Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

công tác xã hội ở trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại gia đình trẻ em 108 chi lăng huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.55 KB, 43 trang )

Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức của
mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Thứ nhất, nhiều người đồng nhất và nhầm lẫn CTXH với làm từ thiện, ban
ơn, ban phát hoặc nhầm lẫn CTXH với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn
thể.
Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của CTXH ở Việt
Nam chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển CTXH ở Việt Nam cần có sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở thực
hành CTXH. Bởi vì, CTXH là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực
hành. CTXH là trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo
ASXH. Giá trị của CTXH dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng, giá trị
của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc
hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của CTXH.
Thực hành công tác xã hội nhằm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Nhân viên công tác xã hội nhằm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhân viên
công tác xã hội sử dụng các kỹ năng, kỷ thuật và hoạt động đa dạng phù hợp với
từng đối tượng thân chủ cụ thể. Các mô hình can thiệp trong thực hành bao gồm các
tiến trình trợ giúp thân chủ đến việc tham gia vào chính sách, hoạch định và phát
triển xã hội nhằm đảm bảo vệ thống an sinh xã hội toàn diện. Do vậy, thực hành
công tác xã hội là một vấn đề quang trọng trong quá trình đào tạo công tác xã hội.
Thông qua quá trình thực hành công tác xã hội, sinh viên được rèn luyện kỷ năng,
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài ra giúp cho sinh viên thấy
được vai trò, vị trí trách nhiệm của công tác xã hội đối với nhóm và cộng đồng. .
Một lĩnh vực không phải là mới trong công tác xã hội với cá nhân, Đặt biệt là
làm tại các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ em lang thang cơ nhỡ. Đó không phải là
lĩnh vực mới ở Việt Nam nói chung và ở Huế nói riêng. Tuy nhiên để nó thật sự trở
thành một lĩnh vực hoạt động mang tính chuyên nghiệp thì vẫn chưa được nhìn nhận
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 1


Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
Một là đa phần những người hoạt động trong lĩnh vực đó chưa được đào tạo chuyên
sâu về công tác xã hội, số đông họ mới chỉ được đào tạo sơ cấp. Hai đó là khả năng
thực hiện nghề công tác xã hội sau ra trường của đa số sinh viên là không cao. Vì vậy
để cung cấp thêm những kiến thức, kỹ năng thực hành một ca thân chủ điển hình nhằm
giúp mọi người và các bạn trong ngành có thể thấy được vai trò thật sự của một nhân
viên công tác xã hội để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Vì những lý
do trên và hơn nữa xuất phát từ chính yêu cầu công việc tôi đã chọn đề tài “Công tác xã
hội ở trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại gia đình trẻ em 108 Chi Lăng Huế”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học được để viết
bài báo cáo tốt nghiệp phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học. Nâng cao được
năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được những kiến thức đã
học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và
những kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập trong lĩnh
vực nghiên cứu công tác xã hội với cá nhân.
2.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài, đề án về công tác xã hội
cá nhân phục vụ cho cơ sở hay những nghiên cứu khác.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Dựa vào các lý thuyết công tác xã hội với cá nhân nhằm giúp thân chủ giải
quyết các vấn đề đang gặp phải. Thông qua đó giúp thân chủ tự lập và đưa ra các
quyết định trong cuộc sống của chính bản thân của thân chủ.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu vấn đề của thân chủ và chọn lựa vấn đề ưu tiên nhất để giải quyết.
- Giúp thân chủ lựa chọn và giải phóng những cảm xúc và nhìn nhận vấn đề
của mình một cách khách quan hơn.

SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 2
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
- Cùng thân chủ đưa ra những hướng giải quết và khuyến khích thân chủ
tham gia vào giải quyết vấn đề cho chính bản thân mình.
- Đưa ra đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác chăm sóc và nuôi dưỡng
trẻ em tại cơ sở. Qua đó tạo được môi trường thuận lợi để các em có thể chia sẽ và
có được môi trường sống tốt hơn.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Thân chủ Lê Ngọc Đức
Hoàn cảnh gia đình: Cha mất khi Đức còn nhỏ nên mẹ Đức đã tái hôn với
người mới cho nên bà ngoại cháu đã nhận thân chủ lại để nuôi. Vì tuổi đã già yếu
không có khả năng để cho thân chủ tiếp tục đi học nên bà cháu đã làm đơn xin cho
thân chủ được vào nuôi dạy tại trung tâm. Đội CTXH/TN Huế đã đón cháu vào nuôi
dạy tại Gia đình TEĐP Chi Lăng vào năm 2011.
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Gia đình, người thân của thân chủ
- Cán bộ tại trung tâm
- Chính quyền địa phương
- Các bạn bè khác tại trung tâm
- Các chương trình chăm sóc trẻ em
- Đội CTXH/TN Huế
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Gia đình trẻ em 108 Chi Lăng.
- Phạm vi thời gian:
- Thời gian thực hiện đề tài: 15/6 – 28/7 năm 2014.
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu giải quết vấn đề thân chủ tâm lý: lo lắng
cho gia đình, suy nghĩ về hoàn cảnh của bản thân của em Lê Ngọc Đức.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương
pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 3
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Tất cả
những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là những lý luận
và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mặc dù vậy, triết học macxit với tư cách
là phương pháp luận chung nhất và phổ biến không thể thay thế phương pháp luận
của các khoa học cụ thể
6.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Phân tích tài liệu: Là những tài liệu hồ sơ của thân chủ liên quan đến thân
chủ, trung tâm bảo trợ.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi được thiết kế phù
hợp cho từng nhóm đối tượng và nội dung cần nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu những người có am hiểu liên quan đến những
thông tin của đối tượng nghiên cứu.
6.3 Phương pháp công tác xã hội cá nhân
Phương pháp chủ đạo là phương pháp công tác xã hội với cá nhân. CTXH
cá nhân là một phương pháp can thiệp (của CTXH) quan tâm đến những vấn đề về
nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của CTXHCN là phục hồi, củng
cố và phát triển sự thực hành bình thờng của chức năng xã hội của cá nhân và gia
đình. NVXH thực hiện điều này bằng cách giúp tiếp cận các tài nguyên cần thiết.
Về nội tâm, về quan hệ giữa người và người, và kinh tế xã hội. Phương pháp này
tập trung vào các mối liên hệ về tâm lý xã hội, bối cảnh xã hội trong đó vấn đề của
cá nhân và gia đình diễn ra và bị tác động.
7 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, báo cáo có cấu trúc hai nội
dung chính:
Chương 1 Tổng quan về Gia đình trẻ em 108 Chi Lăng Huế và một số khái

