Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh loài mây nếp (calamus tetradactylus hance) làm nguyên liệu sản xuất hàng mây đan xuất khẩu ở hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.39 KB, 69 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ PHƢỢNG





NGHIÊN CỨU MỘ T SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG
THÂM CANH LOÀI MÂY NẾP (CALAMUS TETRADACTYLUS HANCE)
LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT HÀNG MÂY ĐAN
XUẤT KHẨU Ở HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Lâm nghiệp
Mã số: 606260


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Văn Con
2. Th.S. Triệu Thái Hƣng






Thái Nguyên - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực, chƣa đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào.
Thái nguyên ngày 15/10/2010
Ngƣời viết cam đoan.


Nguyễn Thị Phƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên theo chƣơng trình đào tạo Cao học lâm nghiệp khoá 17, giai đoạn
2009 - 2011.
Luận văn là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài
khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn một số giống mây
có năng suất và chất lƣợng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, canh tác
và sản xuất ngành hàng mây tre đan xuất khẩu ở Hòa Bình) do thạc sỹ
Triệu Thái Hƣng làm chủ nhiệm đề tài.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc

sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa Sau đại học cũng nhƣ của các thầy, cô giáo
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các cán bộ nghiên cứu Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn
về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trƣớc hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS. TS Trần
Văn Con và thạc sỹ Triệu Thái Hƣng – là nhũng ngƣời hƣớng dẫn khoa học,
đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình
cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng nhƣ trong
thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học, đặc biệt là TS. Lê Sỹ Trung
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả học tập và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn Trung tâm công nghệ sinh học Lâm nghiệp, các Ban
Quản lý Lƣơng Sơn – Hòa Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển
khai đề tài cũng nhƣ thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và
ngƣời thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, ngày 2/9/ năm 2011
Tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề………………………………………………………………….1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung của đề tài 2
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài…………………………………… 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………… 3

CHƢƠNG 1:TÔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………4
1.1. Trên thế giới…………………………………………………………… 4
1.1.1.Tính đa dạng và phân bố của mây………………………………………4
1.1.2. Nghiên cứu về thâm canh rừng ……………………………………… 4
1.1.3 Nghiên cứu về mây nếp và thâm canh loài mây nếp 5
1.2. Ở Việt Nam…………………………………………………………… 7
1.2.1. Tính đa dạng và phân bố của mây …………………………………… 7
1.2.2 Nghiên cứu về thâm canh rừng…………………………………………8
1.2.3 Nghiên cứu về mây nếp và thâm canh loài mây nếp…………………… 9
1.3.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 11
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên 11
1. 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 11
1.3.1.2. Khí hậu thuỷ văn……………………………………………………12
1.3.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng……………………………………………… 12
1.3.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng………………………………………… 14
1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội……………………………………………….14
1.3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động……………………………………… 14
1.3.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế……………………………………….15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI
DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………18
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………………18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………18
2.2.1.Địa điểm……………………………………………………………….18
2.2.2. Thời gian…………………………………………………………… 18
2.3. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………18

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………… 18
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa………………………………………………….18
2.4.2.Thu thập số liệu ở hiện trƣờng……………………………………… 19
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu……………………………………………26
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………… 27
3.1. Điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu………………………………….27
3.2. Lựa chọn xuất xứ mây nếp cho năng suất cao nhất trong cùng một khu
vực nghiên cứu………………………………………………………………29
3.2.1. Đặc điểm sinh trƣởng của các xuất xứ mây nếp…………………… 29
3.2.2. Chỉ tiêu chất lƣợng của các xuất xứ: Sức sống và khả năng chông sâu
bệnh………………………………………………………………………….31
3.2.3. Đề xuất lựa chọn xuất xứ…………………………………………… 33
3.3. Lựa chọn công thức mật độ cho năng suất cao nhất……………………34
3.3.1. Đặc điểm sinh trƣởng của Mây nếp với các công thức mật độ khác
nhau………………………………………………………………………….34
3.3.2. Chỉ tiêu chất lƣợng của xuất xứ Hòa Bình ở các công thức mật độ khác
nhau: Sức sống và khả năng chống sâu bệnh……………………………… 37
3.3.3. Lựa chọn công thức mật độ cho năng suất cao nhất………………… 38
3.4. Lựa chọn công thức bón phân cho năng suất cao nhất………………….38


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
3.4.1. Đặc điểm sinh trƣởng của Mây nếp với các công thức bón phân khác
nhau………………………………………………………………………….38
3.4.2. Chỉ tiêu chất lƣợng của xuất xứ Hòa Bình ở các công thức bón phân
khác nhau: Sức sống và khả năng chống sâu bệnh………………………… 41
3.4.3. Lựa chọn công thức bón phân cho năng suất cao nhất……………… 42

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ………………………………… 43
1. Kết luận………………………………………………………………… 43
2. Tồn tại của đề tài……………………………………………………… 45
3. Kiến nghị…………………………………………………………………45
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 46
Tài liệu tham khảo tiếng việt……………………………………………… 46
Tài liệu tham khảo nƣớc ngoài 46
PHỤ LỤC



