Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo thực tập môn Thực tập hệ thông thông tin trong Điện lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.79 KB, 23 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn tới thầy giáo Lê Mạnh Hùng đã chỉ bảo
và hướng dẫn tận tình cho chúng em trong suốt quá trình học tập và làm đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công Nghệ
Thông Tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập thật tốt.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các Anh( Chị) trong đơn vị Điện Lực huyện
Sông Lô đã tận tình, giúp đỡ, chỉ dẫn và giải đáp thắc mắc của em trong quá trình thực
tập
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên lớp Đ4-CNTT đã giúp đỡ,
hỗ trợ tôi rất nhiều về kiến thức giúp chúng tôi có thể hoàn thành đề tài thực tập.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người thân yêu của chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Mạnh Thắng
Dư Mạnh Tân
CHƯƠNG 1.
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
3
DANH MỤC BẢNG
4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, điện là một trong những nhu cầu không thể thiếu. Cùng
với sự phát triển kinh tế với tốc độ cao, nhu cầu sử dụng điện ở nước ta cũng phát triển
không ngừng hướng tới “ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước “.
Lý do chọn đề tai
Với mục đích tăng cường tin học hóa trong công tác kinh doanh và quản lý điện
năng, ngày càng nâng cao hơn nữa các dịch vụ chăm sóc khách hàng và tìm hiểu thêm
quy trình vận hành và quản lý, chăm sóc khách hàng của ngành điện, chúng em đã


chịn đề tài “ Tìm hiểu hệ thống quản lý khách hàng và mua bán điện” để hiểu rõ
hơn vấn đề.
Mục tiêu đề tài
Với đề tài này, chúng em sẽ hiểu được các hình thực quản lý. Những ứng dụng
của hệ thống thông tin trong thực tiễn được áp dụng.
Kết quả đạt được
Nắm được cơ bản hệ thống quản lý khách hàng mua bán điện và tình hình sử
dụng điện ở khu việc tìm hiểu.
Bố cục báo cáo gồm :
- Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin
- Chương 2: Tổng quan về chi nhánh Điện lực huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc
- Chương 3: Hệ thống quản lý khách hàng, mua bán điện trong hệ thống thông tin
điện lực huyện Sông Lô
- Kết luận.
- Phụ lục
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
1.1. Hệ thống thông tin là gì ?
 Khái niệm hệ thống:
Trong các hoạt động của con người, các thuật ngữ như hệ thống triết học, hệ
thống pháp luật, hệ thống kinh tế, HTTT đã trở nên quen thuộc. Một cách đơn giản và
vấn tắt, ta có thể hiểu: Hệ thống là một tập hợp vật chất và phi vật chất như người,
máy móc, thông tin, dữ liệu, các phương pháp xử lý, các qui tắc, quy trình xử lý, gọi là
các phần tử của hệ thống. Trong hệ thống, các phần tử tương tác với nhau và cùng hoạt
động để hướng tới mục đích chung.
 Khái niệm về Hệ thống thông tin (HTTT):
HTTT (information system) là một hệ thống mà mục tiêu tồn tại của nó là cung
cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của con người trong một tổ chức nào đó. Ta có
thể hiểu HTTT là hệ thống mà mối liên hệ giữa các thành phần của nó cũng như mối
liên hệ giữa nó với các hệ thống khác là sự trao đổi thông tin .

