Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.32 KB, 124 trang )

Tóm lược
Chi phí sản xuất và thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với việc sử dụng vật
tư, tài sản, mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Vì vậy, tiết
kiệm được chi phí sản xuất là điều kiện để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau trong đó kế toán luôn được coi
là công cụ quan trọng và hiệu quả. Đặc biệt là trong công tác quản lý chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm với yêu cầu đặt ra là làm sao, bằng cách nào để tiết kiệm
chi phí, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hạch toán giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhà Nước
thực hiện công tác quản lý các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và ở Bắc Giang
nói riêng.
Luận văn này nghiên cứu hệ thống hóa các quy định kế toán về chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm, các vấn đề về thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất
hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm
hoạt động sản xuất, đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ, tổ chức bộ máy quản lý,
bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán chi phí và tình giá thành sản xuất của các
công ty. Nhằm tìm ra các điểm chưa phù hợp trong công tác kế toán chi phí và tình giá
thành sản xuất và các biện pháp khắc phục, các giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm
chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả của công tác quan lý chi phí sản xuất tăng khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
i
Abstract
Production cost and finished product is one of indicators reflecting the business
performance of enterprises. Cost of production is always associated with the use of
materials, properties, on the other hand the cost of production is the basis to create
production costs. So, saving production costs as a condition for lowering production


costs, increase competitiveness of the product on the market. For production and
business activities effectively, many businesses use different tools which management
accounting has always been an important tool and efficient. Especially in the
management of production costs and product price with the requirements set out is
how, how to save costs and detect any potential for lowering production costs improve
efficiency of production and business
Accounting for production cost is always a top concern of businesses, while it is
also the concern of the authorities of the State made the management businesses in the
whole country and in Bac Giang Province particular.
This paper studies the system of accounting regulations on production costs and
product prices, status issues and solutions to improve the effectiveness of cost
accounting and production costs products in the business of garment manufacturing
for export in Bac Giang province. Based on studies of production characteristics,
product characteristics, process technology, organizational management, accounting
staff, organizing the work of accounting costs and the production cost of the company.
To find the points are not appropriate remedies and solutions that help businesses save
production costs, improve efficiency of the management production costs to increase
competitiveness of enterprises.
ii
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Trưởng bộ môn Kế toán doanh nghiệp
trường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên phòng kế
toán các công ty đã hỗ trợ tôi trong quá trình tìm hiểu thực tế và thu thập số liệu tại cơ
sở để nghiên cứu, phân tích và thực hiện đề tài.
iii
Mục lục
Chương 1 9
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN 9
PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 9

1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 9
1.1.1 Về lý luận 9
1.1.2 Về thực tiễn 11
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm 11
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 11
1.2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 12
1.3. Nhận dạng và xác lập vấn đề nghiên cứu khác biệt trong đề tài 12
1.4. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 13
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 13
1.4.2. Mục tiêu nghiên cứu 13
1.4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 14
1.5. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu 14
1.6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 15
1.6.1 Phạm vi nghiên cứu 15
1.6.2 Giới hạn nghiên cứu 15
Chương 2 16
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
XUẤT SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 16
2.1. Các khái niệm, thực chất và nội hàm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
16
2.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 16
2.1.1.1. Khái niệm 16
2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất: 16
2.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 19
2.1.2.1. Khái Niệm 19
2.1.2.2. Phân loại giá thành: 20
2.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 20
2.2. Một số lý thuyết về kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất 21
2.2.1. Những quy định trong chuẩn mực kế toán chi phối đến kế toán chi phí và tính giá

thành sản xuất 21
2.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01) : chuẩn mực chung 21
2.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS 02) : Kế toán hàng tồn kho 23
2.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 03 (VAS 03): Tài sản cố định 24
2.2.1.4. So sánh chuẩn mực kế toán việt nam với chuẩn mực kế toán quốc tế 25
2.2.2 Khái quát các quy định về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong chế độ kế toán việt nam theo quyết định số 15/2006/QĐ_BTC 29
2.2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất 29
2.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 33
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất 38
2.3.1 Về vĩ mô 38
2.3.1 Về vi mô 39
Chương 3 41
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 41
iv
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu 41
3.1.1 Kế hoạch chọn mẫu 41
3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu 41
3.1.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 44
3.2. Khái quát tình hình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc
xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 44
3.2.1 Hình thức sở hữu công ty 44
3.2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 44
3.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của các công ty 45
3.2.4 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 50
3.2.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của các công ty 52
3.3. Nhận dạng và phân tích các yếu tố thực tiễn ảnh hưởng đến kế toán chi phí và tính giá
thành sản xuất sản phẩm sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 55