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất sƣờn đồi……………………………20
Bảng 2.2. Điều tra sinh trƣởng cây Mây nếp………………………………26
Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu đất sƣờn đồi…………………………….28
Bảng 3.2. Sinh trƣởng các xuất xứ Mây nếp (C.tetradactylus Hance) trên lập
địa đất sƣờn đồi sau khi trồng 24 tháng……………………………………29
Bảng 3.3: Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lƣợng của các xuất xứ Mây
nếp…………………………………………………………………………32
Bảng 3.4: Kết quả lựa chọn xuất xứ Mây nếp có triển vọng cho sản xuất 33
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến sinh trƣởng của Mây nếp
(C.tetradactylus Hance) với xuất xứ Hòa Bình sau khi trồng 24 tháng trên đất
sƣờn đồi 35
Bảng 3.6: Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lƣợng của Mây nếp ở xuất
xứ Hòa Bình với các công thức mật độ…………………………………….37
Bảng 3.7: Kết quả lựa chọn công thức mật độ cho năng suất cao nhất với xuất
xứ Hòa Bình……………………………………………………………… 38

Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của bón phân trồng đến sinh trƣởng của Mây nếp
(C.tetradactylus Hance) với xuất xứ Hòa Bình sau khi trồng 24 tháng trên đất
sƣờn đồi 39
Bảng 3.9: Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lƣợng của Mây nếp với
xuất xứ Hòa Bình……………………………………………………………41
Bảng 3.10: Kết quả lựa chọn công thức bón phân cho năng suất cao nhất…42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


0
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Phƣơng pháp đào phẫu diện đất………………………………….19
Hình 2.2: Lấy mẫu đất để phân tích…………………………………………20
Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm với các xuất xứ…………………………………21
Hình 2.4. Sơ đồ thí nghiệm với các công thức mật độ………………………23
Hình 2.5. Sơ đồ thí nghiệm với các công thức bón phân……………………25
Biểu đồ 3.1. Sinh trƣởng chiều dài thân mây nếp trên đất sƣờn đồi sau khi trồng
24 tháng………………………………………………………………………30
Biểu đồ 3.2. Sinh trƣởng đƣờng kính gốc mây nếp trên đất sƣờn đồi sau khi
trồng 24 tháng……………………………………………………………… 31
Biểu đồ 3.3. Số lƣợng chồi mây nếp trên đất sƣờn đồi sau khi trồng 24 tháng 31
Biểu đồ 3.4. Sinh trƣởng đƣờng kính gốc Doo (cm) của mây nếp với Xuất xứ
Hòa Bình dƣới các công thức mật độ khác nhau trên đất đồi…………………36
Biểu đồ 3.5. Sinh trƣởng chiều dài thân L (cm) của mây nếp với xuất xứ Hòa
Bình dƣới các công thức mật độ khác nhau trên đất đồi………………………36
Biểu đồ 3.6. Sinh trƣởng đƣờng kính gốc Doo (cm) của mây nếp với Xuất xứ
Hòa Bình dƣới các công thức bón phân khác nhau trên đất đồi……………….40
Biểu đồ 3.7. Sinh trƣởng chiều dài thân L (cm) của mây nếp với xuất xứ Hòa

Bình dƣới các công thức bón phân khác nhau trên đất đồi…………………….40


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của một quốc gia, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trƣờng sống. Chính vì vậy trồng rừng cần đƣợc xem
xét nhƣ lý do mà George Baur đã dẫn lời của Wads worth (1976) [17] nhƣ
sau: “Khi dân số và những đòi hỏi về đất đai, cùng là lâm sản tăng thêm và
các kiểu nông nghiệp khác tiến bộ lên thì trồng rừng thâm canh không thể
thiếu đƣợc để cung cấp gỗ duy nhất có kinh tế ở các miền nhiệt đới ’’
Điều này cho thấy ngành Lâm nghiệp đã có nhiều cố gắng, song thực
trạng rừng ở Việt Nam hiện nay đúng nhƣ nhận định của Bộ NN & PTNT
(2007) [1] (tr 250) “Diện tích rừng tuy có tăng nhƣng chất lƣợng và tính đa
dạng sinh học rừng tự nhiên nhều nơi vẫn tiếp tục suy giảm”. Điều này đang
đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu và tìm giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu
về năng suất, chất lƣợng và mang tính bền vững.
Mây nếp là một trong những loài đang có nhu cầu phát triển lớn, việc
phát triển mây đã đƣợc nhận thức nhƣ một lựa chọn triển vọng trong kinh
doanh rừng theo hƣớng có thu nhập sớm và hiệu quả kinh tế cao. Điều này
đƣợc thể hiện rõ trong chiến lƣợc phát triển kinh tế ngành và chƣơng trình
trồng mới năm triệu hécta rừng, từ nay đến năm 2010 phải xây dựng đƣợc
450.000 ha rừng cung cấp lâm sản ngoài gỗ, trong đó song mây chiếm tỷ lệ từ
10 - 20% (Phạm Văn Điển 2006) [4].
Trên thực tế ở Hòa Bình, chƣa có giống mây nếp đƣợc chính thức công
nhận, nguồn nguyên liệu gây trồng chƣa đƣợc kiểm soát, nên có nhiều nguồn