niệm liên quan
Chương 2 Thực hành công tác xã hội với cá nhân
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 4
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIA ĐÌNH TRẺ EM 108 CHI LĂNG
VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1 Lịch sử thành lập cơ sở
Thành phố Huế là đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế, địa phương có
vai trò quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội tại khu vực miền Trung. Nhưng đồng
thời với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội và kết quả của sự phát triển
về kinh tế thì địa phương vẫn còn nhiều khó khăn thử thách, đặc biệt trong đó là
tình hình phân hóa giàu nghèo trong cư dân lao động, dẫn đến tình trạng trẻ em lang
thang, lao động sớm và các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác tăng
mạnh, ảnh hưởng đến việc đảm bảo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đội CTXH thanh niên Huế là tổ chức quần chúng Thanh niên thành lập trên
cơ sở tự nguyện, tự giác tham gia sinh hoạt của Đoàn viên - Thanh niên,là nơi quy
tụ những Đoàn viên – Thanh niên yêu thích hoạt động xã hội, rèn luyện kỹ năng,
trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ công tác Đoàn - Hội - Đội. - Hoạt động
dưới sự chỉ đạo của Đội công tác xã hội thanh niên Huế, trực thuộc thành Đoàn
Huế, và phụ trách trực - Đội viên là các bạn sinh viên, học sinh của các trường Đại
học, Cao Đẳng, Trung cấp chuyện nghiệp, Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế. Hoạt động với mục đích “Vì cuộc sống cộng đồng”, tạo mọi cơ
hội giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn về vật chất cũng như tinh thần. Hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận, mọi sản phẩm vận động được sẽ dành toàn bộ cho các
hoạt động tình nguyện. Nội dung hoạt động - Hoạt động tại chổ: Đây là các hoạt
động tình nguyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đó có thể là các hoạt động tình
nguyện lồng ghép trong các chương trình xã hội. - Hoạt động vì người nghèo: Là
các hoạt động hướng tới đối tượng chính là các trẻ em, người già và những người
dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Các hoạt động cấp thời: Là hoạt động được

tiến hành bất thường, gấp rút tùy thuộc vào tình hình diễn biến của thực tiễn, như
các trường hợp thiên tai, bão lụt, ách tắc giao thông…Các hoạt động tình nguyện
hè: Đây là các hoạt động chủ đạo của đội CTXH TN Huế, được diễn ra vào khoảng
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 5
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Một số chương trình thường kỳ Hiến
máu tình nguyện; Tặng quà cho học sinh nghèo; Áo ấm mùa đông; Góp nắng xuân;
Tiếp sức đến trường.
Với lý do đó Gia đình trẻ em đường phố 108 Chi Lăng ( 130 Chi Lăng số
mới ) trực thuộc Đội Công tác xã hội Thanh niên Huế Đội Công tác xã hội Thanh
niên Huế là tổ chức thanh niên tự nguyện thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
thành phố Huế.Được thành lập vào ngày 09/01/1990 với sự tham gia của nhiều lực
lượng (học sinh, sinh viên, công viên chức, người lao động…). Được thành lập từ
ngày 20/6/1993 với mục tiêu, tôn chỉ hoạt động nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đây là cơ sở nhận nuôi dưỡng, giáo
dục và hướng nghiệp cho trẻ em đường phố, mồ côi, không nơi nương tựa đầu tiên
trên địa bàn thành phố Huế.
Qua quá trình hoạt động, Gia đình Trẻ em đường phố 108 Chi Lăng (tên gốc
giờ đổi thành Gia đình Chi Lăng) đã cùng các Trung tâm nuôi dạy trẻ em khác trên
địa bàn góp phần thực hiện tốt công tác xã hội, nuôi dạy và giáo dục trẻ em mồ côi,
không nơi nương tựa. Trong 21 năm hoạt động, cơ sở đã đón nhận và nuôi dưỡng
gần 600 trẻ em, trong đó nhiều em đã trưởng thành, có nghề nghiệp và gia đình ổn
định .Hiện nay đang nuôi dưỡng, giáo dục tập trung 14 trẻ em.
1.2 Tổ chức cơ sở
- Ban điều hành: Đội trưởng là trưởng ban điều hành.
- Nhóm chuyên trách: Thực hiên các công việc của đội và được hưởng phụ
cấp hàng tháng.
- Nhóm tình nguyện viên: Là lực lượng đông đảo và chủ yếu của đội tham
gia vào các hoạt động nhưng không được hưởng trợ cấp, lực lượng này chủ yếu là
học sinh, sinh viên và những người yêu thích các hoạt động xã hội.

SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 6
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI THANH NIÊN HUẾ
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 7
HỘI LHTN VIỆT NAM
TP HUẾ
ĐỘI CTXH TN HUẾ
VĂN PHÒNG ĐỘI
GIA ĐÌNH TE ĐP CHI
LĂNG
TÌNH NGUYỆN VIÊN
BAN ĐIỀU HÀNH
ĐỘI CTXH TN HUẾ
NV KẾ TOÁN
NV THỦ QUỸ
NV THỦ KHO
NVHÀNHCHÍN
H
NV XÃ HỘI
( PHỤ
TRÁCH CÁC
CHƯƠNG
TRÌNH )
ĐỘI TRƯỞNG
BAN QUẢN LÝ
GIA ĐÌNH TEĐP
VĂN
PHÒNG
BAN ĐIỀU HÀNH

NHÓM
TRẺ
EM
ĐANG
NUÔI
DẠY
NHÓM
SINH
VIÊN
NHÓM
HỌC
SINH
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
1.3 Mục tiêu
Mục tiêu hoạt động của cơ sở
- Mục tiêu hoạt động của Đội CTXH thanh niên Huế:
+ Tạo điều kiện giúp trẻ em, chăm sóc trẻ em thiệt thòi, giúp các em hòa
nhập cộng đồng, trở thành người công dân tốt, có ích cho đất nước sau này.
+ Hỗ trợ cứu tế đồng bào các vùng thiên tai, các vung kinh tế chậm phát
triển, gia đình chính sách…
+ Tập hợp và tạo điều kiện cho tuổi trẻ cống hiến trong các hoạt động xã hội
như: nâng cao hiểu biết về bảo vệ sức khỏe, môi trường, y tế và hỗ trợ giáo dục và
hỗ trợ việc làm cho thanh thiếu niên.
- Chức trách của Gia đình Chi Lăng Huế:
+ Giáo dục và nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cơ nhỡ không nơi tựa, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Giúp các em tái hòa nhập cộng đồng, hướng nghiệp cho trẻ để giúp trẻ trở
thành công dân tốt, có ích cho đất nước sau này.
1.4 Các đối tượng xã hôi được cơ sở phục vụ
Những đối tượng xã hội cụ thể mà cơ sở hướng đến phục vụ là:

- Trẻ em mồ côi cả cha lần mẹ
- Trẻ em mồ côi cha
- Trẻ em mồ côi mẹ
- Và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
1.5 Các dịch vụ của đội công tác xã hội thanh niên Huế cung cấp
Đội công tác xã hội thanh niên Huế hoạt động nhằm tạo môi trường hỗ trợ
tốt nhất cho các đối tượng cần giúp đỡ qua các chương trình như:
Chương trình tình nguyên: Lực lượng của chương trình này chủ yếu là học
sinh, sinh viên tham gia sinh hoạt vào chiều chủ nhật hàng tuần từ 14h30 đến
17h00. Nhằm rèn luyện cho các tình nguyện viên các kỹ năng như kỹ năng tổ chức
trò chơi, kỹ năng hoạt động nhóm…
Chương trình nuôi dạy và hướng nghiệp trẻ em đường phố: Chương trình
này được thực hiện từ tháng 06/1993 với mục tiêu nuôi dạy và hướng nghiệp cho trẻ
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 8
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
em mồ côi, trẻ lang thang, trẻ không nơi nương tựa sớm có điều kiện hoà nhập cộng
đồng. Hiện tại gia đình đang nuôi dạy và cho hồi gia về với người thân và gia đình
để hòa nhập vào cộng đồng, hơn 600 lượt trẻ và hiện tại gia đình 130 Chi Lăng
đang nuôi 14 trẻ em, tất cả các em đều được đi học hoặc được định hướng học nghề
tại các cơ sở sản xuất.
Chương trình bảo trợ trẻ em mồ côi hiếu học: Chương trình này được thực
hiện từ tháng 02/1990 với mục tiêu giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi
hiếu học có điều kiện tối thiểu để tới trường vươn lên trong cuộc sống và rèn luyện.
Trong những năm qua đội đã bảo trợ cho khoảng 100 học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn và có thành tích xuất sắc trong học tập với mức bảo trợ từ
70.000 ngàn đồng/tháng đến 200.000 ngàn đồng/tháng.
Chương trình trung tâm tin học thanh niên: Chương trình này được thực
hiện từ tháng 03/2006 với mục tiêu đào tạo và phổ cập tin học miễn phí và giảm học
phí cho thanh niên trên địa bàn thành phố Huế. Trong những năm qua đội đã đào
tạo tin học văn phòng cho khoảng 1800 lượt thanh niên có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình hỗ trợ trẻ em đường phố: Chương trìng này được đi vào hoạt
động từ tháng 11/2000 với mục tiêu tổ chức cho trẻ em đường phố sân chơi lành
mạnh, bổ ích. Trong những năm qua đội đã tổ chức sinh hoạt và giúp đỡ cho
khoảng 250 trẻ em thường xuyên sinh hoạt tại các câu lạc bộ An Cựu, câu lạc bộ
Huỳnh Thúc Kháng, câu lạc bộ Vỹ Dạ, câu lạc bộ Đông Ba.
Chương trình ánh sáng văn hoá: Được thực hiện tháng 08/1993 với mục
tiêu xoá mù chữ và phổ cập tiểu học cho trẻ em đường phố, trẻ lao động sớm, trẻ
thuộc vùng dân cư nghèo. Hiện đội đang hỗ trợ cho 2 lớp tại câu lạc bộ Huỳnh Thúc
Kháng, Vỹ Dạ với 80 em theo học.
Chương trình y tế cộng đồng: Được thực hiện từ tháng 01/1990 với nhiều
hoạt động tại các vùng sâu, vùng xa… nhằm chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em
mồ côi trong cộng đồng, khám và chữa bệnh cho trẻ em vùng dân cư nghèo, vùng
sâu, vùng xa, trợ cấp và cứu trợ cho các gia đình bị tai nạn thiên tai. Trong những
năm qua phòng khám miễn phí đã khám cho khoảng 200.000 lượt trẻ và tổ chức cho
khoảng 100 đợt hoạt đông xã hội và cứu trợ bão lụt.
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 9
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
1.6 Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng
Để hiểu rõ hơn về cơ sở, tôi đã tiến hành phỏng vấn cô Bê. Lúc tôi đến thì
Cô Bê đang ngồi dạy học cho bé Nho học bài, thấy tôi đến cô dừng công việc và nói
chuyện với tôi. Tôi chào hỏi cô và ngồi nói chuyện cùng cô. Sau màn chào hỏi ban
đầu, tôi bắt đầu đi vào vấn đề chính:
SV: Dạ cô ơi, cô cho em hỏi Gia đình mình của mình xây lâu chưa cô?
Cô Bê: Cũng khá lâu rồi, hơn hai mươi mấy năm rồi.
SV: Vậy viện của mình xây lên là nhằm mục đích gì cô? Bắt nguồn từ đâu
mà xây vậy cô?
Cô Bê: Thì ngày trước khi gia đình thành lập thì có cho các em đi lang thang
ngoài đường vào xin ăn đều cho hết, nhưng bữa nay thì chỉ có tiếp nhận các em theo
yêu cầu thôi.
SV: Dạ thưa cô, vậy các em vào đây được hưởng các quyền lợi như thế nào cô?

