển của nang trứng (Oocyst) ở môi trường bên ngoài phụ thuộc
vào các yếu tố ngoại cảnh nhất là điều kiện nhiệt độ, độ ẩm. Cho nên thời gian
phát triển của noãn nang ở các loài cầu trùng khác nhau thì thời gian sản sinh
bào tử cũng khác nhau. Đó là đặc điểm vô cùng quan trọng trong phân loại cầu
trùng.
Thời gian xâm nhập của cầu trùng diễn ra rất nhanh. Ở mỹ, bằng thí
nghiệm của Mokher (1939) trên E.acervulina cho thấy là 1 giờ 30 phút sau khi
vật chủ nuốt noãn nang vào, các bào tử được giải phóng ra trong tá tràng, 54
giờ sau khi nhiễm chúng đã có trong tế bào biểu bì ruột. Sau đó 16 giờ bắt đầu
nhân lên, 3 ngày sau khi xâm nhập vào, thế hệ thứ hai đã xâm nhập vào tế bào
biểu bì mới.
Vì vậy trong công tác phòng trị phải đặc biệt quan tâm cắt đứt vòng đời
phát triển của cầu trùng để giảm thiệt hại do bệnh gây nên.
Trường ĐHNN Hà Nội
9
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
2.1.3. Đặc điểm dịch tễ học bệnh cầu trùng gia cầm
Bệnh cầu trùng gà rất phổ biến, hầu như không có đàn gà nào không bị
nhiễm một trong các chủng Eimeria. Bệnh chủ yếu xảy ra đối với gà con, gà dò,
gà mới trưởng thành. Gà ốm và gà khỏi bệnh nhưng mang trùng là nguồn bệnh
tiềm tàng lâu dài, nguy hiểm nhất, các yếu tố vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi
dưỡng kém, thiếu các vitamin, nguyên tố vi lượng, đặc biệt nuôi chung gà con
với gà lớn sẽ thúc đẩy bệnh càng ngày càng nặng nề. Bệnh bùng nổ triền miên
và kéo dài. Chuột, chó, mèo, chim sẻ và một số côn trùng có thể mang bệnh từ
đàn này sang đàn khác, từ chuồng này sang chuồng khác.
Ngoài môi trường thiên nhiên bào tử mang cầu trùng tồn tại rất lâu. Theo
Kogan (1959) chúng có thể giữ được khả năng gây bệnh sau 5 tháng. Đem sấy
khô ở nhiệt độ 40
o
C sau 4 ngày, giữ trong điều kiện thiếu không khí được 30
ngày.
Phương thức chủ yếu truyền qua đường miệng.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới nhiễm cầu trùng ở gia cầm
Điều kiện chuồng trại là một khâu quan rọng liên quan đến dịch tễ bệnh
cầu trùng ở gia cầm. Hoàng Thạch (1996), (1997), (1998) khảo sát tỷ lệ nhiễm
cầu trùng ở các phương thức chăn nuôi cũng thu được kết quả: gà nuôi lồng tỷ
lệ nhiễm cầu trùng là 0,37% trong khi đó nuôi nền độn chuồng bằng trấu tỷ lệ
nhiễm là 22,49 – 57,38%. Thực tiễn cho thấy điều kiện chuồng nuôi gà hạn chế
chúng tiếp xúc với phân thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm đi.
Theo Dương Công Thuận, Nguyễn Ngọc Ân (1978) nhận xét: Bệnh cầu
trùng có tính chất lây lan mạnh, đặc biệt ở gà dưới 2 tháng tuổi, cho nên bệnh
này còn được coi như bệnh truyền nhiễm ở gà con từ 10 – 49 tuần tuổi.
Theo Abuladze (1990), Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) cho
thấy bệnh cầu trùng xảy ra ở gà con dưới 3 tháng tuổi, mắc nhiều nhất là gà từ 2
– 8 tuần tuổi trong đó là 3 -4 tuần tuổi mắc nặng nhất và tỷ lệ chết cao nhất.
Theo Lê Văn Năm (2006) gà nhiễm cầu trùng nặng nhất vào giai đoạn 20
– 56 tuần tuổi, nếu không được chữa trị kịp thời đàn gà có thể bị chết đến
100%. Từ những dẫn liệu trên đây cho thấy lứa tuổi là yếu tố liên quan đến mức
Trường ĐHNN Hà Nội
10
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
độ nhiễm cầu trùng ở gà. Vấn đề này cần vận dụng phòng đón trước những lứa
tuổi bị nhiễm cao.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), gia cầm nuôi nhốt chật chội,
ẩm độ môi trường cao, thức ăn không đủ dinh dưỡng, chăm sóc kém đều ảnh
hưởng tới mức độ nhiễm cầu trùng, ẩm độ môi trường cao, nhiệt độ thay đổi đột
ngột là điều kiện thuận lợi cho cầu trùng phát triển.