3.3.1. Về Vĩ mô 55
3.3.2 Về vi mô 56
3.4. Phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các
công ty sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 57
3.4.1 Đặc điểm kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 57
3.4.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí 57
3.4.1.2 Đối tượng tính giá thành, Kỳ tính giá thành 58
3.4.1.3 Phân loại chi phí sản xuất 58
3.4.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí 59
3.4.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các công ty sản xuất hàng
may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 59
3.4.2.1 Chứng từ sử dụng 59
3.4.2.2 Tài khoản sử dụng 60
3.4.2.3 Số kế toán sử dụng 61
3.4.2.4 Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm 61
3.4.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang 75
3.4.2.4 Phương pháp tính giá thành 76
Chương 4 79
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC XUẤT
KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 79
4.1. Các kết luận đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng 79
4.2. Các phát hiện và vấn đề đặt ra cần tập trung xử lý thời gian tới qua nghiên cứu thực trạng
81
4.3. Các dự báo triển vọng về kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm may mặc tại
các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 84
4.4. Các đề xuất về giải pháp về kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm may mặc
tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian
tới 85

4.5. Các kiến nghị 88
4.5.1 Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý 88
4.5.2 Về phía các công ty may mặc trên địa bàn Bắc Giang 89
4.6. Những hạn chế trong nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 90
4.6.1. Những hạn chế trong nghiên cứu đề tài 90
4.6.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 90
v
Danh mục sơ đồ hình vẽ
Sơ đồ 3.1: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong.
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ khái quát
Sơ đồ 3.4: Quy trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 3.5: Tổ chức bộ máy kế toán công ty CP may XK Hà Bắc
Sơ đồ 3.6 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty may xuất khẩu Hà Phong
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP : Cổ phần
CPSX : Chi phí sản xuất
CPNVL : Chi phí nguyên vật liệu
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
CPPS : Chi phí phát sinh
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPKH : Chi phí khấu hao
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
KH : Khấu hao
TSCĐ : Tài sản cố định
TK : Tài khoản

NVL : Nguyên vật liệu
NVL TT : Nguyên vật liệu trực tiếp
NVLC : Nguyên vật liệu chính
NVLP : Nguyên vật liệu phụ
XK : Xuất khẩu
SPHT : Sản phẩm hoàn thành
SPDD : Sản phẩm dở dang
vii
vii
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
1.1.1 Về lý luận
Trong những năm gần đây ngành dệt may việt nam đã có những bước phát triển
và tăng trưởng ngoạn mục. Hiện tại đây là một ngành quan trọng trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là ngành xuất khẩu mũi nhọn có những đóng góp đáng
kể vào sự phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập
hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là dệt may xuất khẩu có nhiều
cơ hội lớn nhưng bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách
thức không nhỏ. Trong điều kiện giá cả đầu vào tăng cao và sự cạnh tranh khốc liệt, để
duy trì sự tồn tại và phát triển sản xuất các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến
công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán là một bộ phận
cấu thành quan trọng trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp, là công cụ quản lý
kinh tế tài chính hữu hiệu của mọi loại hình doanh nghiêp. Để đáp ứng yêu cầu của sự
phát triển các doanh nghiệp đã mạnh dạn thực hiện nhiều chính sách đổi mới trong
phương thức quản lý, trong đó có việc đổi mới công tác kế toán nói chung và kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nội dung quan trọng hàng đầu.
Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm chí phí sản xuất góp phần hạ giá thành sản
phẩm là những biện pháp cơ bản giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận, giúp đưa sản

