Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

khảo sát giống và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật giai đoạn vườn ươm hoa cát tường tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





PHAN NGỌC DIỆP


KHẢO SÁT GIỐNG VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT GIAI ðOẠN VƯỜN ƯƠM HOA CÁT TƯỜNG
TẠI GIA LÂM- HÀ NỘI







LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT

Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. ðẶNG VĂN ðÔNG




HÀ NỘI – 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

i


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ việc hoàn thành
luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn



Phan Ngọc Diệp
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài nghiên cứu, tôi luôn
nhận ñược sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp ñỡ tận tình của các
thầy cô, bạn bè và gia ñình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS. ðặng Văn ðông – Giám ñốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hoa,
cây cảnh- Viện Nghiên cứu Rau quả ñã hết sức chỉ bảo, hướng dẫn ñể tôi có

thể hoàn thành ñược bản luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô Bộ môn Rau- Hoa- Quả, Khoa
Nông học, Viện ðào tạo sau ñại học ñã giúp ñỡ cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, kỹ sư thuộc Viện nghiên cứu
Rau Quả ñã tạo ñiều kiện mọi mặt cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
Luận văn ñược hoàn thành có sự ñộng viên tinh thần to lớn của gia
ñình và bạn bè. Tôi vô cùng cảm ơn những sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn



Phan Ngọc Diệp




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iii

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2

1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1. Giới thiệu chung về cây Cát Tường 3
2.1.1. Nguồn gốc của cây hoa Cát Tường 3
2.1.2. Phân loại 3
2.1.3. Đặc điểm thực vật học 5
2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh 6
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây hoa Cát Tường: 8
2.1.6. Giá trị kinh tế và sử dụng 9
2.2. Tình hình sản xuất hoa Cát Tường trên thế giới và ở Việt Nam 9
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa Cát Tường trên thế giới 9
2.2.2 Tình hình sản xuất hoa Cát Tường ở Việt Nam 11
2.3. Tình hình nghiên cứu hoa Cát Tường trên thế giới và Việt Nam 12
2.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa Cát Tường trên thế giới 12
2.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa Cát Tường ở Việt Nam 22
3.2. Nội dung nghiên cứu 27
3.3. Thời gian nghiên cứu 28
3.4. Địa điểm nghiên cứu 28
3.5. Phương pháp nghiên cứu 28
3.5.1. Phương pháp bố trí, theo dõi thí nghiệm 28
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

iv
3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi
31
3.6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng chương trình
IRRISTAT 4.0 33
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

4.1. Khảo sát, đánh giá đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển,
năng suất, chất lượng của một số giống hoa Cát Tường nhập nội 34
4.1.1. Giai đoạn vườn ươm 34
4.1.2. Giai đoạn trồng ra ngoài sản xuất 39
4.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật vườn ươm hoa Cát Tường 51
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt tới tỷ lệ nảy mầm, khả năng
sinh trưởng và chất lượng cây giống 51
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể gieo hạt tới tỷ lệ nảy mầm, khả năng
sinh trưởng và chất lượng cây giống 57
4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng tới khả năng
sinh trưởng và chất lượng cây giống 63
4.2.4. Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ bệnh đốm lá trên
cây hoa Cát Tường giai đoạn vườn ươm 68
4.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng tiêu chuẩn cây giống xuất vườn tới khả năng
sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa 70
V.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79
5.1. Kết luận: 79
5.2. Đề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81





Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

v


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống nghiên cứu 37
Hình 4.2: Động thái tăng trưởng số cặp lá trên cây của các giống 37
Hình 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống 44
Hình 4.4: Động thái tăng trưởng số cặp lá trên cây của các giống 45
Hình 4.5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây khi gieo hạt ở các thời vụ khác nhau 54
Hình 4.6: Động thái tăng trưởng số cặp lá trên cây khi gieo hạt ở các thời vụ
khác nhau 54
Hình 4.7: Động thái tăng trưởng chiều cao cây khi gieo hạt trên các loại giá
thể khác nhau 60
Hình 4.8: Động thái tăng trưởng số cặp lá trên cây khi gieo hạt trên các loại
giá thể khác nhau 60
Hình 4.9: Động thái tăng trưởng chiều cao cây khi được bổ sung các loại chế
phẩm dinh dưỡng 65
Hình 4.10: Động thái tăng trưởng số cặp lá trên cây khi được bổ sung các chế
phẩm dinh dưỡng 65
Hình 4.11: Động thái tăng trưởng chiều cao cây khi xuất vườn ở các tiêu
chuẩn cây giống khác nhau 72
Hình 4.12: Động thái tăng trưởng số cặp lá trên cây khi xuất vườn ở các tiêu
chuẩn cây giống khác nhau 73






Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng cành và tổng thu nhập từ bán buôn các loại hoa cắt ở Mỹ
2006-2007 10
Bảng 4.1: Tỷ lệ nảy mầm, thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, tỷ lệ cây
xuất vườn của các giống nghiên cứu 35
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá/cây của các giống 36
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu chất lượng cây giống xuất vườn của các giống Cát Tường 38
Bảng 4.4 : Mức độ bị sâu bệnh hại trên vườn ươm của các giống Cát Tường 39
Bảng 4.5: Một số đặc điểm hình thái của các giống nghiên cứu 40
Bảng 4.6: Tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh của các giống 42
Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống Cát Tường 43
Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng số cặp lá/cây của các giống Cát Tường 45
Bảng 4.9: Thời gian sinh trưởng của các giống nghiên cứu 46
Bảng 4.10: Tỷ lệ nở hoa, chất lượng hoa của các giống nghiên cứu 48
Bảng 4.11: Mức độ bị sâu bệnh hại trên các giống nghiên cứu 50
Bảng 4.12: Tỷ lệ nảy mầm, thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, tỷ lệ cây
xuất vườn của cây hoa Cát Tường ở các thời vụ khác nhau 52
Bảng 4.13: Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá/cây của của cây hoa Cát
Tường ở các thời vụ khác nhau 53
Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu chất lượng cây giống Cát Tường ở các thời vụ
khác nhau 55
Bảng 4.15 : Mức độ bị sâu bệnh hại trên cây hoa Cát Tường ở các thời vụ
khác nhau 56
Bảng 4.16: Tỷ lệ nảy mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây
Cát Tường trên các loại giá thể khác nhau 58
Bảng 4.17: Động thái tăng trưởng chiều cao cây, số lá/cây của cây Cát Tường
trên các loại giá thể khác nhau 59
Bảng 4.18 : Một số chỉ tiêu chất lượng cây giống Cát Tường 61
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

vii

trên các loại giá thể khác nhau
61
Bảng 4.19 : Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây hoa Cát Tường 63
trên các loại giá thể khác nhau 63
Bảng 4.20: Động thái tăng trưởng chiều cao cây, số lá/cây của cây Cát Tường
khi được bổ sung các loại chế phẩm dinh dưỡng khác nhau 64
Bảng 4.21 : Chất lượng cây giống Cát Tường khi được bổ sung các 67
chế phẩm dinh dưỡng khác nhau 67
Bảng 4.22 : Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây hoa Cát Tường khi được bổ
sung các loại chế phẩm dinh dưỡng khác nhau 68
Bảng 4.23: Hiệu lực của một số thuốc hoá học trừ bệnh đốm lá trên cây Cát
Tường giai đoạn vườn ươm 69
Bảng 4.24: Tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh của cây khi trồng ở các tiêu
chuẩn cây giống khác nhau 71
Bảng 4.25: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống Cát Tường 72
Bảng 4.26: Động thái tăng trưởng số cặp lá/cây khi xuất vườn ở các tiêu
chuẩn cây giống khác nhau 73
Bảng 4.27: Thời gian sinh trưởng của cây khi xuất vườn ở các tiêu chuẩn cây
giống khác nhau 74
Bảng 4.28: Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa của cây Cát Tường
khi trồng bằng các tiêu chuẩn cây giống khác nhau. 75
Bảng 4.29: Mức độ sâu bệnh hại trên cây khi xuất vườn ở các tiêu chuẩn cây
giống khác nhau 77






Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….


viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CTTN Công thức
Cs Cộng sự
ĐC Đối chứng
ĐK Đường kính
PS Phù sa
PC Phân chuồng
TGST Thời gian sinh trưởng
TT Thứ tự










Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

1

I. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Hoa Cát Tường có tên khoa học Eustoma grandiflorum (Raf.) Shinn có
nguồn gốc từ Nam Mỹ, Mexico, Caribbean, với nhiều chủng loại và màu sắc đa dạng
như: xanh, kem, tím, vàng, hồng, hồng phai, tím đậm, trắng viền tím…
Ở Việt Nam hoa Cát Tường được coi là loài hoa mới lạ, hấp dẫn, màu
sắc phong phú. Với quan niệm Cát Tường là loại hoa mang lại nhiều may
mắn, thịnh vượng nên nhu cầu sử dụng hoa Cát Tường của thị trường ngày
một lớn và là chủng loại hoa xuất khẩu có giá trị.
Nhu cầu chơi hoa Cát Tường ngày càng tăng nhưng diện tích trồng vẫn
còn hạn chế, bên cạnh đó hoa Cát Tường được trồng chủ yếu ở Đà Lạt, thành
phố Hồ Chí Minh bởi một số công ty nổi tiếng trong đó có Lang Biang
Farm, Hasfarm, floralseed Vietnam. Trong khi đó ở phía Bắc hoa Cát tường
mới được trồng ở Tây Tựu với diện tích rất nhỏ cũng như chưa có một bộ
giống chuẩn thích nghi với điều kiện sinh thái miền Bắc nên chất lượng hoa
không cao.
Hiện nay hoa Cát Tường ở nước ta được nhân giống chủ yếu bằng cách
gieo hạt. Ưu điểm của phương pháp này là hệ số nhân giống cao và chủ động
về nguồn giống. Tuy nhiên phương pháp này hiện nay gặp một số khó khăn là
tỷ lệ hạt nảy mầm thấp, cây sinh trưởng và phát triển chậm, thời gian trên
vườn ươm kéo dài nên chất lượng cây giống không cao, vì vậy ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng hoa thương phẩm.
Để lựa chọn được những giống hoa Cát Tường sinh trưởng, phát triển
tốt, năng suất, chất lượng hoa cao, và nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt giống,
chất lượng của cây giống trên vườn ươm chúng tôi tiến hành đề tài: “ Khảo
sát giống và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật giai ñoạn vườn ươm hoa
Cát Tường tại Gia Lâm- Hà Nội”

