Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA XÃ HỘI HỌC
Đỗ Thị Thanh Trâm
SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG SỰ LỰA CHỌN CÁC HÌNH THỨC
KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN RAGLAI
(khảo sát xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: D310301
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN
Bình Dương, 09 - 2012
DANH MỤC VIẾT TẮT
1
BHYT: Bảo hiểm y tế
KCB: Khám chữa bệnh
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
NTL: Người trả lời
QĐ: Quyết định
TTg: Thủ tướng
THCS: Trường Trung học cơ sở
TCMR: Tiêm chủng mở rộng
TD ĐKXD ĐSVH: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
THCS: Trường Trung học cơ sở
UBND: Uỷ ban nhân dân
LỜI CẢM ƠN !
2
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình
và hết mình của gia đình, quý thầy cô, cùng với tất cả những người bạn.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Kim Xuyến, người đã hết lòng
dẫn dắt, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp


này, cùng những ý kiến góp ý sâu sắc, kịp thời rất bổ ích cho đề tài nghiên cứu.
Em xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô cùng toàn thể bạn
bè đã tận tình giảng dạy và cung cấp kiến thức bổ ích cho em trong suốt quá trình học
tập. Đặc biệt là các thầy, cô giáo trong khoa Xã Hội Học, trường Đại học Bình Dương
đã hết lòng quan tâm, dạy dỗ và tạo điều kiện tốt cho em trong suốt những năm tháng
học tập cũng như quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Khánh Nam – huyện Khánh Vĩnh
– tỉnh Khánh Hòa, các hộ gia đình người Raglai đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi
cho tập thể lớp làm lấy thông tin, thu thập được số liệu cần thiết nhằm thực hiện tốt
công trình nghiên cứu của mình.
Cảm ơn sự hỗ trợ từ gia đình, cùng quý thầy cô và bạn bè đã khích lệ động viên
em hoàn thành khóa luận.
Một lần nữa xin chân thành gửi lời cảm ơn!
Tác giả khóa luận
Đỗ Thị Thanh Trâm
3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Dương, tháng 8 năm 2012
BẢN CAM KẾT QUYỀN TÁC GIẢ
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kính gửi: Hội đồng Khoa Học Khoa Xã Hội Học - Trường Đại Học Bình Dương
Tôi tên: Đỗ Thị Thanh Trâm Sinh ngày: 20/02/1990
Thường trú tại: thôn Tân Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
CMND số: 215044264, cấp ngày 28 tháng 07 năm 2004
Điện thoại: 01268403975 Email:
Hiện tôi đang theo học chương trình đại học hệ chính qui tại trường Đại Học Bình
Dương.
Khoa : Xã Hội Học

Niên khóa : 2008 – 2012. Năm sẽ tốt nghiệp : 2012
Trong suốt quá trình học tập, tôi luôn cố gắng phấn đấu và chấp hành tốt nội qui
của trường. Chính vì thế tôi được sự chấp thuận được làm khóa luận tốt nghiệp với tên
đề tài khóa luận như sau : “Sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám
4
chữa bệnh của người dân Raglai” (khảo sát địa bàn xã Khánh Nam, huyện Khánh
Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa).
Nay tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến, không sao chép dưới bất kỳ hình thức
nào, chưa từng công bố, sử dụng. Và tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật khi
có sự tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người cam kết
Đỗ Thị Thanh Trâm
MỤC LỤC
MỤC LỤC 5
1.Lý do chọn đề tài: 8
5
2.Mục tiêu nghiên cứu: 11
3.Nội dung nghiên cứu: 11
4.Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu: 11
5.Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn: 11
6.Hạn chế của đề tài: 12
7.Kết cấu đề tài: 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 12
1.1.Tổng quan nghiên cứu: 12
1.2.Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu 15
1.3.Câu hỏi nghiên cứu: 18
1.4.Phương pháp nghiên cứu: 19
1.5.Các khái niệm liên quan: 21
CHƯƠNG 2: SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG SỰ LỰA CHỌN CÁC HÌNH

THỨC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN RAGLAI 24
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu: 24
2.2.1. Các hình thức khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai: 33
2.2.2. Nơi khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai: 36
2.2.3. Đánh giá của nam và nữ người Raglai về dịch vụ khám chữa bệnh: 38
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn hình thức khám chữa bệnh của
nam giới và nữ giới Raglai 46
2.3.2.Chính sách y tế: 47
2.3.3.Thu nhập và chi tiêu: 49
6
2.3.4.Học vấn: 53
1.Kết luận: 57
2.Khuyến nghị: 59
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ sở KCB 28
Bảng 2.2: Hình thức khám chữa bệnh của người dân Raglai 30
Bảng 2.4: So sánh nơi khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai 37
7
Bảng 2.5: Đánh giá về các trang thiết bị y tế xã tính theo giới (%) 39
Bảng 2.6: Mức độ quyết định của nam hoặc nữ trong việc chăm sóc sức khỏe các
thành viên trong gia đình 47
Bảng 2.7: Tương quan giới tính và 5 nhóm thu nhập (%) 49
Bảng 2.9: Tương quan hình thức khám chữa bệnh của nam và trình độ học vấn
(%) 54
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn người dân Raglai 32
Biểu đồ 2.2: Nghề nghiệp chính của người dân Raglai 33
Biểu đồ 2.3: Các hình thức khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai 34
Biểu đồ 2.4: Đánh giá về mức độ thuận tiện trạm y tế xã theo giới tính (%) 41
Biểu đồ 2.5: Đánh giá thuốc men ở trạm y tế xã của nam giới và nữ giới Raglai