hạt mây nếp chất lƣợng thấp đang lƣu hành, tạo ra rủi ro cao cho dự án gây
trồng và sản xuất. Để có thể đề xuất nguồn giống đảm bảo chất lƣợng cho
trồng mây nếp. Trung tâm Công Nghệ Sinh Học Lâm nghiệp - Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với các địa phƣơng thực hiện nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
đánh giá và tuyển chọn một số giống mây có năng suất và chất lƣợng cao phù
hợp với điều kiện tự nhiên, canh tác và sản xuất ngành hàng mây tre đan xuất
khẩu ở Hoà Bình từ năm 2009 - 2011.
Nhận thức những vấn đề đó trong những năm gần đây, việc gây trồng các
loài song mây đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Loài Mây nếp đã đƣợc gây trồng ở
nhiều nơi nhƣ: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Lâm
Đồng…Tuy nhiên, do chỉ mới quan tâm về mặt số lƣợng dẫn đến hiệu quả đầu tƣ
chƣa cao. Đặc biệt khâu giống còn xô bồ và trồng theo hƣớng tự phát, quảng canh.
Những biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc vẫn chƣa đƣợc đề xuất trên cơ sở khoa
học. Vì vậy, cần nghiên cứu xác định hệ thống các biện pháp kỹ thuật liên hoàn từ
khâu chọn, nhân giống đến gây trồng, phát triển mây, đáp ứng yêu cầu thực tế và
nâng cao giá trị của loài Mây nếp.
Để góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn của thực tiễn về phát triển
kinh doanh mây, thúc đẩy hoạt động phát triển rừng, góp phần bảo vệ môi trƣờng
sinh thái và tạo điều kiện cho ngƣời dân ổn định cuộc sống trên nền tảng nghề rừng,
phối hợp với nhóm thực hiện đề tài của Viện Lâm Nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu mộ t số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh loài Mây nếp
(Calamus tetradactylus Hance) làm nguyên liệu sản xuất hàng mây đan
xuất khẩu ở Hòa Bình”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung của đề tài.

Xác định đƣợc một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh loài mây nếp
để cho năng suất nguyên liệu là cao nhất dùng cho sản xuất hàng mây đan
xuất khẩu ở Hòa Bình
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài.
- Xác định đƣợc xuất xứ mây nếp, công thức mật độ và công thức bón
phân cho năng suất cao nhất trong cùng một khu vực nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
- Đề xuất đƣợc giải pháp kỹ thuật thích hợp cho khu vực trồng Mây
nếp.
3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo cơ sở lý luận về kỹ thuật trồng
thâm canh loài mây nếp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển vùng
nguyên liệu sản xuất hàng mây đan xuất khẩu
- Kết quả nghiên cứu về các biện pháp trồng thâm canh làm nguyên liệu
sản xuất hàng mây đan xuất khẩu sẽ là tài liệu cho các sinh viên, nhà nghiên
cứu tham khảo về loài cây này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Kết quả nghiên cứu cho chúng ta biết đƣợc thực trạng nguồn nguyên
liệu mây và nhu cầu thực tế ở vùng Hòa Bình.
- Xác định đƣợc biện pháp kỹ thuật thích hợp để đƣa vào sản xuất cho
từng khu vực ở Hòa Bình
- Góp phần nâng cao đời sống cộng đồng xã hội, cải thiện kinh tế nông
thôn thông qua các cơ hội việc làm, thu nhập sản phẩm mới, năng suất và hiệu
quả từ cây mây nếp.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Trên thế giới
1.1.1.Tính đa dạng và phân bố của mây
Trên thế giới có khoảng 600 loài mây song thuộc 14 chi (Dransfield và
Uhl, 1998) [12]. Riêng Đông Nam á có 9 chi, 316 loài. Chi mây nếp
(Calamus) có 400 loài. Những chi khác có số loài ít hơn nhƣ Korthalsia (26
loài). Có 8 chi với số loài dƣới 10, trong đó có 3 chi chỉ có một loài. Châu Phi
có 19 loài và 4 chi chủ yếu Calamus, Eremospatha, Laccosperma,
Oncocaiamus còn lại những loài khác đều phân bố ở Nam, Đông Nam á và
Nam Trung Quốc: Indonesia với 300 loài khác nhau. Malaysia 104 loài thuộc
9 chi, Thailand có khoảng 50 loài và Philippines có 91 loài, Srilanka có 10
loài, ấn Độ có 53 loài .Danh mục các loài song mây lần đầu tiên đƣợc xuất
bản vào năm 1986. Một số ấn phẩm đã đề cập đến phân loại và sử dụng song
mây : (Manokaran N 1989) [20] ;(Manokaran N, 1985) [21] ; (Rao 1995)[23].
1.1.2 Nghiên cứu về thâm canh rừng
Evans, J. (1992) [14] cho rằng: Trƣớc năm 1965 các nƣớc nhiệt đới và

cận nhiệt đới mới chỉ trồng khoảng 60,7 triệu ha rừng, nhƣng đến năm 1980
đã trồng đƣợc gần 21 triệu ha và đến năm 1990 đã đạt gần 43 triệu ha, chiếm
khoảng 30% diện tích rừng trồng trên toàn thế giới, đến năm 2000 diện tích
rừng trồng ở các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới khoảng 60
triệu ha. Các loài cây sử dụng để trồng rừng chủ yếu là: Eucalypcua, Pinus,
Acacia, swietenia macrophylla Mục tiêu trồng rừng chủ yếu là cung cấp gỗ
nguyên liệu cho công nghiệp giấy ván nhân tạo, gỗ xẻ, chất đốt và bảo vệ môi
trƣờng sinh thái.
Khi nghiên cứu về sản lƣợng rừng trồng Bạch đàn ở Brazin, Golcalves
J.L.M và cs, (2004) [18] cho rằng năng suất rừng trồng là sự “kết hôn” thích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
hợp giữa kiểu gien với điều kiện lập địa và kĩ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả
còn chỉ cho thấy giới hạn của sản lƣợng rừng có liên quan tới các yếu tố môi
trƣờng theo thứ tự mức độ quan trọng nhƣ sau: Nƣớc > dinh dƣỡng > độ sâu
tầng đất. Việc phát triển rừng theo hƣớng trồng thâm canh đƣợc quan tâm từ
lâu, đặc biệt trong vài thập kỷ trở lại đây, nhiều quốc gia tập trung vào lĩnh
vực nghiên cứu cải thiện giống và nhân giống cây rừng, vì vậy mà năng suất
rừng trồng bằng một số loài cây mọc nhanh nhƣ keo, bạch đàn và một số cây
trồng khác đạt đƣợc những thành tựu đáng kể
Ở Công Gô, bằng phƣơng pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống bạch đàn lai
(Eucalyplus hybrids) có năng suất đạt tới 35 m
3
/ha/năm ở giai đoạn tuổi 7.
Bằng con đƣờng chọn lọc nhân tạo, Brazil đã chọn đƣợc giống Eucalyplus
grandis đạt tới 55 m
3

