Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT số tự KHÁNG THỂ THƯỜNG gặp TRONG BỆNH hệ THỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.36 KB, 15 trang )

MỘT SỐ TỰ KHÁNG THỂ THƯỜNG GẶP TRONG BỆNH HỆ THỐNG
(Common autoantibodies in systemic atoimmune diseases)
Ths. BSNT. Nguyễn Văn Đĩnh
Bộ môn Dị ứng – MDLS, Đại học Y hà Nội
TT Dị ứng – MDLS, Bệnh viện Bạch Mai
I. Tổng quan:
Bệnh tự miễn chiếm khoảng từ 3-5% dân số[4]. Bệnh tự miễn là do có sự hình thành các
kháng thể tự miễn kháng lại các thành phần mô cơ quan bao gồm nhân tế bào, bào tương,
màng tế bào…gây tổn thương các cơ quan theo các cơ chế khác nhau. Bệnh tự miễn chia
làm 2 nhóm chính: Bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan và bệnh tự miễn hệ thống. Sự lưu
hành các kháng thể tự miễn trong các bệnh lý tự miễn là rất đa dạng và phức tạp về cả
cấu trúc, nguồn gốc, vai trò trong sinh bệnh học của bệnh tự miễn. Các kháng thể tự miễn
hay gặp: ANA, dsDNA, ssDNA, ScL – 70, Ro/SSA, La/SSB, ANCA, kháng thể kháng
phospholipid…Việc tìm hiểu về sự lưu hành và vai trò của các kháng thể tự miễn trong
cơ chế bệnh sinh bênh tự miễn từ đó tìm hiểu giá trị chẩn đoán và tiên lượng của các
kháng thể này là rất quan trọng trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu trong chuyên
ngành dị ứng và miễn dịch lâm sàng.
II. Định nghĩa và đặc điểm của tự kháng thể[2]
2.1 Tự kháng thể là globulin miễn dịch trực tiếp kháng lại các kháng nguyên nội sinh do
qua trình rối loạn miễn dịch sinh ra gây tổn thương cơ quan đặc trưng (bệnh tự miễn cơ
quan) hoặc nhiều cơ quan khác nhau (bệnh tự miễn hệ thống). Các kháng nguyên nội sinh
bao gồm:
+ Protein: các enzyme nội bào, receptor, các cấu trúc protein…
+ Glycoprotein: beta 2-glycoprotein I trong hội chứng kháng phospholipid
+ Axit nucleic: DNA, RNA
+ Phospholipid: cardiolipin
+ Glycophingolipid: ganglioside
2.2 Kháng thể tự miễn có thể được phát hiện trong huyết thanh và trong các dịch khác
của cơ thể nhưng dịch màng phổi, màng tim, màng bụng, dịch não tủy và dịch khớp. Điều
này phụ thuộc vào loại cấu trúc là mục tiêu của tự kháng thể. Các tự kháng thể cũng có
thể gắn hoặc lắng đọng trực tiếp tại các mô cơ quan: da, cầu thận…


2.3 Tự kháng thể được hình thành theo nhiều cơ chế khác nhau: không tự nhiên hay còn
gọi là tự kháng thể bệnh lý hoặc sự hình thành kháng thể một cách tự nhiên (tự kháng thể
tự nhiên). Tự kháng thể tự nhiên có ít nhiều vai trong sinh lý như có thể là hang rào đàu
tiên trong hệ thống miễn dịch chống lại tình trạng nhiễm trùng hoặc điều hòa miễn dịch.
Trái lại, tự kháng thể bệnh lý có thể ảnh hưởng mạnh đến các quá trình sinh bệnh học như
kích thích hay ức chế các receptor. Cơ chế hình thành các tự kháng thể là do nhiều rỗi
loạn trong hệ thống miễn dịch, đáp ứng miễn dịch bất thường với tự kháng nguyên và do
nhiều yếu tố bên ngoài tác động. Các rối loạn chủ yếu ở hệ thống miễn dịch:
+ Rối loạn quá trình dung nạp của dòng tế bào lympho B và T
+ Rối loạn quá trình vô cảm và sự điều hòa các các yếu tố phối hợp (cofactors)
+ Rối loạn quá trình chết tế bào sinh ra các tự kháng nguyên
2.4 Một số tự kháng thể bệnh lý gây ra một số bệnh điển hình hoặc có vai trò nổi trội
trong một số bệnh nhất định và liệu rằng nó có vai trò hay không trong quá trình sinh
bệnh học của những bệnh ấy.
