Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

báo cáo thực tập tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương (vietcombank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.19 KB, 37 trang )

BÁO CÁO TỔNG HỢP
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. NHTMCP NT VN: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
2. NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
3. NHTMQD: Ngân hàng thương mại quốc doanh
4. NHTMNN: Ngân hàng thương mại nhà nước
5. NHTM: Ngân hàng thương mại
6. NHNN: Ngân hàng nhà nước
7. PGD: Phòng giao dịch
8. SGD: Sở giao dịch
9. TK: Tài khoản
10. TW: Trung ương
11. XNK: Xuất nhập khẩu
Trần Thị Minh Hồng 1
BÁO CÁO TỔNG HỢP
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số thứ tự Tên bảng Trang
1
Bảng 1 - Mô hình tổ chức Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Nguồn: Báo cáo thường niên
Ngân hàng Ngoại thương 2007.
9
2
Bảng 2: Hoạt động huy động vốn của SGD
NHTMCP NT VN, Nguồn: Báo cáo kết quả kinh
doanh của SGD NHNT VN năm 2006, 2007 và
2008.
18
Trần Thị Minh Hồng 2
BÁO CÁO TỔNG HỢP
LỜI MỞ ĐẦU


Lý luận và thực tiễn là hai phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho
nhau. Việc học tập trong nhà trường nhằm tiếp thu các lý thuyết cơ bản để vận
dụng vào thực tế. Quá trình thực tập tại cơ sở thực tế là điều kiện để chúng em
các sinh viên năm cuối có cơ hội làm quen với môi trường làm việc.
Trong quá trình thực tập tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam em đã có cơ hội được khảo sát các hoạt động kinh doanh chung của Sở
và các phòng ban cụ thể. Qua đó em nhận thấy các vấn đề nổi bật của từng
phòng ban để tập trung nghiên cứu, tìm và kiến nghị một số giải pháp đóng góp
với ngân hàng trong thời gian thực tập còn lại. Sau đây em xin trình bày những
ghi chép của em về cơ sở thực tập của mình.
Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN
Chương 2: Hoạt động cơ bản của Sở giao dịch NH TMCP Ngoại thương VN
Chương 3: Định hướng phát triển của Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương VN
Trần Thị Minh Hồng 3
BÁO CÁO TỔNG HỢP
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (NHNT) được chính thức thành lập
ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hàng
trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương
(nay là NHNN). Tại thời điểm này, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên
doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối
ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại
khác (vận tải, bảo hiểm …), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý
vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong

các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) …
Bên cạnh đó, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách
quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với
Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Trong thời gian 1964 - 1975 NHNTVN đã thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chủ
yếu là: phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và
đóng góp một phần hết sức quan trọng cho cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam
qua việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu chuyển tiền phục vụ cho việc mua sắm vũ khí,
đạn dược, thuốc men cũng như lương thực, thực phẩm chi viện cho miền Nam.
Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ra nghị định số
53/HĐBT quy định rõ: NHNN là cơ quan của HĐBT được tổ chức thành hệ
thống thống nhất trong cả nước gồm 02 cấp: NHNN là cấp quản lý và các Ngân
hàng chuyên doanh trực thuộc, gồm Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công
thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam.
Trần Thị Minh Hồng 4
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Đến ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên
doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN hoạt
động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội
đồng Bộ trưởng. Với 02 pháp lệnh Ngân hàng được ban hành, Ngân hàng Ngoại
thương từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự
do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác bao gồm cả các chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh.
Ngày 21/9/1996, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc
NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô
hình Tổng công ty 90,91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày
7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 2/6/2008, theo Quyết định số 138/GP-NHNN ngày 23/5/2008 của
Thống đốc NHNN, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi

thành từ Ngân hàng thương mại Nhà nước thành Ngân hàng thương mại cổ phần
lấy tên là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tên đầy đủ
bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam.
Trải qua 45 năm hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam liên tục
giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và được xếp hạng là một
trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Nhà nước. Là ngân hàng thương mại phục vụ
đối ngoại lâu đời nhất ở Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn
được biết đến như một ngân hàng đứng đầu về nguồn vốn và có uy tín trong các
lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán
quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng.
Mới đây, Vietcombank được tạp chí Asiamoney trao giải thưởng “Ngân
hàng nội địa tốt nhất tại Việt Nam năm 2008”, Vietcombank cũng được nhận
giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt
Nam năm 2008” theo bình chọn của độc giả tạp chí Trade Finance (thuộc tập
đoàn Euromoney Institutional Investor Group) thông qua cuộc khảo sát hàng
năm “Giải thưởng toàn cầu cho Ngân hàng tốt nhất” của tạp chí này.
Trần Thị Minh Hồng 5
BÁO CÁO TỔNG HỢP
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam
Năm 1991, Sở giao dịch (SGD) NHNT TW được thành lập. Trong thời
gian đầu thành lập, SGD là đơn vị phụ thuộc NHNT TW (Hội sở chính), thực
hiện các hoạt động của NHNT TW. SGD đóng vai trò đầu mối thực thi chiến
lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ của NHNT VN, là cầu nối cho NHNT VN
với khách hàng của mình.
Ngày 20/1/2001, NHNT VN khai trương toà nhà VCB Tower tại địa chỉ
số 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. NHNT TW (Hội sở chính) và SGD NHNT
TW được đặt tại Trụ sở này.
SGD đã thành lập thêm mạng lưới các phòng giao dịch trên khắp địa bàn
thành phố Hà Nội, đến nay đã có 21 phòng giao dịch; tăng thời gian giao dịch tại