/ha/năm sau 7 năm trồng, ở Swaziland cũng đã chọn
đƣợc giống Pinus patula sau 15 năm tuổi đạt 19 m
3
/ha/năm, giống
Paraserianthes jaicataria trồng ở Malaysia đƣợc 7 - 10 năm cũng đạt 30
m
3
/ha/năm ( Pandrey, 1983) [22], Ở Zimbabwe cũng đã chọn đƣợc giống
E.gradis đạt từ 35 - 40 m
3
/ha/năm, giống E.urophylla đạt trung bình tới 55
m
3
/ha/năm, có nơi lên tới 70 m
3
/ha/năm (Campinhos và Ikemori, 1988) [9].
Tập hợp các kết quả nghiên cứu ở các nƣớc vùng nhiệt đới, tổ chức nông
lƣơng thế giới (FAO, 1984) [16] đã chỉ ra rằng khả năng sinh trƣởng của rừng
trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4
nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa hình, lọai đất
và hiện trạng thực bì.
1.1.3 Nghiên cứu về mây nếp và thâm canh loài mây nếp
Thị trƣờng buôn bán song mây đã đƣợc xác lập, mặt hàng song mây xuất
khẩu trên thế giới hàng năm đạt 600 triệu USD. Toàn bộ sản phẩm này đều có
nguồn gốc từ các nƣớc Châu Á, Thái Bình Dƣơng; trong đó Malaysia 19,5%,
Indonêsia 15,9%, Việt Nam 14% và Trung Quốc 12,4%, còn lại là các nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



6
khác (FAO, 1997) [15]. Khi nghiên cứu bón phân cho rừng trồng Thông
P.caribeae ở Cuba. Herrero và cs (1988) [19] cũng cho thấy phân bón phosphate
đã nâng sản lƣợng rừng từ 56 lên 69 m
3
/ha sau 13 năm trồng.Theo Nguyễn Huy
Sơn (2002) [6] Ở Trung Quốc áp dụng biện pháp tƣới nƣớc thấm nhỏ giọt cho
rừng trồng cây Dƣơng Lai (Populuseuramericana) trên vùng đất bán khô hạn,
kết quả thu đƣợc sau 6 năm tuổi cho thấy đƣờng kính ngang ngực tăng trƣởng
gấp gần 3 lần so với đối chứng
Trên thế giới song mây đƣợc trồng ở 3 quy mô, quy mô nông trƣờng với
mục đích thƣơng mại, quy mô làng xóm để dùng làm hàng rào hoặc dùng
trong gia đình, và những thử nghiệm tại các cơ sở bán sản xuất nhỏ. Nguồn
song mây vẫn chủ yếu khai thác trong rừng tự nhiên. Khoảng 50 loài mây có
giá trị kinh tế và đƣợc sử dụng ở nhiều nƣớc. Nghề trồng mây đƣợc bắt đầu
khoảng 100 năm về trƣớc nhƣng loài mây trồng còn quá ít. Việc lựa chọn loài
đƣợc dựa vào phạm vi phân bố, giá trị kinh tế, mức độ thuần dƣỡng, khí hậu
sinh thái, tài nguyên di truyền (Rao, 1995) [23]. Canh tác song mây thành
rừng xuất hiện ở Kalimantan vào năm 1850, sau đó đƣợc mở rộng ra rừng thứ
sinh nghèo và rừng trồng cao su ở Malaysia và Indonesia (Aminudin 1985)
[8].
Song mây là loài cây khá thân thuộc với ngƣời dân địa phƣơng ở nhiều
Quốc gia trên thế giới. Song mây đƣợc gây trồng từ lâu và chủ yếu là ở các
nƣớc Châu Á. Việc gây trồng đƣợc thực hiện trên cả quy mô lớn và nhỏ. Tuy
nhiên, trồng mây theo hƣớng thâm canh thì chƣa có một nghiên cứu nào đề
cập đến. Nhƣ vậy việc trồng thâm canh song mây nói chung và loài Mây nếp
nói riêng là chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ.
Indonesia: là nƣớc sản xuất nhiều mây nhất, mỗi năm nƣớc này sản
xuất tới 400 nghìn tấn mây, chiếm 80% lƣợng song mây thế giới, giá trị xuất


