Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cad cam trong thiết kế chế tạo khuôn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 139 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-1-

ĐẠI HỌC THÁI NGUYấN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐHKT CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phỳc
*** o0o


THUYẾT MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
ĐỀ TAI:
NGHIấN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CAD/CAM
TRONG THIẾT KẾ CHẾ TẠO KHUễN MẪU


Học viên : Nguyễn Quý Trọng
Lớp : K12- CTM
Chuyên nghành : Cụng nghệ Chế tạo mỏy
Ngƣời HD Khoa học: PGS.TS. Tăng Huy
Ngày giao đề tài : 01/11/2010
Ngày hoàn thành : 30/9/2011


KHOA ĐT SAU ĐẠI HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN HỌC VIEN



PGS.TS.Tăng Huy Nguyễn Quý Trọng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-2-



MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang: 2
LỜI CAM ĐOAN
6
LỜI CẢM ƠN
7
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
8
HỆ THỐNG DANH MỤC VÀ CÁC HÌNH VẼ
10
PHẦN MỞ ĐẦU
13
CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIÊM CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP CHẾ
TẠO KHUÔN MẪU VÀ VẬT LIỆU NHỰA ÉP PHUN
1.1.Đặc điểm của nền công nghiệp chế tạo khuôn mẫu.
15
1.1.1. Đặc điểm của quy trình chế tạo khuôn mẫu theo công
nghệ truyền thống.
15
1.1.2. Đặc điểm của quy trình chế tạo khuôn mẫu theo công
nghệ CAD/CAM/CNC.
16

1.1.3. Đặc điểm của công nghệ sản xuất khuôn mẫu ở Việt
Nam
17
1.2. Vật liệu nhựa ép phun
18
1.2.1. Giới thiệu về Polymer
18
1.2.2. Phân loại
18
1.2.3. Đặc tính của một số loại nhựa thông dụng
19



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-3-

1.2.4.Công nghệ điển hình trong gia công nhựa
22
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CAD/CAM/CNC
23
2.1.Giới thiệu chung tình hình trong nước và quốc tế .
23
2.2. Giới thiệu về CAD/CAM/CNC
26
2.2.1. Các thuật ngữ
28
2.2.2 Tích hợp CAD và CAM
29
2.2.3. Các phương án triển khai kết nối liên thông CAD-NC

37
2.2.4. CAD/CAM thông minh
40
2.3 Kết luận:
40
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN MẪU
ÉP PHUN NHỰA.
42
3.1. Các vấn đề quan tâm khi thiết kế khuôn.
42
3.2. Máy ép phun.
42
3.2.1. Cấu tạo chung.
42
3.2.1.1. HÖ thèng hç trî Ðp phun.
43
3.2.1.2. HÖ thèng phun.
43
3.2.1.3. Hệ thống kẹp.
45
3.2.1.4. Hệ thống điều khiển.
45
3.2.1.5. Hệ thống khuôn (khuôn)
45
3.2.2. Chu kỳ ép phun.
46
3.2.3. Các thông số cơ bản của máy ép phun.
48
3.3. Chọn loại khuôn cho thiết kế.
49

3.3.1. Khuôn hai tấm.
49
3.3.2. Khuôn ba tấm.
51


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-4-

3.4. Thiết kế lòng khuôn.
51
3.4.1. Số lòng khuôn.
51
3.4.2. Cánh bố trí lòng khuôn.
53
3.5. Thiết kế hệ thống dẫn nhựa
53
3.5.1.Cuống phun ( Sprue)
54
3.5.2. Các kênh dẫn (runners)
57
3.5.2.1. Kênh dẫn nguội
57
3.5.2.2. Kênh dẫn nóng (khuôn không kênh dẫn
61
3.5.3. Miệng phun cho kênh dẫn nguội.
64
3.6. Hệ thống dẫn hướng.
71
3.6.1. Chốt dẫn hướng.

71
3.6.2. Bạc dẫn hướng
71
3.7. Hệ thống làm nguội khuụn.
73
3.7.1. Các phương pháp làm nguội
73
3.7.1.1. Làm nguội bằng khí:
73
3.7.1.2. Làm nguội bằng nước hoặc hỗn hợp Ethylene
Glycol và nước
74
3.7.2. Thiết kế hệ thống làm nguội
75
3.7.2.1. Các bộ phận trong hệ thống
75
3.7.2.2. Những điều cần lưu ý khi thiết kế.
76
3.7.2.3. Kính thước kênh làm nguội cho thiết kế
78
3.7.2.4. Các chi tiết khuôn cần làm nguội.
78
3.7.2.5. Các kiểu bố trí kênh làm nguội:
80
3.7.2.6. Thời gian làm nguội
81