II. Cơ chế gây bệnh của tự kháng thể
Mặc dù một số tự kháng thể nhất định không có khả năng gây bệnh (các tự kháng thể tự
nhiên, những tự kháng thể này được sản xuất như là sự đáp ứng với những tổn thương
của mô…) và một số tự kháng thể gây bệnh mà cơ chế chưa được biết một cách rõ ràng
như kháng thể kháng phospholipid, kháng thể kháng lại tế bào nội mô…nhưng vai trò
trực tiếp gây tổn thương mô cơ quan qua trung gian tự kháng thể có thể có và gặp ở nhiều
tự kháng thể khác. Hơn nữa, mặc dù các phát hiện của một số tự kháng thể chỉ phản ánh
sự hiện diện ở một mức độ của phản ứng tự miễn dịch không đặc hiệu (kháng thể kháng
nhân) nhưng nhiều tự kháng thể khác đã cho thấy vai trò tối quan trọng trong cơ chế bệnh
sinh và trên lâm sàng, hoặc như là công cụ chẩn đoán (kháng thể kháng phospholipid,
kháng thể kháng Scl -70 trong xơ cứng bì…), có kháng thể như là yếu tố theo dõi đợt tiến
triển của bệnh (kháng thể kháng dsDNA) hoặc cả hai vai trò chẩn đoán và theo dõi
(kháng thể kháng bào tương bạch cầu đa nhân trung tính- ANCA) và thậm chí là yếu tố
tiên lượng bệnh. Như trong SLE và hội chứng kháng phospholipid, thậm chí chúng ta
không thể chẩn đoán bệnh nếu như không tìm thấy sự liên quan của các tự kháng thể.
Một số cơ chế gây tổn thương cơ quan qua trung gian tự kháng thể được xác định hoặc

mặc nhiên được thừa nhận bao gồm:
gắn lên bề mặt tế bào và phá hủy tế bào;
gắn lên các thụ thể trên bề mặt tế bào và làm thay đổi hoạt tính sinh học của tế bào mà
không gây ly giải tế bào;
hình thành phức hợp miễn dịch và lắng đọng tại mô;
dịch chuyển các kháng thể nội bào lên bề mặt tế bào;
Thâm nhập vào tế bào sống;
gắn với các phân tử ngoại bào.
1. Gắn lên bề mặt tế bào và ly giải tế bào (cytotoxicity: cơ chế gây độc)
– Gây độc tế bào qua trung gian bổ thể
– Gây độc tế bào qua trung gian tế bào phụ thuộc kháng thể
– Thực bào thông qua hệ thống tế bào thực bào đơn nhân
2. Gắn lên các thụ thể bề mặt tế bào không gây ly giải tế bào
– Điều biến các thụ thể bề mặt tế bào bởi tự kháng thể
– Phong tỏa các thụ thể bề mặt tế bào bởi tự kháng thể
– Kích thích các thụ thể bề mặt tế bào bởi tự kháng thể.
3. Gây tổn thương mô, tế bào qua trung gian phức hợp miễn dịch.
4. Dịch chuyển các kháng nguyên nội bào lên bề mặt tế bào
– Phản ứng chéo giữa kháng nguyên nội bào và kháng nguyên bề mặt tế bào
– Dịch chuyển các kháng nguyên nội bào lên bề mặt do sự tổn thương hoạc hoạt hóa tế
bào.
5. Sự xâm nhập của tự kháng thể vào trong tế bào sống
6. Gắn với các cấu trúc ngoại bào.
Thông qua các cơ chế trên mà các tự kháng thể gây tổn thương các tế bào, các mô, các cơ
quan trong bệnh lý tự miễn và gây biểu hiện lâm sàng.
