Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

đồ án tốt nghiệp quy trình sản xuất đường maltose

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 50 trang )

Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Đường Maltose hay còn gọi là đường nha, đây là một chất đường dẻo
được làm từ gạo nếp và các loại tinh bột, có dùng men để đường hóa. Loại
đường này tuy dẻo nhưng không dai, có màu vàng hay màu trắng.
Maltose syrup với độ ngọt chỉ bằng một nửa đường mía, nhưng lại đang
trở thành lựa chọn thay thế đường mía tốt nhất, được dùng làm nguyên liệu
trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế,
maltose syrup còn có những đóng góp đáng kể nhờ vào tính năng vượt trội làm
hài lòng các nhà sản xuất khác nhau, trong việc làm nên các sản phẩm đa dạng.
Đường maltose ngoài có công dụng sản xuất kẹo mạch nha, giúp cho kẹo
tăng độ dai, nhiều tơ, không bị lại đường, không bị chảy nhão do hút ẩm và là
nguyên liệu bổ sung quan trọng giúp các nhà sản xuất bia hạ được giá thành mà
sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Nó còn vừa bổ và là nguyên liệu không
thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất mứt, bánh kẹo, bia.
Ở Việt Nam mạch nha là đặc sản của vùng Thi Phổ huyện Mộ Đức tỉnh
Quảng Ngãi. Ngành công nghiệp sản xuất đường maltose là ngành có rất nhiều
tiềm năng để phát triển ở nước ta vì điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi, có
một nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển.
Trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này em xin giới thiệu về quy trình
công nghệ sản xuất đường Maltose của công ty CPHH VEDAN VIỆT NAM
bằng trang thiết bị hiện đại và áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 1
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty VEDAN
Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt
Nam (Vedan Việt Nam) được thành lập từ
năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long
Thành, Tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam thành
phố lớn nhất của Việt Nam – Thành phố Hồ


Chí Minh, trên diện tích đất rộng 120 ha, hiện
nay công ty đã đưa vào hoạt động các công
trình bao gồm: Nhà máy tinh bột nước đường, Nhà máy bột ngọt, Nhà máy tinh
bột biến tính, Nhà máy Xút axit, Nhà máy Lysine, Nhà máy phát điện có trích
hơi, Nhà máy PGA, Nhà máy phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên, Hệ
thống xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiến, Cảng chuyên dùng Phước Thái
Vedan, các công trình, cơ sở hạ tầng tại các khu vực hành chính, cư xá, giáo dục
đào tạo
Từ khi thành lập nhà máy đầu tiên tại xã Phước Thái, huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai, cho đến nay, Công ty Vedan Việt Nam tại Hà Nội, Nhà máy chế
biến tinh bột mì Phước Long (Bình Phước), Nhà máy chế biến tinh bột mì Hà
Tĩnh, Công ty TNHH ORSAN Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Trong quá trình
mở rộng quy mô đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, Vedan Việt Nam cũng
đã tạo dựng một loạt hệ thống đại lý và các kênh phân phối tiêu thụ trên cả
nước. Trên thị trường quốc tế, Vedan Việt Nam là một trong những nhà sản xuất
tiên tiến hàng đầu tại khu vực Châu Á về lĩnh vực sử dụng công nghệ sinh học,
công nghệ lên men sản xuất ra các sản phẩm Axít Amin, chất điều vị thực phẩm,
sản phẩm tinh bột. Sản phẩm của Vedan Việt Nam được tiêu thụ tại Việt Nam
và xuất khẩu cho các công ty cung ứng thực phẩm, công ty thương mại quốc tế
tại thị trường các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, các nước
Đông Nam Á, các nước tại Châu Âu.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 2
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
Hằng năm công ty không ngừng gia tăng tổng vốn đầu tư, nhằm mục tiêu
xây dựng Công ty Vedan Việt Nam trở thành cơ sở sản xuất và cung ứng những
sản phẩm công nghệ sinh học cho toàn khu vực Châu Á. Quá trình phát triển
như sau:
• Năm 1991: Chính thức thành lập Công ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt
Nam.
• Năm 1994: Thành lập chi nhánh Công ty CPHH Vedan Việt Nam tại Hà Nội.

• Năm 1994: Hoàn thành xây lắp cơ sở thiết bị sản xuất giai đoạn 1 và cơ sở hạ
tầng cầu cảng.
• Năm 1995: Hoàn thành nhà máy lên men bột ngọt.
• Năm 1996: Hoàn thành nhà máy Lysine.
• Năm 1997: Thành lập Nhà máy tinh bột mỳ Phước Long.
• Năm 1998: Đạt Chứng nhận ISO 9002.
• Năm 1999: Đạt Chứng nhận KOSHER.
• Năm 2000: Vinh dự nhận được Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch
nước trao tặng.
• Năm 2000: Đạt chứng nhận HALAL.
• Năm 2001: Thành lập Công ty TNHH ORSAN Việt Nam.
• Năm 2001: Đạt Chứng nhận ISO 9001.
• Năm 2002: Nhận được giải thưởng vàng chất lượng Việt Nam 2002 do Bộ
Khoa học và Công nghệ trao tặng.
• Năm 2003: Công ty Vedan International đã chính thức lên sàn giao chứng
khoán tại Hồng Kông.
• Năm 2003: Thành lập Nhà máy chế biến tinh bột mỳ Bình Thuận.
• Năm 2004: Nhận được giải thưởng vàng chất lượng Việt Nam 2004 do Bộ
Khoa học và Công nghệ trao tặng.
• Năm 2005: Đạt chứng nhận HACCP.
• Năm 2005: Thành lập Công ty TNHH VEYU.
• Năm 2006: Thành lập Nhà máy tinh bột mỳ Hà Tĩnh.
• Năm 2007: Đạt Chứng nhận OHSAS 18001.
• Năm 2008: Đạt Chứng nhận B2.
• Năm 2009: Đạt Chứng nhận OHSAS 18001: 2007 do Tổ chức quốc tế BSI ở
Anh quốc cấp.
• Năm 2009: Đạt Chứng nhận ISO 14001: 2004 do Tổ chức quốc tế BSI ở Anh
quốc cấp.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 3



