Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

cảm hứng phê phán đậm tính nhân văn của ma văn kháng, tạ duy anh, hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.54 KB, 32 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới có dung lượng phản ánh
rộng lớn, sinh động. Bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, sự nghiên cứu nghiêm
túc đối tượng phản ánh, các tác giả đã dựng lại những bức tranh chân thực và
rộng lớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp. Ma Văn
Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là các nhà văn có đóng góp to lớn trong
nền văn học hiện đại thời ký đổi mới. Trong sáng tác của họ, muôn mặt của
bức tranh xã hội được miêu tả, được phản ánh một cách sâu sắc, đa chiều, đáp
ứng được yêu cầu khách quan của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất
của hiện thực.
Luận văn được nghiên cứu xuất phát từ sự yêu mến và cảm phục của tác giả
đối với những dòng tư tưởng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của ba nhà văn
Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. Đây là các nhà văn có nhiều thành
tựu trong việc dùng văn chương để đấu tranh cho cái thiện, cái chính nghĩa của
cuộc sống. Với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết có giá trị hiện thực, các tác giả
này đã ý thức được sứ mệnh viết văn là để bảo vệ và khẳng định những giá trị
chân chính của con người; thể hiện sự quan tâm tới việc hình thành đạo đức và
nhân cách con người, thể hiện sự hiểu biết sự định hình tính cách con người Việt
Nam hiện đại với những mặt mạnh, mặt yếu của nó.
Luận văn nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộc
sống trong thời kỳ hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh,
Hồ Anh Thái qua đó làm sáng tỏ những tác động và ảnh hưởng của một hiện
thực còn ngổn ngang đến cuộc sống của con người như thế nào. Qua đây, luận
văn cũng làm sáng tỏ cảm hứng chủ đạo của các nhà văn được thể hiện qua
các tác phẩm, đó là cảm hứng phê phán mang tính tích cực để gióng lên
những hồi chuông để cảnh tỉnh con người tránh xa tội ác, lừa lọc, phản trắc để
xây dựng một xã hội với những con người có phẩm chất cao đẹp, sống có
nghĩa tình, nhân hậu.
2. Lịch sử vấn đề
Tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái rất phong phú


về nội dung. Các bài viết về những tác giả và tác phẩm này đã khai thác nhiều
vấn đề như đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách thức trần
thuật, nghệ thuật tự sự…Tuy nhiên, vấn đề cảm hứng phê phán chưa được đề
cập tới một cách kỹ lưỡng trong các tác phẩm nghiên cứu.
Những công trình nghiên cứu về tác phẩm thế sự đời tư của Ma Văn Kháng
đạt được những thành tựu, đó là các công trình của các tác giả Phong Lê, Vũ
Dương Quý, Nguyễn Văn Lưu, Hồ Anh Thái, Lã Duy Lan…. Bên cạnh đó, còn
có các buổi thảo luận về tác phẩm của Ma Văn Kháng do Báo văn nghệ tổ chức,
các bài viết của Nguyễn Thị Huệ, Lê Kim Vinh, Đỗ Hải Ninh, các luận văn thạc
sĩ của Phạm Thị Kim, Nguyễn Cẩm Giang, Bùi Lan Hương.
Đề cập đến cảm hứng phê phán trong sáng tác của Ma Văn Kháng, tác giả
Nguyễn Văn Xuất có công trình nghiên cứu Cảm hứng phê phán trong tiểu
thuyết hiện đại (qua một số tiểu thuyết ở Liên Xô và Việt Nam). Trong luận án
này, tác giả đã nghiên cứu về cảm hứng phê phán trong tác phẩm Đám cưới
1
không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng dưới tư duy tiểu thuyết của nhà
nghiên cứu Đôxtôiepxki.
Trong mảng phê bình nghiên cứu về các tác phẩm thế sự đời tư của Hồ Anh
Thái đáng kể đến là những bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Minh Thái,
Nguyễn Anh Vũ, Ngô Thị Kim Cúc, Vân Long, Nguyễn Thị Phương, Trần Duy
Hiển, Phạm Chí Dũng, Hoài Nam, Tuyền Lâm…Cho đến nay, mặc dù chưa có
chuyên luận nào viết về Hồ Anh Thái nhưng đã có một số luận văn viết về tác
phẩm của anh. Đó là các luận văn của Nguyễn Thị Vân Nga, Ngô Thị Thu
Hương, Võ Anh Minh, Nguyễn Hải Huyền…
Tạ Duy Anh có thời gian sáng tác chưa thật dài so với các nhà văn khác.
Chính vì vậy, các công trình khoa học nghiên cứu sâu về tác phẩm của Tạ Duy
Anh chưa có nhiều. Có một số bài viết nghiên cứu về tác phẩm của của Tạ Duy
Anh đó là bài viết Bùi Việt Thắng, Việt Hoài, Nguyên Trường, Nguyễn Thị
Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà.
Qua khảo sát kết quả của những người đi trước, có thể nhận thấy những bài

viết nghiên cứu về 3 tác giả Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh và Ma Văn Kháng chủ
yếu liên quan đến những vấn đề về nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựng nhân
vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện…Tuy có đề cập đến những vấn đề còn tồn
tại ngổn ngang trong xã hội nhưng những tác phẩm nghiên cứu chưa đề cập sâu
sát đến vấn đề cảm hứng phê phán.
Bằng cách phân tích và tham khảo các ý kiến về tác phẩm của 3 tác giả,
chúng tôi bước đầu nghiên cứu về vấn đề cảm hứng phê phán được thể hiện qua
các tác phẩm nhằm làm sáng tỏ tư tưởng nhân văn tích cực mà các tác giả muốn
gửi gắm tới độc giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài:
- Phân tích, đánh giá và làm nổi bật được cảm hứng phê phán được thể hiện
qua các tác phẩm của 3 tác giả.
- Chứng minh rằng sự phản ánh hiện thực cuộc sống của các tác giả không
chỉ dừng lại ở việc miêu tả những bề bộn của thế sự - đời tư con người, không
chỉ dừng lại ở việc tố cáo cái xấu cái ác. Các tác giả luôn nhìn nhận cuộc sống
với niềm tin vào lẽ phải và cái thiện và do đó sáng tác của họ có tác dụng hướng
con người đến với những giá trị đạo đức tốt đẹp của cuộc sống.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Khảo sát kỹ lưỡng nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Ma Văn
Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái để chỉ ra được cảm hứng chủ đạo của các tác
phẩm là cảm hứng phê phán đậm tính nhân văn.
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn xuôi hiện đại để thấy được
những đóng góp của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái trong việc đổi
mới tư duy nghệ thuật trong nền văn học hiện đại thời kỳ đổi mới.
4. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin được phép chọn ra những tác
phẩm tiêu biểu viết về mảng thế sự đời tư của các tác giả. Cụ thể là các tác
phẩm: Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Ngược dòng nước lũ (1999), Côi
cút giữa cảnh đời (1989) của Ma Văn Kháng; Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật

(2004), Thiên thần sám hối (2005) của Tạ Duy Anh; Người và xe chạy dưới ánh
2
trăng (1986), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Mười lẻ một đêm (2006)
của Hồ Anh Thái.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp,
so sánh, phương pháp thống kê, hệ thống, phương pháp thi pháp học với mong
muốn tiếp cận tới cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Chân dung cái xấu trong diện mạo con người cụ thể
Chương II: Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng,
Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái
Chương III: Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng,
Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CHÂN DUNG CÁI XẤU TRONG DIỆN MẠO NHỮNG
CON NGƯỜI CỤ THỂ
1.1 Nhu cầu bức thiết của việc vạch trần cái xấu trong cuộc sống
Một trong những chức năng cao đẹp, thanh khiết của văn học chính là
nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người đến những điều đẹp
đẽ của cuộc sống. Nếu như dòng văn học cách mạng trước đây thiên về cảm
hứng ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, vẻ đẹp tâm hồn anh dũng bất
khuất của con người Việt Nam thì nền văn học hậu chiến lại dành nhiều trang
viết để tiếp cận những mảng khuất của cuộc sống, những dòng chảy tâm lý
bên trong, những nỗi đau nhân thế âm ỉ dai dẳng đã và đang vẫn diễn ra trong
cuộc sống thường nhật.
Về vấn đề cảm hứng phê phán trong văn học Việt Nam biểu hiện mạnh mẽ
nhất trong văn học Việt Nam vào thời kỳ 1930-1945 dựa trên những mâu thuẫn

dân tộc và những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội một cách sâu sắc lúc bấy giờ.
Cảm hứng chung của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930–1945 đó là
vạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội thực dân phong kiến thối nát, phê phán một
cách gay gắt các thế lực thống trị xã hội trên cơ sở cảm thông, yêu thương trân
trọng con người nhất là những con người bị vùi dập, chà đạp.
Nối tiếp dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 là trào lưu văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Việt Nam từ sau năm 1945. Trong giai
đoạn lịch sử này, bản chất anh hùng cách mạng được kết tinh một cách rực rỡ
trong những hình tượng anh hùng, chiến sĩ.
Văn học giai đoạn 1975-2000 phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp
hơn nhiều so với giai đoạn 1945-1975. Nhờ có công cuộc đổi mới do Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xướng năm 1986, xã hội Việt Nam có những chuyển
động tích cực, tuy nhiên, văn học cũng đứng trước những thách thức mới trong
cơ chế kinh tế thị trường luôn song hành tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực.
Trong giai đoạn này, nổi bật những tác giả văn xuôi có tên tuổi như: Nguyễn
Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo,… Lớp nhà văn thời kỳ trước như
3
Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Kiên, Xuân Thiều…tiếp tục hăm hở viết,
viết bằng cảm xúc sâu lắng.
Văn học sau 1975 chú trọng nghiên cứu thực trạng tinh thần xã hội Việt Nam
sau chiến tranh, đó là một hiện thực phức tạp, đa dạng, đan xen mặt sáng và tối
trong đời sống cũng như những thay đổi tất nhiên trong nhận thức và tình cảm
con người. Trong thời kỳ đổi mới, nhà văn đã có được độ lùi xa của khoảng cách
thời gian để nhìn lại một cách toàn diện và sâu sắc hơn những sự kiện, biến cố
dồn dập của quá khứ. Hiện thực cuộc sống với những chiều dài lịch sử khác nhau
đã được phản ánh một cách đa diện, nhiều chiều mà trung tâm của nó là con
người thời đại với những số phận cụ thể gắn liền với vận mệnh của dân tộc, đất
nước. Và đặc biệt hơn, cảm hứng sử thi và cảm hứng đời thường không có sự tách
biệt mà đã gặp nhau trong cảm hứng sự thật. Với định hướng tư duy sáng tạo như

vậy, những tác phẩm viết theo xu hướng này đã đáp ứng được yêu cầu khách
quan của cuộc sống, đã giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực trong bối
cảnh cuộc sống trắng đen lẫn lộn, thật giả khó phân tách, khó nhận biết.
Cảm hứng phê phán trong văn học là một vấn đề đã được bàn đến từ lâu khi
nói về văn học hiện thực XHCN và được xác định như một nhiệm vụ song song
bên cạnh nhiệm vụ khẳng định, ca ngợi cái đẹp, cái anh hùng. Văn học hiện thực
XHCN của chúng ta chỉ thực sự là vũ khí đấu tranh cách mạng, đấu tranh cho
những tư tưởng nhân văn của con người khi nó đồng thời làm tốt hai nhiệm vụ phê
phán và khẳng định như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là nó phải “phò chính trừ tà”.
Bên cạnh Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp thì Ma Văn Kháng, Tạ
Duy Anh và Hồ Anh Thái là những tác giả tiêu biểu viết về đề tài này. Mỗi
người một tâm sự, một cảm nhận khác nhau, nhưng ở đó tất cả đều là nỗi đau
nhân thế khi phải chứng kiến sự thực cay nghiệt của cuộc sống. Sự xuống dốc
trong quan niệm sống, thói tư duy giáo điều máy móc, sự tôn thờ chủ nghĩa vật
chất, sự coi trọng quyền lực, con người sa đoạ, độc ác, giả dối… Muôn vàn
những nhức nhối của cuộc sống được miêu tả trong sáng tác của Ma Văn Kháng,
Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái khiến ta thấm thía hơn bao giờ hết cái đa đoan, đa sự
của cuộc sống thường nhật hôm nay.
Viết không chỉ là phê phán thuần tuý, phủ định sạch trơn những mặt tiêu
cực còn tồn tại trong xã hội, viết nhiều về cái ác nhưng các tác giả đều không hề
mất niềm tin vào con người và cuộc sống. Khát khao hướng thiện và xây dựng
một cuộc sống tươi đẹp trong tâm hồn mỗi con người chính là thông điệp mà các
tác giả muốn gửi tới bạn đọc.
1.2. Những vấn đề nổi bật trong nội dung phản ánh cái xấu trong tác
phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái
1.2.1. Con người tha hoá vì chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa
danh lợi
1.2.1.1. Nhân vật trí thức tha hoá về nhân cách
Qua những tác phẩm của ba nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh
Thái, ta thấy một xã hội đa chiều, đa màu sắc được tái hiện một cách sinh động

