Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

kinh tế thế giới 2012 và phản ứng chính sách của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.48 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ
KINH TẾ THẾ GIỚI 2012 VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH
SÁCH CỦA VIỆT NAM
Giảng viên: PSG.TS. Tạ Kim Ngọc
Học viên: Hỏa Hạnh Nhân
Cao Thị Kim Dung
Phan Thị Hồng Trang

Hà nội, tháng 7 năm 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Từ viết
tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 AFTA Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
2 ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
3 BRICs Tên gọi của tổ chức các nền kinh tế
mới nổi gồm Brasil, Nga (Russia),
Ấn Độ (Indian), Trung Quốc
(China) và Nam Phi (South Africa)
4 EBA European Banking Authority Cơ quan ngân hàng Châu Âu
5 ECB European Central Bank Ngân hàng trung ương Châu Âu
6 EU European Union Liên minh châu Âu
7 EVN Vietnam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam
8 FAO Food and Agriculture
Organization of the United
Nations


Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc
9 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
10 FED Federal Reserve System – Fed Cục dự trữ liên bang
11 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
12 G7 Group of Seven Nhóm 7 nước công nghiệp phát
triển.( Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật,
Mỹ, Canada)
13 ICOR Incremental Capital - Output Rate Hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư
tăng trưởng
14 ILO International Labor Organization Tổ chức Lao động Quốc tế
15 IMF The International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
16 NGOs Non-governmental organization các tổ chức phi chính phủ
17 OECD Organisation for Economic
Cooperation and Development.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế
18 R & D Research &Development Nghiên cứu và phát triển
19 TFP Total-factor productivity Tổng hợp nhân tố sản xuất
20 TNCs Trans National Corporations Các công ty xuyên quốc gia
21 UNEP United Nations Environment
Programme
Chương trình môi trường liên hợp
quốc
22 WB World Bank Ngân hàng Thế giới
23 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1 Tăng trưởng GDP thế giới 2010 – 1011 và dự
báo 2012

2 Bảng 2.2 Tỷ lệ nợ quốc gia/ GDP của một số quốc gia EU
3 Bảng 2.3 Tăng trưởng thương mại thế giới năm 2010-2011
và dự báo năm 2012
4 Bảng 2.4 Chỉ số giá cả của một số hàng hóa quốc tế
5 Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của các yếu
tố tăng trưởng kinh tế, vốn, lao động và năng
suất nhân tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 1991 –
2010
DANH MỤC HÌNH
STT Hình Tên hình Trang
1 Hình 1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu 2000 - 2010
2 Hình 2.1 Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp ở một số nền kinh tế
2011
3 Hình 2.2 Lạm phát của một số nền kinh tế 2012
4 Hình 2.3 Lãi suất cho vay cơ bản của NHTW một số nền
kinh tế (hết tháng 12.2011)
5 Hình 3.1 Biểu đồ CPI và Tỷ giá
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2011 đã qua đi, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng không
đồng đều giữa các quốc gia và khu vực. Trong khi các quốc gia đang phát triển
và mới nổi tiếp tục đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò là động lực tăng
trưởng toàn cầu thì tại các nền kinh tế phát triển, tốc độ phục hồi vẫn khá chậm
chạp. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới trải qua năm 2011 đầy sóng gió, với một loạt
thách thức như khủng hoảng nợ công nghiêm trọng tại khu vực đồng tiền chung
châu Âu, sức phục hồi "èo uột" của kinh tế Mỹ, đà tăng chậm lại của các nền
kinh tế phát triển mới nổi, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát cao, tình hình bất ổn chính
trị và thiên tai Những rủi ro đang ngày càng tăng lên cùng với những nguy cơ,
thách thức mới phát sinh có thể làm chậm quá trình phục hồi của các quốc gia.
Năm 2012 tiếp tục là năm khó khăn đối với kinh tế thế giới. Đó là đánh giá của