(%) 43
Biểu đồ 2.6: Đánh giá về cơ sở, nhà, trạm y tế tính theo giới (%) 45
Biểu đồ 2.7: Tương quan giữa nhóm thu nhập và hình thức khám chữa bệnh của
nam giới Raglai (%) 50
Biểu đồ 2.8:Tương quan giữa nhóm thu nhập và hình thức khám chữa bệnh của
nữ giới Raglai (%) 52
PHẦN I: DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nên phát
triển nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội nước ta.
“Sức khỏe là vốn quí nhất của con người”. Xã hội muốn có nguồn nhân lực
tốt về thể chất tinh thần phải được chăm sóc tốt từ khi trong bụng mẹ, từng thế hệ nối
8
tiếp, thế hệ sau phải tốt hơn thế hệ trước về thể chất và tinh thần, để đảm bảo duy trì
cho phát triển xã hội, chăm sóc nâng cao chất lượng dân số là một trong những tiêu
chí hàng đầu của quốc gia. Hồ Chí Minh cũng đã rất coi trọng sức khỏe con
người, Người đã từng nói: “Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người
dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Dân cường thì nước thịnh”. Trong Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu: “Sự cường tráng về thể chất là nhu
cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật
chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của bản thân xã
hội”
[
1
]
. Sức khỏe là vốn quý, có sức khỏe thì sẽ khỏe mạnh, làm giàu cho bản thân tạo
ra nhiều của cải cho xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển.Từ đó có thể thấy chăm sóc
sức khỏe, khám chữa bệnh là một nhu cầu cấp thiết của mọi người. Theo chủ trương
xã hội hóa y tế của Nhà nước, mọi người dân đều có quyền được hiểu biết nhiều

hơn về bệnh tật, những yếu tố tác hại đến sức khỏe của mình cũng như quyền được
hưởng các dịch vụ y tế khám chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật.
Bên cạnh đó có một quan điểm cho rằng chăm sóc sức khỏe là quyền lợi và ai
cũng có quyền hưởng thụ theo như mục tiêu nhất quán của y tế Việt Nam từ trước đến
nay là “Mọi người dân đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”. Nhưng trên thực tế
việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe còn chưa được nhiều người dân sử dụng một cách tốt
nhất, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh
còn chưa cao. Việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh cũng được quan tâm bởi
những khác biệt xã hội như: giữa người giàu và nghèo, nông thôn và thành thị, bên
cạnh đó còn có mảng giới, nếu như theo người Kinh đa phần người nam là chủ hộ
trong gia đình, họ năm hết các quyền quyết định những việc quan trọng trong nhà kể cả
việc chăm sóc sức khỏe, vậy còn người Raglai thì sao? Khi mà dân tộc này theo chế độ
mẫu hệ vậy ai là người quyết định trong việc tiếp cận phương thức khám chữa bệnh?
Và có sự khác biệt nào giữa nam giới Raglai và nữ giới Raglai hay không? Cũng chính
vì những câu hỏi băn khoăn đặt ra ở trên mà tôi chọn đề tài: “Sự khác biệt về giới
1
]
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ VIII (28/6 -1/7/1996).
9
trong sự lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai (khảo
sát tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa)”.
10
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Thực hiện đề tài nhằm đạt được những mục tiêu, hiểu biết sâu sắc hơn cách thức
khám chữa bệnh của người dân Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh
Hòa, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và sự khác biệt giới trong việc tìm kiếm sức khỏe
của họ trong bối cảnh hiện nay.
3. Nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu các hình thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai huyện Khánh
Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

Sự khác biệt giới trong sự lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người
dân Raglai, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
Những yếu tố tác động dẫn đến sự khác biệt giới trong sự lựa chọn các hình
thức khám chữa bệnh.
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương
thức khám chữa bệnh của người dân Raglai. Cụ thể là tình hình khám chữa bệnh của
nam giới và nữ giới Raglai, việc lựa chọn các loại hình khám chữa bệnh của nam và nữ
giới, đánh giá các cơ sở y tế từ đó chỉ ra được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn
đó.
Khách thể nghiên cứu: Vì lí do muốn tìm hiểu sự khác biệt giới trong việc lựa
chọn các phương thức khám chữa bệnh của đồng bào dân tộc thiểu số cụ thể là dân tộc
Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, vì vậy đề tài chọn người
dân tộc Raglai (nam giới và nữ giới) là khách thể nghiên cứu của đề tài.
5. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn:
Ý nghĩa lí luận:
Đề tài thực hiện góp phần vào nghiên cứu về người Raglai, đặc biệt là sự khác
biệt giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh. Việc vận dụng các cách
tiếp cận và lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học, sử dụng các phương pháp điều tra và
xử lý số liệu thuộc lĩnh vực xã hội học, kết hợp với những tài liệu tham khảo của các
11
nghiên cứu có liên quan. Đồng thời qua nghiên cứu thực nghiệm để làm sáng tỏ và
chứng minh những cách tiếp cận và lý thuyết xã hội học được áp dụng trong quá trình
nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn:
Qua đề đề tài nghiên cứu hy vọng bước đầu chỉ ra đựợc thực trạng và nguyên
nhân của vấn đề tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa dưới góc độ giới. Hi vọng đề tài sẽ là tài liệu bổ
ích cho những ai đang quan tâm đến đối tượng người dân tộc Raglai, từ đó có cái nhìn
khách quan về vấn đề tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của nam và nữ người