dưới ngòi bút đậm tình người, với chiều sâu của tâm tư, với khao khát cháy
bỏng về một cuộc sống nhân ái, tốt đẹp. Trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ
Duy Anh, Hồ Anh Thái, bên cạnh nội dung ca ngợi những trí thức giàu phẩm
4
chất, tâm huyết thì các tác giả còn chú trọng tới việc xây dựng nên loại trí thức
tha hoá về nhân cách.
Trong mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, Ma Văn Kháng có quan niệm
khác nhau về con người. Trong sáng tác sử thi của Ma Văn Kháng, ông thường
viết với mạch cảm xúc chung của văn học cách mạng với sự phân định rõ ràng
của hai thái cực: tốt - xấu, ta - địch, bạn - thù. Sáng tác giai đoạn đầu của Ma
Văn Kháng chủ yếu ca ngợi con người mới của thời chiến tranh vệ quốc có đau
thương, mất mát mà hào hùng. Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng
nhiều khi khiến cho người đọc cảm thấy nhà văn đang đối thoại với cuộc sống,
đối thoại với con người, đối thoại với những dòng chảy cảm xúc của nhân vật
mà ông đang đào sâu, tìm tòi để thể hiện chiều sâu cảm xúc của nhân vật.
Với giọng văn mềm mại, hiền lành nhưng quyết liệt, Ma Văn Kháng viết về
những mặt trái của xã hội với nội dung nhấn mạnh ma lực của đồng tiền đã làm
hoại suy ý chí, tình cảm và nhân cách của con người một cách mạnh mẽ. Một
trong những tác phẩm đề cập đến vấn đề này của ông là: Đám cưới không có
giấy giá thú (1988), Côi cút giữa cảnh đời (1989) và Ngược dòng nước lũ
(1999).
Đám cưới không có giấy giá thú (1988) ra đời được bạn đọc đón nhận một
cách nồng nhiệt. Đọc tiểu thuyết này, độc giả khó có thể quên được cảm giác xót
xa đến não nề dâng trào trong lòng mình bởi vô vàn những trái khoáy ập vào số
phận của từng nhân vật. Đây là một tác phẩm phản ánh sâu sắc hình ảnh những
con người bị cơn lốc ham muốn vật chất cuốn đi trong nền kinh tế thị trường có
vô vàn điều cám dỗ lòng người. Họ đã bị những dục vọng tầm thường, những
cơn lốc của ham muốn cuốn trôi một cách mạnh mẽ. Trước thực tế ấy, nhiều
người đã bị mất nhân cách, bản lĩnh của mình.
Hình ảnh những nhân vật trong Đám cưới không có giấy giá thú cho ta thấy

được một bức tranh đủ màu sắc về những con đường dẫn nhân cách người trí
thức rơi vào bùn lầy của sự tha hoá. Ta thấy ở đó bóng dáng những cán bộ, thầy
giáo, học sinh trong miêu tả của ông phần nhiều bị chìm trong lối sống lạnh
nhạt, thiếu tình người, một cách sống thờ ơ và vô trách nhiệm với chính tư cách
bản thân mình. Nhân vật Thầy Thuật trong Đám cưới không có giấy giá thú là
một nhân vật vừa đáng thương và đáng trách, anh bị cái lợi vật chất lôi đi dần xa
những giá trị cao quý của cuộc sống. Tài năng của Thuật bị xuống dốc bắt nguồn
từ sự đố kỵ, mưu chước, sự chèn ép ngáng chân của Cẩm và Dương. Thuật đã
đánh mất giá trị và tài năng của một người thầy dạy giỏi và đã phát điên chỉ
trong một thời gian ngắn. Đau đớn thay và tiếc nuối cho Thuật, từ một người trí
thức có bản lĩnh, tâm huyết với nghề nghiệp lại trở thành nạn nhân của thế giới
biến động và quay đảo.
Khác với những nhà văn của thế hệ trước, Tạ Duy Anh đặc biệt quan tâm
thể hiện trạng thái tinh thần con người hiện đại với tất cả những mặt xấu - tốt
của nó. Đời sống hiện thực được phản ánh trong ba cuốn tiểu thuyết của anh: Đi
tìm nhân vật (2004), Lão Khổ (2005) và Thiên thần sám hối (2005) là muôn vàn
mặt trái, mặt mâu thuẫn và phức tạp của cuộc sống. Anh đã phản ánh trong tác
phẩm của mình hiện thực con người đối xử với nhau bằng sự nhẫn tâm, sự vô
tâm và vô ơn. Những dòng suy tưởng, những câu hỏi được đưa ra với sự chua
xót khôn nguôi. Chính sự thản nhiên, vô tư, thờ ơ, ích kỷ của con người và lối
5
đối xử vì đồng tiền đã dẫn đến những hậu quả khôn lường, là nguồn gốc cho
những bi kịch của số phận con người.
Đi tìm nhân vật là hành trình tìm kiếm chính mình, tìm kiếm
bản chất của con người và là tiểu thuyết mang đậm màu sắc
triết lý, luôn đặt ra cho bản thân và độc giả phải trả lời câu hỏi:
Tôi là ai? Ai là tôi? Tôi là hắn? Trong tác phẩm này, nhà văn đã đi
tìm những mẫu nhân vật mới phù hợp với con người hiện đại.
Con người hiện đại đang có những thay đổi cơ bản và mạnh mẽ
cả về hình thức lẫn bản chất. Những thay đổi đến chóng mặt đã

khiến cho chúng ta không còn nhận ra mình là ai nữa. Có người
nói rằng, tiểu thuyết Ði tìm nhân vật của Tạ Duy Anh mở đầu
như một tiểu thuyết trinh thám: một kẻ tình cờ vớ được mẩu
báo, vỏn vẹn mấy hàng: nạn nhân là thằng bé đánh giầy, quãng
10-12 tuổi bị một gã đàn ông đâm chết ngay tại chỗ. Hung thủ
được tạm mô tả như kẻ mắc chứng thần kinh, ăn mặc sang
trọng. Việc truy bắt đang được tiến hành ráo riết. Với sự mở đầu
đầy tính nghi vấn như vậy, cả tác phẩm được mở ra với vô vàn
câu hỏi, câu hởi lớn nhất vẫn là câu hỏi về tình người.
Tác phẩm viết nhiều về nhân vật “tôi” - Chu Quý, nhưng nếu
như nhân vật “tôi” bị ám ảnh bởi những hận thù, thì nhân vật
tiến sĩ N lại sống trong cảnh huống tìm kiếm những vị kỷ cá
nhân, đi theo sự chỉ đạo của “hắn”, một kẻ vô hình nhưng có
mặt ở khắp nơi, ở bất cứ chỗ nào con người có sự ganh ghét,
thù hận. Tiến sĩ N luôn sống trong hai trạng thái một là của con người an
nhiên, thành đạt trong cuộc đời giả và một kẻ cô đơn cực độ trong những suy
nghĩ về lẽ sống chết trong cuộc đời thật của mình. Ông nhận thấy mình thực sự
là một con người đê tiện và day dứt. Hàng ngày, bước vào căn phòng làm việc
và tự đối diện với chính mình, ông cảm thấy không thể chịu đựng được những
cuộc “tra tấn tinh thần”. Vào vào 4h sáng của một ngày, tiến sĩ N đã giết vợ và
tự kết thúc cuộc đời, kết thúc cuộc sống dằng dặc cô độc và giả dối.
Viết về cái xấu trong xã hội, Hồ Anh Thái là một trong những tác giả tiên
phong của nền văn học hiện đại. Từ những tác phẩm đầu tiên, Hồ Anh Thái đã
viết về những chủ đề sắc bén về các vấn đề xã hội và nhân tình thế thái. Những
sáng tác đầu tay của Hồ Anh Thái thường gắn với chủ đề cuộc sống của lớp
thanh niên trí thức trên con đường lựa chọn hướng đi cho mình. Khi đất nước
bước vào con đường mở cửa, Hồ Anh Thái lại hướng về đề tài viết về những nỗi
đa đoan của cuộc sống và con người miền đô thị với bao trăn trở. Một trong
những số đó là Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận
thế, Mười lẻ một đêm.

Người và xe chạy dưới ánh trăng có bối cảnh là khu nhà tập thể, một tổ dân
phố, là một bức tranh thu nhỏ của xã hội thời hậu chiến. Bên cạnh việc miêu tả
những con người có lối sống trong sáng, có nhân cách, có ý chí; thể hiện niềm
tin yêu của tác giả đối với thế hệ trẻ, tác giả đã khắc hoạ một cách chân thực
chân dung của những con người có lối sống tham lam, vị kỷ, chạy theo dục vọng
cá nhân nổi bật nhất là nhân vật Khuynh-Diệu. Khuynh là một nhân vật được
6
Hồ Anh Thái miêu tả cặn kẽ từ hình dáng đến tính cách. Con người lạnh lùng,
thiếu tình người của Khuynh được tác giả miêu tả trong nhiều tình huống. Bất
chấp tất cả để đạt được mục đích, bất kể đó là mục đích gì, đó là cách sống của
Khuynh. Sống trong một gia đình không hạnh phúc với người vợ đáo để, hắn
vẫn cố gượng, sống giả dối, tình cảm giả dối với người vợ hắn khinh bỉ, ghê tởm
chỉ nhằm bảo toàn chức vụ. Hồ Anh Thái soi chiếu nhân vật trên nhiều bình diện
để lột trần bộ mặt của hắn. Khi bản chất xấu xa đến lúc bị đưa ra ánh sáng, mất
hết chức quyền, gia đình tan nát, hắn lại càng rời xa tính người, như một kẻ vô
hồn mất hết ý thức.
Cũng giống như Khuynh là một trí thức tha hóa về nhân cách, Thế trong
Cõi người rung chuông tận thế cũng từng là cán bộ cao cấp từ thời chiến. Chiến
tranh qua đi, khi xã hội chuyển sang nền kinh tế thị trường, sẵn trong tay một số
tiền, Thế từ bỏ con đường chính trị lao vào làm ăn và xây khách sạn. Đây là lĩnh
vực tạo nhiều cơ hội để Thế phát huy cái khôn ngoan, lọc lõi có từ trong máu
của mình. Thế đã xây dựng được mạng lưới hậu thuẫn vững chắc nên có thể
vươn tay thao túng được nhiều thế lực kể cả những nhân vật có chức sắc, có máu
mặt, ông ta có thể sắp đặt mọi việc theo ý thích của mình. Không giống như
Khuynh, Thế không phải là kẻ nhiều tham vọng và mù quáng nhưng lại là con
người lạnh lùng trong mọi tình thế của cuộc sống.
Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, sự tha hóa còn len lỏi cả vào nhà trường,
nơi vốn được xem môi trường nghiêm túc, vững chắc nhất để giữ gìn nền tảng
đạo đức làm người. Ngoài hai hình ảnh là nhân vật Khuynh và Thế, trong tác
phẩm của Hồ Anh Thái, tác giả còn xây dựng cặp giáo sư Xí - Khoả để nhấn

mạnh sự tha hoá trong nhân cách người trí thức. Đây là hai trí thức nhưng lại
hiện lên trong mắt người đọc là những con người tham lam, bỉ ổi, vô nhân cách,
vô đạo đức. Đây là hình ảnh của một nhà trí thức lớn nhưng nhân cách chỉ ngang
tầm với một kẻ lưu manh vô học.
Với kiểu trí thức tha hóa về nhân cách, Hồ Anh Thái cho ta thấy những thói
hư tật xấu của con người trong xã hội, không chỉ giúp ta nhận ra sự phức tạp
trong cơn chuyển mình của xã hội Việt Nam từ bao cấp chuyển sang kinh tế thị
trường mà còn mang ý nghĩa cảnh báo sâu sắc, động chạm đến những vấn đề mà
không phải cây bút nào cũng dám nói tới một cách thẳng thắn và đau xót trong
tác phẩm của mình.
1.2.1.2. Trí thức giả danh, những người đội lốt trí thức nhưng bất tài, vô
dụng
Lợi dụng thế lực chèn ép gây bao tấn bi kịch cho những người có thân phận
nhỏ bé không có quyền lực là một trong những nội dung được phản ánh chân
thực trong văn xuôi hiện đại. Trong Đám cưới không có giấy giá thú, Ma Văn
Kháng có nêu: “Cuộc đánh tráo các giá trị vì lợi ích nhỏ nhen và là biểu hiện của
sự tha hóa cuối cùng của phẩm cách con người, lưu manh tính đang trở thành
đặc điểm của thời đại lịch sử”. Sự độc đoán của kẻ có quyền đã vi phạm tới
quyền dân chủ, hủy hoại tài năng và niềm tin của người trí thức. Đó là loại trí
thức giả danh như Hiệu trưởng Cẩm, Bí thư Chi bộ Dương, Bí thư Thị ủy Lại.
Khi viết về người trí thức, Ma Văn Kháng đã khẳng định không chỉ có trí
thức tha hoá về nhân cách vì đồng tiền mà trong xã hội còn tồn tại số đông loại
trí thức giả danh, những người đội lốt trí thức bất tài vô dụng, độc ác đã lợi dụng
7
thế lực, dồn ép những thân phận nhỏ bé vào những bi kịch của cuộc đời. Trong
Đám cưới không có giấy giá thú, tác giả có nêu: “Cuộc đánh tráo các giá trị vì
lợi ích nhỏ nhen là biểu hiện của sự tha hoá cuối cùng của phẩm cách con người,
lưu manh tính đang trở thành đặc điểm của thời đại lịch sử [24, 489]. Sự độc
đoán chuyên quyền của kẻ khoác áo Đảng đã vi phạm đến quyền dân chủ và làm
huỷ hoại đến tài năng và niềm tin của người trí thức. Đó là trí thức giả danh như

