Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

TÌM HIỂU về PHƯƠNG PHÁP xử lý nước THẢI của xí NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 47 trang )

TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta biết rằng kim ngạch xuất khẩu tử việc chế biến thủy sản
trong cả nước rất cao, theo số liệu xuất khẩu thủy sản trong năm 2007 cả nước
đạt 3,75 tỉ USD tăng 12% so với năm 2006, đưa Việt Nam vào tóp 10 nước
xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, đem về một lượng ngoại tệ lớn cho đất
nước giải quyết một lượng lao động lớn trong xã hội. Mục tiêu phấn đấu 2008,
xuất khoảng 4,25 tỉ USD. Trong đó, tháng 1 năm 2008 các doanh nghiệp thủy
sản xuất đạt 225 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, có thể nói,
thủy sản đang là nghành làm ăn hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Trong đó có một phần đóng góp từ Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản
Côn Đảo. Hiện nay đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại
hóa hội nhập để phát triển. Buộc các nhà máy xí nghiệp không ngừng phát triển
và đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm để hội nhập thế giới cũng
như thị trường trong nước. Theo tôi tìm hiểu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
thủy sản Côn Đảo không ngừng nâng cấp mở rộng xây dựng cũng không nằm
ngoài mục đích trên, là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chế biến từ nguyên
liệu cá chuồng, cá đổng, các mối công ty luôn tạo ra những sản phẩm mới từ
nguyên liệu trên để đáp ứng cho việc xuất khẩu sản phẩm của mình vào các thị
trường Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ công ty đầu tư các thiết bị hiện đại để tạo
ra những sản phẩm có chất lượng cao.
Bên cạnh những thành tựu mà nghành chế biến thủy sản mang lại cho
đất nước thì có một vấn đề hết sức quan tâm là nguồn nước thải, nguồn này thải
ra từ việc chế biến cũng gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Thông thường nguồn
nước thải mức độ ô nhiễm rất cao gấp 5 – 10 lần tiêu chuẩn cho phép, nếu
không được giải quyết một cách triệt để thì đây là mối đe dọa cho môi trường
sống của chúng ta. Ý thức được vấn đề trên, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
thủy sản Côn Đảo đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho mình là
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 1
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
một việc hết sức đúng đắn, phù hợp với chủ trương Đảng - nhà nước và đạt tiêu


chuẩn của Sở Tài Nguyên và Môi Trường .
PHẦN I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 2
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
“Khách hàng là ân nhân, chất lượng cao là điều kiện tồn tại”- đó là
phương châm hoạt động kinh doanh mang lại những kết quả đáng khích lệ
cho Coimex trong nhiều năm qua với uy tín là nhà xuất khẩu surimi lớn
nhất của Việt Nam.
I.Quá trình hình thành và phát triển
1.1.Quá trình hình thành
Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo
(Coimex) vốn là một doanh nghiệp Nhà Nước, được thành lập ngày
17.9.1992, ngành nghề chính ban đầu là khai thác hải sản. Trải qua nhiều
năm tự lực phấn đấu và xây dựng, Coimex đã ngày càng lớn mạnh và mở
rộng ngành nghề kinh doanh, trong đó hoạt động chế biến và xuất khẩu
thủy sản đã mang lại những thành tựu đáng kể và làm nên uy tín thương hiệu
Coimex với mặt hàng surimi nổi tiếng. Ngày 30.6.2006 công ty đã chính
thức cổ phần hóa thành Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Và Xuất Nhập Khẩu Côn
Đảo.
Với bề dày 22 năm hoạt động, nhưng Coimex chỉ thực sự ghi dấu ấn
trên thị trường kể từ khi sản xuất sản phẩm surimi vào năm 2000. Từ đó đến
nay, Coimex đã làm nên thương hiệu surimi Việt Nam. Nói đến surimi, các nhà
nhập khẩu châu Âu nghĩ ngay đến Coimex.
1.1.2.Nguồn nhân lực của công ty
- Tổng số Cán bộ Công nhân viên toàn công ty : 500 người
1.1.3.Thành công của công ty
Từ năm 1992 đến nay với thành tích nhiều năm liên tục hoàn thành xuất sắc
các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và các nhiệm vụ công tác khác, Công ty
được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quí :