phẩm đến tay đông đảo người tiêu dùng. Là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn
tại và phát triển. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính - kế toán là một lĩnh
vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có
ích cho các quyết định kinh tế đặc biệt là thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm.
Hệ thống kế toán chi phí sản xuất phù hợp sẽ là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp
kiểm soát chi phí, đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, kịp thời
phát hiện sai sót trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp đạt
được các mục tiêu đã đặt ra.
Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý
nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể
9
nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ
chức, quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Hạch toán giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế
toán ở doanh nghiệp, có liên quan đến hầu hết các yếu tố của đầu vào và đầu ra trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời,
phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có
tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
quản lý vì lợi nhuận chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chi phí đã chi ra. Trong một
doanh nghiệp việc tính được giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ có tầm quan trọng sống
còn. Tính được giá thành sẽ cho phép doanh nghiệp có một chiến lược về giá và kiểm
soát được lề lợi nhuận để sản phẩm mang tính cạnh tranh cao mà vẫn có lãi. Ngoài ra
biết được các yếu tố cấu thành trong giá thành sẽ cho phép doanh nghiệp đề ra được
những biện pháp tiết kiệm cụ thể cũng như tìm ra các “nút cổ chai” làm giảm năng
suất chung của cả dây chuyền sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ. Các nhà quản lý đều
hướng tới việc tìm ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt được các khoản chi phí, nhận
diện, phân tích được các chi phí phát sinh để có những quyết định đúng đắn trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi doanh

nghiệp phải có một hệ thống kế toán phù hợp, cung cấp kịp thời các thông tin phục vụ
cho việc ra quyết định của nhà quản lý. Bên cạnh đó việc áp dụng một phương pháp
tính giá thành phù hợp cũng sẽ trở thành công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc
đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy có thể thấy kế toán chi phí sản xuất và gia thành sản phẩm giữ một vai
trò đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, vai trò đó thể hiện qua các
mặt:
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho biết các thủ tục, chứng
từ, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tính giá thành sản phẩm
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho biết thời điểm ghi nhận
chi phí sản xuất, các loại chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành
10
của doanh nghiệp. Có xác định đúng đắn giá thành sản phẩm mới có thể xác định được
giá bán sản phẩm và đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Về thực tiễn
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm là một nội dung công tác kế toán quan trọng
đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Tiến hành khảo sát thực
tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các công ty sản
xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ những điểm giống và
khác biệt giữa các công ty này về tổ chức công tác kế toán cũng như phần hành kế
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tôi thấy công tác kế toán xuất khẩu sản phẩm
may mặc của các công ty này vẫn còn những hạn chế cần được hoàn thiện:
Việc phản ánh các khoản chi phí sản xuất khi phát sinh hàng kém phẩm chất, chất
lượng. Chưa có quy chế bồi thường thiệt hại đối với sản phẩm hỏng, việc xây dựng
định mức chi phí sản phẩm hỏng chưa được quan tâm.
Việc tổ chức bộ máy kế toán chi phí sản xuất chưa thực sự hợp lý, ảnh hưởng đến công
tác theo dõi và quản lý chi phí của đơn vị.
Hệ thống báo cáo kế toán chưa được đầy đủ và kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý.
Việc nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một
trong những vấn đề quan trọng hiện nay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp sản xuất trong nước trong đó có các doanh nghiệp dệt may nói chung và
dệt may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến kế
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau về đề tài kế toán
chi phí và giá thành sản phẩm. Mỗi tác giả có một quan điểm khác nhau trong nghiên
cứu và hướng hoàn thiện khác nhau:
- Luận văn thạc sĩ với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
phương pháp tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Tp.HCM” của
Thạc sĩ Cao Thị Cẩm Vân - 2007(Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM). Luận văn thạc
sĩ với đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp trong ngành dệt may ở Việt Nam” của thạc
11
sĩ Trương Thị Thương Huyền - 2006 (Trường ĐH Thương Mại). Luận văn “Hoàn
thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản
xuất cơ khí trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện vận dụng các chuẩn mực kế toán Việt
Nam” của Thạc sĩ Hoàng Thị Nga – 2007 (Trường ĐH Thương Mại). Trong luận văn
các tác giả đã đưa ra những lý luận cơ bản về kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại
các doanh nghiệp sản xuất, thực trạng kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại các
doanh nghiệp nghiên cứu từ đó đưa ra những quan điểm hoàn thiện kế toán chi phí và
giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp đó:
Hoàn thiện về hệ thống sổ sách kế toán: Đề xuất mở sổ chi tiết từng chi phí cho
từng bộ phận sử dụng, từng đối tượng chịu chi phí.
Hoàn thiện về hệ thống tài khoản sử dụng: Đề xuất mở các tài khoản chi tiết hạch
toán chi phí mở thêm các tài koản chi tiết cho từng mặt hàng.
Hoàn thiện về tổ chức bộ máy kế toán: Đề xuất nâng cao trình độ tay nghề cho
nhân viên kế toán, tổ chức bộ phận kế toán quản trị.
Hoàn thiện hệ thống báo cáo: Đề xuất thực hiện lập các báo cáo quản trị về chi
phí theo định kỳ tháng, quý hoặc theo từng đơn hàng