Bệnh cầu trùng thường xảy ra vào mùa xuân và hè, bệnh có thể phát ra ở
bất cứ thời gian nào ở những trại gà lớn, khi nuôi nhiều, chuồng trại chật, chưa
kịp phân chia ô chuồng, chất thải quá nhiều chưa kịp thay đổi chất độn chuồng,
độ ẩm trong chuồng nuôi tăng nhanh.
Số liệu điều tra của bộ môn thú y thuộc Trung tâm nghiên cứu gia cầm
Trung Ương năm 1986 -1988 cho thấy:
Mùa Xuân Hè Đông
Tỷ lệ (%) 30,6 12,14 7,25
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), thì nguồn bệnh là
những gia cầm ốm hoặc những gia cầm mắc bệnh ở thể ẩn. Từ quan điểm đánh
giá cao khả năng truyền lây từ nguồn bệnh là gà mắc bệnh ở thể ẩn (ở gà lớn) là
nguồn bệnh tiềm tàng nguy hiểm.
Tác giả Lê Văn Năm (2006) nhấn mạnh: tuyệt đối không nuôi chung gà
con với gà lớn. Sự lây truyền thông qua thức ăn, nước uống, máng ăn, máng
uống, chất độn chuồng, độ dày của chất độn chuồng, các dụng cụ chăn nuôi,
mật độ trong không gian chuồng nuôi, độ ẩm của nền chuồng, độ ẩm không khí,
thức ăn không đủ chất dinh dưỡng… đều có ý nghĩa lớn trong lây lan bệnh cầu
trùng (Peter Long, Leid W. Wedeolm, 1982).
Đường nhiễm bệnh, là do gà nuốt phải noãn nang của cầu trùng có sức
gây nhiễm
* Sức đề kháng
Trường ĐHNN Hà Nội
11
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
Sở dĩ cầu trùng phổ biến rộng rãi là do sức đề kháng của cầu trùng rất
cao. Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) thì noãn nang bị hút vào trong
bụng rồi vẫn có khả năng gây bệnh trong vòng 24 giờ. Trong đất ẩm cầu trùng
có sống được 4 -5 năm (Charles,1967). Noãn nang vẫn tiếp tục sinh sản bào tử
sau nhiều ngày tiếp súc với dung dịch KMnO
4
0,1%, formol 5%, CuSO
4
5%,
H
2
SO
4
10%, HCl 10% (Pernard, 1925). Các tác giả Reley (1933), Stotis và
Meynhofer (1978), Goodrich (1944) nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố ngoại
cảnh tới sự phát triển của các noãn nang như sau: noãn nang có sức đề kháng
cao đối với nhiều loại hoá chất, chất sát trùng nhưng noãn nang không có khả
năng phát triển trong điều kiện khô và nhiệt độ cao. Về mặt nhiệt độ, sự phân
chia noãn nang thực hiện giữa 0
o
C và 38
o
C,nhiệt độ thích hợp nhất là 25 – 30
o
C.
Ở 0
o
C nang trứng bảo tồn tối đa là 2 tháng, để vào nhiệt độ thích hợp chúng lại
phân chia.
Palimpsestor và Litvis (1958) cho biết: noãn nang cầu trùng tồn tại trong
đất tốt nhất là ở độ sâu 5 – 7cm, noãn nang chết dưới tác dụng của các huyễn
dịch Formol, dầu hoả, Xalixin - Nhựa thông, Formol - Nhựa thông với nồng độ
5 -10%, ở nhiệt độ 40 – 45
o
C noãn nang bị chết đi bởi dung dịch Creolin 5%.
Noãn nang đó là noãn nang non và thành thục sau 20 - 30 giây, noãn nang chết
ngay tức khắc trong nước nóng 80
o
C.
Ngoài tự nhiên, noãn nang tồn tại rất lâu. Theo Kogan (1959) chúng có
thể giữ được khả năng gây bệnh sau 5 tháng. Đem sấy khô ở nhiệt độ 40
o
C sau
4 ngày , giữ trong điều kiện thiếu không khí được 30 ngày.
* Gây nhiễm nhân tạo
Shirley (1995) đã làm thí nghiệm gây bệnh nhân tạo trên gà và theo dõi
thời gian thải noãn nang theo phân, ông cho biết:
E.tenella gây nhiễm bằng 500 đến 2.000 noãn nang/ gà, phát hiện noãn
nang trong phân sau đó 5 đến 6 ngày.
E.maxima gây nhiễm bằng 500 đến 2.000 noãn nang/ gà, phát hiện noãn
nang trong phân sau đó 6 đến 8 ngày.
Trường ĐHNN Hà Nội
12
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
E.acervulia gây nhiễm bằng 1.000 đến 10.000 noãn nang / gà, phát hiện
noãn nang trong phân sau đó 5 đến 6 ngày.
E.mitis gây nhiễm bằng 500 đến 10.000 noãn nang/ gà, phát hiện noãn
nang trong phân sau đó 5 đến 6 ngày.