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-5-


3.8. Hệ thống đẩy.
82
3.8.1. Các hệ thống đẩy thường dùng.
82
3.8.1.1. Hệ thống đẩy dùng chốt đẩy.
83
3.8.1.2. Hệ thống đẩy dùng lưỡi đẩy
83
3.9. Hệ thống hồi
84
3.9.1. Chốt hồi có lò so
84
3.9.2. Chốt hồi tiêu chuẩn
85
3.9.3. Chốt đẩy dùng để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn khi mở
86
CHƢƠNG 4: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM
PRO/ENGINEER WILDFINE VÀO THIẾT KẾ CHẾ TẠO
KHUÔN MẪU.
87
4.1. Giới thiệu về phần mềm Pro/Engineer Wildfire 3.0
87
4.2. Vật liệu chế tạo khuôn.
90
4.3. Quy trình thiết kế khuôn
91
4.4. Phân tích và thiết kế sản phẩm.
92
4.5. Phân tích chi tiết trên phần mềm Moldflow

97
4.6. Thiết kế lòng khuôn và lõi khuôn.
98
4.7. Thiết kế hoàn chỉnh bộ khuôn.
103
4.8. Tính tóan lực kẹp và chọn máy.
106
4.9. Quy trình công nghệ chế tạo lòng khuôn và lõi khuôn.
107
CHƢƠNG TRÌNH GIA CÔNG CNC
114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
117
MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUÁ TRÌNH LÀM THÍ NGHIỆM
119
BẢNG PHỤ LỤC MÁY ÉP NHỰA
120



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-6-














LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong một công trình nào khác. Trừ các phần tham
khao đã được nêu rõ trong luận văn.







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-7-
















LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo, khoa sau
Đại học, khoa cơ khí trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, và các thầy cô giáo
đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo PSS-TS Tăng Huy đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện để đi đến hoàn thành bản
luận văn này.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-8-

Tôi xin trân thành cám ơn ban lãnh đạo công ty TNHH khuôn mẫu Vạn
Xuân và tổ đào tạo CNC trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức đã giúp đỡ trong
quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động
viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Do trình độ và thời gian có hạn nên bản luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và đồng nghiệp để bản luận
văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2011



Nguyễn Quý Trọng





CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
NC (Number Control) – Điều khiển số
CNC (Computer Numerical Control) – Điều khiển số có sự trợ giúp của máy tính.
MCU (Machine Control Unit) – Hệ điều khiển máy.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-9-

CAD (Computer Aided Design) – Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính
CAM (Computer Aided Manufacturing) – Chế tạo có sự trợ giúp của máy tính
CAE (Computer Aided Enginering) – Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính
CIM (Computer Intergrated Manufacturing) – Hệ thống sản xuất tích hợp.
CAPP – Computer Aided Process Planning
PHICS – Programers Hierarchica Graphic System
GKS-3D- Graphic Kernel Syrtem
CGI – Computer Graphic Metafile
IGES – Initial Graphic Exchange Specification
SET- Standard Exchange transport
VDAFS- VAD- Flachenschnitt
PDES – Produce Data Exchange Specification
STEP – Standard For Exchange of Product Model Data
CAD-NT-CAD – Normteile
APT – Automatically Programmed Tools

MAP – Manufacturing Automation Protocol
TOP – Technical anh Office Protocol
DNC - Direct Numerical Control
PPC – Producition Planning Control
PE – Polyetylen.
PP- Polypropylene.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-10-

PS- Polystyrene.
PA- Polyamide
PVC- Polyvinylchlorire.
PMMA- Polymethylmethacrylate.
SAN- Styrene - acrylonit - copol.



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-11-

HỆ THỐNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Quá trình chế tạo sản phẩm
25
Hình 2.2.Qua trình xử lý thông tin trong kỹ thuật CAD/CAM/CNC
28
Hình 2.3 – sơ đồ CIM
29
Hình 2.4 - Mức tiếp cận CAD/CAM với hệ phần cứng và phần
mềm
30
Hình 2.5 - Nguyên lý của kỹ thuật CAD/CAM- CNC
31
Hình 2.6 – Hệ thống chuyển giao dữ liệu gián tiếp thông qua tệp
trung gian.
33
Hình 2.7- Các giao diện dùng trong lĩnh vực cơ khí
34
Hình 2.8 - Quá trình truyền dữ liệu giữa hai hệ thống CAD/CAM A
và B
35
Hình 2.9 - Các phương án triển khai kết nối liên thông CAD-NC
38
Hình 2.10- Sơ đồ chế tạo socket