III. Một số tự kháng thể thường gặp trong bệnh hệ thống[1],[2]
Sơ đồ tiếp cận các bệnh lý tự miễn
3.1 Kháng thể kháng nhân (Antinuclear antibodies – ANAs)[7].
Kháng thể kháng nhân là các tự kháng thể kháng lại histone, chuỗi kép, chuỗi đơn DNA,
phức hợp RNP và các thành phần khác của nhân tế bào. Xét nghiệm huỳnh quang miễn

dịch gián tiếp sử dụng tế bào Hep-2 một dải tế bào nội mô người là nguồn nhân và sử
dụng tế bào Hep-2 nhậy hơn so các xét nghiệm trước đây sử dụng tế bào gan và thận của
bộ gặm nhấm. Xét nghiệm ANA bằng huỳnh quang miễn dịch gián tiếp cho biết hiệu giá
kháng thể và hình ảnh nhuộm màu của nhân tế bào. Ở hầu hết các phòng xét nghiệm
ANA dương tính với hiệu giá kháng thể là 1:40. Mầu nhuộm có thể lan tỏa hoặc đồng đều
(kháng thể kháng histone), hình móng ngựa (hình ảnh không phải phổ biến thường do
kháng thể protein vỏ nhân và kháng chuỗi kép dsDNA, dạng đốm (kháng thể kháng Sm,
RNP, Ro/SS-A, La/SS-B, và các kháng nguyên khác), nhân, tâm động. Nhìn chung không
có mối tương quan chặt chẽ giữa các hình thái bắt màu nhuộm với bệnh cảnh lâm sàng và
bệnh. Ngoại trừ hình ảnh tâm động có thể đặc hiệu cho xơ cứng bì. Bệnh nhân thương có
kháng thể kháng lại nhiều thành phần của nhân, và các hình thái bắt màu của các tự
kháng thể (vd kháng histone) có thể cản trở việc phát hiện các kháng thể khác. Các loại
kháng thể trong gia đình của ANA không nên loại trừ, thay thế hoặc được chỉ định một
cách cụ thể nếu không có chỉ định.
Các tình trạng lâm sàng liên quan: ANA dương tính xuất hiện ở nhiều bệnh bao gồm
SLE và các bệnh thấp khác, bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan, bệnh tăng sinh lympho và
nhiễm trùng mạn tính. Một số ANA dương tính do thuốc nhưng ít phổ biến như trong hội
chứng giống lupus. ANA hiệu giá thấp thường gặp ở người trưởng thành khỏe mạnh; một
phân tích chỉ ra rằng ANA hiệu giá ≥ 1:40 gặp ở 32% người bình thường, ≥ 1:160 gặp 5%
người khỏe mạnh.
Chỉ định xét ngiệm ANA: Xét nghiệm kháng thể kháng nhân bằng pp huỳnh quang miễn
dịch gián tiếp là hữu ích và là xét nghiệm tiêu chuấn để sàng lọc và khi có nghi ngờ SLE,
lupus do thuốc, bệnh hỗn hợp mô liên kết và xơ cứng bì. ANA có vài trò tiên lượng nếu
bệnh nhân có hội chứng raynaud đơn độc xác định nguy cơ mắc xơ cứng bì đến 95%.
Phiên giải kết quả xét nghiệm: Độ nhạy của xét nghiệm ANA bằng huỳnh quang miễn
dịch gián tiếp cho SLE là rất cao >95%. Vì vậy, nếu ANA âm tính có giá trị rất tốt để loại
trừ SLE và không cần thiết để xét nghiệm các kháng thể kháng lại các thành phần nhân
dặc hiệu như ds DNA, Sm, Histone, RNP…ANA dương tính là một trong những tiêu
chuẩn chẩn đoán MCTD, lupus do thuốc. Độ nhạy của ANA trong bệnh xơ cứng bì là
85%. Nhìn chung, nhiều bệnh lý tự miễn có kháng thể kháng nhân do đó độ đặc hiệu của

kháng thể kháng nhân không cao. Do đó khí xét nghiệm có ANA dương tình thì cần phải
tiếp tục làm các xét nghiệm để xác định các kháng thể đặc hiệu. Sử dụng phương pháp
huỳnh quang miễn dịch xét nghiệm ANA không có giá trị trong theo dõi bệnh. Đối với
phương pháp ELISA, giá trị dự báo âm tính thấp hơn xét nghiệm ANA bằng phương pháp
huỳnh quang miễn dịch.