E.brunetti gây nhiễm bằng 500 đến 2.000 noãn nang/gà, phát hiện noãn
nang trong phân sau đó 6 đến 8 ngày.
E.necatrix gây nhiễm bằng 6.000 đến 8.000 noãn nang/gà, phát hiện noãn
nang trong phân sau đó 6 đến 9 ngày.
2.1.4. Sinh bệnh học
Vấn đề sinh bệnh học đã có rất nhiều tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về
nhiều mặt khác nhau của quá trình sinh bệnh do cầu trùng gây ra trong cơ thể gà.
Quá trình sinh bệnh trước hết được hình thành từ những tác động trực
tiếp của mầm bệnh, các giai đoạn phát triển nội sinh của cầu trùng ở trong cơ
thể gà, đồng thời từ cả những yếu tố thứ phát do tác động của các yếu tố trên.
Cầu trùng xâm nhập vào cơ thể gà theo đường tiêu hoá. Nhờ khả năng
sinh sản to lớn mà cầu trùng đều gây ra tổn thương lan tràn trên mặt niêm mạc
ruột gà. Từ đó một số lượng lớn tế bào biểu bì, lớp niêm mạc, các mạch quản,
thần kinh bị huỷ hoại là điều kiện thuận lợi cho các hệ vi sinh vật khác nhau
phát triển và xâm nhập vào cơ thể gà. Nói một cách khác, niêm mạc ruột bị tổn
thương là điều kiện lý tưởng để các bệnh khác phát triển, cụ thể như: bệnh do
E.coli, bệnh bạch lỵ và phó thương hàn ,CRD, tụ huyết trùng, Gumboro,
Newcastle, Marek…
Theo các tác giả Varga istvant (1986), Kobulej T (1972), Phan Lục
(1997), cầu ký sinh ở ruột và phá huỷ bề mặt niêm mạc ruột nên nhiều đoạn
ruột không còn chức năng tham gia vào quá trình tiêu hoá làm cho gà bị đói dai
dẳng dẫn tới ngưng đọng và phù nề các cơ quan mô bào khác. Vì vậy, quá trình
sinh bệnh thường làm loãng máu, giảm bạch cầu, mạch đập chậm.
Một biến đổi có ý nghĩa to lớn trong quá trình sinh bệnh cầu trùng đó là
sự rối loạn trao đổi nước. Nguyên nhân chính là do các thể sản sinh của cầu
trùng và hệ vi khuẩn có trong đường ruột xâm nhập tấn công các tế bào ruột gây
Trường ĐHNN Hà Nội
13
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
viêm, gây rối loạn chức năng hấp thụ và vận động của ruột dẫn tới ỉa chảy. Quá
trình viêm càng tăng dịch phân tiết càng nhiều, mất cân bằng nước càng trầm
trọng. Biểu hiện lâm sàng: gà rất khát nước. Nếu mất 10 – 15% lượng nước
trong cơ thể gà sẽ bị chết.
2.1.5. Triệu trứng
Đối với gà bệnh thường xảy ra ở những đàn độ tuổi 10 – 90 ngày tuổi.
Nhưng nặng nhất là ở gà con từ 18 - 45 ngày tuổi . Thời gian ủ bệnh ngắn: 4 – 7
ngày, phụ thuộc vào chủng loại cầu trùng , nơi khu trú và mức độ nhiễm bệnh,
số lượng căn nguyên xâm nhập vào cơ thể và tình trạng chung sức khỏe đàn
gà.Bệnh có 3 thể biểu hiện: Cấp tính, mãn tính, và không có triệu trứng lâm
sàng (mang trùng).
* Thể cấp tính
Bệnh chủ yếu xảy ra ở gà con. Thời gian phát bệnh nhanh, những triệu
trứng lâm sàng điển hình là: Gà ủ rũ, lười đi lại, nằm hoặc đứng một chỗ. Khi
gà đứng đầu thường ngoẹo sang một bên, mắt nhắm nghiền, hai cánh sã xuống
tận sàn nền chuồng, lông xù (gà khoác áo tơi). Gà kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn,
nhưng lại uống nước nhiều (khát nước). Lúc đầu mới phát bệnh gà ỉa khó, có
biểu hiện táo bón, sau mấy tiếng thì gà ỉa chảy toàn nước. Phân sống lúc đầu có
nhầy màu nâu vàng, sau chuyển thành sáp nâu, cuối cùng có lẫn máu. Đặc biệt
khi gà bị nhiễm chủng Eimeria tenella thì ở một số gà hậu môn chảy ra máu
tươi. Đôi khi còn quan sát thấy các biểu hiện triệu chứng thần kinh như liệt và
bán liệt chân hoặc cánh hoặc nằm tụ đống tại một góc chuồng kêu khác lạ
nhưng lại rất đặc trưng. Thể cấp tính xảy ra hết sức nhanh chóng và chỉ kéo dài
2 – 3 ngày, ít khi sau 7 – 8 ngày gà bị chết nếu không có sự can thiệp thuốc kịp
thời. Qua nhiều lần thí nghiệm khẳng định tỷ lệ chết do cầu trùng có thể lên tới
90 – 95%, thậm chí toàn bộ số gà thí nghiệm chết nếu không can thiệp điều trị.