 
 !"#
$#%&'()*'+&,-
$#%&'().-/-
$#%&'().-/"01
$#%&'()*'+&,"01
$#%&'().-/213
$#%&'()*'+&,213
$#456789&,(:;
$#%&'()*<=7>
$#%&'()*<=76?
$#%&'()*<=-
$#.@/A28&?
$#%&'()7&8B(:;
$#%&'()*<="01
$#%&'()*<=728&-C
$#%&'()=?6?&
$#%&'()*<=213
B=D E!#
3"F%&'(),(:;
3"F/7*9.GHI:J
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
• Năm 2010: Đạt Chứng nhận ISO/IEC 17025: 2005.
• Năm 2011: Đạt Chứng nhận FSSC 22000: 2010.
1.2. Sơ đồ công ty VEDAN
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 4
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
Hinh 1.1. Sơ đồ công ty
Khối quản lý sản xuất: xưởng tinh bột Hà Tĩnh, xưởng tinh bột Bình

Thuận, xưởng tinh bột Phước Long, xưởng tinh bột Phước Thái, xưởng xút/acid,
phòng cảng vụ, phòng thiết bị điện, phòng cơ khí, xưởng nhiệt điện, xưởng xử lý
nước thải, xưởng PGA, xưởng gia công sản phẩm phụ, xưởng thu hồi và tinh
chế, xưởng lên men Lysine, phòng kế hoạch sản xuất, xưởng đóng gói bột ngọt,
xưởng thu hồi bột ngọt, xưởng lên men bột ngọt.
Khối đảm bảo chất lượng và nghiên cứu phát triển: trung tâm nghiên cứu
và phát triển, xưởng thực nghiệm (E1), phòng đảm bảo chất lượng, phòng hóa
nghiệm trung tâm.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 5
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
Khối quản lý kinh doanh: phòng kênh doanh kênh hiện đại, phòng kinh
doanh sản phẩm hóa học đặc biệt, phòng kinh doanh tinh bột, phòng kinh doanh
acid amin thực phẩm, phòng kế hoạch tiêu thụ.
Khối quản lý tài vụ: phòng thuế quan và xuất nhập khẩu, phòng phân tích
kinh doanh, phòng vi tính, phòng tài vụ, phòng kế toán, khối quản lý hành
chánh.
Khối quản lý hành chánh: phòng vận tải, phòng phúc lợi công nhân viên,
phòng tổ chức hành chánh, phòng thu mua, phòng quản lý kho.
Văn phòng tổng giám đốc: phòng bảo vệ, ban quản lý nguyên liệu, ban dự
án, phòng kiểm toán nội bộ, phòng pháp chế, ban công tác đối ngoại, ban thư kí.
1.3. Một số sản phẩm của công ty
1.3.1. Bột ngọt (Sodium Gluatamate)
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 6
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
Sản phẩm bột ngọt của công ty Vedan đã khẳng định uy tín và chất lượng
sản phẩm đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới trong suốt những năm qua.
Sản phẩm bột ngọt tinh luyện của công ty có chất lượng tốt, thông qua chứng
nhận ISO 9001: 2008, toàn bộ quy trình sản xuất được thông qua các khâu kiểm
soát chất lượng nghiêm ngặt. Độ tinh khiết của sản phẩm trên 99%, có ngoại
quan là hạt tinh thể không màu hoặc màu trắng, tất cả các chỉ tiêu an toàn vệ

sinh đều phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia.
Hình 1.2. Sản phẩm bột ngọt
1.3.2. Acid Glutamic
Là loại acid amin được tổng hợp trong cơ thể người, chúng được sử dụng
rộng rãi trong trị bệnh và bổ sung sinh trưởng cho thực vật. Ngoài ra, acid
glutamic có hai gốc hydroxyl và một gốc amin, nó là một chất lưỡng tính mang
cả tính acid và kiềm, có thể làm nguyên liệu cho các loại thực phẩm, hóa phẩm
và mỹ phẩm.
1.3.3. Sản phẩm Maltose Syrup
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 7
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
Sản phẩm maltose syrup hay còn gọi là mạch nha của công ty Vedan là
sản phẩm được sản xuất từ quá trình thủy phân tinh bột từ enzyme. Dung dịch
đường maltose syrup có màu đặc trưng của sản phẩm, có vị ngọt vừa phải và có
khả năng giữ ẩm tốt. Là dung dịch có mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ.
Nhờ áp dụng công nghệ tinh lọc tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng hệ thống
thiết bị thép không gỉ, cùng quy trình kiểm soát sản xuất bằng SSOP và GMP,
sản phẩm maltose syrup của công ty Vedan đảm bảo luôn tinh sạch và đạt chuẩn
an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hình 1.3. Sản phẩm đường Maltose
1.3.4. Tinh bột sắn
Tinh bột sắn Vedan được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm như
làm chất độn, chất kết nối, chất ổn định, chất làm đặc, ngoài ra nhà máy chế biến
tinh bột biến tính của Vedan cũng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ tinh
bột được ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác như: dệt, sản xuất giấy
hay xây dựng,…
1.3.5. Thiên trà Vedan
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 8
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
Được chọn lọc từ vùng Cao Nguyên Lâm Đồng có nhiệt độ thấp, quanh