39
Hình 2.11- Nguyên lý tạo mẫu nhanh.
40
Hình 2.12- Nguyên lý kỹ thuật ngược.
40
Hình 3.1- Khuôn hai tấm có kênhdẫn nguội
49
Hình 3.2- Kết cấu khuôn hai tấm
50
Hình 3.3- Khuôn hai tấm có kênh dÉn nóng
50
Hình 3.4- Kết cấu khuôn ba tấm
51
Hình 3.5- Cánh bố trí long khuôn hình chữ
53
Hình 3.6- C ánh bố tr í lòng
53
Hình 3. 7- Hệ thống dẫn nhựa.
54
Hình 3.8 – Vị trí vòi phun.
54
Hình 3.9- Kích thước cuống phun cho thiết kế.
55
Hình 3.10- Một số loại bạc cuống phun
55


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-12-


Hình 3.11- Một số loại vòng định vị.
56
Hình 3.12- Bạc cuống phun trên khuôn
56
Hình 3.13 - Các dạng cuống phun
57
Hình 3.14- Tiết diện ngang của một số loại kênh dẫn
57
Hình 3.15- Kích thước cho thiết kế kênh dẫn
58
Hình 3.16 - Quan hệ giữa khối lượng, bề dày danh nghĩa của sản
phẩm với đường kính kênh dẫn tham khảo.
59
Hình 3.17- Quan hệ giữa hệ số chiều dài và chiều dài kênh dẫn
59
Hình 3.18- Kích thước thiết kế đuôi nguội chậm
60
Hình 3.19- Một số loại kênh dẫn nóng
61
Hình 3.20- Kênh dẫn cách ly
62
Hình 3.21- Cấu tạo kênh dẫn ra nhiệt ngoài.
63
Hình 3.22- Cấu tạo kênh dẫn ra nhiệt trong.
64
Hình 3.22- Hệ thống kênh dẫn có gia nhiệt
64
Hình 3.23 - Miêng phun trên khuôn
65
Hình 3.24- Miệng phun trực tiếp và vết cắt của nó trên sản phẩm

66
Hình 3.25 -Kích thước cho thiết kế miệng phun trực tiếp
66
Hình 3.26- Miệng phun kiểu băng và vết cắt của nó trên sản phẩm
67
Hình 3.27- Kích thước cho thiết kế miệng phun kiểu băng
67
Hình 3.28- Miệng phun kiểu cạnh và vết cắt của nó trên sản phẩm
68
Hình 3.29- Kích thước cho thiết kế miệng phun cạnh
68
Hình 3.30 Miệng phun điểm và vết cắt của nó để lại trên sản phẩm
69
Hình 3.31- Kích thước cho thiết kế miệng phun điểm
69
Hình 3.32-Các kiểu lỗ chốt kéo kênh dẫn
69
Hình 3.33- Miệng phun không có van
70
Hình 3.34- Miệng phun kiểu có van
70


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-13-

Hình 3.35- Hệ thống dẫn hướng trên khuôn
71
Hình 3.36- Khuôn được làm nguội bằng khí
73

Hình 3.37- Khuôn được làm nguội bằng nước
74
Hình 3.8 Khuôn được nguội bằng nước hoặc hỗn hợp Ethylene
Glycol
74
Hình 3.39- Hệ thống làm nguội hoàn chỉnh
75
Hình 3.40- Hệ thống làm nguội trên khuôn
75
Hình 3.41- Bố trí kênh dẫn nguội làm nguội đều sản phẩm.
76
Hình 3.42- Kênh dẫn nguội không lên quá dài
77
Hình 3.43- Dòng chảy rối trao đổi nhiệt tốt hơn
77
Hình 3.44- Kích thước kênh làm nguội cho thiết kế.
78
Hình 3.45- Làm nguội lòng khuôn.
78
Hình 3.46- Làm nguội lõi
78
Hình 3.47- (a) Làm nguội lòng khuôn và lõi khuôn bằng kênh
làm nguội xoắn ốc kết hợp với vách làm nguội dạng tròn.
79
Hình 3.47- (b) Làm nguội lòng khuôn và lõi khuôn bằng kênh
làm nguội xoắn ốc.
79
Hình 3.48- Làm nguội bằng khí
79
Hình 3.49- Làm nguội bằng ống dẫn nhiệt.