3.2 Kháng thể kháng chuỗi kép (dsDNA)[3].
Tự kháng thể kháng dsDNA nhận ra cặp base, bộ khung phosphat ribose của nó và cấu
trúc xoắn kép. Phương pháp ELISA là phương pháp phổ biến dùng trong xét nghiệm phát
hiện dsDNA và đã thay thể phương pháp miễn dịch phóng xa Farr (Farr
radioimmunoassay) và phương pháp nhuộm huỳnh quang miễn dịch bằng trùng roi
Crithidia luciliae.
Các tình trạng lâm sàng liên quan: Kháng thể kháng dsDNA xuất hiện ở SLE và hiếm
khi xuất hiện ở bệnh khác và ở người bình thường khỏe mạnh. Nếu không phải SLE mà
xuất hiện dsDNA thì thường với hiệu giá thấp. Kháng thể kháng dsDNA không xuất hiện
ở hầu hết các dạng lupus do thuốc nhưng có thể xuất hiện trong quá trình điều trị bằng
penicillamine, minocycline và thuốc kháng yếu tố hoại tử u (anti–tumor necrosis factor
agents). Kháng thể dsDNA thường đặc hiệu cho lupus có tổn thương thận.
Chỉ định: Kháng thể kháng dsDNA nên được xét nghiệm nếu nghi ngờ bệnh nhân SLE
và khi ANA dương tính. Ích lợi xét nghiệm kháng thể kháng dsDNA mang lại là cực kì
thấp nếu như bệnh nhân xét nghiệm ANA âm tính bằng huỳnh quang miễn dịch gián tiếp
trên tế bào Hep -2. Theo dõi hiệu giá kháng thể kháng dsDNA có thể có vai trò theo dõi
đợt cấp của SLE.
Phiên giải kết quả: Độ đặc hiệu của kháng thể kháng dsDNA cho SLE là 97% và có thể
đạt đến 100% khi mà hiệu giá kháng thể cao. Vì vậy nếu kháng thể kháng dsDNA dương
tính có vai trò quan trong cho chẩn đoán SLE. Kháng thể dsDNA xuất hiện khoảng 60 –
80% số bệnh nhân bị SLE. Do nồng độ kháng thể thay đổi theo thời gian vi vậy có thể
cao hoặc thấp hơn với khoảng bình thường do đó độ nhậy của kháng thể kháng dsDNA
mỗi lần riêng rẽ là khảng 50%. Nếu kháng thể kháng dsDNA âm tính không có vai trò
loại trừ SLE.
Một vài nghiên cứu ở nhóm bệnh nhân SLE chỉ ra rằng nồng độ kháng thể kháng dsDNA

trong máu tương quan với biểu hiện lâm sàng đợt cấp tính của bệnh và đặc biệt viêm thận
lupus nhưng không có trong các tổn thương khác và mức độ tương quan này có khác
nhau giữa bệnh nhân này với bệnh nhân kia. Đối với hầu hết bệnh nhân hiệu giá kháng
thể cao thường đến trước hoặc xuất hiện đồng thời với đợt cấp của bệnh. Tuy nhiên, một
số nhóm bệnh nhân có biểu hiện đợt cấp mà không có kháng thể kháng dsDNA và một số
khác trong khi bệnh đang trong giai đoạn không hoạt động thì lại có hiện tượng tăng nồng
độ kháng thể này trong máu.
3.3 Kháng thể kháng Sm & RNP
Smith (Sm) và RNP được xác định ban đầu là kháng nguyên ngoài nhân. Kháng thể
kháng Sm nhận biết protein nhân gắn với RNA, hình thành phức hợp liên quan với quá
trình dịch mã của RNA thông tin. Kháng thể kháng RNP nhận biết phức hợp protein và
RNA nhân được gọi là U1. Phương pháp ELISA ngày càng thay thể một cách rộng rãi
cho xét nghiệm bằng phương pháp miễn dịch khuếch tán để xác định kháng thể kháng
Sm và RNP. Bằng phương pháp huỳnh quang miễn dịch gián tiếp phát hiện ANA, kháng
thể kháng SM hoặc RNP cho hình ảnh bắt màu nhuộm lốm đốm.