Hiệu trưởng Cẩm, Bí thư Chi bộ Dương, Bí thư Thị uỷ Lại.
Cẩm là loại trí thức giả danh dốt nát và bần tiện, trình độ văn hoá chỉ học
lớp bẩy, hiểu biết ít nhưng nhờ may mắn lợi dụng được khe hở của xã hội nên
Cẩm đã luồn lách để đạt tới chính danh. Cẩm là giáo viên văn nhưng hắn lại
không dạy nổi học sinh vì không có năng lực, không có cảm quan thẩm mỹ về
văn học. Trong mỗi tiết văn, Cẩm đã biến bài văn thành bài chính trị, luận lý,
đạo đức ngô nghê. Không những là một trí thức dốt mà Cẩm còn lười trau dồi
học vấn và rất ngại đọc sách. Dốt nát nhưng con đường tiến thân của Cẩm lại
hết sức may mắn, Cẩm được đề đạt làm hiệu trưởng vì Cẩm là đảng viên duy
nhất. Vốn xấu tính, dốt nát và bần tiện, hắn luôn có tính đố kị với người khác.
Cẩm đã không từ bỏ một âm mưu nào nhằm tước bỏ mọi chức danh của Tự. Hắn
đã lôi kéo Thuật sa ngã, làm ông Thuật bị điên và phải vào bệnh viện tâm thần.
Cẩm đã kết tội vu khống ông Thống trong khi chính hắn là kẻ làm chuyện xằng
bậy sửa điểm cho học sinh để tránh bị mang tiếng là trường dạy dốt, đã làm ông
Thống lên cơn cao huyết áp và ngã bất tỉnh.
Bên cạnh Cẩm, Dương cũng nổi bật là một loại trí thức giả danh nguy
hiểm. Dương giữ chức Bí thư Chi bộ suốt 15 năm với 30 năm tuổi Đảng, luôn tự
hào mình là đỉnh cao. Mặc dù thường nói về chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng
Dương hoàn toàn không hiểu Lênin là ai, là một người hay hai người. Trình độ
văn hoá “năm lớp nhì thứ nhất” nhưng Dương lại tốt nghiệp lý luận cao cấp nên
ông ta được Bộ Giáo dục đưa sang làm giáo viên dạy chính trị. Do vậy, ông ta
có biệt danh là “quan tắt”, trí thức tắt bởi “ông chưa có bằng tiểu học mà lại là
ông giáo trung học.
Ma Văn Kháng không chỉ vẽ lên bức chân dung kẻ khoác áo Đảng, nhân
danh Đảng lộng hành, lộng quyền và lộng ngôn tìm mọi cơ hội để trù dập, thoá
mạ, sỉ nhục người dưới quyền mình mà còn lột tả bản chất đê hèn trong sự ngu
dốt của chúng. Điển hình cho kiểu nhân vật này phải kể đến Bí thư Thị uỷ Lại.
Hắn khoác áo người có chức sắc nhưng bản chất lại là kẻ dốt nát, bất tài, vô học,
thô lỗ, háo danh, đố kị với tài năng của người khác. Hắn đã tìm mọi cách nhạo
báng, ghế giễu địch thủ của mình. Đây chính là căn bệnh cố hữu, mãn tính của tên

Lại. Cậy thế vào Lại, những kẻ giúp việc cho hắn như công an, ban tổ chức thị uỷ
đã vi phạm nhân quyền mà ra sức tung hoành, phá phách. Bài dạy của Tự đã bị
chúng bóp méo, xuyên tạc còn trường cấp 3 bị chúng coi là nơi làm loạn.
Một cơ quan văn hoá trong tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ tồn tại một số
cán bộ có chức quyền nhưng văn hoá thấp lùn, tham lam như Phô, Điều, Liệu và
bọn nịnh hót cơ hội tuỳ thời như Phù, Khoái, Tý Hợi luôn rình rập, lợi dụng cơ
hội để hại người khác. Cơ quan này đối với chúng là “vương quốc quyền hành
tự tung tự tác của chúng và vì quyền lợi chúng có thể bán rẻ cả lương tâm và
tình bạn” .
8
Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, nhân vật Luông là chủ tịch phường
đã bị lên án, vạch mặt vì đủ mọi thứ tội: tham ô, ăn của đút lót, ngu dốt, thiếu
tình người, chặn thư tù, ỉm tiền của con cái gửi bố mẹ. Đó là kẻ nhân danh nhà
nước, lợi dụng quyền làm xằng bậy, chà đạp lên luân lý đạo đức, hắn đã cấu kết
với Hứng đến thu hồi, thực chất là chiếm riêng cho mình căn hộ của bà cháu
Duy. Luông và Hứng là hai đối tượng luôn cảm thấy “khoái trá trước nỗi đau
bại liệt tuổi già” của bà Duy, hành hạ tàn nhẫn bà cháu Duy. Côi cút giữa cảnh
đời là tiếng nói phê phán lối tư duy giáo điều máy móc, cách suy diễn vô lối,
một xã hội không được quản lý chặt bằng luật pháp của những con người có
chức sắc trong xã hội đã dồn ép người lương thiện đến những nỗi đau cùng cực
trong cuộc sống.
1.2.1.3. Giá trị con người, giá trị hạnh phúc gia đình bị coi thường từ
những toan tính ích kỷ
Con người là vật báu của cuộc sống, nhưng đôi khi con người bị coi thường
và bị mất đi phẩm giá của mình. Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh là cuốn
tiểu thuyết có số lượng nhân vật phong phú và đa dạng, nhưng họ có chung một
đặc điểm tính cách là tham lam, ích kỷ và tàn nhẫn. Tác phẩm Thiên thần sám
hối phản ánh sâu sắc về tội lỗi của con người. Trong suốt 100 trang truyện,
chúng ta lần lượt được chứng kiến những tội ác của con người một cách rất đau
lòng, đó là tội ác giết chết mầm mống của sự sống, giết chết cả con đẻ của mình

khi chúng mới chỉ là một bào thai. Mục đích của Tạ Duy Anh viết về vấn đề
nhức nhối này nhằm tạo sự ám ảnh trong lòng người và mong muốn cái ác trong
cuộc sống sẽ giảm đi phần nào.
Văn học thời kỳ đổi mới không chỉ nhấn mạnh việc giải phóng cá nhân, lên
tiếng bênh vực quyền lợi và nhân cách con người mà còn phản ánh chân thực
những vấn đề nhức nhối nảy sinh trong cuộc sống gia đình. Trong cuộc sống tự
do, thoải mái về tình cảm, không ít người đã lạm dụng điều này và đã sa vào
cạm bẫy tình ái và gây nên những đổ vỡ trong tình yêu - hôn nhân gia đình.
Chạy theo dục vọng cá nhân, lối sống bản năng, coi đồng tiền là chìa khoá vạn
năng mua được tình cảm, nhiều người đã đánh mất phẩm chất của mình, dẫm
đạp lên cuộc sống hạnh phúc của gia đình, mang đến đau khổ cho những người
xung quanh. Nhân vật Xuyến, vợ của Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú
của Ma Văn là một người đàn bà đầy bản năng, thèm khát vật chất mãnh liệt.
Sống bên cạnh Tự, người chồng liêm khiết không kiếm ra tiền, phải bươn chải
kiếm sống, Xuyến càng trở nên chanh chua đáo để. Chính vì vậy, cuộc hôn nhân
của Xuyến và Tự luôn phải sống trong chuỗi ngày buồn bã và không có hạnh
phúc. Xuyến dè bỉu chồng, chê bai chồng. Chị ta ngang nhiên buôn bán, ngoại
tình trâng tráo trước mặt Tự, để tự phải chịu nỗi đau động tới tận cùng sâu thẳm
trái tim anh. Anh bị tước đoạn, lừa dối và bị sỉ nhục. Bên cạnh Xuyến vợ Tự
trong Đám cưới không có giấy giá thú còn có Thoa vợ của Khiêm trong Ngược
dòng nước lũ. Ma Văn Kháng đã xây dựng nhân vật Thoa quen với đời sống
dung tục, trong lúc chồng cô là Khiêm ốm nặng, Thoa ngang nhiên quan hệ bất
chính với những người đàn ông khác mà không hề thấy hổ thẹn.
Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái, đối lập với
những người phụ nữ hiền lành tốt bụng đáng yêu, nhân vật Diệu hiện lên là một
người đàn bà đầy mưu mô, nham hiểm với đầy những mánh lới, quỷ quyệt. Với
9
bản tính xấu xa, ác nghiệt, Diệu đã bám hại rất nhiều người, đặc biệt là với
chồng và con mình. Giận chồng vì không thật lòng với mình, Diệu đã đổ sự bực
tức của mình lên chồng con, trừng trị chồng bằng những điều xấu xa, vô đạo

đức. Hay trong Mười lẻ một đêm, nhân vật bà mẹ của người đàn bà tuy không
độc ác bằng Diệu, Yên Thanh nhưng lại là người ham hố nhục dục đến vô liêm
sỉ. Trong cuộc đời, bà đã trải qua 5 lần lấy chồng và vô số cuộc phiêu lưu tình ái
không đếm xuể.
Coi thường giá trị của con người, không có bản lĩnh, con người tự mình trở
nên phó mặc cho số phận và trượt dài trong con đường tha hoá nhân cách. Tiểu
thuyết Mười lẻ một đêm, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh đã thể
hiện đậm nét những hiện tượng tiêu biểu cho lối sống thác loạn của một bộ phận
thanh niên trong xã hội hiện đại.
1.2.2. Con người sống trong hận thù và mất niềm tin
Bắt nguồn từ những đau khổ chìm đắm trong cuộc sống, hận thù được sinh
ra khiến con người luôn sống trong dằn vặt, khổ đau. Trong sáng tác của Hồ
Anh Thái, Tạ Duy Anh, những nhân vật mang nặng lòng hận thù được khắc hoạ
một cách rõ nét.
Lão Khổ có thể được xem như một bức tranh toàn cảnh về nông thôn Việt
Nam những năm 1940 - 1990, một bức tranh thấm đẫm đau thương và mất mát,
nhưng sự mất mát ấy không phải do tiếng súng gây nên mà nó bắt nguồn từ lòng
hận thù, mối thù dai dẳng của dòng họ Tạ. Được viết bằng một nhãn quan và tư
duy tiểu thuyết mới, tác phẩm là sự mở rộng chủ đề thù hận, là sự điều tra về tội
ác để tìm ra gốc gác những đau khổ của con người, nguyên do nào đã đưa đến
những hận thù dòng họ, tiếp sức cho hận thù đấu tranh.
Tác phẩm gợi lên cho ta một bức tranh đầy máu và nước mắt về hậu quả
của lòng thù hận giữa gia đình lão Khổ và họ hàng nhà chánh tổng họ Tạ cùng
bè lũ hầu cận. Mối thâm thù bắt nguồn từ sự chanh trấp giữa hai chi họ bằng
quyền lực, bằng sự giàu có. Chi Giáp của lão Khổ luôn luôn bị hành hạ, bị giết
chóc và đây trở thành nỗi ám ảnh trong lòng lão Khổ. Thời cơ đến với lão Khổ
khi cách mạng đến, lão nắm được chính quyền trong tay, lão dùng quyền lực để
trả lại mối thâm thù mà lão luôn ghi nhớ. Lão đã lãnh đạo dân làng thiêu cháy cơ
ngơi của chánh tổng. Lão giết người, lão đi đến tột cùng của quyền lực. Lão Khổ
gieo rắc vào đầu óc con mình mối hận thù truyền kiếp.