dân tộc Raglai.Thông qua đó đề ra các giải pháp,khuyến nghị cho các ban ngành địa
phương có liên quan.
6. Hạn chế của đề tài:
Do hạn chế về thời gian, không gian nên dung lượng mẫu được chọn dung lượng
mẫu có sự chênh lêch. Vì vậy, kết quả nghiên cứu không khái quát trên diện rộng.
Ngoài ra, do tác giả không thông thạo tiếng Raglai, vì vậy với những đối tượng
trả lời nói tiếng Kinh kèm theo tiếng Raglai, thông tin thu thập khó tránh khỏi thiếu sót.
7. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận và khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo
và phần phụ lục, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận.
Chương 2. sự khác biệt giới tron sự lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của
người Raglai tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cứu:
Sức khỏe là mối quan tâm không chỉ của một vài người mà là của một cộng
đồng người, cả một xã hội, vì thế nó là mối quan tâm của nhân dân, các nhà nghiên
cứu, các nhà chức trách có thẩm quyền. Cũng bởi lẽ đó mà có nhiều đề tài của nhiều
12
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề sức khỏe trong đó có việc khám
chữa bệnh và sức khỏe được mổ xẻ ở nhiều khía cạnh bởi những tác giả khác nhau:
Ông James Allman đã khái quát thực trạng kinh tế-văn hóa–xã hội Việt nam
từ năm 1945 trở lại đây, trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe
[2]
.
Những khó khăn chính vào thời kì này là ngân sách eo hẹp, sự xuống cấp của hệ
thống y tế nói chung…Tuy nhiên từ sau chính sách đổi mới năm 1986- Đảng và nhà
nước đã quan tâm nhiều hơn bằng các chính sách nhằm bảo vệ sức khỏe cho người
dân. Bên cạnh đó nhiều tổ chức phi chính phủ đã chọn Việt Nam làm mô hình chăm

sóc sức khỏe ban đầu, nhờ vậy hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam ngày một cải
thiện.
Sự ra đời của bệnh viện tư cũng tăng thêm cơ hội cho người dân tiếp cận các
phương thức khám chữa bệnh, cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Bệnh
viện tư còn khắc phục được những hạn chế của bệnh viên công như: có sự nhanh gọn,
thái độ phục vụ , thuận tiện, rõ ràng. Bởi vì thế mà nó đánh đúng vào tâm lý của người
khám chữa bệnh, những người sử dụng các dịch vụ y tế. Người nghèo cũng có thể đến
đó để khám chữa và chăm sóc sức khỏe. Sự ra đời của các bệnh viện tư đó cần xét đến
cùng cũng là yếu tố đảm bảo tính bình đẳng cho phía người cung cấp dịch vụ(Trịnh
Hòa Bình và Đào Thanh Hường, 2004)
[3]
. Cuộc khảo sát của 2 tác giả cho thấy được
những mặt tốt của việc khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân, còn hạn chế thì 2 tác
giả nêu được là chi phí ở các bệnh viện tư khá cao, đa phần người đến khám nhiều chỉ
là những người có thu nhập cao, nghề nghiệp ổn định, và là dân thành thị nhiều hơn.
Tình hình tiếp cận cơ sở y tế của người nghèo Tp. Hồ Chí Minh còn gặp nhiều
khó khăn đặc biệt là khó khăn về kinh tế, đưa ra được nhưng phương thức khám chữa
bệnh của người nghèo ở TP.HCM. Đề tài cũng chỉ ra được sự đánh giá cao các chương

2]
Trích theo Thái Thị Thảo Uyên (2011) – “Thực trạng khám chữa bệnh của người dân nông thôn tại Cà Mau
(kháo sát trường hợp xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau”.

3]
Mấy vấn đề công bằng và khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viên tư hiện nay –Trịnh
Hòa Bình, Đào Thanh Hường –tạp chí xã hội học số 2 (86), 2004
13
trình chăm sóc sức khỏe mở rộng định kì vì tính thiết thực và không tốn phí như:
chương trình khám thị lực cho người trung niên và cao niên, chương trình khám dinh
dưỡng cho phụ nữ và trẻ em, Nhưng đề tài chỉ dừng lại ở việc nêu ra các thực trạng