các phòng giao dịch này để phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng được
thuận lợi hơn.
Cùng với toàn bộ hệ thống NHNT VN, SGD thực hiện đa dạng hoá và
nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ mới, đi đầu trong ngành ngân hàng
như: thẻ rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank MasterCarrd,
thẻ tín dụng Vietcombank VISA, thẻ Amex; triển khai hệ thống dịch vụ VCB
Online và hệ thống giao dịch tự động (Connect 24), dịch vụ thương mại điện tử
“Vietcombank Cyber Bill Payment” (V-CBP); chấp nhận giao dịch thẻ VISA,
thẻ MasterCard trên hệ thống giao dịch tự động VCB-ATM; thực hiện các
nghiệp vụ như quyền chọn (Option), bao thanh toán (Factoring), triển khai hoạt
động bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng …
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, theo yêu cầu của Thủ
tướng Chính phủ về việc cổ phần hoá các Ngân hàng quốc doanh, trong đó có
NHNT VN. Xác định chiến lược kinh doanh đồng thời đẩy nhanh quá trình cổ
phần hoá đi đôi với việc phát triển và chuyên môn hoá nghiệp vụ của các phòng
ban. Ngày 28/12/2005, theo Quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB&ĐT của Hội
đồng Quản trị NHNT VN và tới ngày 01/01/2006, SGD được chính thức tách
khỏi Hội Sở chính, hoạt động như một chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con
dấu, có tài khoản riêng. Sở giao dịch trở thành một chi nhánh được thực hiện tất
cả các nghiệp vụ ngân hàng của NHNT VN. Sở giao dịch cùng các chi nhánh
Trần Thị Minh Hồng 6
BÁO CÁO TỔNG HỢP
trong toàn hệ thống trên cả nước sẽ không ngừng xây dựng và phát triển, phục vụ
tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, góp phần thiết thực vào sự phát triển nền
kinh tế nước nhà.
Kể từ đây, toàn bộ giao dịch của các Tổng công ty sẽ do Hội sở chính
quản lý, còn giao dịch của tất cả các đối tượng khách hàng khác: doanh nghiệp,
cá nhân sẽ do Sở giao dịch thực hiện.
Ngày 30/10/2008, Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã
chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại địa chỉ 31-33 Ngô Quyền,

Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với trụ sở làm việc mới, SGD đã
thêm một bước khẳng định sự độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình.
Bên cạnh hoạt động như một Chi nhánh Vietcombank với thị phần lớn
trong nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, Sở giao dịch còn là nơi tiên phong thực hiện các
chủ trương chính sách của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các
sản phẩm mới cũng như thực hiện một số nghiệp vụ đặc thù khác. SGD luôn là
đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống VCB về quy mô huy động vốn, ngay cả trong
những thời điểm̀ công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. SGD cũng là một
trong hai đơn vị có đóng góp lớn nhất cho lợi nhuận của VCB.
1.2 Cơ cấu tổ chức tại SGD NHNT VN
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của NHNT VN
Sau 45 năm hoạt động, NHNT đã phát triển thành một ngân hàng đa năng
với mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên nhiều địa bàn, lĩnh vực, bao gồm:
 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 60 chi nhánh và 197 Phòng giao
dịch trên toàn quốc
 3 Công ty con ở trong nước:
Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing)
Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower)
 Mạng lưới tại nước ngoài:
Trần Thị Minh Hồng 7
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Công ty Tài chính Việt Nam - Hongkong (Vinafico)
VP đại diện ở Singapore
 3 Công ty liên doanh:
Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF)
Ngân hàng liên doanh Shihan Vina
Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành
Hoạt động của NHNT còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế
lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn

90 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng số cán bộ thực tế đến ngày 31/12/2008 của VCB là 8.944 người.
Hiện nay Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Hoà Bình (bổ nhiệm
ngày 23/5/2008) và tổng giám đốc NHTMCP Ngoại thương VN là ông Nguyễn
Phước Thanh (bổ nhiệm ngày 23/5/2008).
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thể hiện
trong bảng dưới đây:
Trần Thị Minh Hồng 8
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Bảng 1: Mô hình tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007
Trần Thị Minh Hồng 9
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
UỶ BAN QUẢN LÝ RỦI RO BAN KIỂM SOÁT HĐQT
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TỔNG GIÁM ĐỐC
ALCO HĐTD TW
PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐPHÓ TGĐPHÓ TGĐ
Quan hệ
khách hàng
Đầu tư
dự án
Chính sách
Tín dụng
Quản lý
Rủi ro
Công nợ
Thông tin
Tín dụng
Quản lý

Nợ
Quản trị
Pháp chế
Quản lý
XDCB
Ban thi đua
Quản lý
Thẻ
Chính sách &
SP bán lẻ
Bao
Thanh toán
Tổng hợp
Thanh toán
Tài trợ
Thương mại
Tổng hợp &
PTích Ktế
Thông tin
Tuyên truyền
Vốn
Kinh doanh
Ngoại tệ
Quản lý vốn
& KDoanh
Cphần
Quan hệ
NH đại lý
Trung tâm
Tin học

Qlý các
Đề án cnghệ
DVụ
Tkhoản KH
Thanh toán
Liên NH
Quản lý
Ngân quỹ
Trung tâm
Thanh toán
Kế toán
Tài chính
Kế toán
Hội sở
Kiêm tra
Nội bộ
Kế toán
Quốc tế
Ké toán
KD vốn
TTCB &
Đào tạo
Văn phòng
Các phòng
ban hỗ trợ
khác
Sở giao dịch &
60 chi nhánh
Các công ty con
trong nước

