Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

skkn “ một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.28 MB, 30 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt
động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được
học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui
chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với
trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho
trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý
nghĩa.
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau,
trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý
báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt,
trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt
xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng
đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ
ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ
niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung
quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành
những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và
trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được
lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng
như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam đã nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò
chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con
mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu
bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp
trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn,
1
tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội
công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi
cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen
và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước - đang ngày


càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở
cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các
trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo.Thông qua hoạt
động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội,
qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.Chính vì vậy, giáo
viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơinói chung và trò chơi dân
gian nói riêng. Năm học 2008 – 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát
động phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích
cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học.
Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có
hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo
viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. ( Vì khả năng chú ý có chủ
định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi
nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc ).
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để
tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi
xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “ Một số
kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa
tuổi mẫu giáo lớn”.
Phạm vi tiến hành thực hiện đề tài này là 47 trẻ lớp MGL số 10 –
Trường MN Mai Dịch do tôi phụ trách.
2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1 Thực trạng của vấn đề:
1.1: Thuận lợi:
- Luôn đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của
phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của
BGH nhà trường. Nhà trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao
lưu trò chơi dân gian ở từng khối lớp.

- Trẻ MGL mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các
trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian.
- Bản thân tôi đã có một thời tuổi thơ sống ở ngoại thành Hà Nội.
Chính vì vậy, những trò chơi dân gian của trẻ con đã gắn bó với
tôi trong suốt một thời gian dài.
- Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất
nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ MG.
- Được đào tạo chính quy và trải qua bốn năm kinh nghiệm thực tế.
( Trong đó có 2 năm trực tiếp tham gia giảng dạy lứa tuổi MGL ).
1.2: Khó khăn:
- Giáo viên phải có hiểu biết và vốn kiến thức phong phú về các
trò chơi dân gian.
- Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh
hoạt và tính sáng tạo cao.
- Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những
trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức
tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi.
3
- Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không
thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ
được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi.
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập
cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó
không còn hứng thú.
- Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không
thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
2. Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu
giáo lớn ( 5 – 6 tuổi ):
Từ những thuận lợi và khó khăn trên đây, tôi đã đề ra một số biện
pháp cụ thể như sau:

2.1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của
trẻ.
Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và
đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ.
Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò
chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu.
Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo
nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú
ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải
được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi.
Cụ thể như sau:
* Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé ( từ 2 đến 4 tuổi ): khả
năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ
chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: “ Lộn cầu vồng”,
“ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “
Dung dăng dung dẻ”…
4
* Với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn ( từ 4 đến 6 tuổi ): khả năng chú ý
có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa
tuổi trước. Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó
hơn.
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ MGL, tôi thực hiện
theo các tiêu chí sau:
- Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ
lớp MGL: “ Thả đỉa ba ba”, “ Ô ăn quan”, “ Chuyền thẻ”, “ Hát

chuyền sỏi”, “ Trốn tìm”, “ Đếm sao”, “ Kéo co”, “ Rồng rắn lên
mây”, “Chồng đống chồng đe”, “ Trồng nụ trồng hoa”, “ Ném
còn”, “ Cướp cờ” …
2.2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ
chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.
2.2.1: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng
và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách
chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một
hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi
không thể tiến hành được.
Ví dụ như trò: “ Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và
một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non…Trò chơi
“ Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ chơi truyền
thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”
5
cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt
mắt…
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian
nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi
cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò
chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò
chơi.
2.2.2: Dạy trẻ đọc thuộc lời ca ( đối với những trò chơi có lời đồng
dao ):
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ
không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà
chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài
đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù
không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù

hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: chơi “ Chi chi chành
chành”, trẻ hát “ Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con ngựa
chết trương – Tam vương ngũ đế…”. Câu hát dường như chẳng có
mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành.
Hay như chơi “ Rải ranh” trẻ hát “ Rải ranh – Bẻ cành – Hái ngọn –
Chọn đôi”. Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi
một cách khéo léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới
đất, rồi lại giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao.
Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò
chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong
ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đã
thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với
6
lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia
chơi.
2.2.3: Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có
những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng
người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích
rộng như “ Kéo co”, “ Rồng rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Trồng
nụ trồng hoa”…
Các trẻ đang hào hứng tham gia trò chơi “ Kéo co”
Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm
nhỏ như “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “
Chuyền thẻ”, “ Ô ăn quan”…
7
Trẻ đang chơi “ Ô ăn quan”
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm
của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ

chức cho trẻ chơi.
2.3: Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động.
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định.
Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt
động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì
hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám
phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất; hay như ở hoạt
động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ
năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và
tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng
hoạt động.
*Với HĐ ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo
viên nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện
8
và phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt
dê”, “ Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “ Thả đỉa ba ba”…
* Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi
theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “ Ô ăn quan”, “Chơi
chuyền”, “Rải ranh”, “Chuyền thẻ”, “Kéo cưa lửa xẻ”…
*Với hoạt động chung và hoạt động chiều ( chủ yếu diễn ra trong
phòng nhóm ): nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển
nhận thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”,
“Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn đáp”, “Đếm sao”, “ Đọc câu”…
Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung,
giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn
học.

