Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

giải pháp đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 56 trang )

Chuyờn thc tp. GVHD:Th.S Hunh VitThiờn n
Lụứi Mụỷ ẹau
T my thp k nay, ci cỏch cỏc doanh nghip nh nc l mt vn c
bn v cp bỏch ca mi nn kinh t, mi quc gia trờn th gii.
T khu vc ny sang khu vc khỏc, t quc gia ny sang quc gia khỏc, ó
cú nhiu quan im v gii phỏp khỏc nhau v ci cỏch doanh nghip nh nc.
Ti i hi VIII ng ó khng nh v vic tip tc sn xut, i mi, phỏt
trin v nõng cao hiu qu DNNN. Trong ú C phn hoỏ DNNN l mt trong
nhng ni dung ch yu ca ci cỏch DNNN trong giai on hin nay.
Khi cỏc DNNN khụng cũn sc mnh chng c v trớ ch cht, tr
ct ca mỡnh thỡ c phn hoỏ l mt phng phỏp tt yu nhm nõng cao hiu
qu hot ng sn xut kinh doanh v kh nng cnh tranh ca ca doanh nghip
trong nn kinh t th trng.
C phn hoỏ DNNN l mt ch trng ca nh nc nhm huy ng vn
nhn ri trong xó hi, tng ngun vn cho cỏc doanh nghip, to ng lc mi
trong qun lý doanh nghip, gúp phn c cu li DNNN trong ton b nn
KTQD s lm lnh mnh tỡnh hỡnh ti chớnh ca DNNN, thu hỳt cỏc ngun vn
di do trong v ngoi nc, ng thi nõng cao vai trũ lm ch thc s i vi
ngi lao ng, tng sc cnh tranh ca doanh nghip cng nh i vi ton b
nn kinh t quc dõn v hiu qu sn xut kinh doanh s c nõng cao trong cỏc
Cụng ty c phn.
Tin trỡnh c phn hoỏ ó din ra hu ht cỏc b, ngnh, a phng,
Nng ch trng c phn hoỏ ca ng ó c thc hin v mang li nhiu
thnh tu. Song cng nh c nc, tin trỡnh c phn hoỏ Nng ang tin
trin cũn chm v nhiu tn ti, vng mc.
tin trỡnh c phn hoỏ din ra nh k hoch v cú nhng kt qu tt ỳng
mc tiờu trờn c nc núi chung v thnh ph Nng núi riờng ũi hi cn cú
nhng gii phỏp thit thc, hp lý thỳc y tin trong giai on hin nay,
õy l vn rt c quan tõm, cn c gii quyt nhanh chúng.
L mt sinh viờn thc tp ti s K hoch u t thnh ph Nng trong
quỏ trỡnh va hc tp kin thc trng, va tip xỳc vi thc t v nghiờn cu


ti liu tụi ó chn ti Gii phỏp y mnh quỏ trỡnh c phn hoỏ trờn a
bn thnh ph Nng trong thi gian n.
ti gm cú 3 phn:
Phn 1: C s lý lun v C phn hoỏ DNNN .
Phn 2: Tỡnh hỡnh hot ng ca doanh nghip c phn hoỏ trờn a bn
thnh ph Nng trong thi gian ti.
Phn 3: Mt s gii phỏp y mnh quỏ trỡnh c phn hoỏ DNNN trong
thi gian ti.
SVTH: Tụ Bớch Ngc 1
Lp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
Đề tài nhằm giúp chúng ta có cái nhìn thực tế hơn, sâu rộng hơn về tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khẳng định chủ trương
cổ phần hoá DNNN của Đảng và nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và có hiệu quả.
Với vốn kiến thức còn hạn chế và là một lĩnh vực còn khá mới mẻ nên không
tránh khỏi những thiếu sót rất mong Quý thầy cô và các Anh, chị tại sở thông
cảm.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Viết Thiên Ân cùng các Anh, chị
phòng đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch đầu tư thành phố đã tận tình hướng dẫn
Tôi hoàn thành chuyên đề này.
SVTH: Tô Bích Ngọc 2
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
Phần I:
Cơ sở lý luận cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
I. Tất yếu khách quan của việc cổ phần hoá.
1. Định nghĩa về DNNN.
Trong điều kiện phát triển hiện tại, khi nền kinh tế thị trường mang tính
hỗn hợp thì kinh tế nhà nước và bản thân nhà nước có một vai trò và chức năng
hoàn toàn mới, chức năng phát triển, ổn định và công bằng đối với nền kinh tế.

Trong kinh tế nhà nước có một bộ phận là doanh nghiệp nhà nước tiến hành kinh
doanh trong các lĩnh vực khác nhau và mục tiêu cũng khác nhau. Trong điều kiện
hiện đại, sự tồn tại của khu vực DNNN là không bác bỏ, nhưng vai trò của nó đối
với nền kinh tế của các quốc gia khác nhau lại rất khác nhau.
Trên sách báo kinh tế, định nghĩa về DNNN rất khác nhau. Các định nghĩa
dựa trên các tiêu chí như mục đích, hình thức, lý do thành lập, cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp….
Ở Việt Nam, quan niệm về DNNN được trình bày trong luật ban hành ngày
30-4-1995. Điều 1 của luật DNNN quy định “DNNN là tổ chức kinh tế do nhà
nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt
động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao.
DDNN có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự tự chịu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do nhà nước quản

2. Vai trò của khu vực DNNN trong nền kinh tế thị trường.
DNNN có một vai trò rất quan trọng, việc đánh giá vai trò quan trọng này
không chỉ dựa vào lời lỗ kinh doanh trước mắt mà phải tính đến hiệu quả kinh tế
lâu dài. Sự tồn tại của DNNN là một tất yếu khách quan và có những vai trò cụ
thể
a) Vai trò kinh tế.
Với một nước quá độ lên CNXH, vấn đề quyết định là tạo dựng đươc cơ sở
kinh tế cho sự hình thành và xác lập CNXH như một phương thức sản xuất.
Để thực hiện chiến lược tăng tốc, rút ngắn và tạo dựng cơ sở kinh tế của nhà
nước XHCN, nhà nước tất yếu phải lựa chọn giải pháp DNNN. Ở đây, việc lựa
chọn này không phải mang tính chủ quan, mà có sự quy định bản thân nền kinh
tế. DNNN có các ưu thế tuyệt đối ở thời kỳ quá độ của sự phát triển: quy mô tập
trung
vốn, tập trung sản xuất, chuyển giao công nghệ và hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Những ưu thế này khiến cho DNNN trở thành một yếu tố quyết định trong
SVTH: Tô Bích Ngọc 3

Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
con đường phát triển phi cổ điển, của chiến lược phát triển tăng tốc, rút ngắn. Ở
đây DNNN luôn có thể trở thành những công cụ trực tiếp để tham gia giải quết
những vấn đề kinh tế trong một nền kinh tế thị trường. Đó là việc DNNN có thể
tham gia khắc phục trạng thái độc quyền tự nhiên, những tác động hướng ngoại
phát sinh, trong trường hợp cung cấp những hàng hoá và dịch vụ công cộng, và
đầu tư vào những lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công
nghệ cao và thời gian thu hồi lâu dài và hiệu quả trực tiếp thấp, nhưng lại có ý
nghĩa đặc biệt đối với sinh hoạt chung của xã hội, đối với hiệu quả phát triển bền
vững, lâu dài của kinh tế, hoặc lĩnh vực tư nhân không được phép tham gia.
DNNN đóng vai trò chủ đạo là vì sự phát triển của nó đem lại cái đòn bẩy
kinh tế mạnh mẽ, trực tiếp cho bước chuyển nền kinh tế từ chậm phát triển sang
phát triển hiện đại một cách rút ngắn, hơn nữa nó là công cụ phân bổ hữu hiệu
nguồn lực trong nền kinh tế khi mà các quan hệ vĩ mô của nền kinh tế thị trường
chưa phát triển trong một nền kinh tế chậm phát triển. Cùng với qua trình phát
triển, DNNN trợ giúp cho quá trình thay đổi phương pháp điều tiết trong cơ chế
quản lý của nhà nướcđối với nền kinh tế và thay đổi cơ cấu trong kinh tế nhà
nước: chuyển từ việc dùng công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp, chuyển nhà
nước từ nhà công nghiệp sang nhà tài chính.
b) Vai trò chính trị:
Đối với một nước quá độ lên CNXH, DNNN có ý nghĩa chính trị đặc biệt.
Nó là bộ phận định hướng về mặt kinh tế và là công cụ thực hiện các chính sách
theo hướng XHCN. Thực sự, hệ thống DNNN cung cấp cho nhà nước một cơ sở
kinh tế, để nhà nước trở thành một lực lượng chi phối trực tiếp đối với bộ phận
kinh doanh tư nhân. Thêm vào đó, ở giai đoạn đầu của tiến trình phát triển,
DNNN là bộ phận tạo thành nền tảng của kinh tế nhà nước, đồng thời là công cụ
trực tiếp hữu hiệu để thúc đẩy nền kinh tế theo định hướng XHCN và thực hiện
những mục tiêu kinh tế xã hội do đảng cộng sản và chính phủ đề ra.Trong quan
hệ với công tác an ninh quốc gia, các DNNN có một vai trò đặc biệt trong việc

