Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

kiếm soát chu trình tiền lương tại xí nghiệp giày i , công ty cổ phần thanh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố năng suất và chất lượng luôn là mối quan tâm
hàng đầu của các doanh nghiệp, và tiền lương cũng được xem là một trong những chính sách
quan trọng. Có thể nói, tiền lương đóng vai trò như một bộ phận thiết yếu trong thu nhập của
người lao động, đồng thời là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị của sản phẩm, dịch vụ do
đơn vị tạo ra. Chính vì thế, tiền lương là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau như người
lao động, người sử dụng lao động, công đoàn, cơ quan thuế…
Chất lượng quá trình kiểm soát tiền lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động,
tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần đảm bảo
tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính cũng như việc tuân thủ các luật lệ và hệ thống pháp
lý. Một chính sách tiền lương hiệu quả được thể hiện không chỉ thông qua một chu trình tiền
lương chặt chẽ, phù hợp với điều kiện doanh nghiệp, mà bên cạnh đó còn bởi quá trình kiểm soát
nội bộ hữu hiệu tại doanh nghiệp. Việc thực hiện công tác tiền lương hiệu quả sẽ cung cấp cho
doanh nghiệp những thông tin hữu ích về quản lý, sử dụng lao động, chi phí lao động nhằm đề ra
những biện pháp tối ưu hóa công tác và quá trình sản xuất kinh doanh.
Các số liệu thực tế đã cho thấy, rằng một doanh nghiệp nếu chỉ ban hành chính sách tiền lương
đúng đắn chưa hẳn sẽ kích thích người lao động hăng hái tham gia và gia tăng hiệu suất, hiệu quả
hoạt động kinh doanh mà bên cạnh đó, điều này còn đòi hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ chu
trình tiền lương tại doanh nghiệp có được thiết kế phù hợp và vận hành một cách hữu hiệu hay
không. Vì vậy, xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, bài tiểu luận này đã tập trung nghiên cứu và đưa
ra những phân tích, nhận định tổng quát về vấn đề “Kiểm soát nội bộ Chu trình tiền lương tại
Công ty Cổ phần Thanh Bình, Xí Nghiệp giày I”. Qua đây, bài tiểu luận cũng đề xuất một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện hơn Kiểm soát nội bộ Chu trình tiền lương tại Công ty.
1
PHẦN 1 . GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH
XÍ NGHIỆP GIẦY 1
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Xí nghiệp giày I là một xí nghiệp trực thuộc Tổng công ty cổ phần Thanh Bình. Địa chỉ: 22
Dương Quảng Hàm Phường 7 Quận gò Vấp TPHCM.
Xí nghiệp giày I được hình thành và phát triển:


- Tháng 5/1995 quy mô 1 chuyền sản xuất, 320 lao động.
- Tháng 10/1996 quy mô 2 chuyễn sx, 650 lao động.
- Tháng 12/1997 quy mô 3 chuyễn sản xuất, 1200 lao động.
Hiện nay tháng 3/2013 xí nghiệp có quy mô 3 chuyền , với 750 lao động.
Sản phẩm: Gia công giày xuất khẩu sang thị trường một số nước châu Âu.
II. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI
CÔNG TY
1. Cơ cấu tổ chức
a. Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được chia thành các phòng ban chức năng gọn nhẹ. Trong đó, các
phân xưởng tổ chức sán xuất và các phòng ban chức năng (Bộ phận kế toán, Bộ phận XNK,bộ
phận kho- vật tư và tổ bảo vệ) có quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
Ban giám đốc Công ty (Giám đốc và Phó giám đốc) thực hiện các nghiệp vụ tác nghiệp trong
quản lý, các chỉ tiêu kế hoạch, chính sách, đề xuất các phương hướng biện pháp trong sản xuất
kinh doanh giúp cho Ban giám đốc thực hiện tốt công tác quản lý của Công ty. Ban giám đốc
chịu trách nhiệm điều hành chung các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo đời sống
cán bộ nhân viên.
b. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2
2. Bộ máy kế toán
Để phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức
gọn nhẹ , phòng kế toán của Công ty chỉ gồm 4 người, mỗi người đảm nhiệm 1 phần kế toán và
phải chịu trách nhiệm về phần việc của mình. Bộ phận tiền lương tách biệt với kế toán, do 1 nhân
viên phụ trách, nhân viên này có nhiệm vụ cập nhật bảng chấm công, tính giờ công qua thẻ bấm
giờ, sau đó chuyển qua nhân viên kế toán ghi sổ.
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Việc xử lý số liệu kế toán chủ yếu là thủ công với sự
hỗ trợ của Excel và các chương trình ứng dụng khác, công ty không sử dụng phần mềm kế toán
để tiến hành tin học hóa công tác kế toán. Mức dộ tự động hóa công việc kế toán tùy thuộc vào
3
Ban giám đốc