chung của người nghèo và quan niệm về sức khỏe(Nguyễn Thị Lê Uyên, 2006)
[4]
.
Cũng liên quan đến nội dung khám chữa bệnh thì tác giả Thái Thị Thảo
Uyên(2011) nói rõ về việc người nông dân nông thôn khám chữa bệnh, đề tài là một
một cái nhìn của người dân tin tưởng vào các cơ sở y tế nhà nước và phương pháp
khám chữa bệnh bằng Tây y hơn là phương thức cổ truyền, đề tài nêu ra những khó
khăn khi người dân đi khám chữa bệnh.
Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc vùng sâu,
vùng xa để từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị có tính khả thi giúp các nhà
hoạch định chính sách cùng chính quyền địa phương có cơ sở tham khảo đề ra những
chính sách và chương trình, kế hoạch phát triển để nâng cao chất lượng chăm sóc ban
đầu cho dân tộc La Hủ ở địa bàn Mường Tè nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu
số, vùng sâu xa nói chung cả nước. Bàn về những bất cập quanh chăm sóc sức khỏe,
các tác giả cho rằng nguyên nhân thuộc kinh tế thị trường (Trịnh Hòa Bình -Nguyễn
Đức Chính)
[5]
. Bên cạnh tình hình chung về hệ thống chăm sóc sức khỏe cả nước,
cũng có những nghiên cứu quan tâm về sự không công bằng về y tế sức khỏe giữa
các vùng miền, nhóm thu nhập…, đặc biệt là tình hình khám chữa bệnh ở các
vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Về phương pháp, mỗi một nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp khác
nhau. Người thì sử dụng một kết quả của một dự án để nói về vấn đề của tác giả quan
tâm (Trịnh Hòa Bình và Đào Thanh Hường, 2004). Có tác giả thì sử dụng phương
pháp phân tích dữ liệu sẵn có, phương pháp tổng hợp (Nghiên cứu “Chăm sóc sức
khỏe ban đầu ở Việt Nam của tác giả James Allman). Song thông tin thu được mang

4]
Nguyễn Thị Lê Uyên (2006) –“Người nghèo tiếp cận các cơ sở y tế ở thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu
trường hợp phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)”.


5]
Trích theo Thái Thị Thảo Uyên (2011) –“Thực trạng khám chữa bệnh của người dân nông thôn tại Cà Mau
(kháo sát trường hợp xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau”.
14
tính tổng quát và nghiêng về lĩnh vực y tế hơn là xã hội học y tế. Bên cạnh đó cũng có
những tác giả dùng cả phương pháp định lượng và định tính để làm nổi bật, lí giải vấn
đề tác giả quan tâm (Thái Thị Thảo Uyên ,2011).
Qua những đề tài trên cho thấy mỗi tác giả có những cách tiếp cận khác nhau
về mảng y tế, mỗi đề tài đã làm phong phú thêm cho kho tàng nghiên cứu của xã hội
học cũng như là y tế. Do đó, đề tài tác giả cũng học hỏi thêm ở những bậc tiền bối đi
trước về nội dung, phương pháp qua đó rút kinh nghệm và phát huy thêm các vấn đề ở
các đề tài trước chưa nhắc đến hoặc chưa khai thác sâu. Nhưng những đề tài về người
dân tộc thiểu số thì chưa được phổ biến, đặc biệt là sự khác biệt giới. Đây là điều cần
thiết để tác giả nghiên cứu đề tài:“ Sự khác biệt giới trong việc sự lựa chọn các hình
thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai (khảo sát tại xã Khánh Nam,
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa)”. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về việc lựa chọn các
hình thức KCB của người dân Raglai thông qua lăng kính của nam giới và nữ giới
Raglai. Tìm ra những yếu tố làm nên sự khác biệt giới khi lựa chọn các hình thức
KCB của người dân Raglai, để đóng góp vào kho tàng nghiên cứu về y tế của dân tộc
thiểu số.
1.2. Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu
Cách tiếp cận giới:
Phân tích giới là quá trình đánh giá tác động khác nhau của các chính sách,
chương trình, dự án và luật pháp hiện hành hay đang được đề xuất đối với nam giới và
nữ giới.
Tiếp cận giới ghi nhận rằng thực tế đời sống của nam giới và nữ giới hoàn toàn
khác nhau, và rằng cơ hội bình đẳng không nhất thiết là sẽ mang lại các kết quả bình
đẳng.
Quá trình phân tích giới có thể giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai

trò của phụ nữ, về mối liên kết và sự mất cân đối cũng như về những tác động đối với
công việc và vị trí của nữ giới và nam giới.
15
Phân tích giới cũng giúp cho việc đánh giá những thay đổi trong điều kiện sống
và vị trí của người phụ nữ trong quá trình nghiên cứu.
* Phân tích giới bao gồm 4 công cụ sau:
Công cụ 1: Vai trò giới
Phân công lao động theo giới trả lời cho câu hỏi ai làm gì? Trong hầu hết các
xã hội, phụ nữ và nam giới tham gia vào những công việc khác nhau. Bản chất và quy
mô tham gia của họ ở mỗi hoạt động phản ánh thực tế phân công lao động theo giới
trong một bối cảnh cụ thể. Lợi ích và vị thế xã hội mà họ có được dựa trên những công
việc họ thực hiện cũng khác nhau.
Phân công lao động theo giới cho phép chỉ ra những khác biệt và bất hợp lí từ
góc độ giới trong công việc, lợi ích và địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới. Phân
công lao động theo giới có thể thực hiện ở gia đình, cộng đồng, tại một tổ chức hoặc ở
cấp vĩ mô với các loại công việc như sản xuất, tái sản xuất và cộng đồng.
Trong phân tích phân công lao động theo giới, có thu thập các thông tin định
tính và định lượng, để tìm hiểu sự phân công lao động trong gia đình và cộng đồng.
Chẳng hạn để có những thông tin định lượng có thể sử dụng bảng hỏi. Ví dụ, trong
phiếu điều tra kinh tế hộ gia đình, có thể lấy thông tin về phân công lao động trong gia
đình và đánh giá vai trò của mỗi giới qua bảng phân công lao động và lập bảng về các
hoạt động dựa vào mô hình công việc của phụ nữ và nam giới trong 24 giờ. Có thể
dùng phương pháp thảo luận nhóm chuyên đề và phỏng vấn sâu để xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến phân công lao động theo giới trong cộng đồng hoặc gia đình.
Công cụ 2: Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực:
Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và ích lợi trả lời câu hỏi ai có cái gì và ai
được hưởng lợi? Tiếp cận là việc sử dụng các nguồn lực và lợi ích, còn kiểm soát
khả năng quyết định hoặc tham gia quyết định cách thức sử dụng nguồn lực và lợi ích
đó. Tiếp cận và kiểm soát là một trong những các phưong pháp phân tích giới cho
phép chỉ ra những vấn đề mà phụ nữ và nam giới gặp phải trong việc sử dụng các