nhiều chuyên gia trong bối cảnh các giải pháp được đưa ra để giải quyết cuộc
khủng hoảng nợ công tại châu Âu vẫn chưa đủ, tỷ lệ thất nghiệp tại các nền kinh
tế phát triển đứng ở mức cao, trong khi các nước đang phát triển và nhiều nước
khác vẫn “đau đầu” với bài toán lạm phát. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế
như IMF, WB thì trong năm 2012, các vấn đề như nguy cơ lạm phát gia tăng,
cuộc khủng hoảng nợ công vẫn có khả năng diễn biến phức tạp, nhu cầu hàng
hóa sụt giảm sẽ tiếp tục là những thách thức cản trở tốc độ phục hồi của các nền
kinh tế thế giới.
Trước tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong
năm 2012 sẽ chịu tác động không nhỏ. Nền kinh tế Việt Nam năm 2011 được ví
như một chiếc xe đi trong điều kiện giông bão của nền kinh tế toàn cầu. Tình
hình nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và những hệ luỵ
của nó về chính trị và xã hội đã tạo ra một cuộc khủng hoảng niềm tin, đẩy thị
trường tài chính thế giới vào cảnh rối loạn. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam
năm 2011 gặp rất nhiều khó khăn một phần là kết quả của những chính sách
những năm trước để lại và phản ứng chính sách trong năm 2011 trước những hệ
quả đó. Đứng trước những khó khăn trên, chính phủ Việt Nam đưa ra các chỉ
đạo quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam ra khỏi
khủng hoảng, tiếp tục phát triển trong năm 2012 và những năm tiếp theo.
Xuất phát từ đó nhóm 3 chọn chủ đề “Kinh tế thế giới 2012 và phản ứng
chính sách của Việt Nam” cho chuyên đề của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là nêu lên các xu hướng kinh tế thế
giới và phân tích phản ứng chính sách của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế thế giới 2012 và phản ứng chính sách của
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam năm 2012.
Về thời gian: Tập trung phân tích kinh tế thế giới năm 2011 và 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét tổng thể
những vấn đề về xu hướng chủ yếu của nền kinh tế thế giới.
Phương pháp phân tích tổng hợp giúp cho việc tổng hợp và phân tích nền
kinh tế thế giới năm 2012 và phản ứng chính sách của Việt Nam.
Phương pháp thống kê học để xử lý số liệu.
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được
kết cấu thành ba chương:
Chương 1. Lý luận chung về kinh tế thế giới
Chương 2. Tổng quan chung về kinh tế thế giới 2012
Chương 3. Phản ứng chính sách của Việt Nam.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI
1.1. Khái niệm kinh tế thế giới và kết cấu của nó.
Kinh tế thế giới là tổng hòa các nền kinh tế các quốc gia và quan hệ kinh
tế giữa các quốc gia với nhau.
Các nền kinh tế dân tộc quốc gia tham gia hoạt động kinh tế quốc tế là
những bộ phận của kinh tế thế giới. Trên thế giới có khoảng trên 220 quốc gia
và vùng lãnh thổ được coi là nền kinh tế quốc gia. Mối quan hệ giữa các chủ thể
kinh tế trong đó đã tạo nên sự liên kết các nền kinh tế quốc gia vào thể thống
nhất của nền kinh tế thế giới.
Nền kinh tế thế giới dưới góc độ hệ thống gồm hai bộ phận cơ bản là các
chủ thể kinh tế thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế.
Các chủ thể của kinh tế thế giới gồm các nền kinh tế quốc gia độc lập trên
thế giới (kể cả vùng lãnh thổ); các tổ chức kinh tế quốc tế (WTO, WB, IMF…);
các tổ chức kinh tế khu vực (EU, AFTA, ASEAN,…); các công ty xuyên quốc
gia (TNCs); các tổ chức phi chính phủ (NGOs).
Các quan hệ kinh tế thế giới là quan hệ về mặt kinh tế giữa các nước, các

nền kinh tế với nhau bao gồm quan hệ về thương mại, tài chính – tiền tệ, phát
triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ…
Kinh tế thế giới không phải là phép cộng số học đơn giản các nền kinh tế
quốc gia lại với nhau mà là tổng hòa các quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa các quốc
gia.
Kết cấu của nền Kinh tế thế giới (KTTG) hiện nay phổ biến được nhìn
dưới góc độ trình độ phát triển bao gồm các nước công nghiệp phát triển và các
nước đang phát triển. Dân số thế giới hiện nay khoảng 7 tỷ người; GDP của toàn
thế giới khoảng 60.000 tỷ USD. Trong đó, các nước phát triển chiếm khoảng
14,2% dân số thế giới nhưng chiếm 72 % GDP của thế giới.
1.2. Những xu hướng chủ yếu trong phát triển kinh tế thế giới
1.2.1. Xu hướng phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới
Các cơ quan nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới như IMF, WB và
OEDC… đều đưa ra những dự báo khá lạc quan về sự phát triển cảu kinh tế thế
giới trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Các dự báo đều thống nhất nhận
định rằng trong hai thập kỷ đầu thế kỷ 21, từ 2001 đến 2020, kinh tế thế giới có
thể sẽ phục hồi dần và sẽ góp phần làm cho sự phát triển kinh tế của các nước và
các khu vực xích lại gần nhau.
Theo các dự báo trên, trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, kinh tế thế giới
phục hồi chậm với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của toàn nền kinh tế
khoảng 3,1%-3,3% .
Trong 10 năm 2001 – 2010, giá trị tổng sản phẩm quốc gia (GDP) của
toàn thế giới tính theo giá thực tế ước tính đạt 463,675.35 tỷ USD, gấp 1.63 lần
tổng GDP giai đoạn 1991 – 2000. Tốc độ tăng trưởng trung bình ước tính của cả
giai đoạn này là 3.2%/năm (so với 3.1%/năm trong giai đoạn 10 năm 1991-
2000).
Hình 1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu 2000 - 2010
Nguồn: IMF World Economic Outlook, October 2010
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nửa cuối năm 2008 kéo dài sang
năm 2009 lan rộng trên toàn thế giới đã khiến GDP toàn cầu năm 2009 giảm