Các thành phần chính của HTTT
Thành phần chiếm vị trí quan trọng trong HTTT quản lý là một cơ sở dử liệu hợp
nhất chứa các thông tin phản ánh cấu trúc nội tại của hệ thống và các thông tin về các
hoạt động diển ra trong hệ thống.
Với hạt nhân là cơ sở dữ liệu hợp nhất, HTTT quản lý có thể hỗ trợ cho nhiều
lĩnh vực chức năng khác nhau và có thể cung cấp cho các nhà quản lý công cụ và khả
năng dễ dàng truy cập thông tin
+ Thu nhập, phân tích và lưu trữ các thông tin một cách hệ thống, những thông
tin có ích được cấu trúc hoá để có thể lưu trữ và khai thác trên các phương tiện tin học.
+Thay đổi, sửa chữa, tiến hành tính toán trên các nhóm chỉ tiêu, tạo ra các thông
tin mới.
+ Phân phối và cung cấp thông tin. Chất lượng của HTTT quản lý được đánh giá
thông qua tính nhanh chóng trong đáp ứng các yêu cầu thông tin, tính mềm dẻo của hệ
thống và tính toàn vẹn, đầy đủ của hệ thống.
6
Phân loại HTTT
Các HTTT có thể được phân loại theo các chức năng chúng phục vụ.
- Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing system - TPS) là một HTTT
có chức năng thu thập và xử lý dữ liệu về các giao dịch nghiệp vụ.
- HTTT quản lý (Management information system - MIS) là một HTTT cung cấp
thông tin cho việc báo cáo hướng quản lý dựa trên việc xử lý giao dịch và các hoạt
động của tổ chức.
- Hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision support system - DSS) là một HTTT vừa
có thể trợ giúp xác định các thời cơ ra quyết định, vừa có thể cung cấp thông tin để trợ
giúp việc ra quyết định.
- HTTT điều hành (Excutive information system - EIS) là một HTTT hỗ trợ nhu
cầu lập kế hoạch và đánh giá của các nhà quản lý điều hành.
- Hệ thống chuyên gia (Expert System) là HTTT thu thập tri thức chuyên môn
của các chuyên gia rồi mô phỏng tri thức đó nhằm đem lại lợi ích cho người sử dụng
bình thường.

- Hệ thống truyền thông và cộng tác (Communication and collaboration system)
là một HTTT làm tăng hiệu quả giao tiếp giữa các nhân viên, đối tác, khách hàng và
nhà cung cấp để củng cố khả năng cộng tác giữa họ.
- Hệ thống tự động văn phòng (Office automation system) là một HTTT hỗ trợ
các hoạt động nghiệp vụ văn phòng nhằm cải thiện luồng công việc giữa các nhân
viên.
1.2. HTTT Điện lực
 Khái niệm:
HTTT Điện lực là HTTT được xây dựng phục vụ cho việc trao đổi, xử lí thông
tin và hỗ trợ ra quyết định trong công tác sản xuất và vận hành hệ thống điện.
 Cấu trúc HTTT Điện lực:
Chia làm 5 phần chính:
+ Hệ thống thiết bị đầu vào
+ Hệ thống thiết bị đầu cuối
+ Hệ thống đường truyền
+ Hệ thống phần mềm
+ Hệ thống quy trình xử lý và vận hành
7
 Phân loại HTTT Điện lực:
Phân loại theo cấp bậc
Mạng đường trục chính
Mạng đường trục vùng
Mạng con ( đường nhánh)
 Phân loại theo chức năng
+HTTT quản lý
+ HTTT Vận hành
 Đặc trưng của HTTT Điện lực:
- Tính bảo mật
- Tính thời gian thực
- Xử lý thông tin nhanh