Các đơn vị ở
nước ngoài
Các công ty
liên doanh
BÁO CÁO TỔNG HỢP
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch NHNT VN
Lãnh đạo SGD NHNT VN gồm có 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc phụ
trách các mảng nghiệp vụ. Hiện tại SGD có khoảng gần 700 nhân viên, với 42
phòng chức năng trong đó có 5 phòng chuyên môn, 18 phòng nghiệp vụ đặt tại
trụ sở và 15 phòng giao dịch được đặt tại các địa điểm trên khắp Tp. Hà Nội.
Cơ cấu chức năng các phòng ban: gồm 5 nhóm
1.2.2.1 Nhóm hỗ trợ
- Phòng quản lý nhân sự: thực hiện công tác tổ chức bộ máy và quản lý
cán bộ tại SGD.
- Phòng kế toán tài chính: triển khai thực hiện chế độ kế toán tài chính,
chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại SGD.
- Phòng kiểm tra nội bộ: thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện các
văn bản pháp luật; quy chế, quy định của NHNT VN nhằm hạn chế rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của SGD để bảo vệ lợi ích các bên tham gia (Nhà nước,
Ngân hàng và khách hàng của SGD).
- Phòng hành chính quản trị: thực hiện công tác hành chính, quản trị tại
SGD. Nghiên cứu, xây dựng, mở rộng phát triển mạng lưới của SGD trên địa bàn
hà nội và các vùng lân cận theo phương hướng kế hoạch mà ban lãnh đạo đã đề
ra cho từng giai đoạn cụ thể.
- Phòng tin học: quản lý duy trì hệ thống công nghệ thông tin trong kinh
doanh của SGD đảm bảo hoạt động kinh doanh được duy trì ổn định.
1.2.2.2 Nhóm Tín dụng
- Phòng quan hệ khách hàng: thực hiện công tác phát triển và quan hệ với
các khách hàng có quan hệ tín dụng ngắn hạn với ngân hàng là doanh nghiệp.
- Phòng Quản lý rủi ro tín dụng (QLRRTD) :dựa trên những thông tin do

phòng quan hệ khách hàng thu thập và cung cấp, phòng sẽ thực hiện thẩm định
đánh giá mức độ rủi ro từ đó có quyết định cho vay hay không, xây dựng chính
sách QLRRTD, quản lý danh mục đầu tư…
Trần Thị Minh Hồng 10
BÁO CÁO TỔNG HỢP
- Phòng quản lý nợ: quản lý theo dõi, phát hiện xử lý dấu hiệu rủi ro các
khoản nợ vay, …
Ba phòng trên là các phòng nghiệp vụ thực hiện cấp tín dụng theo mô thức
quản lý mới: tín dụng qua 3 phòng; có chức năng triển khai nghiệp vụ tín dụng
đối với những phương án khách hàng của đối tượng khách hàng là các tổ chức
theo đúng các quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN VN và
NHNT VN.
- Phòng đầu tư dự án: thực hiện cấp tín dụng trung và dài hạn cho các
khách hàng tại SGD.
- Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng: triển khai nhiệm vụ cho vay trả góp,
tiêu dùng với đối tượng khách hàng là thể nhân (trừ các nghiệp vụ tín dụng thông
qua thanh toán thẻ).
- Phòng tín dụng cho DN nhỏ và vừa: thực hiện triển khai nghiệp vụ cho
vay đối với những phương án kinh doanh của đối tượng khách hàng là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
1.2.2.3 Nhóm thanh toán
- Phòng thanh toán nhập khẩu: thực hiện công tác thanh toán quốc tế hàng
nhập khẩu mậu dịch và dịch vụ đối ngoại liên quan đến nhập khẩu tại SGD.
- Phòng thanh toán xuất khẩu: có chức năng thực hiện toàn bộ công tác
thanh toán hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ đối ngoại của các đơn vị trong nước
với nước ngoài qua SGD.
- Phòng Bảo lãnh: thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và táI bảo lãnh của
SGD đối với khách hàng.
- Phòng vay nợ viện trợ: có chức năng quản lý và thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán đối ngoại sử dụng nguồn vốn vay viện trợ ODA.

1.2.2.4 Nhóm kinh doanh dịch vụ
- Phòng thanh toán thẻ: thực hiện việc phát hành và thanh toán các loại thẻ
quốc tế, thẻ Vietcombank tại SGD.
Trần Thị Minh Hồng 11
BÁO CÁO TỔNG HỢP
- Phòng Hối đoái: có chức năng phục vụ các đối tượng khách hàng là cá
nhân bao gồm: Quản lý hồ sơ thông tin tài khoản, thông tin khách hàng; Quản lý
và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách
hàng là cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền tệ, thanh toán đối
ngoại với khách hàng là cá nhân; Thực hiện các chuyển tiền trong nước của
khách hàng là cá nhân, quản lý các chứng từ có giá phục vụ cho nghiệp vụ của
phòng.
- Phòng tiết kiệm: thực hiện công tác huy động vốn tiết kiệm bằng VNĐ
và ngoại tệ tại SGD.
- Phòng ngân quỹ: có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý giấy
tờ có giá tại SGD, thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.
- Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ: thực hiện quản trị và điều hành lãi
suất tỷ giá, phí, huy động và kinh doanh vốn VNĐ và ngoại tệ tại SGD.
- Phòng khách hàng đặc biệt: chức năng tham mưu cho ban giám đốc
trong việc xây dựng chính sách đối với khách hàng thể nhân và cung cấp dịch vụ
tài chính ngân hàng cho khách hàng đặc biệt của SGD (là các khách hàng thể
nhân có số dư tiền gửi lớn, hoặc cán bộ cao cấp Nhà nước, lãnh đạo các bộ
ngành …).
- Phòng kế toán giao dịch: có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là
tổ chức (cư trú và không cư trú) có quan hệ với SGD.
- Tổ quản lý quỹ ATM: có chức năng cung ứng các dịch vụ, làm đầu mối
xử lý các sự cố hoặc đề xuất xử lý các sự cố phát sinh để đảm bảo cho hoạt động
của hệ thống máy ATM của SGD.
- Tổ phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ: có chức năng nghiên cứu việc
cung cấp các sản phẩm dịch vụ, mở rộng phát triển mạng lưới bán lẻ.