5.826 tỷ USD so với năm 2008 (đây là lần đầu tiên GDP toàn cầu tăng trưởng
âm trong vòng 20 năm trở lại đây), kéo tốc độ phát triển trung bình của toàn giai
đoạn đi xuống, từ 4,04%/năm cho giai đoạn 2001 đến 2007, xuống còn 3,2%
cho cả giai đoạn 2001-2010. Trong năm 2010, ước tính kinh tế thế giới đã bước
đầu phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 4,8% tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này
được dự báo sẽ giảm xuống 4,2% trong năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012
(IMF).
Tốc độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ này có biên độ biến động rộng hơn
hẳn so với thời kỳ trước. Mặc dù đạt những mốc tăng trưởng cao như 5,2% vào
năm 2007, kinh tế thế giới cũng có những đợt giảm sâu từ 4,7% năm 2000 giảm
xuống 2,2% năm 2001 (giảm 2,5%) hay từ 5,2% năm 2007 giảm xuống 3,2%
năm 2008 (giảm 2%) và -1,3% năm 2009 (giảm 4,5%), trong khi mức giảm sâu
nhất của giai đoạn 1990- 2000 chỉ là 1,5% ( từ 4% năm 1997 xuống 2,5% năm
1998). Biên độ biến động rộng của tốc độ tăng trưởng cho thấy cùng với quá
trình phát triển nhanh, có nhiều nhân tố rủi ro tiềm ẩn, cùng kinh tế thế giới ngày
càng trở nên khó dự báo và kiểm soát.
Cơ cấu GDP từ nhóm các nước phát triển và các nước đang phát triển có
sự thay đổi rõ rệt. Nhóm các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong tổng GDP của thế giới, đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định
ở mức trên 6% trong suốt thời kỳ từ 2003 đến 2008, và là động lực để kiềm chế
độ suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong thời kỳ suy thoái 2008 –
2009. Tuy vậy, nhóm nước phát triển vẫn chiếm trên 70% giá trị GDP của toàn
thế giới. Trong đó Hoa Kỳ là nước có tỷ trọng GDP luôn ở mức đứng đầu, đạt
14441.42 tỷ USD năm 2008 (trước khi rơi xuống đáy suy thoái vào năm 2009),
chiếm 23.79% tổng GDP của thế giới, gấp 2.94 lần GDP của Nhật Bản (nước
đứng thứ 2) và 3.33 lần GDP của Trung Quốc (nước đứng thứ 3). Tuy nhiên tỷ
trọng của GDP của Hoa Kỳ trong tổng GDP của toàn thế giới đã giảm từ
32.44% năm 2001 xuống chỉ còn 23.79% năm 2008.
Tuy nhiên, do những điều kiện đặc thù về mặt địa lý, kinh tế và chính trị
của mỗi quốc gia khác nhau nên sự phát triển kinh tế của các quốc gia, khu vực