Cô Bê: Các em ở đây chỉ có ăn, nghĩ ngơi và học tập thôi. Đó là nhiệm vụ
của các em phải làm.
SV: Dạ vậy cô, vậy các em ở đây có người nhà đến thăm hay được về gia
đình chơi không cô?
Cô Bê: Cũng có chơ, có em nào có ba mẹ thì họ đến thăm, có em thì có
người thân dưới quê mỗi lúc nghĩ tết được cắt phép về thăm nhà 3 ngày vậy đó.
SV: Dạ, cô cho em hỏi thêm câu nữa. Trong bối cảnh xã hội hiện nay thì cô
có cảm nhận như thế nào về ý nghĩa của Gia đình mình hả cô?
Cô Bê: Thì hiện nay, các em bọ bố mẹ bỏ rơi và các em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn rất nhiều. Gia đình trẻ em được thành lập là nơi tạo điều kiện cho các
em được phát triển các quyền cơ bản của con người. Giúp cho các em trở thành
người tốt và có ích cho xã hội.
SV: Dạ, em cảm ơn cô đã ngồi nói chuyện cùng em, giờ em xin phép xuống
nhà chơi với mấy em. Con chào cô.
Qua tìm hiểu thông tin thì Gia đinh Chi Lăng được sự quản lý của địa
phương từ năm 2008. Gia đình sinh hoạt trong địa phương giống như tất cả các gia
đình hay cơ sở khác tại địa phương.
Để hiểu rõ hơn về cơ sở và vai trò của cơ sở trong bối cảnh hiện nay tôi đã
tiến hành phỏng vấn người dân xung quanh viên Gia đình trẻ em. Tôi đã phỏng vấn
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 10
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
cô Trần Thị Thuận, 37 tuổi. sau khi giới thiệu tên, tuổi, sinh viên ngành Công tác xã
hội, trường CĐSP TT Huế, cuộc phỏng vấn diễn ra như sau:
SV: Dạ con chào dì, trước tiên dì có thể cho con biết tên và tuổi được không ạ?
Dì Thuận: Dì tên Thuận, Trần Thị Thuận, 37 tuổi rồi.
SV: Vậy dì sống ở đây lâu chưa ạ?
Dì Thuận: Từ khi sinh ra và lớn lên thì dì ở đây, lấy chồng cũng ở đây luôn.
SV: Vậy dì sống ở đây lâu vậy chắc dì có biết đến Gia đình 130 Chi Lăng
phải không ạ?
Dì Thuận: Biết thì biết nhưng gì không lên đó, dì có khi mô vô đó mô mà biết.

SV: Dạ vậy ạ, tuy chưa vào đó bao giờ nhưng với cách nhìn nhận của dì thì
dì nghĩ về Gia đình 130 Chi Lăng như thế nào ạ?
Dì Thuận: Dì có biết chi mô, thì nghe nói con cái ai khó khăn thì xin cô vô đó,
cô nuôi ăn ở rứa đó. Mà ai nghèo khổ thì họ vô đó làm thủ tục được xác nhận là vô tê.
SV: Vậy theo dì thì dì thấy môi trường ở đó như thế nào ạ? Về con người
cũng như môi trường ở đó ạ?
Dì Thuận: dì thấy mấy đứa trẻ cũng ngoan, ra đường gặp ai cũng chao, nhìn
cũng lễ phép, có Cô Bê hay đi cho nhìn hiền hậu mà thấy thương mấy đứa trẻ tê
SV: Dạ vậy ạ, vậy theo cô với sự phát triển xã hội hiện nay thì Gia đình 130
Chi Lăng có vai trò như thế nào ạ?
Dì Thuận: Có chơ, dì thấy mấy đứa lớn lớn có việc làm rồi tê, có những
trung tâm ni họ giúp cho mấy đứa trẻ được ăn học hành đến nơi đến chốn sau ni có
đứa trở thành tài cũng tốt.
SV: Dạ, vậy nếu cho ý kiến thì dì có ý kiến đề xuất gì cho Gia đình Chi Lăng
không ạ?
Dì Thuận: Thì cũng mong nhà nước có những chính sách tốt để mà giúp cô
một phần mô, giống như hỗ trợ thêm kinh phí trang trải rứa đó. Để mấy đứa trẻ
được phát triển và hoàn thiện thành người hơn.
SV: Dạ, con cảm ơn dì đã bớt chút thời gian ngồi nói chuyện với con. Con
chào dì ạ.
Qua việc tìm hiểu và trò chuyện cùng người dân xung quanh Gia đình ai ai
cũng rất mến Gia đình họ đều nhận xét rằng trong gia đình Chi Lăng các trẻ đều rất
ngoan và lễ phép, được rất nhiều người yêu mến. Họ thấy rằng các cô ở đây chăm
sóc rất tận tình chu đáo cho tất cả các em. Trung tâm được rất nhiều nhà hảo tâm
quan tâm và giúp đỡ trong các dịp lễ, tết, hè…
1.7 Ý kiến, nhận xét của sinh viên về cơ sở
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 11
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
Đối với chính bản thân tôi là đang công tác tại đây, đồng thời cũng một
sinh viên thực hành tại cơ sở tôi thấy Gia đình Chi Lăng là nơi có rất nhiều yếu