- Huân chương lao động hạng 3 năm 1993
- Huân chương lao động hạng 2 năm 1996
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 3
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
- Huân chương chiến công hạng 3 năm 1996
- Cờ luân lưu Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu trong các phong trào thi đua
các năm 1995,1997,1998,1999, 2002,2003,2004 .
- Cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Bộ Thủy sản các năm
1992,1993,1994,1996
- Bằng khen của Bộ Thương Mại tặng đơn vị có thành tích kim ngạch xuất
khẩu năm tăng trưởng sau cao hơn năm trước các năm 2000,2001.
- Huân chương lao động hạng nhất năm 2006.
- Bằng khen của Bộ Thương Mại tặng đơn vị có thành tích kim ngạch xuất
khẩu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước năm 2005-2006.
- Huân chương Độc lập hạng ba ( 2011)
- Cờ Chính phủ năm 2007,2011
- Cờ UBND Tỉnh 2011,2007,2008
- Cup vàng Thương hiệu Việt ( 2009)
- Chất lượng vàng thủy sản Việt nam lần 1 ( 2009) lần 2 ( 2011)
- Cúp vàng sản phẩm ưu tú Hội nhập TWO ( 2010)
- Cúp vàng sản phẩm nông nghiệp uy tín chất lượng ( 2008)
- Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2007,2008,2009,2010,2011
- Giải tưởng Ngọn Hải đăng năm 2007,2008,2009
1.2.Quá trình phát triển
Năm 2007, khối lượng surimi và các sản phẩm sau surimi của Coimex
xuất khẩu ước chiếm khoảng ¼ tổng khối lượng surimi xuất khẩu của cả
nước.
Năm 2010 vừa qua cũng là một năm thắng lợi của Coimex sau quá
trình phấn đấu vượt qua khủng hoảng chung năm 2009. Giá trị xuất khẩu
năm 2010 của công ty đạt 37,65 triệu USD, tăng 60% so với 23,4 triệu USD

năm 2009, chiếm 20% tổng xuất khẩu surimi của Việt Nam, đây là bước
phát triển nhảy vọt so với nhiều nhà máy kinh doanh cùng ngành nghề.
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 4
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
Ngoài hoạt động sản xuất - kinh doanh, Coimex còn đầu tư vào một số
đơn vị đạt hiệu quả kinh doanh cao, như Công ty cổ phần Thủy sản Tắc Cậu,
Công ty cổ phần Thương cảng Vũng Tàu. Sau 5 năm cổ phần hóa, Công ty đã
hoàn vốn đầu tư cho cổ đông và trừ hết khấu hao máy móc, thiết bị, đồng thời
có nguồn vốn để mở rộng và tái đầu tư.
Coimex thực hiện nhiều dự án đầu tư, như góp vốn cùng với các nhà đầu
tư xây dựng nhà máy chế biến surimi công suất 10.000 tấn/năm tại vùng có
nguồn nguyên liệu tốt và dồi dào Kiên Giang; hợp tác trao đổi công nghệ, kỹ
thuật chế biến với Tập đoàn Texchem (Malaysia) và đầu tư thêm một dây
chuyền chế biến hàng surimi mô phỏng.
Vốn đầu tư do công ty này cung cấp và bao tiêu sản phẩm sang các nước
EU, Hoa Kỳ và châu Á. Trên đà phát triển vững vàng, Coimex tiếp tục đầu tư
thêm dây chuyền sản xuất càng ghẹ do khách hàng Pháp bao tiêu đầu ra, sản
xuất thêm nhiều mặt hàng rau, củ, quả, mực, hải sản phối trộn để xuất khẩu vào
thị trường truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc và mở rộng thêm các thị trường
khác trong khu vực châu Á.
Trong giai đoạn kinh tế thế giới khủng hoảng, nhu cầu tiêu dùng mặt
hàng này hầu như không thay đổi. Các loại sản phẩm này đã không ngừng được
cải tiến để có mặt ở hơn 40 quốc gia.
Nhờ nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm, về tiến độ giao hàng,
Coimex đã được Tập đoàn Future Seafoods (Pháp), một đối tác lâu năm, tin
tưởng chuyển 70% số tiền tạm ứng hợp đồng trước mỗi đợt nhận hàng. Do đó,
Coimex luôn có được nguồn vốn kịp thời để thu mua nguyên liệu.
Hiện nay, Coimex là công ty cổ phần, vốn điều lệ hơn 80 tỷ đồng, có 4
nhà máy chế biến surimi tại Kiên Giang, Trà Vinh, Vũng Tàu. Coimex có 2
mặt hàng xuất khẩu chính là chả cá surimi và các sản phẩm surimi mô phỏng

