Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Vận dụng linh hoạt các phương pháp và sử dụng CNTT trong dạy học LS1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.58 KB, 27 trang )

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lí luận.
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu của toàn cầu hiện nay. Đối với
nước ta, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển con người mới toàn diện,
có tri thức, có học vấn, có năng lực tư duy hành động, có khả năng tiếp thu được
những tinh hoa của các nước trên thế giới để xây dựng đất nước giàu mạnh. Vì
thế, Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định:
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng nêu rõ: “Để đáp ứng
yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất
nước trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản
toàn diện về giáo dục và đào tạo…đổi mới phương pháp dạy và học phát huy tư
duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi thực trạng thực hành, thực
nghiệm, ngoại khoá làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay…”.
Với những yêu cầu đó, cũng như các môn học khác ở trường trung học cơ
sở (THCS), môn học lịch sử cần phải đổi mới phương pháp dạy học.
Song khác với các môn học khác ở chỗ, đặc trưng của bộ môn lịch sử là:
con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ, mà lịch sử là
những gì đã diễn ra, là hiện thực quá khứ. Sự kiện lịch sử không phải xuất hiện
một cách ngẫu nhiên mà nó thuộc điều kiện, hoàn cảnh nhất định và có mối
quan hệ nhân quả nhất định. Lịch sử đã đi qua nhưng không hoàn toàn biến mất
mà nó để lại dấu vết kí ức của nhân loại, qua những thành tựu vật chất, qua hiện
tượng lịch sử, ghi chép của người xưa, qua tên đất tên làng, tên đường phố…
Với những đặc trưng trên, trong quá trình dạy học lịch sử, người dạy và
người học phải thường xuyên phải làm việc với nguồn sử liệu dưới nhiều hình
thức khác nhau. Để giúp học sinh nắm được sự kiện lịch sử, tiếp xúc với nguồn
sử liệu mà không thấy nhàm chán và phát huy được tính tích cực chủ động của
1
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:


học sinh chúng ta phải thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học một cách
nghiêm túc.
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ,
thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải ngoại nhập
một số phương pháp xa lạ vào dạy học. Mà đổi mới phương pháp là phải biết
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài học cụ thể,
biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa những phương pháp dạy học truyền thống với
các phương pháp mới tích cực.
Cũng do đặc trưng riêng của bộ môn lịch sử, việc tái tạo lịch sử muốn
sinh động rất cần thiết sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học. Đưa
công nghệ thông tin vào dạy học và sử dụng hiệu quả chính là thực hiện thành
công một khâu trong đổi mới phương pháp dạy học.
2.Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS đã
và đang tiếp tục được thực hiện. Nhưng kết quả học tập lịch sử của học sinh
trong những năm gần đây vẫn tiếp tục giảm sút, học sinh không quan tâm nhiều
đến việc học bộ môn lịch sử, mặc dù các giáo viên ở các trường phổ thông nói
chung, trường THCS nói riêng đã cố gắng tìm tòi, ứng dụng các phương pháp
mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Trong quá trình giảng dạy, tôi
nhận thấy rằng nguyên nhân dẫn đến tồn tại nêu trên là do việc thực hiện đổi
mới phương pháp còn chậm chạp, mang tính đối phó. Sự đổi mới chỉ được thực
hiện trong các giờ dạy, thực tập, thao giảng, thanh tra, kiểm tra mà thôi. Trong
quá trình dạy học, giáo viên còn rất lười chuẩn bị bài và các phương tiện dạy
học. Vì vậy, trong bài giảng vẫn còn tình trạng “thầy nói trò nghe”, các phương
pháp mới mang tính tích cực như nêu vấn đề, chia nhóm hoạt động không được
thực hiện thường xuyên, đồ dùng và phương tiện dạy học ít được sử dụng, ít vận
dụng tri thức liên môn và liên hệ thực tiễn để dạy lịch sử. Hơn nữa, trong các giờ
dạy lịch sử giáo viên chưa vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp
dạy học. Việc sử dụng công nghệ thông tin chưa thành thạo, chưa hợp lí, có khi
2