- Bản thân là nhân viên kế toán vì vậy tôi phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu
có liên quan đến kế toán. Khi thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ, tôi đã nghiên cứu các
tài liệu liên quan đến kế toán và các chuẩn mực, quy định kế toán chi phối đến kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra tôi còn nghiên cứu tài liệu kế
toán liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các công ty
khảo sát.
1.2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Do chưa có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu về các nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nên tôi chưa nêu trong luận
văn này.
1.3. Nhận dạng và xác lập vấn đề nghiên cứu khác biệt trong đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tiễn công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại các công ty sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nghiên cứu cho thấy một số nội dung trong công tác
kế toán của các công ty này cần được hoàn hiện, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
12
thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại các doanh
nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm đảm bảo
phù hợp với các yêu cầu, các quy định hiện hành và thực tế tại mỗi doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi lựa chọn đề tài “ Kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại các công ty sản xuất hàng may mặc
xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Với đối tượng nghiên cứu là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
đơn vị khảo sát là công ty CP may xuất khẩu Hà Bắc và công ty CP may xuất khẩu Hà
Phong là hai đơn vị tiêu biểu đại diện cho các công ty sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Luận văn đã hệ thống hoá, làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc
hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc

tại các doanh nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý giám
sát hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu lập chứng từ, ghi chép, phản ánh vào các tài
khoản và sổ sách kế toán liên quan, xác định thời điểm ghi nhận, đối tượng tập hợp chi
phí, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành, phương pháp tính giá thành một cách
chính xác, đầy đủ.
1.4. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang.
1.4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua thực tế khảo sát tại một số doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang để đề ra các giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
13
1.4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Về lý luận:
Nghiên cứu tìm hiểu các chế độ chính sách của nhà nước quy định về kế toán chi
phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Hệ thống hoá lý luận chung về kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm theo quan điểm kế toán tài chính.
Về mặt thực tiễn:
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế tìm ra các vấn đề bất cập, các
khó khăn cần giải quyết trong quá trình thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty CP may xuât khẩu Hà Bắc và công ty CP may xuất khẩu
Hà Phong, tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp này.
1.5. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi đã phân tích quan điểm của mình về những vấn đề thực tế
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, những tồn tại cần được

hoàn thiện trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các
công ty khảo sát. Các câu hỏi được đặt ra để giải quyết đề tài nghiên cứu là:
Tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đã áp dụng đầy đủ các nội dung của chuẩn mực kế toán số 01 "Chuẩn mực
chung", chuẩn mực số 02 "Hàng tồn kho", chuẩn mực kế toán số 03 ”Tài sản cố định
hữu hình” và các chuẩn mực kế toán liên quan khác về các quy định trong việc hạch
toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hay chưa?
Việc tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu đã phù hợp với công tác kế toán đáp ứng được yêu cầu thông tin của bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp hay chưa?
Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm may mặc tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang?
Những đề xuất cần thiết về kế toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm may mặc tại các doanh nghiệp may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc giang?
Các định hướng nghiên cứu tiếp theo?
14
1.6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
1.6.1 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận văn, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu về công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quan điểm của kế toán tài chính tại các danh
nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang áp dụng chế độ
kế toán theo QĐ15/2006 của Bộ Tài chính.
Thời gian nghiên cứu để viết luận văn: Từ tháng 06/2011 – tháng 09/2011.
Thời gian số liệu nghiên cứu: Số liệu của năm 2011 về kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm.
1.6.2 Giới hạn nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn do đó phạm vi của luận văn tập trung vào nghiên
cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại hai công ty may
xuất khẩu là Công ty Cổ phần may Xuất khẩu Hà Bắc và công ty Cổ phần may xuất