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
khẩu đạt tới 83 triệu USD mỗi năm. Số loài đƣợc gây trồng là 3 loài: Calamus
ceasius và C. trachycoleus (quy mô lớn) và C. manna (quy mô nhỏ).
Malaysia: là một nƣớc có truyền thống sản xuất mây sau Indonesia,
chiếm 10% sản lƣợng mây của thế giới, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt
khoảng 30 triệu USD mỗi năm. Việc gây trồng từ những năm 1913, nhƣng chỉ
có hai loài đƣợc gây trồng là: Calamus ceasius và C. manan.
Phillipines: việc trồng thử nghiệm mây đã đƣợc Viện nghiên cứu cây
rừng (nay là Cục nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái) tiến hành từ năm 1977
đến nay hàng năm nƣớc này xuất khẩu trị giá 30 triệu USD. Tuy nhiên chỉ có
một loài Calamus merrillii là đƣợc gây trồng. Nhân giống mây
(C.manillensis) bằng phƣơng pháp nuôi cây mô đã đƣợc thực hiện bởi
(Dekkers và Rao (1989) [11] tác giả nuôi cấy mô thành công đối với các loài
G.trachycoleus với việc sử dụng chất điều hoà sinh trƣởng 2,4D va NAA (5
mg/l). Loài mây C. maman cũng đƣợc nhân giống thành công bằng phƣơng
pháp nuôi cấy mô (Chuthamas và cộng sự, 1989) [10].
Hiện nay, phƣơng pháp chọn giống phổ biến ở Indonesia và Malaysia
là ƣơm cây con từ hạt, sau đó đánh giá sinh trƣởng của cây con ở giai đoạn
xuất vƣờn để chọn ra cây mây ƣu trội. Vƣờn thực vật ở Paradenia - Srilanka,
Indonesia, Nam Trung Quốc lƣu trữ nhiều giống mây tốt. (Dransfield 1993)
[13].
1.2. Ở Việt Nam.
1.2.1. Tính đa dạng và phân bố của mây
Ở Việt Nam, song mây chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Tới nay chƣa có
một cuốn sách nào viết về vấn đề song mây ở nƣớc ta. Các tài liệu đã xuất bản
chỉ dừng lại ở một số bài báo về kinh nghiệm gieo trồng song mây ở các địa
phƣơng. Chúng ta cũng chƣa có quy trình về gieo trồng và chế biến mây song

đƣợc Bộ ban hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Vũ Văn Chuyên (1987) [2], xác định 20 loài mây thuộc 2 chi là
Calamus (17 loài), Daemonorops (3 loài). Song mây đƣợc sử dụng chủ yếu
làm hàng thủ công mỹ nghệ (12 loài), vật liệu xây dựng (16 loài) làm thuốc
(10 loài), cho tinh dầu (4 loài). Cây Mây thƣờng phân bố chủ yếu ở rừng kín,
lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp và núi trung bình. Tuy nhiên
do đặc điểm sinh thái của song mây là ƣa sáng mạnh ở tuổi trƣởng thành nên
dƣới tán rừng nguyên sinh rất ít gặp song mây. Thông thƣờng cây mây phân
bố chủ yếu ven các đƣờng đi, ven sông suối hay các khoảng trống trong rừng
đƣợc mở ra do các cây già cỗi đổ . Ở những khu rừng thứ sinh sau khai thác
chọn, độ tàn che từ 0,4 - 0,6, cây mây mọc và phát triển mạnh. Trong các khu
rừng nửa rụng lá, số lƣợng song mây giảm nhiều, thƣờng gặp một số loài chịu
hạn nhƣ: C.redentum, C.tonkinensis. Trong rừng tre nứa và rừng ngập mặn
không gặp song mây. Về độ cao, song mây Việt Nam chỉ phân bố tập trung ở
độ cao dƣới 700 m, ở trên độ cao 700 m số lƣợng các loài song mây và số
lƣợng cá thể giảm dần.
1.2.2 Nghiên cứu về thâm canh rừng
Theo Nguyễn Xuân Quát (1995) [7] “…trồng rừng thâm canh là một
phƣơng thức canh tác dựa trên cơ sở đầu tƣ cao, bằng việc áp dụng các biện
pháp kỹ thuật tổng hợp liên hoàn. Các biện pháp đó phải tận dụng cải tạo,
phát huy đƣợc mọi tiềm năng của tự nhiên cũng nhƣ của con ngƣời nhằm thúc
đẩy mạnh mẽ sinh trƣởng của rừng trồng để thu đƣợc năng suất cao, chất
lƣợng sản phẩm tốt với giá thành hạ cho hiệu quả lớn, đồng thời cũng phải
duy trì và cải thiện đƣợc tiềm năng đất đai và môi trƣờng đảm bảo an toàn
sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển trồng rừng ổn định, lâu dài và bền vững”.