(thường gọi là surimi giả tôm, giả cua, giả mực…), trong đó nổi tiếng là các
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 5
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
mặt hàng cá surimi lăn bột, miếng cá surimi bao bột bánh mì, càng cua surimi
lăn bột, tôm surimi, tôm hùm surimi…
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình hàng năm: 45.000.000 USD.
II.Xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Khai thác chế biến nuôi trồng, bảo quản, gia công và kinh doanh các mặt
hàng thủy hải sản, chế biến nước mắm….
Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK và khai thuê hải quan.
Dịch vụ cho thuê kho khô , kho lạnh, bãi…
Kinh doanh mua bán, XNK trực tiếp và ủy thác các mặt hàng Nhà nước
cho phép.
Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa.
Môi giới thương mại.
III.Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp
Gia tăng chỉ số lợi nhuận, vốn, tài sản, năng cao đời sống thu nhập cho cán
bộ - công nhân viên xí nghiệp.
Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ - công nhân viên xí nghiệp.
Đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cụ thể là phân phối theo lao động.
Bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật và chuyên môn
cho công nhân viên.
Bảo vệ sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ
gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nghĩa vụ quốc phòng.
Đẩy mạnh việc đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ vả ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả
công việc.
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 6
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc chế độ của nhà nước, các quy định

của Bộ về quản lý kinh tế: hoạch toán, hợp đồng kinh tế, giá cả hợp tác quốc
tế và hợp ngân sách.
Mở rộng liên doanh liên kết với các đơn vị có tư cách pháp nhân, để phát
triển sản xuất góp phần bảo vệ sản xuất và cải tạo Xã Hội Chủ Nghĩa.
Tăng cường tìm kiếm khách hàng để mở rộng thị trường, song song với
việc nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới có giá trị gia tăng khác như: tôm,
mực,
Tiếp tục mở rộng mạng lưới thu mua nguyên liệu để ổn định đầu vào, bên
cạnh đó cần tính toán tiết kiệm chi phí chung để giảm giá thành sản phẩm, tăng
cường sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Song song các định hướng
phát triển kinh tế xí nghiệp sẽ luôn giữ vững điều kiện sản xuất, đảm bảo ổn
định chất lượng sản phẩm, giữ uy tín với khách hàng.
IV.Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty


GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 7
Tồng giám đốc
Thủ kho
Tổ máy
Kế toán
Tổ bảo
vệ
Quản đốc
phân
xưởng
Tổ cấp
đông
Tổ tiếp
nhận
Thủ kho

thành
phẩm
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
Hình 4.1. Sơ đồ tồ chức và quản lý của công ty
V.Các loại sản phẩm của xí nghiệp:
Surimi là sản phẩm làm từ cá, được chế biến theo hướng có lợi sức khỏe
người tiêu dùng bằng cách bỏ xương, các tạp chất và chất gây dị ứng trong hải
sản, không còn cholesterol.
Sản phẩm có thể dùng để chế biến thức ăn hàng ngày hoặc chế biến các sản
phẩm công nghiệp, như xúc xích, thịt nguội… Coimex luôn giữ đúng nguyên
tắc không dùng bất kỳ loại hóa chất nào khi chế biến sản phẩm, hội đủ điều
kiện để đạt các tiêu chuẩn như HACCP, Halal, GMP, BRC, ISO 9001: 2008 và
có code DL 286 để xuất khẩu đi EU.
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 8
Tổ chế
biến
KCS
Phụ
trách kế
toán
Thủ quỹ
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
Surimi được chế biến từ cá có thịt trắng như: Cá mối, cá mắt kiếng, cá đù
trắng, cá đổng, cá lạc, cá phèn, cá chai, cá nhồng và những loại cá thịt trắng
hỗn hợp khác.
- Công suất chế biến: 1200-1500 tấn/tháng.
Hình 5.1.Itoyori SA700 Hình 5.2.Surimi ESO
Hình 5.3.Itoyori MIX C100
VI. Thị trường tiêu thụ
Khả năng thâm nhập thị trường và bán hàng của Coimex cũng là một ưu

thế. Đến nay, sản phẩm của công ty đã vươn ra gần 20 thị trường quốc
tế gồm Tây và Đông EU, Nga, CIS, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ðài
Loan, Mỹ Úc, Tây Ban Nha, Ý, Thái Lan… Riêng EU, Coimex là nhà cung
cấp surimi lớn nhất của Việt Nam cho khối này, trong đó chủ yếu là Pháp và
Italia với các mặt hàng surimi mô phỏng là chính.
VII.Sơ đồ mặt bằng phân xưởng, mặt bằng tổng thể
7.1. Sơ đồ mặt bằng phân xưởng, mặt bằng tổng thể
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 9
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
Xem bảng phụ lục 1.
7.2.Ưu và nhược điểm
7.2.1.Ưu và nhược điểm của mặt bằng xí nghiệp
• Ưu điểm:
Xí nghiệp tọa lạc tại thành phố Vũng Tàu là nơi có trữ lượng hải sản lớn.
Nằm ở tuyến đường gần cảng thuận lợi cho việc chuyên chở nguyên liệu về
xí nghiệp và đưa thành phẩm đến nơi tiêu thụ.
Mặt bằng nhà xưởng rộng, thoáng, dễ làm sạch.
Gần nhà xưởng có khu trọ cho công nhân.
Có nguồn điện, nguồn nước cung cấp cho việc sản xuất ổn định.
• Nhược điểm:
Gần khu dân cư nên các hoạt động sản xuất cũng gây ô nhiễm môi trường
Chưa xây dựng được phân xưởng xử lý và chế biến phế thải từ nguyên liệu
để thu lợi nhuận.
Xí nghiệp có mặt bằng rộng lớn nhưng vị trí đặt bảng hiệu công ty còn nhỏ,
không nổi bật.
7.2.2.Ưu và nhược điểm của mặt bằng phân xưởng
• Ưu điểm:
Nhà xưởng sản xuất đi theo một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu –>
Đông lạnh vì thế tránh được sự nhiễm chéo, nhiễm tạp.
Các khu trong sản xuất đều rộng rãi và thoáng mát.