80
Hình 3.50- Bố trí kênh nguội theo tầng kênh riêng biệt.
80
Hình 3.51- Bố trí kênh nguội dạng vòng một cấp.
81
Hình 3.52 - Bố trí kênh nguội dạng vòng nhiều cấp.
81
Hình 3.53- Các phần tử trong hệ thống đẩy
83
Hình 4.1- Quy trình thiết kế khuôn.
91
Hình 4.2- Chi tiết đế đèn và vị trớ lắp ghộp của chi tiết.
92
Hình 4.3- Chi tiết được thiết kế xong trên phần mềm.
96
Hình 4.4- Hình ảnh sản phẩm trên phần mềm moldflow.
97


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-14-

Hình 4.5- Phân tích vị trí đặt cổng rót.
97
Hình 4.5- Vị trí đặt cổng rót.
98
Hình 4.6- Chi tiết
103
Hình 4.7- Bộ khuôn hoàn chỉnh.
106

Hình 4.8- Hình ảnh lòng khuôn sau khi thiết kế.
109
Hình 4.9- Hình ảnh lõi khuôn sau khi thiết kế.
112


PHẦN MỞ ĐẦU

1 .Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày này, do nhu cầu con người ngày càng cao trong lĩnh vưc sản phẩm
nhựa không những về kiều dáng mà còn về chất lượng cũng như giá thành thấp.
Chính vì vậy, các công ty khuôn mẫu trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng không ngừng chế tạo ra nhiều loại khuôn khác nhau để thõa mãn nhu
cầu trên. Với số lượng khuôn lớn và thời gian sản xuất khuôn ngắn ta không thể
chế tạo các loại khuôn theo phương pháp truyền thống cổ điển. Tùy thuộc vào
điều kiện sản xuất của từng công ty mà ta chọn mô hình sản xuất chế tạo khuôn
phù hợp.
Để thiết kế chế tạo khuôn mẫu có kiểu dáng phong phú phức tạp, đạt được
độ chính xác, độ nhắn bóng bề mặt cao, giảm được giá thành và thời gian là yêu
cầu cấp thiết hiện nay của các công ty khuôn mẫu ở Việt Nam nói riêng và thế
giới nói chung. Việc áp dụng các phần mềm CAD/CAM/CAE như Solid Work,
Mechanical Destop, Inventor, Pro/E, Mastercam, Catia, Cimatron E… Đã giúp
ngành cơ khí khuôn mẫu giải quyết các vấn đề cấp thiết nói trên.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-15-

2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thiết kế, sản xuất gia công khuôn mẫu

- Nghiên cứu phần mềm chuyên dụng CAD/CAM trong việc thiết kế sản
phẩm và thiết kế khuôn cho sản phẩm nhựa.
- Biết cách lập quy trình công nghệ gia công khuôn sản phẩm trên máy CNC.
- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm chuyên dụng CAD/CAM trong thiết kế
sản phẩm, thiết kế khuôn, mô phỏng gia công khuôn, lập trình, tạo lập chương
trình NC cho các máy phay CNC và các trung tâm gia công đối với một số bề mặt
định hình phức tạp trong khuôn mẫu của sản phẩm nhựa.


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học.
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật CAD/CAM trong thiết kế chế tạo khuôn
mẫu chính xác đã góp thêm kiến thức về thiết kế chế tạo các loại khuôn
nhựa.Nâng cao khả năng ứng dụng các phần mềm CAD/CAM và thiết kế chế
tạo khuôn của các sản phẩm và trong các lĩnh vực khác.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn.
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật CAD/CAM trong thiết kế chế tạo khuôn
mẫu chính xác thành công sẽ áp dụng rộng rãi trong các công ty khuôn mẫu và
các công ty sản xuất mặt hàng nhựa ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp nguyên cứu lý thuyết kết hợp thực nghiệm, trong đó
nghiên cứu thực nghiệm là chủ yếu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-16-

5. Nội dung nghiên cứu của đề tài và các vấn đề cần giải quyết.
5.1 .Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài

2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
5.2. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Đặc điểm của nền công nghiệp chế tạo khuôn mẫu và vật liệu
nhựa ép phun.
Chương 2: Tổng quan về các hệ thống CAD/CAM/ CNC.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết về thiết kế, sản xuất và gia công khuôn mẫu.
Chương 4: Nghiên cứu ứng dụng Phần mềm CAD/CAM vào thiết kế chế
tạo khuôn mẫu.
CHƢƠNG 1
ĐẶC ĐIÊM CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO KHUÔN MẪU
VÀ VẬT LIỆU NHỰA ÉP PHUN.
1.1.1. Đặc điểm của quy trình chế tạo khuôn mẫu theo công nghệ truyền
thống.
Theo công nghệ này các chi tiết được thiết kế trên các bản vẽ kỹ thuật.
Mẫu sản phẩm được làm thủ công rất khó chính xác.
Quy trình công nghệ được các kỹ thuật viên vạch ra trong các tài liệu sản
xuất, các hồ sơ kỹ thuật.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-17-

Qua trình gia công được thực hiện trên các máy công cụ truyền thống.
Nhược điểm:
Khó đạt độ chính xác khi gia công.
Thời gian tạo mẫu sản phẩm lâu, không chính xác.
Gặp nhiều khó khăn trong quá trình thiết kế, gia công các chi tiết phức tạp.
Tốn nhiều thời gian trong việc chỉnh sửa bản thiết kế cũng như xử lý các lỗi
thiết kế sau khi gia công.