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
lại quá lạm dụng khiến cho giờ dạy trở nên nhàm chán. Vì vậy, học sinh học lịch
sử một cách thụ động, không hào hứng, thói quen nghe – ghi chép vẫn tồn tại ở
các em. Có rất nhiều em nắm sự kiện lịch sử một cách mơ hồ, khả năng so sánh,
phân tích sự kiện ở các em còn kém, không giải quyết được vấn đề lịch sử khi có
tình huống.
Trước thực trạng dạy học lịch sử ở trường THCS hiện nay và trước những
yêu cầu khách quan của đất nước, tôi nhận thấy rõ trách nhiệm của mình cần
góp một phần công sức vào sự nghiệp giáo dục. Vì vậy tôi đã cố gắng tìm ra
nguyên nhân của những tồn tại trên và đưa ra giải pháp hiệu quả trong dạy học
lịch sử ở trường THCS hiện nay. Đó là “Vận dụng linh hoạt các phương pháp và
sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THCS”.
Để thể hiện những nội dung đề tài nêu trên một cách hoàn chỉnh qua bài
học lịch sử cụ thể, tôi chọn tiết 20, Bài 13 “Chiến tranh thế giới thứ nhất” (1914
– 1918) trong chương trình Lịch sử lớp 8 để trình bày.
3
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
II.NỘI DUNG
1.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học lịch sử ở trường THCS.
Như đã trình bày ở trên, hiện nay ở trường THCS còn nhiều giáo viên vẫn
chưa nắm vững quan điểm đổi mới dạy học. Có người cho rằng đổi mới phương
pháp chính là thực hiện hoàn toàn phương pháp mới, có người lại thể hiện mình
nắm vững quan điểm đổi mới là “đổi mới không có nghĩa là gạt bỏ hoàn toàn
phương pháp truyền thống ” nhưng khi dự giờ của đồng nghiệp lại đánh giá họ
là “nói nhiều” mặc dù họ chỉ thực hiện hoặc dẫn dắt vấn đề lịch sử mà thôi.
Để tránh sự tranh cãi và quan trọng nhất là đạt được mục tiêu giáo dục,
chúng ta cần thống nhất một quan điểm: Đổi mới phương pháp dạy học không
có nghĩa là gạt bỏ, thay thế hoàn toàn phương pháp truyền thống mà dạy học
lịch sử là phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp mới hiện đại như:

giải quyết vấn đề, đóng vai, thảo luận nhóm với phương pháp truyền thống như
trực quan, thuyết trình, kể chuyện. Và không phải bài học lịch sử nào chúng ta
cũng thực hiện rập khuôn là thực hiện đầy đủ các phương pháp dạy học trên. Mà
tuỳ loại bài để lựa chọn các phương pháp thích hợp cho bài đó. Nhưng việc thực
hiện đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử là phải được thực hiện thường
xuyên ở tất cả các loại bài mới giúp chúng ta thực hiện thành công mục tiêu giáo
dục đề ra.
Trong quá trình dạy học ở trường THCS tôi nhận thấy rằng: tuy có nhiều
loại bài lịch sử, nội dung các bài học lịch sử khác nhau và phương pháp dạy học
lịch sử vô cùng phong phú, nhưng có một số phương pháp sau đây mà giáo viên
cần tiến hành thường xuyên trong dạy học:
Trước hết là phương pháp thuyết trình

: Bất cứ một bài học lịch sử nào
chúng ta cũng không thể tránh khỏi việc sử dụng phương pháp này. Bởi do đặc
trưng của bộ môn là tái tạo lịch sử. Muốn tái tạo lịch sử người giáo viên cần
sử dụng ngôn ngữ lời nói sinh động giàu hình ảnh để miêu tả, tường thuật, kể
4
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
chuyện, nêu đặc điểm nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc dẫn dắt bài, mục bằng sự
hiểu biết kiến thức lịch sử của mình .
Ví dụ: Khi dạy Bài 2 “Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794)” chương trình
lịch sử lớp 8, giáo viên có thể giới thiệu bài mới như sau: “Cách mạng tư sản đã
thành công ở một số nước mà chúng ta đã học và tiếp tục nổ ra trong đó nước
Pháp đạt đến sự phát triển cao. Vì sao cách mạng tư sản nổ ra và phát triển ở
nước Pháp, cách mạng trải qua những giai đoạn nào, ý nghĩa ra sao? Đó là vấn
đề chúng ta cần giải quyết hôm nay”.
Hoặc khi dạy Bài 6 “Các nước châu Phi” ở chương trình lịch sử lớp 9,
giáo viên có thể minh họa về sự khó khăn của châu Phi hiện nay để làm nổi bật
sự kiện lịch sử: “Hiện nay châu Phi còn rất khó khăn trong công cuộc xây dựng