Ví dụ:
- Với môn thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn
luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi

đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng.
Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi
giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.
Chẳng hạn:
+ Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối:
“ Xin khúc đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm “ đuôi”
( đứng sau cùng ) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “ thầy”
tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại phải làm
“ thầy” để đi đuổi những trẻ khác.
9
Trò chơi “ Rồng rắn lên mây”
+ Trò “ Nhảy dây”, “ Trồng nụ trồng hoa”, “ Nhảy lò cò” có
nhiều nấc chơi nho nhỏ: từ bàn một, bàn hai…đến bàn mười
( Nhảy lò cò ); từ một nụ, một hoa…đến tám hoa ( Trồng nụ
trồng hoa )…Trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết nấc này mới đi
tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn
và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi.
10
Trò chơi “ Nhảy dây”
Trò chơi “ Nhảy lò cò”
+ Trò “ Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay,
nhanh miệng vì nếu câu cuối bài là “ ù à ù ập” được đọc xong
mà trẻ không rút kịp tay ra, ngón tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế
là thua.
11
Cô và trẻ đang chơi trò chơi “ Chi chi chành chành”
- Với môn MTXQ, toán, văn học khi lựa chọn các trò chơi cần đáp
ứng được các tiêu chí sau:
+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ.

+ Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm,
kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi…
+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
Ví dụ:
+ Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “ Con ruồi có cánh - Đòn
gánh có mấu – Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được
đặc điểm đặc trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc.
+ Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử
thách sự năng động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật
thì phải chuyển ngược lại:
“ Non cao đầy nước
Đáy biển đầy mây
12
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm…”
+ “ Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán
cộng hay trừ. Đó là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm
các nhóm theo trật tự cao dần lên và cộng lại trong phạm vi 10:
bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai, cái hến…” sau đó
là nhóm đôi và các nhóm cao hơn “ đôi tôi, đôi chị…”, “ba lá
đa, ba lá đề…”, “tám quả trám, hai lên chín”… Bài tập đó có thể
giúp trẻ đếm thành thạo trong phạm vi 10.
- Với môn âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như
các trò chơi: “ Tập tầm vông” , “ Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn
trâu xứ Quảng”…
Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung,
một điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọ trò chơi phù hợp với đề
tài và chủ điểm của bài dạy.

Chẳng hạn như:
- Chủ điểm “ Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: “ Đồng
dao hỏi tuổi xứ Quảng”, “ Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”, “ Bịt mắt
bắt dê”, “ Phụ đồng ếch”, “ Thi tìm những con vật có từ láy”…
- Chủ điểm “ Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi:
“ Trồng nụ trồng hoa”, “ Mít mật mít gai”, “ Làm nón mão bằng
lá”…
- Chủ điểm “ Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu
cho trẻ các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như
“ Ném còn”, “ Cướp cờ”, “ Bịt mắt đập niêu”, “ Đẩy gậy”, “ Chơi
đu”,“ Múa lân”…
13
2.5: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi.
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp
tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định
số người chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất
cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “ Bịt mắt bắt
dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ
trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “ Rồng rắn lên mây” thì thêm
một người, “ cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được
chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “ Thả đỉa ba ba”, “ Chi chi
chành chành”, “ Nhảy lò cò”, “Nhảy dây”… cũng tương tự như vậy.
Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ,
chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê
phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập
thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều.
Các trẻ đang chơi trò chơi: “ Mèo đuổi chuột”
3. Kết quả:
14
Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức

cho trẻ lớp MGL số 10 làm quen với các trò chơi dân gian, tôi đã thu
được nhiều kết quả tốt:
- 100% trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.
- 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết
về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
- Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn
trong lớp.
- Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian,
nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ
rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao
tiếp với mọi người.
- Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với
nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
15
III. KẾT LUẬN:
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học
kinh nghiệm sau:
- Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển
của trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui
chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan,
tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ trở thành những người lao
động tài giỏi trong tương lai.
- Những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi
chơi thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và
biết tổ chức trong cuộc sống.
- Cần phải tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian để phát triển
ở trẻ tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu,
chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn khác.
- Khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ giáo viên cần tìm hiểu kỹ
cách chơi, luật chơi và chuản bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để