16
nguồn lực của dự án, trong việc thụ hưởng các lợi ích do dự án mang lại, cũng như
xác định những tác động khác nhau của dự án đối với phụ nữ và nam giới. Bên cạnh
đó, nó cho phép phát hiện những chênh lệch bất hợp lí về phân bố nguồn lực từ gốc
độ giới. Đây là cơ sở đưa ra những gợi ý thay đổi và cải tiến các hoạt động của dự án
nhằm khắc phục những bất hợp lí với mỗi giới.
Trong nghiên cứu giảm nghèo, tiếp cận và kiểm soát thường được sử dụng để
chỉ ra khả năng tiếp cận và quản lý của phụ nữ đối với các nguồn lực quan trọng
như ruộng đất, thông tin, dịch vụ khuyến nông, tín dụng, cơ hội việc làm …Tiếp cận
là cơ hội sử dụng nguồn lực, kiểm soát là khả năng quyết định cách thức sử dụng
nguồn lực đó.
Công cụ 3: Quyền ra quyết định.
Mô hình ra quyết định trả lời cho câu hỏi ai có tiếng nói và ai ra quyết định?
Các quyết định ở đây liên quan đến việc sử dụng và phân bố nguồn lực của gia đình,
của cộng đồng và xã hội. Công cụ này giúp chúng ta hiểu được quá trình ra quyết
định đã diễn ra như thế nào?
Mô hình ra quyết định cho rằng, sự tham gia hạn chế của phụ nữ vào việc ra
quyết định là lý do dẫn đến chỗ các quyền lợi và nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái
không được quan tâm đầy đủ trong các quyết định ở gia đình và cộng đồng cũng
như trong việc thực hiện các dự án phát triển.
Công cụ 4: Đóng góp và hưởng thụ.
Sử dụng công cụ phân tích mức độ thụ hưởng lợi ích theo giới cho phép hiểu rõ
ai là người được ưu tiên hơn trong việc thụ hưởng các lợi ích, mức độ thụ hưởng đó
có tương xứng với mức độ đóng góp vào sự phát triển của hộ gia đình không? Có
đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động không? Có phù hợp với nhu cầu của từng
thành viên và mục tiêu phát triển lâu dài của hộ gia đình không?
Cũng giống như các nước khác trên thế giới, tổ chức xã hội truyền thống ở
Việt Nam luôn đề cao vai trò của nam giới với tư cách là chủ gia đình và đề cao
17
người già vì họ là những người gây dựng cơ sở kinh tế gia đình cho các thế hệ con

cháu, còn phụ nữ chỉ đóng vai trò là người lao động phụ thuộc vào quyền lực gia
trưởng của người chồng. Bản chất xã hội của giới chính là sự khác nhau giữa các
thuộc tính và các hoạt động đã được xem như là nam hay nữ khi mà những so sánh
đã được tạo ra qua các nền văn hóa giữa các giai cấp và các nhóm dân tộc ở trong
cùng một nền văn hóa. Tuy vậy, có hai nhân tố vẫn tồn tại trong xã hội mà chúng ta
có thể quan sát thấy theo không gian và thời gian, đó chính là sự khác biệt về phân
công lao động giữa phụ nữ và nam giới, sự khác biệt về cơ hội tiếp cận và kiểm soát
các nguồn lực, và thường thì phụ nữ vẫn ít cơ hội hơn so với nam giới. Chính vì
vậy, để thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới chúng ta cần vượt qua những
định kiến và những quan niệm cũ, tức là cần bắt đầu từ việc đổi mới nhận thức của
từng người về mỗi giới và các quan hệ giới. Thực tế sự thay đổi các quan niệm xã
hội về giới là điều hoàn toàn có thể, song nó phải gắn liền với những cải thiện cả về
vật chất và tinh thần, cả về kinh tế và xã hội. Điều này cũng có nghĩa là mọi cố gắng
trong các hoạt động phát triển phải hướng tới mục tiêu cải thiện điều kiện sống của
các nhóm xã hội khác nhau, trong đó có phụ nữ. Việc mở rộng quyền tham gia vào
các hoạt động phát triển của mỗi người dân, chính là cơ sở kinh tế xã hội để cải
thiện vị trí xã hội của các nhóm này trong đời sống xã hội. Vậy thì trong các gia đình
dân Raglai có tồn tại sự bất bình đẳng giới hay không? Vai trò giới trong việc khám
chữa bệnh của các gia đình Raglai như thế nào? Quyền ra các quyết định khám chữa
bệnh trong gia đình là ai? Đó là những câu hỏi đã được đặt ra và sẽ được giải quyết
ở chương sau.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Người Raglai ứng xử như thế nào khi bị bệnh? Có sự ưu tiên hơn trong việc
chăm sóc sức khỏe cho một giới nào hay không? Biểu hiện như thế nào?
Sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong việc tiếp cận các phương thức khám
chữa bệnh như thế nào?
18
Những yếu tố nào gây khó khăn cho việc tiếp cận các phương thức khám chữa
bệnh của người Raglai?
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