Trần Thị Minh Hồng 12
BÁO CÁO TỔNG HỢP
1.2.2.5 Các phòng giao dịch (PGD)
Các PGD là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc SGD, hoạt động trên địa
bàn TP.Hà Nội chịu sự quản lý giám sát trực tiếp của Giám đốc SGD; có chức
năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là các
cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các
nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi của các phàp nhân.
Giữa các phòng ban của SGD có quan hệ mật thiết với nhau. Phòng tham
mưu hỗ trợ các phòng khác hoạt động liên tục liền mạch, Phòng nghiệp vụ phải
phối hợp phòng tham mưu để quá trình thực hiện nghiệp vụ diễn ra thuận lợi trôi
chảy, có tổ chức. Mặc dù độc lập thực hiện nghiệp vụ của phòng mình nhưng
giữa các phòng nghiệp vụ này vẫn có sự liên hệ phối hợp làm việc với nhau, quy
trình làm việc trong nội bộ SGD được tiến hành chính xác như một dây chuyền
mà mỗi phòng ban là một mắt xích. Các phòng giao dịch tuy được đặt ở nhiều
địa điểm khác nhau, không tập trung cùng địa điểm với SGD nhưng hoạt động
lại liên quan mật thiết với phòng Ngân quỹ, các phòng Hành chính Quản trị.
Trần Thị Minh Hồng 13
BÁO CÁO TỔNG HỢP
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA SỞ GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM
2.1 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam
Nếu như năm 2007, kinh tế Việt Nam có diễn biến khá thuận lợi, đạt tốc
độ tăng trưởng 8.44%, hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, đồng thời sức hút
của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, tuy nhiên ngân
hàng cũng phải đối mặt với vô vàn thách nhức như thị trường chứng khoán, bất
động sản, vàng biến động bất thường, cũng như tình trạng lạm phát cao xuất
hiện. Trong bối cảnh ấy, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn duy trì được vị

trí ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động hiệu quả nhất. Tổng tài sản của
NHNT đạt 197.408 tỷ đồng, tăng 18,1% so với năm 2006. Lợi nhuận trước thuế
từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2007
đạt 4.136 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế của NHNT
là 2.407 tỷ đồng.
Bước sang năm 2008, Ngân hàng Ngoại thương đã trở thành Ngân hàng
thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt nam. Sự kiện này là dấu ấn
quan trọng trong tiến trình phát triển của Ngân hàng Ngoại thương, đồng nghĩa
với việc NHNT đang chuyển mình hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt
động, tăng cường sức cạnh tranh, sẵn sàng cho việc hội nhập với hệ thống tài
chính khu vực và thế giới.
Trong năm 2008, ngành ngân hàng nói chung và NHTMCP Ngoại thương
Việt Nam nói riêng trải qua nhiều biến động khó khăn. Trước tiên là phải đối mặt
với lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm do đó việc thắt chặt tiền tệ đã
gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng. Đồng thời cuộc khủng hoảng tài chính
ở Mỹ đã lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng và tác động đến hầu hết các nước trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, tình hình trong nước có nhiều yếu
tố bất lợi. Hoạt động của các ngân hàng thương mại chịu tác động nhiều nhất do
các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ, thị trường vàng, ngoại tệ,
bất động sản thiếu ổn định, tình hình lãi suất, thanh khoản biến động bất
Trần Thị Minh Hồng 14
BÁO CÁO TỔNG HỢP
thường, thị trường chứng khoán mất điểm tới 70%-80%. Ngoài ra, NH NT còn
phải đối mặt với sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước (thể hiện qua sự liên
minh giữa các ngân hàng) và các ngân hàng nước ngoài với lợi thế là vốn lớn, có
tiềm lực tài chính và quản lý. Tuy nhiên năm vừa qua NHTMCP Ngoại thương
Việt Nam vẫn đã nỗ lực hoàn thành thắng lợi ở một số chỉ tiêu kinh doanh, đồng
thời được vinh dự đón nhận Giải thưởng và Cúp Vàng “Công ty cổ phần hàng
đầu Việt Nam”. Tính đến cuối năm 2008, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt
1.215 tỷ đồng. Tổng tài sản của Ngân hàng tại thời điểm 31/12/2008 đạt 220.000

tỉ đồng, cao hơn 20.000 tỉ đồng so với chỉ tiêu điều chỉnh đã được Đại hội cổ
đông thông qua.
2.1.1 Huy động vốn
Những biến động của thị trường tài chính tiền tệ năm 2008 đã ảnh hưởng
không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương - ngân hàng
có tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân hàng thương mại Việt
Nam.
Đến cuối năm 2008, Ngân hàng ngoại thương đã thu hút được 157.493 tỷ
đồng từ khách hàng, tăng 24% so với năm 2007. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn
huy động được 2.922 tỷ đồng từ việc phát hành giấy tờ có giá. Vốn chủ sở hữu
của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam cuối năm 2008 đạt 13.316 tỷ đồng, duy
trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức hợp lý.
2.1.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn giữ được
nhịp độ tăng trưởng. Tỷ trọng sử dụng vốn cho tín dụng giảm từ 56% cuối năm
2007 xuống 49% năm 2008. Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng cuối năm 2008
đạt 111.642 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với cuối năm 2007. Chỉ tiêu nợ xấu có xu
hướng tăng lên so với năm 2007, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2008 là 4.6%, một phần
là do sự sửa đổi chặt chẽ hơn của Ngân hàng Nhà nước, một phần là do tình
trạng kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp đặc biệt trong năm 2008 -
năm của rất nhiều những biến động.
Công tác trích lập sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện nghiêm túc
nhằm đảm bảo tính lành mạnh của hoạt động cho vay; chất lượng tín dụng được
chú ý, quan tâm.
Trần Thị Minh Hồng 15
BÁO CÁO TỔNG HỢP
2.1.3 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh vốn
Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng
đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày
càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Ngoại thương tiếp