tăng cường bố phòng ở các vùng chiến lược. Trong việc kết hợp phát triển kinh
tế với quốc phòng thì các DNNN có một vai trò quan trọng. Đây là doanh nghiệp
đặc biệt trong việc cung cấp những hàng hoá, dịch vụ cho các hoạt động quốc
phòng, mà trong điều kiện một doanh nghiệp tư nhân không thể làm được hoặc
không được phép làm, hoặc không muốn làm vì không có mức lợi nhuận hấp
dẫn.
c) Vai trò xã hội
DNNN tạo ra công ăn việc làm, giúp cho xã hội giữ được trạng thái ổn định.
Trong nền kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo là không tránh khỏi.
Một trong những nguồn gốc của quá trình này là quá trình tập trung hoá,
hiện đại hoá, và kết quả là giải phóng lao động, gây nên nạn thất nghiệp đó là
điều tất yếu. Để tạo nhiều việc làm, thì phải tạo ra những doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động. Từ đó DNNN giúp giải quyết thất nghiệp, tăng công ăn việc làm
và tăng thu nhập và do đó giảm sự bất bình đẳng.
SVTH: Tô Bích Ngọc 4
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
DNNN mới có đủ điều kiện thực hiện những chương trình, dự án cải thiện
những vùng kém phát triển của đất nước.
DNNN có vai trò quyết định sản xuất hàng công cộng, tăng phúc lợi tức là
tăng mức độ công bằng.
II. Cổ phần hoá DNNN nội dung tất yếu của công cuộc cải cách kinh tế ở
Việt Nam.
Các doanh nghiệp nhà nước muốn thực sự trở thành chủ thể quyền tài sản
thì phải tiến hành từ hình thức thấp của công ty sang hình thức cao là doanh
nghiệp cổ phần. Theo nghĩa thông thường, chế độ cổ phần là một hình thức tổ
chức quyền tài sản của doanh nghiệp bằng cách góp cổ phần để tập trung, sử
dụng thống nhất các yếu tố sản xuất (vốn) phân tán của những người sở hữu khác
nhau, tự chịu trách nhiệm đối với kêt quả sản xuất kinh doanh, chia lãi theo mức
lãi cổ phần. Xét về lâu dài, tuy chế độ cổ phần không phải là hình thức duy nhất,

nhưng được coi là sự lựa chọn tốt nhất.
Chế độ cổ phần là sản phẩm tất yếu của xã hội hoá sản xuất và của nền kinh
tế thị trường.
Cổ phần hóa là nội dung của sự đa dạng hóa sở hữu, xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần
Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu của một đơn vị kinh tế
quốc doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
1. Sự cần thiết cổ phần hoá DNNN.
• Cổ phần hoá một bộ phận DNNN có đóng góp thích đáng cho sự phát
triển kinh tế bằng việc kinh doanh có hiệu quả để thể hiện tiềm năng
tương xứng của DNNN với sự đầu tư ưu đãi của nhà nước.
Lịch sử hình thành DNNN ở nước ta xuất phát từ tư tưởng về CNXH là
đồng nghĩa với chế dộ công hữu trên quy mô toàn quốc để xây dựng CNXH.
Nhà nước đã ra sức mở rộng hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, thu
hẹp và cải tạo khu vực kinh tế tư nhân. Do vậy DNNN được thành lập một cách
ồ ạt, ở khắp các ngành, các lĩnh vực và chiếm một tỷ trọng rất cao trong nền
kinh tế trong khi nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng (lạm phát
tiền tệ cả năm tăng vọt lên tới 3 con số, năm 1986 là 774%,, năm 1988 là 393%).
Thực trạng về DNNN hiện nay là di sản của cả một quá trình lịch sử lâu dài
với nhận thức sự tồn tại của DNNN một cách chủ quan, duy ý chí. Hơn nữa
DNNN lại tồn tại và phát triển trong một cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao
cấp kéo dài hàng mấy chục năm. DNNN chỉ đơn thuần là những đơn vị hành
chính, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, cả khu vực DNNN cồng kềnh đã
bộc lộ tất cả những yếu kém về hiệu quả hoạt động. Việc nhận thức lại sự cần
thiết tồn tại DNNN ở lĩnh vực nào và xử lý khu vực DNNN hiện tại như thế nào
nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất của chúng ta không thể thực hiện được
SVTH: Tô Bích Ngọc 5
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
trong thời gian ngắn. Nhà nước chủ trương sắp xếp lại DNNN giải thể những

DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài và đăng ký lại những doanh nghiệp có đủ điều
kiện hoạt động. Đến nay DNNN vẫn nhiều về số lượng, nhỏ về quy mô và dàn
trải không cần thiết, vượt quá khả năng nguồn lực của nhà nước hiện có. Nhiều
DNNN có cùng ngành nghề giống nhau, chồng chéo nhau hoạt động trên cùng
một địa bàn. Nhiều doanh nghiệp tuy đã đăng ký lại nhưng vẫn trong tình trạng
làm ăn thua lỗ, nợ quá hạn không có khả năng thanh toán còn lớn. Nhìn chung,
trình độ công nghệ thiết bị của DNNN rất lạc hậu. Trên 80% số DNNN hiện
đang hoạt động trong điều kiện công nghệ, thiết bị lạc hậu so với các nước khác
từ 3 đến 4 thế hệ . Hơn nữa, do nhiều nguồn trang bị khác nhau (26% từ Liên
Xô cũ, 24% từ các nước Đông Âu, 20% từ các nước ASEAN) nên tính đồng bộ
kém, mức sử dụng năng lực trang thiết bị chỉ đạt 50% công suất. Trong số các
doanh nghiệp nhà nước chỉ có 25% doanh nghiệp trang bị tương đối hoàn chỉnh.
Trên 50% tài sản cố định đã hao mòn quá nửa, chỉ có 26% tài sản cố định hao
mòn dưới 30%. Do công nghệ lạc hậu, trang thiết bị cũ kỹ nên tiêu hao vật chất
lớn (năm 1988 là 59.3%), chất lượng kém, DNNN chỉ sản xuất được 30,5% giá
trị tổng sản phẩm xã hội. Chỉ khoảng 15% sản phẩm đủ điều kiện để xuất khẩu.
Có không ít DNNN cũ kỹ, rách nát, lạc hậu tồn tại một cách lay lắt và không có
khả năng đổi mới công nghệ. Nhiều DNNN ở trong tình trạng khó sắp xếp vì
sáp nhập không doanh nghiệp nào nhận, mà giải thể thì khó giải quyết chế độ xã
hội. Dẫn tới hậu quả làm ăn thua lỗ kéo dài làm mất vốn nhà nước, nợ nần
chồng chất, hàng hoá ứ đọng không tiêu thụ được. Rất nhiều trường hợp doanh
nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản nhưng cấp quản lý không tuyên bố phá
sản. Năng suất thấp, chất lượng tồi và hiệu quả kém vẫn là bức tranh đặc trưng
cho các DNNN. Các DNNN vẫn hoạt động trong môi trường tồn tại song trùng
hai cơ chế. Việc sắp xếp DNNN chưa được tiến hành thì hàng loạt các DNNN
mới được thành lập
Để thoát khỏi tình trạng khó khăn chung của doanh nghiệp hiện nay song
song với việc sắp xếp lại DNNN nhà nước cần một hình thức tổ chức mới cho
DNNN mà hình thức khả thi là cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước
nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội, cơ cấu lại khu vực DNNN.

Chuyển DNNN thành công ty cổ phần, lúc đó DNNN sẽ có nhiều chủ sở hữu
(Nhà nước, những cán bộ, công nhân viên chức làm trong doanh nghiệp, các cá
nhân và tổ chức khác) nhưng thông qua việc nắm các cổ phiếu mà tính chất của
chủ sở hữu được “đích thực hoá” cả về quyền hạn trách nhiệm và lợi ích. Với chế
độ cổ phần quyền sỏ hữu nhà nước được phân giải,có nghĩa là quyền sở hữu nhà
nước đơn nhất được tách ra thành quyền sở hữu pháp nhân và quyền sở hữu cổ
phần. Doanh nghiệp có quyền sở hữu pháp nhân, do đó hầu như toàn bộ quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền thu lợi và quyền xử lý đối với tài sản do nhà
nước và cổ đông khác góp vào doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền chủ sở hữu theo
phần vốn góp các cổ đông , phải có một cơ cấu tổ chức cũng như các quy định
pháp luật và điều lệ cho mọi cổ đông, phải hoạt động đúng theo nguyên tắc.
Những người lao động, do có cổ phần trở thành những chủ sở hữu đích thực và
sẽ có quyền, trách nhiệm lợi ích cụ thể, từ đó tạo điều kiện họ gắn bó thực sự với
SVTH: Tô Bích Ngọc 6
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
công ty. Công ty cổ phần đã tạo sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu tổ chức từ đó
nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động trong công ty, vì quyền lợi
thiết thực mà họ gắn bó với công ty hơn. Tạo điều kiện cho công ty khắc phục
khó khăn về vốn, cải tiến được kỹ thuật tăng năng suất trong công việc, tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
• Cổ phần hoá góp phần khắc phục những khó khăn về vốn, công nghệ của
DNNN đồng thời từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực DNNN.
Việc cổ phần hoá DNNN tạo điều kiện bán cổ phần thu hút vốn đầu tư của
nhiều thành phần kinh tế, mở cửa cho việc đa dạng hoá sở hữu, không riêng gì
các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, mà còn góp phần đa dạng hoá sở
hữu của cả nền kinh tế. Việc chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty
cổ phần chính là để tận dụng ưu điểm vốn của Công ty cổ phần về huy động
vốn. Công ty cổ phần có thể thu hút được các nguồn vốn ở quy mô lớn của các
ngân hàng (các ngân hàng tham gia với tư cách là cổ đông) đến các nguồn vốn