đất nước và phát triển kinh tế xã hội, là châu lục nghèo và kém phát triển nhất
thế giới. Sản lượng lương thực bình quân đầu người hiện nay chỉ bằng 70% của
những năm 70. Vào đầu những năm 60, châu Phi không đủ ăn, ¼ dân số đói
kinh niên. Tỉ lệ dân số của châu Phi cao nhất thế giới, ví dụ: Ruanda 5,2%/năm,
Ănggôla, Nigiêria, Mali là 5,1% Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới: Ghinê
70%, Môritani 69%, Marốc 64% ”
Hay khi dạy Bài 23 “Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII -
IX” trong chương trình lịch sử 6, giáo viên có thể nêu đặc điểm nhân vật của
Mai Thúc Loan “là người có nước da đen, khoẻ mạnh, thông minh”, Phùng
Hưng là người “vật được hổ”…
Hoặc khi tường thuật diễn biến của các cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Tống, Nguyên - Mông, Minh…trong chương trình lịch sử lớp 7, giáo viên
không thể không sử dụng phương pháp thuyết trình.
Rõ ràng bài học lịch sử nào cũng cần đến phương pháp thuyết trình của
người giáo viên. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng phương pháp thuyết trình
luôn đi liền với phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan .
5
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Chẳng hạn khi dạy học Mục 3: “Chiến thắng Bạch Đằng” thuộc mục III
“Kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)”, Bài 14
“Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên” trong chương trình
lịch sử lớp 7. Giáo viên dùng Lược đồ Chiến thắng Bạch Đằng để trình bày diễn
biến: “Ngày 9/4/1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi có kị binh hộ tống rút về theo
sông Bạch Đằng, bấy giờ nước triều dâng cao che lấp cọc sông, một số thuyền
nhẹ của quân nhà Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, giặc cho quân đuổi
theo, lọt vào trận địa mai phục. Đợi đến lúc triều xuống, từ hai bờ, quân ta đổ ra
đánh phá, giặc bị đánh bất ngờ hốt hoảng thi nhau tháo chạy, nhiều thuyền bị
đắm. Giữa lúc đó hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống lao
vào giặc. Tướng Ô Mã Nhi bị bắt…”
Đồ dùng trực quan trong DHLS cũng vô cùng phong phú: tranh ảnh, phim

tư liệu, vật thật, bản đồ, sa bàn, bảng niên biểu, sơ đồ, bảng so sánh…Ưu thế của
việc sử dụng đồ dùng trực quan là tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể sinh động, chính
xác.
Trong dạy học lịch sử, tôi nhận thấy rằng bất kì bài học lịch sử nào cũng
cần sử dụng đến đồ dùng trực quan.
Ví dụ: Khi dạy học Bài 12 “Nước Văn Lang” trong chương trình lịch sử
lớp 6, cần sử dụng sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Bài 12 “Đời kinh tế văn
hoá” trong chương trình lịch sử lớp 7 cần đến đồ dùng tranh ảnh Văn miếu
Quốc tử giám, Chùa Một Cột, hình rồng thời Lí…Bài 13 “Chiến tranh thế giới
thứ nhất” (1914 – 1918) trong chương trình lịch sử lớp 8 cần sử dụng bản đồ,
hình ảnh về các loại vũ khí được sử dụng trong chiến tranh Hoặc khi dạy Bài
18 “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời” trong chương trình lịch sử lớp 9, cần
chuẩn bị bảng so sánh sự kiện lịch sử của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng và Luận cương tháng 10 năm 1930 của Trần Phú.
Ngày nay ở các nước phát triển, video là phương tiện kĩ thuật được sử
dụng thường xuyên trong dạy học lịch sử. Giáo viên có thể cho học sinh xem
một đoạn phim hoặc một đoạn tranh ảnh lịch sử để dẫn dắt tạo tình huống có
6
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
vấn đề. Ở nước ta, trong thời gian gần đây, giáo viên dạy lịch sử cũng đã cố
gắng nhiều trong việc sử dụng phim ảnh tư liệu để dạy học.
Ví dụ: Khi dạy Bài 16: “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời
gian ở nước ngoài (1919 – 1925) trong chương trình lịch sử lớp 9, giáo viên
dùng phim tư liệu nói về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian
tại Pháp. Hoặc khi dạy Bài 27 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
xâm lược Pháp kết thúc (1953 – 1954)” giáo viên sử dụng đoạn phim tư liệu để
học sinh thấy được bộ đội ta kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ. Hay khi dạy
Bài 30 “Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 – 1975)”
trong chương trình lịch sử lớp 9, giáo viên có thể dùng phim tư liệu để trình bày
về chiến dịch Hồ Chí Minh.