tục khẳng định vị trí là ngân hàng thanh toán xuất nhập khẩu hàng đầu tại Việt
Nam với doanh số được duy trì ở mức cao, chiếm 25% thị phần thanh toán XNK
cả nước.
Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng Ngoại thương đã linh hoạt
thay đổi lãi suất huy động USD và điều chỉnh tỷ giá mua, bám sát diễn biến thị
trường trong nước và quốc tế, áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của
hệ thống một cách hợp lý để hạn chế rủi ro.
2.1.4 Hoạt động khác
Là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ nói chung và lĩnh vực thẻ
ghi nợ nội địa nói riêng, đến nay, Vietcombank hiện đang phục vụ hơn 3 triệu
khách hàng trên toàn quốc với mạng lưới máy ATM rộng lớn lên đến 1,250 máy.
Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, không chỉ
dừng lại việc mở rộng mạng lưới ATM của riêng mình, trong năm 2008,
Vietcombank đã kết nối thành công với liên minh thẻ Banknet và Smartlink giúp
khách hàng của Vietcombank ngoài việc sử dụng thẻ tại hệ thống ATM của
Vietcombank mà còn có thể sử dụng thẻ để rút tiền và truy vấn số dư tài khoản
tại hệ thống ATM của các ngân hàng khác. Hoạt động của liên minh thẻ
Vietcombank luôn được duy trì ổn định, đảm bảo độ an toàn và tin cậy cao cho
các giao dịch thẻ.
Về hệ thống chi nhánh và các phòng giao dịch, Ngân hàng ngoại thương
đã hoàn thành được chỉ tiêu 60 chi nhánh vào cuối năm 2008, tăng số phòng giao
dịch lên 197 PGD, nhằm tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày
càng tăng mạnh.
Về hoạt động phát triển nhân sự, các khoá đào tạo nâng cao năng lực quản
trị điều hành cũng như đào toạ nghiệp vụ chuyên sau thường xuyên được Ngân
hàng chú trọng. Đội ngũ lao động tại Ngân hàng Ngoại thương giảm gần 400
Trần Thị Minh Hồng 16
BÁO CÁO TỔNG HỢP
người so với năm 2007, tuy nhiên việc cơ cấu lại tổ chức nhằm hướng hoạt động
của Ngân hàng hướng tới chú trọng hiệu quả và chất lượng.

2.2 Hoạt động cơ bản của Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam
Từ đầu năm 2006, SGD tách ra hoạt động độc lập, bên cạnh những thuận
lợi về thương hiệu và ưu thế của SGD trước đây, SGD cũng gặp nhiều khó khăn
do xáo trộn về tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới được đưa ra thực hiện, khách hàng
lớn chuyển lên TW (Hội sở chính) quản lý khiên cho xuất phát điểm của SGD
tính đến cuối năm 2005 là thấp. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong nước và
quốc tế trong năm 2008 không mấy khả quan, đồng thời sự cạnh tranh của các
ngân hàng trong nước và ngoài nước gia tăng chính là lực cản đối với hoạt động
của Ngân hàng Ngoại thương nói chung và Sở giao dịch nói riêng.
Tuy nhiên, SGD vẫn là một trong những chi nhánh lớn nhất trong hệ thống
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, với hệ thống 15 phòng giao dịch và khoảng
144 máy ATM được đặt tại các điểm giao dịch thuận tiện, đảm bảo cung cấp đến
khách hàng những dịch vụ hiện đại, tiện ích cùng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Đồng thời SGD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động huy động vốn và
thanh toán xuất nhập khẩu cũng như đóng góp lớn cho lợi nhuận của toàn ngân
hàng.
2.2.1 Hoạt động cơ bản
Với hoạt động kinh doanh đa dạng, SGD Vietcombank hiện cung ứng tất
cả các dịch vụ liên quan đến tiền tệ, ngân hàng và nhiều hoạt động khác theo
Luật các TCTD, bao gồm:
 Hoạt động huy động vốn
- Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi không kì hạn và có kì
hạn).
- Nhận tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.
- Nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
Trần Thị Minh Hồng 17
BÁO CÁO TỔNG HỢP
 Hoạt động sử dụng vốn

- Cho vay trực tiếp các tổ chức kinh tế và cá nhân.
- Cho vay chiết khấu.
 Hoạt động dịch vụ
- Hoạt động vay nợ, viện trợ.
- Hoạt động chuyển tiền.
- Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
- Hoạt động nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn …
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Hoạt động kinh doanh Thẻ tín dụng, Thẻ ATM, Thẻ ghi nợ …
- Hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh.
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
 Hoạt động huy động vốn
Tình hình hoạt động huy động vốn của SGD được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Hoạt động huy động vốn của SGD NHTMCP NT VN
Tỷ giá: 16.482; Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng nguồn vốn 28.697,95 36.095,56 37.992,83 40.806,56
Huy động vốn từ khách
hàng
28.697,16 34.761,88 37.992,83 39.500,75
Tỉ lệ ~ 100% 96,3% 100% 96,8%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD NHNT VN năm 2006, 2007 và tháng 11/2008)
Tính đến cuối năm 2008, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế quy VND
của Sở giao dịch đạt 39.500 tỷ (chiếm 96,8% tổng nguồn vốn), tăng 1.500 tỷ so
với năm 2007, đạt 100,06% chỉ tiêu huy động vốn TW giao. Nguồn huy động có
kỳ hạn chiếm 75,83% tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, vốn huy động
ngoại tệ chiếm 45,28% tổng nguồn vốn.
Trần Thị Minh Hồng 18
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Sở giao dịch đã có nhiều hình thức quảng bá tăng cường huy động vốn

như khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng, gửi tiền có quà tặng … đồng thời
không ngừng củng cố và phát huy thương hiệu VCB uy tín đối với khách hàng.
Thị phần huy động đã giảm chút ít do sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức
khác.
 Hoạt động tín dụng
Dư nợ tín dụng với khách hàng đến 31/12/2008 ước đạt 4.677 tỷ đồng,
chiếm 11,84% tổng nguồn vốn huy động, tăng 30,53% so với cuối năm 2007,
trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD ước đạt 1607,77 tỷ đồng và 185,89
triệu USD. Tỷ trọng SMEs (doanh nghiệp nhỏ và vừa) trong tổng danh mục tín
dụng của Vietcombank đạt khoảng 39,47%, bên cạnh đó SGD còn áp dụng lãi
suất ưu đãi đối với SMEs nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các
khách hàng hiệu quả này. Dư nợ cho vay cá nhân chiếm 12,13% tổng dư nợ của
SGD.
Trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì việc tăng trưởng tín dụng của
SGD trên 30% là một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn
trên tổng dư nợ của SGD lớn (70%) nên dư nợ cho vay không ổn định do vốn
lưu động thường luân chuyển nhanh. Cho vay ngắn hạn chủ yếu tập trung vào
kinh doanh thương mại, trong đó 80% doanh số cho vay có mục đích là kinh
doanh hàng nhập khẩu nên chủ yếu vay bằng ngoại tệ, khoảng 20% là cho vay cá
nhân bao gồm cho vay thế chấp BĐS, giấy tờ có giá và cho vay cán bộ công
nhân viên.
Đối với cho vay trung dài hạn, SGD đã tiến hành phân quyền quản lý và
sử dụng giới hạn tín dụng đối với doanh nghiệp nhằm giúp rút ngắn thời
gian,tăng cường hiệu quả trong giao dịch tài trợ thương mại cho khách hàng.
Đồng thời SGD đã thành lập bộ phận chuyên trách thẩm định giá tài sản và xây
dựng quy trình thẩm định giá tài sản. SGD cũng đã hoàn thiện mẫu Hợp đồng
cấp tín dụng tổng thể đối với các khách hàng đang vay vốn tại SGD và đưa vào
triển khai thực hiện trong năm 2008. SGD xây dựng giới hạn tín dụng cho các
doanh nghiệp, thực hiện rà soát để chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp định kỳ
và quản lý danh mục tín dụng

Trần Thị Minh Hồng 19
BO CO TNG HP
Hot ng khỏc
- Hot ng vay n, vin tr
Để thực hiện rút vốn, giải ngân và trả nợ các khoản vay ODA, các tài
chứng từ đã xử lý bao gồm: Chứng từ nhập khẩu, Chứng từ xuất khẩu (vốn JBIC),
Điện trả nợ và hạch toán xuất ngoại bảng để giảm nợ, Nhập ngoại bảng để nhận
vay và lập kế hoạch trả nợ, Cho vay chiết khấu chứng từ. Doanh số thanh toán
bằng nguồn vay nợ ODA đạt 768 triệu USD có giảm đôi chút so với năm trớc do:
nhiều hiệp định ký vay vào năm 2007, 2008 đã có hiệu lực sử dụng vốn nhng cha
thực hiện rút vốn đợc, bên cạnh đó công tác triển khai rút vốn vay mất nhiều thời
gian, dẫn đến chậm mở L/C, giải ngân chậm, nhiều hiệp định vay đã phải gia hạn
thời hạn rút vốn và sử dụng vốn vay vì tiến độ thi công dự án chậm.
Doanh số nhận viện trợ và sử dụng viện trợ của các khoản viện trợ Chính
phủ tính đến tháng 11/2008 giảm nhẹ so với cuối năm 2007, đáp ứng đúng yêu
cầu giải ngân của các dự án và thực hiện đúng cơ chế quản lý do Bộ Tài chính
ban hành.
- Hot ng chuyn tin
Nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền tăng đáng kể, ngày càng đợc áp dụng
nhiều và là một trong các phơng thức rút vốn giải ngân nguồn vay Chính phủ,
ODA. Ap dụng phơng thức chuyển tiền đã tạo cho ngân hàng có cơ hội kinh
doanh ngoại tệ, thu đợc nhiều lợi nhuận, tăng nguồn ngoại tệ ổn định hàng tháng
cho ngân hàng.
Nghiệp vụ chuyển tiền ngày càng áp dụng nhiều, giao diện thanh toán rộng
từ TW đến các tỉnh, thành phố, huyện, từ thành thị, nông thôn đến miền vùng
núi và nhân lực không đủ, song nghiệp vụ vẫn đợc thực hiện tốt, an toàn, nhanh
chóng, đáp ứng đợc yêu cầu của khách hàng
Hiện nay, về triển khai phơng thức rút vốn theo th bảo lãnh ngân hàng, chỉ
tính riêng số d các tài khoản tiền đồng theo nghiệp vụ này do phòng vay nợ viện
trợ giải ngân về và phong toả ở ngân hàng để thanh toán cho các nhà thầu số d