Nhƣ vậy, trồng rừng thâm canh đạt hiệu quả cao phải đáp ứng các yêu
cầu tổng hợp của một phƣơng thức kinh doanh thoả mãn các lợi ích về kinh tế
- môi trƣờng và xã hội cao nhất, thể hiện trên các mặt:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
- Hiệu qủa về mặt kinh tế: là hiệu quả về đầu tƣ và thu nhập trên mô
hình sử dụng đất hay mô hình trồng rừng thâm canh.
- Hiệu quả xã hội: tạo sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích
lớn, nó mang lại lợi ích cho ngƣời sản xuất và tiêu dùng, giải quyết vấn đề lao
động, tạo vùng chuyên canh phát triển kinh tế hàng hoá…
- Hiệu quả môi trường: bảo vệ và cải thiện điều kiện đất đai để sử dụng
đất lâu dài, ổn định, bảo vệ môi trƣờng và duy trì cân bằng sinh thái…
Từ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn của công tác trồng rừng
sản xuất nói chung và trồng rừng thâm canh nói riêng trong những năm qua
cho thấy việc nâng cao năng suất, chất lƣợng rừng trồng bằng giống đã đƣợc
cải thiện, chọn lập địa phù hợp và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
tiên tiến đang là một vấn đề ƣu tiên hàng đầu hiện nay.
1.2.3 Nghiên cứu về mây nếp và thâm canh loài mây nếp
Nghề trồng mây ở nƣớc ta có truyền thống và đi trƣớc các nƣớc Đông
Nam Á. Tuy nhiên, trồng mây theo hƣớng thâm canh là một khái niệm còn rất
mới mẻ, việc gieo trồng của chúng ta cho đến nay hầu nhƣ vẫn mang tính tự
phát, chƣa đƣợc nhìn nhận đầu tƣ đúng mức, chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về
chính sách khuyến khích đầu tƣ. Khu vực trồng cây Mây tập trung ở các tỉnh
đồng bằng, không có đất để phát triển và khả năng thu hái hạt giống bị động.
Hiện nay, tỉnh Hoà Bình (huyện Cao Phong), tỉnh Hà Giang (huyện Su Phì,
Mèo Vạc, Bắc Quang), tỉnh Hà Tĩnh (huyện Hƣơng Sơn), tỉnh Quảng Ngãi
(Trà Bồng, Minh Long) tỉnh Gia Lai (huyện Kon Hà Nừng, Chƣ Sê), đã trồng

mây với diện tích hàng trăm ngàn héc ta mỗi năm. Phƣơng thức trồng chủ yếu
là trổng phân tán dƣới tán rừng, giống mây chƣa đƣợc cải thiện, thiếu giống,
nguồn giống xô bồ và chƣa đƣợc đầu tƣ kỹ thuật cho nên năng suất và chất
lƣợng còn thấp. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các địa phƣơng hiện nay là giải quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
đƣợc nguồn giống có chất lƣợng và thâm canh tăng nămg suất để thu đƣợc hiệu
quả kinh tế cao.
Thực tế cho thấy, ở nƣớc ta chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn
đề thâm canh một loài song mây kể cả mây nếp. Một số nghiên cứu nhƣ của Vũ
Văn Dũng và Lê Huy Cƣờng (2000) [3] mới chỉ xây dựng kỹ thuật gây trồng
mây nếp, trong đó chú trọng khâu chọn giống, xử lý hạt, tạo cây con, kỹ thuật
làm đất mà chƣa giải quyết đƣợc vấn đề chọn đất trồng mây, đối với vấn đề này
các tác giả chỉ đề cập một cách chung chung dựa trên kinh nghiệm của ngƣời
dân bản địa mà chƣa có những nghiên cứu cụ thể cho kết quả khoa học đáng
tin cậy. Vì vậy kết quả nghiên cứu của các tác giả kể trên chƣa chỉ ra đƣợc mối
quan hệ giữa điều kiện lập địa và sinh trƣởng của cây mây.
Phạm Văn Điển (2005) [5], trong cuốn “Bảo tồn và phát triển thực vật
cho lâm sản ngoài gỗ”, cũng đã đề cập đến kỹ thuật trồng mây nếp. Trong bản
hƣớng dẫn tác giả mới giải quyết đƣợc khâu chọn giống, thu hái, bảo quản, xử
lý hạt và tạo cây con mà chƣa có một kết luận rõ ràng về mối quan hệ giữa đặc
điểm sinh vật học của cây mây và lập địa nơi trồng. Vì vậy kết quả nghiên cứu
của tác giả chỉ mang tính định hƣớng.
Từ năm 2000 - 2004, Lê Thị Hiền - Viện Lâm Nghiệp có tiến hành thiết
lập mô hình trồng mây nếp dƣới tán rừng phục hồi ở Cầu Hai - Phú Thọ và
rừng phòng hộ Sông Đà - Hòa Bình với các công thức mật độ khác nhau: 750
cây/ha, 1000 cây/ha, 2000 cây/ha, 4950 cây/ha. Kết quả sau 4 năm trồng công

thức 1 mật độ 750 cây/ha cho sinh trƣởng về chiều cao trung bình nhanh nhất là
201cm.
Từ những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cho chúng ta thấy
nghiên cứu về song mây nói chung và mây nếp nói riêng là còn quá ít. Đặc biệt
là các nghiên cứu chuyên sâu về sinh lý, sinh thái, về mối quan hệ giữa điều
kiện lập địa và sinh trƣởng của mây nếp, các biện pháp kĩ thuật thâm canh mây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
nếp… Mặt khác do giá trị của cây mây nói chung và cây mây nếp nói riêng chủ
yếu làm hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu là chính, nên chƣa có một công
trình nghiên cứu nào về thâm canh loài mây nếp với các công thức bón phân
khác nhau. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu một số biện pháp trồng thâm canh
loài mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) làm nguyên liệu sản xuất hàng
mây đan xuất khẩu ở Hòa Bình vào thời điểm hiện nay là việc làm có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn to lớn góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng năng
suất và chất lƣợng loài mây nếp và khắc phục những vấn đề tồn tại ở trên.
1.3.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên
1. 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Lƣơng Sơn là huyện miền núi thấp của tỉnh Hoà Bình tiếp giáp với
vùng đồng bằng. Tổng diện tích tự nhiên là 28.719,1 ha. Vị trí địa lý từ 20º17´
- 20º38´ Vĩ Bắc và 105º20´ - 105º40´ Kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Ba Vì, Hà Nội
- Phía Đông giáp huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội
- Phía Nam giáp huyện Kim Bôi, Hoà Bình và huyện Mỹ Đức, Hà Nội
- Phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình.
Huyện Lƣơng Sơn có địa hình cao ở phía Tây thấp dần xuống phía

