Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

biện pháp nâng cao môn học chính tả lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.75 KB, 12 trang )

Biện pháp nâng cao môn học chính tả lớp 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài:
Môn chính tả là môn học trong bộ môn Tiếng Việt có tầm quan trọng trong
việc rèn luyện tiếng việt gồm nói và chữ viết của học sinh, giúp các em viết
đúng, nói đúng. Đó là cơ sở để các em học tốt các môn học khác, ở lớp trên
ngoài việc viết đúng chính tả còn một yêu cầu nữa là nói chuẩn để các em
diễn đạt đúng ý nghĩ của mình trong việc học tập và trong giao tiếp xã hội.
1.2. Tầm quan trọng đề tài nghiên cứu
Đối với trẻ em đến tuổi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng chữ viết,
ở giai đoạn đầu tiên trẻ em tiếp tục được hoàn thiện năng lực nói tiếng mẹ
đẻ. Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và học các môn
khác, mà muốn biết đọc thông viết thạo, trẻ em phải được học chính tả.
Chính tả là phân môn có tính chất công cụ. Nó có vị trí quan trọng trong giai
đoạn học tập đầu tiên của trẻ em.Trong thực tế học sinh mắc lỗi chính tả rất
nhiều có những học sinh viết sai hơn 10 lỗi ở một bài chính tả. Khi chấm bài
tôi không hiểu các em diễn đạt nghĩa của tiếng, từ như thế nào vì mắc quá
nhiều lỗi. Điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em ở môn Tiếng
Việt cũng như ở môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất
tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát. Vì lý do trên tôi cố gắng thống kê, phân loại,
tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra “Biện pháp nâng cao môn học chính tả lớp
1” để giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi viết chính tả và cũng nhằm mục
tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai, năng động, sáng tạo phù hợp với xu
thế phát triển hiện nay.
1.3. Giới hạn đề tài:
Dựa vào thực trạng viết chính tả của học sinh lớp 1 hiện nay. Để góp phần
thực hiện tốt trong công tác giảng dạy đối với phân môn chính tả của học
sinh lớp 1, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
(1) Đánh giá sơ bộ kết quả học tập của học kỳ I năm học 2009-2010.
(2) Đưa ra một số biện pháp để nâng cao môn học chính tả lớp 1.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.


Đối với các em học sinh tiểu học, đặc biệt là những lớp đầu cấp, việc dạy
cho các em có một kiến thức chắc chắn trong phân môn Tiếng Việt, mà cụ
thể là chính tả “nghe, đọc” là một vấn đề không phải đơn giản, bởi lẽ các em
vừa học xong lớp mẫu giáo mới lên lớp 1, do vậy tất cả những kiến thức ở
lớp 1 đối với các em là mới mẽ, thêm vào đó môn học này học sinh mới
bước đầu được làm quen, nên việc dạy chính tả của lớp 1 còn nhiều đơn
điệu, ít bài. Chính vì vậy mà ở lớp 1, khi viết chính tả phần lớn học sinh mắc
nhiều lỗi, nhất là những cặp từ dễ lẫn lộn khó phân biệt được nghĩa của
tiếng, khi giáo viên đọc tới đâu học sinh viết đến đó, không cần suy nghĩ hay
đắn đo cứ viết ngay vào, miễn sao cách phát âm tiếng đó giống nhau là
được. Hơn nữa, học sinh chưa thật sự chú ý đến cách phát âm của giáo viên,
nên hay nhầm lẫn âm, vần khi viết.Viết đúng chính tả không chỉ là những
vận động của cơ bắp như sự phối hợp thuần thục các ngón tay, bàn tay, cổ
tay mà còn thao tác trí óc của người viết. Việc hình thành kỹ năng chính tả
khẳng định vai trò của ý thức . Kỹ năng chính tả có ý thức phải đạt tới mức
độ tự động hóa một cách tự giác.Để viết đúng chính tả cần phải nắm được sự
phân tích cấu trúc của tiếng, từ và thuộc bảng chữ cái, thì chỉ việc phát thành
tiếng hay đọc thầm từng âm tiết và biểu hiện cách kết hợp chữ cái để thể
hiện các âm, vần theo trật tự của chúng.
III. CƠ SỞ THỰC TIỂN.
Trong những năm gần đây học sinh viết chính tả thường hay mắc nhiều lỗi.
Một số em chưa nắm được quy tắc chính tả đơn giản. Điều đó đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sự tiếp thu của các em. Học sinh viết không đúng làm
ảnh hưởng đến quá trình học tập, giao tiếp và tư duy. Mặt khác, hầu hết giáo
viên lại ở nhiều vùng, nhiều địa phương khác nhau, nên âm điệu, cách dùng
từ hay diễn đạt cũng khác nhau dẫn đến học sinh thường viết sai chính tả.
Với tiềm năng và các yếu tố thuận lợi của mỗi địa phương trong giai đoạn
hiện nay về mọi mặt như: Sự đầu tư của Phòng giáo dục, sự quan tâm của
Ban giám hiệu, các cơ sở hạ tầng, trường trại, phòng ốc khang trang, trang
thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ … Đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm,