tố tốt cho việc giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Khi tôi đặt chân
về Gia đình cũng cảm nhận được đây là một nơi mà có rất nhiều tình cảm bởi
không khí và cách thể hiện giữa Bảo mẫu với sinh viên thực hành và các em đều
ân cần, nhẹ nhàng và chứa đựng rất nhiều tình thương. Hai tiếng gia đình như có
một cái gì đó gần gũi lắm, nó không tạo ra một khoảng cách nào dù là nhỏ bé.
Với những hành động cử chỉ và sự chăm chút qua bữa ăn thật tình cảm và gần
gũi khi tôi được một lần trải nghiệm cùng ăn cơm với các em. Gia đình Chi Lăng
với hai chữ “Gia đình” nơi đây thật sự là nơi mà thể hiện lên tất cả những điều
bình thường khác như các gia đình khác.
1.8 Các lý thuyết liên quan
1.8.1 Khái niệm công tác xã hội
Khái niệm 1: Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): “Công tác xã
hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm
nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và
tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5)”.
CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân
đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải
thiện cuộc sống (Zastrow, 1999: ).
Khái niệm 2: Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo
2004): Định nghĩa cổ điển: “CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó
không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của
hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của
mình”.
Khái niệm 3: Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại
Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: “CTXH chuyên nghiệp thúc
đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự
tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày
càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 12
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung

thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi
trường của họ’.
Khái niệm 4: Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: “ CTXH góp phần
giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các
vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một
xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an
sinh xã hội tiên tiến”.
*Thân chủ của CTXH
Cũng như ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, các vấn đề xã hội mới nảy
sinh cùng với sự phát triển kinh tế. Những thay đổi về cách thức làm việc đã bắt đầu
ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình, như sự di chuyển hay thời gian làm việc kéo dài
làm cho thời gian để một gia đình ở bên nhau giúp đỡ lẫn nhau, chăm sóc những
đứa trẻ bị tàn tật hay những người thân đã già yếu hạn chế. Thêm vào đó, vấn đề
nghiện rượu, ma tuý, bạo lực trong gia đình và lạm dụng trẻ em cũng tăng lên. Trẻ
em và phụ nữ thường có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi đói nghèo, trực tiếp hoặc là nạn
nhân của bạo lực trong gia đình và lạm dụng. Họ cũng là nạn chân của tệ nạn buôn
bán người khi gia đình muốn tìm cách thoát ra khỏi đói nghèo. Phụ nữ trẻ lên thành
phố bị thất nghiệp có thể bị sa vào con đường mại dâm. Vấn đề “trẻ em lang thang”
gắn với việc các em lên thành phố kiếm tiền bằng cách bán
bán hàng trên đường phố hoặc đi xin ăn, nguy cơ mắc vào tệ nạn mại dâm,
ma túy bất CTXH hướng tới các thân chủ có hoàn cảnh khó khăn và dễ bị tổn
thương gồm
Trợ giúp người già, người tàn tật và người nhiễm HIV/AIDS;
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bạo hành, bị sao nhãng;
Các nhóm người đặc biệt – dễ bị tổn thương (khuyết tật, người lang thang
kiếm sống, người nghiện ma tuý, người nhiễm HIV, người già, phụ nữ bị bạo hành)
Các cá nhân, cộng đồng hoặc các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn, khủng
hoảng;
Học sinh, sinh viên có vấn đề trong các trường học;
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 13

Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
Các bệnh nhân và gia đình của người bệnh, kể cả người tâm thần (tai các
bệnh viện và phòng khám);
CTXH là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành.
CTXH phát triển như là một chuyên ngành khoa học ứng dụng, cung cấp một
lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn bao
gồm: các giá trị, nguyên tắc, và những kỹ thuật nhằm giúp đỡ những thành phần yếu
kém trong xã hội có được các dịch vụ xã hội mong muốn, và các liệu pháp tâm lý
cho cá nhân, gia đình, và nhóm có vấn đề, hỗ trợ cộng đồng cải thiện các dịch vụ y
tế và xã hội.
1.8.2 Khái niệm công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người
thông qua mối quan hệ một-một (nhân viên xã hội – thân chủ). Công tác xã hội cá
nhân được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc
trong các tổ chức công tác xã hội để giúp những người có vấn đề về thực hiện chức
năng xã hội. Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến tình trạng liên quan
đến vai trò xã hội và việc thực hiện các vai trò ấy.
“ Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con người
thông qua mối quan hệ một - một. Nó được nhân viên xã hội ở các cơ sở xã hội sử
dụng để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện chức năng
xã hội”. (theo Grace Mathew)
1.8.3 Tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ
+ Tiếp cận thân chủ
+ Nhận diện vấn đề
+ Thu thập thông tin
+ Đánh giá chuẩn đoán
+ Vạch kế hoạch gải quyết vấn đề
+ Lượng giá tiếp tục giúp đỡ hay chấm dứt sự giúp đỡ.
1.8.4 Những giả định triết học trong công tác xã hội cá nhân
a) Mỗi con người phải được xem như là một con người với đầy đủ phẩm giá