Các tình trạng lâm sàng liên quan: Kháng thể kháng Sm đặc hiệu cho SLE. Kháng thể
kháng RNP xuát hiện trong SLE và bệnh mô liên kết hỗn hợp (MCTD –Mixed
Connective Tissues Diseases). Tần xuất xuất hiện 2 kháng thể này trong các bệnh khác là
rất thấp.
Chỉ định: Kháng thể kháng Sm và RNP nên được xét nghiệm nếu tình trạng lâm sàng
nghi ngờ SLE hoặc bệnh mô liên kết hỗn hợp MCTD và khi ANA đương tính bằng xét
nghiệm huỳnh quang miễn dịch gián tiếp.
Phiên giải kết quả: Kháng thể kháng Sm đặc hiệu cao cho SLE tuy nhiên chỉ xuất hiện
10-40% ở các bệnh nhân SLE. Ở bệnh nhân SLE người da trắng thì tần xuất xuất hiện
của kháng thể kháng Sm thấp hơn so với ở người da màu và gốc phi.
Kháng thể kháng RNP xuất hiện khoảng 30-40% số bệnh nhân SLE. Chẩn đoán MCTD
nhất thiết phải có sự lưu hành của kháng thể kháng RNP trong máu. Do đó như là định
nghĩa, 100% bệnh nhân MCTD có kháng thể kháng RNP. Theo dõi bằng huyết thanh
chẩn đoán kháng thể kháng RNP và Sm không có nhiều ý nghĩa trong theo dõi đợt hoạt
động của bệnh

3.4 Kháng thể kháng Ro (SS-A) và kháng thể kháng La (SS-B)
Kháng nguyên Ro (cũng được hiểu như là Sjögren syndrome A hoặc SS-A) và La (SS-B
hoặc Sjögren syndrome B) có chút ít khác biệt RNP. Phương pháp ELISA và immunoblot
thay thế dần cho phương pháp cũ là miễn dịch khuếch tán để phát hiện kháng thể kháng
Ro/SS-A và La/SS-B. Trên xét nghiệm ANA bằng IFF hình ảnh lên màu của kháng thể
kháng Ro/SS-A và La/SS-B là hình ảnh dạng đốm ở nhân tế bào. Khi sử dụng tế bào gan
hoặc thận bộ gặm nhấm thường được sử dụng trước đây thì kháng thể kháng Ro/SS-A và
La/SS-B không được phát hiện nên được gọi là lupus “ANA âm tính” nếu như những tự
kháng thể đó là trội trong hệ thống tự kháng thể. Sử dụng tế bào Hep-2 làm tăng khả năng
phát hiện Ro và La và từ đó làm giảm tỉ lệ lupus ANA âm tính.
Các tình trạng lâm sàng liên quan: Kháng thể kháng Ro/SS-A hiếm gặp ở nhóm người
khỏe mạnh và ở bệnh nhân mắc bệnh thấp khác ngoài hội chứng Sjögren và SLE. Kháng
thể kháng Ro/SS-A biểu hiện khảng 75% bệnh nhân bị hội chứng Sjögren nguyên phát
nhưng chỉ gặp 10-15% ở bện nhân viêm khớp dạng thấp và hội chứng Sjögren thứ phát.
Ở bệnh nhân SLE, kháng thể kháng Ro biểu hiện khoảng 50% ở bệnh nhân có triệu
chứng nhạy cảm ánh sáng, lupus bán cấp và tổn thương phổi kẽ. Sự truyền tự kháng thể
này từ mẹ sang con qua nhau thai xuất hiện và có vai trò quan trọng trong bệnh học của
lupus da sơ sinh và block tim hoàn toàn bẩm sinh. Kháng thể kháng La xuất hiện hầu hết
cùng với kháng thể kháng Ro, ở hội chứng Sjögren nguyên phát khoảng 40-50%, ở SLE
10-15%, block tim hoàn toàn bẩm sinh 90% và lupus da sơ sinh 70%.