năm mây mù bao phủ. Có chứa hàm lượng EGCG cao giúp bảo toàn được
dưỡng chất cho cơ thể, thưởng thức mỗi ngày có thể phòng ngừa lão hóa và
nguy cơ ung thư.
Hình 1.4. Sản phẩm thiên trà
1.3.6. Acid clohydric/ Xút
Nhà máy xút của công ty có quy trình sản xuất tiên tiến và chế độ quản lý
chặt chẽ, do vậy sản phẩm thuần khiết, đạt tiêu chuẩn thực phẩm. Acid
clohydric, xút lỏng và Hypoclorite của công ty không những được dùng trong
nhà máy sản xuất bột ngọt, mà còn là nguyên liệu cơ bản cho các ngành sản
xuất.
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 9
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
2.1. Khái quát về nguyên liệu
2.1.1. Cấu trúc tinh bột
Tinh bột là nguồn dự trữ của thực vật, do cây xanh quang hợp tạo nên, có
nhiều trong loại lương thực như hạt, củ, quả…hình dáng kích thước, mức độ
tinh thể hóa của hạt tinh bột, cũng như thành phần hóa học và tính chất của tinh
bột phụ thuộc nhiều vào giống cây, điều kiện trồng trọt, quá trình trưởng thành
của cây…tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng cho con người. Ngoài ra tinh
bột và các sản phẩm của chúng có vai trò quan trọng đến nhiều ngành công
nghiệp như: dệt, giấy…Hiện nay trên thế giới 90% tinh bột và tinh bột biến tính
được thu nhận từ bắp, khoai mì, lúa mì.
Tinh bột là hỗn hợp của hai loại glucan là amylose và amylopectin. Hầu
như các loại tinh bột đều chứa chứa từ 20 – 30% amylose còn lại là hàm lượng
amylopectin. Tuy nhiên một số giống bắp mới có thể chứa từ 50% đến 80%
amylose.
 Amylose
Amylose là một polymer có cấu trúc mạch thẳng, cấu tạo từ gốc α-D-
glucopyranosyl liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glycoside. Trong cấu trúc

của amylose còn có liên kết α-1,6-glycoside nhưng với hàm lượng rất nhỏ vào
khoảng 0.3 – 0.5%.
Mức độ polymer hóa thay đổi tùy theo nguồn tinh bột, như đối với lúa mì
là 1000 – 2000, đối với khoai tây là 4500.
Phân tử lượng của amylose vào khoảng 150 – 750kDa.
Amylose tồn tại ở dạng xoắn kép.
Ngoài ra trong cấu trúc mạch amylose còn chứa một lượng lipid rất nhỏ
vào khoảng 0.5 – 1% và một ít hợp chất của Phospho và Nito. Trong đó
Phospho thường ở dạng phospholipid, còn Nito tham gia vào cấu trúc của
enzyme.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 10
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
Hình 2.1. Cấu trúc amylose
 Amylopectin
Amylopectin là một polymer có cấu trúc mạch nhánh, cấu tạo từ các gốc
α-D-glucopyranosyl liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glycoside và α-1,6-
glycoside (khoảng 5% tổng số liên kết).
Hình 2.2. Cấu trúc Amylopectin
Trung bình, mỗi nhánh của amylopectin chứa khoảng 15 – 30 gốc
glucose.
Mức độ polymer hóa của phân tử amylopectin là khá cao, khoảng vài
triệu. Phân tử lượng của amylopectin vào khoảng 10
4
– 7.10
5
kDa.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 11
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
Ngoài ra, trong phân tử còn chứa gốc acid phosphoric.
Phân tử amylopectin có cấu trúc xoắn kép và xếp song song nhau.

 Cấu trúc tinh thể của tinh bột:
Hạt tinh bột có dạng hình tròn, bầu dục, hoặc đa giác. Các hạt tinh bột có
hình dáng kích thước không giống nhau nên có những tính chất cơ lý khác nhau
như nhiệt độ hồ hóa. Hạt nhỏ có cấu tạo chặt, còn hạt lớn thường có cấu trúc xốp
hơn.
Cấu trúc tinh thể: tinh thể có bản chất bán tinh thể với nhiều mức độ tinh
thể hóa khác nhau, thường từ 15 – 45% khi ở dạng hạt. Amylose có khả năng tạo
các chuỗi xoắn kép và có vai trò trong việc tạo cấu trúc tinh thể cho tinh bột.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho rằng khả năng tạo cấu trúc tinh thể
của tinh bột liên quan chủ yếu tới thành phần amylopectin, tinh bột không chứa
amylose có một mức độ tinh thể hóa không thay đổi. Trong lớp tinh thể các đoạn
mạch của amylopectin liên kết với nhau thành sợi xoắn kép, xếp thành dãy và
tạo thành chùm trong khi phần mạch nhánh nằm trong các lớp vô định hình. Ước
tính có khoảng 80% các phân tử amylopectin nằm trong cấu trúc chùm và
khoảng 10 – 20% các phân tử amylopectin tham gia liên kết giữa các chùm với
nhau. Amylose ngoài tham gia (với tỉ lệ thấp) vào việc tạo nên các chuỗi xoắn
kép, còn xuất hiện trong cấu trúc tinh thể của tinh bột dưới tác dụng của lipid.
Các tinh thể vô định hình của phân tử amylopectin tập hợp thành một cấu
trúc hình cầu. Các hình cầu này kích thước lớn (50 – 500nm) tạo ra các lớp tinh
thể cứng, còn các hạt cầu kích thước nhỏ (20 – 50nm) tạo ra những lớp bán tinh
thể trong cấu trúc hạt tinh bột với chiều dày khoảng vài trăm nm.
2.1.2. Một số tính chất của tinh bột
 Sự hồ hóa tinh bột
Nhiệt độ để phá vỡ hạt, chuyển tinh bột từ trạng thái đầu có mức độ oxi
hóa khác nhau thành dung dịch keo gọi là nhiệt độ hồ hóa. Phần lớn tinh bột bị
hồ hóa khi nấu và trạng thái trương nở được sử dụng nhiều hơn ở trạng thái tự
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 12
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
nhiên. Các biến đổi hóa lí khi hồ hóa như sau: hạt tinh bột trương lên, tăng độ
trong suốt và độ nhớt, các phân tử mạch thẳng và nhỏ thì hòa tan và sau đó tự