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

2


1.2. Mục ñích, yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
+ Khảo sát giống nhằm lựa chọn giống hoa Cát Tường sinh trưởng, phát
triển tốt, năng suất, chất lượng hoa cao, phù hợp với điều kiện Gia Lâm- Hà Nội.
+ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật giai đoạn vườn ươm nhằm nâng
cao chất lượng cây giống, hạ giá thành sản xuất từ đó thúc đẩy phát triển sản
xuất hoa Cát Tường ở miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.
1.2.2. Yêu cầu
+ Khảo sát, đánh giá được đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng,
phát triển, năng suất, chất lượng của một số giống hoa Cát Tường nhập nội
+ Xác định được thời vụ gieo hạt
+ Xác định được giá thể gieo hạt
+ Xác định được chế phẩm dinh dưỡng
+ Xác định được thuốc hóa học phòng trừ bệnh đốm lá
+ Xác định được tiêu chuẩn cây giống xuất vườn
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc
điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của một
số giống hoa Cát Tường nhập nội; các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ
nảy mầm, khả năng sinh trưởng và chất lượng của cây giống Cát Tường giai
đoạn vườn ươm.
+ Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu về
hoa nói chung và hoa Cát Tường nói riêng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc đề xuất các giống hoa
Cát Tường sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng hoa cao; các biện
pháp kỹ thuật gieo hạt và chăm sóc thích hợp cho cây hoa Cát Tường giai đoạn
vườn ươm.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

3

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về cây Cát Tường
2.1.1. Nguồn gốc của cây hoa Cát Tường
Hoa Cát Tường có nguồn gốc ở khu vực có khí hậu ấm áp vùng Nam
Mỹ, Mexico, Caribe. Loài hoa này được tìm thấy ở các đồng cỏ của tiểu bang
phía Bắc Mexico, Texas, Oklahoma, Kansas, Colorado, Wyoming và Nam
Dakota [30].
2.1.2. Phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật hoa Cát Tường được xếp vào:
Giới (regnum): Plantae.
Ngành (divisio): Magnoliophyta.
Lớp (class): Magnoliopsida.
Bộ (ordo): Gentianales.
Họ (familia): Gentianaceae.
Chi (genus): Eustoma.
Tên khoa học: Eustoma grandiflorum (Raf.) Shinn.
Tên thương mại: Lisianthus [30].
Dựa vào cấu tạo của hoa và đặc điểm phản ứng của cây đối với ánh
sáng, nhiệt độ, hoa Cát Tường được chia làm hai loại: Giống hoa kép và
giống hoa đơn với các nhóm giống khác nhau [28].
+ Giống hoa kép:






Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

4

- Nhóm Avilia: nhóm này thích hợp ở điều kiện ánh sáng yếu và nhiệt
độ mát. Do vậy nhóm giống này thường trồng vào vụ đông. Nhóm này thường
có các màu là trắng ngà, viền xanh, hồng cánh sen, đỏ tía.
- Nhóm Balboa: nhóm này thích hợp nhiệt độ và cường độ ánh sáng cao
hơn. Thích hợp trồng vụ xuân đến hè. Phát triển tốt ở điều kiện quang chu kỳ
ngày dài. Nhóm này thường có các màu là xanh, viền xanh, xanh tía.
- Nhóm Catalina: thích hợp với điều kiện ngày dài và thời tiết ấm áp.
Các màu thường là xanh tía và màu vàng.
- Nhóm Candy: thích hợp với cường độ ánh sáng trung bình và quang chu
kỳ ngày ngắn. Nhóm này cho hoa nở đồng loạt và có nhiều màu để chọn lựa.
- Nhóm Echo: nhóm này là nhóm phổ biến trong giống hoa Cát Tường.
Không thích hợp với cường độ ánh sáng quá cao hay thấp, thích hợp cho vụ
đông xuân. Các màu phổ biến trong giống này là xanh bóng, xanh tía, hồng,
hồng tía, trắng tuyền.
- Nhóm Mariachi: nhóm này thích hợp trồng trong chậu. Đặc điểm
giống này là có số cánh hoa nhiều, cánh hoa mỏng hơn các giống khác nên
nhìn rất đẹp. Các màu phổ biến trong giống này là trắng, hồng, hồng nhạt…
+ Giống hoa ñơn:









Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

5

- Nhóm Flamenco: là nhóm thích hợp với cường độ ánh sáng cao và
quang chu kỳ ngày dài. Thân hoa dài và phát triển mạnh. Các màu là xanh
bóng, hồng, vàng, trắng.
- Nhóm Heidi: thích hợp với cường độ ánh sáng trung bình và quang
chu kỳ ngày ngắn. Có nhiều màu để chọn lựa.
- Nhóm Laguna: là nhóm thích hợp với cường độ ánh sáng cao và
quang chu kỳ ngày dài. Thân hoa dài khoảng 48 cm, một cây trung bình có ba
thân và 25 nụ hoa. Có hai màu là xanh đậm và xanh tía.
- Nhóm Malibu: thích hợp với cường độ ánh sáng trung bình, trong mùa
xuân và mùa thu. Có nhiều màu: hoa cà, xanh đậm, trắng, hồng, trắng viền xanh.
- Nhóm Yodel: thân hoa dài khoảng 45 - 50cm. Có nhiều màu là xanh
đậm, xanh, hoa cà, hồng phấn, hồng, trắng
2.1.3. ðặc ñiểm thực vật học
Theo Neil. O. Anderson (2007) [22], cây Cát Tường có những đặc điểm
thực vật học sau:
- Rễ: rễ của Cát Tường thuộc loại rễ cọc có nguồn gốc từ mầm rễ của
hạt. Rễ phát triển theo chiều sâu, ít phát triển theo chiều ngang, do vậy cây có
khả năng chịu hạn cao.
Rễ cây Cát Tường rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Ở giai đoạn
cây có 4- 6 lá thật thì rễ có khả năng tái sinh mạnh, nhưng kể từ lá thứ 8 trở đi
thì khả năng tái sinh của rễ giảm dần. Do vậy từ giai đoạn cây có lá thứ 8 cho
đến khi cây ra hoa không nên tác động đến bộ rễ làm ảnh hưởng tới quá trình
sinh trưởng của cây.
- Thân: thân thảo, chia thành nhiều đốt, có khả năng phân nhánh mạnh,
giòn, dễ gãy. Cây càng lớn, thân càng cứng, bên ngoài thân được phủ một lớp
sáp trắng mỏng. Các đốt sát gốc thường to và ngắn hơn các đốt trên ngọn, độ

dài các đốt thay đổi theo từng giống. Thân chính có khả năng phân nhánh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