XN
Bộ
phận
sản
xuất
Phòng
giám
đốc
Bộ
phận
XNK
Bộ
phận
kế toán
Bộ
phận
vật tư-
kho
Tổ bảo
vệ
Tổ bao

Chuyền
gò ráp
D
Chuyền
Gò ráp
A
Chuyền
bọc gót

G
Chuyền
bọc gót
A
Tổ bán
thành
phẩm
Tổ may
thủ
công A
Tổ may
thủ
công E
Bộ
phận
tính
lương
Công
tác
đoàn
Bộ
phận
TC-
quản
trị
BP
ATL
Đ-
PCCC
Bộ

phận
nhà ăn
Tổ kỹ
thuật
Tổ
kiểm
phẩm
Tổ cơ
điện
Xưởng
may
Xưởng
bọc gót
Xưởng

Xưởng
pha cắt
trình độ tin học của nhân viên kế toán và sự quen thuộc của nhân viên đó với các chương trình
ứng dụng như Access, Excel…. Công ty không có sự đồng bộ trong việc ứng dụng tin học hóa kế
toán.
Phần II:CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP 1
I. Lý thuyết về chu trình tiền lương
1. Tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của số lượng và chất lượng sức lao động mà người lao
động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh… Tiền lương là nguồn thu nhập chủ
yếu của người lao động, và là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị của sản phẩm, dịch
vụ do đơn vị tạo ra.
Thông thường, tiền lương bao gồm: lương cơ bản và các khoản khác như tiền thưởng
theo doanh số, tiền làm thêm giờ, tiền tăng ca…
2. Hình thức trả lương

Về cơ bản có hai hình thức trả lương là lương theo thời gian và lương theo sản phẩm.
Lương theo thời gian thường áp dụng cho bộ phận quản lí, còn lương theo sản phẩm áp
dụng cho công nhân sản xuất hay cho nhân viên bán hàng-lương theo doanh số cũng là
một dạng của lương theo sản phẩm.
Lương theo thời gian
Lương theo thời gian là khoản tiền trả cho người lao động theo thời gian làm việc của họ
(ngày, tháng, quý hoặc năm). Lương thời gian không phụ thuộc vào khối lượng công việc
(sản phẩm) mà người lao động hoàn thành trong khoảng thời gian đó. Lương theo thời
gian được tính dựa trên thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương. Tùy theo yêu cầu và
khả năng quản lí, đơn vị có thể tính lương theo thời gian giản đơn hoặc trả lương theo
thời gian có thưởng.
Lương theo sản phẩm
Trong hình thức này, tiền lương được tính toán dựa trên số lượng, chất lượng sản phẩm,
công việc hay ,lao vụ đã hoàn thành. Để tính lương theo sản phẩm, cần xây dựng định
mức hợp lí làm cơ sở xác định đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm, công việc.
Tùy theo yêu cầu và khả năng quản lí của đơn vị, việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến
hành theo các hình thức sau đây:
Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: tiền lương được tính trực tiếp theo số
lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương. Hình thức này
thường được áp dụng phổ biến để tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
4
Tính lương theo sản phẩm gián tiếp: thường được sử dụng để tính lương cho công nhân
phục vụ sản xuất như vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết bị…
Tính lương theo sản phẩm có thưởng: tiền lương được tính theo sản phẩm (trực tiếp hoặc
gián tiếp) kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất.
Tính lương theo sản phẩm lũy tiến: ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp, căn cứ
vào mức độ vượt định mức để tính thêm tiền lương theo tỷ lệ vượt lũy tiến.
Tiền lương khoán theo sản phẩm cuối cùng: được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản
phẩm hoàn thành đến công đoạn cuối cùng.
Khoán quỹ lương: hình thức này có thể áp dụng cho các phòng ban của đơn vị. Trên cơ