- Dữ liệu lớn, dữ liệu “động”
- Yêu cầu độ tin cậy cao
- Input được thu thập từ các thiết bị đầu cuối
- HTTT Điện Lực là HTTT khép kín
8
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH ĐIỆN LỰC
HUYỆN SÔNG LÔ – VĨNH PHÚC
2.1. Vị trí địa lý , con người, văn hóa, lịch sử huyện Sông Lô
Sông Lô là một huyện nằm phía tây bắc của tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện được thành
lập chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2009, bao gồm các xã bên bờ sông Lô,
trên cơ sở chia tách huyện Lập Thạch cũ. Ngày 03 tháng 4 năm 2009, tại thị trấn Tam
Sơm, huyện Sông Lô đã làm lễ ra mắt.
Với số dân hơn 93 nghìn người. diện tích 150,3177 km
2
, mật độ dân số khoảng
625 người/ km
2
, Sông Lô là một huyện còn rất trẻ. Con người Sông Lô mến khách,
chất phác với ngành nghề nông nghiệp là chủ yếu. Tên của huyện được lấy từ tên dòng
sông Lô oai hùng, gắn liền với công cuộc kháng chiến chống xâm lược của quân và
dân ta, được thể hiện qua “ Trường ca Sông Lô” của cố nhạc sỹ Văn Cao hay “Tiếng
hát Sông Lô” của cố nhạc sỹ Phạm Duy.
Sông Lô là vùng đất cổ kính. Những di chỉ khảo cổ như hang động trên núi Thét
ở xã Hồng Phong (nay là Hải Lựu) với nhiều mảnh gốm cổ của người nguyên thủy
thời đồ đá cũ Sơn Vi, niên đại trên 2 vạn năm, cho thấy sự có mặt của cộng đồng cư
dân tại đây là rất sớm. Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu gắn với tích về vị anh hùng chống
giặc ngoại xâm Lữ Gia. Bên cạnh những phong tục, lễ hội cổ sơ đó là những kiến trúc
nổi tiếng như Tháp Bình Sơn.
Sông Lô có một số món ăn đã trở thành đặc sản, như món cá thính, còn gọi là cá
muối chua, ngon nhất là cá thính thuộc xã Cao Phong và Đức Bác. Đây là loại sản

phẩm đang được tỉnh Vĩnh Phúc bảo hộ nhãn hiệu thương mại. Ngoài món cá thính nổi
tiếng nói trên, cũng cần nhắc đến đặc sản gỏi cá mè của người Cao Lan xã Quang Yên.
Nói đến Sông Lô không ai không nhắc đến tháp Bình Sơn. Tháp Bình Sơn, còn
gọi là Tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một ngôi tháp cổ, tương truyền
nguyên thủy có 15 tầng tuy hiện nay chỉ còn lại 11 tầng. Tháp được xây dựng từ thời
Trần, nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc thôn Bình Sơn, thị
trấn Tam Sơn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý-Trần ở Việt Nam và là
ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay, Tháp Bình Sơn với hình
khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí phong phú điêu luyện, là di tích lịch sử
và di tích nghệ thuật có giá trị cao vào bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam
9
Hình 2.1. Tháp Bình Sơn- biểu tượng của huyện Sông Lô
2.2. Cơ cấu tổ chức điện lực huyện Sông Lô
Cũng từ đó, Điện lực chi nhánh Sông Lô được tách ra từ Điện lực chi nhánh Lập
Thạch với quy mô quản lý bán điện trên 12 xã thuộc huyện Sông Lô.
Tên đầy đủ: Điện lực Sông Lô
Ngày thành lập: 01/04/2011
Địa chỉ: Thị trấn Tam Sơn – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: 02112.482.225
Điện thoại sửa chữa: 02112.482.226
10
Hình 2.2. Trụ sở Điện lực huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc tại thị trấn Tam Sơn
Điện lực Sông Lô là 1 trong 9 điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Vĩnh Phúc –
Công ty điện lực 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( Nay là Tổng Công ty Điện lực
miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Cơ cấu tổ chức :
Tổng số lao động 25 người. Trong đó:
- Ban giám đốc 2 người: Giám đốc, phó giám đốc kiêm trưởng phòng kinh
doanh.