* Thể mãn tính
Bệnh thường quan sát thấy ở gà lớn tuổi hơn từ 45 – 90 ngày tuổi. Cùng
với các triệu chứng đã mô tả ở thể cấp nhưng mức độ biểu hiên nhẹ hơn, thời
gian ốm kéo dài hơn, 7 – 15 ngày tỷ lệ chết thấy khoảng 25 – 45%.
Trường ĐHNN Hà Nội
14
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
* Thể không có triệu chứng lâm sàng
Theo nhiều tác giả thì đây là thể mang trùng của những gà lớn đã trưởng
thành. Khi quan sát bề ngoài gà hoàn toàn khoẻ mạnh, ăn uống, đi lại bình
thường. Triệu chứng lâm sàng duy nhất là đôi khi gà bị ỉa chảy, tỷ lệ đẻ không
đều, năng suất trứng giảm 12- 25%. Khi xét nghiệm phân gà thấy có rất nhiều
noãn nang cầu trùng.
2.1.6. Bệnh tích
Bệnh tích biểu hiện ở thể dưới cấp hoặc mãn tính thì xác gà ướt xung
quanh lỗ huyệt bẩn đầy phân gà chết rất gầy và thiếu máu. Gà bị bệnh cầu trùng
dù ở hai thể này thì bệnh tích cũng tập chung chủ yếu ở đường ruột. Phụ thuộc
vào chủng loại cầu trùng để có các vùng ruột khác nhau có biến đổi đặc trưng:
Ruột thừa (ruột mù) phình to, chứa nhiều phân lẫn máu, đôi khi là máu
hoàn toàn. Niêm mạc ruột thừa bị viêm xuất huyết rất nặng.
Niêm mạc ruột non dày lên và quan sát thấy vô số điểm xuất huyết. Khi
bị kế phát bởi E.coli 078 thì cả ruột non phình rất to chứa nhiều hơi, phân lẫn
máu. Nhìn từ ngoài vào ngay sau khi mổ bụng gà (chưa mổ ruột) ta đã thấy
ngay qua màng ruột thấy vô số nốt đỏ nốt trắng. Nốt đỏ là điểm xuất huyết, nốt
trắng là các tụ điểm tăng sinh của tế bào bị nhiễm các thể phân lập và có rất
nhiều căn nguyên tập chung tại đây.
Khi chúng ta mổ những đoạn ruột có những biến đổi nói trên ta thấy:
Phân gà sống, lẫn máu hoặc phân gà và niêm mạc ruột có màu nâu nhạt, đặc
biệt rõ nhất là ở ruột già. Các biến đổi khác của cơ thể thuộc về tình trạng còi
cọc và thiếu máu.
2.1.7. Chẩn đoán
Có 4 phương pháp chẩn đoán bệnh:
- Dịch tễ: Gà bị ốm thường sau 10 – 14 ngày tuổi và bệnh nặng nhất từ
18 – 45 ngày tuổi, từ 45 – 90 ngày luôn ở thể mãn tính, sau 90 ngày là thể mang
trùng.
- Lâm sàng: Bệnh với những triệu trứng lâm sàng điển hình như đã mô tả
ở trên cho phép chúng ta có cơ sở nghi đó là bệnh cầu trùng.
Trường ĐHNN Hà Nội
15
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
- Mổ khám bệnh tích .
- Xét nghiệm phân: Phương pháp xét nghiệm phân dùng chủ yếu vào
mục đích khẳng định bệnh và phân loại chủng cầu trùng.
Phương pháp dùng để xét nghiệm phân phổ biến nhất vẫn là phương pháp
của Fuleborn và Darling.
2.1.8. Phòng và trị bệnh
* Trị bệnh
Ở nước ta khi có ngành chăn nuôi gà công nghiệp (1969 – 1971) đến nay
Furazolidon là thuốc được sử dụng rất rộng rãi. Thuốc trộn đều trong thức ăn và
dùng ngay từ khi gà 3 – 4 ngày tuổi đến hết 60 ngày tuổi, liều phòng là
1,5g/10kg thức ăn. Chữa trị với liều gấp đôi tức 3,0g/10kg thức ăn. Thời gian
chữa thông thường 5 – 7 ngày, thậm chí có cơ sở dùng liều chữa trị 10 – 15
ngày liên tục hoặc cho đến khi khỏi bệnh mới trở lại liều phòng.