tiến hành trò chơi.
- Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng
thực hiện.
- Một số giáo viên và cả phụ huynh học sinh trong trường đã áp
dụng kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi dân gian và đạt được kết quả tốt.
- Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tôi đã giúp
trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được một
di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện tốt cuộc
vận động “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích
cực”.
16
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ
mẫu giáo lớn chơi các trò chơi dân gian đã được thực hiện trong
lớp, trong trường mầm non Mai Dịch.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chị em đồng
nghiệp và các cấp lãnh đạo.
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2009
Người viết
Lê Phương Hằng
17
PHỤ LỤC:
MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ LỨA TUỔI
MẪU GIÁO LỚN ( 5 – 6 TUỔI )
1. MÈO ĐUỔI CHUỘT:
* Số lượng người chơi: Từ 7 đến 10 người hoặc có thể chơi tập thể
lớp.
* Địa điểm chơi: Sân bãi rộng.
* Cách chơi và luật chơi:
Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên đầu rồi bắt

đầu hát:
Mèo đuổi chuột
Mời bạn lại đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vội chạy mau
Mèo chạy đằng sau
Trốn đâu cho thoát
Thế rồi chú chuột
Lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo
Bác mèo hóa chuột.
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm
chuột. Hai người này đứng giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi
mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo chạy đuổi
theo sau. Tuy nhiên, mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo
18
thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai mèo và chuột
cho nhau. Trò chơi lại tiếp tục.
2. RỒNG RẮN LÊN MÂY:
* Số lượng người chơi: Từ 7 đến 10 người hoặc có thể chơi tập thể
lớp.
* Địa điểm chơi: Sân bãi rộng.
* Cách chơi và luật chơi:
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại xếp hàng
một, tay người sau nắm vạt áo hoặc đặt lên vai người đằng trước.
Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa
hát:
Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc
Có nhà điểm binh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thầy thuốc đi chơi ( hay đi chợ, đi câu cá, đi vắng nhà…tùy ý mà
chế ra).
Đoàn người lại tiếp tục đi và hát tiếp cho đến khi nào thầy thuốc
trả lời:
- Có!
Và bắt đầu đoạn đối thoại như sau:
Thày thuốc hỏi:
- Rồng rắn đi đâu?
Người đứng đầu làm cái trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
19
- Con lên mấy?
- Con lên một.
- Thuốc chẳng hay.
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay.
Cứ như thế cho đến khi cái trả lời:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó thì thầy thuốc đòi hỏi:
- Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
- Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
- Xin khúc đuôi.

- Tha hồ thầy đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối
cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không
cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình. Trong lúc đó, cái
đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt
được người cuối cùng thì người đó phải thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi giằng co giữa chừng mà rang rắn bị đứt ngang thì tạm
ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
20
3. Ô ĂN QUAN:
* Số lượng: Từ 2 đến 5 người chơi.
* Địa điểm chơi: Trong phòng nhóm hoặc ngoài sân trường ( không
cần diện tích rộng).
* Cách chơi và luật chơi:
Vẽ 1 hình chữ nhật chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc
cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ
nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho
mỗi bên, đặt vào đó 1 viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau
để dễ phân biệt 2 bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên
có 5 ô.
Hai người ngồi 2 bên. Người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong 1 ô
vuông nhỏ bất kỳ, sỏi rải đều chung quanh từng viên một trong những
ô vuông cả phần ô quan lớn. Khi đến hòn sỏi cuối cùng, ta vẫn bắt lấy
ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan ( bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng
ô liên tục ). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách
khoảng là 1 ô trống, như thế ta chập ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô
bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về
người chơi và người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên. Cả hai thay

phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy
được hết phần của đối phuơng. Như thế người đối diện đã thua hết
quan.
21
Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ. Ai thiếu
phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10
viên sỏi.
Cách chơi ô ăn quan thì rất đơn giản nhưng người chơi phải giỏi tính
toán thì mới có thể thắng đối phương.
4. THẢ ĐỈA BA BA
* Số lượng người chơi: Từ 7 đến 10 người hoặc có thể chơi tập thể
lớp.
* Địa điểm chơi: Sân bãi rộng.
* Cách chơi và luật chơi:
Trò chơi thể hiện việc qua sông, qua bưng, ruộng …ngập nước. ở
dưới nước có đỉa. Cả nhóm làm sao để xuống nước mà không bị đỉa
bắt. Trước hết vẽ hai đường song song cách nhau độ 2m ( hay quy định
khoảng trống nào đó ) giả định là sông nước. Một em ra giữa vòng tròn
vừa hát vừa lấy tay đập nhịp vào vai các bạn:
Thả đỉa / ba ba
Chớ bắt / đàn bà
Phải tội / đàn ông
Cơm trắng / như bông
Gạo thuyền / như nước
Đổ mắm / đổ muối
Đổ chuối / hạt tiêu
Đổ niêu / nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà ấy phải chịu
22