Trong dạy học lịch sử ở trường THCS, giáo viên cũng cần thường xuyên
sử dụng các nguồn sử liệu để làm phong phú giờ dạy học lịch sử.
Nguồn sử liệu gồm các tác phẩm kinh điển, văn kiện lịch sử, ý kiến của
nhân vật, ý kiến của các nhà sử học…Thông qua nguồn sử liệu học sinh có thể
phân tích, đánh giá bình luận được sự kiện lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy học Bài 16 “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
trong những năm 1919 – 1925” trong chương trình lịch sử lớp 9, giáo viên có
thể đưa ra nguồn sử liệu trích từ “Hồi kí con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác
-Lênin”, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi
cảm động phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc
lên. Ngồi một mình trong phòng nhỏ mà tôi nói to lên như đang nói trước quần
chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho
chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Từ nguồn sử liệu đó, giáo viên
có thể tổ chức hướng dẫn học sinh hiểu được tâm trạng của Nguyễn Ái Quốc,
đồng thời giải quyết được được vấn đề đặt ra: “Tại sao Người có tâm trạng đó?”
Ngoài những phương pháp trên, trong bài giảng lịch sử giáo viên còn
thường xuyên sử dụng đến phương pháp dạy học nêu vấn đề. Đây là một trong
7
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
những phương pháp dạy học có tiềm năng trong việc phát huy tính tích cực chủ
động của học sinh. Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo nên những chuỗi tình
huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh để học sinh tự giải quyết
vấn đề đó.
Ví dụ: Khi dạy Tiết 3, bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên
Mông xâm lược” trong chương trình lịch sử lớp 7, giáo viên đưa ra vấn đề để
học sinh giải quyết “Vì sao quân Nguyên đã bị thất bại nặng nề trong cuộc chiến
tranh xâm lược Đại Việt lần thứ 2 chúng lại tiếp tục xâm lược lần thứ 3?”. Để
giải quyết được vấn đề trên giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi mở liên quan
đến tiết học trước để học sinh thảo luận, tìm tòi câu trả lời và kết luận rằng: “Do
chúng có âm mưu xâm lược nước ta từ lâu và sau thất bại chúng muốn rửa

nhục”.
Như vậy để giải quyết được vấn đề, giáo viên cần lựa chọn các câu hỏi
gợi mở, tổ chức học sinh giải quyết vấn đề. Đây chính là sự thực hiện phương
pháp đàm thoại gợi mở (phương pháp vấn đáp) không thể thiếu trong dạy
học lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy mục 3 “Thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ”, Bài 5 “Các
quốc gia cổ đại phương Tây” trong chương trình lịch sử lớp 6. Để học sinh nắm
được khái niệm chế độ chiếm hữu nô lệ. Giáo viên treo bảng so sánh xã hội
phương Đông và phương Tây:
Phương Đông Phương Tây
Quý tộc Chủ nô (bao gồm cả
dân tự do và quý tộc)
Nông dân công xã Nô lệ (lực lượng chính
trong sản xuất)
Nô lệ trong gia đình quí tộc
Giáo viên đặt câu hỏi: “Em hãy nêu điểm khác nhau về tình hình xã hội
của phương Đông và phương Tây?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận
8
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
rằng: “sự khác nhau về giai tầng dẫn đến sự khác nhau về chế độ chính trị”. Để
thấy được sự khác nhau về chế độ chính trị giáo viên lại tiếp tục đặt ra các câu
hỏi: “Em hãy cho biết chế độ chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông?”
(là chế độ mà vua có quyền lực tối cao nhất có quyền hành quyết định tất cả nên
gọi là chế độ chuyên chế). “Ở phương Tây, chủ nô có vai trò như thế nào?”. Sau
khi học sinh trả lời giáo viên kết luận rằng: “Ở phương Tây chủ nô có quyền lực
nhất và có quyền hành quyết định mọi việc (chủ nô bao gồm cả dân tự do và quý
tộc) nên chế độ chính trị là dân chủ chủ nô”.
Trong quá trình dạy học lịch sử, việc tổ chức học sinh thảo luận nhóm,
thảo luận cả lớp là một trong những phương pháp tích cực. Thông qua đó, giáo
viên tạo điều kiện để học sinh nêu lên các vấn đề cần tìm hiểu, giải quyết vấn đề