Đông Nam, có dãy núi cao nhất là Bà Sơn cao trên 1.000m. Đây là vùng
thƣợng nguồn của những con suối tạo thành Sông Bùi đổ ra Sông Đáy (Hà
Nội).
Lƣơng Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hoà Bình, có
địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn huyện
so với mực nƣớc biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và
miền núi Tây Bắc Bắc Bộ. Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động, có
nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc thơ mộng.
1.3.1.2. Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu Lƣơng Sơn mang đặc trƣng khí hậu của vùng nhiệt đới gió
mùa. Có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mƣa mang theo nhiều hơi nƣớc và kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa khô độ ẩm thấp và hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Chế độ nhiệt: Tại khu vực nghiên cứu, nhiệt độ trung bình các tháng
trong năm là 23,1
0
C; nhiệt độ trung bình tối thấp là 16,0
0
C nhiệt độ trung
bình tối cao là 28,2
0
C. Nhiệt độ bình quân cao nhất gặp vào tháng 8 là 32,8
o

C
trong khi đó nhiệt độ bình quân thấp nhất gặp và tháng 12 là 9,4
o
C.
Chế độ mưa: huyện Lƣơng Sơn là khu vực có lƣợng mƣa tƣơng đối lớn
với tổng lƣợng mƣa bình quân năm là 1.913mm. Lƣợng mƣa phân bố không
đều, tập trung chủ yếu vào mùa mƣa. Tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 7
(436,7 mm) tháng có lƣợng mƣa thấp nhất thƣờng là tháng 12 (3,8 mm). Độ
ẩm không khí tƣơng đối cao, bình quân đạt 84,7%.
Chế độ gió: có hai hƣớng gió chính là gió Đông Nam thổi vào mùa mƣa
từ tháng 4 đến tháng 10. Gió Đông Bắc khô và hanh thổi từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Ngoài ra trong khu vực còn chịu ảnh hƣởng của gió Tây (gió
Lào) và gió Bấc.
Thuỷ văn: Khu vực nghiên cứu có nhiều suối, ao hồ, nhiều khe sâu do
địa hình chia cắt. Với lƣợng mƣa tập trung trên 70% vào mùa mƣa nên
thƣờng gây ra lũ quét ở vùng thƣợng nguồn sông Bùi. Tuy nhiên vào mùa khô
thƣờng xảy ra tình trạng thiếu nƣớc sản xuất và sinh hoạt.
1.3.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng
Trên khu vực nghiên cứu chủ yếu là các loại đất sau:
Đất đồi núi gồm có:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
- Đất feralit đỏ nâu vàng trên đá vôi (FQV)
- Đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất (FQJ)
- Đất feralit vàng nhạt trên sa thạch, phiến thạch (FQJ)
- Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)
Đất ruộng gồm có:

- Đất feralit biến đổi do trồng lúa nƣớc
- Đất lúa nƣớc trên sản phẩm dốc tụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
1.3.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Lƣơng Sơn tính đến
ngày 31/12/2008, toàn huyện có 9.853, 9 ha rừng, trong đó:
- Rừng tự nhiên: 2.687,4 ha chủ yếu là rừng non phục hồi và rừng tre nứa.
- Rừng trồng là: 7.166,5 ha (trong đó rừng non dƣới 3 tuổi là 2.271,4
ha). Các loài cây trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn, Luồng, Lát,…
Đất chƣa có rừng là: 8.779,4 ha (đƣợc quy hoạch cho mục đích phát
triển lâm nghiệp). Diện tích này chủ yếu là trảng cỏ, lau lách và núi đá có cây
nhƣng chƣa đủ tiêu chuẩn là rừng.
1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao lƣu kinh tế, văn hóa - xã
hội giữa miền núi và miền xuôi trong nhiều năm qua, các xã trong huyện đã
duy trì nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần nông, lâm nghiệp; công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Nhờ đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền, vận động ngƣời dân, Lƣơng Sơn đã nhanh chóng bắt nhịp với sự phát
triển của nền kinh tế thị trƣờng.
1.3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động
Toàn huyện có 14 xã và thị trấn, tổng dân số toàn huyện là 65.004
ngƣời (nam là 32.258 và nữ là 32.746 ngƣời). Khu vực thị trấn là 14.684
ngƣời chiếm 22,6%, khu vực nông thôn là 50.320 ngƣời chiếm 77,4%. Mật độ
dân số trung bình là 244 ngƣời/km
2
.