Từ “ chịu” nghĩa là trúng em nào thì em đấy xuống làm “đỉa”. Bọn
trẻ đứa chạy đầu này, đứa băng qua sông nọ. “ Đỉa” rượt để bắt. Bọn
trẻ hát bài hát ghẹo.
“Sang sông / Về sông / Trồng cây / Ăn quả / Nhả hạt”.
“ Đỉa” rượt bên này bên kia sông. “ Đỉa” quay lại bên kia thì lũ bên
nọ lại réo lên: “ Ăn quả / Nhả hạt” rồi lại nhào xuống. Chẳng may ai
bị “ đỉa” bắt thì lại phải làm “đỉa”.
5. ĐÁNH QUAY
* Số lượng người chơi: Từ 2 người trở lên.
* Địa điểm chơi: Sân bãi rộng.
* Cách chơi và luật chơi:
Đánh quay là trò chơi dành cho con trai. Đồ chơi là con quay gỗ hay
song hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng 1 sợi dây, quấn từ dưới lên
trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con quay của ai
quay lâu nhất, người đó thắng cuộc. Có thể dùng một con quay khác bổ
vào con quay đang quay mà nó vẫn quay thì người chủ con quay đó
được nhất.
6. CHỒNG ĐỐNG, CHỒNG ĐE
* Số lượng: Từ 2 đến 5 người chơi.
* Địa điểm chơi: Trong phòng nhóm hoặc ngoài sân trường ( không
cần diện tích rộng).
* Cách chơi và luật chơi:
Các em ngồi theo hình vòng tròn xếp nắm tay lần lượt theo chiều
cao. Một em đứng riêng ra, vừa lần lượt chỉ từng nắm tay vừa hát:
Chồng đống chồng đe
Con chim le lưỡi
23
Nó chỉ bạn nào
Nó chỉ bạn này
Chữ “này” sau cùng rơi vào nắm tay em nào, em đó lập tức vùng

đuổi, các em khác cũng lập tức vùng chạy 4 phía. Em nào chạy không
kịp bị bắt thì phải vào thay thế.
7. XIN LỬA
* Số lượng: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 2 người chơi.
* Địa điểm chơi: Trong phòng nhóm hoặc ngoài sân trường ( không
cần diện tích rộng).
* Cách chơi và luật chơi:
Hai trẻ chơi với nhau, một trẻ làm lửa, một trẻ làm người xin lửa.
Em làm lửa xòe hai bàn tay, các ngón tay đan vào nhau. Rút hai ngón
út, hai ngón trỏ, hai ngón cái lên rồi chụm hai đầu ngón tay vào nhau
như mái nhà.
Người xin lửa đưa ngón tay vào khoảng trống giữa hai ngón út của
bạn làm lửa và nói: “ Xin lửa”.
Lửa đáp: “ Lửa tắt”
Người xin lửa nói: “Xin dấm” ( Vừa nói vừa đưa hai ngón tay trỏ
vào giữa hai ngón tay trỏ của “ lửa”)
Lửa: “ Dấm chua”
Người xin lửa: “Xin cua” ( Đưa ngón tay trỏ vào giữa hai ngón tay
cái của “ lửa” )
Lửa: “ Cua cắp” ( Hai ngón tay cái kẹp vào ngón tay cáI của người
xin lửa).
Người xin lửa phải rút tay ra thật nhanh nếu không sẽ bị cua cắp và
phạt nhảy lò cò. Và nếu bạn làm lửa không kẹp được tay bạn xin lửa
thì bạn ấy sẽ đổi vai cho bạn kia.
24
8. LỘN CẦU VỒNG:
* Số lượng: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 2 người chơi.
* Địa điểm chơi: Trong phòng nhóm hoặc ngoài sân trường ( không
cần diện tích rộng).
* Cách chơi và luật chơi:

Hai trẻ đứng quay mặt vào nhau, vừa vung tay lên theo nhịp bài hát.
Lời 1: Lời 2:
Lộn cầu vồng Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy Thằng bé lên bảy
Có chị mười ba Con bé lên ba
Hai chị em ta Đôi ta cùng lộn.
Ra lộn cầu vồng.
Khi hát một tiếng, hai trẻ vung tay sang một bên. hát tiếng cuối cùng
cả hai trẻ vẫn nắm tay vào nhau. Cùng giơ hai tay lên đầu rồi cùng
chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau. ở tư thế quay lưng vào
nhau, các em tiếp tục vung tay lên rồi hạ tay xuống như lần trước, vừa
vung tay vừa hát lời hai. Đến tiếng cuối cùng các em lại chui qua tay
lộn lại và về tư thế như ban đầu.
9. LẶC LÒ CÒ:
* Số lượng: Từ 10 đến 12 trẻ chia làm 2 nhóm tương đối cân sức nhau,
mỗi nhóm từ 5 – 6 trẻ.
* Địa điểm: Sân chơi rộng rãi.
* Cách chơi và luật chơi:
25

×