Một trong những điều gây nên bi kịch cho cuộc đời lão Khổ là lão sống quá
lý trí và khô khan, bảo thủ. Khi tấn bi kịch của cuộc đời đã chạm vào, lão Khổ
chỉ còn biết lấy quá khứ làm nguỵ trang mặc dù lão căm ghét kí ức. Cuộc đời
Lão Khổ là những chuối ngày dài đi tìm gốc gác những khổ đau của con người,
điều tra về những lời nguyền đã dẫn đến mối thâm thù trong các dòng họ trong
suốt hàng chục năm. Lão Khổ bị guồng máy hận thù ám ảnh. Càng về cuối đời,
lão càng nhìn rõ mình trong sự đối diện với nội tâm. Trên hành trình đi tìm chân
lý, lão Khổ là một kẻ cô độc, chỉ riêng mình lão chống chọi với cả một dòng họ
thù địch, một làng Đồng u mê, tăm tối. Lão Khổ đã đi hết kiếp người một cách
vô nghĩa và đau đớn nhận ra mình đã thất bại trong chính những guồng máy mà
lão cố công tạo ra.
Viết về sự hận thù, tiểu thuyết Đi tìm nhân vật đã xây dựng hết sức thành
công nhân vật Chu Quý, nhân vật “tôi” trong tác phẩm. Tiểu thuyết xoay quanh
10
nhân vật Chu Quý, một nhà báo luôn quan tâm đến những vấn đề về cái chết.
Xuất thân từ một gia đình trí thức mà người cha đã bị xử tử, thảm kịch gia đình
đã tạo nên một Chu Quý què quặt, bệnh hoạn trong tâm hồn tăm tối thăm thẳm.
Khi bố anh bị giết chết, mẹ đã dắt díu anh trốn khỏi làng. Sau nhiều năm, anh trở
thành một kẻ đắm chìm trong những thú ăn chơi trác táng. Chu Quý muốn thoát
ra khỏi bi kịch để để sống nhưng bất lực. Hắn ý thức được bệnh hoạn của mình,
muốn chữa bệnh tâm lý cho mình, muốn tìm hiểu sự thực về mình, nhưng cuối
cùng, gần tới đích thì hắn sợ.
Việc điều tra về cái chết của bé đánh giầy ở phố G khiến Chu Quý rơi vào
những cảnh huống hoang mang cực độ trong quá trình tìm lại chính bản thân
mình. Tác phẩm Đi tìm nhân vật để Chu Quý miên man chạy theo những dòng
hồi tưởng, đi tìm kẻ thù là “hắn” đã gây ra những tổn thương tinh thần cho mình.
Lòng thù hận biến Chu Quý thành một người không nhận ra được chính bản
thân mình là ai, anh luôn bị chôn vùi trong những ám ảnh về bóng tối của tội ác,
của sự hận thù.
Cõi người rung chuông tận thế là một câu chuyện báo thù của ngày hôm

nay. Tác giả đứng trên cỗ xe của cái ác với sự gần gũi, là kẻ tòng phạm, là hoá
thân của cái ác đã chỉ ra căn nguyên của cái ác đến từ đâu. Tiểu thuyết gồm có 9
chương được bắt đầu bằng một cái chết. Ngoài nhân vật Tôi trong chuyện, có ba
chàng trai đều bị chết kiểu đột tử, nguyên nhân bắt nguồn từ mối quan hệ với
Mai Trừng. Đó là ba nhân vật Cốc, Bóp và Phũ, là đại diện cho lớp thanh niên
ham mê ăn chơi trác táng, chạy theo danh tiếng và tiền bạc; là hiện thân cho
cách sống buông thả, thác loạn và chằng chịt đam mê xấu xa.
Trong Cõi người rung chuông tận thế, Mai Trừng là một nhân vật siêu
thực, là đại diện cho cái thiện nhưng bị cái ác điều khiển. Vốn là một người
thánh thiện, trong trắng từ trong bản chất nhưng cô mang trong mình một sức
mạnh siêu nhiên nên đã trở thành phương tiện báo thù cho lời nguyền của cha
mẹ mình. Mai Trừng trở thành người đi diệt trừ cái ác trong cuộc sống đầy
những bất trắc nhưng chính cô cũng bị lời nguyền của cái ác điều khiển nên
chính Mai Trừng đã trở thành nô lệ cho sự thù hằn. Cơn lốc của khát vọng trả
thù khiến cô làm hại cả người thân của mình. Trong tác phẩm, Yên Thanh bị sự
hận thù ám ảnh đến điên dại. Vì hận Đông, Yên Thanh đã trả thù bằng cách hạ
độc, giết chết con gái của Đông, rồi đốt xe của Đông, đâm Mai Trừng.
1.3. Cơ chế xã hội dồn ép con người lương thiện vào những bi kịch trong
cuộc sống
Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, bên cạnh những mặt tích cực của sự
phát triển kinh tế - xã hội đem lại, nền kinh tế thị trường còn là mảnh đất cho
những kẻ xấu lộng hành, lộng quyền và lộng ngôn tồn tại. Với lối tư duy giáo
điều, máy móc, phủ nhận mọi giá trị đạo đức, lý tưởng, họ trở thành những
bóng đen vô hình dẫm đạp và phá hoại cuộc sống của người khác. Trong môi
trường sinh sôi của những cái xấu, người trí thức được các nhà văn xây dựng là
những hình tượng của con người cao đẹp. Một loạt các nhân vật của Ma Văn
Kháng bị rơi vào bi kịch như Khiêm, Thịnh (trong Ngược dòng nước lũ); Tự,
Kha, bác Thống (Trong Đám cưới không có giấy giá thú) là những nhân vật bị
rơi vào bi kịch trong sự tương phản giữa cá nhân và hoàn cảnh xã hội. Là những
người có tâm huyết với công việc, họ lại trở thành nạn nhân, luôn bị chèn ép,

11
ngáng chân bởi những phần tử nhỏ nhen, đố kỵ, mưu chước, tìm mọi cách chèn
ép người khác để tiến thân.
Tại Trường học số 5 trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, với
đội ngũ lãnh đạo gồm những người như Hiệu trưởng Cẩm, Bí thư Chi bộ Dương,
Bí thư thị uỷ Lại và công an Tuân đã tạo nên một “lô cốt” vững chãi đè bẹp người
tốt như Tự, Kha, bác Thống. Là hiện thân của những trí thức giả danh, không có
tài năng, đạo đức, những con người này trở thành bóng đen ngăn cản những hoài
bão, ước vọng và sự sống đích thực của những người lương thiện.
Tự là hiện thân của cái đẹp của tâm hồn và trí tuệ. nhưng cuộc đời luôn
khắc nghiệt và đẩy anh đến những dằn vặt, những chông chênh trong sự đối diện
với cuộc sống hàng ngày. Tài năng của Tự bị dập tắt bởi những người mang
danh cán bộ chính trị, nhưng trên hành động thực tế lại vô chính trị bậc nhất. Tự
nhận thấy cái éo le của cuộc đời mà anh đã trải qua. Với công việc của người
thầy, Tự đã đạt được những thành công với lòng khâm phục và yêu mến của các
thế hệ học trò. Nhưng, hạnh phúc lớn lao nhất, không gì sánh nổi của người thầy
giáo Tự lại trở thành căn nguyên bất hạnh của đời anh. Cuộc đời Tự trở nên hẩm
hiu, trầy trật, bị bạc đãi, bị khinh rẻ.
Hồ Anh Thái luôn quan niệm cuộc sống phức tạp và đầy bất trắc, không thể
đoán định, không có gì là chắc chắn. Anh đưa ra những triết lý về cuộc sống của
mình mà người đọc cũng như đang bị lắng theo những dòng suy tưởng ấy. Tác
phẩm Người và xe chạy dưới ánh trăng là một bức tranh với những nét vẽ nhẹ
nhàng nhưng đã miêu tả một cách sâu sắc tình cảnh của nhiều mảnh đời. Đó là
quãng đời của nhiều thanh niên. Đó là Toàn, một chàng trai mồ côi mẹ từ rất
sớm, cha bị giết hại trong một vụ ném bom huỷ diệt 1972. Để tiếp tục ăn học,
trong những ngày hè, Toàn phải đạp xích lô kiếm thêm tiền và anh tốt nghiệp
đại học, được nhận công tác, làm cán bộ phiên dịch lễ tân ở một cơ quan đối
ngoại. Đó còn là Trang, một con người cũng chịu đựng nhiều mất mát, thua
thiệt, là Khắc, một thanh niên muốn sống cho ra người nhưng tình thế đã buộc
anh trở thành bụi đời du đãng.

Vì những trắc trở của cuộc đời, Toàn gần như sống mất niềm tin và xa lánh
mọi người. Toàn tự thu mình vào trong vỏ kén dày đặc. Cuộc đời nhiều chông
gai trắc trở vẫn đeo bám Toàn khi Toàn là người thanh niên giỏi giang, tháo vát,
những giá trị về tài năng của Toàn luôn bị phủ nhận và bị trù dập bởi những con
người có tính xấu như Khuynh. Khi cơ hội được đi học nước ngoài Toàn đã
chạm tay tới, nhưng với mưu đồ đen tối của Khuynh, hắn đã cướp đi tương lai
của Toàn, dành suất đi học cho đứa em vợ. Toàn là người nhạy cảm tinh tế, tâm
hồn Toàn như một cái cây trải qua nhiều tháng ngày dông bão với những nỗi
buồn se lại.
Cô đơn là trạng thái thường trực của những người tốt phải sống trong
những môi trường có nhiều cạm bẫy. Con người luôn cảm thấy cô đơn giữa
chốn đông người, giữa cộng đồng như Duy trong Côi cút giữa cảnh đời của Ma
Văn Kháng hoặc đó là sự cô đơn của những người lính thời hậu chiến luôn luôn
phải dằn vặt giữa quá khứ và hiện tại. Sau chiến tranh trở về với cuộc sống đời
thường, họ luôn cảm thấy lúng túng, hụt hẫng, lạc thời. Chiến tranh đã qua đi,
cộng đồng được giải phóng, con người cũng được giải phóng nhưng hạnh phúc
của mỗi cá nhân vẫn chưa được giải phóng trọn vẹn. Trong mỗi biến cố của
12
cuộc đời, họ càng thấm thía cái thiệt thòi, thấm thía nỗi bất hạnh của bản thân
mình. Duy trong Côi cút giữa cảnh đời là cậu bé ngoan ngoãn, đáng yêu nhưng
luôn phải đối mặt với cảm giác cô đơn giữa chốn đông người. Từ nhỏ em đã
chịu bất hạnh khi thiếu tình yêu chăm sóc của bố mẹ, bố đi bộ đội biệt tích, mẹ
bỏ đi, em sống với bà nội, được bà che chở trong tình yêu thương vô bờ. Em
luôn cảm thấy niềm vui của em tan biến trong lạc lõng. Duy đã khóc và không
muốn đến trường bởi sự lạnh lùng của cô giáo, sự nhạo báng của bạn bè.
Cô đơn cũng là trạng thái thường trực trong cuộc sống của Khiêm trong
Ngược dòng nước lũ. Đối với anh, “cô đơn như là một định mệnh” và lúc nào
anh cũng cảm thấy cô đơn, lẻ loi, đơn độc. Ở cơ quan, Khiêm lạc lõng với
những đồng nghiệp có văn hoá thấp. Vậy nhưng, về gia đình, anh và vợ là hai
thái cực luôn xảy ra mâu thuẫn và xung đột. Cô đơn của Khiêm là cô đơn của

một người bị buộc làm các công việc không đáng làm mà bắt buộc phải làm, cô
đơn vì không tìm thấy sự tri kỷ, tri âm với đồng nghiệp và không cảm thấy hạnh
phúc trong tình cảm vợ chồng.
*Tiểu kết
Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, ta thấy rõ
một bức tranh về những mảng tối nằm khuất lấp trong những tâm hồn con người
chưa thoát ra khỏi bóng tối của sự tham lam, ích kỷ; chưa thoát khỏi những cám
dỗ của cuộc sống thường nhật, nơi mà tình người đang bị kìm hãm bởi những
ham mê về vật chất, về danh lợi. Lối sống vụ lợi, coi trọng đồng tiền, coi trọng
danh vọng, tàn nhẫn trước nỗi đau của người khác đã kéo con người vào thực
trạng tha hoá một cách nhanh chóng. Các nhà văn muốn phanh phui mảng tối
của cuộc sống ở nhiều góc cạnh mong tìm kiếm sự sám hối trong mỗi tâm hồn u
tối để cuộc sống ngày càng bớt đi những điều xấu xa, tàn nhẫn, soi chiếu ánh
sáng cho một cuộc sống tươi đẹp và thắm thiết tình người.
Chương 2
TÍNH NHÂN VĂN TRONG CẢM HỨNG PHÊ PHÁN CỦA MA VĂN
KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁI
2.1 Cái thiện hiện hữu trong từng con người tốt đẹp
2.1.1 Người trí thức có tài năng và cốt cách cao đẹp
Trong cuộc sống phức tạp của cuộc sống hiện đại pha trộn giữa cái xấu và
cái tốt, hình ảnh những con người lương thiện, có phẩm chất tốt đẹp đã làm sáng
lên những trang viết, mang lại cho người đọc niềm tin yêu về cuộc sống thường
nhật. Những tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái mang
đậm sắc thái của cảm hứng phê phán, nhưng đó không phải là những trang viết
đầy màu sắc u tối mà bên cạnh đó còn ánh lên những tình cảm yêu đời, lạc quan
và đặc biệt, còn hiện hữu nhiều con người tốt đẹp trong cuộc sống hôm nay.
Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là các nhà văn có cái nhìn cuộc
sống một cách nhạy cảm, tinh tế, những nhân vật chính diện của các nhà văn
thường được đặt trong những hoàn cảnh éo le để qua đó tác giả tô sáng những
phẩm chất đáng quý trong con người của họ. Một trong những phẩm chất đáng