vô cùng nhỏ bé từ tầng lớp dân cư, đầu tư dài hạn, gắn trách nhiệm của người sở
hữu vốn với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Thực trạng hiện tại của
các doanh nghiệp Việt Nam một vấn đề cần quan tâm đó là thiếu vốn trong các
doanh nghiệp là một khó khăn lớn cho sự hoạt động và cho sự phát triển trong
tương lai. Số vốn thực tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp hiện nay mới chỉ đạt 80% mức yêu cầu về vốn cố định, 50% yêu cầu về
vốn lưu động. Thêm vào đó tài sản cố định với số lượng nhiều nhưng đa phần là
tài sản cũ, lạc hậu và không đồng bộ trong khi đó yêu cầu đổi mới công nghệ
đang là yêu cầu cấp bách của mỗi doanh nghiệp, vì thế nhu cầu vốn của các
doanh nghiệp là rất lớn. Việc cổ phần hoá DNNN đóng góp vào giải quyết
những khó khăn về vốn từ đó hiệu quả kinh doanh không ngừng được nâng cao,
việc đổi mới công nghệ lạc hậu là công việc đương nhiên.
• Cổ phần hoá DNNN đưa người lao động lên vị thế mới, trách nhiệm mới
và quyền lợi mới tạo điều kiện cho họ làm chủ thực sự đối với doanh nghiệp.
Trong Công ty cổ phần việc góp vốn từ công nhân trực tiếp sản xuất, đến
giám đốc, đều trở thành người chủ thực sự với đồng vốn của mình và tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào phương hướng, kế hoạch và các biện pháp lớn trong
sản xuất kinh doanh của công ty với quyết tâm và ý chí là gặt hái được hiệu quả
cao nhất và tốt nhất.
Có thể khẳng định với việc cổ phần hoá DNNN, tất cả người lao động trong
doanh nghiệp bằng nguồn vốn tự có, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được phân
bổ… đều có thể tham gia mua cổ phiếu tại công ty. Do vậy, người công nhân
gắn bó trách nhiệm hơn với tình hình hoạt động của doanh nghiệp vì doanh
nghiệp hoạt động trong một cơ chế mới cơ chế thị trường không có sự bao cấp
của nhà nước như trước kia. Doanh nghiệp mà làm ăn có lãi và phát triển thì lợi
ích người lao động cũng tăng lên và cổ tức của họ cũng cao hơn. Trong Công ty
cổ phần quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau. Điều
SVTH: Tô Bích Ngọc 7
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân

này xoa bỏ được tư tưởng chông chờ, ỷ lại vào nhà nước, Công ty cổ phần làm
theo phương châm “ tự làm, tự chịu trách nhiệm” kích thích mọi người phát huy
hết khả năng vốn có của mình, hăng say lao động, phát huy nhiều sáng kiến
Tóm lại, chế độ cổ phần thích ứng với đòi hỏi nền sản xuất xã hội hoá, giúp
vào việc hình thành hệ thống kết cấu mạng của doanh nghiệp, cấu trúc nền sản
xuất theo chiều dọc và chiều ngang. Muốn có hình thức thực hiện chế độ sở hữu
tốt thì cũng phải áp dụng một hình thức phổ biến theo đòi hỏi của quy luật của
nền sản xuất xã hội hoá hiện đại.
2. Vai trò và ý nghĩa thực tiễn của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước trong tiến trình đổi mới đất nước.
So với các doanh nghiệp bình thường khác, các doanh nghiệp cổ phần có sức
sống mạnh hơn, hiệu quả cao hơn rõ rệt. Tình hình vận hành thực tế của các
doanh nghiệp này cho thấy, so với trước khi áp dụng chế độ cổ phần, chúng có
ưu điểm hơn và có những vai trò tích cực đối với nền kinh tế xã hội.
 Cổ phần hoá giúp doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh tạo điều kiện
thúc đẩy kinh tế tăng trưởng:
Cổ phần hoá phân định ranh giới rành mạch về quan hệ quyền tài sản: tức
phân định rõ quyền sở hữu cuối cùng (thuộc nhà nước), quyền sở hữu pháp nhân
(thuộc thực thể kinh doanh), quyền kinh doanh, nhà nước chỉ quản lý vĩ mô.
Dưới hình thức cổ phần doanh nghiệp thật sự trở thành người sản xuất và
kinh doanh hàng hoá độc lập, không những có quyền mở rộng kinh doanh, mà
còn có quyền xử lý tài sản, thật sự trở thành chủ tài sản, chủ thể kinh doanh, chủ
thể đầu tư, chủ thể cạnh tranh, chủ thể tự điều tiết, thực sự chuyển đổi cơ chế
kinh doanh. Trên cơ sở đó doanh nghiệp sử dụng đồng vốn, khai thác tiềm năng
lao động mang lại hiệu quả kinh tế xã hội tốt nhất phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội
năng động nhất.
 Cổ phần hoá tách quyền sở hữu khỏi quyền kinh doanh, giúp ích vào việc
chuyên môn hoá quản lý kinh doanh, chuyên môn hoá quá trình phân công, nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần là một tổ chức đại diện cho nhiều người sở hữu cổ phần, tập

trung vốn giao cho người đào tạo chuyên môn, có năng lực quản ký kinh doanh
và tổ chức kinh doanh. Đó là kết quả phát triển của sự phân công xã hội, khiến
quản lý được chuyên môn hoá, trở thành một ngành nghề, có ý nghĩa quyết định
đối với việc nâng cao tố chất của doanh nghiệp, do đó cùng nâng cao năng lực
thích ứng với thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngày nay trên thị trường
cạnh tranh bằng kỹ thuật cao, trí lực cao. Chính vì vây cần lựa chọn những giám
đốc, những thành viên hội đồng quản trị tài năng và tích cực, đủ sức đảm nhiệm
SVTH: Tô Bích Ngọc 8
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
chức trách, quyền lợi và trách nhiệm của chủ sở hữu. Cần đẩy mạnh công tác đào
tạo hàng loạt các nhà doanh nghiệp, đó cũng là một điều kiện để thực hiện nhân
cách hoá tài sản công hữu.
 Cổ phần hoá thích ứng được với yêu cầu tái sản xuất mở rộng, có lợi cho
việc tập trung nguồn vốn trong xã hội.
Ngày này, sự phát triển nền sản xuất hiện đại đòi hỏi phải thống nhất tập
trung vốn với tập trung kỹ thuật. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh
doanh huy động tập trung được nhanh số vốn với quy mô lớn và hiệu quả: bằng
việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu Công ty cổ phần có thể huy động thu hút được
những khoản tiền nhỏ bé, tản mạn nhàn rỗi trong xã hội tập trung lại thành vốn
lớn đủ sức đáp ứng nhu cầu đầu tư mà những cá nhân hoặc doanh nghiệp cá thể
không có khả năng tích luỹ được.
 Hình thức công ty cổ phần giúp cho việc khơi thông nguồn vốn xuyên khu
vực, kết hợp các yếu tố sản xuất xuyên khu vực.
Xu thế cơ bản của nền sản xuất xã hội hóa là kết hợp phân công chuyên môn
hó sâu sắc với hiệp tác, liên kết, liên hợp và phối hợp rộng rãi, cho nên phải liên
hợp (theo chiều dọc) giữa các ngành nghề với nhau, thực hiện đồng bộ hoá và
thâm nhập vào nhau.
Sự liên hợp đan chéo nhau giữa chiều dọc và chiều ngang này diễn ra xuyên
khu vực, thậm chí diễn ra trên phạm vi thế giới, do vậy doanh nghiệp do một

người đầu tư vốn không đủ sức đảm đương. Một công ty mẹ, nhiều công ty con
phân bố ở các vùng và quốc gia khác nhau, quan hệ giữa họ với nhau chủ yếu là
xâm nhập bằng cổ phần. Từ đó khiến nền sản xuất xã hội hoá phát triển.
 Chế độ cổ phần giúp ích vào việc mở cửa thị trường, thu hút vốn nước
ngoài, là hình thức kinh tế quá độ để chuyển lên hình thức kinh tế mới xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Việc cổ phần hoá DNNN chính là dòng chuyển giao các ngành nghề, các lĩnh
vực kinh doanh mà các thành phần kinh tế khác làm hiệu quả hơn nếu giữ nó
trong khu vực nhà nước. Thực hiện cổ phần hoá tạo dựng và củng cố nguồn lực
của nhà nước do việc nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp, hơn nữa nhà nước nhà nước còn thu những lợi ích từ phần vốn đầu tư của
mình vào doanh nghiệp. Thực hiện cổ phần hoá DNNN giúp cho việc giảm
nhanh số lượng doanh nghiệp Nhà nước vốn kém hiệu quả tăng cường khu vực
kinh tế tư bản nhà nước, chuẩn bị “phòng chờ” để nước ta đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Với việc phát hành các loại cổ phần là nhằm thu hút cổ phần từ nước ngoài.
Có những công trình lớn, như công ty vận tải hàng không, xây dựng thuỷ lợi đều
có thể áp dụng hình thức cổ phần để thu hút vốn và thiết bị kỹ thuật. Chế độ cổ
SVTH: Tô Bích Ngọc 9
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
phần thích ứng với đòi hỏi của nền sản xuất xã hội hoá, giúp vào việc hình thành
hệ thống kết cấu mạng của doanh nghiệp, cấu trúc lực lượng sản xuất theo chiều
dọc và chiều ngang. Công ty cổ phần đã xã hội hoá được vốn đã cải tiến cơ cấu
kinh tế thúc đẩy quá trình phân công lao động nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và
phát triển đáp ứng nhu cầu nâng cao mức sống xã hội.
Bên cạnh đó Công ty cổ phần còn tạo đòn bẩy kích thích vừa cạnh tranh, vừa
liên kết tập hợp để hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh chuyên ngành hoặc đa
ngành có thế mạnh, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, mở rộng vốn nhằm đến
mục đích thu được hiệu quả ngày càng cao.