liên hợp với nhau để tạo thành gel. Nhiệt độ hồ hóa không phải là một điểm mà
là một khoảng nhiệt độ nhất định. Tùy điều kiện hồ hóa như nhiệt độ, nguồn gốc
tinh bột, kích thước hạt và pH mà nhiệt độ phá vỡ và trương nở của tinh bột biến
đổi một cách rộng lớn.
 Độ nhớt của hồ tinh bột:
Một trong những tính chất quan trọng của tinh bột có ảnh hưởng đến chất
lượng và kết cấu của nhiều sản phẩm thực phẩm đó là độ nhớt và độ dẻo. Phân
tử tinh bột có nhiều nhóm hydroxyl có khả năng liên kết được với nhau làm cho
phân tử tinh bột tập hợp lại, giữ nhiều nước hơn khiến cho dung dịch có độ đặc,
độ dính, độ dẻo và độ nhớt cao hơn. Yếu tố chính ảnh hưởng đến độ nhớt của
dung dịch tinh bột là đường kính của các phân tử hoặc của các hạt phân tán, đặc
tính bên trong của tinh bột như kích thước, thể tích, cấu trúc và sự bất đối xứng
của phân tử. Nồng độ tinh bột, pH, nhiệt độ, tác nhân oxy hóa, các thuốc thử phá
hủy liên kết hydro đều làm cho tương tác của các phân tử tinh bột thay đổi do đó
làm thay đổi độ nhớt của dung dịch tinh bột.
2.1.3. Các loại tinh bột
Sắn (Manihot Esculenta Crantz) là một trong những loại cây hoa màu
được trồng ở hơn 80 quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm. Ở các nước nhiệt đới tinh
bột sắn hầu hết được sản xuất ra sử dụng làm thức ăn cho người, gia súc và sử
dụng trong các ngành công nghiệp khác.
Các giống sắn chuyên để sản xuất tinh bột được lai tạo có hàm lượng tinh
bột cao trung bình 27 – 28% và có thể lên đến 30%.
Tinh bột sắn có màu trắng. Trong quá trình sản xuất nếu củ được nghiền
mà chưa bóc vỏ, tinh bột thu được sẽ có màu tối. Màu sắc của tinh bột ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm. Củ sắn và tinh bột
sắn có pH khoảng 6.0 – 6.3.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 13
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
Tinh bột sắn có hàm lượng amylopectin và phân tử lượng trung bình
tương đối cao, 215000g/mol so với amylopectin của bắp là 30500, của tinh bột

lúa mì là 130000 và của tinh bột khoai tây là 224000, của tinh bột bắp sáp là
276000.
Hạt tinh bột sắn có kích thước nhỏ, từ 5 - 35µm. Tỷ lệ amylopectin là
17/83. Nhiệt độ hồ hóa dao động trong khoảng từ 52 – 64
0
C.
Tinh bột sắn có những tính chất tương tự như các loại tinh bột có chứa
nhiều amylopectin như độ nhớt cao, xu hướng thoái hóa thấp và có độ bền gel
cao. Hàm lượng amylopectin và amylose trong tinh bột sắn có liên quan đến độ
dính của củ nấu chín và nhiều tính chất trong các ứng dụng công nghiệp.
2.1.4. Chế phẩm enzyme
Hai enzyme để thủy phân tinh bột thường được sử dụng là: α-amylase và
β-amylase.
 Enzyme α-amylase:
Đây là một endoenzyme, xúc tác thủy phân liên kết α-1,4-glycoside ở giữa
mạch trong phân tử amylose và amylopectin tạo sản phẩm chính là dextrin. α-
amylase được tìm thấy trong cơ thể thực, động vật và tế bào vi sinh vật.
Mục đích sử dụng α-amylase là giảm độ nhớt của khối hồ tinh bột. Phân
tử lượng của enzyme nằm trong khoảng 45 – 60 kDa tùy theo nguồn thu nhận.
Đặc tính:
Tất cả các α-amylase thu được từ các nguồn khác nhau đều là
metalloenzyme. Người ta tìm thấy ion Calci trong phân tử enzyme này với hàm
lượng từ 1 ÷ 30g. Nguyên tử/1g.mol enzyme. Nếu chúng ta tách toàn bộ Ca
2+
ra
khỏi α-amylase thì enzyme bị vô hoạt. Do đó trong quá trình thủy phân tinh bột,
người ta thường bổ sung ion Calci vào để ổn định hoạt tính của enzyme. Ở nhiệt
độ cao, hoạt tính của enzyme α-amylase được duy trì nhờ ion Calci. Tuy nhiên,
đối với α-amylase bền nhiệt thu được từ vi khuẩn Bacilluss licheniformis, nhu
cầu về ion Ca