quý luôn tiềm ẩn trong những con người chân chính đó là sự trong sáng trong
phẩm chất, sự tài năng tiềm ẩn và nghị lực vượt qua những khó khăn trắc trở
trong cuộc sống để tự hoàn thiện mình, giữ trọn nhân cách của mình, có niềm tin
yêu vào cuộc sống một cách mãnh liệt.
13
Ma Văn Kháng là nhà văn dành nhiều tình cảm ưu ái cho việc xây dựng
hình tượng người trí thức chân chính, những con người có trí tuệ, có nhân cách,
là biểu hiện của cái đẹp trong cuộc sống. Tiếp cận tác phẩm của Ma Văn Kháng,
chúng ta có thể thấy, phần lớn những nhân vật trí thức trong tác phẩm của Ma
Văn Kháng là những người uyên bác, thông minh, có tài năng, sống tình nghĩa,
phúc hậu và có hoài bão sống tốt đẹp đáng kính nể.
Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng
là hai trong số những tác phẩm viết về người trí thức với vẻ đẹp rạng ngời của
cốt cách, của tài năng, của lý tưởng sống cao đẹp, sự cống hiến không mệt mỏi
cho sự nghiệp chung của đất nước. Thầy giáo Tự trong Đám cưới không có giấy
giá thú của Ma Văn Kháng là một con người có tấm lòng trong sáng, là người
làm chủ một kho trí thức vững chắc, là người thầy nhân hậu và mẫu mực tận tuỵ
dạy dỗ, mang đến cho học sinh những kiến thức quý báu. Mặc dù luôn mang
tâm sự lo lắng, buồn tủi về thế cuộc, dù bị dồn ép vào những hoàn cảnh éo le,
thầy giáo Tự luôn gắng giữ cho trọn tấm lòng một người thầy, luôn vượt lên tất
cả những toan tính tầm thường để giữ trọn nhân cách trong sạch liêm khiết của
mình. Tự là người có tài năng, trải qua những sóng gió của cuộc đời, anh vẫn
giữ được tấm lòng chung thuỷ với cái đẹp. Tự đã bị tước đoạt dần, anh buộc thôi
làm chủ nhiệm, thôi việc dạy mẫu cho sinh viên kiến tập, không tham gia lớp
bồi dưỡng học sinh giỏi, mất chức tổng biên tập báo tường của công đoàn, bị
miến nhiệm vai trò tổ phó tổ chuyên môn và tổ trưởng công đoàn…. Giấy giới
thiệu cảm tình Đảng của Tự được đơn vị cũ gửi về 10 năm nhưng không được
để ý đến…Bị tước đoạt gần như hết, Tự chỉ còn là một người thầy giáo dạy văn,
nhưng Tự vẫn cảm thấy vui, anh thường nói với người bạn thân của mình tên là
Kha rằng: “Hết mà chưa hết! Kha ạ. Còn giá trị tự thân của mình, kẻ nào tước

đoạt được?” [29,129]. “Hạnh phúc lớn lao nhất, không gì sánh nổi và căn
nguyên của bất hạnh đời anh, đều là ở chỗ đó - cái thiên tính, thiên chức làm
người của anh” [29,181].
Trong Ngược dòng nước lũ, Ma Văn Kháng xây dựng nhân vật Khiêm cũng
là biểu tượng của người tri thức bị vùi dập nhưng đã vươn lên để tin tưởng vào
lẽ sống trong cuộc đời. Mặc dù cuộc sống đã mang đến cho Khiêm những điều
trắc trở, trong lòng anh không khỏi vướng bận, khắc khoải nhưng bao giờ anh
cũng đứng cao hơn những định kiến tầm thường. Sau những sóng gió của cuộc
đời, Ma Văn Kháng để cho nhân vật của mình sống lại, Khiêm đã sống lại, đã
trở lại vượt qua cơn choáng váng cùng thói đa cảm, anh không sa ngã vào tình
trạng cay cú hoặc buồn nản. Sau đó anh đã lao vào công việc, anh viết trong cơn
vò xé tâm hồn, trong cuộc đối mặt với thời gian và chính điều đó giúp anh tìm
lại chính mình.
Cũng như Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái sáng tác với mong muốn thể hiện
khát vọng hướng con người đến với những giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Viết
về cái xấu, cái ác trong xã hội, nhưng những tác phẩm của Hồ Anh Thái không
gây cho người đọc cảm giác nặng nề mà mỗi trang truyện của anh vẫn ánh lên
niềm tin yêu, vẫn hiện hữu trong mỗi tác phẩm những hình ảnh con người tốt
đẹp. Trong những tiểu thuyết sau này khi viết về mảng thế sự, đời tư, hệ thống
nhân vật hướng thiện của Hồ Anh Thái có tính cách phức tạp hơn và phải trải
qua những tình huống thử thách đời thường gay gắt hơn. Phải đối mặt với những
14
giá trị tốt xấu và phải trải qua thời gian đấu tranh vật lộn, giằng co với chính
mình, họ mới tìm ra được ý nghĩa của cuộc sống và tự vươn lên hoàn thiện
mình. Trước những thực tế xung quanh có những điều cao cả và thấp hèn, những
nhân hậu và độc ác, Toàn đã vươn lên để hoàn thiện mình như hình tượng cụ thể
của chiếc mụn cơm xấu xí nơi tay anh mà anh luôn muốn bứt nó đi. Bằng tình
yêu thương của mọi người, anh đã vượt qua được những trở ngại trong tâm hồn,
tìm lại nguồn tin yêu vào cuộc sống và luôn có khao khát hoàn thiện bản thân
mình.

Bên cạnh Toàn là Hiệp, người bạn thân của anh, cũng là hình ảnh của một
con người có khao khát đem công sức, tri thức của mình để xây dựng đất nước.
Cùng Trang đặt chân lên hòn đảo Cát Bạc, anh mong muốn có thể góp một phần
công sức của mình để làm thay đổi bộ mặt của hòn đảo nhỏ này bằng con
đường xuất khẩu. Anh là tấm gương điển hình cho những con người năng động
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
2.1.2. Sự hồn hậu trong tâm hồn của những con người bình dị
Bên cạnh hình ảnh những người trí thức có cốt cách cao đẹp, trong tác
phẩm của Ma Văn Kháng Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, hình ảnh những con người
bình dị nhưng có tâm hồn cao quý được miêu tả một cách chân thực. Ta có thể
bắt gặp đâu đó hình ảnh những người phụ nữ có cốt cách cao đẹp hay những con
người đi ra từ cuộc chiến, trải qua những mất mát đau thương nhưng họ vẫn đau
đáu khát vọng một cuộc sống tươi đẹp hay hình ảnh những em bé ngoan hiền,
chăm chỉ, có tâm hồn yêu thương con người bao la rộng lớn.
Trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, người phụ nữ có phẩm chất cao đẹp
được gợi tả một cách rất bình dị mà tràn đầy ý nghĩa. Viết về người phụ nữ, tác
giả thường chú trọng đến những con người bình dị của cuộc sống đời thường.
Khi xây dựng nhân vật người phụ nữ, Ma Văn Kháng thường chú ý đến vẻ đẹp
tâm hồn mang tư tưởng công, dung, ngôn, hạnh, đạo đức truyền thống trong lối
sống của họ. Bà nội cu Duy, cô Quyên, cô Đại Bàng trong Côi cút giữa cảnh đời
là những con người như thế. Họ có tấm lòng nhân hậu, sự bao dung, luôn vững
vàng trước những biến động khó khăn của cuộc đời.
Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, những nhân vật phụ nữ được đặt trong
những hoàn cảnh éo le, gặp nhiều bi kịch trong cuộc sống nhưng họ vẫn giữ
được thái độ sống tích cực. Đó là hình ảnh của những con người lam lũ vất vả
nhưng vẫn không ngừng vươn lên sống một cuộc sống hữu ích cho cộng đồng,
xã hội. Đó là Miên và Giềng trong Cõi người rung chuông tận thế. Đó là hai
người phụ nữ mang những bi kịch của những người ra đi từ cuộc chiến. Trong
chiến tranh, họ đã sẵn sàng hy sinh cả tuổi xuân và tính mạng của mình để mong
muốn được sống hạnh phúc trong hòa bình. Mặc dù vậy, khi đất nước hòa bình,

trở về sau cuộc chiến, họ phải đối mặt với sự lạc lõng, phải đối đầu với cái ác,
nhưng trong họ bản chất hy sinh vì người khác vẫn còn thắm đượm.
2.2. Con người trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
2.2.1 Quá trình phục thiện: sám hối, xưng tội
Phần lớn các nhân vật của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái luôn
luôn luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn - đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt, đấu
tranh với môi trường, với kẻ thù và với chính bản thân mình để cuối cùng con
người hướng về tính thiện trong nhân cách của mình bởi cái ác luôn là mầm
15
mống gây nên những bi kịch trong cuộc sống. Con người sống trong những bi
kịch do chính mình tạo dựng nên với đầy đủ sự đau khổ, day dứt khôn nguôi.
Nhưng đáng quý thay từ những bi kịch mà họ vướng phải, từ những tâm hồn tìm
thấy sự sám hối, dần dần họ đã hiểu ra giá trị của cuộc sống, chân lý của cuộc
sống đó là niềm tin và tình yêu thương con người.
Tìm lại giá trị con người, tìm đến với lẽ sống chính là quá trình sám hối. Tự
thú là kiểu nhân vật xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái và đặc
biệt là Tạ Duy Anh. Tạ Duy Anh là người luôn trăn trở đi tìm nhân vật, tìm kiếm
những mẫu người có thể bao quát được hết các vấn đề của con người đương đại.
Nhân vật sám hối của Tạ Duy Anh là nhân vật nội tâm, nó gắn liền với nhân vật
tìm kiếm, bởi vì quá trình tìm kiếm cũng là quá trình sám hối và sám hối giúp
nhân vật được tìm lại chính mình.
Nhân vật nổi bật trong quá trình tìm kiếm lại mình trong sáng tác của Tạ
Duy Anh chính là Lão Khổ. Lão Khổ từ nhỏ đã mang thân phận khổ cực. Trong
toàn bộ tác phẩm, ta thấy Lão Khổ phải trải qua cuộc vật lộn trong hình phạt
khủng khiếp, đối mặt với tòa án lương tâm, với tất cả những việc ông đã làm
trong quá khứ. Sự sám hối của Lão Khổ là sự tự vấn với chính lương tâm mình,
đánh giá lại những gì mình đã làm trong quá khứ với tính khách quan nhất. Đây
thật sự là một việc làm có ý nghĩa đối với lão, là cách tốt nhất để cứu rỗi linh
hồn của một con người như lão. Mở đầu tiểu thuyết Lão Khổ, nhân vật chính
được đưa ra toà vì tội vu khống nhưng đến cuối tác phẩm Lão Khổ lại bị toà án

lương tâm phán xét. Trong giấc mơ, Lão Khổ dũng cảm nhìn thẳng vào lòng
mình, vào những nơi sâu kín nhất để tìm ra nguyên nhân thực sự của những biến
động trong cuộc đời lão. Có lẽ khi đối diện với chính mình, lão mới nhận ra
được bản chất của mình, lão quá lý trí, quá nghiêm khắc và bảo thủ, cứng nhắc
như một khúc gỗ nên chính lão đã gây ra những bi kịch cho cuộc đời của mình.
Trải qua những thăng trầm của cuộc đời, đến cuối đời Lão Khổ hiện ra với một
chân dung chân thực và suy ngẫm về niềm tin vào cuộc đời. Một lần lão bảo:
“Nếu không tin thì biết sống bằng gì? Cứ thế lão ôm mặt khóc rưng rức, khóc
không giấu giếm” [1,177].
Trong tác phẩm của Tạ Duy Anh, nhân vật tự thú thường không có sự thuần
nhất trong nhân cách. Họ không phải là những nhân vật hoàn toàn tốt hoặc hoàn
toàn xấu mà họ luôn ở giữa làn ranh thiện - ác. Trong tiểu thuyết Đi tìm nhân
vật của Tạ Duy Anh, các nhân vật Chu Quý, Tiến sĩ N, nhà văn Bân, Thảo Miên
tuy mỗi người có một cảm xúc khác nhau nhưng đều trải qua quá trình tự vấn
bản thân mình. Suốt chiều dài tác phẩm, Chu Quý luôn dằn vặt về tội ác đã hãm
hiếp cô gái rồi phải chịu hình phạt khủng khiếp là căn bệnh liệt dương đến suốt
đời. Nàng Thảo Miên đã sám hối để trở về với bản chất trong trắng của mình.
Còn Tiến sĩ N luôn bị ám ảnh bởi sự lừa dối trong cuộc đời mình và ý nghĩ hãm
hại người khác. Tự sát chính là quá trình sám hối toàn tâm và là cách để Tiến sĩ
N trở về sự thuần khiết của tâm hồn.
Trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối thì nhân vật sám hối mới thực sự trở
thành nhân vật trung tâm. Qua những tội ác của con người được kể ra, người đọc
lần lượt được chứng kiến những nhân vật thể hiện sự sám hối của mình. Đó là
cuộc xưng tội của một cô gái có chồng làm ở cục thuế đã giết ả cave, đó là sự
sám hối của một cô sinh viên có người yêu đang là thực tập sinh ở Úc, sự sám
16
hối của cô nhà báo từng trao thân cho ông tổng biên tập một tờ báo để đổi lấy
một công việc và đó còn là sự sám hối của nhân vật người mẹ của đứa bé. Trong
Thiên thần sám hối, nhân vật người mẹ là người nghe tất cả những câu chuyện
mà người khác kể lại. Từ đầu đến cuối truyện, chị đóng vai trò của một người