sở số lao động định biên hợp lí của các phòng ban, đơn vị tính toán và khoán quỹ lương
cho từng phòng ban theo nguyên tắc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quỹ lương thực tế
phụ thuộc vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của từng phòng ban.
3. Chu trình tiền lương
Chu trình tiền lương có những đặc điểm cần quan tâm như sau:
Chu trình tiền lương là một chu trình quan trọng trong nhiều đơn vị, vì vừa phản ánh chi
phí đầu vào (chi phí tiền lương) vừa là cơ sở để xác định chi phí đầu ra (giá thành sản
phẩm/dịch vụ).
Chi phí tiền lương có liên quan mật thiết với các nghĩa vụ phải thực hiện, như bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
nên nếu có sai phạm có thể dẫn đến những hậu quả pháp lí nghiêm trọng. Những biến
động lớn trong chi phí tiền lương hay những sai phạm trong chu trình này là mối quan
tâm không chỉ của người quản lí đơn vị mà còn là của cơ quan quản lí nhà nước-do chúng
là cơ sở để tính các khoản trên.
Chu trình tiền lương trải qua nhiều giai khâu liên quan đến người lao động, đến những tài
sản nhạy cảm như tiền, séc nên dễ bị tính toán sai và là đối tượng dễ bị tham ô, chiếm
dụng.
Chi phí tiền lương tại nhiều đơn vị là khoản mục chiếm tỷ trộng lớn trong tổng chi phó và
giá thành của doanh nghiệp và các sai phạm sẽ gây ảnh hưởng lớn tới các quyết định
khác về sản xuất, tiêu thụ.
Việc xác định kết quả lao động để trả lương và tăng lương đòi hỏi sự xét đoán của nhà
quản lí các cấp. Do vậy, nếu đánh giá không đúng những cống hiến của người lao động,
dẫn tới việc trả lương không phù hợp (như thiếu công bằng, chưa thỏa đáng ) có thể
5
khiến đơn vị mất đi nguồn nhân lực có chất lượng cao nhất là trong bối cảnh ngày càng
cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực.
Hiệu quả hoạt động của đơn vị bị ảnh hưởng bởi sự hữu hiệu và hiệu quả của chính chu
trình này, chẳng hạn như giá bán sản phẩm có mang tính cạnh tranh hay không, năng suất
lao động cao hay không, đơn vị có tuyển dụng và giữ được những nhân lực chủ chốt hay
không… Kiểm soát tốt chu trình tiền lương sẽ giúp các nhà quản lí trả lời được những

câu hỏi trên.
Thực tế, chu trình tiền lương thường bao gồm các bước công việc sau đây:
Lập và thu thập các chứng từ ban đầu để tính lương
Tính lương và các khoản khấu trừ
Phát hành séc trả lương
Nộp thuế thu nhập cá nhân và các khoản khấu trừ cho Nhà nước
Ghi sổ kế toán
II. Thực trạng chu trình tiền lương tại xí nghiệp giầy 1 công ty cổ phần Thanh
Bình
1. Chu trình tiền lương
a. Hình thức tuyển dụng lao động
Do bộ phận Lao động tiền lương phụ trách.Sau khi người lao động nộp hồ sơ,phòng lao
động –tiền lương tuyển dụng,ký hợp đồng lao động,đồng thời kế toán ghi nhận người lao
động để chấm công (Do trên thực tế tại xí nghiệp nhân viên quản lý về lao động tiền
lương chính là nhân viên kế toán)
Hiện nay toàn xí nghiệp có 749 lao động
Vào đợt hàng nhiều, công ty thường xuyên tuyển thêm nhân sự . vào đợt hè, sinh viên
học sinh có thể xin vào làm thời vụ, trong số này có thể không làm lâu dài, thỏa thuận với
công ty không làm hồ sơ xin việc mà chỉ cần mang giấy cmnd photo là có thể vào làm, số
công nhân này do không do tổ trưởng từng phân xưởng quản lý mà do 1 bộ phận khác
quản lý.
b. Hình thức tiền lương áp dụng tại xí nghiệp
Xí nghiệp hiện áp dụng 2 hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm
Xưởng may trả lương theo sản phẩm, tiền lương của công nhân được tính trực tiếp theo
số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương. Đơn giá tính lương tùy thuộc vào từng
loại sản phẩm.
Các xưởng còn lại tính lương theo thời gian: 95,000/1 ngày công(8h)
6
Lập và thu thập bảng chấm công và các thông tin liên quan
Tính lương và các khoản khấu trừ