2+
ở mức tương đối thấp.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 14
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
 Enzyme β-amylase:
Là một exoenzyme. Nó xúc tác phản ứng thủy phân liên kết α-1,4-
glycoside từ đầu không khử của mạch phân tử amylose và amylopectin để tạo ra
sản phẩm là maltose. Khi phản ứng kết thúc người ta tìm thấy hai thành phần
chính trong dịch thủy phân là maltose và β-dextrin.
Β-amylase hầu như không thủy phân các hạt phân tử tinh bột nguyên vẹn
nhưng nó phân hủy hồ tinh bột rất mạnh.
β-amylase phân giải 100% amylose thành maltose. β- amylase phân giải
54 – 58% amylopectin thành maltose.
β-amylose bền acid nhưng chịu nhiệt kém hơn α-amylase.
Các enzyme β-amylase có pH tối ưu nằm trong khoảng 5 – 6 và nhiệt độ
tối ưu khoảng 50
0
C. Tuy nhiên các β-amylase vi khuẩn thường có tính bền nhiệt
hơn so với β-amylase có nguồn gốc thực vật.
2.1.5. Các nguyên liệu khác
 Chất chỉnh pH: để các chế phẩm enzyme xúc tác phản ứng thủy phân tinh bột
đạt hiệu quả cảo, cần hiệu chỉnh pH dung dịch cơ chất về giá trị tối thích của
enzyme. Chất chỉnh pH thông dụng là HCl 0.1N và NaOH 0.1N.
 Than hoạt tính: được sử dụng để tinh sạch dung dịch đường sau khi quá trình
thủy phân, cải thiện độ màu của sản phẩm. Than hoạt tính là một nhóm vật liệu
carbon ở trạng thái vô định hình và có độ xốp tương đối cao. Bề mặt riêng của
than hoạt tính có thể dao động trong khoảng 500 – 1500m
2
/g.
 Bột trợ lọc diatomite: được dùng hỗ trợ cho quá trình lọc. Dạng bột màu trắng

hoặc trắng nhạt, có cấu trúc rỗng, xốp. Khi nó ở dạng bột sờ vào sẽ có cảm giác
trầy da, bột diatomite rất sáng. Thành phần chủ yếu của diatomite là SiO
2
86%,
Na 5%, Mg 3% và Fe 2%.
2.2. Quá trình đường hóa
Đường hóa là quá trình chuyển hóa hóa học, biến tinh bột thành đường lên
men phục vụ cho quá trình lên men, sản phẩm thu được gọi là đường hóa. Đây là
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 15
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
công đoạn rất quan trọng trong quá trình sản xuất dịch đường. Trong suốt quá
trình đương hóa, bột nguyên liệu và nước hòa trộn với nhau, các thành phần của
bột nguyên liệu hòa tan vào nước và ta thu được dịch đường.
2.2.1. Giai đoạn dịch hóa
Khi chọn enzym amylase tác dụng lên dung dịch hồ tinh bột, hiện tượng
xuất hiện đầu tiên là độ nhớt của dung dịch bị loãng ra. Các sản phẩm tạo thành
trong giai đoạn này là dextrin phân tử cao và một lượng nhỏ đường. Như vậy có
thể quan niệm sự dịch hóa là sự phá hủy các tập hợp tinh bột thành những phân
tử riêng biệt, rồi lại phân ly tiếp tục thành các dextrin phức tạp.
Trong hệ enzym amylase thì α-amylase là enzym điển hình gây ra sự dịch
hóa. Có thể làm tăng sự dịch hóa bằng 3 phương pháp:
• Thêm các chất làm tăng hoạt động của enzym và các chất ổn định enzym. Các
chất này có tác dụng như những chất khích thích thật sự hoặc có tác dụng hòa
tan hay ổn định enzym trong điều kiện nào đó hay tạo ra những điều kiện thuận
lợi cho tác dụng của enzym. Chẳng hạn độ bền nhiệt của α- amylase tăng lên khi
thêm một lượng nhỏ Ca
2+
.
• Tách các chất kìm hãm enzym trong nguyên liệu. Thông thường là ion Cu
2+


một lượng nhỏ cũng ảnh hưởng kìm hãm đến hoạt độ của enzym.
• Định hình một phần tinh bột trước khi cho enzym tác dụng.
2.2.2. Giai đoạn dextrin hóa
Trong giai đoạn này, các phân tử tinh bột sẽ bị thủy phân ngắn dần. Do đó
độ nhớt của dung dịch giảm dần. Phản ứng của hồ tinh bột với Iot cũng thay đổi
từ màu xanh đến đỏ rồi nâu và cuối cùng là không màu. Như vậy dextrin chẳng
qua là một loại polysaccharide trung gian giữa tinh bột và maltose, ứng với gam
màu tím đến xanh rồi không màu. Tác nhân gây ra quá trình dextrin hóa là α, β-
amylase tùy theo cơ chế tác dụng của chúng mà có thể chia ra các dạng dextrin
hóa như sau:
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 16
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
• Nếu cho α-amylase thuần khiết thủy phân thì trong toàn bộ quá trình ta sẽ thấy
xuất hiện đầy đủ các dạng dextrin và một lượng nhỏ đường khử.
• Nếu cho β-amylase thuần khiết thì tinh bột nhanh chóng thành maltose và β-
dextrin. Dextrin này thường có tên là β-amylodextrin. Sản phẩm cuối có màu đỏ
với iod. Đây có thể xem như vừa có sự dextrin hóa vừa có sự đường hóa
amylose vì maltose tạo thành không hoàn toàn và dextrin tạo thành phức tạp.
• Nếu cho hỗn hợp α, β-amylose thì sự tạo thành đường khử cũng nhanh như tạo
thành dextrin và không có màu xanh với Iod.
2.2.3. Giai đoạn đường hóa
Là giai đoạn phân ly các dextrin thành maltose và glucose gồm 2 giai
đoạn phản ứng.
• Giai đoạn đầu: xảy ra khi lượng cơ chất rất lớn so với lượng enzym. Vì thế tốc
độ đường hóa phụ thuộc vào enzym một cách tuyến tính.
• Giai đoạn sau: Phản ứng tiến triển chậm hơn và không phụ thuộc vào nồng độ
enzym. Dựa vào cơ chế tiến triển của tiến trình có thể chia tiến trình đường hóa
thành 3 giai đạng:
Tác nhân đường hóa duy nhất là α-amylase thì tạo thành nhóm khử tuyến