a) Nguồn dữ liệu:
Các kết quả sử dụng trong đề tài lấy từ bộ dữ liệu của đề tài: “Tình hình đời
sống người Raglai Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-
HĐH” trong chuyến thực tập cuối khóa của sinh viên K11, trường Đại học Bình
Dương vào tháng 5/2012.
b) Phương pháp luận: Trong đề tài nghiên cứu này tác giả dùng 2 phương
pháp chính là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.
Để nghiên cứu đảm bảo có sự phân tích giới, đề tài thực hiện các nguyên tắc
phân tích sau:
Nguyên tắc 1: Thông tin nam và nữ.
Phân tích giới là sự mô tả tổng hợp về địa chỉ kinh tế-xã hội của nam và nữ bằng
cách xem xét những hoạt động mà nữ giới và nam giới thực hiện, mức độ tiếp cận
nguồn lực của mỗi giới và tác động qua lại giữa hai giới.
Nguyên tắc 2: Chú ý các nhóm nam, nữ khác nhau.
Phân tích giới cần được tiến hành không chỉ với một nhóm đối tượng phụ
nữ/nam giới khác nhau (già, trẻ, kết hôn, chưa kết hôn, có học vấn hay mù chữ, người
kinh hay người dân tộc thiểu số ). Điều này sẽ cho phép đưa ra bức tranh chung về
các quan hệ giới mà không bị thiên lệch bởi một nhóm cụ thể trong cộng đồng.
Nguyên tắc 3: Xác định các yếu tố tác động.
Mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới hình thành trong các bối cảnh xã hội cụ
thể và có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: dân tộc, tầng lớp, văn hóa, tôn giáo Do
vậy, phân tích giới cần tìm hiểu những yếu tố tác động đến những vai trò khác nhau
của phụ nữ và nam giới trong một môi trường xã hội nhất định nào đó.
Nguyên tắc 4: Tính lịch sử cụ thể.
19
Cách thức hình thành các mối quan hệ giới trong xã hội luôn mang tính lịch sử.
Chúng thay đổi cùng với các tiến trình phát triển của xã hội, tùy thuộc vào sự phân
công lao động ở mỗi giai đoạn lịch sử. Có nghĩa là cần đặt vấn đề nghiên cứu vào bối
cảnh cụ thể (không gian -thời gian) của cộng đồng, xã hội
Nguyên tắc 5: chú ý ảnh hưởng của các thiết chế.

Mỗi một thiết chế xã hội trong xã hội (giáo dục, y tế, luật pháp, tôn giáo, ) có
những quan niệm và những kì vọng khác nhau về các mối quan hệ giới. Vì vậy cần tìm
hiểu các thể chế chính trị, xã hội khác nhau trong xã hội để phân tích giới.
Nguyên tắc 6: Chú ý các cấp độ phân tích. Trong nghiên cứu xã hội,
phân tích giới cần được nghiên cứu ở cấp độ cộng đồng (xã), hộ gia đình và cá
nhân. Sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng đều đòi hỏi được xem xét từ
góc độ cá nhân với tư cách là đại diện của giới nam và nữ. Đồng thời các phân tích
ở cấp độ vĩ mô cũng cần được quan tâm để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
quan hệ giới một cách toàn diện.
Nguyên tắc 7: Tiến hành trước khi triển khai các kế hoạch can thiệp.
Phân tích giới trong nghiên cứu xã hội được bắt đầu từ trước khi dự
án/chương trình triển khai và phải được thực hiện trong tất cả các bước trong suốt
tiến trình của dự án/chương trình. Tiến trình đó bao gồm: phân tích tình hình,
thiết kế dự án/chương trình, giám sát, đánh giá dự án/chương trình.
c) Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập thông tin:
Phương pháp phân tích tài liệu nghiên cứu dựa vào tư liệu sẵn có: Những tài
liệu, thông tin có sẵn liên quan đến vấn đề y tế, các chính sách về y tế, tình hình
khám chữa bệnh ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn nghiên cứu (xã Khánh Nam,
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) nói riêng thu được từ chuyến đi thực tập của
K11-năm 2012, ngoài ra đề tài còn nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu từ các
20
nguồn:
Các đề tài nghiên cứu, báo cáo lượng giá của Bộ Y tế và Tổng cục thống kê.
Số liệu thống kê do các ban ngành cơ sở cung cấp.
Sách báo và internet, từ các cuộc hội thảo để làm tổng quan, nhằm so sánh
những luận điểm của đề tài.
Phương pháp định lượng:
Điều tra bảng hỏi:
Bảng hỏi, trong đề tài sẽ sử dụng một số thông tin trong bảng hỏi của nhóm