khẩu Hà Phong.
1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 04 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu Kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất
sản phẩm may mặc tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng kế toán chi phí
và tính giá thành sản xuất sản phẩm may mặc tại các doanh nghiệp sản xuất hàng
may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Chương 4. Đề xuất giải pháp về kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất
sản phẩm may mặc tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang.
15
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1. Các khái niệm, thực chất và nội hàm kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
2.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
2.1.1.1. Khái niệm
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều
phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao
động. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi
phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và
chi phí về lao động sống. Trên phương diện này, chi phí được xác định là tổng giá trị
các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản tiền chi
ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ
sở hữu. Cơ sở đó có thể đưa ra khái niệm về chi phí sản xuất như sau:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống (tiền lương và

các khoản trích theo lương) và lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao
tài sản cố định ) mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh trong một thời kỳ nhất định.
Theo chuẩn mực kế toán số 02 Chi phí sản xuất được định nghĩa như sau:
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến
sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và
chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật
liệu thành thành phẩm
2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất:
+ Phân loại chi phí theo yếu tố (nội dung kinh tế): Chi phí sản xuất được phân
thành 5 yếu tố :
Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm giá trị của nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ
tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ
nguyên vật liệu xuất bán hoặc xuất cho xây dựng cơ bản.
16
Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ chi phí phải trả cho người lao động về tiền
lương, tiền công, phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương trong kỳ
báo cáo.
Chi phí khấu hao tài sản cố định : Là toàn bộ các khoản trích khấu hao tài sản cố
định của DN dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo.
Chi phí dịch vụ mua ngoài : Gồm các khoản chi phí phải trả cho công ty điện lực,
điện thoại, nước, vệ sinh và các dịch vụ khác. Đối với doanh nghiệp sản xuất chỉ tiêu
này có thể được kết hợp với chỉ tiêu chi phí khác bằng tiền.
Chi phí khác bằng tiền : Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác, chưa
được phản ánh trong các chi tiêu trên đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như tiếp khách,
lệ phí, hội nghị, thuê quảng cáo v.v
+ Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục (công dụng kinh tế và địa điểm)
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản mục nhất
định có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Theo quy định hiện nay chi phí sản xuất

bao gồm 3 khoản mục :
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu
chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp vào mục đích sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, tiền công, tiền ăn
ca, các khoản phải trả nguời lao động và các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ của
công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: Là chi phi dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các xí
nghiệp, phân xưởng, tổ sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp nói trên bao
gồm:
- Chi phí nhân viên xí nghiệp, phân xưởng, tổ sản xuất: Phản ánh các chi phí
liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng, xí nghiệp, tổ sản xuất như: Tiến
lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản phải trả và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ
theo lưong của nhân viên thống kê, nhân viên kề toán, nhân viên quản lý, thủ kho…
- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như
vật liệu dùng cho sửa chữa,bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng phân xưởng và
những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng.
17
- Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm chi phí dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất
chung ở phân xưỏng như: khuân mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo
hộ lao động…
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bô số tiền khấu hao TSCĐ hữu hình,
vô hình sử dụng ở các phân xưởng sản xuất như: khấu hao máy móc thiết bị sản xuất,
phương tiện vận tải, nhà xưởng, cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật sinh sản…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh nhưng chi phí về dịch vụ, lao vụ mua từ
bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng, tổ sản xuất như: chi phí
điện nước, khí nén, hơi đốt, chi phi điện thoại, fax, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê
ngoài…
- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí nêu
trên phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong

việc phục vụ cho công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
+ Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ
với đối tượng chịu chi phí thì chi phí sản xuất được chia thành:
Chi phí trực tiếp: là những chi phí có thể dễ dàng nhận ra và hạch toán một cách
trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hay cung cấp dịch vụ. Chi phí trực tiếp là
chi phí bắt buộc phải ghi nhận.
Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan gián tiếp đến quá trình sản xuất,
cung cấp dịch vụ. Các chi phí gián tiếp có thể phân bổ tùy mức độ nhận thức và cách
hoạch định của mỗi doanh nghiệp.
+ Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất, chi phí sản xuất được chia thành:
Chi phí bất biến: là các khoản chi phí thường không thay đổi trong phạm vi giới
hạn của quy mô hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay
đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Chi phí cố định không thay
đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, nhưng nếu mức độ hoạt
động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất
sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất.
Chi phí khả biến: Chi phí khả biến là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự
thay đổi của mức độ hoạt động. Tuy nhiên có loại chi phí khả biến tỷ lệ thuận trực tiếp
18
với biến động của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao
động trực tiếp nhưng có chi phí khả biến chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi
nhiều và rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết
bị Biến phí rất đa dạng, tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất- kinh doanh, từng phạm
vi, mức độ hoạt động, quy trình sản xuất của từng doanh nghiệp.
Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của chi phí
bất biến và chi phí khả biến. Yếu tố bất biến của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi
phí căn bản, tối thiểu để duy trì và luôn luôn ở tình trạng s¢n sàng phục vụ. Yếu tố khả
biến thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng quá định mức.
2.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
2.1.2.1. Khái Niệm

Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho khối lượng sản phẩm,
lao vụ do doanh nghiệp tiến hành sản xuất đã hoàn thành theo toàn bộ quy trình công
nghệ sản xuất quy định tức là thành phẩm, hoặc hoàn thành một số giai đoạn công
nghệ sản xuất nhất định tức là bán thành phẩm.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán còn phải tiến hành công việc tính giá
thành cho các đối tượng cần tính giá. Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ
chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành thích hợp cho
mỗi đối tượng tính giá thành . Trường hợp DN sản xuất nhiều mặt hàng, kế hoạch sản
xuất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho thì kỳ
tính giá thành là tính hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Trường hợp doanh nghiệp
tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản
phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là
thời điểm mà sản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành toàn bộ. Trong trường hợp
này, hàng tháng vẫn tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng có liên quan
nhưng không tính giá thành, chỉ khi nào nhận được báo cáo của bộ phận sản xuất về
việc sản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành thì kế toán mới sử dụng số liệu chi phí
sản xuất đã tập hợp được của đối tượng cần tính giá thành từ khi bắt đầu sản xuất cho
đến thời điểm hoàn thành để tính giá thành sản phẩm hay đơn đặt hàng.
19
2.1.2.2. Phân loại giá thành:
+ Theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá
Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở
chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch.
Giá thành sản phẩm định mức: Giá thành sản phẩm định mức là giá thành sản
phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị
sản phẩm.
Giá thành sản phẩm thực tế: Giá thành sản phẩm thực tế là giá thành sản phẩm
được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập
hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong
kỳ.

+ Theo phạm vi và các chi phí cấu thành
Giá thành sản xuất sản phẩm: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi
phí liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản
xuất hoàn thành.
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản
phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong
kỳ tính cho số sản phẩm này.
2.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với nhau, có
nguồn gốc giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau :
Chi phí sản xuất được tính trong phạm vi giới hạn của từng kỳ nhất định (tháng,
quý, năm) không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay
chưa.
Giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản
phẩm, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất kỳ trước
chuyển sang, chi phí phát sinh kỳ này và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau.
Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai
mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểu
hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp
20
đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho
chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành
hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là xác định một lượng chi phí
sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với
việc sủ dụng vật tư, tài sản, mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản
phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm dở

dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm
chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ này thể hiện qua công thức tính
giá thành tổng quát sau:
Tổng giá
thành sản
phẩm
=
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất trong kỳ
-
Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ
Trong trường hợp chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang
cuối kỳ thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất trong kỳ.
2.2. Một số lý thuyết về kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất
2.2.1. Những quy định trong chuẩn mực kế toán chi phối đến kế toán chi phí và
tính giá thành sản xuất
2.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01) : chuẩn mực chung.
Việc hạch toán chi phí phải tuân thủ các nguyên tắc quy định như sau:
Nguyên tắc phù hợp:
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một
khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tơng ứng có liên quan đến việc
tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh
thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu
của kỳ đó. Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình

hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác.
21
Như vậy, chuẩn mực đã quy định rõ ràng về các yếu tố chi phí. Và với nghị định
164/2003-NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và thông
tư 128/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 164/2003-NĐ-CP đã cụ thể hóa
nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu. Theo đó thì chỉ có các khoản chi phí
hợp lý mới được trừ để tính thu nhập chịu thuế, đối với chi phí sản xuất cụ thể bao
gồm:
Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ với mức trích khấu hao được tính vào chi phí hợp lý theo quyết định của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính theo định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế xuất kho. Theo chuẩn
mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”: khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã
bán được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên
quan đến chúng được ghi nhận
Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp; tiền ăn giữa ca theo quy định
của Bộ Luật lao động.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện; nước; điện thoại, tiền thuê thiết kế.
Các khoản chi phí sản xuất ngoài định mức tiêu hao hợp lý không được tính vào
chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
Nguyên tắc thận trọng:
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế
toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Các khoản chi phí được ghi nhận ngay tại thời đểm phát sinh chi phí. Khi xuất

kho nguyên vật liệu, hàng hóa cho sản xuất sản phẩm được ghi nhận vào các tài khoản
liên quan cho từng đối tượng cụ thể sử dụng chi phí.
22
2.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 02 (VAS 02) : Kế toán hàng tồn kho
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến
sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và
chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật
liệu thành thành phẩm.
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không
thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng
máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản
xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay
đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí
nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản
phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình
thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất
bình thường.
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi
đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một
khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một
cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức
phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.
Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị
thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp
chung cho sản phẩm chính.
Xác định giá thành sản xuất sản phẩm:
Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá

trình sản xuất ra sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh
trong quá trình chuyển hoá nguyên vật liệu thành thành phẩm.
23
Chi phí NVLTT sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí NVL xuất kho và chi phí
NVL mua ngoài phụ vụ cho sản xuất sản phẩm. Chi phí NVL xuất kho chịu sự chi
phối bởi phương pháp tính giá xuất kho NVL sản phẩm cụ thể mỗi đơn vị áp dụng.
Phân bổ chi phí sản xuất:
Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên
quan trưc tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chi phí riêng biệt.
Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng từ đó tập hợp số liệu từ
các chứng từ kế toán theo từng đối tượng và ghi trực tiếp vào các tài khoản chi tiết
theo đối tượng.
Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp áp dụng đố với chi phí sản xuất có
liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể tổ chức ghi chép ban
đầu riêng theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
2.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 03 (VAS 03): Tài sản cố định
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn
tiêu chuẩn ghi nhận sau:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích
sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: Nhà cửa, vật
kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ
quản lý; Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác.
Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống
trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với
lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp.

Các TSCĐ hữu hình dùng vào mục đích sản xuất sản phẩm như trang thiết bị
máy móc, nhà xưởng Chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất chung,
nó là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ
yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính sách quản lý tài
24
sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắn
hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy, việc ước tính thời gian sử dụng
hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối
với các tài sản cùng loại.
Chi phí khấu hao TSCĐ phụ thuộc vào từng phương pháp tính khấu hao cụ thể
do đơn vị áp dụng, có ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng;
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp khấu hao theo số
dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của
tài sản. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản
phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định
để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay
đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó.
Doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình
đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.2.1.4. So sánh chuẩn mực kế toán việt nam với chuẩn mực kế toán quốc tế
*IAS 01 và VAS 01 - Chuẩn mực chung
IAS VAS
Việc áp dụng các quy định chung
Các quy định chung không xây dựng thành
một chuẩn mực. Trong một số trường hợp,

khi có sự xung đột giữa các chuẩn mực cụ
thể và quy định chung thì thực hiện theo
các chuẩn mực cụ thể
Việc áp dụng các quy định chung
Các quy định chung được xây dựng
thành một chuẩn mực.Trường hợp có
sự xung đột giữa các chuẩn mực cụ thể
và chuẩn mực chung thì áp dụng theo
chuẩn mực cụ thể. Trường hợp chuẩn
mực kế toán cụ thể chưa quy định thì
thực hiện theo Chuẩn mực chung.
Thu nhập và chi phí
Việc đánh giá lại và trình bày lại số dư Tài
Thu nhập và chi phí
Không đề cập vấn đề này.
25

×