Các cửa ra vào đều có màng chắn màu vàng để tránh côn trùng và ngăn
không khí bên ngoài xâm nhập vào.
Toàn bộ tường, nền, trần đều có màu trắng tạo cảm giác sạch sẽ và thông
thoáng.
Nền nhà có độ dốc thích hợp để nước có thể thoát xuống cống dễ dàng.
• Nhược điểm:
Từ bên ngoài đi vào phòng tiếp nhận nguyên liệu không có bồn nhúng ủng.
Khu tiếp nhận nguyên liệu gần với khu phế liệu tạo mùi hôi khó chịu trước
khi bước vào phòng tiếp nhận.
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 10
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP

PHẦN II
LÝ THUYẾT VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG NGHỆP NGHÀNH THỦY SẢN
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 11
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
I.Nước thải và các chất gây ô nhiễm nước thải
1.1.Nước thải
Theo Tiêu Chuẩn Việt Nam 5980 – 1995 và ISO 6107/1 – 1980: Nước thải
là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình
công nghệ và không còn giá trị trực tiếp với quá trình đó.
Nước thải được phân ra 3 loại điển hình sau:
Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. Tùy từng
vùng dân cư số lượng nước thải có thề từ vài chục đến vài trăm lít/người/ngày.
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải
được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và
các hoạt động phục vụ cho sản xuất. Nước thải công nghiệp thường lẫn các tạp
chất vô cơ và hữu cơ. Tùy từng quy mô sản xuất mỗi xí nghiệp có thể thải với

lượng nước từ vài trăm, vài ngàn hoặc vài chục ngàn m
3
/ngày.
Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những
thành phố hiện đại, nước mưa được thu gom theo một hệ thống riêng.
Do tác động khác nhau của các đối tượng nên chất lượng nước bị nhiễm bẩn
khác nhau, chất lượng nước được thay đổi theo những thông số sau:
• Tăng nồng dộ ion: Ca
2+
, Mg
2+
, Si
4+

• Tăng nồng độ kim loại nặng: Fe
2+,
• Tăng hàm lượng chất hữu cơ
• Tăng hàm lượng các muối
• Giảm hàm lượng oxi hòa tan
• Giảm độ trong của nước
• Giảm pH
• Nhiễm các chất phóng xạ
1.2.Các chất gây ô nhiễm nước
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 12
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
Theo tổ chức bảo vệ sức khỏe thế giới hướng dẫn cách phân loại các
chất gây ô nhiễm nước như sau:
Các chất hữu cơ không bền sinh học
Các muối vô cơ ít độc
Sản phẩm dầu mỡ

Các hợp chất gien sinh học
 Các chất độc đặc biệt. Ví dụ: nước bị nhiễm hàm lượng kim loại nặng
hoặc các chất hữu cơ bền sinh học
 Ngoài ra trong nước còn bị nhiễm các chất dưới dạng tạp chất keo, tạp
chất phân tán trong môi trường.
1.2.1.Các chất hữu cơ có độc tính cao
- Là những loại bền vững và khó gây phân hủy. Ví dụ:
• Polyclophenol PCP
• Polyclobiphenol PCB
• Các hợp chất phenol
• Các thuốc bảo vệ thực vật
• Tanan, ligin
• Các muối: NO
3
-
, SO
4
2-
,

CL
-

1.2.2.Các chất độc khác
Chủ yếu là hàm lượng các kim loại nặng.
Ví dụ:
Chì độc tính với não dẫn đến chết người.
Hg gây độc với người và sinh vật, cho phép hàm lượng trong nước phải<0,5
mg/l.
Chất độc Asen độc cực mạnh và gây ung thư.