 Tóm lại, kết cấu “hỗn hợp” kinh tế nhà nước là chủ thể xen lẫn nhiều
thành phần kinh tế khác – doanh nghiệp cổ phần, là bức tranh muôn màu
muôn vẻ, đa nguyên, đan xen.
SVTH: Tô Bích Ngọc 10
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
Phần II :
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp cổ phần hoá
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
I. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng trong thời
gian qua.
Sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc TW Đại hội đảng bộ lần thứ
XVII (1997) đã xác định cơ cấu kinh tế Đà Nẵng là “ Công nghiệp – thương mại
- dịch vụ và thuỷ sản nông lâm”.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1996-1999 là 9,6% (cao hơn mức
trung bình của cả nước là 7,1%); trong đó GDP công nghiệp xây dựng tăng bình
quân 14,4%, GDP bình quân đầu người tăng từ 328USD năm 1995 lên 434,5
USD năm 1999. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng trọng ngành công
nghiệp xây dựng (từ 33,11% năm 1996 lên 39,42% năm 1999 và tiếp tục tăng
vào cá năm tiếp theo) giảm tương đối tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp (từ 10%
năm 1996 xuống còn 8,7% năm 1999 và tiếp tục giảm vào các năm tiếp theo.
Biểu 1: Một số chỉ tiêu tổng hợp (2000-2005).
TT Chỉ tiêu ĐVT
Thực hiện 2001-2004 Kế hoạch
2005
2001 2002 2003 ƯTH2004
Chỉ tiêu kinh tế
1
Tăng trưởng kinh tế
trong đó

% 12,23 12,56 12,62 13,3 14
Nông, Lâm, Nghư nghiệp % 6,39 4,33 5,52 4,82 4,5
Công nghiệp % 15,87 18,44 21,74 22,43 21,3
Dịch vụ % 10,31 8,98 5,5 5,03 6
2 Tốc độ tăng giá trị sản xuất
Nông, Lâm, Ngư nghiệp % 9,3 4,68 5,72 5,64 5,32
Công nghiệp % 20,47 20,49 20,63 20,2 21
Dịch vụ % 10,39 11,12 10,31 7,83 12,5
3 Cơ cấu kinh tế
Nông, Lâm, Nghư nghiệp % 7,38 6,72 6,4 6,09 5,7
Công nghiệp % 42,05 43,52 45,32 49,44 49
Dịch vụ % 50,57 49,76 48,28 44,47 45,3
4 Xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 266,52 249,03 324,43 400 484
Trong đó: Xuất khẩu dịch vụ Triệu USD 62,87 86 107
Tốc độ tăng xuất khẩu % 13,26 -6,56 5,03 23,29 21
5 Tỷ lệ thu ngân sách/GDP % 34 36,1 43,5 39,4 31,34
6 Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ đồng 2527,6 2950,1 3567,3 5517,7 6200
(Nguồn: Quy họach tổng thể thành phố Đà Nẵng).
SVTH: Tô Bích Ngọc 11
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
Nhìn chung trong bối cảnh kinh tế xã hội cả nước còn nhiều khó khăn nhưng
kinh tế thành phố vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá:
Một số thành tựu nổi bật về tăng trưởng trong 5 năm (2001-2005).
 Kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP năm
sau cao hơn năm trước, tăng trưởng diễn ra trong tất cả các khu vực kinh
tế, chất lượng tăng trưởng và sức cạch tranh được cải thiện một bước.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 3 năm (2001 – 2003) bình quân tăng
12,46%, 5 năm (2001 – 2005) tăng 13% đạt chỉ tiêu kế hoạch, cao hơn tốc độ

tăng bình quân của kế hoạch 5 năm trước (1996 – 2000) là 3,67%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực CNH, HĐH,thực hiện được
cơ cấu kinh tế theo định hướng quy hoạch “Công nghiệp - Dịch vụ - Nông
nghiệp”, đưa tỷ trọng công nghiệp-xây dựng từ 40,7% năm 2000 lên 46,94% năm
2004 (KH năm 2005: 45,7%), Dịch vụ từ 51,7% xuống 47,06% (KH: 49,3%),
thuỷ sản-nông-lâm từ 7,6% xuống còn 6% (KH 2005: 5%).
Thu nhập bình quân đầu người của Thành phố theo đó cũng nâng lên, năm
sau cao hơn năm trước. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 2001
là 7,82 triệu đồng, năm 2002 là 8,98 triệu đồng, năm 2003 là 10,34 triệu đồng,
ước năm 2005 là 14,23 triệu đồng.
Trong các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch xuất nhập khẩu có kết quả
đáng kể. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm
2001-2005 là 20,15% vượt kế hoạch đề ra, cao hơn so với cả nước (13%), một số
sản phẩm công nghiệp mới có chất lượng cao dáp ứng yêu cầu tiêu dùng và sản
xuất cạnh tranh được trên thị trường như: Sản phẩm may, giày, săm lốp ô tô-máy
kéo, xi măng, nhựa, gạch creamic, giấy bìa, sợi, thực phẩm. Ngành thương mại
hoạt động sôi nổi, đảm bảo lưu thông hành hoá và vật tư trong thành phố va các
tỉnh liên vùng mở rộng thị trường xuất khẩu. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán
lẻ bình quân 5 năm tăng khoảng 13,04%/năm Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu:
Tính chung 5 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1750,4 triệu USD, bằng 83,4%
so với chỉ tiêu đề ra, tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm qua đạt khoảng 1975 triệu
USD, tốc độ tăng bình quân đạt 9,58%/năm.
Ngành thuỷ sản - nông - lâm có trình độ thâm canh, tăng năng suất nuôi
trồng, đánh bắt ngày càng cao. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất thời kỳ
2001-2005 là 6,06% (KH là 5-6%). Nhưng có xu hướng chuyển dịch theo hướng
giảm số tương đối trong cơ cấu GDP, phù hợp với thành phố công nghiệp, dịch
vụ. Trong cơ cấu GDP, giảm dần từ 7,38% năm 2001 xuống 6,4% năm 2003, ước
2005 còn 5,62%.
 Thu, chi ngân sách được chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, khai thác tốt hơn các
nguồn thu ngoài thuế, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế tăng

nhanh, phát huy các nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và cải
thiện các lĩnh vực xã hội.
SVTH: Tô Bích Ngọc 12
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2001-2005 là
25172,5 tỷ đồng, tổng chi Ngân sách nhà nước là 10097,93 tỷ đồng. Nhờ tăng
thu, nên các khoản chi ngân sách đều có cải thiện đáng kể, góp phần sự nghiệp
phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói, giảm nghèo ngày càng tăng trên tổng
chi ngân sách.
Thành phố đã có nhiều cố gắng và đạt nhiều kết quả trong đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị, thực hiện tốt chủ trương công
trình Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Kết quả trên cho thấy đây là sự thành công rất lớn của phong trào, sự thành
công này không chỉ mang lại những giá trị thiết thực to lớn về kinh tế mà nó còn
mang lại một ý nghĩa chính trị sâu xa, thể hiện đường lối chủ trương chính sách
của Đảng đã thực sự đi vào cuộc sống, thể hiện sự gắn bó đoàn kết đồng tâm hiệp
lực của mọi tổ chức đoàn thể với nhân dân vì một thành phố văn minh và hiện
đại.
Bên cạnh kết quả đạt được trong thời gian qua thì thành phố Đà Nẵng
còn gặp phải một số khó khăn và bộc lộ hạn chế nhất định như:
+ Tính tương đồng giữa các tỉnh, thành phố Miền trung còn cao; nguồn lực,
nguyên nhiên liệu, lao động… sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong
cơ chế phát triển dẫn đến hạn chế chung khả năng.
+ Chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số thành phần kinh tế
còn thấp; khả năng cạnh tranh còn yếu; doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ
còn quá thấp làm hạn chế lớn trong phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là
hiệu quả đầu tư.
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội chưa có khả năng tăng trưởng,
nhất là lĩnh vực đầu tư trong nước đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc

doanh và kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi yêu cầu đòi hỏi
phát triển lại rất lớn.
+ Các vấn đề bức xúc về mặt xã hội; tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường hiện
còn nhiều phức tạp.
II. Thực trạng của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong
tiến trình đổi mới đất nước.
1. Thực trạng DNNN trước khi thực hiện Cổ phần hoá trong thời gian qua.
Các DDNN ở Việt Nam được hình thành năm 1954 (ở miền Bắc) và từ năm
1975 (ở miền Nam). Sau hơn 10 năm cải tổ, chuyển từ nền kinh tế hoạch hoá tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, kinh tế nhà nước
được củng cố và phát triển. Theo số liệu thống kê, doanh nghiệp Nhà nước đã
chiếm tỷ trọng trong GDP từ 31,07% năm 1991 lên đến 38,98% năm 2000 và là
thành phần kinh tế có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP. Thế nhưng, chỉ có
SVTH: Tô Bích Ngọc 13
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
khoảng 30% số doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có lãi, 40% hoà vốn, còn
30% thường xuyên thua lỗ.
Thực tế DNNN vẫn giữ vai trò chủ đạo trong những năm đổi mới vừa qua,
mặc dù số lượng DNNN giảm nhưng sản lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng,
hiệu quả sản xuất kinh doanh được tăng lên.
Tuy nhiên lịch sử hình thành và phát triển DNNN ỏ nước ta xuất phát từ tư
tưởng về CNXH là đồng nghĩa với chế độ công hữu trên quy mô toàn quốc để
xây dựng CNXH, DNNN hoạt động vì nhiều mục tiêu khác nhau chứ không đơn
giản vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận như các DNNQD. Đây là yếu tố có tác động
rất lớn đến hiệu quả nên các DNNN ở nước ta có những đặc trưng khác biệt so
với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Thực trạng về hiệu quả hệ thống
doanh nghiệp nhà nước chưa làm tốt vai trò của mình
• Tỷ suất lợi nhuận của các DNNN thấp.
Theo số liệu thống kê năm 1992, số lượmg các doanh nghiệp chưa xác định

được lỗ lãi và các doanh nghiệp bị lỗ chiếm 17% (tức 1058 doanh nghiệp). Số
doanh nghiệp làm ăn bắt đầu có lãi (mức lãi suất thấp dưới 4%) chiếm đại đa số
82,89%. Số doanh nghiệp thực sự làm ăn có lãi rất ít, chỉ chiếm 0,05%, số lãi mà
doanh nghiệp làm ra không dủ để trả lãi suất tiết kiệm. Đượng nhiên vì những sự
ưu đãi của nhà nước, nhiều DNNN không phải trả khoản lãi tín dụng đó.
Chúng ta biết hiệu quả sản xuất ở nước ta phụ thuộc vào quy mô của doanh
nghiệ. Doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ tỷ suất lợi nhuận càng thấp. Doanh
nghiệp có quy mô càng nhỏ thì trang thiết bị lạc hậu. Khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp này trên thị trường yếu. Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn
thì càng có khả năng hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tỷ lệ doanh nghiệp
không xác định lỗ lãi hoặc kinh doanh lỗ lại càng ít đi , tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn
có lãi càng tăng lên. Ở nước ta, DNNN chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Theo số liệu thống kê về thực trạng lỗ lãi của DNNN phân theo quy mô lao động
và vốn, tỷ lệ doanh nghiệp không xác định lỗ lãi và kinh doanh thua lỗ giảm dần
nếu quy mô về lao động và vốn tăng.
• Hiệu quả sử dụng vốn thấp, doanh nghiệp không được tự chủ về tài
chính.
Tuy DNNN có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt trong công nghiệp, nhưng
vẫn chưa tương xứng với sự đầu tư của nhà nước. Nhà nước dã đầu tư một lượng
vốn rất lớn cho DNNN.
SVTH: Tô Bích Ngọc 14
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
Biểu 2: Cơ cấu vốn các doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%).
Năm 1991 1992 1993 1994
Tổng số vốn 100 100 100 100
DNNN 88,25 78,2 71 63,2
DNNQD 0,15 4,1 6,2 6,6
DN có vốn đầu tư nước ngoài 11,6 17,7 22,8 30,2
Biểu 3: Đầu tư của nhà nước theo giá hiện hành (tỷ đồng).

38442
53500
65070
38431
52150
63000
11
1351
2090
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
1991 1993 1994
Năm
Tri?u
đ?ng
T?ng v?n 1. DNNN 2. DNNQD
(Nguồn: Báo cáo cơ cấu thành phần kinh tế. Uỷ ban kế hoạch nhà nước, 1995).
Chúng ta thấy năm 1994 DNNN chiếm trên 63,2 tổng số vốn của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân , và đầu tư của nhà nước chủ yếu cho DNNN, chiếm 96,79%
tổng số vốn đầu tư của nhà nước.
Chi cho xây dựng và phát triển DNNN năm 1994 là 11005 tỷ đồng, chiếm
22,51% tổng chi ngân sách và 64,06% chi ngân sách cho đầu tư phát triển kinh
tế. Theo số liệu thống kê năm 1992, hệ số sinh lợi của vốn trong khu vực này đạt
bình quân 7%/năm, trong đó ngành công nghiệp đạt 3%, giao thông vận tải đạt

2%, thương nghiệp 22%. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động cũng chỉ đạt 11%/năm,
trong khi đó các ngành công nghiệp đạt 10,6%, GTVT 9,4%, thương nghiệp
9,5%.
SVTH: Tô Bích Ngọc 15
Lớp 27K4.1
Tỷ âäöng
Täøng väún
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
Không được tự chủ về tài chính là một trở ngại lớn, ràng buộc lớn đối với
doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp không thể tự chủ kinh doanh. Đại diện chủ
sở hữu của tài sản là ai chưa được xác định rõ gây ra nhiều lúng túng, khó khăn
trong việc sử dụng tài sản đó. Cơ quan chức năng quản lý tài sản của doanh
nghiệp Nhà nước đang thực hiện quyền quản lý theo kiểu hiện vật đến từng thiết
bị, nhà xưởng của doanh nghiệp, nhất nhất phải xin phép. Máy móc thiết bị già
cỗi, cần thanh lý để đổi mới công nghệ, phải xin phép; thạm chí sản phẩm sai quy
cách, hư hỏng, tồn kho đã lâu nay cân thanh lý, cũng không được bán. Công tác
hạch toán các chi phí trong kinh doanh cũng bị những ràng buộc vô lý trói chặt từ
nhiều năm mà vân không được sửa đổi. Nhiều doanh nghiệp cho rằng từ nghị
định số 59/NĐ-Cp đến nghị định số 27/1999/NĐ-CP về quản lý tài chính doanh
nghiệp Nhà nước, sự đổi mới không nhiều. Vẫn những ràng buộc về các khoản
chi phí, những bất hợp lý như khoản thu về sử dụng vốn, trong đó kể cả những
tài sản do doanh nghiệp chắt chiu dành dụm tích luỹ được từ nhiều năm hoặc vay
ngân hàng để xây dựng, nay đều bị coi là tài sản của Nhà nước và buộc doanh
nghiệp chịu thuế. Doanh nghiệp muốn khấu hao nhanh không được, phải theo
khung thời gian khấu hao; cơ quan thuế không cho khấu hao như vậy vì số thu
của thuế sẽ bị giảm đi.
• Năng suất lao động trong DNNN rất thấp.
Đối với Việt Nam, vấn đề năng suất vừa cũ lại vừa mới. Cũ là vì từ những
năm đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, việc nâng cao năng suất lao động đã từng
được nhấn mạnh theo tư tưởng đúng đắn của LêNin: Phân tích đến cùng, thì năng

suất lao động là cái quan trọng nhất, quan trọng nhất cho thắng lợi của chế độ xã
hội mới. Tuy nhiên, trong cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp trước đây,
vấn đề năng suất không được quan niệm và thể hiện trong hoạt động sản xuất
kinh doanh đúng với thực chất. Nhà nước bao cấp mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp không cần quan tâm đến năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh doanh, bởi sản phẩm sản xuất ra là theo kế hoạch do Nhà nước ấn định từ
trên; hàng hoá làm ra có cơ quan được chỉ định đảm bảo việc tiêu thụ, bất kể sản
phẩm đó có đáp ứng được nhu cầucủa người tiêu dùng hay không, còn doanh
nghiệp thì không trực tiếp đối diện với thị trường; nếu có lài thì nộp cho Nhà
nước, nếu lỗ thì có Nhà nước bù (nhưng thực ra là “lỗ thật, lãi giả” vì công cụ
quan trọng nhất để hạch toán là giá máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và giá thuê
lao động đều không phản ánh đúng giá trị, chế độ hạch toán chỉ là hạch toán) .
Vì chế độ bao cấp kéo dài trong nhiều năm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm
trọng trong đó có sự trì trệ của năng suất lao động, năng suất lao động qua nhiều
năm được đổi mới nhưng vẫn thấp.
Về mặt hiện vật, trong ngành chế biến dầu thực vật năng suất lao động bằng
10% mức của thế giới, trong ngành dệt, ngành giấy, may, nhựa, năng suất lao
động bằng 30-40% mức của thế giới.
SVTH: Tô Bích Ngọc 16
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
• Mức tiêu hao vật chất trong DNNN cao.
Mức tiêu hao vật chất phụ thuộc vào trình độ công nghệ, trình độ tổ chức và
quản lý sản xuất Đại bộ phận trang thiết bị của DNNN thuộc thế hệ cũ, trang bị
không đồng bộ do máy móc nhập từ nhiều nguồn khác nhau Theo số liệu thống
kê, riêng trong ngành công nghiệp có 26% thiết bị do Liên Xô (cũ) cung cấp,
24% thiết bị do các nước Đông Âu, gần 20% thiết bị của các nước ASEAN và
Bắc Âu, trên 18% thiết bị của các nước khác và phần còn lại là do tự chế tạo
trong nước… Theo đánh giá của Bộ khoa học công nghệ và môi trường thì tình
trạng của đa số thiết bị trong khu vực DNNN lạc hậu so với các nước tiên tiến