Loại thuốc thứ hai cũng rất phổ biến là Rigecoccin. Thuốc còn mang các tên
Clopydol, Meticlopindol, Methylchlorpindol, Coyden, Rigecoccin sử dụng
giống như Furazolidon tức là phòng từ 5 – 6 ngày tuổi, liều phòng 2,5g/10kg
thức ăn, liều chữa là 5g/10kg thức ăn.
Để tránh những tác hại do con người và tránh khả năng kháng thuốc của
cầu trùng, những năm đầu của thập kỷ 90 trên thế giới người ta đang có xu
hướng dùng các loại thuốc thuộc nhóm kháng khuẩn (Sulfonamid hay còn gọi
là Sulfamid) và kháng sinh (Antibiotic).Các loại thuốc đó được kết hợp với
nhau trong cùng một nhóm hoặc giữa nhóm này với nhóm khác tạo ra hàng
trăm phế phẩm đặc trị, không độc, có phổ tác dụng rộng, hoạt tính tác dụng cao.
Hiện nay, ở nước ta có một số loại thuốc chống bệnh cầu trùng mang lại hiệu
quả tốt như: Coccistop 200 (Hãng Intervet, Hà Lan), Esb
3
(Hãng Ciba, Thụy
Sĩ), Coccibio (Pháp), Dinaprol (Hãng Jakarta, Indonesia), Cygro (Hãng Bayer,
Đức), Vetpro 60% (Hãng Cipla, Ấn Độ), Coxymax, Baycox 2,5% (Hãng Bayer,
Đức)…. Bên cạnh các thuốc có nguồn gốc từ nước ngoài thì nước ta cũng đã
sản xuất một số loại thuốc cũng có hiệu quả cao trong phòng trị bệnh cầu trùng
Trường ĐHNN Hà Nội
16
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
như: Anticoccid (Công ty vật tư thú y trung ương), Coccistop – Esb
3
, Sulfutil,
Rigeccocein – WS (Công ty cổ phần HanvetC).
Để phòng trị bệnh có hiệu quả, hàng năm công ty đã nhập một số loại
thuốc phòng trị bệnh cầu trùng cho đàn gà, cụ thể là các loại thuốc:
Baycox 2,5% (Hãng Bayer, Đức): Thuốc dạng dung dịch màu trắng, nhớt
chứa 2,5% Toltrazuril. Liều phòng là 1ml/2 lít nước uống, liều trị là 1ml/ lít
nước dùng liên tục 2 ngày.
Coxymax (Công ty TNHH thú y xanh Việt Nam) chứa 30% Sulfachlozin,
thuốc dạng bột màu trắng, tan trong nước. Liều dùng 100g/600kg thể trọng
dùng liên tục 3 ngày.
Coxiclin (Công ty TNHH thuốc thú y Hoàng Kim): thuốc dạng nước,
chứa 25% Toltrazuril. Pha 1ml thuốc trong 1lít nước sạch cho uống trong 2
ngày.
* Phòng bệnh
Trước khi đưa gà vào nuôi, chuồng và tất cả dụng cụ phục vụ cho chăn
nuôi phải được tiêu độc, khử trùng bằng việc quét dọn cơ học sạch sẽ, sau đó
phun Crezin 5%, sau một tuần phun lại bằng Formon 1,5%, sau đó 2 ngày quét
vôi đặc. Mọi dụng cụ sau khi rửa sạch được ngâm trong Crezin 5% 2 – 5 giờ và
phơi thật khô. Chất độn chuồng phải phơi khô phun Formon 1,5% mới được
đưa vào chuồng.
Chuẩn bị xong, cả chuồng và dụng cụ đều được hun sấy bằng một hỗn
hợp thuốc tím + Formon với tỷ lệ ngang nhau: 10m
3
chuồng cần 10g thuốc tím
pha với 10ml Formon 30 – 38
o
, có thể đổ thêm 10ml nước để giảm phản ứng,
giữ khói thuốc tím lâu hơn trong chuồng để khử trùng tốt hơn. Cuối cùng sau 2
ngày mới đưa gà vào nuôi. Trước cửa chuồng gà nên có chậu thuốc khử trùng
hoặc rắc một lớp mỏng vôi bột. Ra vào chuồng phải đi qua đó.
Tại chuồng nuôi và vùng xung quanh chuồng phải có biện pháp tiêu diệt
các vật cơ học hoặc sinh học có khả năng mang mầm bệnh vào như chuột, chim
cút, chim bồ câu, chim sẻ…
Trường ĐHNN Hà Nội
17
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
Nghiêm cấm nuôi lẫn gà dưới 2 tháng tuổi chung với gà dò, gà thịt lớn,
gà đẻ…Cấm mổ khám gà chết ngay trong chuồng nuôi.
Tăng cường khả năng kháng bệnh cho gà bằng cách chăm sóc, nuôi
dưỡng tốt đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi và quy định phòng bệnh thú
y đối với mỗi bệnh.
Vệ sinh thú y là công việc thường xuyên nhưng ngày càng đóng vai trò
quyết định trong chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Ngày nay, tại một số nước
tiên tiến đã có những trại gà sạch rất hạn chế dùng thuốc và không dùng vacxin.