Các dân tộc chủ yếu là:
- Mƣờng: 40.757 ngƣời chiếm 62,7 %
- Kinh: 23.726 ngƣời chiếm 36,5 %
- Dân tộc khác là 521 ngƣời chiếm 0,8 %
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,45 %
Toàn huyện có 15.146 hộ, tổng số lao động là 37.524 ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
1.3.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế
Nông nghiệp
Tổng sản lƣợng lƣơng thực (cây có hạt) năm 2008 là 27.752 tấn, trong đó:
- Tổng diện tích trồng Lúa là 4.006,3 ha đạt sản lƣợng 20.872,0 tấn
- Tổng diện tích trồng Ngô là 1.464,6 ha đạt sản lƣợng 6.880,0 tấn
- Bình quân lƣơng thực trên đầu ngƣời là: 427kg/ngƣời-năm.
Trong sản xuất nông nghiệp, nếu năm 1993 năng suất lúa của huyện
bình quân chỉ đạt từ 20 đến 22 tạ/ha/vụ, thì năm 2005 đã đạt 50,9 tạ/hecta/vụ.
Có nhiều yếu tố đƣa năng suất nông nghiệp ở Lƣơng Sơn tăng cao, nhƣng
quan trọng hơn cả là nông dân các địa phƣơng trong huyện đƣợc nâng cao
kiến thức về khoa học kỹ thuật, họ đƣợc dự các lớp chuyển giao khoa học, kỹ
thuật về cây lúa, trồng màu, cây ăn quả cho năng suất cao. Cùng với trồng
trọt, huyện Lƣơng Sơn chú trọng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trạm
khuyến nông, khuyến lâm huyện đã xây dựng các mô hình nuôi lợn siêu nạc,
gà siêu trứng, bò sữa và nuôi ong. Huyện đã phát triển chăn nuôi theo hƣớng
sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Năm 2005, toàn huyện có 13.510 con
trâu, 5.179 con bò, 38.048 con lợn, 556.616 con gia cầm. Hiện nay, huyện
đang thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa, phát triển từ 30 con (năm 2000) lên
525 con (năm 2005).

Lâm nghiệp
- Trồng rừng tập trung đạt 1.258,0 ha
- Chăm sóc rừng đạt 2.861,0 ha
- Khoanh nuôi rừng đạt 4.295,4 ha
- Khai thác rừng đạt 187,3 ha
- Khai thác Bƣơng, Tre, Nứa đạt 5,7 triệu cây.
Huyện còn vận động nông dân cải tạo đất trống, đồi trọc, mở rộng diện
tích bằng việc trồng các loại cây màu có giá trị hàng hoá. Nhiều gia đình đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
tận dụng đất hoang, cải tạo vƣờn đồi để trồng các loại cây ăn quả: vải, nhãn,
hoặc sử dụng hàng nghìn hécta đất tự nhiên để trồng Tre, Luồng, Keo tai
tƣợng, Bạch đàn, do đó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác chăm sóc bảo
vệ rừng tự nhiên và rừng đầu nguồn đƣợc chú trọng, góp phần nâng cao tỷ lệ
che phủ rừng đạt mức 44%. Huyện tích cực chỉ đạo các địa phƣơng phát triển
các mô hình kinh tế trang trại, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, góp phần giải
quyết số lao động dôi dƣ và tăng thu nhập cho kinh tế hộ. Toàn huyện hiện có
hơn 300 trang trại với qui mô từ 1 ha trở lên, trong đó có một số trang trại đã
mang lại hiệu quả kinh tế ban đầu.
Giao thông
Quốc lộ 6, chạy theo hƣớng Đông Tây, cắt ngang qua địa bàn huyện
khoảng 15 km từ khu Năm Lu đến dốc Kẽm, đi từ thị trấn Xuân Mai huyện
Chƣơng Mỹ (Hà Nội), sang huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình.
Hệ thống đƣờng liên huyện, liên xã, liên thôn rất dày đặc và thuận tiện.
Công nghiệp, dịch vụ
Lực lƣợng lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp - tiểu thủ

công nghiệp của Lƣơng Sơn phát triển. Sản xuất vật liệu xây dựng là ngành
có tính đột phá trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong
những năm qua, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đã đẩy mạnh sản xuất,
tích cực đầu tƣ, cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất và mua sắm thiết bị
tiên tiến để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,
nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Nhiều doanh nghiệp trong huyện
sản xuất vật liệu xây dựng đã ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lớn, khai
thác chế biến các sản phẩm có chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu của khách
hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
Đến nay, toàn huyện có 453 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, trong đó có 25 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 5 hợp tác xã, 415 tổ
hợp, hộ cá thể. Các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung vào các lĩnh
vực: sản xuất vật liệu xây dựng, góp phần tạo việc làm cho 2.800 lao động địa
phƣơng với mức thu nhập 0,6 đến 1,2 triệu đồng/ngƣời/tháng. Năm 2005, giá
trị sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện
đạt trên 60 tỷ đồng.
Thuận Lợi
- Lƣơng Sơn có vị trí địa lý gần với trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị
của Hà Nội, đất đai rộng có khả năng đầu tƣ để phát triển về ngề rừng, khí
hậu và thời tiết phù hợp để phát triển cây mây.
- Nguồn lao động dồi dào và nhiều dân tộc khác nhau nên có nhiều kinh
nghiệm trồng mây.
- Các cơ sở xây dựng hạ tầng đã và đang từng bƣớc đƣợc hình thành và
phát triển.
- Dƣới sự lãnh đạo của Đảng uỷ - Chính quyền, cán bộ và nhân dân đoàn

kết, thống nhất tin tƣởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, ra sức tăng gia
sản xuất, đời sống của nhân dân ngày một tăng lên, năm sau cao hơn năm
trƣớc, kéo theo nhu cầu vui chơi, giải trí và các sinh hoạt khác đòi hỏi ngày
càng cao gây áp lực không nhỏ đối với đất đai.
Khó khăn
- Thiếu vốn, thiếu giống và kỹ thuật.
- Là một huyện miền núi, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn.
- Là một huyện dân tộc chiếm tỷ lệ cao, trình độ dân trí ở mức trung bình
thấp, ảnh hƣởng đến nhận thức và tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật
mới để áp dụng vào địa phƣơng.




×