tính phụ thuộc vào nồng độ enzym. Phần lớn quá trình đường hóa không phải do
enzym tác dụng trực tiếp lên dextrin mà là do sự phân ly sau này của dextrin.
Nếu tác nhân β-amylase thì sự đường hóa xảy ra nhanh chóng ở giai đoạn
đầu và có thể phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ amylase. Sự tạo thành đường
giảm dần ở giai đoạn sau và kết thúc khi có khoảng 80% dextrin chuyển thành
maltose.
Nếu tác nhân là α, β-amylase thì giai đoạn đầu dextrin chuyển nhanh
thành maltose, giai đoạn sau phản ứng xảy ra chậm nhưng đường vẫn tạo thành
liên tục và đều đặn cho đến khi hết dextrin chuyển thành maltose và glucose.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 17
:KLL(
MH:J
4'/%&'
L(
/AN
#
13*O
4'/%&'
P&@*Q13R=SLTUVLWX

:JR=SLWUVLWX
4FI&
Y7&Z
5[.&1'
Y7&\
5[(:KR]^_X
MH
4'/%&'
`
,I;([

":JL
4a
5[6'RS_X
W
I/" /
P&b=
5[ZRS_X
"0RZU4X
5[\R\UX

7=YM(/*H
+(
`
4'/%&'L(:&./L+&,7
4/1c
@=d1/1c
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
CHƯƠNG III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG
MALTOSE
3.1. Quy trình công nghệ

Nước thải
Hình 3.1. Quy trình sản xuất đường Maltose
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 18
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
3.2. Thuyết minh quy trình
3.2.1. Nguyên liệu
3.2.1.1 Tinh bột sắn
Nguyên liệu để sản xuất đường nha là những chất giàu tinh bột. Nguồn
tinh bột chứa nhiều trong ngũ cốc (lúa gạo, lúa mì, khoai, ngô,…), củ (khoai tây,

sắn,…), và một số loài thực vật (đậu,…).
Hình 3.2. Tinh bột sắn
Phân tử tinh bột được cấu tạo từ hai thành phần chính là amylose và
amylopectin.
 Amylose: chiếm khoảng 20-30%.
- Amylose là một polymer có cấu trúc mạch thẳng, cấu tạo từ gốc α-D-
glucopyranosyl liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glysoside. Trong cấu
trúc của amylase còn có liên kết α-1,6-glycoside nhưng với hàm lượng rất
nhỏ khoảng 0.3-0.5%.
- Mức độ polymer hóa thay đổi tùy theo nguồn tinh bột, như đối với lúa mì là
1000-2000.
- Phân tử lượng amylase vào khoảng 150-750 kDa.
- Amylose tồn tại ở dạng xoắn kép.
- Ngoài ra trong cấu trúc mạch amylase còn chứa một lượng lipid rất nhỏ vào
khoảng 0.5-1% và một ít hợp chất của Phospho và Nito. Trong đó Phospho
thường ở dạng phospholipid, còn Nito tham gia vào cấu trúc enzyme.
 Amylopectin: chiếm khoảng 70-80%.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 19
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
- Amylosepectin là một polymer có cấu trúc mạch nhánh, cấu tạo từ gốc α-D-
glucopyranosyl liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glycoside và α-1,6-
glycoside (khoảng 5% tổng số liên kết).
- Mức độ polymer hóa của phân tử amylopectin là khá cao, khoảng vài triệu.
Phân tử lượng của amylopectin vào khoảng 10
4
-7.10
5
kDa.
- Ngoài ra, trong phân tử còn chứa gốc acid phosphoric.
- Phân tử amylopectin có cấu trúc xoắn kép và xếp song song nhau.

- Hình dạng hạt tinh bột đa dạng (hình oval, cầu,…) và có kích thước vào
khoảng 2-150 µm tùy theo nguồn gốc tinh bột.
Tinh bột có cấu trúc vô định hình (trong đó có amylose và phần lớn là
amylopectin) và vùng kết tinh (chủ yếu là amylopectin). Vùng kết tinh có cấu
tạo chặt, khó bị thủy phân.
 Tính chất công nghệ và cảm quan của sản phẩm được quyết định bởi:
- Tỷ lệ amylose/amylopectin.
- Mức độ polymer hóa (tổng số gốc glucose tham gia tạo nên tinh bột): mức độ
polymer hóa càng cao thì mạch của tinh bột càng dài và khối lượng phân tử
càng cao.
- Mức độ phân nhánh (tức là số liên kết α-1,6- so với liên kết α-1,4): mức độ
phân nhánh càng cao thì cấu tạo của phân tử tinh bột càng phức tạp, làm tăng
độ nhớt và độ dai cho sản phẩm.
Ở đây, nguồn nguyên liệu sử dụng là tinh bột sắn. Sắn là cây lương thực
ưa ấm và ẩm, mọc ở nhiều nước nhiệt đới. Sắn là loại tương đối dễ trồng và có
thể sinh trưởng trên nhiều loại đất.
Thành phần hóa học củ sắn tươi có thể là: tinh bột 20-34%, protein 0.8-
1.2%, chất béo 0.3-0.4%, xellulose 1-3%, tro 0.54%, polyphenol 0.1-0.3%, nước
60-74.2%.
Kích thước hạt tinh bột 5-40 µm.
Tinh bột sắn xốp hơn tinh bột ngô và có hàm lượng amylase 8-29%.
Độ nhớt của tinh bột sắn ít hơn của khoai tây, nhưng lớn hơn ngô.
Nhiệt độ hồ hóa: 51-79
o
C.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 20
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
3.2.1.2. Nước
Nước dùng trong chế biến phải là nước sạch và mềm, đạt tiêu chuẩn làm
nước uống và không có mùi vị, không màu, trong suốt và đặc biệt là không có