Mục đích của những việc này cuối cùng cũng để phục vụ con người về chất
lượng thực phẩm sạch và tự nhiên nhất. Nước ta so với 20 – 25 năm trước đây,
bệnh cầu trùng đã giảm hơn tuy nhiên dịch bệnh vẫn có thể xảy ra và diễn biến
khác thường do khả năng kháng thuốc biến đổi và sự thích nghi của cầu trùng
rất lớn, hơn nữa vệ sinh thú y của ta chưa thực sự tốt, đặc biệt là vệ sinh chuồng
trại.
- Phòng bệnh bằng hoá dược
Đây là phương pháp kinh điển nhưng có hiệu quả. Trong khoảng 10 năm
trở lại đây ngành hoá dược thú y đã có những tiến bộ, có rất nhiều loại thuốc
chống cầu trùng mới được ra đời (Baycox 2,5%, Esb
3
, Coccistop 2000…), một
số thuốc cũ đã sử dụng rất lâu 23 – 30 năm nay như (Rigecocin, Amprolium).
Tuỳ theo khả năng và thói quen mà mỗi cơ sở chăn nuôi dùng một loại thuốc
khác nhau, thậm chí liều lượng và liệu trình cũng khác nhau.
2.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ THUỐC PHÒNG TRỪ BỆNH CẦU TRÙNG
Bệnh cầu trùng được A. Luvenhuch phát hiện từ năm 1632 tức là cách
đây trên 370 năm và cùng thời gian này các nhà nghiên cứu về dịch tễ, lâm
sàng, bệnh lý, miễn dịch và thuốc điều trị đã được các nhà khoa học mọi thời
đại dày công nghiên cứu và khám phá. Cho đến nay có rất nhiều hãng tung ra
thị trường các loại thuốc đặc trị bệnh cầu trùng khác nhau nhưng thành phần
chủ yếu của các loại thuốc này đều nằm trong 11 nhóm thuốc chính và hoá chất
bao gồm trên 100 loại thuốc có khả năng trị được bệnh cầu trùng cho gia súc,
gia cầm.
Trường ĐHNN Hà Nội
18
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
1. Nhóm các hợp chất chứa Nitrofuran gồm: Furazolidon, Tripan
Cocruleum (phẩm xanh), Mepacrin (Acrichin)…Nhưng đa số các chất trong
nhóm này đã bị cấm sử dụng tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
2. Nhóm Pyrinidin gồm: Amprolium, Beclothiamin, Diaveridin,
Pyrimethamin, Trimethoprim. Nhóm thuốc này rất xưa nhưng đến nay vẫn phát
huy tác dụng và cho kết quả phòng trị cầu trùng rất tốt
3. Nhóm Arsen: Đại diện cho nhóm này người ta hay dùng Acetarsol hoà
tan trong 1% Na
2
CO
3
.2H
2
O.
4. Nhóm Nicarbazin (Nicrazin), Nicoxin…
5. Nhóm Dinitrobenzamid gồm: Dinitrolmid (DOT), Iramin,
Nitromid…
6. Nhóm Chinolin và các dẫn xuất gồm: Buquinolat (Antagonal),
Decoquinat, Nequinat (Methylbenzoquat)
7. Nhóm Pyrimidin và các dẫn xuất gồm: Rigecoccin (Clopydol, Coyden,
Methylclopydol, Methylchlorpyndol…). Khi Rigecoccin kết hợp với
Choloretracyclin thì tác dụng tốt hơn nhiều.
8. Nhóm Guanidin và các dẫn xuất: Đại diện là Robenidin (Robensiden)
9. Nhóm Imidazol và các dẫn xuất: Đại diện là Glycamid
10. Nhóm Sulfonamid khá phổ biến và được sử dụng khá rộng rãi:
Sulfathiazol, Sulfadimidin, Sulfadimethoxin, Sulfaquinoxalin, Sulfaguanidin,
Sulfachlorpyridazin, Sulfachlorpyrazin (Sulfaclozin)…
11. Nhóm kháng sinh – Antibiotic gồm: Salinomycin, Monennzin,
Chlortetracyclin, Tetracyclin, PenicillinG…, Semduramycin….
Trong đó hiệu quả và tốt nhất là Salinomycin và Monenzin.
Trường ĐHNN Hà Nội
19
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
PHẦN THỨ BA
NỘI DUNG - ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP – NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu với những nội dung sau.
3.1.1. Nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà Ai Cập tại công ty
TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Đạt, Đông Anh, Hà Nội.
Nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà Ai cập từ 1 – 8
tuần tuổi.