- Phòng kinh doanh tổng hợp: 7 người
- Phòng kỹ thuật- khoa học- an toàn :1 người
- Công nhân quản lý vận hành: 15 người
Lĩnh vực kinh doanh
- Kinh doanh điện năng với gần 100 trạm biến áp ( TBA ) công công và
chuyên dùng cùng hơn 10.000 khách hàng.
11
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng và bán các thiết bị viễn thông.
- Kinh doanh các dịch vụ Internet sử dụng mạng cáp quang FTTH
- Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện đến cấp điện áp 35kV
- Quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện phân phối
12
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG, MUA BÁN ĐIỆN TRONG
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐIỆN LỰC HUYỆN SÔNG LÔ
3.1. Quy trình quản lý và vận hành lưới điện
Giới thiệu phần mềm CMIS 2.0
Để phục vụ cho việc quản lý, đơn vị đã sử dụng phần mềm chuyên ngành điện
CMISS 2.0.
CMIS 2.0 là phần mềm hệ thống thông tin quản lý khách hàng thống nhất trong
toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Trung tâm Công nghệ Thông tin (EVN.IT) xây
dựng, trên cơ sở hoàn thiện các chức năng của hệ thống CMIS 1.0 với mục đích chăm
sóc tốt nhất các khách hàng dùng điện.
Kiến trúc phần mềm: CMIS 2.0 sẽ triển khai trên kiến trúc ứng dụng đa lớp gồm:
lớp giao diện, lớp xử lý nghiệp vụ , lớp giao tiếp với CSLD và lớp CSDL trong đó: lớp
giao diện phát triển trên công nghệ WPF (Window Presentation Foundation) của
Microsoft, lớp nghiệp vụ sử dụng công nghệ .NET, lớp giao tiếp CSDL sử dụng công
nghệ LinQ, lớp CSDL sử dụng Oracle
Hình 2.3. Giao diện phần mềm CMIS 2.0
Các dịch vụ khách hàng trong CMIS 2.0 rất đa dạng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
của người dùng điện theo đúng chức năng nghiệp vụ trong quy trình kinh doanh điện

năng 2003/2008 như: cấp điện, thay đổi thông tin khách hàng; thay đổi thỏa thuận giá
13
bán điện; tra cứu, in sao kê chỉ số; tra cứu thông tin, cách tính hóa đơn; thanh toán tiền
điện; kiểm tra hệ thống đo đếm; thay thiết bị cháy hỏng….
Về nghiệp vụ, CMIS 2.0 tập trung vào việc nâng cao công tác chăm sóc và dịch
vụ khách hàng, tăng cường các kênh giao tiếp với khách hàng dùng điện nhằm tạo sự
thoải mái cho khách hàng, từ đó gián tiếp đem lại sự ủng hộ của cộng đồng đối với
ngành điện.
Phần mềm cũng đáp ứng được yêu cầu áp giá và tính toán hóa đơn linh hoạt,
dành cho nhiều đối tượng khách hàng dùng điện, hoàn toàn sẵn sàng cho những biến
động về giá bán điện liên tục theo định hướng của tập đoàn.
Sau khi cải tiến và nâng cấp, CMIS 2.0 giúp hỗ trợ công tác chăm sóc khách
hàng dựa trên định hướng kinh doanh của EVN và các công ty điện lực; giúp nâng cao
khả năng phân tích, báo cáo hỗ trợ công tác điều hành cho cán bộ kinh doanh, các bộ
phận kỹ thuật và các cấp quản lý; tích hợp với các ứng dụng trong mảng kinh doanh
điện: điện nông thôn, quản lý đo đếm và giao nhận điện năng…
3.2. Quy trình quản lý
Hiện nay đơn vị đang bán điện trực tiếp cho 12 xã trong huyện Sông Lô và gián
tiếp cho 5 xã thuộc huyện Lập Thạch. Bán trực tiếp nghĩa là bán từ huyện đến tận từng
hộ gia đình trực tiếp quản lý công tơ, không thông qua đơn vị trung gian. Bán gián tiếp
tức là đơn vị bán điện đến hợp tác xã của xã sau đó hợp tác xã bán lại cho các hộ gia
đình.
Hằng ngày phần mềm CMIS 2.0 sẽ tự động cập nhật chỉ số các công tơ về máy
chủ, sau đó tổng hợp lại sẽ được lượng điện năng tiêu thụ trong ngày, đến cuối tháng
tổng hợp lại rồi so với lượng điện thu từ công tơ của từng gia đình hoặc cơ sở kinh
doanh để có được lượng điện tiêu thụ và lượng điện tiêu hao của tháng.
Ngày 20 hàng tháng là ngày thanh toán tiền điện của đơn vị. Trong 3 ngày nhân
viên của Điện lực Sông Lô sẽ về lần lượt từng xã để thu tiền điện, giúp cho người sử
dụng phải đi lại vất vả và tránh quá tải nếu thu tại Điện lực Sông Lô. Sau 3 ngày đó
các cá nhân và đơn vị sử dụng điện sau khi nhận được hóa đơn phải nhanh chóng