tự đặt ra hoặc do giáo viên cung cấp. Để giải quyết vấn đề giáo viên đặt các câu
hỏi gợi mở và khuyến khích học sinh bày tỏ ý kiến riêng của mình, động viên
các em nên mạnh dạn trình bày mà không sợ sai thông qua nói hoặc viết ra giấy.
Từ đó, học sinh biết cách học tập lịch sử theo tinh thần đổi mới, tự học, tự khám
phá phát hiện vấn đề lịch sử một cách chủ động.
Ví dụ: Khi dạy Mục II: Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Tây
Sơn, Tiết 37, Bài 19 “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)” trong chương
trình lịch sử lớp 7, giáo viên có thể đưa ra các vấn đề cho các nhóm thảo luận và
tìm câu trả lời như sau:
9
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập lịch sử, bên
cạnh những phương pháp dạy học được trình bày ở trên, giáo viên cần tổ chức
cho học sinh tự làm việc nhiều hơn với sách giáo khoa, các tài liệu tham
khảo do giáo viên cung cấp. Thông qua đó từng bước rèn luyện cho học sinh
về phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy Mục 2 “Người tinh khôn sống thế nào?”, Bài 3 “Xã hội
nguyên thuỷ” trong chương trình lịch sử lớp 6, giáo viên yêu cầu học sinh tự làm
SGK, từ đoạn “Người tinh khôn không sống theo bầy…vui hơn” và làm bài tập:
Nội dung Người tối cổ Người tinh khôn
Thời gian
Tổ chức xã hội
Đời sống vật chất
Đời sống tinh thần
Sau khi học sinh làm xong bài tập trên, giáo viên tiếp tục yêu cầu học
sinh: “Em hãy so sánh cuộc sống của Người tối cổ và Người tinh khôn?”.
Trong quá trình dạy học, để khắc sâu kiến thức lịch sử trong trí nhớ của
học sinh và để củng cố bài học tốt nhất đó là sử dụng bản đồ tư duy. Giáo viên
có thể vẽ bản đồ tư duy để củng cố bài học. Cũng có thể hướng dẫn và yêu cầu
10

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
học sinh tự vẽ bản đồ tư duy để các em nắm được ngay kiến thức cơ bản của bài
học.
Ví dụ: Khi dạy Tiết 20, Bài 13 “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 –
1918) trong chương trình lịch sử lớp 8, giáo viên vẽ bản đồ tư duy để củng cố lại
toàn bộ nội dung cơ bản của bài học như sau:
Như vậy, trong dạy học lịch sử, phương pháp dạy học vô cùng phong phú.
Để giải quyết từng vấn đề lịch sử, giáo viên có thể kết hợp một lúc nhiều
phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học không tách rời nhau
mà kết hợp với nhau chặt chẽ sẽ giúp bài giảng sinh động gây cảm hứng học tập
cho học sinh. Ngoài những phương pháp dạy học thường xuyên được thực hiện
ở trên, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp khác để áp dụng thích hợp
trong từng loại bài như: trò chơi lịch sử, điền gắn các kí hiệu trên bản đồ, lược
đồ, lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử hoặc đóng vai nhân vật lịch sử…Với
sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học đã và đang góp phần đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy
học lịch sử. Cùng với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và sử dụng công
11
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THCS, giáo viên cũng cần quan
tâm đến những hình thức dạy học lịch sử nhằm phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh, chẳng hạn như: dạy học ở lớp, bảo tàng, thực địa, ngoại khoá, thi
tìm hiểu lịch sử…
2. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THCS.
Như chúng ta biết, việc dạy học lịch sử mang tính đặc thù riêng. Lịch sử
là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Để tái hiện lịch sử một cách sống động
như đang diễn ra ở thì hiện tại, rất cần đến phương tiện dạy học hiện đại để đáp
ứng yêu cầu đó. Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ II, khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong
thời kì mới đã yêu cầu ngành giáo dục phải: “…Từng bước áp dụng các phương