sắt và mùi amoniac, không có có kim loại nặng.
Nước phải đạt chỉ tiêu sau đây mới được dùng trong quá trình chế biến:
• Độ cứng chung (mg đương lượng) 7
• Hàm lượng muối carbonate 50 mg/l
• Hàm lượng muối Mg 100 mg/l
• Hàm lượng muối clorua 75-150 mg/l
• Hàm lượng muối CaSO
4
130-200 mg/l
• Hàm lượng Fe
2+
0.3 mg/l
• Khí NH
3
: không có
• Các muối nitrat, nitric: không có
• Vi sinh vật 100 tế bào/1 cm
3
3.2.1.3. Hệ enzyme
Hệ enzyme sử dụng trong quá trình sản xuất đường nha là hệ enzyme thủy
phân tinh bột (chủ yếu là hệ enzyme amylase gồm có α-amylase, β-amylase,
ngoài ra còn có maltase, sitase, invertase, ).
Hiện nay có 6 loại amylase, và được chia làm 2 nhóm endoamylase
(enzyme nội bào) và exoamylase (enzyme ngoại bào). Endoamylase gồm có α-
amylase và nhóm khử nhánh. Exoamylase gồm có β-amylase và γ-amylase. Các
loại amylase khác nhau có đặc tính thủy phân khác nhau.
3.2.2. Bảo quản
 Mục đích: Dự trữ, bảo quản nguyên liệu theo đúng quy cách nhằm đảm bảo chất
lượng và kịp thời cung ứng cho kế hoạch sản xuất.
 Trình tự thao tác:

Tinh bột sắn được bảo quản ở điều kiện thường.
Men dịch hóa, đường hóa nên bảo quản lạnh, tránh bảo quản trên 25
0
C.
Các nguyên liệu khác được bảo quản ở điều kiện thường.
3.2.3. Điều chế dung dịch sữa bột
 Mục đích: Điều chế dung dịch sữa bột có Be, pH theo đúng quy cách và cho
men vào dung dịch sữa bột chuẩn bị cho quá trình dịch hóa.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 21
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
 Trình tự thao tác:
Mở van nước vào bồn T100A7, T100A8.
Khởi động trục khuấy T100A7, T100A8.
Đổ bột ướt hoặc bột khô vào bồn hòa tan, điều chỉnh lượng nước, khống
chế dung dịch sữa bột có Be 19.
Khởi động bơm P501 bơm dịch sữa bột từ bồn T100A7, T100A8 vào thiết
bị lọc (LSB0), sữa bột sẽ đi từ bộ phận lọc rồi vào các bồn T208D, T208E. Sau
khi đủ khối lượng (khối lượng theo kế hoạch sản xuất), pH đạt từ 5,8 6,2 mới
tiến hành cho men dịch hóa vào, lượng men cho vào từ 0,170 0,250 kg/tấn tính
theo nồng độ bột 100%. Sau khi kết thúc quá trình bơm tiến hành rửa lọc
(LBS01) mỗi bồn rửa một lần.
 Thông số kỹ thuật:
Be ≥ 19
pH = 5.8 – 6.2
3.2.4. Dịch hóa
 Mục đích: Gia nhiệt dung dịch sữa bột đến nhiệt độ dịch hóa. Bảo ôn nhiệt độ
nhằm dịch hóa hoàn toàn dung dịch sữa bột, chuẩn bị cho quá trình đường hóa.
 Biến đổi:
Vật lý: nhiệt độ tăng
Hóa học: cấu trúc các hạt tinh bột bị phá hủy

Hóa lý: làm nước bay hơi và các phân tử nước trong các hạt tinh bột cũng
bay hơi, độ nhớt giảm.
Hóa sinh: hoạt tính enzyme amylase đạt đến tối ưu, tiếp tục phân cắt phân
tử tinh bột thành các dextrin. Quá trình dịch hóa diễn ra nhanh hơn.
Trình tự thao tác:
Khởi động máy nấu bột, từ từ điều khiển A1 hoặc A2.
Khởi động motor bơm PS1, PS2 hoặc PS3.
Mở van nước vào máy, chỉnh vòng tua chạy phù hợp với kế hoạch sản
xuất. Mở van hơi nóng, điều chỉnh van hơi nóng tự động để nhiệt độ tăng từ từ
lên đến 105 5
0
C (đồng hồ nhiệt độ đặt ở tủ điều khiển).
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 22
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
Đóng van nước, đồng thời mở van bột từ bồn giữ nhiệt độ bồn nhiệt độ rồi
vào bồn dịch hóa.
Nhiệt độ ở các bồn dịch hóa > 85
0
C.
Khởi động trục khuấy M208A, B, C khi dịch hóa bồn dịch hóa đủ khối
lượng (khối lượng theo nhu cầu sản xuất), mở van chuyển đổi luân phiên qua
bồn khác.
Tùy vào lượng men tố sử dụng, sau 2 giờ dịch hóa, lấy mẫu kiểm tra bằng
dung dịch iot 0.02N. Nếu màu của mẫu thử chuyển sang màu tím (hoặc tím đỏ,
cam) thì quá trình dịch hóa đã hoàn tất. Nếu dịch hóa chưa hoàn tất, tham khảo
tiêu chuẩn thao tác Syrup PL203001 để xử lý.
 Thông số kỹ thuật: nhiệt độ: ≥ 90
o
C
3.2.5. Đường hóa