6

mạnh sau khi cây hình thành nụ hay ưu thế ngọn bị phá vỡ do bị gãy ngọn hay
bị sâu cắn ngọn. Cây có thể cao từ 15 đến 120cm, tùy giống.
- Lá: lá cây Cát Tường hơi mọng nước, mọc đối, hầu như không có
cuống và có màu xanh xám. Lá dưới cùng ở trên thân là lá to nhất, thường dài
khoảng từ 11 - 12,7cm và rộng từ 6,7 - 7,6cm. Càng ở phía trên cao của thân
thì lá càng nhỏ hơn, thường dài dưới 5cm và rộng khoảng 1,2 - 1,3cm.
Đặc điểm của lá thay đổi rất lớn giữa các giống khác nhau. Hình dạng
lá cơ bản thường là hình trứng hoặc hình thuôn, nhưng một vài giống qua quá
trình chọn lọc lại có dạng mác hoặc dạng hình mác ngược.
Màu sắc của lá cũng thay đổi rất lớn từ màu xanh xám (như lá màu hoa
cẩm chướng) tới màu xanh sáng, màu xanh tối, và xanh lục.
- Hoa: hoa Cát Tường đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước. Hoa
có màu tím, xanh, trắng, hồng, vàng… và đặc biệt có 2 màu. Hoa có nhiều
dạng khác nhau như hình chuông, hình ống, hay cánh bên ngoài phẳng, cánh
bên trong hình ống Hoa Cát Tường thường được mô tả giống hoa hồng ở
giai đoạn nụ, giống hoa tuylip khi bắt đầu nở và như hoa anh túc khi chúng đã
nở hoàn toàn. Hoa có 2 dạng hoa đơn và hoa kép.
- Quả: cây Cát Tường có khả năng đậu quả cao, dạng quả nang tự nở.
Khi quả còn non có màu xanh đậm, khi chín vỏ quả chuyển sang màu xanh
xám và vỏ quả nứt ra. Thuộc dạng quả nẻ, hình tròn, mỗi quả có vài trăm hạt.
- Hạt: hạt có kích thước rất nhỏ, khoảng 19.000 hạt/gam với nội nhũ
dầu nhiều, phôi mầm lớn. Khi còn non, hạt có màu kem, khi chín hạt có màu
đen nhánh. Đôi khi phôi mầm lớn và nội nhũ nhiều dầu, nên trong điều kiện
bảo quản kém, hạt có thể mất sức nảy mầm.
2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh

- Nhiệt độ: nhiệt độ tối thích cho hoa Cát Tường sinh trưởng và phát
triển là từ 18- 20
o
C ban ngày và 15- 18
o
C ban đêm. Nhiệt độ vào ban đêm
thấp hơn 15
o
C sẽ làm trì trệ quá trình sinh trưởng của cây. Vào ban ngày, khi
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

7

nhiệt độ cao hơn 28
o
C sẽ làm cho hoa nở sớm, rút ngắn quá trình sinh trưởng
của hoa và cho hoa kém chất lượng.
- Ánh sáng: cường độ ánh sáng thích hợp cho cây hoa Cát Tường là từ
70.000 - 80.000 lux. Do vậy vào mùa xuân hay mùa hè có cường độ ánh sáng
cao thường phải che lưới đen cho hoa. Hoa Cát Tường thích hợp với thời vụ
dài ngày, có số giờ chiếu sáng trong ngày tối ưu là 14-16 giờ trong ngày thì sẽ
cho chất lượng hoa cao nhất.
- Ẩm độ: độ ẩm đầy đủ là cần thiết cho sự sinh trưởng của hoa Cát
Tường, tuy nhiên nếu duy trì độ ẩm quá cao và thường xuyên sẽ làm cây bị
nhiễm một số bệnh nguy hiểm có trong đất như bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia
solani), bệnh đốm lá, bệnh héo vàng (Fusarium solani), bệnh thối đen rễ
(Pythium spp.)…Sau khi gieo hạt từ 1 đến 14 ngày, duy trì độ ẩm đất ở mức
100%, sau đó giảm xuống từ 40-70%.
- Đất: cây Cát Tường sinh trưởng phát triển tốt trên đất có hàm lượng
dinh dưỡng cao, nhiều mùn, dễ thoát nước, đặc biệt là thích hợp với các loại

đất có chứa nhiều canxi. Nhưng hoa Cát tường rất mẫn cảm với các loại muối
kim loại nặng, đặc biệt trên đất có hàm lượng chì cao, rễ cây hoa Cát Tường
phát triển kém, ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây. Trong quá trình trồng và
chăm sóc thường bón nhiều phân chứa muối, nhất là trồng trong nhà có mái
che, không bị nước mưa rửa trôi, nhiệt độ lại cao, lượng nước bốc hơi lớn nên
rất dễ dẫn đến nồng độ muối trong đất cao, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát
triển của cây. Vì vậy trước khi trồng hoa Cát Tường cần phải đo nồng độ
muối trong đất (nhất là trong nhà mái che), nếu nồng độ muối cao thì phải
bơm nước rửa đất. Tốt nhất là trồng trên đất giàu mùn, pH: 6,8-7; EC: 0,5-
0,75mS/cm.
- Dinh dưỡng: Cát Tường yêu cầu dinh dưỡng cao ở giai đoạn vườn
ươm và các giai đoạn sau đó. Các nguyên tố nitơ, phot pho, kali và các
nguyên tố vi lượng có ý nghĩa quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