Chỉ định: Kháng thể kháng Ro và La nên được xét nghiệm khi có biểu hiện lâm sàng
nghi ngờ hội chứng Sjögren nguyên phát hoặc lupus. Thậm chí khi ANA không được
phát hiện bằng phương pháp huỳnh quang miễn dịch thứ phát, xét nghiệm cho kháng thể
kháng Ro vẫn được chỉ định cho bệnh nhân nghi ngờ lupus da bán cấp hoặc bệnh nhân có
tình trạng nhạy cảm ánh sáng tái phát. Những bà mẹ của những đứa trẻ có biểu hiện lupus
da sơ sinh hoặc block tim bẩm sinh hoàn toàn nên xét nghiệm để tìm kháng thể kháng Ro
và La. Nhiều bà mẹ trong nhóm trên không biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng. Xét
nghiệm cũng được chỉ định cho những bệnh nhân lupus mang thai hoặc có ý định sinh
con để tầm soát yếu tố nguy cơ.
Phiên giải kết quả: Biểu hiện của kháng thể kháng Ro hoặc Ro và La có vai trò quan

trọng trong quyết định chẩn đoán hội chứng Sjögren ở bệnh nhân có triệu chứng sicca
( khô các tuyến ngoại tiết). Mặc dù xét nghiệm không nhạy cho chẩn đoán SLE nhưng
nếu dương tính với kháng thể kháng Ro và La có thể hỗ trợ và tạo thuận lợi cho chẩn
đoán lupus da bán cấp.
3.5 Kháng thể kháng ScL -70 (Topoisomerase-I)[6]
Kháng thể kháng Scl-70 cho hình ảnh nhuộm nucleptit trên huỳnh quang miễn dịch gián
tiếp và cũng được xác định bằng xét nghiệm miễn dịch khuếch tán, immunoblotting và
ELISA.
Các tình trạng lâm sàng liên quan: Kháng thể Scl-70 xuất hiện ỏ bệnh nhân xơ cứng bì
và hiếm khi xuất hiện ở bệnh thâp khác và ở người khỏe mạnh.
Chỉ định: Kháng thể kháng Scl-70 nên được chỉ định khi có nghi ngờ bệnh nhân biểu
hiện lâm sàng của xơ cứng bì.
Phiên giải kết quả: Phương pháp miễn dịch khuếch tán xác định kháng thể kháng Scl
-70 gặp 20-30% ở bệnh nhân xơ cứng bì và khoảng 40% bệnh nhân có sự hiện diện của
kháng thể nếu làm bằng phương pháp immunoblotting hoặc ELISA. Độ đặc hiệu của
kháng thể kháng Scl -70 đạt gần 100% bằng phương pháp huỳnh quang miễn dịch gián
tiếp và immunoblotting. Vì vậy khi bệnh nhân có triệu chứng của xơ cứng bì mà xét
nghiệm Scl -70 dương tình thì cho phép chẩn đoán xác định xơ cứng bì. Độ đặc hiệu của
phương pháp ELISA có thể thấp hơn các phương pháp trên. Sự lưu hành kháng thể này
có giá trị tiên lượng trong bệnh xơ cứng bì và thường là tiên lượng nặng, làm tăng nguy
cơ tổn thương da lan tỏa và bệnh phổi kẽ. Theo dõi bằng huyết thanh chẩn đoán kháng
thể không có nhiều ý nghĩa.
3.6 Kháng thể kháng bạch cầu đa nhân trung tính (ANCA – Antineutrophil
cytoplasmic antibodies)[2],[3].