đến thời điểm 11/2008 là hơn 110 tỷ VND và số d này cũng là một nguồn tiền
gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tại SGD, mang lại nhiều lợi nhuận cho
SGD trong việc sử dụng nguồn tiền với lãi suất thấp, góp phần không nhỏ vào
công tác huy động vốn của SGD.
Trn Th Minh Hng 20
BÁO CÁO TỔNG HỢP
- Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 63 tỷ USD, tăng
trên 29,5% so với năm 2007 tuy nhiên hoạt động thanh toán L/C, nhờ thu và
chiết khấu chứng từ của SGD không có chuyển biến đáng kể. Kim ngạch thanh
toán nhập khẩu của cả 3 phương thức đạt trên 2,8 tỷ USD. Nguyên nhân là do sự
cạnh tranh sâu sắc của các Ngân hàng nước ngoài và NHTMCP tăng lên đáng kể
trên địa bàn Thành phố Hà Nội, dẫn đến một số khách hàng chuyển sang giao
dịch tại ngân hàng khác, hoặc là do một số khách hàng chuyển sang phương thức
giao dịch chuyển tiền, một số khác nữa thì chia sẻ lượng chứng từ xuất trình và
thông báo L/C ra nhiều ngân hàng khác nhau …
- Hoạt động hối đoái
Trong năm 2008, doanh số thanh toán séc nhờ thu tăng hơn 50% so với
năm trước do chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam bằng hối phiếu tăng nhanh,
doanh số phát hành hối phiếu không có chuyển biến đáng kể do hình thức này
thường áp dụng và phụ thuộc vào đối tượng du học sinh và đăng kí dự thi ngoại
ngữ. Với sự phát triển của thẻ tín dụng thì hình thức này sẽ có xu hướng giảm.
Doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2008 tăng mạnh cả về số món và doanh
số. Đồng thời hoạt động chuyển tiền đi nước ngoài bằng điện SWIFT và chi trả
kiều hối vẫn phát triển mạnh về số lượng và doanh số giao dịch nhưng hiện nay
các chương trình máy tín của NHNT chưa giúp SGD thống kê các số liệu về
nghiệp vụ này đầy đủ và chính xác.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Trạng thái ngoại tệ luôn được duy trì cân bằng, tỷ giá luôn được điều
chỉnh theo sát với tỷ giá của NHNN công bố và tình hình thị trường. Không

những vậy, các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng để thanh toán và trả nợ
luôn được đáp ứng kịp thời. Đặc biệt trong năm 2008, tổng số ngoại tệ bán phục
vụ nhập khẩu xăng dầu là 360,78 triệu USD và tại những thời điểm khó khăn về
nguồn ngoại tệ, SGD vẫn hỗ trợ bán ngoại tệ cho một số khách hàng của các chi
nhánh VCB trên cùng địa bàn.
- Hoạt động kinh doanh thẻ
Trần Thị Minh Hồng 21
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại các cơ sở chấp nhận thẻ của
SGD trong năm 2008 đạt 93,57 triệu USD do doanh số thanh toán các loại thẻ tín
dụng đều tăng so với năm trước, các loại thẻ có doanh số cao nhất là Visa,
Amex, Master, JCB và cuối cùng là thẻ Diners. Việc thu hút các cơ sở chấp nhận
thẻ hiện là điểm nóng của sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là với ngân
hàng nước ngoài.
Sau 1 năm phát hành, Vietcombank Connect24 Visa đã được khách hàng
nồng nhiệt đón nhận và được xem như là một trong những phương tiện thanh
toán nội địa và quốc tế an toàn và tiện lợi ở mọi nơi mọi lúc. Đến nay
Vietcombank Connect 24 Visa đã đạt lượng phát hành trên 60.000 thẻ trên toàn
quốc.
Ngày 23/10/2008, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
(Vietcombank), Công ty cổ phần dịch vụ Thẻ Smartlink (Smartlink) và Trung
tâm chuyển mạch thẻ Trung Quốc- China UnionPay (CUP) chính thức công bố
khai trương Hệ thống thanh toán thẻ Vietcombank- Smartlink - CUP. Theo đó,
hàng trăm triệu chủ thẻ sử dụng thẻ mang thương hiệu CUP có thể thực hiện chi
tiêu hàng hóa dịch vụ tại mạng lưới rộng khắp gồm 10000 điểm chấp nhận thẻ và
hơn 1100 máy ATM của Vietcombank.
Ngoài ra trong năm 2008, SGD đã đảm bảo an toàn về tài sản: tiền mặt
được chi thu đầy đủ, chính xác, không tổn thất mất mát. SGD cũng đảm bảo thu
nợ đủ, chính xác và không phát sinh nợ khó đòi trong nghiệp vụ cho vay thanh
toán thẻ tín dụng.

- Hoạt động bảo lãnh
Năm qua số lượng thư bảo lãnh phát hành mới không biến chuyển đáng
kể nhưng doanh số phát hành vẫn tăng do SGD đã phát hành thư bảo lãnh có giá
trị lớn phục vụ các dự án lớn của Chính phủ. Vì vậy mà doanh số phí bảo lãnh
cũng tăng hơn 45% so năm 2007. Hoạt động bảo lãnh của SGD luôn đảm bảo an
toàn và không phát sinh khoản nợ quá hạn do bảo lãnh trong năm và chủ yếu là
bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng.
Trần Thị Minh Hồng 22
BÁO CÁO TỔNG HỢP
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1 Cơ hội và thách thức
Kết thúc năm 2008, lợi nhuận của Ngân hàng Ngoại thương, dù có thể
chưa đạt được như kế hoạch ban đầu, nhưng vẫn cao hơn năm 2007. Với một
năm khó khăn, kết quả như vậy có thể coi là khả quan. Năm 2009 sẽ là một năm
với thật nhiều thách thức tuy nhiên cũng không thiếu những dấu hiệu khả quan.
Dự kiến trong năm 2009, gói kích cầu với giá trị lên tới 1 tỷ USD, tương
đương 17.000 tỷ đồng của Chính phủ sẽ được đưa ra thị trường thông qua hệ
thống ngân hàng. Điều đáng kỳ vọng ở đây là khoản tiền này sẽ được Chính phủ
cấp cho các ngân hàng, mà không kèm theo khoản lãi suất nào. Như vậy, theo
tính toán của một chuyên gia ngân hàng, tổng các khoản tín dụng lên tới 420.000
tỷ đồng sẽ được hỗ trợ mỗi khoản với mức lãi suất thấp hơn 4%/năm. Nghĩa là
nếu thông thường, ngân hàng cho vay ở mức 10%/năm thì nay có thể cho vay ở
mức 6%/năm. Như vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ rất mạnh về lãi suất.
Các ngân hàng trong đó có NHTMCP Ngoại thương Việt Nam cũng dễ dàng hơn
trong giải ngân và kỳ vọng thu lợi nhuận từ tín dụng là hoàn toàn có cơ sở.
Ngoài ra, theo nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước, một cơ chế quản lý lãi
suất mới, trong đó tồn tại song song cơ chế lãi suất thoả thuận và cơ chế lãi suất
trần rất có thể được triển khai trong năm 2009. Có thể một vài nghiệp vụ cụ thể