8

suất và chất lượng hoa Cát Tường. Bón đầy đủ và cân đối phân đạm, lân, kali
có thể đạt năng suất cao, chất lượng hoa tốt. Tỷ lệ N:K là 1: 1,5 cho chất
lượng hoa cao và thời gian thu hoạch dài. Nên bổ sung bón canxi cho cây Cát
Tường trên chân đất nghèo canxi [31].
2.1.5. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của cây hoa Cát Tường:
So với các loại cây trồng khác thì cây hoa Cát Tường được xem là khó
trồng hơn, bởi hoa Cát Tường có thời kỳ cây con kéo dài (10-12 tuần) nên dễ
bị sâu bệnh hại trong thời kỳ vườn ươm. Cây hoa Cát Tường được biết đến là
cây hàng năm hoặc cây 2 năm tùy thuộc chủ yếu vào nhiệt độ trồng. Thời
gian từ khi gieo hạt tới khi cho hoa kéo dài từ 20 – 23 tuần. Quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây hoa Cát Tường gồm 5 giai đoạn [32]:
- Giai đoạn 1 (1- 14 ngày): Hạt giống được ngâm ủ trong 48 tiếng rồi
gieo vào các khay có độ ẩm thích hợp. Trong suốt quá trình nảy mầm của hạt

cần tưới nước để duy trì độ ẩm, nhiệt độ 21
0
C, ánh sáng 1.000 – 3.000 lux.
- Giai đoạn 2 (15- 21 ngày): Khi cây con xuất hiện, cần hạ nhiệt độ
xuống 15 – 20
0
C và cung cấp dinh dưỡng cho cây, khoảng 100 – 150ppm N
thông qua bón phân Canxi nitrat. Chú ý không để nhiệt độ ban đêm quá 22
0
C
sẽ kìm hãm sự phát triển của cây.
- Giai đoạn 3 (22- 56 ngày): Giai đoạn này cây con tăng trưởng chậm.
Nếu nhiệt độ, ẩm độ quá cao vào ban đêm và cường độ ánh sáng yếu thì ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cây hoa và phát sinh một số bệnh hại. Bón
thêm canxi và 150ppm N sẽ giúp cây con trở nên cứng cáp và phát triển khỏe.
- Giai đoạn 4 (57- 80 ngày): Khi cây con có 2 cặp lá (4 lá thật) thì
chuyển ra ngoài ruộng sản xuất. Nếu để cây giống trong khay quá lâu thì rễ
cây sẽ bị xoắn, việc chuyển ra ruộng sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn, cây ra
hoa sớm khi thân cây còn ngắn, năng suất và chất lượng hoa đều giảm.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

9

- Giai đoạn 5 (81- 150 ngày): Đây là giai đoạn sản xuất hoa cắt, giai
đoạn này cần tạo điều kiện thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất thì
cây mới cho năng suất và chất lượng hoa cao.
2.1.6. Giá trị kinh tế và sử dụng
Không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng bởi màu sắc rực rỡ, phong phú,
hình dáng hoa đa dạng, hoa Cát Tường còn có thân cứng, độ bền hoa lâu, hoa
có thể trồng ở trong và ngoài nhà lưới nên hoa Cát Tường được sử dụng dưới

nhiều hình thức khác nhau như dùng để cắm lọ, trồng chậu, trồng bồn, bó làm
hoa cưới
Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu giải trí thưởng thức… hoa Cát Tường
còn mang lại nguồn lợi kinh tế khá cao. Thực tế ở Đà Lạt, hộ gia đình ông
Lạc trồng gần 800m
2
hoa Cát Tường, trừ chi phí còn thu về hơn 300 triệu
đồng; Ông Trần Huy Đường là chủ trang trại 7ha hoa với 40 nhân công, hàng
năm sản xuất cho thị trường hơn 5 triệu cành hoa các loại với doanh thu hơn
15 tỷ đồng/năm, trong đó diện tích trồng hoa Cát Tường chỉ chiếm một nửa
diện tích trồng hoa tại trang trại, nhưng thu nhập từ hoa Cát Tường đạt 2/3
doanh thu hoa hàng năm của trang trại, mỗi bó hoa Cát Tường (5 cành hoa)
giá từ 10 – 12 ngàn đồng, vào dịp lễ tết lên tới 25 – 30 ngàn đồng [28].
2.2. Tình hình sản xuất hoa Cát Tường trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa Cát Tường trên thế giới
Hoa Cát Tường là một loại hoa mới nhưng nhanh chóng được xếp vào
những loại hoa cắt hàng đầu cùng với các loại hoa đã được thị trường ưa
chuộng như hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng vì hoa Cát Tường đẹp, đa
dạng về màu sắc và hình dáng, tuổi thọ hoa cắt cao. Bên cạnh đó hoa Cát
Tường còn được sử dụng rộng rãi như cây trồng chậu hay trồng thảm. Vì vậy
hoa Cát Tường đã tạo ra những tác động rất lớn tới thị trường hoa cắt.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

10
Hoa Cát Tường bắt đầu được sử dụng ở Nhật Bản từ năm 1933 và đến
nay nó trở thành một loại hoa cắt số một với trên 129 triệu cành được bán
năm 2001.
Ở Châu Âu, hoa Cát Tường được xếp vào 1 trong 10 loại hoa cắt quan
trọng với trên 122 triệu cành được bán vào năm 2001.
Bảng 2.1: Số lượng cành và tổng thu nhập từ bán buôn các loại hoa cắt ở