luôn lắng nghe, chia sẻ tâm sự của từng người một. Phải đến cuối truyện, qua
dòng độc thoại nội tâm, chúng ta mới thực sự hiểu được những diễn biến tâm lí,
quá trình tự đấu tranh với bản thân để vượt lên những khó khăn trong cuộc sống
của chị: Qua những dòng tâm lý độc thoại nội tâm, ta thấy chị là một người
mạnh mẽ, có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Mặc dù đã từng mắc phải sai
lầm nhưng chị vẫn vững tin và hy vọng con chị sẽ cho chị cơ hội sám hối, cơ hội
chuộc lại lỗi lầm của mình. Đây thực sự là tia lửa ấm áp, sáng soi trong toàn bộ
câu chuyện. Trong suốt tiểu thuyết Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh đã đề cập
tới những tội ác của con người. Quan niệm của Tạ Duy Anh coi tội ác lớn nhất
của con người là giết chết mầm mống của sự sống, giết chết cả con đẻ của mình
khi chúng mới chỉ là bào thai. Suốt cả cuốn tiểu thuyết, những câu chuyện
khủng khiếp về cái ác, về tội lỗi của con người được viết ra, nhưng anh không
dẫn câu chuyện đến ngõ cụt mà mở ra hướng đi nhân đạo, làm giảm bớt sự căng
thẳng và cái nhìn bi quan về cuộc sống.
Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, ta thấy sự sám hối, sự hướng thiện trong
bản thân con người thường đồng hành cùng việc đi tìm căn nguyên của cái ác.
Trong tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế, nhân vật Đông xưng Tôi là một
người sống buông thả, chơi bời, trác táng, luôn nhìn đời bằng cái nhìn ghẻ lạnh
và thù ghét. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến ba cái chết thê thảm của ba gã trai trẻ
Cốc, Bóp, Phũ, Đông lên đường đi tìm kiếm kẻ đã gây ra ba cái chết oan nghiệt
đó. Không ngờ, quá trình tìm kiếm ấy lại là một quá trình hướng thiện. Anh ta
nhận thức được cái ác, thấu hiểu giá trị của cuộc sống và nỗi đau của con người,
sẻ chia với Mai Trừng cái sứ mệnh thiêng liêng đi trừng trị cái ác trong cõi đời
này. Và có lẽ chỉ có tình yêu thương con người và sự thức tỉnh của con người
mới có thể hóa giải, diệt trừ tận gốc cái ác, xây dựng cái thiện.
Tác phẩm Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái xây dựng
thành công hình tượng nhân vật Khuynh là đại diện cho lớp người có lối sống vị
kỷ, tham lam. Trải qua những mất mất của cuộc sống, Khuynh ấm ức, hận đời
và tìm cách báo thù đời. Mất sự nghiệp, bị vợ con hành hạ, Khuynh càng trở nên
lạnh lùng tàn nhẫn đáng sợ. Khuynh hoang mang và muốn huỷ diệt những mầm

mống gây ra nỗi đau cho cuộc sống của mình. Nhưng Khuynh đã hiểu ra mình
đã phạm một sai lầm lớn và sai lầm dai dẳng.
2.2.2. “Thiên sứ” dẫn dắt con người từ bóng tối ra ánh sáng
Trong hệ thống nhân vật của Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái thường xuất
hiện kiểu nhân vật như một loại “thiên sứ”, đó là những nhân vật đại diện cho
cái thiện, cái cao đẹp để soi chiếu ánh sáng, niềm tin vào những tâm hồn u tối,
mong cứu vớt những con người xấu ra khỏi vũng bùn của tội ác. Đó là nhân vật
Hai Duy và Tâm trong Lão Khổ của Tạ Duy Anh là những nhân vật được đầu
thai xuống cõi trần để dẫn dắt con người ngu tối thoát khỏi vòng vây của thù
hận. Đó là Thảo Miên, cô gái điếm có đôi mắt buồn và tâm hồn thánh thiện
trong Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh đã dẫn đường cho Chu Quý tìm lại chính
mình và sám hối để hướng thiện tìm thấy niềm tin vào cuộc sống. Nhân vật
17
hướng thiện trong Thiên thần sám hối đã giúp cho người mẹ của nhân vật “tôi”
có niềm tin vào sức mạnh của tình yêu và sự tự do, tình yêu thương chân thành
giúp bà có được điều mình mong muốn đó là một đứa trẻ.
Lòng tốt luôn luôn có sức mạnh cảm hóa con người. Những con người tốt
bụng, họ không phải là thiên sứ nhưng bằng tình yêu thương con người nồng
hậu, họ đã dẫn dắt con người bước qua những bóng đen của cuộc đời, bước qua
những lầm lỗi. Người và xe chạy dưới ánh trăng phản ánh hiện thực về cuộc
sống ở khu tập thể có những con người tốt đẹp như mẹ con Mỵ, bố con Đức, vợ
chồng bác Tường. Dù có khó khăn chồng chất và thiếu thốn, nhưng họ vẫn yêu
thương nhau, đùm bọc, bỏ qua những sai sót, những nhược điểm và quá khứ lầm
lỗi cho nhau. Lòng tốt của những người xung quanh là ánh sáng dẫn dắt những
con người như Toàn, Khắc tìm lại niềm tin yêu của cuộc sống.
Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái, chi tiết cu Đức
tìm lại niềm vui trong tâm hồn là một chi tiết có sức ám ảnh trong lòng bạn đọc.
Cu Đức mồ côi mẹ từ sớm, luôn khát khao tình yêu thương. Bé dành một tình
cảm thiêng liêng chăm sóc cho con chim sáo biết gọi Mẹ như tiếng người. Con
sáo bị Khuynh giết chết đã mang đến sự tổn thương sâu sắc trong tâm hồn đứa

trẻ nhạy cảm như cu Đức. Đến những dòng cuối của tác phẩm, bé Đức lại sung
sướng tìm được niềm vui trong tâm hồn mình bằng cách khẳng định sự hồi sinh
của một chiếc lá bỏng bị ngắt ra khỏi thân cây. Qua chi tiết ấy, cảm hứng chủ
đạo của tác phẩm là hướng tới sự tin yêu trong cuộc sống con người một lần nữa
được thể hiện một cách sáng rõ, đầm ấm.
Qua những tác phẩm viết về những cái xấu của cuộc sống, Hồ Anh Thái
muốn khẳng định, cuộc sống thật nặng nề nếu như người ta chỉ thấy phản trắc,
lừa lọc và thay đổi khôn lường. Hồ Anh Thái luôn tin tưởng vào tình nghĩa của
con người trong cõi đời đầy rẫy những mất mát, bất hạnh. Anh tin vào những
con người luôn biết hướng thiện: mọi nỗi đau đều được thời gian xoa dịu. Mọi
sai lầm đều có thể sửa chữa được. Chỉ trừ cái chết.
Nếu như trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái, ta thấy niềm tin
đặt vào con người rất đỗi tự nhiên và hiền hậu thì trong sáng tác của Tạ Duy
Anh dường như giữa những bi kịch mà con người phải đối mặt và niềm tin mà
con người tìm thấy chưa có sự cân bằng với nhau. Cách nhìn, cách đánh giá về
các hiện tượng cuộc sống của Tạ Duy Anh có phần hơi thái quá và có phần nặng
nề. Rõ ràng, từ sâu thẳm trong ý thức của tác giả là một tình cảm chân thành, rực
cháy trong khát khao hướng thiện cho con người, hướng con người đến những
điều tốt đẹp, nhưng dường như niềm tin được tác giả đặt vào trong nhân vật
chưa có sức nặng hoặc đến quá muộn màng trong chuỗi đời đầy bi kịch của nhân
vật. Những nhân vật Chu Quý, Tiến sĩ N, lão Khổ của anh đã phải trải qua
những cuộc tra tấn tinh thần khủng khiếp, dường như họ đã tìm ra được căn
nguyên của những bi kịch cuộc sống của mình nhưng niềm tin hay cái nhìn lạc
quan tin tưởng vào cuộc sống là một điều còn quá xa vời trong cách cảm nhận
về cuộc sống của họ.
2.3. Quan niệm sống mang đậm tính nhân văn của Ma Văn Kháng, Tạ
Duy Anh, Hồ Anh Thái
Quan tâm, chú trọng đến cuộc sống của con người là nội dung nổi bật trong
những sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. Phản ánh cuộc
18

sống của con người với những thăng trầm, những bề bộn, những phần chìm,
phần nổi, các tác giả muốn khẳng định giá trị và vai trò của con người trong
cuộc sống thường nhật, hướng tới việc xây dựng con người có tính cách hoàn
thiện, có tài và có tâm, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, đậm tính nhân văn.
Chúng ta nhận thấy rằng, các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh,
Hồ Anh Thái đều miêu tả những tồn tại trong cuộc sống thường nhật với muôn
vàn những điều khiến chúng ta chua xót, áy náy và vô cùng ám ảnh tuy mỗi nhà
văn có một cách thể hiện khác nhau. Cách thể hiện của Ma Văn Kháng nhẹ
nhàng, sâu kín, Hồ Anh Thái mạnh mẽ, quyết liệt, hóm hỉnh; Tạ Duy Anh thì bí
ẩn, sâu sắc. Mỗi người có cách nhìn về cuộc sống hiện thực khác nhau, đều viết
về cái xấu cái ác trên mỗi phương diện khác nhau nhưng người đọc cảm nhận
được chung một tấm lòng đau đáu trước sự sa sút của nhân cách con người, và ta
còn tìm thấy sự lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống của mỗi nhà văn bởi Ma Văn
Kháng, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh luôn tâm niệm viết về cái ác nhưng không
chỉ để phê phán cái ác mà còn mong sao để góp một phần nào đó để đẩy lùi cái
ác. Tạ Duy Anh đã cho rằng: “Tự tôi đặt cho mình sứ mệnh phải viết, để cho cái
ác nếu không biến mất thì cũng vì những trang viết của tôi mà mỗi ngày ít đi
một chút, một chút, như những hạt bụi” (Tạ Duy Anh).
Ma Văn Kháng là nhà văn có sự đóng góp nỗ lực rất lớn đối với nền văn
học nước nhà. Trong sáng tác về mảng thế sự đời tư, Ma Văn Kháng miêu tả
cuộc sống với chiều sâu mọi mặt của đời sống. Trong sáng tác về mảng thế sự
đời tư, ngòi bút của nhà văn hướng tới tất cả những vấn đề nóng hổi của cuộc
sống thế sự, thế thái, nhân tình. Ông đi sâu vào từng khía cạnh của cuộc sống
con người mới có tình yêu, hôn nhân, những toan tính thấp hèn, những ước mơ,
khát vọng cao đẹp, hạnh phúc và bất hạnh của con người…Nhà văn trăn trở, lo
lắng đến quặn lòng trước những xô bồ của cuộc sống, nơi có sự thờ ơ, đạo đức
giả, sự phi lý, bất ổn trong quan hệ của con người với con người trong gia đình
và ngoài xã hội. Những tác phẩm văn học thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng
là lời tâm sự, lời đối thoại, tranh biện của tác giả với mọi người về cuộc đời, về
văn chương nghệ thuật. Nhà văn muốn khẳng định một điều: cuộc sống tuy có