tiện tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học bảo đảm điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Trong các trường THCS hiện nay trên cả nước nói chung và ở thành phố
Vinh nói riêng, giáo viên dạy lịch sử đã và đang tích cực sử dụng phương tiện
dạy học hiện đại. Từ máy vi tính, từ mạng Internet, mạng nội bộ, giáo viên truy
cập, tìm tòi tư liệu gồm: những đoạn phim, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, âm thanh
để soạn thảo giáo án điện tử. Phầm mềm để soạn thảo giáo án hiện nay thông
dụng vẫn là phần mềm Pownpoint. Tuy vậy vẫn còn nhiều giờ dạy bằng máy
chiếu chưa đạt hiệu quả cao. Qua tìm hiểu tôi thấy tồn tại ở các tiết dạy học máy
chiếu là giáo viên đưa vào bài dạy quá nhiều hình ảnh chỉ mang tính trình chiếu
mà ít yêu cầu học sinh khai thác. Câu hỏi nêu vấn đề đặt ra quá nhiều làm kiến
thức bài giảng trở nên dàn trải, ít chiều sâu. Vẫn còn hiện tượng giáo viên chưa
thành thạo về máy tính nhưng để bằng đồng nghiệp của mình, họ đã nhờ người
khác soạn thảo giáo án. Vì thế khi dạy học, việc giảng bài và điều khiển máy
không ăn khớp, rời rạc làm mất đi tính sư phạm. Từ thực tế đó cho chúng ta thấy
việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử hiện nay là hết sức cần
thiết và nếu sử dụng một cách hợp lí sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học
12
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
nhưng nếu quá lạm dụng hoặc chưa thành thạo sẽ gây tác động trở lại, làm mất
hứng thú học tập của học sinh.
Để sử dụng công nghệ thông tin hợp lí trong dạy học lịch sử, gây hứng
thú học tập của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học, giáo viên cần nắm vững
một số vấn đề sau:
Thứ nhất là khâu soạn giáo án điện tử:
-Thông thường có 2 cách để soạn:
Một là trình bày toàn bộ nội dung bài giảng gồm cả kênh hình và kênh
chữ. Sau đây là một số trang ví dụ:
13
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

14
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Hai là chỉ trình bày tiêu đề, mục đề, hình ảnh, phim tư liệu, lược đồ, bản
đồ, bảng biểu, yêu cầu thảo luận nhóm, bản đồ tư duy.
Sau đây là một số trang ví dụ:
15
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

16
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Trong quá trình giảng dạy ở trường THCS, tôi nhận thấy rằng giáo viên
nên chọn cách soạn thứ hai để phục vụ bài giảng tốt hơn. Máy chiếu là phương
tiện dạy học để giáo viên chuẩn bị đầy đủ về phim tư liệu, tranh ảnh, lược đồ,
17
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
bản đồ, các yêu cầu thảo luận nhóm và khi dạy giáo viên sử dụng bảng đen để
trình bày kiến thức cơ bản của bài học sẽ tạo nên sự giao lưu gần gũi giữa giáo
viên và học sinh. Như thế cũng phù hợp với tâm lí, khả năng tiếp cận máy chiếu
và tiếp nhận kiến thức lịch sử của các em. Tốc độ tiếp nhận kiến thức, ghi nhớ
của các em còn chậm cho nên nếu soạn giảng toàn bộ trên máy chiếu thì khi
giáo viên trình giảng các em sẽ cảm thấy bài giảng hơi nhanh, nhiều em không
ghi kịp kiến thức cơ bản…
Thứ hai là về hình thức của trang giáo án: Nền của trang giáo án nên chọn
màu trắng để dễ trang trí. Không nên trang trí rườm rà, không nên đưa hình động
nhấp nháy khiến học sinh mất tập trung vào bài học. Phong chữ nên chọn phong
Times New Roman hoặc VNI-Times, cỡ chữ dành cho tiêu đề chọn cỡ 20, chữ
in hoa, màu đỏ đun. Cỡ chữ thể hiện ở trong phần nội dung nên chọn cỡ 18, màu
xanh đậm vừa trang nhã, vừa dễ nhìn phù hợp với phông nền của trang giáo án
là màu trắng.