Nộp tiền cho nhà nước
Trả lương bằng tiền mặt
Ghi sổ kế toán
Ngoài ra có quy định khác biệt giữa mức lương của công nhân chính thức và công nhân
làm việc theo thời vụ.
c. Các chế độ phụ cấp áp dụng tại xí nghiệp
Xí nghiệp đang áp dụng các chế độ trợ cấp đối với nhân viên chính thức
Phụ cấp trách nhiệm:tùy theo vị trí của nhân viên
Phụ cấp chuyên cần :100000đ /1 công nhân đi làm đủ tháng (28 công)
Trợ cấp tiền nhà 100,000đ/tháng,trợ cấp tiền ăn 50,000/tháng –ngoài ra xí nghiệp vẫn
cung cấp 1 bữa trưa tại cangtin xí nghiệp,công nhân có thể ăn hoặc không,trợ cấp tăng ca
5,000đ/1 ca,chủ nhật đi làm 10,000đ/1 ngày.(Có bữa ăn tăng ca cho công nhân)
d. Chu trình tiền lương
Sơ đồ chu trình tiền lương:
7
Các chứng từ sử dụng: thẻ bấm giờ, bảng theo dõi lao động và bảng chấm công do tổ
trưởng của phân xưởng đóng bọc gót theo dõi; bảng kê sản lượng hoàn thành do tổ
trưởng xưởng may theo dõi.
Bảng chấm công
Hàng ngày nhân viên khi đi làm sẽ tiến hành quẹt thẻ.Cuối tháng nhân viên lao động và
tiền lương căn cứ trên các số liệu do phần mềm tổng hợp,đối chiếu so sánh với bảng
chấm công do các tổ trưởng các xưởng thực hiện chấm công thực tế tại xưởng (hàng
ngày),tiến hành tính lương,lập bảng thanh toán tiền lương. Sau khi lập bảng lương,nhân
viên tính lương gửi cho Giám đốc xí nghiệp ký xét duyệt,sau đó chuyển sang cho nhân
viên kế toán.Nhân viên kế toán dựa vào bảng lương tiến hành ghi sổ kế toán.Lập và kí
phiếu chi,làm Kế toán chuyển phiếu chi cho thủ quỹ.Thủ quỹ tiến hành trả lương,ký xác
nhận đã chi lên phiếu chi,
8
Ngày 10 hàng tháng xí nghiệp tiến hành trả lương cho công nhân bằng tiền mặt.Tổ
trưởng nhận lương từ phòng tài vụ kèm bảng thanh toán lương.Sau đó phát cho công