Mỹ 2006-2007

Số lượng cành (1000) Giá trị bán buôn (1000USD)
Chủng loại
2006 2007 2006 2007
Loa kèn Peru 8.595 9.232 1.885 1.869
Cẩm chướng 5.428 5.428 955 649
Cúc 10.338 10.101 12.985 12.899
Phi Yến 26.142 23.305 6.133 5.207
Đồng tiền 112.587 114.583 33.977 34.749
Lay ơn 95.350 87.855 22.694 23.629
Irris 81.194 82.073 18.315 18.303
Lily 107.044 109.823 75.459 73.894
Cát Tường 8.518 10.386 3.670 4.003
Hoa Lan 10.332 12.038 12.428 13.600
Hồng 82.138 71.598 30.974 28.798
Mõm chó 36.559 36.559 10.244 8.407
Tuylip 141.893 156.760 48.391 56.128
Hoa cắt khác 134.198 133.524
(Nguồn: Agricultural Statistics Board, NASS, USDA 2008) [33]
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

11
Ở Mỹ, hoa Cát Tường ngày càng phổ biến không chỉ như một loại hoa
cắt (trên 14 triệu cành được bán vào năm 2002) mà còn là một loại hoa trồng
thảm và trồng chậu rất được ưa chuộng. Riêng ở California năm 2001 doanh
thu từ hoa Cát Tường là 9,4 triệu USD, tăng gần 50% so với năm so năm
2000. Chưa có một loại cây trồng mới nào từ một loại hoa hầu như không
được biết đến trở thành một trong những loại hoa cắt hàng đầu trong một
khoảng thời gian từ 20- 30 năm như hoa Cát Tường (Neil. O. Anderson,

2007) [22].
2.2.2 Tình hình sản xuất hoa Cát Tường ở Việt Nam
Từ năm 1998, hoa Cát Tường được du nhập vào Đà Lạt để trồng và sản
xuất hoa thương phẩm nhưng phần lớn nông dân tự mày mò cách canh tác nên
chất lượng hoa không cao, diện tích gieo trồng chưa nhiều (chỉ khoảng 10ha).
Đến năm 2005, diện tích gieo trồng hoa Cát Tường đã tăng trên 20ha, gồm
các giống như Saphire pink, Alivia purple, Balboa white, Saphire blue,
Saphire white… [28].
Theo số liệu của UBND thành phố Đà Lạt, diện tích trồng hoa của
thành phố năm 2010 là trên 3.500ha, trong đó diện tích trồng hoa Cát Tường
là khoảng 100ha chiếm 2,86%. Nghề trồng hoa nói chung và hoa Cát Tường
nói riêng tại đây đã mang lại những thành công đáng kể cho các hộ, tuy nhiên
qua khảo sát thực tế vào tháng 2 năm 2011 thì nghề trồng hoa Cát Tường
đang đối mặt với các vấn đề sau:
- Đất bị nhiễm bệnh gây cho cây bị một số bệnh như bệnh vàng héo lá
gây chết hàng loạt.
- Cây hoa bị bệnh nấm mốc và bọ trĩ tấn công nhưng chưa được xử lý
một cách có hiệu quả.
- Quy mô sản xuất của các hộ còn nhỏ, đơn lẻ chưa được quy hoạch và
thiếu sự liên kết.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

12
- Chi phí đầu tư ban đầu rất cao vì vậy các nông hộ gặp khó khăn về
nguồn vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất [29].
Hiện nay, hoa Cát Tường chủ yếu được sản xuất ở Đà Lạt bởi một số
công ty nổi tiếng trong đó có Lang Biang Farm, Hasfarm, floralseed
Vietnam…và là một trong những loại hoa được xuất khẩu nhiều ra thị trường
quốc tế. Việt Nam đã xuất khẩu hoa Cát Tường sang thị trường Nhật Bản với
kim ngạch đạt hơn 7,8 nghìn USD/tháng trong ba tháng cuối năm 2010 [34].

2.3. Tình hình nghiên cứu hoa Cát Tường trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa Cát Tường trên thế giới
2.3.1.1. Nghiên cứu về chọn lọc, nhân giống hoa Cát Tường:
Trước đây, cánh hoa Cát Tường chỉ có dạng trơn. Với chương trình lai
tạo giống, Trường Đại học Florida đã tạo ra giống hoa Cát Tường có dạng
cánh xù như hoa cẩm chướng (Brent K. Harbaugh, 2007 ) [12].
Năm 1985, chương trình chọn lọc và nhân giống hoa Cát Tường được
thực hiện với mục đích phát triển giống hoa Cát Tường chịu nhiệt và giống
lùn có thể trồng quanh năm ở Florida (Mỹ). Bởi tại thời điểm đó, các giống
hoa Cát Tường có sẵn chỉ cho hoa vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng
6. Đến năm 1995, hai giống hoa chịu nhiệt là Maurin Blue dùng trồng chậu và
Florida Blue dùng trồng thảm được tạo ra (Brent K. Harbaugh và Tay Scott,
1998) [11].
Cây Cát Tường thương mại thường hình thành khóm (như hoa đồng
tiền) khi được trồng ở 25 – 28
o
C. Cây dạng khóm có lá tập trung ở gốc, đốt
rất ngắn điển hình của cây 2 năm, trong vòng từ 3 đến 6 tháng nếu không
được đưa vào điều kiện nhiệt độ không quá 15 – 18
o
C trong 3 đến 4 tuần thì
cây sẽ không ra hoa. Cây có dạng nửa khóm, tức là vẫn cho thân chính, sẽ
phát triển khi cây con được trồng ở điều kiện nhiệt độ ổn định 22 – 25
o
C hoặc
có đêm dưới 25
o
C và ngày trên 28
o
C. Mặc dù cây dạng nửa khóm (rosette) có