3.1.2. Quan sát triệu trứng lâm sàng.
3.1.3. Bệnh tích đại thể bệnh cầu trùng gà.
3.1.4. Nghiên cứu phòng bệnh cho đàn gà bằng hai loại thuốc: Avicoc và
Coxymax
3.1.5. So sánh hiệu lực phòng và trị bệnh của hai loại thuốc: Avicoc và
Coxymax
3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu giống gà đang nuôi tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ
tổng hợp Tiến Đạt đó là giống gà: Ai Cập
* Dụng cụ thí nghiệm.
Sử dụng tất cả những máy móc, trang thiết bị và hoá chất cần thiết cho
các nội dung nghiên cứu.
* Thời gian thực tập: từ 1/4/2009 đến 30/9/2009
3.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Đạt, Đại Vĩ – Liên
Hà – Đông Anh – Hà Nội.
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Đạt nằm ở phía
Nam Hà Nội thuộc địa phận huyện Đông Anh. Tổng diện tích của công ty là
4ha, trong đó diện tích dùng cho chăn nuôi là 3ha.
Trường ĐHNN Hà Nội
20
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Lấy mẫu phân: Lấy mẫu theo cá thể gia cầm vào buổi sáng (9 – 11
giờ). Mẫu ghi rõ ngày lấy, tuổi, giống gia cầm. Mỗi mẫu được đựng riêng trong
lọ thuỷ tinh sạch có đậy nút.
* Bảo quản mẫu: Lấy mẫu xong phải xét nghiện ngay. Nếu chưa xét
nghiệm thì phải bảo quản trong tủ lạnh.
2. Phương pháp điều tra: Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà từ 1 – 56
ngày tuổi vào các ngày 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56 ngày tuổi lấy vào buổi sáng
(9 – 11 giờ). Mẫu lấy về được kiểm tra ngay theo phương pháp Fuleborn (phù
nổi bằng nước muối bão hoà).
* Phương pháp Fuleborn:
- Nguyên lý: Lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng giữa trứng giun sán và một
số dung dịch nặng hơn để phân ly trứng ra khỏi phân.
- Cách tiến hành: Cho vào cốc nhỏ 5g phân sau đó cho dung dịch muối
bão hoà vào lọ rồi dùng đũa thuỷ tinh khuấy nát phân, điều chỉnh mực (nước)
dung dịch phân sao cho đúng đến miệng lọ nhưng không tràn nước ra ngoài, đặt
phiến kính lên. Do chênh lệch tỷ trọng, trứng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên và bám
vào phiến kính, cặn phân lắng xuống đáy. Để yên nơi không có gió 30 phút lấy
phiến kính ra và đậy lamen ngay lên phiến kính đưa lên kinh hiển vi soi với độ
phóng đại 10x40.
* Đánh giá mức độ cảm nhiễm của đàn gà dựa vào tỷ lệ nhiễm cầu
trùng:
∑ Mẫu dương tính
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng =
x 100%
∑ Mẫu kiểm tra
- Cường độ nhiễm được tính bằng mật độ nang trứng trên vi trường kính
hiển vi, dựa theo quy định của V.M.Ried, 1975.
+ Vi trường có từ 1 – 3 nang trứng: 1
+
+ Vi trường có từ 4 – 6 nang trứng: 2
+
+ Vi trường có từ 7 – 10 nang trứng: 3
+
Trường ĐHNN Hà Nội
21
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
+ Vi trường có hơn 10 nang trứng:4
+
3. Phương pháp theo dõi biểu hiện lâm sàng.
Theo dõi tình trạng chung của đàn gà, phát hiện những biểu hiện khác
thường:
- Ăn uống (nhiều hay ít).
- Dáng đi đứng, hoạt động của gà.
- Trạng thái của phân.
4. Phương pháp mổ khám thí nghiệm.
Tất cả các gà nhỏ, lớn ốm chết nghi cầu trùng đều mổ khám, kiểm tra
đường tiêu hoá ở 3 đoạn: manh tràng, trực tràng và ruột non. Nạo niêm mạc soi
tươi dưới kính hiển vi tìm noãn nang.
5. Phương pháp thử thuốc phòng
Xác định hiệu lực phòng bệnh của: Avicoc và Coxymax
Bố trí gà theo từng ô, trộn thuốc phòng theo dự tính, cho gà uống thuốc
vào lúc gà được 13, 14, 15, 16, 17 ngày tuổi và lúc gà được 31, 32, 33, 34, 35
ngày tuổi. Kiểm tra phân lúc gà được 20 ngày tuổi và lúc 38 ngày tuổi. Trước
khi cho gà uống thuốc kiểm tra mức độ nhiễm bệnh cầu trùng của đàn gà. Sau
đó mới đánh giá hiệu lực phòng bệnh của thuốc dựa vào mức độ nhiễm bệnh
cầu trùng của đàn gà sau khi dùng thuốc.
Tiến hành thí nghiệm trên giống gà Ai Cập một ngày tuổi do công ty
cung cấp. Số gà đưa vào thí nghiệm là 60 con chia ra làm 2 lô thí nghiệm. Mỗi
lô gồm 30 con, 2 lô gà được chăm sóc nuôi dưỡng trong điều kện như nhau.