Các tự kháng thể này kháng trực tiếp kháng lại các thành phần của bào tương tế bào bạch
cầu đa nhân chung tính và mono. Theo kinh điển, các tự kháng thể này được phát hiện
bằng phương pháp huỳnh quang miễn dịch gián tiếp sử dụng cố định bằng ethanol, ngày
này còn dùng bằng formaderhit. Bằng phương pháp này thì người ta phân chia kháng thể
ANCA ra làm 2 nhóm là pANCA và cANCA. cANCA là kháng thể có biểu hiện bắt mầu
nhuộm lan tỏa trong bào tương (cytophlasmic) còn pANCA thì chỉ biểu hiện quanh nhân

(peripheral nuclear). Cả c-ANCA và p-ANCA đều có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi
bệnh viêm mạch hệ thống, đặc biệt lần lượt ở các bệnh u hạt Wegener's và microscopic
polyangiitis. Bằng phương pháp ELISA, proteinase-3 là kháng nguyên đích chủ yếu của
c-ANCA trong bệnh u hạt Wegener’s, trong khi myeloperoxidase là kháng nguyên đích
của p-ANCA trong viêm đa vi mạch (microscopic polyangiitis). Ngoài ra ANCA còn gặp
trong một số bệnh lý tự miễn khác như viêm gan tự miễn type I (p-ANCA 50-90%), các
rối loạn viêm như Crohn’s disease, viêm loét đại trực tràng, xơ hóa đường mật nguyên
phát (PSC- primary sclerosing cholangitis)
Chỉ định:
• Nghi ngờ viêm mạch ANCA ( ANCA-asociated vasculitis)
• Chẩn đoán phân biệt viêm thận
• Nghi ngờ bệnh lý viêm ruột mạn tính
• Nghi ngờ xơ hóa đường mật nguyên phát
• Chảy máu phế nang
3.7 Kháng thể kháng phospholipid[2],[5].
Là các tự kháng thể kháng lại màng điện âm phospho hoặc màng tế bào thần kinh, có thể
kháng nguyên là phospho gắn với protein hoặc là phức hợp phospholipid-protein ví dụ
như: β2- glycoprotein I, prothrombin, protein C, protein S, thrombomodulin, annexin V,
và kininogen. Các kháng thể kháng phospholipid chủ yếu là IgG, IgM và một số ít là IgA.
Các phương pháp phát hiện: Phương pháp ELISA sử dụng phospholipid tinh khiết để
chẩn đoán β2- glycoprotein I, prothombin và kininogen. Radioimmunoassay: hiện nay
phương pháp này không còn được sử dụng rộng rãi nữa. Xét nghiệm đông (coagulation
tests)
Các tình trạng lâm sàng liên quan: Kháng thể kháng phospholipid là marker chân đoán
hội chứng kháng phospholipis (APS). Cardiolipin, β2- glycoprotein I, và LA là các kháng
thể có vai trò quan trọng nhất trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan. Khi không phát hiện
được các kháng thể này thì việc xác định các kháng thể như: phosphatidylethanolamine
và phosphatidylinositol cũng có thể có giá trị lâm sàng. Theo tiêu chuân chẩn đoán APS
2006 (SAPORO) các kháng thể này phải dương tính ít nhất 2 lần sau 12 tuần. Hội chứng
APS thứ phát gặp chủ yếu ở bệnh SLE từ 22-69% tùy theo nghiên cứu. Có một nghiên

cứu trên 600 bệnh nhân SLE người ta phát hiện thấy có 24% bệnh nhân có kháng thể
kháng phospholipid trong đó 15% là kháng thể kháng cardiolipin IgG và 9% là IgM; 15%
bệnh nhân có LA. Và ở bệnh nhân SLE, khi có sự lưu hành các kháng thể kháng
phospholipid thường liên quan chặt chẽ với tổn thương thần kinh tâm thần ở bệnh nhân
này.
Chỉ định:
+ Nghi ngờ bệnh nhân có hội chứng APS nguyên phát thường ở bệnh nhân dưới 45 tuổi
với tình trạng tắc mạch tái phát động mạch hoặc tĩnh mạch, hay xảy thai liên tiếp tự
nhiên…
+ Nghi ngờ hội chứng APS thứ phát ở bệnh nhân biến chứng mạch máu ở bệnh nhân SLE
hay các bệnh mô liên kết khác
+ Đánh giá nguy cơ tắc mạch, giảm tiểu cầu, sảy thai ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao
như: SLE, bệnh mô liên kết khác…)
+ Giảm tiểu cầu tái phát mà không rõ nguyên nhân
+ Nghi ngờ SLE
+ Đánh giá kết quả điều trị
3.8 Kháng thể Jo-1
Kháng thể Jo -1 kháng lại enzyme tổng hợp Histidyl –tRNA, một enzyme của bào tương.
Phát hiện kháng thể kháng Jo-1 sử dụng phương pháp huỳnh quang miễn dịch và thường
dương tính trên bệnh nhân viêm da cơ.