thanh toán nếu sau 3 ngày không thanh toán thì Điện lực Sông Lô sẽ tạm thời cắt
ngừng sử sụng đến với cá nhân hoặc đơn vị không thanh toán đó.
Hiện nay, trong việc thu và quản lý công nợ bằng sổ sách truyền thống, Điện lực
Sông Lô đang áp dụng khoa học công nghệ vào việc quản lý, giúp cho việc quản lý dễ
dàng và thuận tiện, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu xử lý nhanh với các thắc mắc của
người dân. Đó là sử dụng phần mềm NPCU.
14
Thu tiền điện qua phần mềm NPCUS là phương thức thu tiền điện hiện đại, giúp
khách hàng đóng tiền điện một cách thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chủ động trong
công việc và tránh được trường hợp bị nhầm lẫn trong quá trình nộp tiền điện của
khách hàng cũng như việc chấm xóa nợ của Điện lực đối với khách hàng.
Với địa bàn một huyện miền núi như Sông lô nên trong quá trình thu tiền cũng
gặp không ít những vướng mắc như vẫn có tính trạng khách hàng chen lấn, tranh giành
nhau nộp tiền điện trước sau, nên trong quá trình chấm thu tại phần mềm cũng đã gây
ra không ít khó khăn.Hơn thế vì là một phần mềm mới được đưa vào áp dụng trong
thực tế nên trong quá trình thao tác trên phần mềm của thu ngân viên cũng xảy ra đôi
chút trục trặc nhỏ nhưng đã được khắc phục kịp thời, nhanh chóng để đảm bảo không
bị gián đoạn trong quá trình thu tiền điện, đồng thời với việc đào tạo, hướng dẫn, bồi
huấn nghiệp vụ của thu ngân viên trên phần mềm mới nên công việc của thu ngân viên
trên phần mềm NPCUS cũng đã thành thục hơn rất nhiều.
Hình 2.4. Người dân đang thanh toán tiền điện
15
Việc áp dụng phương thức thu tiền điện mới này đã mang lại rất nhiều điểm tiện
ích cho cả khách hàng lẫn thu ngân viên điện lực, việc tìm kiếm hóa đơn tiền điện giao
cho khách hàng đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, tránh tối đa tình trạng nhầm lẫn hóa
đơn khi giao cho khách hàng, đảm bảo tính chính xác trong quá trình thu nộp tiền điện,
chỉ với tháo tác tra cứu khách hàng trên phần mềm, khách hàng cũng rất nhanh chóng
biết được số tiền gia đình mình đã sử dụng điện trong tháng để chuẩn bị đầy đủ số tiền
cần phải nộp nên việc thanh toán sẽ diễn ra rất nhanh chóng và thuận lợi.
3.3. Bảng giá điện và công suất sử dụng điện

Điện lực Sông Lô đang thực hiện giao bán điện với các hình thức chủ yếu là :
bán lẻ, bán buôn và bán điện kinh doanh. Nhưng trong số đó tùy vào mục đích sử dụng
cũng như công suất sử dụng mà giá bán khác nhau. Hiện nay Điện lực Sông Lô đang
áp dụng giá bán điện theo “Thông tư số 38/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương quy
định về giá bán điện ”. cụ thể như sau :
• Các ngành sản suất :
STT Đối tượng áp dụng giá
Giá bán điện (đồng
/kWh)
1 Cấp điện áp từ 110 kV trở lên
a) Giờ bình thường 1.217
b) Giờ thấp điểm 754
c) Giờ cao điểm 2.177
2
Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới
110 kV