Quy trình sửa chữa lòng vòng, mất nhiều thời gian do có sự rời rạc giữa các
khâu trong quá trình sản xuất.
Yêu cầu công nhân có tay nghề cao.
Thời gian lắp ghép và chỉnh sửa khuôn tốn nhiều thời gian.


1.1.2. Đặc điểm của quy trình chế tạo khuôn mẫu theo công nghệ
CAD/CAM/CNC.
Với sự trợ giúp của công nghệ CAD/CAM/CNC các nhà sản xuất có thể chế
tạo các loại khuôn cho các chi tiết phức tạp, có độ chính xác cao.
Theo công nghệ này, các chi tiết, các bề mặt cũng như các mô hình cần tách
khuôn sẽ được thiết kế trên các hệ thống CAD. Các hệ thống CAD có khả năng
đáp ứng được các vấn đề này như: SolidWorks, Inventor, Cadmold…


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-18-

Một phần mềm CAE sẽ là công cụ rất mạnh mẽ trong việc tính toán, phân
tích các yếu tố cần thiết cho việc tách khuôn như độ co ngót, khả năng điền đầy
của vật liệu, nhiệt độ khuôn, độ bền của sản phẩm, phân tích hệ thônống làm mát
trong khuôn,…Có rất nhiều phần mềm CAE trợ giúp kỹ thuật cho việc phân tích
này như: Moldflow, Moidex3D, Ansys, Adam,…
Các dữ liệu CAD sẽ được sử dụng để tạo lập các quỹ đạo đường cắt trên
máy tính trong các phần mềm CAM như: MasterCAM, EdgCAM,
SurfCAM, Với phần mềm CAM, các quỹ đạo dụng cụ sẽ được tính toán và tạo
lập một cách tự động, quá trình gia công sẽ được mô phỏng trên máy tính giúp kỹ
thuật viên có thể kiểm tra được các va chạm giữa dao và chi tiết trong quá trình
gia công cũng như việc chọn chế độ cắt tối ưu để tạo ra sản phẩm có độ chính
xác, độ bóng cần thiết.

Sử dụng các phần mềm tích hợp CAD/CAM/CAE rất thuận lợi trong việc
quản lý dữ liệu, giảm thời gian thiết kế, thời gian chỉnh sửa cũng như giảm được
chi phí đàu tư cho các phần mềm trợ giúp.
Quá trình gia công thực tế trên máy CNC sẽ được thực hiện khi có lệnh điều
khiển trực tiếp từ phần mềm CAM hoặc từ dữ liệu của phần mềm CAM thông
qua công cụ post-processor để đưa ra các câu lệnh điều kiển máy CNC từ dữ liệu
đồ họa.
Các máy CNC có trang bị PC sẽ mở rộng khả năng quản lý quá trình gia
công và khả năng lưu dữ chương trình gia công cũng như các dữ liệu về dao, máy
và các thư viện,…
1.1.3. Đặc điểm của công nghệ sản xuất khuôn mẫu ở Việt Nam


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-19-

Có thể thấy các thiết bị đồ dùng, cũng như các công cụ sản xuất làm từ sản
phẩm nhựa có mặt trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội.
Với nhu cầu ngày càng tăng các sản phẩm nhựa về kiểu dáng và hình thức
cững như độ phức tạp của sản phẩm, ngành công nghiệp sản xuất khuôn mẫu
cũng đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và
quốc tế.
Qua khảo sát thị trường sản xuất khuôn mẫu trong nước, có thể thấy rằng thị
trường khuôn mẫu cũng đang phát triển sôi động và phát triển theo hướng
CAD/CAM/CNC như công ty nhựa Hà Nội, kim khí Thăng Long, Viện máy
IMI,…Các doanh nghiệp tư nhân cũng đã đầu tư rất mạnh trong lĩnh vực này.
Song song với sự phát triển đó, nhiều nhà cung cấp đã đặt văn phòng đại
diện hoặc đầu tư và Việt Nam để cung cấp các giải pháp CAD/CAM/CNC như
viện CAD, Công ty Thiên tử, Công ty antong, Bách khoa Mechatronics,
Đã có những hướng nghiện cứu , ứng dụng để tận dụng được thời gian phun