nhiều cái bất biến, muôn màu muôn vẻ nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa; mặc dù
cuộc sống có bề nổi là những vòng luẩn quẩn trong bao toan tính thấp hèn,
những xuống cấp của nhân cách con người, nhưng chìm dưới mạch ngầm vẫn là
chiều sâu của căn cốt tình người, những giá trị tiềm tàng của con người như một
vùng sâu thẳm chưa bao giờ khám phá hết. Đọc văn Ma Văn Kháng, chúng ta
luôn cảm thấy day dứt, xót xa cùng tác giả và đồng cảm với số phận các nhân
vật đang rơi vào bế tắc, cùng hy vọng và vui mừng cho những con người tìm
thấy lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống.
Cảm thông với con người, chia sẻ cùng con người trong mọi hoàn cảnh đó
là nội dung nổi bật trong cảm hứng sáng tác của nhà văn Hồ Anh Thái. Trong
cái nhìn về cuộc sống và con người, Hồ Anh Thái thường lý giải sự tác động của
hoàn cảnh đối với từng số phận con người. Hoàn cảnh có ý nghĩa tác động đến
con người, là yếu tố khách quan có khả năng cải biến con người.
Hồ Anh Thái luôn dành cho con người tấm lòng trân trọng và ưu ái. Nhà
văn quan niệm “nhân vô thập toàn” không phải để che giấu và bao biện cho
những thiếu sót trong nhân cách của con người mà anh muốn khẳng định một
19
điều: Trong mỗi con người đều có cái thiện và cái ác, thiện và ác đều tiềm ẩn
trong mỗi chúng ta, nhưng chỉ có ai biết nuôi dưỡng cái thiện làm cho nó lớn
dần lên và chiến thắng cái ác thì con người đó mới trở thành người tốt.
Hồ Anh Thái đã bứt ra khỏi cách viết đơn giản của tiểu thuyết truyền thống
khi thể hiện cuộc đấu tranh sinh tử giữa cái thiện và cái ác. Nhân vật hướng
thiện của anh được đặt dưới nhiều góc độ nhưng thực ra lại khá thống nhất ở chỗ
họ đều chiến thắng được bản năng và sáng suốt để lựa chọn được cái có nghĩa
trong muôn vàn cái vô nghĩa của cuộc đời, nhận thức được đâu là cái hữu ích và
thanh lọc tâm hồn hướng về cái thiện loại trừ cái ác. Sự chiến thắng của cái thiện
ở cuối mỗi tác phẩm là giấc mơ của anh về cuộc sống hiện tại trong đó mỗi con
người đều biết sống bao dung và yêu thương lẫn nhau.
Trong sáng tác của Tạ Duy Anh, ta thấy sự miêu tả những vấn đề của cuộc
sống thường nhật sâu sắc, quyết liệt không kém Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái,

nhưng dường như trong cách viết và những dòng tư tưởng của Tạ Duy Anh chi
phối bởi những dòng ý thức sâu kín. Đọc văn anh, những chi tiết của câu chuyện
luôn mang vẻ thần bí và sâu kín lạ thường nhưng người đọc vẫn nhận ra một tấm
lòng đau đáu đến xót gan, xót ruột trong tâm tư của nhà văn. Ai đó đã nhận xét
rằng, Tạ Duy Anh hầu như không có ý kiến gì về sự khen chê, nhưng với vấn đề
thiện và ác trong văn chương thì anh rất nghiêm túc: anh tự đặt cho mình sứ
mệnh phải viết, để cho cái ác nếu không biến mất thì cũng vì những trang viết
của anh mà mỗi ngày cái ác ít đi một chút, một chút, như những hạt bụi…
Ngay chính bản thân nhà văn cũng tâm niệm về tác phẩm của mình: “Kẻ
làm ác ở đây bị tiêu diệt bằng chính điều ác mà chúng định gây ra cho người
lương thiện, một thứ hình phạt tự thân. Nhưng cõi người cũng bao dung lắm.
Bạn hãy để ý nhân vật chính, dọc theo cuốn sách là hành trình hướng thiện của
anh ta cho đến khi trút bỏ được cái ác. Triết học Phật giáo không tin vào định
mệnh: kẻ làm ác vẫn còn cơ hội được giác ngộ, được đón nhận trở lại cõi người,
chứ không phải bao giờ cũng bị trừng phạt”. (Người lao động cuối tuần,
12/10/2002).
Tiểu kết
Tóm lại, trong những sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh
Thái, tư tưởng nhân văn được tô đậm xuyên suốt với ý nghĩa to lớn khẳng định
giá trị con người và mong ước con người thoát khỏi những vũng bùn của tâm
hồn. Mỗi người có một cách thể hiện khác nhau, nhưng đều có một tư tưởng
chung muốn khẳng định với con người, đó là: một trong những nguyên nhân gây
nên tội ác của con người, đó là lòng tham, sự ích kỷ, vụ lợi. Trong các tác phẩm
của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, phía sau những tình tiết được
xây dựng là cả một tấm lòng đau đớn và những lời nhắn gửi chân thành: “Đồng
tiền, quyền lực cũng như những tài sản vật chất khác chung quy chỉ là phương
tiện. Người nào coi đồng tiền, quyền lực là mục đích, người đó sẽ trở thành kẻ
ác, dẫm đạp lên người khác và tự phá hoại cuộc sống của chính mình! Mục đích
của chúng ta cao đẹp biết bao: một cuộc sống có nghĩa, có tình, giàu có về vật
chất và tinh thần, giàu có cho mọi người, hoà bình và hữu nghị cho tất cả dân

tộc” [Văn Hồng - Lời giới thiệu tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn
Kháng].
20
Chương 3
NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG CÁC
TÁC PHẨM CỦA MA VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁI
3.1. Kết cấu cốt truyện đa dạng
Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc
sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó, các tính cách
hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm
sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm. [15,tr 137]. Cốt truyện có thể được xem là
phương tiện để nhà văn bộc lộ tính cách, hành động của nhân vật và là phương
tiện chủ yếu để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội.
Các nhà văn khi cầm bút luôn có ý thức sáng tạo, làm mới cốt truyện để có
thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm của mình về cuộc sống, về con
người. Điều này được thể hiện rõ trong sáng tác của những nhà tiểu thuyết Việt
Nam thời kì đổi mới. Trong sáng tác của họ, ta thấy cốt truyện ngày càng có xu
hướng bị nới lỏng, vai trò của cốt truyện được hạn chế một cách tối đa bởi nhà
văn có xu hướng hạn chế quá trình hành động của nhân vật mà thiên về khắc hoạ
dòng nội tâm của nhân vật nhiều hơn, nhân vật suy nghĩ nhiều hơn là hành
động. Chính vì thế, cốt truyện trở nên khó tóm tắt, cấu trúc khó định hình.
Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, ta thấy các
nhà văn sử dụng nghệ thuật xây dựng cốt truyện rất mới mẻ và độc đáo, tạo nên
những phong cách viết văn riêng. Ma Văn Kháng thường xây dựng cốt truyện số
phận, Hồ Anh Thái lại kết hợp nhiều loại cốt truyện đan xen trong cùng một tác
phẩm, và Tạ Duy Anh thường sử dụng loại cốt truyện phân mảnh, lắp ghép, cốt
truyện dòng ý thức để nói lên chủ đề tư tưởng trong tác phẩm của mình. Khảo
sát một số tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, ta có thể
xem xét lối kết cấu cốt truyện trong những sáng tác về mảng thế sự đời tư của ba
tác giả theo những phương thức tổ chức cơ bản sau đây:

3.1.1. Cốt truyện số phận
Cốt truyện số phận là cốt truyện được nhà văn xây dựng thông qua cuộc
đời, số phận, tính cách của nhân vật và đặt ra những vấn đề nhân sinh có ý nghĩa
lớn lao làm cho người đọc phải suy ngẫm, trăn trở. Trong sáng tác của Ma Văn
Kháng, ta bắt gặp cốt truyện số phận với mật độ lớn. Một trong số những tác
phẩm mang cốt truyện số phận của ông là tác phẩm Đám cưới không có giấy giá
thú. Đây là tác phẩm để lại nhiều suy ngẫm trong lòng người đọc về các vấn đề
xung quanh ngành giáo dục. Tác phẩm bao gồm các sự kiện xoay quanh cuộc
đời, số phận của nhân vật chính đó là thầy giáo Tự. Thông qua số phận nhân vật
Tự và các thầy giáo trong tác phẩm, Ma Văn Kháng đã đặt ra cho người đọc biết
bao sự trăn trở và suy ngẫm về nghề giáo viên, đồng thời gợi lên cho người đọc
những trăn trở suy ngẫm về số phận của người trí thức trong xã hội hiện nay.
Ngoài Đám cưới không có giấy giá thú thì Ngược dòng nước lũ, Côi cút
giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng cũng có cốt truyện số phận. Hai tiểu thuyết
này cũng bao gồm các sự kiện được tổ chức xoay quanh cuộc đời, số phận của
nhân vật và qua đó nhà văn đặt ra những vấn đề nhân sinh của xã hội, của con
người. Ở tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời, cốt truyện là những sự kiện về số
phận của bà cháu Duy, đó là những sinh linh bé nhỏ chưa được quan tâm, chăm
sóc của người lớn. Ở tác phẩm Ngược dòng nước lũ, cốt truyện cũng xoay quanh
21
cuộc đời của nhân vật Hoan và Khiêm cùng với những biến thái trong cuộc sống
của hai nhân vật, qua đây Ma Văn Kháng đã khắc hoạ chân dung của những con
người cơ hội, biến chất trong cuộc sống.
3.1.2. Cốt truyện luận đề
Cốt truyện luận đề là cốt truyện được xây dựng trên cơ sở con người trong
tác phẩm xuất hiện và hoàn tất một quãng đời hay cả cuộc đời mình nhằm chứng
minh cho một chân lý nào đó; việc tổ chức các tình tiết, sự kiện theo một trình tự
nhất định là để làm sáng tỏ cho quan điểm đã được xác định, được thừa nhận.
Người đọc luôn bắt gặp sự luận bàn của nhà văn về các vấn đề thế sự, nhân sinh
thông qua người kể chuyện hàm ẩn, qua hành động của nhân vật, qua đối thoại.

Hồ Anh Thái là tác giả sử dụng kết hợp nhiều loại cốt truyện trong sáng tác
của mình. Trong một tác phẩm, ta có thể bắt gặp nhiều loại cốt truyện được Hồ
Anh Thái sử dụng, đó có thể là sự đồng xuất hiện của cốt truyện luận đề; cốt
truyện tâm lý, hồi tưởng và ký ức hay cốt truyện phân mảnh lắp ghép song cốt
truyện luận đề được tác giả sử dụng khá nhiều. Chính lối kết hợp linh hoạt, uyển
chuyển ấy làm nên sức hấp dẫn đặc biệt trong tác phẩm của anh.
Ta bắt gặp trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhiều luận bàn về nhân sinh, về lẽ
đời, về cuộc sống. Viết về cõi nhân sinh, cốt truyện luận đề trong tác phẩm của
anh xuất hiện nhiều sự đan xen lời kể, tả và rất nhiều câu mang tính luận đề, triết
lý. Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận thế là những
tiểu thuyết tiêu biểu cho loại cốt truyện luận đề. Mỗi tiểu thuyết là một cuộc
tranh luận về một vấn đề thế sự, nhân sinh mà nhà văn đặt ra bắt nguồn từ chính
hiện thực cuộc sống.
Mười lẻ một đêm ra đời năm 2006 với kết cấu cốt truyện hấp dẫn, mới lạ,
độc đáo, gợi sự chú ý nhiều lớp độc giả. Tác phẩm được kết cấu theo dạng luận
đề: cuộc đời là một chuỗi những bi hài kịch khiến người đọc vừa cười, vừa suy
ngẫm về lẽ đời, về hiện thực xã hội. Đưa ra luận đề này trong việc xây dựng tình
huống cặp tình nhân bị nhốt với bao câu chuyện được kể ra ở ngoài xã hội, nhà
văn đã gióng lên một hồi chuông báo động cảnh tỉnh về cách sống tự do, ích kỷ
của con người. Chính kết cấu luận đề đã là một lý do khiến Mười lẻ một đêm trở
thành một tác phẩm có chiều sâu tư tưởng nhất của Hồ Anh Thái. Qua tác phẩm
này, một lần nữa độc giả thêm hiểu về tinh thần làm việc nghiêm túc, là một con
người có tầm nhìn sâu sắc đa chiều, thẳng thắn, dũng cảm, không khoan
nhượng trước cái xấu.
3.1.3. Cốt truyện tâm lý, hồi tưởng và ký ức
Đây là kiểu kết cấu tâm lý do nhà văn dựa phần lớn vào ký ức của nhân vật
hoặc nhấn mạnh vai trò của giấc mơ, của hồi ức để kết cấu tác phẩm. Kiểu cốt
truyện này thường không có sự kiện lớn lao, cũng không có những xung đột
căng thẳng. Những sự kiện có xuất hiện thì cũng chỉ là nguyên nhân, nguồn gốc
của những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật bộc lộ thái độ