a) Giờ bình thường 1.243
b) Giờ thấp điểm 783
c) Giờ cao điểm
2.263

3
Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22
KV

a) Giờ bình thường 1.286
b) Giờ thấp điểm 812
c) Giờ cao điểm 2.335
16

STT Đối tượng áp dụng giá
Giá bán điện (đồng
/kWh)
4 Cấp điện áp dưới 6 kV
a) Giờ bình thường 1.339
b) Giờ thấp điểm 854
c) Giờ cao điểm 2.421
Bảng 3.1. Giá bán điện các ngành sản xuất
• Bơm nước tưới tiêu
STT Cấp điện áp
Giá bán điện
(đ/kWh)
1 Từ 6 kV trở lên
a) Giờ bình thường 1.142
b) Giờ thấp điểm 596
c) Giờ cao điểm 1.660
2 Dưới 6 kV
a) Giờ bình thường 1.199
b) Giờ thấp điểm 625
c) Giờ cao điểm 1.717
Bảng 3.2. Bảng giá bơm nước phục vụ tưới tiêu
17
• Bán điện kinh doanh
STT Cấp điện áp
Giá bán điện
(đ/kWh)
1 Từ 22 kV trở lên
a) Giờ bình thường 2.004
b) Giờ thấp điểm 1.142
c) Giờ cao điểm 3.442

2 Từ 6 kV đến dưới 22 kV
a) Giờ bình thường 2.148
b) Giờ thấp điểm 1.286
c) Giờ cao điểm 3.557
3 Dưới 6 kV
a) Giờ bình thường 2.177
b) Giờ thấp điểm 1.343
c) Giờ cao điểm 3.715
Bảng 3.3. Bảng giá điện bán cho các đơn vị kinh doanh
18
• Các đối tượng hành chính sự nghiệp
STT Cấp điện áp
Giá bán điện
(đ/kWh)
1 Từ 6 kV trở lên
a) Giờ bình thường 1.142
b) Giờ thấp điểm 596
c) Giờ cao điểm 1.660
2 Dưới 6 kV
a) Giờ bình thường 1.199
b) Giờ thấp điểm 625
c) Giờ cao điểm 1.717
Bảng 3.4. Bảng giá điện dành cho các đơn vị hành chính sự nghiệp
• Điện sinh hoạt bậc thang:
STT
Mức sử dụng của một hộ gia đình
trong tháng
Giá bán điện
(đ/kWh)
1

Cho 50 kWh (cho hộ nghèo và thu
nhập thấp)
993
2
Cho kWh từ 0– 100 (cho hộ thông
thường)
1.350
3 Cho kWh từ 101 – 150 1.545
4 Cho kWh từ 151 – 200 1.947
5 Cho kWh từ 201 – 300 2.105
6 Cho kWh từ 301 – 400 2.249
7 Cho kWh từ 401 trở lên 2.307
Bảng 3.5. Bảng gián điện sinh hoạt
Trong đó :
 Giờ bình thường:
a) Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy:
19
- Từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 (05 giờ 30 phút);
- Từ 11 giờ 30 đến 17 giờ 00 (05 giờ 30 phút);
- Từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00 (02 giờ).
b) Ngày Chủ nhật:
Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 (18 giờ).
 Giờ cao điểm:
a) Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy:
- Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ);
- Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ).
b) Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.
 Giờ thấp điểm:
Tất cả các ngày trong tuần: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 (06 giờ) sáng
ngày hôm sau.