Ngoài ra còn có một số kim loại nặng và gây ra nhiều độc tố cao như Cd,
Cr, Se, Ni gây độc cho tài nguyên và sức khỏe con người.
Các chất rắn, chất màu, chất gây mùi.
II.Các chỉ số sinh học trong nước thải nghành đông lạnh chế biến
thủy sản:
2.1.Màu
Nước có thể có màu, đặc biệt nước thải thường có màu nâu đen hoặc đỏ
nâu. Màu trong nước thủy sản do:
• Các chất hữu cơ bị phân rã thành.
• Một số chất ở dạng keo và dạng hòa tan.
Nước có 2 loại màu: màu thực và màu biểu kiến. Màu thực được tạo ra do
các chất hòa tan hoặc ở dạng hạt keo. Màu biểu kiến là do các chất lơ lửng tạo
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 13
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
trong nước tạo ra. Trong thực tế người ta chỉ xác định màu thực của nước,
nghia là sau khi lọc bỏ các chất không tan.
2.2.Mùi
Mùi trong nước thải thủy sản do các chất hữu cơ như: protein, protit, của
cá, tôm, bị phân hủy tạo ra các chất : H
2
S, NH
3
, Mercaptan, phenol, gây
mùi.
2.3.Các chất rắn
Trong nước thải thủy sản có chứa các chất rắn không tan: các mảnh vụn
thủy sản do quá trình chế biến tạo ra như: xương cá, vẩy, đầu tôm, các chất
này gây cản trở cho quá trình xử lý, vì vậy cần tách lắng chúng trước khi đưa
vào ác hệ thống xử lý sinh học.
2.4.Các vi sinh vật

Trong nước thải thủy sản có rất nhiều loại vi sinh vật, các vi sinh vật bảy có
sẵn trong ruột của các nguyên liệu chế biến trong đó có thể có nhiều loài vi
khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, như tả, lị thương hàn,
các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
 Vi khuẩn đường ruột gồm có 3 nhóm:
• Nhóm Coliform đặc trưng là Escherichia coli ( E.coli).
• Nhóm Streptococcus đặc trưng là Streptococcus faecalis.
• Nhóm Clostridium đặc trưng là Clostridium perfringens.
2.5.Chỉ số BOD (Biochemical Oxygen Demand)
Là lượng Oxi do vi sinh vật tiêu thụ để oxi hóa sinh học các chất hữu cơ có
trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn). Quá trình này gọi là oxi hóa
sinh học trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như
vậy BOD phản ánh được lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy trong mẫu
nước, quá trình này được tóm tắt như sau:
Chất hữu cơ + 0
2
CO
2
+H
2
O
Vi sinh vật tế bào mới (tăng sinh khối)
Thông số BOD có tầm quan trọng trong thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và
vận hành hệ thống xử lý nước thải, BOD cón là thông số cơ bản để đánh giá
mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Giá trị BOD càng lớn nghĩa là mức độ ô
nhiễm hữu cơ càng cao.
2.6.Chỉ số COD (Chemical Oxygen Demand)
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 14
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
Chỉ số này được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của

nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên. COD là lượng chất oxy hóa hóa
học cần để oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong mẫu nước thành CO
2

H
2
O.
Để xác định COD người ta thường xử dụng một chất oxy hóa mạnh trong
môi trường acid. Chất oxy hóa này được dùng là kali bicromat (K
2
Cr
2
O
7
)
Chất hữu cơ + K
2
Cr
2
O
7
+ H
+

Ag2SO4
t
0
CO
2
+ H

2
O + 2Cr
+3
+ 2K
+
2.7.Chỉ số oxy hòa tan DO (Dissolced Oxygen)
Oxy hòa tan trong nước rất cần thiết cho sinh vật hiếu khí. Bình thường oxy
hòa tan trong nước khoảng 8 – 10 mg/l, chiếm 70 – 85% khi oxi bão hòa, mức
oxy hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ thuộc vào mức độ ô
nhiem64chat61 hữu cơ, vào hoạt động của thế giới thủy sinh, các hoạt động
hóa sinh, hóa học vật lý của nước. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng,
oxy được dùng nhiều trong quá trình hóa sinh và xuất hiện hiện tượng thiếu
oxy trầm trọng. Do đó việc xác đinh DO trong nước cho phép đánh giá mức độ
của quá trình quang hợp hoặc sức sản xuất sơ cấp. Lượng DO trong nước thải
trong quá trình xử lý sinh học luôn luôn lớn hơn 2mg/l.
2.8.Chỉ số pH
Là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước thải. Chỉ số
này cho thấy cần thiết phải trung hòa hay không và tính lượng hóa chất cần
thiết trong quá trình tan hoặc keo tụ, khử khuẩn sự thay đổi trị số pH làm
thay đổi các quá trình tan hoặc keo tụ, làm tăng, giảm vận tốc của các phản ứng
hóa sinh xảy ra trong nước. Vì vậy giá trị pH ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
tạo men trong tế bào và quá trình hập thụ các chất dinh dưỡng vào tế bào. Đối
với đa số vi sinh vật khoảng giá trị pH tối ưu là 6.5 – 8.5.
 Sự khác nhau giữ BOD và COD: cả thông số này đều xác định lượng chất hữu
cơ có khả năng bị oxi hóa có trong nước nhưng chúng khác nhau về ý nghĩa.
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 15
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
BOD chỉ có thể hiện lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, nghĩa là các
chất hữu cơ có thể bị oxi hóa nhờ vai trò của vi sinh vật. COD thể hiện toàn bộ
các chất hửu cơ có thể bị oxi hóa bằng tác nhân hóa học. Do đó tỷ số