nhất trên thế giới khoảng 50 đến 100 năm, so với các nước trong khu vực
ASEAN là 20 năm. Theo báo cáo kết quả đợt khảo sát nhiều doanh nghiệp trong
7 ngành kinh tế kĩ thuật của bộ khoa học công nghệ và môi trường , thì 50% tài
sản của các doanh nghiệp hao mòn từ 30-50%, 35% tài sản cố định của doanh
nghiệp đang đợi thanh lý đã hao mòn hết. Trong số doanh nghiệp trung ương có
53,4% số ảnh hưởng ở trình độ thủ công, 41% ở trình độ cơ khí, chỉ có 37% ở
trình độ tự động hoá. Đối với các ảnh hưởng địa phương có 94% số ảnh hưởng ở
trình độ thủ công, 4% ở trình độ cơ khí và 2% trình độ tự động hoá. Với trình độ
thiết bị như vậy , nên mức tiêu hao vật chất ở nước ta cao hơn nhiều lần so với
các nước trên thế giới. Ví dụ sản xuất 1 tấn thép tiêu hao 800-1000 KWh điện,
trong khi đó thế giới là 300-500 KWh, phế phẩm trong ngành cơ khí chiếm 20-
30%, trên thế giới khoảng 5%, trong công nghiệp nhẹ tiêu hao vật chất cao hơn
mức thế giới 20-30%. So sánh tiêu hao vật chất của khu vực DNNN với khu vực
DNNQD, mức tiêu hao vật chất của DNNN gấp 3,6 lần DNNQD. Năm 1992, tỷ
lệ tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội của DNNN là 61,34%, của khu
vực DNNQD là 44,81%. Nhưng DNNN chỉ làm ra 41,61% tổng sản phẩm xã hội
và đóng góp 33,29% thu nhập quốc dân.
• Sự đóng góp đích thực của DNNN trong nguồn thu vào ngân sách nhà
nước là không lớn.
Mặc dù DNNN đã tạo ra một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, nhưng
ở đây phải xem xét thực chất của các khoản nộp vào ngân sách đó là như thế nào.
Có những doanh nghiệp lỗ rất nhiều nhưng vẫn nộp ngân sách một khoảng
tiền rất lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt.Theo số liệu của tổng cục thống kê cung cấp, năm 1993,
tổng thu ngân
sách của doanh nghiệp nhà nước là 22040 tỷ đồng, trong đó thuế lợi tức chỉ là
2134 tỷ đồng, chiếm 9,68% trong tổng số thu ngân sách từ doanh nghiệp nhà
nước.
SVTH: Tô Bích Ngọc 17
Lớp 27K4.1

Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
• Tình trạng mất vốn ở các DNNN là phổ biến.
Phần lớn các DNNN không bảo toàn được vốn. Trong các ngành công
nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, tỷ lệ mất vốn lên tới 10% trở lên. Đặc biệt
trong ngành công nghiệp, tỷ lệ mất vốn lên tới hơn 16%, sau đó ngành thương
nghiệp 15%. Có thể đánh giá tình hình thất thoát của DNNN là rất nghiêm trọng.
Tính chung, tổng số vốn của các DNNN thất thoát trong năm 1992 vào khoảng
8108 tỷ đồng (theo số liệu điều tra của tổng cục thống kê).
• DNNN không được tự chủ về nhân sự, chỉ thu hút được một lực lượng
lao động quá ít ỏi trong một đất nước nghèo vốn và giàu lao động như
ở nước ta.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới mặt
hàng, đổi mới thiết bị, bố trí lại sản xuất, từ đó dẫn đến đổi mới cơ cấu công
nhân, lao động, đó là điều cần thiết. Song doanh nghiệp không thể chủ động
trong việc sắp xếp lại số lượng lao động, giảm bớt người không phù hợp, tuyển
thêm người mới, vì Nhà nước chưa đủ các chính sách phù hợp để giải quyết công
ăn việc làm và đời sống của số lao động dôi ra, để số người này yên tâm trong
quá trình đổi mới doanh nghiệp.
Chế độ tiền lương, các thang lương, bậc lương trong doanh nghiệp nhà nước
còn nhiều bất hợp lý giữa khu vực kinh doanh với khu vực hành chính sự nghiệp,
giữa doanh nghiệp các ngành, nghề khác nhau và ngay trong nội bộ doanh
nghiệp. Tiền lương, tiền thưởng bị khống chế. Lương của công nhân cũng như
của những người quản lý doanh nghiệp không được trả theo kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp, mà theo quy định của cơ quan chức năng.
Đội ngũ giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp, trong không ít trường hợp,
không phải là những người có đủ năng lực quản lý doanh nghiệp trong điều kiện
kinh tế thị trường. Bản thân giám đốc doanh nghiệp không được chủ động điều
hành sản xuất cũng như không được bố trí những người có đủ khả năng vào các
vị trí thích hợp trong đơn vị của mình, bảo đảm cho bộ máy quản lý tinh, gọn, và
làm việc có hiệu quả.

DNNN chỉ thu hút được 2954,2 nghìn người, chiếm khoảng 9% lực lượng
lao động xã hội năm 1994. Để thu hút được lao động đó vào DNNN, nhà nước
phải bỏ ra 63000 tỷ đồng mua sắm tài sản cho các doanh nghiệp đó.
Tính ra cứ mỗi chỗ làm, nhà nước phải đầu tư 21,33 triệu đồng. Mức đầu tư
như vậy quá cao so với khả năng của ngân sách nhà nước cũng như quá cao so
với mức đầu tư cho các thành phần kinh tế khác.
Tóm lại: Sau hơn 10 năm cải tổ, bức tranh chung về DNNN có phần sáng
sủa hơn so với trước đây. Vai trò của DN cũng được phát huy một cách đúng
hướng. Tuy nhiên, thực trạng về hiệu quả của DNNN đã cho thấy DNNN vẫn
chưa làm tốt vai trò của mình ở khía cạnh hoạt động kinh tế.
SVTH: Tô Bích Ngọc 18
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
2. Quá trình đổi mới Cổ phần hoá DN trong cả nước trong thời gian qua.
a. Vài nét về sự hình thành và phát triển của quá trình Cổ phần hoá trên
thế giới.
Trước và sau cuộc cách mạng công nghiệp, chủ yếu là nửa đầu thế kỷ XIX,
các công ty cổ phần chính thức lần lượt ra đời với hình thức tổ chức và hình thức
phân phối riêng của chúng. Ví dụ, năm 1806, pháp điển thương mại của Pháp đã
có quy định cơ bản về công ty cổ phần. Thực ra lúc bấy giờ Anh là nước có nhiều
công ty cổ phần nhất Một khoản đầu tư tư bản riêng lẻ ban đầu không đủ để xây
dựng xí nghiệp lớn chu kỳ xây dựng dài (nhất là đường sắt). Về điểm này, trong
bộ “Tư bản” C.Mac vạch ra rằng: “Nếu như cứ phải chờ cho đến khi tích luỹ làm
cho một số tư bản riêng lẻ lớn lên tới mức có thể đảm đương được việc xây dựng
đường sắt, thì có lẽ đến ngày nay (giữa thế kỷ XIX – tác giả chú dẫn) thế giới vẫn
chưa có đường sắt. Ngược lại, qua các công ty cổ phần, sự tập trung đã thực hiện
được việc đó trong nháy mắt
(1)
Sau những năm 70 của thế kỷ XIX, công ty cổ phần phát triển rất nhanh,
mọc lên một cách phổ biến ở tất cả các nước, các ngành, quy mô sản xuất mở

rộng mạnh mẽ, tập trung tư bản diễn ra với tốc độ chưa từng thấy, các tổ chức
đọc quyền ra đời, như cácten, xanh đi ca, tơrốt, căngxanh. Hầu như tất cả các
doanh nghiệp lớn đều áp dụng hình thức cổ phần, hơn nữa các doanh nghiệp lại
xâm nhập vào nhau, hình thành “chế độ tham dự” với “chế độ tập trung”. Các
công ty nắm giữ cổ phần khống chế ra đời, tạo thành kết cấu xâu chuỗi: công ty
mẹ, công ty con, công ty cháu, hình thành một loạt doanh nghiệp, vượt ra ngoài
biên giới quốc gia.
b. Sự hình thành và phát triển cổ phần hoá DNNN ở nước ta.
Quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta cơ bản bắt đầu từ năm 1992.Thời gian
thực hiện đã hơn 10 năm nhưng còn thấp xa so với kế hoạch đặt ra và công tác
này thực sự được đẩy mạnh từ năm 1996 trở lại đây tuy vậy còn nảy sinh nhiều
vấn đề cần giải quyết khắc phục nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá nhanh và
đúng hướng.
• Giai đoạn thí điểm Cổ phần hoá DNNN ( từ 1992 đến 7/5/1996).
Cổ phần hoá DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Nhà nước
đã ban hành quyết định 202 – HĐBT ngày 8/6/1992 kèm theo đề án chuyển một
số DNNN thành công ty cổ phần áp dụng tại các DN được chọn làm thí điểm. 19
DN được bộ chỉ đạo thí điểm, sau thời gian làm thử 7 DN rút lui, cuối cùng chỉ
còn 5 DNNN chuyển sang công ty cổ phần, đó là:
1. Công ty cổ phần đại lý liên hợp vận chuyển (Bộ giao thông).
(1)
Xem tư bản, tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Matxcơva và Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1984, q1,
t1, ph .I, tr156.
SVTH: Tô Bích Ngọc 19
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
2. Công ty cổ phần cơ điện lạnh ( TP Hồ Chí Minh).
3. Công ty cổ phần giấy Hiệp An (Bộ công nghiệp).
4. Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (Tỉnh Long An).
5. Công ty cổ phần chế biến thức ăn gia súc (Bộ công nghiệp).