bảng hỏi đó là phần y tế sức khỏe là chính bên cạnh đó còn sử dụng thêm các phần
khác có liên quan như: nhân khẩu, thu nhập, chi tiêu, trong đợt đi thực tập của K11,
năm 2012 để làm dữ liệu, cơ sở lấy thông tin cần thiết. Sử dụng bảng hỏi nhằm biết
được mức độ, loại hình, mà người Raglai tham gia vào việc khám chữa bệnh.
Phương pháp định tính:
Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm mục đích lý giải những vấn đề mà qua
điều tra bảng hỏi không thu thập được, làm rõ thêm, đi sâu vào những vấn đề muốn
khai thác mà bảng hỏi không lấy được dữ liệu.
Những bảng PVS đề tài sử dụng là: PVS cán bộ thôn 1 Hòn Dù, PVS gia đình
đơn thân, PVS hộ nghèo.
Những bảng thảo luận nhóm mà đề tài sử dụng là: Thảo luận nhóm nữ trung
niên, thảo luận nhóm nam trung niên, thảo luận nhóm cao niên, thảo luận nhóm thanh
niên.
Những dữ liệu định tính mà tác giả dùng trong bài viết với ý đồ làm rõ luận
điểm mà tác giả khẳng định ở dữ liệu định lượng, tác giả làm rõ những quan điểm, ý
kiến của người Raglai trong việc tiếp cận các phương thưc khám chữa bệnh mà trong
bảng hỏi còn thiếu, hay chưa lấy đươc thông tin.
1.5. Các khái niệm liên quan:
Bình đẳng giới:
21
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ
hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng
như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.

[6]
Giới : Đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong các mỗi quan hệ xã hội.
Vai trò giới: Các chức năng của nam và nữ theo quan niệm của xã hội.
Công bằng giới: Sự đối xử hợp lý với nam và nữ dựa trên việc thừa nhận các
khác biệt giới tính nhằm đảm bảo cho nam và nữ có cơ hội và điều kiện tham gia và
hưởng lợi.

Cơ sở y tế:
Cơ sở y tế là đơn vị cả hệ thống y tế, giúp thực hiện vai trò và chức năng của hệ
thống y tế. Cơ sở y tế bao gồm cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên y tế. Tùy thuộc vào
mỗi cách phân chia, có nhiều cách gọi cơ sở y tế khác nhau, ví dụ như theo quy mô, có
trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám, trạm y tế hoặc theo quyền quản lý trực tiếp
có bệnh viện công, bệnh viện tư, hoặc theo cách thức chữa trị, lại có cơ sở y tế tây y và
cơ sở y tế y học cổ truyền
[7]
Sức khỏe:
Theo định nghĩa của Tổ chức y thế giới (WHO- World Health Organization)
[8]
,
sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ
không phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật. Như vậy một cá nhân khỏe
mạnh phải thỏa mãn 3 yêu cầu: thể chất, tinh thần và xã hội. Trong ba yếu tố trên, chỉ
có thể chất được đo lường định lượng, còn hai yếu tố còn lại: tinh thần và xã hội rất

6]
Theo điều 5 khoản 3 luật bất bất bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10, số 73/2006/QH11, ngày
29/11/2006.

7]
Nguồn: my opera.com/healthyck/blog/show.dm1/10521161.

8]
Theo định nghĩa tổ chức y tế thế giới (WHO –World Heath Organization, 1947).
22
thiên về định tính nhiều hơn, vì vậy, trên một phương diện nào đó, sức khỏe toàn diện
của con người khó kiểm tra bằng chỉ số định lượng. Bởi vì một lí do đơn giản, không
thể định lượng một cách chính xác những niềm vui, nỗi buồn, niềm phấn khởi, sung

sướng và khổ đau , mà nó là yếu tố cấu thành nên sức khỏe
[9]
.
Tiếp cận:
Khái niệm tiếp cận trong đề tài này được hiểu là sự lựa chọn và những cách thức
mà người dân thực hiện nhằm sử dụng dịch vụ của các cơ sở y tế khi có nhu cầu. Tiếp
cận trong trường hợp này bao gồm: cách nam giới, nữ giới đi đến cơ sở y tế, sử dụng
dịch vụ tại cơ sở y tế (khám chữa bệnh, phòng ngừa, tư vấn, phục hồi)
[10]
.
Tây y
[11]
(khám, chữa theo phương thức hiện đại)
Tây y là nền y học sử dụng phương pháp khám chữa bệnh hiện đại(y học hiện
đại). Phương pháp điều trị sử dụng Tây y mang tính định lượng, là ứng dụng từ công
nghệ hiện đại và mang lại hiệu quả nhanh.
Khám chữa bệnh
[12]
:
Khám chữa bệnh là hành vi tìm đến sự hỗ trợ sức khỏe từ bên ngoài nhằm giúp
chăm sóc và cải tạo lại tình trạng sức khỏe khi sức khỏe bị tổn thương.
Khám chữa bệnh trong nghiên cứu này được hiểu là những lựa chọn và những
cách thức mà người dân thực hiện nhằm sử dụng dịch vụ của các cơ sở y tế khi có nhu
cầu bao gồm đi đến cơ sở y tế, sử dụng dịch vụ cơ sở y tế.