1 hoặc nhiều hơn chồi bên có thể kéo dài rồi ra hoa, nhưng chúng sẽ ra hoa
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

13
không đều và chất lượng kém nếu dùng làm hoa cắt cành hoặc trồng chậu. Do
vậy, sản xuất Cát Tường thương phẩm bán dịp cuối xuân hoặc mùa hè bị hạn
chế ở một số vùng có nhiệt độ cao. Sản xuất vào mùa thu, để cung cấp cây
cho hoa vào đầu xuân, cũng khó khăn do hình thành dạng khóm gây ra bởi sự
tương tác giữa nhiệt độ cao và ngày ngắn. “Maurine Blue” và “Florida Blue”
được đưa ra năm 1995 là những cây giống Cát Tường chịu nhiệt phát triển tại
trường ĐH của Trung tâm giáo dục và Nghiên cứu bờ biển Gulf của bang
Florida. Đây là những cây giống chịu nhiệt đầu tiên mà hạt giống của chúng
được trồng ở 28
o
C đến 31
o
C có thân phát triển bình thường.
Để chọn tạo ra các giống chịu nhiệt thì điều kiện trồng để chọn lọc cây
giống chịu nhiệt trong suốt quá trình phát triển của cây bao gồm:
- Chăm sóc cây trong suốt những tháng mùa hè trong điều kiện nhà lưới
ở nhiệt độ trên 35
o
C;
- Cây con 3 - 4 tuần tuổi được trồng ở 28
o
C trong 4 tuần để lựa chọn
thế hệ đầu;
- Cây con 17 ngày tuổi được trồng ở 31
o
C trong 5 tuần để lựa chọn lần

cuối bố mẹ cho con lai F1. Kết quả đã chọn được ra các giống ‘Maurine
Pink’, ‘Maurine Pink-Lilac’, ‘Maurine White’, ‘Maurine White-on-Blue’, và
‘Maurine Lilac’ là những giống lai F1 có đặc điểm thực vật học và nở hoa
giống với “Maurine Blue” (Brent K. Harbaugh and John W. Scott, 1998) [11].
Dina Aranovich và cs (2006) [16] đã chuyển gen Clarkia breweri mã
hóa tổng hợp Benzyl acetyltransferase, tạo chất xúc tác tổng hợp benzyl
acetate dễ bay hơi dưới sự điều hòa của promoter CaMV35S, tạo mùi thơm
cho hoa Cát Tường.
DA Kee Dong, Zhang Song và cs. (2008) [15] đã tiến hành nhân giống
in vitro cây hoa Cát Tường từ lá và nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều
tiết sinh trưởng trong quá trình tái sinh chồi, khả năng sinh trưởng của cây và
khả năng ra rễ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: môi trường cơ bản MS bổ sung
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

14
thêm BA 1mg/l có tác dụng cho việc tăng khả năng sinh chồi từ lá; MS + BA
0,1mg/l + NAA 0,05mg/l làm tăng khả năng sinh trưởng của cây; MS + IAA
0,1mg/l là thích hợp cho sự sinh trưởng của rễ. Với cây trồng trong nhà kính,
giá thể thích hợp cho trồng cây là ½ đất, than bùn + ½ chất khoáng nền sẽ cho
cây sinh trưởng tốt nhất.
Peak, Kee Yoeup và cs (2000) [24] đã nghiên cứu ảnh hưởng của
xytokinin, auxin và than hoạt tính đến khả năng sinh trưởng và đặc tính của
chồi ngọn hoa Cát Tường. Khi sử dụng BA và kinetin ở nồng độ cao (13,32 –
22,2 và 13,94 – 23,23 µM) cho hình thành chồi tốt nhưng tỷ lệ hyperhydric
trong chồi cao. Tăng nồng độ IAA và IBA sẽ thuận lợi cho quá trình hình
thành rễ, trong khi tăng nồng độ axit naphthaleneacetic thì lại ảnh hưởng bất
lợi đến quá trình hình thành rễ. Cả rễ và chồi đều sinh trưởng tốt trong điều
kiện cân bằng than hoạt tính. Tỷ lệ tái sinh và chồi có số lá lớn nhất là sau 4
tuần kể từ khi đưa cây ra khỏi môi trường MS có bổ sung 4,44 mM BA + 1,47 –
4,92 mM IAA.

2.3.1.2. Nghiên cứu về bảo vệ thực vật
Tesera E. Sejio và cs. (2002) [25] cho biết: tháng 9 năm 2000, một loại
bệnh mới được tìm thấy lần đầu tiên trên cây hoa Cát Tường trồng trong nhà
lưới ở Manatee County, Florida, USA. Bệnh gây hại ở thời kỳ cây con có
khoảng 6 lá thật. Vết bệnh bắt đầu xuất hiện trên gân chính của lá, sau đó lan
dần đến gốc làm lở cổ rễ, thối thân và gây chết. Hai đến ba tháng sau đó một
ổ dịch lớn có triệu chứng tương tự xuất hiện trên các vườn trồng hoa Cát
Tường. Kiểm tra hình thái và khả năng gây bệnh đã xác định được bệnh do vi
khuẩn Burkholderia gladioli gây nên.
Hoa Cát Tường bị ảnh hưởng của rất nhiều nguồn bệnh khác nhau.
Nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu và đưa ra biện pháp khắc phục có hiệu quả.
Trong đó, các bệnh phổ biến thường gặp trên cây hoa Cát Tường là bệnh mốc
xám, đốm lá, thối thân và rễ do nấm (Neil O. Anderson, 2007) [22].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