Các doanh nghiệp cổ phần hoá đều là các doanh nghiệp kinh doanh trong
ngành thông dụng không có ý nghĩa chiến lược. Tỷ lệ phân bổ vốn cổ phần ở các
doanh nghiệp này như sau: người lao động làm việc tại doanh nghiệp mua 40 –
50%, nhà nước giữ lại 20 – 30%, còn lại khoảng 20% bán cho người Việt Nam
ngoài quốc doanh.
 Những kết quả đạt được trong giai đoạn này:
Trong một thời gian ngắn sau khi cổ phần hoá các doanh nghiệp, đã có bước
chuyển biến cơ bản trong hoạt động của chúng. Kết quả bước đầu còn khiêm tốn
nhưng các doanh nghiệp đó đã có cố gắng hoạt động tốt và có hiệu quả hơn. Nhờ
thay đổi cách quản lý, các doanh nghiệp này ngày càng phát triển, tăng mức đống
góp cho ngân sách nhà nước, làm lợi thêm cho cổ đông, tách bạch được quyền sở
hữu và quản lý doanh nghiệp, hạn chế việc lạm quyền và tránh tham nhũng, hạn
chế được phần nào tình trạng sở hữu chung chung. Về mặt quản lý, nhà nước vẫn
giữ được tỷ lệ nhất định để kiểm soát doanh nghiệp nhưng thông qua cổ phần,
doanh nghiệp không còn phụ thuộc vào sự quản lý trực tiếp của các cơ quan nhà
nước với tư cách là chủ quản. Các doanh nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần
tình hình sản xuất kinh doanh đều được cải thiện. Ví dụ ở công ty cơ điện lạnh, số
liệu 9 tháng đầu năm 1995 cho thấy doanh số tăng 300%, nộp ngân sách tăng
600%, lợi nhuận ròng tăng 44%, vốn điều lệ bổ sung từ lợi nhuận tái đầu tư tăng
10% so với 9 tháng đầu năm 1993 là thời kỳ doanh nghiệp chưa cổ phần.
Công ty đại lý vận chuyển cũng có chỉ số về doanh thu, lợi nhuận ròng, nộp
ngân sách đều tăng từ 200-400% so với cùng thời gian năm 1993, số lao động
tăng từ 85 người lên 240 người, thu nhập của người lao động tăng lên từ 5-50%.
Công ty giấy Hiệp An số liệu năm 1996 cho thấy doanh số tăng 606%, lợi
nhuận ròng tăng 300%, nộp ngân sách tăng 403%, tài sản cố định tăng 200% so
với năm 1993 là thời kỳ doanh nghiệp chưa cổ phần.
Biểu 4 Công ty giấy Hiệp An.
Chỉ tiêu so sánh Trước khi CPH 1996 Tăng %
Doanh thu 4714 5000 606
Lợi nhuận 18 72 300

Nộp ngân sách 27 136 403
Lao động 435 486
Tài sản cố định 3500 11000 200
SVTH: Tô Bích Ngọc 20
Lớp 27K4.1
Chuyờn thc tp. GVHD:Th.S Hunh VitThiờn n
4714
5000
6,06
18
72
300
27
136
403
3500
11000
200
0
2000
4000
6000
8000
10000
Tr?c khi CPH 1996 Tng %
Doanh thu
L?i nhu?n
N?p ngõn sỏch
Ti s?n c? ?nh
(Ngun: Tng cc thng kờ 1995).

Do vy cú th núi ch trng c phn hoỏ DNNN ca nh nc ta l hon
ton ỳng n v t c mc tiờu l gúp phn lm sng ng nn kinh t.
thỳc y quỏ trỡnh C phn hoỏ DNNN ngy 7/5 1996 chớnh ph ban
hnh ngh nh 28/CP v chuyn mt s DNNN thnh cụng ty c phn õy l c
s, tin cn thit cho vic c phn hoỏ tin trin tt hn.
Giai on y mnh quỏ trỡnh C phn hoỏ DNNN (t 29/6/1998 n
nay).
Sau gn 3 nm trin khai thc hin ngh quyt hi ngh ln th 3 BCH TW
ng khoỏ IX v tip tc sp xp, i mi, phỏt trin v nõng cao hiu qu
DNNN, vic thc hin c phn hoỏ núi chung ó cú bc chuyn quan trng so
vi thi gian trc. C ch, chớnh sỏch c ban hnh ó nhanh chúng phỏt huy
tt hiu qu to ra ng lc v nhng kt qu ỏng ghi nhn trong vic thc hin
c phn hoỏ DNNN .
Thỏng 6/1998 n 31/12/1999 ó cú thờm 340 DNNN hoc b phn DNNN
chuyn thnh cụng ty c phn. Gp 8 ln so vi 7 nm trc ú cng li. n
thỏng 7/2002 c nc cú gn 800 DNNN c c phn hoỏ
Riờng nm 1999 cú 250 DNNN chuyn thnh Cụng ty c phn, gp 8 ln so
vi 7 nm trc cng li.
SVTH: Tụ Bớch Ngc 21
Lp 27K4.1
Doanh thu
Lồỹi nhuỏỷn
Nọỹp ngỏn saùch
Taỡi saớn cọỳ õởnh
Trổồùc khi CPH
Triu ng
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp trong 3
năm 2001- 2003 toàn quốc đã cổ phần hoá được 979 doanh nghiệp và bộ phận
DNNN, bằng 71,6% tổng số doanh nghiệp đã cổ phần hoá tính cả từ những năm

trước.
Năm 2003 số DNNN có quy mô tương đối lớn thực hiện cổ phần hoá nhiều
hơn những năm trước (năm 2003 có 15% số doanh nghiệp có số vốn 10 tỷ đồng
được cổ phần hoá so với 7,9% đến năm 2002). Nhiều bộ ngành, địa phương, tổng
công ty nhà nước đã tích cực thực hiện và có kết quả khả quan.
 Những chuyển biến tích cực của các doanh nghiệp sau khi
chuyển sang thực hiện cổ phần hoá.
Có thể nói hầu hết các doanh nghiệp sau khi chuyển sang cổ phần hoá đều
hoạt động có hiệu quả hơn trước xét trên tổng thể các mặt doanh thu, lợi nhuận,
tích lũy vốn, nộp ngân sách.
+ Về hiệu quả kinh doanh:
Qua báo cáo hoạt động năm 1999 của 20 doanh nghiệp đã cổ phần hoá trong
thời gian hoạt động trên một năm kể cả những doanh nghiệp trước đó bị thua lỗ
cho thấy doanh thu bình quân tăng gần 2 lần như Công ty điện lạnh năng suất
năm 1999 đạt 178 tỷ gấp 4 lần so với trước khi cổ phần hoá, công ty cổ phần
bông Bạch Tuyết năm 1999 đạt 86 tỷ, gấp 1,6 lần so với trước cổ phần hoá. Lợi
nhuận tăng bình quân hơn 2 lần, cổ tức bình quân đạt 1-2%/tháng. Vốn tăng gấp
2,5 lần (bao gồm từ lợi nhuận và thu hút thêm vốn đầu tư từ bên ngoài). Nổi bật
là công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An vốn tăng 5 lần, công ty cổ
phần Việt Long vốn tăng 2,4 lần. Nộp ngân sách tăng 2 lần so với trước cổ phần
hoá, điển hình là công ty cổ phần cơ điện lạnh TP Hồ Chí Minh tăng gấp 3 lần,
công ty cổ phần sơn Bạch Tuyết tăng 2,7 lần…
+ Về lao động ở các Công ty cổ phần:
Người lao động trong các công ty cổ phần hóa được đảm bảo về việc làm và
thu nhập ổn định và có chiều hướng tăng lên. Do mở rộng sản xuất số lao động ở
các doanh nghiệp này tăng 12%, thu nhập người lao động tại các công ty cổ phần
tăng bình quân hàng năm gần 20% (chưa kể thu nhập từ cổ tức). Điển hình trong
năm 1999 công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển đạt 4 triệu
đồng/người/tháng, bằng gần 3 lần so với trước cổ phần hoá, công ty cổ phần ong
mật TPHCM đạt 1,3 triệu đồng/người/ tháng, bằng 2,6 lần so với trước cổ phần