của mình chủ yếu qua hành vi và những trạng thái tâm lý chứ không phụ thuộc
nhiều vào hành động. Do đó, trong tiến trình sự kiện, cái bị thay đổi thường là
trạng thái tâm lý của nhân vật. Với cốt truyện như vậy, nhà văn đã khơi sâu vào
thế giới nội tâm của con người, một thế giới đầy bí ẩn, phức tạp.
Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, cốt truyện tâm lí, hồi tưởng và ký ức cũng
được sử dụng với số lượng nhiều. Người và xe chạy dưới ánh trăng và Mười lẻ
22
một đêm là hai cuốn tiểu thuyết của Hồ Anh Thái sử dụng hiệu quả lối kết cấu
cốt truyện này với thời gian tự sự trong đó quá khứ, hiện tại, tương lai đều có
khả năng đồng hiện và những giấc mơ có sức ám ảnh dữ dội đến cuộc đời của
nhân vật chính. Người và xe chạy dưới ánh trăng là một xâu chuỗi hàng loạt các
sự kiện, tình huống rất đỗi bình thường nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc về con
người và cuộc sống nhờ tác giả xây dựng được một cốt truyện liền mạch. Cốt
truyện trong Người và xe chạy dưới ánh trăng bắt đầu từ cảnh thời gian hiện tại
khi ông trưởng nhà gõ cửa nhà Toàn và nói ông nghi ngờ nhà bên cạnh có trộm.
Từ chi tiết này, hàng loạt các tình huống trong truyện diễn ra theo dòng ký ức
hồi tưởng của Toàn, thể hiện sâu sắc diễn biến nội tâm của Toàn trước bao sự
kiện xảy ra trong cuộc đời anh.
Mười lẻ một đêm không có những sự kiện lớn lao, cũng không có những
xung đột căng thẳng mà chỉ là những câu chuyện vặt vãnh, chuyện đời thường
của ngày hôm nay. Có thể nói, với kiểu kết cấu cốt truyện tâm lí, hồi tưởng và
ký ức, mỗi câu chuyện là một dòng chảy hồi tưởng về chuyện của từng người
được người đàn ông và người đàn bà kể cho nhau nghe. Mỗi câu chuyện là một
dòng ký ức được tái hiện và xen lẫn vào nhiều dòng ký ức, hồi tưởng ấy là
những câu chuyện xảy ra với cặp tình nhân ở thời điểm hiện tại. Có thể nói, Hồ
Anh Thái đã sử dụng lối kết cấu này hết sức linh hoạt với thời gian tự sự trong
đó quá khứ, hiện tại đều đồng hiện.
Như vậy, việc tổ chức kết cấu trong tác phẩm tự sự của Hồ Anh Thái rất đa
dạng, phong phú, thể hiện khả năng sáng tạo của nhà văn. Hồ Anh Thái có thể
sử dụng nhiều kiểu kết cấu cốt truyện khác nhau trong một sáng tác nhằm biểu

đạt ý đồ tư tưởng nghệ thuật của mình và thuyết phục người đọc. So với tiểu
thuyết tự sự mang tính sử thi ở giai đoạn đầu sáng tác thì những sáng tác về thế
sự, đời tư của anh có lối kết cấu cốt truyện theo khuynh hướng hiện đại, có giá
trị biểu đạt cao.
3.1.4. Cốt truyện phân mảnh- lắp ghép
Cốt truyện phân mảnh là kiểu cốt truyện được tạo nên từ hệ thống các mảng
có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Ở đó quan niệm cốt truyện truyền thống
hoàn toàn bị phá vỡ, không có mâu thuẫn nào được đặt ra để giải quyết khi hết
truyện, chỉ có những sự kiện nối tiếp nhau. Các nhà tiểu thuyết thời kỳ đổi mới
rất có ý thức trong việc sử dụng loại cốt truyện này để tăng sức biểu đạt cho tác
phẩm của mình.
Với cốt truyện phân mảnh - lắp ghép, các vấn đề của cuộc sống hiện lên
qua những sự kiện và tình huống chứ không thông qua nhân vật như cốt truyện
thông thường. Nhân vật trong tác phẩm có cốt truyện phân mảnh - lắp ghép
không còn đóng vai trò chính thống nữa. Loại cốt truyện này được tổ chức bằng
những chuyện nhỏ để hướng đến chủ đề đã được định sẵn. Các câu chuyện được
kết cấu với nhau một cách lỏng lẻo, ít liên quan đến nhau vì giữa chúng không
có quan hệ nhân quả mà chỉ đơn giản là quan hệ tương đồng về môtip. Đặc điểm
nổi bật của cốt truyện này là có thể tách ra được thành nhiều truyện ngắn riêng
lẻ. Cốt truyện phân mảnh lắp ghép đòi hỏi cao trong kĩ thuật viết, người viết
phải có khả năng bao quát đời sống để xây dựng tình huống, sự kiện một cách
chân thực, tự nhiên để biểu đạt bức tranh xã hội một cách có thần thái.
23
So với nhiều nhà văn cùng thời thì đây là cách xây dựng cốt truyện rất mới
mẻ, hiện đại của Hồ Anh Thái. Cốt truyện phân mảnh rất phổ biến trong những
tập truyện ngắn mới nhất của anh như Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười.
Đến thời điểm này thì Mười lẻ một đêm là cuốn duy nhất của Hồ Anh Thái được
cấu trúc theo kiểu này.
Mười lẻ một đêm được Hồ Anh Thái dựng lên sống động qua chín phần
tương ứng với chín truyện ngắn. Mỗi truyện ngắn là những tình huống và sự

kiện khác nhau của từng nhân vật để từ đó nói lên những chuyện đời trong xã
hội hôm nay. Từ sự kiện một đôi tình nhân gặp lại sau 10 năm xa cách bị nhốt
trong căn hộ trên tầng 6 suốt mười một ngày đêm, cả không gian xã hội rộng lớn
đã được mở ra theo những trải nghiệm quá khứ của ba nhân vật: Họa sĩ Chuối
Hột, người đàn ông và người đàn bà. Đủ thứ chuyện được kể lan man. Trong
mỗi mảnh truyện như vậy, nhiều dòng mạch khác nhau của bức tranh xã hội đã
được tái hiện. Trong quá trình thể hiện những mảng truyện, ta thường thấy tác
giả chuyển sang nhiều lối rẽ tắt ngang, đang kể chuyện về người này lại tạt
ngang chuyện khác chẳng có liên quan gì đến nhân vật. Mạch truyện như vậy có
tác dụng chứa đựng được nhiều thông tin trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Với Hồ Anh Thái, cốt truyện có kết cấu phân mảnh - lắp ghép được anh sử
dụng nhiều trong sáng tác về thế sự, đời tư. Điều thú vị của kiểu phân mảnh - lắp
ghép trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện thế sự, đời tư của Hồ Anh Thái chính
là chỗ anh thường lắp ghép các mảng truyện khác nhau nhưng đều có liên quan
đến nhân vật chính và anh thường lồng các giai thoại các điển tích, điển cố, yếu
tố giả tưởng vào cốt truyện khiến cho tiểu thuyết mang một màu sắc hư ảo dù
cho vấn đề cuộc đời và số phận đặt ra hết sức thực tế, gắn với hiện tại. Đồng
thời việc lắp ghép này mang cho tiểu thuyết chiều sâu và tầm cao tư tưởng nhất
định. Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái sử dụng lối lồng
ghép các sự kiện bằng việc lắp ghép, chắp nối những mảnh đời, những số phận,
những tâm tư trăn trở khác nhau theo sự triển khai của cốt truyện: từ chuyện đời
tư của Toàn, của Trang và Hiệp, của Khắc, của gia đình Khuynh – Diệu, chuyện
của các gia đình trong khu tập thể… những suy ngẫm của Toàn về lẽ sống, về
cuộc đời, về những kỷ niệm trong quá khứ. Mười chương tiểu thuyết sắp xếp
không hề tuân theo tính logíc của sự kiện trong thời gian, sự phát triển của cốt
truyện tuy lỏng lẻo, mơ hồ nhưng số phận của nhân vật vẫn được khắc hoạ một
cách đậm nét
Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh có cấu trúc giống như một vở kịch được
tạo nên từ nhiều màn, mỗi màn kịch là một sự kiện không theo quan hệ lôgíc,
nhân quả. Nhìn toàn cục đó là những mảnh văn bản rời rạc, phản ánh những mảng

đời sống khác nhau. Ta có thể xáo trộn những mảnh sự kiện này mà không làm
ảnh hưởng nhiều đến lôgíc tác phẩm. Qua những mảnh cốt truyện này, Tạ Duy
Anh đã cho ta thấy được sự tha hóa xuống cấp của con người trong xã hội hiện
đại, thấy được cái chết đau đớn của những sinh linh chưa được làm người.
Tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh cũng có kết cấu theo lối cốt truyện
phân mảnh lắp ghép một cách độc đáo. Tiểu thuyết được chia làm hai phần
tương đối độc lập. Phần thứ nhất là “Chuyện chính yếu thay cho lời mở
đầu”,phần thứ hai là những chuyện ngoài rìa. Nhìn vào tiêu đề của các chương ta
dễ nhận thấy mỗi chương dường như đã hoàn kết một sự kiện, ta có thể bắt đầu
24
đọc từ bất kì chương nào mà vẫn nắm bắt được tác phẩm một cách tương đối
trọn vẹn. Bên cạnh cốt truyện dòng ý thức, Đi tìm nhân vật Tạ Duy Anh cũng
được kết hợp cốt truyện phân mảng - lắp ghép. Tiểu thuyết gồm 14 chương, mỗi
chương là một nội dung khác nhau xoay quanh cuộc đời của nhiều nhân vật. Tác
phẩm là một thông điệp gửi cho mọi người dân với tiếng gọi thống thiết: Hãy
đương đầu với sự thật, thay vì hèn nhát cúi đầu lẩn trốn sự sợ hãi và ngu si, đừng
than vãn hay chạy trốn trước “quỷ dữ”.
3.1.5. Cốt truyện dòng ý thức
Cốt truyện dòng ý thức là cốt truyện đặc trưng cho tự sự hiện đại thế kỷ
XX. Điểm tựa để kể là thế giới nội tâm bao la với vô vàn những ẩn ức và suy
nghĩ quá khứ, thực tại chồng chéo với nhau.
Đi tìm nhân vật là tiểu thuyết viết theo dòng ý thức, tâm trạng của nhân vật
được bộc lộ rõ nét qua những dòng ý thức, những mảnh vỡ tâm trạng. Tác giả sử
dụng thủ pháp đồng hiện thời gian một cách điêu luyện. Nhân vật người kể
chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” tự nhớ lại quá khứ của mình và kể lại các sự
kiện. Quá khứ và hiện tại luôn luôn về cùng một lúc trong những giấc mơ hay
những cơn ác mộng của nhân vật. Chu Quý bị chìm đắm trong những giấc mơ,
những cuộc truy đuổi quá khứ để tìm lại lý lịch và nguồn gốc của mình đồng
thời là sự sám hối về tội lỗi mà mình đã làm. Nhân vật Chu Quý là một nhân vật
chứa đựng đầy mâu thuẫn, những khoảng thời gian của quá khứ và hiện tại đan

xen vào nhau đã soi rọi điều đó.
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1. Phạm trù thẩm mỹ trong xây dựng nhân vật
Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, cuộc sống
xã hội đã trở thành một nhu cầu tất yếu cần được phản ánh một cách sâu sắc.
Tuy mỗi tác giả có cách xây dựng nhân vật khác nhau nhưng đều thể hiện trong
các sáng tác của mình các phạm trù thẩm mỹ đối lập giữa cái xấu và cái đẹp,
giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn, cái bi và cái hài.
Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, cái đẹp được biểu hiện trong phẩm chất
và tài năng của nhân vật, đó là nét đẹp của những người trí thức có tài năng và
phẩm chất cao đẹp như Tự, bác Thống, Kha; đó còn là nét đẹp của những con
người bình dị khác như bà nội Duy, cô Quyên, cô Đại bàng, là Hoan hay vẻ đẹp
còn tiềm ẩn trong những tâm hồn trẻ thơ như bé Duy. Phạm trù cái đẹp và cái
xấu trong sáng tác của Ma Văn Kháng được xây dựng rõ ràng, đó là sự hài hoà
giữa hình thức và nhân cách nhân vật. Đọc các tác phẩm của Ma Văn Kháng,
chúng ta dễ dàng nhận thấy một điều là nhà văn rất chú ý đến tương quan giữa
ngoại hình và tính cách của nhân vật. Người có ngoại hình ưa nhìn, phúc hậu
thường là những con người có tâm tính tốt đẹp. Bên cạnh đó, những con người
có tâm tính xấu xa thường là những con người có vẻ ngoại hình khó coi.
Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, cái cao cả được tác giả xây dựng một
cách đậm nét. Đó là cái đẹp cao cả trong nhân cách của con người đặc biệt là
người trí thức. Đó là hình tượng những con người cao đẹp dám đương đầu với
những thách thức của cuộc sống, vượt qua những khó khăn trở ngại, vượt qua số
phận để giữ trọn nhân cách thanh cao như nhân vật Tự, Kha, bác Thống. Nhưng
cuộc đời của những con người cao cả ấy lại trở thành bi kịch khi phải sống trong
sự kìm hãm của số phận, của thời đại.
25

×