nhân.Công nhân ký nhận lương.
9
10
PHẦN III:THỰC TRẠNG KSNB
I)Các hoạt động kiểm soát
Bảng câu hỏi
1)
2)
3) Hoạt động kiểm soát
Xí nghiệp đã có sự phân chia trách nhiệm giữa các chức năng khác nhau, giám đốc xí nghiệp
chính là người xét duyệt chứng từ trước khi chi lương, có bộ phận tính lương riêng tách bạch với
bộ phân sử dụng lao động và bộ phận trả lương, tuy nhiên nhân viên của bộ phận tính lương
cũng là người trực tiếp tuyển dụng nhân sự. Theo như nhóm chúng em tìm hiểu thì nhân viên
tính lương này là người làm việc lâu năm, có uy tín trong công ty, được giám đốc tín nhiệm, và
để tiết kiệm chi phí thì nhân viên này kiêm nhiệm luôn bộ phận tuyển dụng nhân sự.Nhưng theo
nhóm , có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra, nếu nhân viên này thông đồng với trưởng bộ phận sử
dụng lao động như chuyền trưởng, tổ trưởng hoặc giả mạo chữ kí của những người này để bổ
sung nhân viên ảo vào danh sách, hay cố tình không xóa công nhân đã thôi việc, tất cả đều có thể
xảy ra.
Xí nghiệp thường xuyên tiến hành kiểm tra , theo dõi tình hình làm việc của công nhân, giám
đốc xí nghiệp thường xuyên trực tiếp tới phân xưởng nhận định tình hình hoạt động. Nhưng thực
tế công nhân vẫn còn thiếu nghiêm túc trong làm việc do số lượng công nhân tương đối lớn có
khoảng 750 lao động, bộ phận sử dụng lao động không quản lý chặt chẽ được.
Xí nghiệp xây dựng chính sách tiền lương hợp lý, đảm bảo công bằng giữa các công nhân. Tuy
nhiên thu nhập của công nhân chỉ cao vào thời kỳ công ty có nhiều đơn đặt hang, việc làm nhiều.
Nhưng vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau công nhân thường xuyên rơi vào tình trạng
thất nghiệp, tiền lương nhận được chỉ xấp xỉ tiền lương hợp đồng khoảng 2,5 tr đồng. Số tiền này
với mức sống tại TPHCM là ít ỏi, chính vì vậy ảnh hưởng tới tâm lý cho người lao động, công
nhân không có tinh thần làm việc, dẫn tới mục tiêu về sự hữu hiệu và hoạt động khó đạt được.
Định kì, trên tổng công ty Thanh Bình tiến hành kiểm tra việc tính lương, và các khoản trích theo

lương để tiến hành nộp cho Nhà nước. Tổng công ty lập dự toán lương cho xí nghiệp, so sánh chi
phí tiền lương thực tế với tiền lương dự toán. Nếu có chênh lệch trọng yếu sẽ tiến hành kiểm tra
chi tiết, thực hiện biện pháp xử lý kịp thời.
11
Xí Nghiệp có thực hiện kiểm soát bù đắp, ngoài thẻ bấm giờ để tính giờ công, bộ phận trực tiếp
sử dụng lao động còn tiến hành chấm công vào bảng chấm công và gửi cho bộ phận tính lương
kiểm tra đối chiếu. nếu có chênh lệch thì sử dụng số liệu của bảng chấm công.
Xí nghiệp đã thiết kế mẫu thống nhất và đánh số thứ tự liên tục cho các chứng từ như bảng chấm
công, bảng kê sản lượng, giấy nghỉ ốm….
Các chứng tư đều được xét duyêt; bảng chấm công, bảng kê sản lượng được phê chuẩn bởi bộ
phận sử dụng lao động; bảng thanh toán lương phải được giám đốc xét duyệt trước khi chi lương.
Khi thanh toán lương người lao động phải kí nhận lương trực tiếp.
Xí nghiệp chưa tiến hành tin học hóa công tác kế toán, mức độ tự động hóa công việc kế toán,
tính lương tùy thuộc vào trình độ của nhân viên kế toán và nhân viên tính lương và sự quen
thuộc của nhân viên đó với các chương trình ứng dụng như Excel, Access…. Khối lượng nhân
viên vào cuối tháng lớn, có thể dẫn tới áp lực, do đó có thể dẫn tới sai sót trong quá trình tính
lương.
Xí nghiệp không bảo mật mức lương của từng cá nhân, moi công nhân đều có thể biết được mức
lương của mình và của người khác Dễ gây ra sự mâu thẫu giữa các nhân viên trong công ty ảnh
hưởng đến môi trường làm việc và sự cộng tác, gây ảnh hưởng tới tâm lý người lao động, khó
khuyến khích tăng năng suất lao động.
Xí nghiệp chưa xây dựng chính sách tiền thưởng cho công nhân viên một cách cụ thể, hàng
tháng vào ngày ứng lương, công nhân được xí nghiệp phát quà( thường là đường hoặc sữa) cho
những ai làm tăng ca đủ . Xí nghiệp cũng chưa có quy định rõ ràng về tiền thưởng dịp lễ tết.
Chính vì vậy không xây dựng được môi trường làm việc cạnh tranh thi đua tăng năng suất làm
việc, không khuyến khích nhân viên làm việc nhiệt tình.
Không sử dụng hình thức trả lương qua tài khoản ngân hàng, dễ dẫn tới sai sót trong việc trả
lương, khó bảo mật thông tin về lương của cá nhân. Tốn nhiều công sức và thời gian cho công
tác trả lương.
4)Thông tin và truyền thông