trẻ, yêu ngành, yêu nghề, có trình độ sư phạm nhất định, đa số đã được
chuẩn hóa. Bên cạnh đời sống kinh tế của người dân tương đối ổn định, khả
năng phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ ngày càng được nâng cao, sự
quan tâm của phụ huynh đối với các em nhiều hơn, thêm vào đó hầu hết các
em đều được trải qua ở các lớp mầm non từ 2 đến 3 năm. Tất cả chính là
tiềm năng, là động lực hổ trợ và thúc đẩy để có thể cải thiện được tình hình
thực tại trên.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
4.1. Nhận xét và đánh giá
Đối với lớp 1, trình độ tiếng Việt của các em còn thấp, lỗi chính tả còn
nhiều, đó là điều hiển nhiên không thể tránh khỏi. Nhưng nếu giáo viên
không giảng dạy tốt, không chú ý sửa sai cho học sinh thì việc viết lỗi trở
thành thói quen khó sửa. Vì vậy ngay sau khi kiểm tra chất lượng đầu học kì
I tôi đã phát hiện ra điểm yếu các em qua thống kê thang điểm như sau:
Bảng 4.1.1. Phân loại thang điểm.
Thang điểm 9-10 7-8 5-6 < 5
Tỷ lệ 30 % 30% 40% 0%
Bảng 4.1.2. Biểu đò tỷ lệ.
* Nhận xét: Không có em nào đạt điểm 9 -10, ngược lại điểm dưới 5 chiếm
tỷ lệ cao nhất.
Trong đó hầu hết học sinh đều sai lỗi như: -Về âm: + Âm “c” viết sai âm “k”
+ Âm “x” viết sai âm “s” + Âm “b” viết sai âm “p” + Âm “g” viết sai âm
“gh” + Âm “ng” viết sai âm “ngh” + Âm “l” viết sai âm “n” + Âm “i” viết
sai âm “y’ - Về vần: + Vần “en” viết sai “ăn” + Vần “am” viết sai “om” +
Vần “om” viết sai “ôm” + Vần “em” viết sai “êm” + Vần “ay’ viết sai “ây”
+ Vần “êu’ viết sai “eo” + Vần “ăng’ viết sai “eng” + Về dấu thanh: dấu hỏi
(?) hay dấu ngã (~) các em còn nhầm lẫn nhiều như: chữ rõ các em viết rỏ,
đã viết đả, mở viết mỡ… Một số em viết và đọc không được các âm khó,
vần khó. Sau thời gian hai tháng theo dõi và tổng hợp các lần viết chính tả
tôi rút ra được và nguyên nhân sau đây: 1. Nguyên nhân thứ nhất là bao trùm