COD/BOD luôn luôn lớn hơn 1.
2.9.Chỉ số SS ( Suspended Solid)
Biểu diễn hàm lượng chất rắn lơ lửng trong một đơn vị thể tích nước phân
tích.
2.10.Nhiệt độ nước thải
Nhiệt độ nước thải ảnh hưởng rất lớn tới chức năng hoạt động của vi sinh
vật. Đối với đa số các vi sinh vật, nhiệt độ nước thải trong các công trình xử lý
khoảng 37
0
C.
2.11.Nito và photphos
Là 2 nguyên tố cơ bản cho sự phát trển của vi sinh vật và tảo trong nước
thải
Là thành phẩn cơ bản để tổng hợp protein do vậy nito rất cần cho xử lí sinh
Nếu nước thải chứa quá nhiều hàm lượng nito và photphos sẽ gây ra hiện
tượng phú dưỡng và sự bùng phát của các loại rong tảo
2.12.Chlorine
Là chất khử trùng đễ sử dụng phổ biến trong ngành chế biến thủy sản
Nồng độ chlorine trong nước thải thay đổi phụ thuộc vào nhà máy
Chlorine tồn tại với lượng lớn trong nước thải sẽ gây ra ảnh hưởng lớn tới
hiệu quả xử lý
III.Tác hại của các chất ô nhiễm trong nước thải tới môi trường
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 16
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
3.1.Tác hại của các chất hữu cơ
Lượng chất hữu cơ trong nước quá cao sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy
hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất
hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng hây ảnh hưởng tới
sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây tác hại nghiêm trọng
đến tài nguyên thủy sinh mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn

nước.
BOD là nồng độ oxy hoà tan cần thiết để vi sinh vật trong nước phan hủy
hoàn toàn chất hữu cơ. BOD cũng đồng thời là thông số đánh giá mức độ ô
nhiễm hữu cơ.
3.2.Tác hại của các chất lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng làm hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu
xuống, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rong rêu, tảo, do đó cũng
là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh.
Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây tắc cống thoát nước, làm tăng độ đục
các nguồn nước, bồi lắng lồng kênh, ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy
sinh, đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan.
3.3.Tác hại của dầu mỡ
Dầu mỡ khi xả vào nguồn nước sẽ loang trên mặt nước tạo thành màng dầu
gây cạn kiệt oxy nước, một phần nhỏ hòa tan trong nước hoặc tồn tại ở dạng
nhũ tương. Cặn chứa dầu khi lắng xuống sông sẽ tích tụ trong bùn đáy.
Ô nhiễm dầu mỡ dẫn đến khả năng tự làm sạch của các nguồn nước do giết
chết các vi sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch.
Ngoài ra, dầu trong nước còn có tác động tiêu cực đến đời sống thủy sinh và
ảnh hưởng đến mục đích cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản.
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 17
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
IV.Các phương pháp xử lý nước thải
4.1.Phương pháp khống chế ô nhiễm nước
Nghiên cứu và áp dụng quy trình không có nước thải
Hoàn thiện các quy trình hiện có
Nghiên cứu và áp dụng hiện đại
Áp dụng thiết bị làm nguội bằng không khí
Sử dụng lại nước thải theo hệ thống tuần hoàn và khép kín
 Tuần hoàn:
Sản xuất

Xử lí
Sản xuất
Bổ xung nước
Làm nguội
 Khép kín: là hệ thống xử lí trong đó nước được sử dụng nhiều lần qua
xử lí hoặc không qua xử lí, không tạo ra nước thải.
4.2.Các phương pháp xử lý nước thải
4.2.1.Phương pháp xử lý lý học
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách
các chất này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ học như
lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc
lực li tâm và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng,
lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý
thích hợp.
4.2.1.1.Song chắn rác
Nước thải dẫn vào hệ thống xử xử lý nước thải trước hết phải qua song
chắn rác. Tại đây các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ
hộp, rác cây, bao nilon… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống
hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm
việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải.
4.2.1.2.Bể lắng cát
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 18
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước
từ 0,2mm đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị
cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công
trình sinh học phía sau. Bể lắng cát có thể phân thành 2 loại: bể lắng ngang và
bể lắng đứng. Ngoài ra để tăng hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng
được sử dụng rộng rãi.
4.2.1.3.Bể lắng xử lý nước thải

Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng
đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý
sinh học (bể lắng đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng
ngang và bể lắng đứng.
4.2.1.4. Tuyển nổi trong hệ thống xử lý
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng
rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số
trường hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các chất
hoạt động bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được sử
dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của
phương pháp này là có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong
thời gian ngắn.
4.2.2.Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
4.2.2.1.Trung hòa
Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về
khoảng 6,5 – 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử
lý tiếp theo. Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách:
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 19
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
• Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm;
• Bổ sung các tác nhân hóa học;
• Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa;
• Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước
acid.
4.2.2.2.Keo tụ - Tạo bông
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn
phân tán, kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 – 10 micromet. Các hạt
này không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích
thước hạt nhỏ, tỷ số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện
tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ

trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút Vander Waals giữa các hạt. Lực
này có thể dẫn đến sự kết dính giữa các hạt ngay khi khoảng cách giữa chúng
đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra nhờ chuyển động Brown và do tác
động của sự xáo trộn. Tuy nhiên trong trường hợp phân tán cao, các hạt duy trì
trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có
thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion
trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các
hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của hạt keo
cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình
keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với các hạt keo
khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá
trình này được gọi là quá trình tạo bông.
4.2.3.Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có
trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H
2
S, Sunfit, ammonia, Nito…
dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 20
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm thức ăn.
Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại:
- Phương pháp kị khí sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong
điều kiện không có oxy.
- Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động
trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa
sinh hóa trong hệ thống xử lý nước thải. Để thực hiện quá trình này, các chất
hữu cơ hòa tan, cả chất keo và chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển
vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính như sau:

- Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào vi sinh vật.
- Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng
độ bên trong và bên ngoài tế bào.
- Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và
tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm
lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử
lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ
phản ứng sinh hoá là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt
độ, pH, dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng.
4.2.3.1.Phương pháp sinh học kỵ khí
Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp
tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên
phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn
giản như sau:
Chất hữu cơ ——————> CH
4
+ CO
2
+ H
2
+ NH
3
+ H
2
S + Tế bào mới
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 21
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
Một cách tổng quát quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;

- Giai đoạn 2: acid hóa;
- Giai đoạn 3: acetate hóa;
- Giai doạn 4 trong quá trình kị khí xử lý nước thải: methan hóa.
Các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như proteins, chất
béo, carbohydrates, celluloses, lignin,…trong giai đoạn thủy phân, sẽ được cắt
mạch tạo những phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn. Các phản ứng thủy
phân sẽ chuyển hóa protein thành amino acids, carbohydrate thành đường đơn,
và chất béo thành các acid béo. Trong giai đoạn acid hóa, các chất hữu cơ đơn
giản lại được tiếp tục chuyển hóa thành acetic acid, H
2
và CO
2
. Các acid béo dễ
bay hơi chủ yếu là acetic acid, propionic acid và lactic acid. Bên cạnh đó, CO
2
và H
2
, methanol, các rượu đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình
cắt mạch carbohydrate. Vi sinh vật chuyển hóa methan chỉ có thể phân hủy một
số loại cơ chất nhất định như CO
2
+ H
2
, formate, acetate, methanol,
methylamines, và CO.
Tùy theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí trong xử lý nước
thải thành:
- Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá
trình tiếp xúc kỵ khí (Anaerobic Contact Process), quá trình xử lý bằng lớp bùn
kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB);

- Qúa trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá
trình lọc kỵ khí (Anaerobic Filter Process).
4.2.3.2.Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn:
- Oxy hóa các chất hữu cơ;
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 22
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
- Tổng hợp tế bào mới;
- Phân hủy nội bào.
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí trong bể xử lý
nước thải có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công
trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa sinh
hóa nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Tùy theo trạng
thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo có thể
chia thành:
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được
sử dụng để khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm
thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân hủy hiếu khí.
Trong số các quá trình này, quá trình bùn hoạt tính là quá trình phổ biến nhất.
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá
trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể
phản ứng nitrate với màng cố định.
4.2.4.Phương pháp xử lý bẳng thủy sinh thực vật
Tảo có tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu đựng được các thay đổi của môi
trường, có khả năng phát triển trong nước thải, có
giá trị dinh dưỡng và hàm lượng protein cao, do
đó người ta đã lợi dụng các đặc điểm này của tảo
để:
- Xử lý nước thải và tái sử dụng chất dinh
dưỡng.