nhựa, giảm lượng nhựa phế thải, giúp cho hệ thống phun được lien tục như sử
dụng hệ thống dẫn nóng (hot runer).
Cũng có những công ty phát triển theo hướng cung cấp toàn bộ các loai vỏ
khuôn tiêu chuẩn cho các công ty sản suất khuôn mẫu khác nhằm rút ngắn thời
gian sản xuất khuôn, nhanh chóng đưa các bộ khuôn vào sản xuất ra sản phẩm.
Tuy nhiên, vẫn còn rất hạn chế cả về vấn đề công nghệ và con người.
Các công ty sản xuất vẫn còn thiếu nhiều máy móc thiết bị cao như máy
CNC nhiều trục, máy tạo mẫu nhanh, các phần mềm tích hợp, máy scan 3D,
1.2. Vật liệu nhựa ép phun


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-20-

1.2.1. Giới thiệu về Polymer
Polymer là những hợp chất mà trong phân tử của chúng gồm nguyên tử được
nối với nhau bằng những liên kết hoá học thành những mạch dài và có khối lượng
phân tử lớn. Trong mạch chính của polymer những nhóm nguyên tử này được
lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ví dụ: polyetylen [-CH2-CH2-] n
1.2.2. Phân loại
+ Dựa vào nguồn gốc: có polymer thiên nhiên, polymer nhân tạo và
polymer tổng hợp.
+Dựa vào tính chất cơ lý: chất dẻo và chất đàn hồi. Đây là cách phân loại
phổ biến nhất. Liên hệ mật thiết với cấu trúc và chúng xác định sự thích ứng với
yêu cầu công nghiệp
- Nhựa nhiệt dẻo: Là nhóm vật liệu cao phân tử quan trọng nhất trong các
polymer tổng hợp, bao gồm các cao phân tử có kích thước nhất định, mạch thẳng
hay phân nhánh. Từ nhiệt dẻo chỉ ra rằng các polymer có thể chuyển trạng thái
rắn sang trạng thái dẻo bởi sự gia tăng nhiệt độ và quá trình này thuận nghịch, có

thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Do đó đối với nhựa nhiệt dẻo ta có thể tái sinh (ngoại
trừ PTFE, polytetraflouethylene)
- Trong kỹ thuật, nhựa nhiệt dẻo để chỉ tất cả polymer mà lực liên kết phân
tử là các liên kết thứ cấp (lực Van der Waals, Hydro…), các loại này nhạy nhiệt
và dung môi.
- Cao su, chất đàn hồi: đó là những polymer mạch thẳng mà lực liên kết
thứ cấp rất yếu, vệt liệu ở dạng chất lỏng rất nhớt. Để sử dụng ta phải tạo các liên
kết ngang giữa các mạch phân tử để tạo thành mạng lưới không gian ba chiều.
Đặc trưng của cao su là chúng có khả năng dãn dài cao có thề lên đến 100% (cao


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-21-

su tự nhiên lưu hoá). Tuy nhiên do tạo lien kết ngang nên chúng không thể tái
sinh được
- Nhựa nhiệt rắn: mật độ nối ngang dày đặc cao hơn từ 10 đến 1000 lần so
với cao su. Do cấu trúc không gian ba chiều, tính chất nhựa nhiệt rắn rất cao so
với nhựa nhiệt dẻo, nhất là khả năng chịu nhiệt. Nhựa nhiệt rắn tạo thành mạng
không gian ba chiều tạo thành cao phân tử kích thước vô cùng lớn so với nguyên
tử. Do vậy, nhựa nhiệt rắn không tan, không chảy và cũng không tái sinh được.
Ví dụ: PF, PU, nhựa epoxy, silicone ….
+ Dựa vào công dụng
- Nhựa thông dụng: PE, PP, PVC, PS, ABS, HIPS …
- Nhựa kỹ thuật: PA, PC, POM, Teflon…
- Nhựa chuyên dùng: PE khối lượng phân tử cực cao, PTFE, PPS, PPD
1.2.3. Đặc tính của một số loại nhựa thông dụng
+ Polyetylen (PE)
i2: chỉ số chảy MFR đo ở điều kiện 190*C, 2160 g (ASTM D124) Trong
ép phun, loại PE dễ chảy (i2 >25) được sử dụng để gia công các sản phẩm khối.