9]
www.binhduong.com.vn

10]
,

[11]
Trích theoNguyễn Thị Lê Uyên (2006) –“Người nghèo tiếp cận các cơ sở y tế ở thành phố Hồ Chí Minh
(nghiên cứu trường hợp phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)”.


12]
Trích theoNguyễn Thị Lê Uyên (2006) –“Người nghèo tiếp cận các cơ sở y tế ở thành phố Hồ Chí Minh
(nghiên cứu trường hợp phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)”.
23
CHƯƠNG 2: SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG SỰ LỰA CHỌN CÁC HÌNH
THỨC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN RAGLAI.
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu:
2.1.1 Vài nét về huyện Khánh Vĩnh : Là huyện miền núi, tiếp giáp với đồng
bằng, Bắc giáp huyện Ninh Hoà và tỉnh Đắk Lắk, Đông giáp Diên Khánh, Nam giáp
Khánh Sơn, Tây giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng, Khánh Vĩnh có 13 xã và 1 thị trấn.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện 1.165km
2
, tổng dân số 31.3478 người, mật
độ dân cư vào loại thấp nhất toàn tỉnh: 24 người/km
2
. Địa phận huyện nằm ở đầu
nguồn của sông Cái Nha Trang với diện tích rừng chiếm 90% diện tích tự nhiên.
Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và lâm nghiệp. Đồng bào các dân tộc
thiểu số đã có cuộc sống định canh định cư, đã có tập quán sản xuất lúa nước tương
đối ổn định và đang phát triển trồng mía thành vùng chuyên canh cây nguyên liệu
tập trung theo qui hoạch của tỉnh. Huyện lỵ là thị trấn Khánh Vĩnh nằm trên đường
tỉnh lộ 2, cách Nha Trang 35km về phía Tây. Một trục giao thông mới mở nối liền
Nha Trang với Đà Lạt qua thị trấn Khánh Vĩnh, sẽ rút ngắn khoảng cách giữa
Khánh Hòa-Lâm Đồng trong tương lai.
Khánh Vĩnh là căn cứ địa cách mạng của quân dân Khánh Hòa trong hai cuộc

trường kỳ kháng chiến với các địa danh hào hùng như sân bay dã chiến Hòn Xã,
Hòn Nhạn, Soi Mít, Hòn Dù, buôn Gia Lê, Hòn Bà và căn cứ lịch sử Hòn Dữ.
Khoáng sản của Khánh Vĩnh có thiếc, cao lanh song sản phẩm chủ yếu của
Khánh Vĩnh phải nói đến các loại gỗ quí hiếm. Tổng trữ lượng gỗ của rừng Khánh
Vĩnh lên đến 10 triệu m
3
, trong đó 9 triệu m
3
tập trung ở rừng rậm và rừng trung
bình.
Núi sông Khánh Vĩnh rất hùng vĩ, tạo ra các kỳ quan thiên nhiên như: thác
Ngựa, thác Hòn, thác Giang Bay có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, kết hợp
với thủy lợi và cải tạo nguồn nước cho hạ lưu sông Cái Nha Trang.
24
Các tổ chức kinh tế lớn của huyện chủ yếu là các lâm trường (Sông Khế,
Sông Giang ) đang góp phần bảo vệ và trồng mới diện tích rừng, bảo vệ nguồn
sống cho cộng đồng, góp phần phòng chống và giảm nhẹ tác hại của thiên tai.
Về công tác y tế thì huyện Khánh Vĩnh có 16 cơ sở y tế thuộc 2 tuyến huyện-
xã phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là phòng chống dịch
bệnh sốt rét. Bình quân hàng năm khám và điều trị cho 71.000 lượt bệnh nhân,
trong đó có 2.520 bệnh nhân điều trị nội trú. Khoanh vùng bảo vệ sốt rét gần 100%
dân cư. Triển khai công tác dự phòng loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết cho 90,1%
dân số, các chương trình TCMR, Vitamin A đạt tỉ lệ trên 95%. Chương trình y tế
cộng đồng đạt kết quả tốt.
2.1.2 Đặc điểm xã Khánh Nam:
Xã Khánh Nam nằm ở phía Bắc huyện Khánh Vĩnh, cách trung tâm huyện
khoảng 2km, Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Đông giáp xã Diên
Hồng, huyện Diên Khánh, phía Tây giáp xã Cầu Bà, xã Khánh Thượng, phía Nam giáp
với giáp Sông Cái, bên kia là thị trấn Khánh Vĩnh, xã Sông Cầu, phía Bắc giáp với
Khánh Trung.

Diện tích tự nhiên là 4.214,81 ha, chiếm 3,61% diện tích tự nhiên của toàn
huyện Khánh Vĩnh. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu có 2 mùa rõ
rệt là mùa nắng và mùa mưa, mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa mưa từ khoảng
tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, lượng mưa hàng năm tương đối lớn, độ ẩm cao nên
khu vực dọc sông suối rất thuận lợi cho các loại cây phát triển, tuy nhiên có năm mưa
nhiều làm ngập lụt nhiều nơi nên cũng không gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,6
0
C.
Lượng mưa trung bình từ 1.100- 1.300 mm/ năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9
và kết thúc vào tháng12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm. Khoảng10-
20% số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng7 tháng 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11.
25

×