- Biến năng lượng mặt trời sang năng
lượng trong các cơ thể sinh vật.
- Tiêu diệt các mầm bệnh.
Thông thường người ta kết hợp việc xử lý nước thải và sản xuất và thu
hoạch tảo để loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải. Tuy nhiên tảo rất khó thu
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 23
Hình 4.1.Tảo Asterionlla
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
hoạch (do kích thước rất nhỏ), đa số có thành tế bào dày do đó các động vật rất
khó tiêu hóa, thường bị nhiễm bẩn bởi kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các mầm
bệnh còn lại trong nước thải.
4.2.4.1.Các yếu tố cần thiết cho quá trình xử lý nước thải bằng tảo
Dưỡng chất: Ammonia là nguồn đạm chính cho tảo tổng hợp nên
protein của tế bào thông qua quá trình quang hợp. Phospho, Magnesium và
Potassium cũng là các dưỡng chất ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo.
Độ sâu của ao tảo: độ sâu của ao tảo được
lựa chọn trên cơ sở tối ưu hóa khả năng của
nguồn sáng trong quá trình tổng hợp của tảo.
Theo các cơ sở lý thuyết thì độ sâu tối đa của ao
tảo khoảng 4,5 ¸ 5 inches (12,5cm). Nhưng
những thí nghiệm trên mô hình cho thấy độ sâu
tối ưu nằm trong khoảng 8 ¸ 10 inches (20 ¸
25cm). Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, độ sâu
của ao tảo nên lớn hơn 20cm (và nằm trong khoảng 40 ¸ 50 cm) để tạo thời
gian lưu tồn chất thải trong ao tảo thích hợp và trừ hao thể tích mất đi do cặn
lắng.
Thời gian lưu tồn của nước thải trong ao (HRT): thời gian lưu tồn của
nước thải tối ưu là thời gian cần thiết để các chất dinh dưỡng trong nước thải
chuyển đổi thành chất dinh dưỡng trong tế bào tảo. Thường thì người ta chọn
thời gian lưu tồn của nước thải trong các ao lớn hơn 1,8 ngày và nhỏ hơn 8

ngày.
Lượng BOD nạp cho ao tảo: lượng BOD
nạp cho ao tảo ảnh hưởng đến năng suất tảo vì
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 24
Hình 4.2.Tảo Ceratium
Hình.4.3Tảo
Chlamydomonas
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA XÍ NGHIỆP
nếu lượng BOD nạp quá cao môi trường trong ao tảo sẽ trở nên yếm khí ảnh
hưởng đến quá trình cộng sinh của tảo và vi khuẩn
Khuấy trộn và hoàn lưu: quá trình khuấy trộn trong các ao tảo rất cần
thiết nhằm ngăn không cho các tế bào tảo lắng xuống đáy và tạo điều kiện cho
các dinh dưỡng tiếp xúc với tảo thúc đẩy quá trình quang hợp. Trong các ao tảo
lớn khuấy trộn còn ngăn được quá trình phân tầng nhiệt độ trong ao tảo và yếm
khí ở đáy ao tảo. Nhưng việc khuấy trộn cũng tạo nên bất lợi vì nó làm cho các
cặn lắng nổi lên và ngăn cản quá trình khuếch tán ánh sáng vào ao tảo. Moraine
và các cộng sự viên (1979) cho rằng tốc độ dòng chảy trong ao tảo chỉ nên ở
khoảng 5 cm/s. Hoàn lưu giúp cho ao tảo giữ lại được các tế bào vi khuẩn và
tảo còn hoạt động; giúp cho quá trình thông thoáng khí, thúc đẩy nhanh các
phản ứng trong ao tảo.
Thu hoạch tảo: tảo có thể được thu hoạch bằng lưới hoặc giấy lược, thu
hoạch bằng cách tạo bông cặn hoặc tách nổi, thu hoạch sinh học bằng các loài
cá ăn thực vật và động vật không xương sống ăn tảo.
4.2.4.2.Xử lý nước thải bằng thủy sinh thực vật có kích thước lớn
Thủy sinh thực vật là các loài thực vật sinh trưởng trong môi trường
nước, nó có thể gây nên một số bất lợi cho con người do việc phát triển nhanh
và phân bố rộng của chúng. Tuy nhiên lợi dụng chúng để xử lý nước thải, làm
phân compost, thức ăn cho người, gia súc có thể làm giảm thiểu các bất lợi gây
ra bởi chúng mà còn thu thêm được lợi nhuận.
4.2.4.3.Các loại thủy sinh thực vật chính

Thủy thực vật sống chìm: loại thủy thực vật này
phát triển dưới mặt nước và chỉ phát triển được ở các nguồn nước có đủ ánh
sáng. Chúng gây nên các tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn
cản sự khuyếch tán của ánh sáng vào nước. Do đó các loài thủy sinh thực vật
này không hiệu quả trong việc làm sạch các chất thải.
GVHD: TẠ THỊ THANH THÚY Trang 25
Hình 4.4 Tảo Dinobryon

×