Độ co ngót (liên quan tỷ trọng sản phẩm) chịu tác động của nhiệt độ khi hoá dẻo
khối vật liệu và khi làm nguội.
Với PE tỷ trọng cao có chỉ số chảy thấp yêu cầu nhiệt độ khuôn 40 – 70*C
để sản phẩm có độ bóng cao. Loại có i2 = 2.5-4 dễ bị rạn do tập trung ứng suất.
Để khắc phục hiện tượng giòn do tính định hướng phân tử mạnh, tăng nhiệt độ
phun và dùng loại nhựa với chỉ số chảy cao phù hợp
+ Polypropylene (PP)
PP dùng cho ép phun thông thường ở dạng hạt, có một số loại dạng bột.
Với PP sử dụng ở nhiệt độ cao, hỗn hợp PP được ổn định chống oxy hoá và các
tác động có hại:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-22-

- Kháng lão hoá nhiệt thông thường, có phụ gia bôi trơn không hại về sinh
học
- Kháng lão hoá nhiệt cao, có ổn định quang, không ảnh hưởng về mặt sinh
học
- Kháng thời tiết, ổn định bằng than đen, dùng amine có cấu trúc không gian
cồng kềnh cho các áp dụng ngoài trời.
- Kháng lão hoá nhiệt cao với dung dịch tẩy rửa nóng, nước nóng, không
độc.
- Kháng lão hoá nhiệt cao khi tiếp xúc với đồng và các kim loại khác. Với
công nghệ ép phun, thông thường compoud PP có ổn định được dùng sản xuất
các trang thiết bị nhà bếp và nội thất, thiết bị vệ sinh, gót giày, đồ dùng gia đình
(chén đĩa…), đồ chơi…PP kháng nhiệt có ổn định chịu đựơc dung dịch tẩy rửa
dùng sản xuất các bộ phận máy giặt gia đình và trong công nghiệp dệt, ví dụ lõi
quấn chỉ bộ phận nhuộm, các phần của máy móc điện tiếp xúc dây đồng. Trong
lĩnh vực phương tiện vận chuyển, nhiều loại PP không hoặc có gia cường được

dùng: vỏ acquy, cửa thông gió xe hơi, vô lăng xe hơi, bộ lọc khí, thanh chắn bùn.
Cái hãm phanh.
+ Polystyrene (PS)
Đa số các sản phẩm làm từ họ nhựa styrene gia công ép phun. Nhựa styrene
có độ co rút nhỏ, độ chính xác kích thước cao. Nhựa styrene có biến tính cao su
có ưu điểm tạo sản phẩm lớn do dòng chảy tốt. Các loại nhựa styrene có tính chất
dẫn điện rất tốt, khả năng đúc các chi tiết chính xác cao, giá thành vừa phải.
Chúng dùng cho các áp dụng cách điện, các phần kết cấu của công nghệ điện tử
và truyền thông: như điện thoại (vỏ bọc ABS, các phần bên trong SB và SAN) SB
và ABS kháng va đập ở nhiệt độ thấp tốt nên được dùng để sản xuất các phần vỏ
bọc trong và ngoài trong kỹ nghệ lạnh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-23-

Trong ngành phương thiện giao thông, SB và terpolymer dùng làm lớp lót,
vỏ bọc, bảng điều khiển, bộ tải nhiệt, ABS dùng làm thân xe hơi thể thao…
+ Polyvinylchlorire (PVC)
PVC không thể gia công một mình mà phải trộn các phụ gia: chất ổn định
nhiệt quang, chất bôi trơn, chất hoá dẻo. chất trợ gia công…
Tính co rút của PVC trong ép phun phụ thuộc cấu hình khuôn và điều kiện
phun. Giá trị thông thường 2 – 4% theo hướng phun và 1 – 2 % theo phương
ngang, có thể lớn hơn tuỳ trường hợp. PVC cũng thường ép khớp nối ống và các
chi tiết kỹ thuật, PVC dẻo thường ép thảm, mũ trùm bảo vệ, nút bấm, khung bảo
vệ và gắn kính xe, đồ chơi dẻo, xe đạp, thanh hãm vôlăng xe hơi, phích cắm điện,
đế giày, ủng, sandal.
+ Polymethylmethacrylate (PMMA)
Trong ép phun, PMMA khó chảy hơn polystyrene, nên đầu lò hoặc cổng
phun cần có đường kính lớn.Cần thiết sấy khô vật liệu trước khi gia công để bề

mặt sản phẩm đẹp (vật liệu để ở nhiệt độ 70 – 100*C, 4 – 5 giờ, dộ cao của khối
vật liệu không quá 4 cm). Nhiệt độ khuôn cao làm giảm năng suất nhưng giảm
ứng suất trong sản phẩm đúc.PMMA dùng làm kính đèn các loại; các đồ dùng vệ
sinh nhà tắm, đĩa vi tính…
+ Styrene-acrylonit-copol (SAN)
SAN ép phun ở 210*C, 150 bar, độ co rút 0.5%. Vật liệu phải giữ khô, vật
liệu này phải nóng chảy khi có độ nhớt cao. SAN dùng cho các dạng bao bì trong
suốt, không vỡ, tiếp xúc thực phẩm nhạy oxy hoá và UV.
+ Polyoxymethylene (POM)
POM là 1 lọai nhựa kỹ thuật,có tính cứng cao ngay cả ở nhiệt độ thấp (nhiệt
độ chuyển tinh -60*C,duy trì tính kháng và va đập ở -40*C),độ mài mòn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-24-