3.4. Một số quy định về an toàn trong công tác vận hành và sản xuất trong
ngành điện
Các nhà máy điện, trạm phát điện phải được bảo vệ nghiêm ngặt, xung quanh
phải có tường rào bảo vệ, biển báo an toàn về điện, về phòng cháy, chữa cháy theo quy
định; những người không có nhiệm vụ không được phép vào nhà máy điện, trạm phát
điện.
Phòng đặt thiết bị điện phải đảm bảo an toàn về phòng, chống cháy nổ; có biển
báo khu vực nguy hiểm; có hệ thống chiếu sáng đầy đủ; có hệ thống thông gió để làm
mát thiết bị, cửa thông gió phải có lưới bảo vệ chống sự xâm nhập của các loài động vật,
hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của môi trường (bụi, ẩm, hoá chất); có đường thoát hiểm
khi xảy ra sự cố cháy, nổ.
Đối với các thiết bị đặt chung trong một phòng, tuỳ theo đặc tính kỹ thuật và yêu
cầu bảo vệ của từng loại thiết bị, phải đặt lưới bảo vệ, vách ngăn và treo biển báo an
toàn. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn từ lưới bảo vệ hoặc vách ngăn đến phần mang
điện của thiết bị không được nhỏ hơn khoảng cách quy định trong Quy phạm trang bị
điện.
Đối với các máy điện quay, hộp đấu cáp phải có nắp đậy được bắt chặt, chèn kín
tránh bụi, hơi nước, hoá chất xâm nhập; vành góp, chổi than, quạt làm mát phải có
nắp, lưới bảo vệ.
Tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ, hệ thống điện phải được thiết kế, lắp đặt
theo quy định về an toàn phòng, chống cháy nổ; chỉ được sử dụng loại thiết bị, dụng
cụ phòng chống cháy, nổ chuyên dùng.
20
Hệ thống cáp dẫn điện trong nhà máy điện, trạm phát điện phải đảm bảo các quy
định về an toàn sau đây:
Cáp điện phải được sắp xếp trật tự theo chủng loại, tính năng kỹ thuật, cấp điện
áp và được đặt trên các giá đỡ theo đúng quy định. Cáp dẫn điện đi qua khu vực có
ảnh hưởng của nhiệt độ cao phải được cách nhiệt và đi trong ống bảo vệ.
Hầm cáp, mương cáp phải có nắp đậy kín, thoát nước tốt, bảo quản sạch sẽ, khô
ráo. Không được để nước, dầu, hoá chất, tạp vật tích tụ trong hầm, mương cáp.

Riêng với hầm cáp còn phải có tường ngăn để tránh hỏa hoạn lan rộng; có hệ
thống báo cháy và chữa cháy tự động, hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng điện áp an toàn
phù hợp với tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành.
Hệ thống chống sét, nối đất trong nhà máy điện, trạm phát điện, trạm phân phối
điện phải được lắp đặt đúng thiết kế và được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ
theo đúng "Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy phạm nối đất và nối “không” các thiết bị điện".
Đối với các máy thuỷ điện cực nhỏ, các máy phát điện di động, phải tuân theo
các quy định về an toàn khi sử dụng máy của nhà chế tạo và phải thường xuyên kiểm
tra cách điện; công suất thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn điện phải có tiết diện phù hợp
với công suất của máy nhưng không được nhỏ hơn 2,5mm
2
. Nghiêm cấm dùng dây
trần làm dây dẫn điện.
21
KẾT LUẬN
Qua đề tài thực tập này chúng em hy vọng có thể giúp mọi người phần nào hiểu
về hệ thống thông tin trong hệ thống điện. Cụ thể ở đây là cách quản lý mua bán điện
trong Điện lực Vĩnh Phúc- chi nhánh huyện Sông Lô
• Các kết quả đạt được:
- Tìm hiểu về hệ thống thông tin
- Tìm hiểu hệ thống thông tin trong hệ thống điện
- Tìm hiểu cách quản lý mua bán điện trong Điện lực Vĩnh Phúc- chi nhánh
huyện Sông Lô
• Hướng phát triển:
- Tìm hiểu sâu hơn về quy trình quản lý, vận hành trong hệ thống thông tin điện
lực
Trong quá trình làm đề tài chúng em đã nỗ lự hết mình để tìm hiểu về hệ thống
thông tin điện lực. Nhưng cũng còn nhiều thiếu sót,chúng em mong thầy giáo và các
bạn có những ý kiến đóng góp để chúng em có thể hiểu kỹ hơn về đề tài.
22

PHỤ LỤC
Một số báo về tình hình mua bán điện ở Điện lực chi nhánh Huyện Sông Lô
- Sơ đồ một sợi lưới điện huyện Sông Lô.
- Tổng hợp bán điện của các đơn vị trực thuộc tháng 5 năm 2013.
- Chi tiết số thu và số dư các khoản phải thu.
- Tổng hợp bán điện của các đơn vị trực thuộc lũy kế đến tháng 5 năm 2013.
- Tổng hợp kết quả các chỉ tiêu kinh doanh.
23

×