hoá.
Trong công ty cổ phần người lao động là chủ nhân thực sự, họ đã nâng cao
tính chủ động, ý thức kỹ thuật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong lao động sản
SVTH: Tô Bích Ngọc 22
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
xuất, góp phần vào sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp, mang lợi ích
thiết thực cho bản thân mình, cho công ty, cho nhà nước và xã hội.
+ Về vốn huy động:
Tại thời điểm cổ phần hoá 370 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá có giá trị
phần vốn Nhà nước là 1349 tỷ đồng, qua việc thực hiện cổ phần hoá đã thu hút
thêm 1432 tỷ đồng của cá nhân, pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khác
đầu tư vào công ty cổ phần, đồng thời nhà nước cũng thu lại được 714 tỷ đồng để
đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước khác và giải quyết một số chính sách cho
người lao động trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá. Phone vốn
nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá xác định lại nhìn chung tăng từ 10-
50% so với giá trị ghi sổ sách. Như vậy vốn nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá
luôn được bảo toàn và ngày một tăng thêm. Huy động được vốn nhàn rỗi vào các
doanh nghiệp cổ phần góp phần đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, từ đó nâng
cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp .
Do vậy có thể nói chủ trương Cổ phần hoá DNNN là đường lối hoàn toàn
đúng đắn của Đảng, các biện pháp cụ thể và tích cực của nhà nước đã đạt được
mục tiêu và góp phần làm sống động nền kinh tế.
III. Tình hình thực hiện công tác Cổ phần hoá DNNN trên địa bàn
Thành phố (Từ 1997 đến nay).
Cổ phần hoá DNNN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, bắt đầu từ
nghị quyết hội nghị TW 2 (tháng 2/1991) và được chính phủ triển khai thí điểm
theo chỉ thị số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
thủ tướng chính phủ). Đối với Thành phố Đà Nẵng do quy mô các doanh nghiệp
còn nhỏ, số lượng doanh nghiệp ít, vì vậy không nằm trong diện lựa chọn thí

điểm cổ phần hoá. Từ năm 1997 đến nay, việc chuyển đổi DNNN theo hình thức
cổ phần hoá được thành phố triển khai thực hiện.
1. Thực trạng DNNN (tại thời điểm bắt đầu Cổ phần hoá đến nay).
Từ đầu năm 1997, khi thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc
trung ương, số DNNN trên địa bàn là 81 DN. Thực hiện sắp xếp đổt mới DNNN
thì đến cuối năm 1998, số DNNN giảm xuống còn 65 DN, trong đó chủ yếu là sát
nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản.
Với 81 DNNN, tổng số vốn kinh doanh chỉ có 356 tỷ, bình quân 1 DN có 4,3
tỷ.
DN có vốn dưới 1 tỷ chiếm 16% tổng số DN, DN có vốn 1 tỷ đến 5 tỷ chiếm
59% tổng số DN, DN có vốn 5 tỷ đến 10 tỷ chiếm 16% tổng số DN, DN có vốn
10 tỷ đến dưới 20 tỷ chiếm 5 % tổng số DN, DN có vốn trên 20 tỷ chiếm 4%
tổng số DN.
SVTH: Tô Bích Ngọc 23
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
Hiện nay các DNNN thuộc thành phố quản lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hiệu quả hoạt động của các DN
còn thấp, đang có nguy cơ tụt hậu xa so với sự phát triển của khu vực và trên thế
giới, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước vẫn hoạt động theo sự trông chờ sự bảo
hộ của nhà nước, chưa thực sự chủ động trong sản xuất kinh doanh để thích ứng
với môi trường cạnh tranh và hội nhập.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp, tổng số luỹ kế ước tính đến
31/12/2002 trên 1 tỷ đồng, ngoại trừ một số đơn vị có tình hình tài chính lành
mạnh, mang tính đặc thù duy trì được tốc độ phát triển như những năm trước
đây, còn nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn, sản xuất kinh doanh
không hiệu quả, nguy cơ thua lỗ cao, mất khả năng cân bằng tài chính như công
ty thuỷ tinh Miền Trung, Công ty xây dựng số 5, công ty xây lắp CN và dân
dụng, công ty xuất nhập khẩu Nông nghiệp xây dựng.
Tính đến thời điểm 30/9/2004, còn 30DNNN địa phương trực thuộc Thành

phố quản lý. Doanh thu có tăng và đảm bảo kế hoạch song lợi nhuận thực hiện
chỉ đạt ở mức thấp với 12,3 tỷ đồng. Hiệu quả kinh doanh thiếu bền vững lợi
nhuận thấp và bấp bênh. Một số doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ chưa có hướng
khắc phục như: Công ty xây dựng thiết bị nội thất nhà trường, Công ty lâm sản
xuất khẩu, Xuất hiện mới một số đơn vị lỗ (Công ty dệt may 29/3). Nhiều doanh
nghiệp trong vòng luẩn quẩn kinh doanh thua lỗ, công nợ chậm thu hồi, khó đòi,
hàng tồn kho ứ đọng, sản phẩm làm ra chậm luân chuyển để vốn ứ đọng dẫn đến
không đủ vốn lưu động phục vụ cho kinh doanh trong khi các ngân hàng giảm
hạn mức cho vay đối với doanh nghiệp.
Tình trạng nợ dây dưa kéo dài qua nhiều năm nhất là đối với các đơn vị xây
dựng, thi công cầu đường khá phổ biến, tốc độ thu nợ chậm trong khi vốn kinh
doanh chủ yếu là vốn vay.
Từ những thực tế yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của
DNNN là rất cần thiết.
Ngày 6/2/2002 UBND thành phố đã ban hành quyết định “về việc phê duyệt
đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển DN nhà nước thuộc thành phố quản
lý đến năm 2005.
Biểu 5: Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp năm 2002.
TT Thực hiện CPH
Vốn nhà nước khi sắp xếp
(tr.đồng)
Lao động
(người)
1 Công ty quản lý bến & DVVT 3902 180
2 Công ty cung ứng và PTKTTS 4825 250
3 Công ty công nghệ phẩm 6415 168
4 Công ty thương mại và dịch vụ 4750 232
5 Công ty vật tư tổng hợp 4568 133
6 Công ty lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng 1553 373
(Nguồn: Sở kế hoạch Đà Nẵng).

SVTH: Tô Bích Ngọc 24
Lớp 27K4.1
Chuyên đề thực tập. GVHD:Th.S Huỳnh ViếtThiên Ân
 Đánh giá cụ thể từng ngành:
+ Ngành giao thông:
Tiếp tục phát huy kết quả kinh doanh trong năm 2005, trong quý III các đơn
vị đều kinh doanh có lãi, không có đơn vị lỗ, đa số duy trì được tăng trưởng và
đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm. Ngành giao thông là một trong những ngành
đạt kết quả hoạt động kinh doanh cao, có đóng góp đáng kể trong khối các
DNNN địa phương thuộc thành phố quản lý.
Trong 9 tháng năm 2004, tổng doanh thu toàn ngành đạt 342 tỷ đồng (bằng
68% KH năm); lợi nhuận đạt 6.9 tỷ đồng (vượt kế hoạch đề ra 500 triệu đồng);
đảm bảo thu nhập cho gần 2800 các bộ công nhân viên với mức thu nhập bình
quân gần 1,4 triệu đồng/người/tháng; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách.
Nhiều đơn vị còn gặp phải những tồn tại khó khăn chưa được giải quyết triệt
để. Trong đó nổi lên là công nợ phải thu khó đòi, chậm thu hồi của các đơn vị
xây dựng, thi công các công trình giao thông (trên 3,7 tỷ đồng), số dư nợ vay
ngân hàng lớn, chi phí lãi cao, hàng tồn kho ứ đọng mất phẩm chất. Ngoài ra còn
một số nguyên nhân khác như nguyên vật liệu tăng càng làn cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp gặp trở ngại.
+ Ngành công nghiệp:
Tính đến cuối quý III năm 2004 ngành công nghiệp chỉ còn 3 doanh nghiệp,
với số lượng doanh nghiệp Nhà nước còn ít các doanh nghiệp có nhiều cố gắng
và được sự hỗ trợ của UBND thành phố, như cấp bổ sung vốn kinh doanh, tạm
ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và một số ưu đãi khác được ban hành.
Nhưng nhìn chung, DNNN thuộc ngành Công nghiệp chưa có chiều hướng phát
triển ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn do phải cạnh tranh gay gắt với thị trường nhất là giá nguyên liệu tăng cao
trong khi giá bán tăng không đáng kể, thị trường bị thu hẹp nhất là ngành dệt
may, hàng hoá tồn kho cao, vòng quay vốn chậm, nợ khó đòi toàn ngành trên

3,939 tỷ đồng chiếm 4,07 trong số nợ phải thu và chiếm 7,02% trên tổng vốn
kinh doanh, làm tăng nguy cơ là tổn thất vốn kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh
toàn ngành lỗ 3,12 tỷ, trong đó Công ty Dệt Đà Nẵng lỗ 1 tỷ, công ty dệt may
29/3 lỗ 2,57 tỷ.
+ Ngành xây dựng:
Kết quả 9 thánh đầu năm 2004, đa số các đơn vị kinh doanh đều có lãi (Trừ
Công ty xây dựng và PVVL TNXP).
Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp so với cùng kì
năm ngoái như Công ty cấp nước ĐN giảm 70%,do giá cả đầu vào của một số nguyên
liệu tăng làm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải nhiều trở ngại.
SVTH: Tô Bích Ngọc 25
Lớp 27K4.1

×