Thứ ba là về nội dung trong các trang giáo án, giáo viên nên chọn tranh
ảnh phim tư liệu, lược đồ, bản đồ, bảng so sánh thể hiện đúng nội dung, mức độ
vừa phải để có thời gian yêu cầu học sinh khai thác.
Thứ tư là việc vẽ bản đồ tư duy trên máy tính: Để vẽ được bản đồ tư duy
trên máy tính, đòi hỏi giáo viên phải cài đặt phần mềm Minmap. Chúng ta có thể
download phần mềm này từ mạng internet về máy tính của mình hoặc sao chép
từ đĩa vi tính do nhà trường cung cấp. Muốn tạo được bản đồ tư duy, chúng ta
mở ConcepDrawMap ra, sau đó trình bày nội dung cơ bản của bài học. Sau khi
vẽ xong trên máy, để sử dụng được bản đồ tư duy giáo viên cần phải tiến hành
thêm một công đoạn nữa là đăng xuất nó thành một file ảnh rồi cài vào slide trên
bài giảng điện tử. Nếu không thực hiện các công đoạn đó thì giáo viên không thể
thành công.
Đặc biệt lưu ý khi giảng dạy bằng giáo án điện tử, giáo viên không nên
copy bài giảng đăng trên mạng hoặc sử dụng bài soạn của người khác để phục
vụ cho bài giảng của mình, mà chỉ nên tham khảo để xây dựng bài giảng theo tư
18
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
duy của mình cho tốt hơn, khoa học hơn. Để xây dựng được một giáo án điện tử
hoàn chỉnh, đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó, phải kiên nhẫn, phải nghiên
cứu và trăn trở thực sự về cách soạn, cách trình bày nội dung cũng như biết cách
hiệu ứng trình tự nội dung trong các slide. Ban đầu, chúng ta thấy công việc này
khá phức tạp, mất thời gian và không kém phần mệt mỏi, nhưng sau vài lần tự
soạn bài trên máy, chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm, lâu dần sẽ trở nên thành
thạo hơn.
3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và sử dụng công
nghệ thông tin vào một bài học lịch sử cụ thể.
Trong quá trình dạy học ở trường THCS nhờ vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học và sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử nên
tôi đã thành công rất nhiều tiết dạy.
Tôi xin được chọn Tiết 20, Bài 13 “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 –

1918)” trong chương trình lịch sử 8 để thể hiện nội dung của đề tài.
CHƯƠNG IV
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)
Tiết 20 - Bài 13. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918)
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm:
1. Kiến thức
- Hiểu được Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa đế
quốc với đế quốc vì bản chất của đế quốc là gây chiến tranh xâm lược. Bọn đế
quốc ở cả hai phe đều phải chịu trách nhiệm về hậu quả của chiến tranh.
- Nắm được các giai đoạn và qui mô, tính chất và những hậu quả tai hại của nó
đối với xã hội loài người.
- Chỉ có Đảng Bôn-sê-vích Nga, do Lê-nin đứng đầu lãnh đạo giai cấp vô sản
và các dân tộc Nga làm lên thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
19
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
2. Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ
cuộc đấu tranh nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
3. Kĩ năng
- Nắm được các khái niệm: "Chiến tranh đế quốc”
- Biết trình bày diễn biến cơ bản của cuộc chiến tranh trên bản đồ.
- Bước đầu đánh giá một số vấn đề lịch sử như nguyên nhân sâu xa, nguyên
nhân trực tiếp, tính chất của cuộc chiến tranh.
II. Phương tiện và đồ dùng dạy học.
- Máy chiếu, máy vi tính.
- Bản đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất, lược đồ thể hiện sự phát triển không đều
của CNTB, bảng thống kê các cuộc chiến tranh đầu tiên, thống kê thiệt hại sau
chiến tranh.
- Tranh ảnh và những mẩu truyện lịch sử về Chiến tranh thế giới thứ nhất.

III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Quan sát bức ảnh trên màn hình và cho biết ông là ai? Ông đã có công
lao như thế nào đối với sự phát triển của Nhật Bản?
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
20
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
* Tổ chức thực hiện
- GV hỏi học sinh: Nguyên nhân sâu xa của
chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
? Để trả lời câu hỏi trên em hãy cho biết tình
hình các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX?
-Gv trình chiếu biểu đồ thể hiện sự phát triển
không đều của CNTB cuối thế kỉ XIX:
-HS dựa vào SGK, biểu đồ trình chiếu trên máy
trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận
GV chiếu lược đồ các nước đế quốc và thuộc
địa:
?Quan sát lược đồ em có nhận xét gì về tình hình
thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
- HS trả lời và GV kết luận: “Cuối thế kỉ XIX,
mặc dù Mĩ, Đức vươn lên vị trí số 1 và số 2 về
I.Nguyên nhân dẫn đến
chiến tranh
1.Nguyên nhân sâu xa
- Do sự phát triển không đều