và và giá trị.
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 14
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
b) Con người lệ thuộc vào nhau. Điều kiện của sự lệ thuộc cho thấy có một
khuôn khổ quyền - nghĩa vụ chi phối những mối tương tác giữa con người với nhau
trong các nhóm xã hội.
c) Con người có những nhu cầu chung cần được đáp ứng để tăng trưởng và
phát triển của cá nhân. Sự tồn tại của các nhu cầu chung không phủ định tính độc
nhất của cá nhân. Mỗi cá nhân giống người nầy ở lĩnh vực nầy, giống người khác ở
một số khía cạnh khác và không giống ai cả ở từng khía cạnh nhất định nào cả.
d) Mỗi cá nhân có tiềm năng phát triển và thành đạt và người đó có quyền
biến tiềm năng ấy thành hiện thực. Điều nầy dẫn đến việc con người có năng lực
thay đổi.
e) Xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ những người không có phương tiện thể hiện
tiềm năng của họ.
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 15
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
CHƯƠNG 2 THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
2.1 Bối cảnh chọn thân chủ
Ngày 25/7/2014: Trong suốt thời gian công tác và làm việc tại đây tôi đã
phần nào theo dõi và quan sát các em trong suốt quá trình. Trong thời gian đó tôi đã
nhận thấy rằng bản thân mỗi em ở đây đều có những vấn đề mà chưa thể nào cởi
mở được và các em rất cần có sự giúp đỡ cần thiết.Lần đầu nhưng tôi đã rất ấn
tượng với em vì cách ăn nói của em rất tinh nghịch. Nhưng trong sự tinh nghịch đó
cũng ẩn chứa sự rụt rè dễ thấy ở em.
Trong quá trình quan sát và tiếp cận, đã tạo được mối quan hệ và niềm tin ở
em tôi đã quyết định chọn em Lê Ngọc Đức làm thân chủ. Đức đã đồng ý làm thân
chủ của tôi; Tôi và Đức trở thành một ca làm việc.
2.2 Hồ sơ xã hội của thân chủ.
Thông tin các nhân:

- Họ và tên: Lê Ngọc Đức
- Giới tính: Nam
- Năm sinh: 05/01/1998
- Nơi sinh: Hương Thọ – Hương Trà – Thừa Thiên Huế
- Hiện ở tại: Gia đình trẻ em 130 Chi Lăng, Tp Huế
Các thông tin khác về thân chủ
- Quá trình sống và lớn lên: em sinh năm 1998 tại Hương Thọ – Hương Trà,
từ nhỏ em sống cùng bà ngoại cho đến lúc học lớp 7 (năm 12 tuổi) và được một
người quen bên ngoại là dì làm thông dịch viên cho các người nước ngoài đến thăm
gia đình thì dì được biết và đã làm thủ tục giúp em và đưa em vào trung tâm. Tình
trạng học vấn: hiện tại Đức đang là học sinh lớp 10 Trường THPT Gia Hội do cô
giáo Nguyễn Thị Bích Trâm làm chủ nhiệm. Trong năm học 2013 - 2014 em đã đạt
danh hiệu học sinh khá.
- Nghề nghiệp: học sinh
- Tình trạng sức khỏe: Sức khỏe của Đức rất tốt và từ nhỏ đến giờ Đức chỉ
bị đau một số bệnh thông thường như cảm, ho.
- Sở thích: chơi tất cả các môn thể thao và nghe nhạc, xem phim ma.
- Màu yêu thích: màu xanh dương.
- Ước mơ mà thân chủ luôn hướng đến là trở thành Kiến trúc sư, Võ sư.
- Môn học yêu thích là: sinh, sử, địa, thể dục.
Thông tin môi trường thân chủ:
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 16
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
- Ông ngoại: Lê Đình, 76 tuổi
- Bà ngoại: Nguyễn Thị Gái, 74 tuổi
- Mẹ: Lê Thị Ty, làm nghề cắt tóc
- Bố: đã mất
- Bố dượng: Nguyễn Văn Hòa
- Cậu : Lê Trắng, làm nghề cạo mủ cao su
- Dì : Lê Thị Tỷ, làm nghề cạo mủ cao su

- Em gái 1: Hiếu, học sinh lớp 2
- Em gái 2 Tâm, học sinh lớp 1
- Em gái 3: Chi, 3 tuổi
- Ở trung tâm em chơi thân với Như, Tú , Nam
- Đức là một người siêng năng, chăm chỉ, vui vẻ, hòa đồng, dễ gần nhưng
sống rất nội tâm rất ít chia sẻ.
Bởi Mẹ lấy chồng khác và lập gia đình riêng nên Đức phải ở với Bà ngoại,
Bà ngoại thì sức khỏe già yếu và hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không đủ điều
kiện để tiếp tục nuôi Đức đi học, vì vậy Đức được đưa vào Gia đình trẻ em đường
phố 130 Chi Lăng để có điều kiện tiếp tục đi học.
- Vấn đề của thân chủ : thân chủ có vấn đề về tâm lý: lo lắng cho gia đình,
suy nghĩ về hoàn cảnh của bản thân.
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 17
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
SƠ ĐỒ SINH THÁI CỦA THÂN CHỦ
Lê Ngọc Đức Tên sơ đồ: SƠ ĐỒ SINH THÁI
Thân chủ: Lê Ngọc Đức
Ngày thực hiện : 26/02/2014

Giải thích:
Mối quan hệ 2 chiều tương tác tốt
Mối quan hệ 1 chiều tương tác tốt
Không có mối quan hệ hoặc tương tác
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 18
Thân chủ:
Lê Ngọc Đức
05/01/1998 Học sinh
Gia đình:
Ba dượng: Nguyễn Văn
Hòa

Mẹ : Lê Thị Ty
3 e gái: Hiếu, Tâm , Chi
Ông ngoại: Lê
Đình, 76 tuổiBà
ngoại: Nguyễn
Thị Gái, 74 tuổi
tuổi.
Trường
THPT
Gia Hội
Tôn
giáo
Bạn bè:
Nam
Như

Nam
Chợ
Đông Ba
Phường
Phú Cát
Bảo mẫu:
Y tế
Đội
CTX
H tp
Huế
Giải trí:
Nge nhạc
Đọc báo,….