 Mục đích: Tiếp tục thủy phân dung dịch sau quá trình dịch hoá tạo thành
Maltose syrup theo quy cách sản phẩm.
 Biến đổi:
Vật lý: nhiệt độ giảm
Hóa học: sự thay đổi thành phần các chất, tăng hàm lượng đường.
Hóa sinh: xảy ra phản ứng thủy phân do enzyme β- amylase xúc tác.
Cảm quan: Tăng độ ngọt
 Trình tự thao tác:
Khi dịch hóa đã hoàn tất, nhiệt độ dịch hóa ở bồn dịch hóa > 85
0
C, ta tiến
hành khởi động bơm P104, P105 hoặc P106.
Mở van bồn dịch hóa để bơm dịch hóa từ các bồn này qua bộ phận trao
đổi nhiệt L101A, B rồi vào các bồn đường hóa T301A4, 5.
Khởi động trục khuấy bồn đường hóa T301A4, 5. Xác định khối lượng
dịch hóa, pH 5,0 ~ 6,0; tốt nhất khống chế pH dao động trong khoảng 5,2 ~ 5,5.
Nhiệt độ luôn duy trì khoảng 55 ~ 60
0
C và sau đó tiến hành cho men tố đường
hóa Maltose vào 0.60 kg/tấn tính theo nồng độ bột 100%.
Xác định bồn đường hóa đủ khối lượng (khối lượng theo kế hoạch sản
xuất), mở van chuyển bồn đường hóa khác.
Thời gian đường hóa hoàn tất nhỏ hơn 30 giờ (tùy theo quy cách sản
phẩm khách hàng yêu cầu để điều chỉnh thời gian đường hóa phù hợp). Khi RS,
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 23
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
DE của bán thành phẩm công đoạn đường hóa đạt quy cách sản phẩm khách
hàng yêu cầu thì quá trình đường hóa hoàn tất.
Khi đường hóa hoàn tất tiến hành mở hơi nóng nâng nhiệt độ 75
0

C để
tiến hành diệt men.
 Thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ: 50 -60
o
C.
pH = 5 - 6
3.2.6. Lọc 1
 Mục đích: Loại bỏ sơ bộ tạp chất và cặn bã, chuẩn bị cho quá trình tẩy màu 1.
 Biến đổi: tăng độ trong.
 Trình tự thao tác:
Đường hóa hoàn tất, dịch đường đi qua máy lọc L103 hoặc L104 có quy
cách lỗ lưới 75µm vào bồn trung gian T301A8 và chờ bơm đi.
Sau khi kết thúc quá trình lọc ta tiến hành rửa lọc mỗi bồn một lần. Tại
bồn trung gian T301A8 luôn duy trì pH 5,0 ~ 6,0 và nhiệt độ ≥ 75
0
C.
 Thông số kỹ thuật:
pH = 5 – 6
Nhiệt độ: ≥ 75
o
C
3.2.7. Phối than
 Mục đích: Phối trộn dịch đường với than hoạt tính, chuẩn bị cho quá trình tẩy
màu 1 và tẩy màu 2.
 Trình tự thao tác:
Mở van nước làm mát bơm.
Mở van dưới đáy bồn trung gian, điều chỉnh van điều tiết dựa vào mức
dịch trong bồn.
Mở van nhập liệu vào bồn phối than, khởi động bơm nguyên liệu, định

mức lưu lượng khoảng 10 ~ 15m
3
/h.
Khi mức dịch bồn đạt 30%, khởi động máy khuấy bồn phối than, cho than
hoạt tính vào bồn phối than với lượng than khoảng 2~5kg/m
3
dịch đường từ bồn
trung gian. Khi đạt 80% thể tích bồn phối than thì đóng van nhập liệu bồn phối
than mở van nhập liệu vào bồn 2 tẩy màu 1.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 24
Quy trình sản xuất đường maltose GVHD: Th.s.Chu Thị Hà
Khi trộn hết lượng than, khởi động bơm nguyên liệu từ bồn phối than,
bơm dịch từ bồn phối than về 2 bồn chứa than 1 và bồn chứa than 2 khoảng 30%
thể tích, phần dư còn lại của bồn phối than bơm về bồn trung gian.
 Sự cố thường gặp và cách khắc phục:
Sự cố: than và dịch đường trộn không đều.
Nguyên nhân: do máy khuấy không hoạt động, hoặc trộn than với lượng
lớn làm than bị vón cục.
Cách khắc phục: dừng bơm, kiểm tra máy khuấy, trộn than với lượng
thích hợp.
 Thông số kỹ thuật:
Lượng than 3 – 8 kg/m
3
dịch đường.
3.2.8. Tẩy màu 1
 Mục đích: Trộn chất trợ lọc, trộn đều than và dịch đường.
 Biến đổi:
Cảm quan: dung dịch trong hơn
Hóa lý: cặn bẩn được hấp phụ trên bề mặt của than hoạt tính.
 Trình tự thao tác:

Mở van nước làm mát bơm.
Kiểm tra bồn trung gian, bơm và đường ống có sạch sẽ không, kiểm tra
các van có đóng lại không. Mở nước làm mát bơm.
Mở van dưới bồn trung gian, điều chỉnh van điều tiết mở 30%, khởi động
bơm nguyên liệu, xuất liệu vào bồn 2 tẩy màu 1. Khi hiển thị có lưu lượng thì
cài đặt van điều tiết sang tự động và chỉnh lưu lượng khoảng 10~15m
3
/h.
Cho vào bồn 2 tẩy màu 1 khoảng 20~25 kg chất trợ lọc, khởi động máy
khuấy, trộn đều chất trợ lọc với dịch đường không chứa than, mở van nhập liệu
và hồi lưu ở thiết bị lọc khung bản, khởi động bơm nguyên liệu từ các bồn tẩy
màu 1, bơm dịch đường và chất trợ lọc lên thiết bị lọc khung bản, chạy hồi lưu
trong khoảng 10~15 phút để trét chất trợ lọc lên vải lọc, sau đó tắt bơm và khóa
các van lại.
Nhập liệu vào bồn 2 tẩy màu 1 với lưu lượng khoảng 10~15m
3
/h, đạt 10%
thể tích bồn thì khởi động máy khuấy bồn 2 tẩy màu 1.
SVTH: Đỗ Chí Linh Trang 25

×