của CNTB dẫn đến những
mâu thuẫn về thuộc địa
21
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Dặn dò:
- HS học bài cũ
- Làm bài tập: Lập niên biểu diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914-1918)
22
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
III. KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy ở trường THCS, kể từ năm 2001 - tôi vào
ngành giáo dục - cho đến nay, nhất là trong hai năm học gần đây: đó là năm học
2010 - 2011 và 2011 – 2012, bằng việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử tôi đạt được một số
kết quả sau:
Thứ nhất: Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và sử dụng công
nghệ thông tin trong dạy học lịch sử giúp tôi ngày càng vững vàng về chuyên
môn và năng lực sư phạm hơn.
Để đạt được điều này, tôi đã dày công trong việc chuẩn bị bài, nghiên cứu
tài liệu về chuyên môn lịch sử, về phương pháp dạy học lịch sử, về kiến thức
liên môn, nhất là chuyên cần học vi tính (cách soạn thảo các slide, hiệu ứng của
nó).
Để phục vụ tốt cho bài giảng công việc chuẩn bị về đồ dùng trực quan
không kém phần quan trọng. Tôi đã cố gắng tìm tòi tranh ảnh, bản đồ, lược đồ,
phim tư liệu, chuẩn bị bảng, biểu rất công phu và nghiên cứu tỉ mỉ để nêu vấn đề
phù hợp với nội dung bài học yêu cầu học sinh khai thác.
Để học sinh nắm vững kiến thức của bài học, một trong những biện pháp
hữu hiệu là giáo viên cần sử dụng bản đồ tư duy sau cuối mỗi bài học lịch sử.

Trong quá trình dạy học tôi thường xuyên có ý thức kết hợp linh hoạt các
phương pháp giảng dạy để tạo sự hứng khởi trong học tập cho học sinh. Khi
soạn các slide giáo án điện tử tôi lại tiếp tục nghiên cứu bài soạn trên giấy với
bài soạn trên máy để trong quá trình giảng bài thể hiện nhuần nhuyễn các
phương pháp.
Thứ hai: Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và sử dụng công nghệ
thông tin trong dạy học lịch sử khiến cho học sinh tích cực hoạt động hơn, có ý
thức tự nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử, hăng say phát biểu xây dựng bài, nắm
vững được kiến thức cơ bản, làm được các bài tập lịch sử, chăm học bài cũ, có
23
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
em còn đặt ra được câu hỏi tình huống để các học sinh khác và giáo viên suy
nghĩ đưa ra câu trả lời. Trong quá trình kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm
tra 1 tiết, kiểm tra học kì, các em làm bài nghiêm túc, không quay cóp, trao đổi.
Có em làm bài xong khi chưa hết thời gian qui định.
Tôi nhận thấy sự tiến bộ trong học tập của các em thông qua điểm số mà
các em đạt được, số điểm giỏi điểm khá ngày càng nhiều hơn.
Sau đây tôi xin được đưa ra bảng so sánh tỉ lệ kết quả học tập học kì I và
học kì II của các lớp 8 trong năm học 2010 – 2011 để chúng ta thấy được sự tiến
bộ của các em:
Quả thực để đạt hiệu quả cao trong dạy học lịch sử là một vấn đề không
phải dễ. Nhưng vì sự nghiệp của giáo dục, vì tương lai của đất nước, chúng ta
cần sự nỗ lực và lòng nhiệt huyết thì mọi khó khăn sẽ được đẩy lùi. sự kết hợp
Khối
lớp

số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
HK I
HK

II
HK I
HK
II
HK I HK II HK I HK II
HK
I
HK
II
8A 33 9% 12% 30% 27% 61% 61% 0 0 0 0
8B 49 20% 22% 41% 39% 39% 39% 0 0 0 0
8C 36 5% 5% 33% 39% 58% 56% 4% 0% 0 0
8D 44 9% 9% 36% 39% 55% 52% 0 0 0 0
8E 34 6% 6% 20% 26% 68% 65% 6% 3% 0 0
8G 39 10% 10% 15% 15% 71% 75% 4% 0% 0 0
8H 43 14% 14% 35% 42% 51% 44% 0 0 0 0
24
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
linh hoạt các phương pháp dạy học và sử dụng công nghệ thông tin đã đem lại
hiệu quả trong nhiều bài giảng lịch sử của bản thân tôi và nhiều giáo viên khác.
Vì thế, tôi hi vọng các thầy cô giáo quan tâm đến đề tài nhỏ này.
Rất mong quý thầy cô tiếp tục đóng góp ý kiến để chúng ta ngày càng đạt
nhiều kết quả cao trong dạy học lịch sử ở trường THCS.
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
1
1

2
25

×