Xem phim
ma
Các anh chị
em khác ở
Gia đình
130 Chi
Lăng
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
SƠ ĐỒ THẾ HỆ CỦA THÂN CHỦ Tên sơ đồ: SƠ ĐỒ THẾ HỆ
Thân chủ: Lê Ngọc Đức
Ngày thực hiện : 26/02/2014
Chú thích
Đàn Ông Đàn ông đã mất
Đàn bà Đàn bà đã mất
Kết hôn
con nuôi

Mối quan hệ hai chiều tốt Con đẻ
2.3 Quá trình thực hành
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 19
Lê Thị
Ty
Lê Trắng
Nguyễn Thị Gái
74 tuổi
Lê Đình
76 tuổi
( PHỤ
TRÁCH
CÁC

CHƯƠNG
TRÌNH
NV THỦ
QUỸ
NV THỦ
KHO
NVHÀNH
CHÍNH
)
GIA ĐÌNH
TEĐP
Lê Thị
Tỷ
Bố dượng:
Nguyễn
Văn Hòa
Tâm
7
tuổi
Hiếu
6 tuổi
Chi 3
tuổi
Em nuôi:

Lê Ngọc Đức
16 tuổi
Học sinh
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
Giai đoạn 1 : Tìm hiểu cơ sở thực hành và chọn ca thực hành

Ngày, giờ Địa điểm Công việc
,Ngày
25/6/2014
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Gặp gỡ Ban lãnh đạo cơ sở, thiết
lập mối quan hệ với cơ sở, tìm
hiểu lịch sử thành lập của cơ sở,
tìm hiểu mục tiêu và chức năng
của cơ sở.
Ngày
26/6/2014
Gia đình trẻ em ĐP130 Chi
Lăng
Tìm hiểu các đối tượng xã hội
được cơ sở chăm sóc. Các thủ tục
cần thiết để có thể vào trung tâm.
Tìm hiểu những thông tin nào
được trung tâm nhận.
Ngày
27/6/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Tìm hiểu các hoạt động và dịch
vụ chăm sóc: Tìm hiểu các hoạt
động thương xuyên ở trung tâm là
gì?, Quá trình thực hiện dịch vụ
chăm sóc như thế nào?
Ngày

29/6/2014
Lúc 14h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Tìm hiểu vai trò của cơ sở trong
bối cảnh cộng đồng. SV tìm hiểu
về chính cơ sở tự nhận xét mình
trong cộng đồng và xin ý kiến ở
người dân xung quanh xem họ
suy nghĩ gì về cơ sở.
Ngày
30/6/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Tiếp tục thiết lập mối quan hệ với
cơ sở. Tìm hiểu những thông tin
còn thiếu sót để bổ sung và tim
hiểu các thông tin khác.
Ngày 1/7/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Tiếp cận các đối tượng và xây
dựng mối quan hệ với các đối
tượng tại cơ sở.
Ngày 2/7/2014 Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi Tạo mối quan hệ với tất cả các trẻ
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 20
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
Lúc 19h Lăng và tổ chức sinh hoạt cho các em.

- Gặp gỡ tất cả các trẻ cùng vui
chơi, trò chuyện với trẻ để tạo
mối quan hệ và ấn tượng ban đầu
với trẻ.
Ngày 4/7/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Xin phép ban lãnh đạo được bước
đầu tiếp cận thân chủ.
Giai đoạn 2: Thực hành công tác xã hội với cá nhân
Ngày
5/7/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Tiếp cận thân chủ, tạo mối quan
hệ.
- Giới thiệu cho thân chủ biết về
mục đích của SV khi tiếp cận
thân chủ( tên, tuổi, sinh viên….)
- Nói chuyện và cùng làm quen
với thân chủ
Ngày 6/7/2014
Lúc 14h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Tạo mối quan hệ với tất cả các trẻ
trong trung tâm.
Ngày 7/7/2014

Lúc 9h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Tiếp tục tìm hiểu các thông tin về
thân chủ.
- Tìm hiểu các thông tin còn thiếu
ở buổi trước.
- Tiếp tục tìn hiểu các thông tin
đến thân chủ: sức khỏe, các sỏ
thích, màu sắc, ước mơ
Ngày 9/7/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Thu thập thông tin môi trường
thân chủ.
- Tìm hiểu các thông tin về gia
đình thân chủ: bố, mẹ, ông, bà…
các thông tin liên quan đến những
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 21
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
người thân.
- Tìm hiểu các thông tin về môi
trường sống của thân chủ.
Ngày
10/7/2014
Lúc 15h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Tiếp tục tìm hiểu các thông tin

của thân chủ để hoàn thành hồ sơ
thân chủ và bước đầu xác định
vấn đề của thân chủ.
Ngày
11/7/2014
Lúc 9h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Tiếp tục tìm hiểu những thông tin
còn thiếu về thân chủ.
- Hỏi thân chủ xem thân chủ có
theo tôn giáo nào không?. Các
dịch vụ mà thân chủ được hưởng
như: y tế, các chính sách…
Ngày
12/7/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Cùng thân chủ vẽ sơ đồ sinh thái,
sơ đồ thế hệ.
- Giới thiệu cho thân chủ hiểu rõ
về sơ đồ sinh thái, sơ đồ thế hệ.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và
cùng thân chủ vẽ.
Ngày
14/7/2014
Lúc 8h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng

Tiếp tục vẽ sơ đồ thế hệ.
- Giới thiệu lại cho thân chủ nhớ
về các nội dung liên quan tới sơ
đồ thế hệ.
- Cùng thân chủ hoàn thành sơ đồ
thế hệ.
Ngày
15/7/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Xác định rõ vấn đề và tìm hiểu rõ
nguyên nhân của vấn đề.
- Cùng trò chuyện với thân chủ để
xác định rõ vấn đề của mình.
- Sau khi xác định được vấn đề
thì cùng thân chủ xác định
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 22
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
nguyên nhân vấn đề.
Ngày
17/7/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Xác định mức độ nghiêm trọng
của vấn đề và xây dựng giả thuyết
nếu… thì…
Ngày
19/7/2014

Lúc 8h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Xác định vấn đề của thân chủ. Vẽ
sơ đồ cây vấn đề của thân chủ.
Ngày
20/7/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Xác định tiềm năng và thế mạnh
của thân chủ. Vẽ cây mục tiêu
cùng thân chủ.
Ngày
21/7/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Thiết lập mục tiêu và hành động
cụ thể.
Ngày
22/3/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
Thực hiện Giúp thân chủ giảm bớt
vấn đề về tâm lý.
- Đưa ra các bài trắc nghiệm tâm
lý để thông qua đó có thể nhìn
nhận rõ vấn đề. Qua bài test đó

tạo cho thân chủ cảm giác thích
thú và thấy thoải mái hơn.kế
hoạch giúp đỡ.
Ngày
23/7/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP130 Chi
Lăng
Xây dựng và thực hiện kế hoạch
can thiệp.
- Tác động tới bố dượng, mẹ, ông,
bà, các em tại trung tâm…
Tiếp tục trợ giúp vấn đề cho thân
chủ.
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 23
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
Ngày
24/7/2014
Lúc 19h
Gia đình trẻ em ĐP 130 Chi
Lăng
- Đưa ra cho thân chủ cách giải
tỏa tâm lý căng thẳng.
Giúp thân chủ tự tin hơn về cuộc
sống và bản thân.
Tiếp tục trò chuyện cùng thân
chủ.
Hoàn tất việc giải quyết vấn đề
cho thân chủ
2.4 Tiến trình làm việc với thân chủ

2.4.1 Giai đoạn 1 : Tiếp cận và khám phá
Quá trình tiếp cận và chọn thân chủ
- Ngày 25/6/2014 sau quá trình tìm hiểu về thông tin lịch sử hình thành của
gia đình trẻ em 130 Chi Lăng và các thông tin khác như : mục tiêu và chức năng,
các đối tượng được chăm sóc, các hoạt động và dich vụ chăm sóc và vai trò của cơ
sở trong bối cảnh cộng đồng.
Sau một thời gian làm việc tại đây, qua quá trình quan sát em. Tôi nhận thấy
em là một người khá là trầm tính, em ít chia sẽ và thường dấu tâm sự của mình.
- Thuận lợi : Thân chủ của tôi nhanh nhẹn, hòa đồng và đặc biệt thân chủ có
sức khỏe tốt. Đức rất phối hợp trong quá trình làm việc.
- Khó khăn: Với tư cách là một người quản lý em nên ít nhiều em có phần
giữ khoảng cách với tôi nên đôi khi Đức còn hơi e dè và ngại tiếp xúc. Tôi vẫn chưa
có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với trẻ đặc biệt trẻ trong độ tuổi dậy thì
nên nên đôi khi còn hơi lúng túng.
Nhận diện vấn đề của thân chủ
- Đức rất chú tâm và lo lắng cho gia đình mình đặc biệt là bà ngoại và mẹ
của em.
- Đức là một người vui vẻ hòa đồng với tất cả mọi người, có thể người
ngoài nhìn vào sẽ đánh giá đức là một người vui vẻ hòa đồng nhưng thực chất bên
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 24
Báo cáo tốt nghiệp GVHD:CN: Lê Thị Kim Dung
trong Đức là một con người sống nội tâm hay lo âu suy nghĩ về gia đình mình và
hoàn cảnh của chính bản thân mình.
- Đức thường xuyên tham gia, đảm nhiệm các hoạt động của trường lớp và
luôn là người đúng đầu trong các hoạt động đó.
- Đức đang tham gia một lớp học võ vào các buổi chiều thứ 3, thứ 5, thứ 7
vào lúc 17h15 để theo đuổi đam mê trở thành võ sư của mình và luyện tập cho cơ
thể luôn luôn mạnh khỏe. Bên cạnh đó việc theo đuổi đam mê của mình giúp cho
Đức có nghị lực hơn về khả năng và bản thân của mình và luôn biết phấn đấu.
- Trước đây vì hoàn cảnh gia đình nên Đức phải ở với bà ngoại và ông

ngoại. Vì ông ngoại, bà ngoại già yếu nên không đủ sức để nuôi Đức nữa nên được
sự giúp đỡ của người dì, Đức được vào Gia đình trẻ em để có điều kiện được tiếp
tục học hành và phát triển các khả năng của bản thân mình.
 Đức rất lo cho gia đình đặc biệt là lo cho bà ngoại, ông ngoại và mẹ.
2.4.2 Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ
Đánh giá vấn đề của thân chủ
- Vấn đề của thân chủ là tâm lý về gia đình, em hay suy nghĩ về hoàn cảnh
của mình.
- Sinh viên đã cùng thân chủ xác định vấn đề là tâm lý gia đình thông qua
các nguyên nhân sau đây:
SVTH: Lê Thị Anh Đào– LT2012 25

×