15
Thối thân và ngọn do Fusarium là một trong những bệnh tàn phá mạnh
nhất trên hoa Cát Tường. Theo các kết quả nghiên cứu thì loại bệnh này xuất
hiện trên cả cây trồng chậu và hoa cắt cành nhưng đặc biệt tàn phá sản xuất
hoa cắt. Ví dụ, năm 1997, một cuộc điều tra về triệu chứng bệnh thối thân và
ngọn ở 3 điểm trồng hoa cắt ở Florida, 4 điểm ở California đã cho kết quả tỷ
lệ chết của cây cao tới 70%. Tác nhân gây ra bệnh này, Fusarium avenaceum,
trước tiên tấn công ngọn và thân cây hoa Cát Tường, nhưng cũng có thể làm
thối rễ trụ và các rễ nhánh lớn gần mặt đất. Triệu chứng đầu tiên trên mặt đất
là việc mất dần dần màu xanh của lá, tiếp sau đó là các vết đốm nâu vàng trên
lá, chuyển nâu của gân lá, và mất màu chuyển sang nâu vàng của toàn bộ lá.
Thân héo, thối và có màu nâu xuất hiện như một kết quả tất yếu của bệnh, và
các cây bị nhiễm sẽ chết rất nhanh. Những khối bào tử màu cam hình thành
trên gốc của thân bị thối và được chẩn đoán là yêu cầu rất quan trọng.
Brent Harbaugh và R.J. McGovern (2000) [13] đã nghiên cứu đánh giá

46 giống Cát Tường để xác định xem tính kháng có tồn tại hay không và từ đó
có thể ứng dụng vào chiến lược phòng trừ hiện tại hay có thể là bước khởi đầu
cho nhân giống các cây trồng kháng bệnh. Thí nghiệm được tiến hành trên 16
giống màu xanh, 15 giống màu hồng và 15 giống màu trắng. Hạt giống được
gieo ở 72-75
o
F (22-24
o
C) và chiếu sáng bổ sung 30µmol/m
2
s trong 12h. Môi
trường gieo hạt gồm 3 phần than bùn: 2 phần khoáng: 1 phần đá trân châu sao
cho pH dao động trong khoảng 6,7 ± 0,2. Khay hạt được di chuyển ra nhà lưới
sau 2 tuần gieo. Duy trì nhiệt độ ở 15,5-35
o
C và cung cấp cho cây con 2 tuần
1 lần với lượng phân là 15N- 7P- 14K hòa tan trong nước. Trước khi lây
nhiễm với F. avenaceum, duy trì nhiệt độ ở 18,9 ±1ºC và chiếu sáng bổ sung
180µmol/m
2
s trong 16h, cung cấp nước và phân qua hệ thống ngầm. F.
avenaceum được lây nhiễm cho cây qua môi trường đất xung quanh cây. Kết
quả thí nghiệm cho thấy:
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

16
+ Cây giống màu xanh da trời: Tỷ lệ cây bị bệnh (tức là phần trăm cây
có triệu chứng điển hình do nhiễm F. avenaceum) dao động từ 10-55% sau
25 ngày lây nhiễm. Đến ngày 40, phần trăm cây bị bệnh dao động từ 18-100%
và ở ngày thứ 55 tỷ lệ cây nhiễm bệnh dao động từ 25% (Ventura Deep

Blue)” tới 100% với “Mermaid Blue”.
+ Cây giống màu hồng: 25 ngày sau khi lây nhiễm, tỷ lệ cây bị bệnh
thấp nhất là 3% và cao nhất là 58%. Đến ngày 40, các cây giống có phần trăm
bệnh dao động từ 8% đến 90%. Phần trăm cây bị bệnh ở ngày thứ 55 dao
động từ 23% với “Bridal Pink” tới “98%” với Maurine Pink”.
+ Cây giống màu trắng: Chỉ có một số cây có biểu hiện triệu chứng ở
ngày thứ 25 sau khi lây nhiễm với tỷ lệ cao nhất là 28% với “Royal White”.
Ngày thứ 40, chỉ có “Lisa White” và “Tyrol White” là không xuất hiện triệu
chứng, trong khi đó, “Maurine White-on-Blue” đạt tới 33% số cây bệnh. Tuy
nhiên, đến ngày thứ 55, phần trăm thấp nhất cây bị bệnh là 53% với “Heidi
Pure White” và có 5 giống có 100% số cây bị bệnh.
Tóm lại, tất cả các cây giống đem kiểm tra đều được xem là nhạy cảm
với F. avenaceum do tất cả các giống đều có cây bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên,
các giống khác nhau thì thời gian phát triển và tần số cây bị bệnh cũng khác
nhau, chỉ ra mức độ nhạy cảm khác nhau. Cơ sở di truyền cho việc làm chậm
sự phát triển của bệnh hoặc sự kháng một phần cần được nghiên cứu để chọn
tạo được những cây giống kháng bệnh. Sử dụng tính kháng với F. avenaceum
trong công tác chọn tạo giống có thể cải tiến đáng kể đặc tính của giống và
giúp hạn chế việc phải dùng thuốc hóa học diệt nấm.
2.3.1.3. Nghiên cứu về bảo quản hoa Cát Tường
Michael S. Rield (2000) [20] đã nghiên cứu ảnh hưởng của ethylen đến
quá trình bảo quản hoa Cát Tường. Hoa Cát Tường nhạy cảm với một số chất
Biocides bảo quản trong thương mại, chúng làm cho thân cây chuyển sang
màu nâu. Theo đó việc xử lý Cát Tường ở nồng độ sacarose cao > 3% ở mỗi

×