sẽ được áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận. Đây sẽ thực sự là một tin vui với
Ngân hàng Ngoại thương và tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế, khi một cơ chế
quản lý lãi suất linh hoạt hơn là tiền đề để khai thông dòng vốn ngân hàng.
Bên cạnh những cơ hội đón chờ trong năm 2009, vẫn tồn tại những thách
thức đối với NHTMCP Ngoại thương nói chung và Sở giao dịch nói riêng. Việc
chuyển đổi sở hữu từ ngân hàng thương mại quốc doanh sang mô hình
NHTMCP đã đặt ra thách thức không nhỏ về việc đổi mới cơ chế quản lý (tài
chính và nhân sự), về tính công khai, minh bạch tài chính, về yêu cầu khắt khe
đối với hiệu quả hoạt động, …
Trần Thị Minh Hồng 23
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Do mới chuyển sang hoạt động theo mô hình NHTMCP được 6 tháng, so
với các NHTMCP và NH nước ngoài hiện nay thì cơ chế quản lý của NHNT
chưa thực sự nhanh nhạy, linh hoạt. Với bề dày 45 năm hoạt động của một
NHTMNN hàng đầu, một mặt là vốn kinh nghiệm quý báu cho tương lai phát
triển của VCB, nhưng mặt khác những tồn tại của cơ chế nhà nước cũng tạo ra
sức ỳ không nhỏ. Theo đó, việc chuyển đổi tổ chức và quản trị sang mô hình cổ
phần là một thách thức không nhỏ.
Xu hướng biến động lãi suất chủ yếu trong năm 2009 được dự báo là tiếp
tục giảm dần. Và khi biến động lãi suất chỉ trong một biên độ nhỏ, lại theo
hướng đi xuống, Ngân hàng Ngoại thương sẽ rất khó có thể thu được nhiều lợi
nhuận từ hoạt động cho vay.
Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước có nhiều khả năng sẽ còn gặp
khó khăn hơn năm 2008 và làm giảm nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.
Thậm chí, 1 - 2 năm sau cuộc khủng hoảng năm 2008, nhu cầu vay vốn của
doanh nghiệp vẫn sẽ rất thấp, dù có thực hiện hạ lãi suất hay không. Bên cạnh
đó, khả năng nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, ảnh hưởng tới chất lượng
tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương. Điều này cũng đồng nghĩa Ngân hàng
phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, qua đó làm giảm lợi nhuận trong Sở giao
dịch cũng như toàn ngân hàng.

Các dịch vụ ngân hàng sẽ được củng cố. Trong số đó, các dịch vụ cho vay
chứng khoán, mua vàng, hay mua bất động sản sẽ được chú trọng và phát triển
nhiều hơn. Bên cạnh đó sẽ có các dịch vụ chăm sóc khách hàng cá nhân tốt hơn.
Mảng hoạt động này sang năm 2009 sẽ là mảng đấu tranh quyết liệt nhất giữa
các ngân hàng thương mại với nhau. Sẽ có hàng loạt các dịch vụ mới được tung
ra khi các mảng đầu tư lớn đang ẩn chứa nhiều rủi ro cao.
Đồng thời, viễn cảnh kinh tế thế giới cũng khá bi quan. Quỹ Tiền tệ Quốc
tế đã đưa ra dự báo ban đầu về mức tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm
2009 sẽ chỉ là 2,2%, thấp hơn khá nhiều so với mức 3,7% của năm 2008. Một
viễn cảnh không lấy gì làm tươi sáng là những nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, châu
Âu và Nhật Bản đều có khả năng tăng trưởng "âm". Đây là 3 thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ gặp phải khó
khăn trong việc tìm thị trường cho hàng xuất khẩu.
Trần Thị Minh Hồng 24
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu - một trong những lợi thế của Ngân
hàng Ngoại thương và cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân
hàng sẽ gặp khó khăn trong năm tiếp theo.
3.2 Định hướng và phát triển
3.2.1 Định hướng xây dựng và phát triển Vietcombank trung và dài hạn
0 Xây dựng Vietcombank thành tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng
trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt
Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu châu Á (không kể
Nhật Bản) vào năm 2015-2020, có phạm vi hoạt động quốc tế.
1 Trong giai đoạn trước mắt, phát triển Vietcombank thành tập đoàn tài
chính cổ phần với trọng tâm là hoạt động ngân hàng thương mại, phát triển thêm
các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài
chính khác, …
3.2.2 Định hướng xây dựng và phát triển SGD NHTMCP NT VN
2 Ngày 30/10/2008, Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại

thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động
mới. Với trụ sở làm việc mới, SGD đã thêm một bước khẳng định sự độc lập, tự
chủ trong hoạt động của mình. Ban lãnh đạo Vietcombank tin tưởng rằng SGD́ sẽ
phát huy những thành quả đã đạt được để tiếp tục phát triển trong bối cảnh tình
hình kinh tế trong và ngoài nước nhiều khó khăn và thị trường tài chính tiền tệ có
nhiều biến động phức tạp như giai đoạn hiện nay. SGD sẽ không chỉ mới về địa
điểm mà còn đặc biệt mới trong nhận thức, trong thực tiễn công tác; không chỉ
mới về cơ sở vật chất phục vụ công việc mà còn không ngừng đổi mới, cải thiện
chất lượng dịch vụ, xây dựng phong cách làm việc và tác phong phục vụ khách
hàng hiện đại, chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự; không ngừng cải tiến nâng cao
chất lượng và hiệu suất công việc. Đó chính là những yếu tố cốt lõi góp phần vào
sự phát triển bền vững của VCB.
Trần Thị Minh Hồng 25

×