thấp.POM thường được dùng làm các chi tiết kỹ thuật trong may đo kiểm,điện
tử,cơ khí chính xác
Khuôn nên gia nhiệt lên tới 60 – 130*C để tạo kết tinh và cấu trúc bề mặt
tốt. Độ co ngót gia công phụ thuộc vào nhiệt độ khuôn, lớn hơn 3% xuống đến
khỏang 1% . Nhiệt độ gia công không quá 220*C vì gây nguy hiểm do phân hủy
tạo khí formaldehyde
+ Polyamide (PA)
PA, gia cường khoảng 50% là chất dẻo kỹ thuật thường sử dụng nhất, áp
dụng trong các lĩnh vực chủ yếu yêu cầu độ bền va đập, kháng chấn động, hấp thu
tiếng ồn và rung động, bền ăn mòn và mòn: Đệm ma sát, con lăn, thanh dẫn
chuyển động trượt, chốt an toàn…PA còn được dùng trong công nghệ điện và
điện tử như vật liệu cách nhiệt có độ bền kéo và chịu nhiệt độ như thanh chuyển
mạch, các phần đúc kỹ thuật thuật kháng xăng dầu dưới mui xe hơi
Khuôn nên giữ nhiệt ở nhiệt độ cao >10O*C cho độ kết tinh cao, không tập

trung ứng suất, cấu trúc đồng nhất và độ cứng bề mặt cao. Thường gia nhiệt
khuôn ở 140 – 170*C
1.2.4. Công nghệ điển hình trong gia công nhựa
Các công nghệ chủ yếu được sử dụng trong ngành nhựa:
- Công nghệ ép phun (Injection Technology): là công nghệ truyền thống
của ngành sản xuất nhựa, công nghệ này phục vụ cho các ngành công nghiệp điện
điện tử, điện dân dụng, sản xuất xe hơi, và cao hơn là ngành công nghệ nhựa vi
mạch điện tử.
- Công nghệ đùn thổi (Blowing injection technology): là công nghệ
thổi màng, sản xuất các loại bao bì nhựa từ màng, dùng trong các công nghệ thổi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-25-

túi PE, PP và màng(cán màng PVC) ngành thổi bao bì dạng chai nhựa tiên tiến
như PET, PEN, thùng phuy đều phát triển từ công nghệ đùn thổi.
- Công nghệ đẩy liên tục (Profile): cải tiến từ công nghệ đùn thổi truyền
thống, do nhu cầu tiêu dùng của xã hội ở các nhóm hàng sản phẩm nhựa dạng
ống, từ ống PVC thoát nước đến PE cấp nước, cao cấp là các sản phẩm phức hợp
nhôm nhựa, cáp quang hay là các sản phẩm vật liệu xây dựng, gia công thành
phẩm khung cửa PVC, tấm trần vách ngăn…
- Công nghệ chế biến cao su nhựa: là công nghệ ép sử dụng phổ biến
trong ngành chế biến cao su và các công nghệ ép phun sử dụng cùng lúc 2 loại vật
liệu nhựa và cao su. Đây là ngành có sức thu hút lớn, công nghiệp gia công giày
dép nhựa gắn liền với công nghệ này.
- Các công nghệ khác: Composite, Melamine, Công nghệ EVA, PU, EPS
và các công nghệ phụ.

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CAD/CAM/CNC

2.1. Giới thiệu chung tình hình trong nƣớc và quốc tế .
Ngay nay máy tính được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp nhờ sợ phát
triển của công nghệ máy tính, các nhà sản xuất muốn tự động quá trình thiết kế và
muốn sử dụng cơ sở dữ liệu này cho quá trình tự động sản xuất. Đây là ý tưởng
cho các nghành khoa học CAD/CAM ra đời. CAD/CAM được hiểu là sử dụng
máy tính trong quá trình thiết kế và sản xuất. Từ sự ra đời của CAD/CAM các
lĩnh vực khác của việc ứng dụng máy tính cũng đã phát triển theo như:
Đồ họa máy tính CG
Công nghệ trợ giúp bằng máy tính: CAE
Thiết kế và phác họa trợ giúp bằng máy tính: CAPP

×