thông qua phát âm theo tiếng địa phương của học sinh biểu hiện rõ nhất là
trong giờ tiếng Việt, học sinh rất khó khăn khi phát âm theo âm chuẩn của
tiếng Việt, từ nói sai dẫn đến viết sai. 2.Nguyên nhân thứ hai là theo dõi một
số em kém nhất lớp, tôi thấy những lỗi các em mắc phải dù đã đước sữa vẫn
lặp đi lặp lại nhiều lần chứng tỏ các em không nhớ và không hiểu, hơn nữa
một số em không có bảng con, phấn viết hay bút chì, vở các em còn lộn xộn
đủ các môn.
4.2. Biên pháp thực hiện
Những biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng môn chính tả Từ thực
trạng và nguyên nhân trên tôi đã thực hiên các phương pháp theo trình tự bài
dạy, có hệ thống, có lôgic chặt chẽ của bài chính tả và còn đề ra cũng như áp
dụng các biện pháp mới cụ thể hơn nhằm nâng cao môn chính tả đạt được
kết quả tốt.
4.2.1. Chú ý đọc và tập nói cho học sinh:
Như tôi đã nói trên việc viết sai lỗi chính tả là nguyên nhân từ việc đọc sai,
nói sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, vì vậy trong suốt quá
trình lên lớp ở tất cả các môn học và cả khi giao tiếp, tôi luôn luôn chú ý
nhắc nhở rèn cách phát âm cho các em, gợi ý và làm mẫu để các em biết đọc
và viết đúng. Thường xuyên nhắc nhở thông qua cách phát âm, tổ chức các
hình thức đố vui ngắn ( nêu âm, vần để học sinh phát âm đúng) đại diện mỗi
nhóm, chú ý gọi những em yếu kém phát âm, có tuyên dương để khích lệ
tinh thần học tập ở mỗi tiết học như: đạo đức, tự nhiên xã hội,… tôi đều
dành thời gian vài phút để đố vui. Tất cả các em đều hưởng ứng sôi nổi và
vui vẻ.
4.2.2. Sử dụng các dụng cụ học tập có hiệu quả:
* Bảng con: Bảng con là dụng cụ đắc lực, giúp giáo viên có thể kiểm tra
đồng loạt, quán xuyến được học sinh trong nhiều môn học. Đối với môn
chính tả khi các em viết từ khó trên bảng con, giáo viên theo dõi kỹ phát
hiện kịp thời, đồng thời sửa sai ngay tại chỗ. Tôi còn đặc biệt chú ý ở những
em hay mắc lỗi ở các nhóm âm, vần thường gặp trong bài, để xem các em có

tiếp tục mắc phải những lỗi đó nữa không và cho các em đó phát âm lại lần
nữa để nhớ.
* Vở chính tả: Ở lớp 1 trong học kì I chưa yêu cầu có vở chính tả, nhưng bản
thân tôi có qui định ở lớp, mỗi em có một quyển vở để viết chính tả riêng, từ
viết âm đến viết vần, rồi qua viết các bài ứng dụng ( ở môn học vần). Việc
làm này nhằm giúp các em qua kỳ II chính thức viết chính tả một đoạn văn
ngắn, bài văn ngắn một cách dễ dàng. Từ đó, rèn cho các em có thói quen,
biết cách viết một bài chính tả, trình bày sạch sẽ, rõ ràng, có nề nếp trong
học tập, đó là điều tốt sau này học các lớp trên. Khi viết bài tôi yêu cầu các
em viết một hàng, chừa một hàng để chữa bài, học sinh gạch dưới chữ sai và
chữa lại ngay ở hàng dưới cho dễ nhớ. Ngoài ra, tôi yêu cầu học sinh lên
bảng viết lại chữ đó (chữ có trong bài viết) đây là lần khắc sâu hơn vì càng
viết thì càng nhớ. Tôi hoặc cán sự lớp luôn luôn kiểm tra chữ viết mỗi tuần ,
tuyên dương em nào có bài vở tốt và động viên kịp thời các em còn viết sai
trong tiết sinh hoạt.
* Tổ chức trò chơi: Ngoài hoạt động ghi âm, vần khó đã phân tích trong bài
chính tả, tôi còn tranh thủ tổ chức các trò chơi ghép chữ ở bảng con cho
những âm, vần khó nhất đã học và từng viết mà các em đã mắc phải. Ví dụ:
Giáo viên nêu ra vần “om, am, eo, êu” các em lần lượt tìm ra những tiếng có
chứa vần trên trong thời gian 1 phút, em nào đã tìm ra sẽ viết lên bảng con
của mình, nếu viết được 2-3 tiếng thì được cả lớp vỗ tay khen ngợi và cho
em đó đọc lại các tiếng mà em đã chọn ra một vài vần, tiếng hoặc từ để tổ
chức trò chơi ghép chữ cho các em. Đây là trò chơi mà qua thực tế tôi tạo
được không khí vui tươi, hứng thú trong học tập, trong chính tả nói riêng và
môn tiếng việt nói chung. Cũng từ những hình thức này hầu như tất cả các
em không buổi học nào mà quên bảng con ở nhà, hay đúng hơn mỗi em đều
có bảng con trong giờ viết chính tả.
* Tổ chức hoạt động nhóm: Trong thời gian chấm bài, tôi tổ chức cho các
em hoạt động theo nhóm, để trao đổi làm phần luyện tập theo yêu cầu của
bài chính tả, các em có điều kiện kiểm tra giúp đỡ những em yếu kém. Bên