Tại xí nghiệp giầy 1 thì không có bộ phận thông tin và truyền thông chính thức.Tuy nhiên thì các
thông tin bên trong và bên ngoài xí nghiệp vẫn được xử lý kịp thời đảm bảo mọi hoạt động diễn
ra hợp lý.
Đối với thông tin bên trong:Ở xí nghiệp mọi nhân viên được thông báo đầy đủ về các chính
sách,các sự thay đổi một cách kịp thời thông qua tổ trưởng các xưởng.Khi có thắc mắc hay khiếu
12
nại họ có thể gặp trực tiếp nhân viên phụ trách lao động tiền lương để trao đổi và được giải
quyết.Khi có sự biến động về nhân sự (Nhân viên nghỉ việc,chuyển việc giữa các xưởng…) tổ
trưởng sẽ tổng hợp báo cáo với nhân viên phụ trách lao động nhân viên này sẽ tổng hợp,điều
chỉnh danh sách nhân viên,bảng lương…
Khi có những vấn đề về tiền lương,thu nhập nhân viên có thể phản ánh với các tổ trưởng,các tổ
trưởng trực tiếp báo lại với nhân viên quản lý lao động:ngày 3 hoặc ngày 4 hàng tháng xí nghiệp
sẽ mang bảng chấm công xuống để công nhân có thắc mắc,khiếu nại và giải quyết trước khi trả
lương
Ngoài ra theo như nhóm tìm hiểu,xí nghiệp có thiết lập đường dây nóng để nhân viên có thể
thông báo về việc sai sót hoặc gian lận trong tính lương.
Đầu tuần thì các tổ trưởng ban giám đốc và trưởng bộ phận tiến hành họp,trình bày các thông tin
giữa các bộ phận cũng như các khó khăn…
5)Giám sát
Tại xí nghiệp cũng không có bộ phận kiểm soát riêng biệt mà được thực hiện chủ yếu thông qua
ban giám đốc,bộ phận quản lý tiền lương,bộ phận xưởng .
Bộ phận quản lý lao động thường giám sát tình hình lao động tại xưởng
Khi có thắc mắc khiếu nại của nhân viên thì việc này cũng sẽ được điều tra xử lý đầy đủ.
Tại các xưởng,các tổ trưởng sẽ có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của nhân viên,các nhân viên
cũng có thể giám sát lẫn nhau.Việc giám sát cũng được thể hiện qua việc đánh giá các bảng chấm
công.Nhân viên nào nghỉ quá nhiều sẽ bị cho thôi việc.
II)Nhận xét kiến nghị
Cần tách bạch giữa bộ phận tuyển dụng nhân sự với bộ phận tính lương. Qui định trưởng bộ
phận phải kí tắc và đáng dấu bên cạnh số giờ làm thêm của nhân viên.
Cần nhân viên độc lập kiểm tra lại các khâu tính toán mức lương và phụ cấp, các khoản

không cơ bản như ốm đau, nghĩ phép, tiền thưởng…
Xây dựng chính sách bảo mật thông tin về lương giữa nhân viên
Xây dựng chính sách khen thưởng cho công nhân viên.
Phân công nhân viên độc lập kiểm tra sổ sách kế toán mỗi tháng.
13

×