Các tình trạng lâm sàng liên quan: kháng thể Jo-1 gặp trong bệnh nhân viêm da cơ tự
miễn hoặc bệnh lý viêm da cơ trong bệnh cảnh bệnh hỗn hợp mô liên kết. Giá trị đặc hiệu
chẩn đoán của Jo-1 đạt gần 100% xét nghiệm này thường được loại trừ trong dạng tổn
thương viêm cơ vô căn. Độ nhạy trong chẩn đoán của kháng thể kháng Jo-1 giao động từ
24-30% (18-46% ở bệnh viêm đa cơ) ở người trưởng thành. Trong viêm cơ thanh thiếu
niên, kháng thể Jo-1 hiếm khi được tìm thấy.
Kháng thể Jo-1 còn là dấu ấn để chẩn đoán phân biệt: hầu hết các bệnh nhân viêm cơ có
kháng thể Jo-1 lưu hành được gọi là hội chứng kháng enzyme tổng hợp (anti –synthetase
syndrome). Tỷ lệ lưu hành kháng thể Jo-1 trong bệnh lý phối hợp viêm cơ và xơ hóa phế
nang khoảng 60%.

Kháng thể Jo-1 cũng có vai trò là yếu tố tiên lượng: Bệnh nhân viêm da cơ có kháng thể
Jo-1 thường biểu hiện tình trạng lâm sàng nặng hơn, tần suất tái phát nhiều hơn và tiên
lượng xấu hơn. Bệnh phổi kẽ biểu hiện ở trên 70% bệnh nhân viêm da cơ có kháng thể
Jo-1 lưu hành. Nồng độ kháng thể Jo-1 có thể dao động khi tình trạng bệnh hoạt động
hoặc lui bệnh sau điều trị thành công hoặc quá trình thoái lui.
Chỉ định: Khi nghi ngờ hội chứng anti – synthetase syndrome, chẩn đoán phân biệt viêm
cơ, chẩn đoán phân biệt các dạng viêm phế nang xơ hóa.
IV. Kết luận
Các kháng thể tự miễn nhìn chung có vai trò chủ yếu trong chẩn đoán mà ít có vai trò
trong theo dõi điều trị. Một bệnh có thể có nhiều tự kháng thể lưu hành và một kháng thể
có thể gặp trong nhiều bệnh. Bảng tổng hợp vai trò của các loại tự kháng thể trong tiếp
cận chẩn đoán bệnh lý tự miễn sau đây cho chúng ta có thể chỉ định xét nghiệm một cách
hợp lý và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
1. Jonh Imboden, David Hellmann, Jonh Stone.,2007. Current Rheumatology Diagnosis
and Treatment, 2 nd ed. McGrawHill companies, USA.
2. Karsten Conrad, Werner Schöbler., 2007. Autoantibodies in Systemic Autoimmune
Diseases: A Diagnostic Reference, 2 nd ed. PABST SCIENCE PUBLISHER, 49525
Lengerich.281 pages
3. Kavanaugh AF, Solomon DH, and the American College of Rheumatology Ad Hoc
Committee on Immunologic Testing Guidelines. Guidelines for immunologic laboratory
testing in the rheumatic diseases: anti-DNA antibody tests. Arthritis Rheum. 2002;47:546.
[PMID: 12382306]
4. K. Michael Pollard., 2006. Autoantibodies and Autoimmunity, 1st ed. WILEY-VCH
Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim, Germany. 635 pages.
5. Maria Laura Bertolaccini, Oier Ateka-Barrutia, and Munther A. Khamashta., 2010.
Antiphospholipid Syndrome Handbook, 1
st
ed. Springer London Dordrecht Heidelberg
New York. 98 pages.

6. Reveille JD, Solomon DH, and the American College of Rheumatology Ad Hoc
Committee of Immunologic Testing Guidelines. Evidence-based guidelines for the use of
immunologic tests: anticentromere, Scl-70, and nucleolar antibodies. Arthritis Rheum.
2003;49:399. [PMID: 12794797]
7. Von Muhlen CA, EM Tan. Autoantibodies in the Diagnosis of Systemic Rheumatic
Diseases. Semin Arthritis Rheum. 1995. 24:323–358
Download: Một số tự kháng thể thường gặp trong bệnh hệ thống

×