cạnh đó tôi có chuẩn bị bài mẫu ghi lên bảng để các em khá có cơ sở kiểm
tra bài bạn trong nhóm, sau đó đại diện nhóm nêu kết quả của nhóm mình
làm được (chú ý đối tượng yếu của nhóm).
*Về phụ huynh: Tôi luôn luôn liên hệ cùng với phụ huynh các em, để yêu
cầu ở nhà phụ huynh thường xuyên kiểm tra vở sau mỗi buổi đi học về, nhắc
nhở, đôn đốc, hỗ trợ thêm, cùng với công tác chủ nhiệm tôi luôn quan tâm
các em có hoàn cảnh khó khăn, gặp gia đình trao đổi để giúp các em học tốt
hơn. Ngoài ra tôi yêu cầu ở nhà có một quyển vở dùng để hệ thống các âm,
vần, tiếng khó dễ sai đã gặp trong bài chính tả và ghi những lỗi cần nhớ. -
Bốn trang dành để ghi về dấu thanh : /, \ , ?, ~ . - Bốn trang dành để ghi các
phụ âm đầu: g, gh, ngh, ng, c, k, b, p. - Sáu trang dành để ghi các vần khó:
eo, êu, ao, au, ai, ay, en, ăn, oai, oay, oen, oăn, oan, oang… - Sáu trang dành
để ghi các phụ âm cuối: c, t, n, ng.
Ví dụ: bác - bát, việc - việt, bản - bảng
Các trang này được chia làm nhiều cột như: Dấu ( ? ) Dấu ( ~ ) Lẩn thẩn Lẫn
lộn Hoặc nhóm vần với sự hướng dẫn của giáo viên phụ huynh có thể giúp
học sinh kẻ ngang một bảng như sau: Vần Vần Vần Vần eo êu ao ô ai ay keo
sơn kêu gọi vào ra vô cùng tai nghe tay chân en ăn khen thưởng khăn mặt Ở
nhà các em phải thực hiện viết vào các nhóm theo bảng kẻ mẫu, để rút ra các
lỗi mà các em mắc phải ở lớp, cứ sau mỗi buổi học về nhà ghi lại vào vở
này, thì giúp các em càng nhớ và sẽ tránh khỏi các lỗi đó ở giờ sau. Tôi cũng
không quên kiểm tra loại vở này sau mỗi tuần, để tránh sự lười biếng của các
em đồng thời động viên khen ngợi những em đã thực hiện tốt.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua 4 tháng thực hiện, đặc biệt các lần kiểm tra với những biện pháp đã
được áp dụng như trên, chất lượng môn chính tả của lớp tôi đã có những
chuyển biến rõ rệt, số cá biệt không biết viết từ nhiều âm, vần không còn
nữa, các em viết sai dấu thanh giảm đi đáng kể, sau khi khảo sát lại năng lực
bài viết chính tả tại lớp, tôi thấy từ viết sai đến 70% nay đã xuống còn 10%.
Qua thống kê thang điểm như sau:

Bảng 5.1. Phân loại thang điểm
Thang điểm 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới TB
Tỷ lệ 55% 25% 10% 10%
Bảng 5.2. Biểu đò tỷ lệ.
* Nhận xét: Tỷ lệ điểm 9 -10 đạt 55% , điểm dưới 5 giảm rõ rệt. Đây là kết
quả rất đáng mừng của lớp tôi đã đạt được so với ban đầu, chính những biện
pháp trên đã đòi hỏi các em mỗi ngày càng nổ lực học tập, tiến lên không
ngừng để làm nền tảng, học tiếp các lớp trên được tốt hơn đối với môn chính
tả. Qua đó, bản thân tôi cũng rút ra một số kinh nghiệm mới và tốt hơn trong
việc giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng học tập môn chính tả trong giai
đoạn 2 ( học kỳ II ) có hiệu quả cao hơn.
VI. KẾT LUẬN
Qua kết quả trên, tôi rút ra một số nhận định sau: - Trước hết giáo viên phải
chuẩn bị chu đáo tiết dạy, nắm được nội dung của bài, phân tích vần, tiếng,
từ cho chính xác.
- Chữ viết của giáo viên phải mẫu mực, giọng đọc chính xác, phát âm chuẩn
- Nắm được các đối tượng học sinh trong lớp để kịp thời uốn nắn sửa sai cho
học sinh. - Luôn cho học sinh nhóm, tổ, tự rèn tiếng khó và luôn viết vào vở
rèn chữ ở nhà, tập đọc sách, báo nhi đồng để các em có điều kiện nắm được
cấu trúc của tiếng, từ.
- Giáo viên cấn phân tích sâu hơn những tiếng, từ hay sai do phát âm của địa
ph.
- Cần phân tích kỹ các âm, vần có liên quan, rèn luyện viết từ bảng con, giúp
học sinh phát âm chính xác để khi viết lại vở ở nhà
Trên đây là vài kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy môn Chính tả của lớp 1,
mà tôi đã thực hiện trong 4 tháng ở học kỳ I năm học 2009-2010 và đã đạt
được kết quả tương đối khả quan. Tôi tin rằng sẽ duy trì mãi đến cuối năm
để đem lại kết quả như mong muốn.
Qua nghiên cứu, tôi không có tham vọng đưa ra các biện pháp nhằm giải
quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ xin nêu một số kinh nghiệm ít ỏi của

cá nhân tôi tích lũy được trong quá trình giảng dạy. Mặc dù những kinh
nghiệm trình bày trên, có thể chưa hay, chưa phong phú, nhưng cũng mong
muốn được chia sẻ với các “bạn đồng nghiệp”, để chúng ta cùng nhau trao
đổi bổ sung thêm nhằm không ngừng nâng cao, hoàn thành trách nhiệm của
một người giáo viên mà xã hội giao cho mỗi chúng ta: “Vì lợi ích mười năm
trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Rất mong được nhận ý kiến đóng góp của các bạn. Tôi xin chân thành cảm
ơn!
VII. ĐỀ NGHỊ
Qua thực tế tôi nhận thấy, cơ quan đơn vị nơi tôi công tác trường lớp khang
trang, có thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đầy đủ, có giáo viên phụ trách
phân môn này nói riêng , môn tiếng việt nói chung. Đây cũng là điều kiện
cho các em học tốt. Tuy nhiên mỗi giáo viên chúng ta cần đọc nhiều sách
tham khảo hơn nữa để có thể giảng dạy môn học này ngày càng có hiệu quả
hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Giáo học pháp tập 1” (2000) - Nhà xuất bản giáo dục.
2. “Giáo học pháp tập 2” (2000) - Nhà xuất bản giáo dục
3. Đặng Thị Lanh, Hoàng cao Cương, Trần Thị Minh Phương, “Hướng dẫn
giảng dạy môn tiếng việt”- NXB giáo dục.
4. “Phương pháp dạy học các môn học lớp 1, tập 2”, (2006) - NXB giáo dục.
********************
MỤC LỤC Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………… 2
1.1. Lý do chon đề tài………………………………… 2
1.2. Tầm quan trọng đề tài nghiên cứu……2
1.3. Giới hạn đề tài……………………………………… 2
II. CỞ SỞ LÝ LUẬN …………………………………………… 2
III. CƠ SỞ THỰC TIỂN……………………………………… 2
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………… 3

4.1. Nhận xét và đánh giá……………………………3
4.2. Biện pháp thực hiện ………………………………4
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………… 6
VI. KẾT LUẬN…………………………………………………… 7
VII. ĐỀ NGHỊ…………………………………………………… 7
* Tài liệu tham khảo………………………………8

×