Khi gà được 13, 14, 15, 16, 17 ngày tuổi cho uống thuốc đợt 1. Lúc gà được 31,
32, 33, 34, 35 ngày tuổi cho uống đợt 2 (Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện
qua bảng sau)
Trường ĐHNN Hà Nội
22
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phòng bệnh cầu trùng trên đàn gà
STT Lô thí
nghiệm
Loại thuốc Liều lượng Đường đưa Liệu trình
dùng thuốc
1 I Avicoc 1g/1lít nước Uống
2 II Coxymax 100g/600kgT
T/ngày
Trộn thức ăn
Chú thích:
DT: dùng thuốc vào lúc gà được 13, 14, 15, 16, 17 ngày tuổi và 31, 32, 33, 34,
35 ngày tuổi
LM: Kiểm tra mẫu (phân) lúc gà được 20 và 38 ngày tuổi
6. Thử thuốc trị
Bố trí gà theo từng ô (kiểm tra mức độ nhiễm của đàn gà trước khi dùng
thuốc). Sau mỗi ngày dùng thuốc kiểm tra mức độ nhiễm. Từ đó có kết luận về
tác dụng điều trị bệnh của thuốc.
* Thí nghiệm kiểm tra tác dụng điều trị của hai loại thuốc: Avicoc và
Coxymax trên đàn gà Ai Cập.
Bố trí thí nghiệm trên giống gà Ai Cập gồm 60 con 1 ngày tuổi chia làm
2 lô mỗi lô 30 con. Cả 2 lô được chăm sóc nuôi dưỡng trong điều kiện như
nhau thức ăn, thức uống không trộn thuốc phòng, để gà mắc bệnh tự nhiên. Xét
nghiệm phân để đánh giá tỷ lệ nhiễm trước và sau khi dùng thuốc. Khi dùng
thuốc điều trị sau mỗi ngày kiểm tra phân để biết được tỷ lệ nhiễm và cường độ
nhiễm từ đó đánh giá hiệu lực phòng bệnh của thuốc ( Sơ đồ bố trí thí nghiệm
được thể hiện ở bảng sau).
Bảng 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà Ai Cập.
STT Lô thí Loại thuốc Liều lượng Liệu Đường Ghi chú
Trường ĐHNN Hà Nội
23
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
nghiệm trình đưa
1 I Avicoc 1g/1lít nước
uống
5 ngày Uống
2 II Coxymax 100g/600kg
TT/ngày
3 ngày Trộn
thức ăn
7. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu
Số liệu điều tra cơ bản dựa vào số liệu của công ty Tiến Đạt, Đại Vĩ, Liên
Hà, Đông Anh, Hà Nội.
Các số liệu thu được trong quá trình thực tập được xử lý bằng phương
pháp thống kê trên máy tính.
Trường ĐHNN Hà Nội
24
Khoá luận thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Phấn TCTY
PHẦN BỐN
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN ĐÀN GÀ GIỐNG AI CẬP
TỪ 1-56 NGÀY
Để hiểu được tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà Ai Cập qua các lứa
tuổi, bố trí thí nghiệm nuôi 30 con gà từ 1 – 56 ngày tuổi theo quy trình kỹ
thuật của công ty không sử dụng thuốc phòng cầu trùng. Xét nghiệm phân định
kỳ vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56 ngày tuổi.
Kết quả thể hiện qua bảng sau.
Bảng 3. Tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà Ai Cập từ 1 – 56 ngày tuổi.
Tuổi gà
(ngày)
Số mẫu kiểm
tra
Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm
(%)
Cường độ
nhiễm
7 30 0 0 0
14 30 5 16,66 1
+
21 30 13 43,33 1
+
- 2
+
28 30 23 76,66 2
+
- 3
+
35 30 25 83,33 3
+
- 4
+
42 30 26 86,66 3
+
- 4
+
49 30 20 66,66 3
+
- 2
+
56 30 10 33,33 2
+
- 1
+
Tổng 240 122 50,83
Kết quả ở bảng 3 cho thấy:
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trung bình ở các lứa tuổi của đàn gà Ai Cập là
50,83% cường độ nhiễm 1
+
- 4
+
. Ở các lứa tuổi khác nhau gà có tỷ lệ nhiễm
khác nhau, tỷ lệ tăng dần lên và cao nhất vào ngày thứ 35 và 42.
Gà có triệu trứng lâm sàng vào lúc 28 ngày tuổi. Trong đàn có một số
con ủ rũ, lông xù, ăn ít, phân lỏng không thành khuôn đôi khi có lẫn máu. Như
vậy chúng ta thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần theo ngày tuổi và đạt đỉnh cao
lúc 42 ngày tuổi (86,66%). Sau đó tỷ lệ nhiễm giảm xuống 33,33% ở 56 ngày
tuổi.
Trường ĐHNN Hà Nội
25