cũng rất khác nhau. Các nước đang phát triển sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ
4,5% đến 5%, cao hơn so với các nước phát triển.
1.2.2. Xu hướng biến đổi kết cấu kinh tế thế giới
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay được đẩy mạnh trên quy
mô chưa từng có trong lịch sử. Cách mạng khoa học công nghệ cao mới liên tiếp
thu được tiến bộ, có những đột phá trong lĩnh vực tin học, sinh học, vũ trụ, năng
lượng…Các nhân tố dẫn đến sự biến đổi kết cấu nền KTTG trong đó đặc biệt là
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và trở thành lực lượng sản xuất
trong đó hơn 60% tăng trưởng nền kinh tế là do năng suất lao động và khoa học
công nghệ quyết định.
Trên cơ sở những thành tựu của cuộc cánh mạng khoa học công nghệ cao
và sự biến đổi của cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu kinh tế thế giới có sự thay đổi
lơn theo hướng:
- Thứ nhất, tỷ trọng giữa ba ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
trong tổng sản phẩm quốc nội thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng của các
ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của các ngành nông nghiệp và công nghiệp
trong tổng sản phẩm trong nước.
- Thứ hai, cơ cấu từng ngành thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng của các
ngành công nghệ cao, tiêu hao ít nguyên liệu và giảm tỷ trọng của các ngành
tiêu hao nhiều năng lượng.
- Thứ ba, thay đổi trong trong chế độ quản lý doanh nghiệp theo hướng
làm cho các doanh nghiệp gọn nhẹ và linh hoạt hơn.
- Thứ tư, cơ cấu lao động biến đổi theo hướng tăng tỷ trọng của công nhân
cổ trắng và giảm dần tỷ trọng của công nhân cổ xanh. Trước kia, công nhân
được chia thành “công nhân cổ xanh” lao động bằng chân tay và “công nhân cổ
trắng” làm việc trong văn phòng. Trong các thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, tỷ
lệ công nhân cổ xanh không ngừng giảm xuống và tỷ lệ công nhân cổ trắng
không ngừng tăng lên. Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tiến bộ, các yếu tố
tái sản xuất sức lao động đã ngày càng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của quá trình sản
xuất xã hội.

1.2.3. Xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, giá cả
và sản lượng của nền kinh tế do cung cầu trên thị trường quyết định và giảm bớt
vai trò điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế.
Hai thập kỷ đầu thế kỷ 21 là thời kỳ thể chế kinh tế thế giới biển đổi lớn,
biểu hiện chủ yếu trên 3 mặt
- Các nước phát triển chuyển sang nền kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là
nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và
thông tin. Những thay đổi đó được thể hiện cả trên thể chế kinh tế vĩ mô và thể
chế kinh tế vi mô.
- Các nước đang phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường.
- Phần lớn các nước chuyển đổi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trung
quốc đã cơ bản thiết lập được nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, song chưa
hoàn thiện.
Như vậy có thể thấy kinh tế tri thức là nền kinh tế được sinh ra và phát
triển trong điều kiện kinh tế thị trường, dẫn đến sự thay đổi trong thể chế kinh tế
truyền thống. Thể chế kinh tế thị trường mở ra đang và sẽ là xu hướng nỏi bật,
có tính toàn cầu và có tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế của các quốc
gia trên thế giới. Những tác động đó bao gồm:
- Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của các nền kinh tế
- Mở rộng thị trường quốc gia và thị trường khu vực
- Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu
- Thu hút đầu tư nước ngoài
- Khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế
- Tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Những tác động trên cho thấy một nền kinh tế thị trường toàn cầu sẽ hình
thành và phát triển trong tương lai. Nền kinh tế thị trường này sẽ dựa trên một
nền công nghệ toàn cầu với các xa lộ thông tin, liên lạc vận tải toàn cầu, các thể

chế kinh tế toàn cầu.
1.2.4. Xu hướng toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi
trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới.
Chính đặc điểm này tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau càng cao giữa các
quốc gia và khu vực. Trên thế giới có ba quan điểm toàn cầu hóa bao gồm:
- Toàn cầu hóa đã có từ lâu trong lịch sử, đó là sự tác động của lực lượng sản
xuất phát triển làm gia tăng quan hệ giữa các nước, toàn cầu hóa có nghĩa là
thế giới hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu hóa trên các khía
cạnh khác.
- Toàn cầu hóa xuất hiện những năm gần đây sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở
thành siêu cường quốc trên thế giới và đã bành trướng thế lực, chính sách
cảu Mỹ trên trường quốc tế. Theo quan điểm này, toàn cầu hóa chính là quá
trình Mỹ hóa.
- Toàn cầu hóa kinh tế có nguồn gốc từ quốc tế hóa kinh tế, theo đó toàn cầu
hóa kinh tế là đỉnh cao của quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế đỏi hỏi phải
đưa vào lưu thông quốc tế, các yếu tố của quá trình tái sản xuất vốn, lao
động, dịch vụ.
Thực chất của toàn cầu hóa kinh tế là quốc tế hóa kinh tế và phân công
lao động quốc tế.
Toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành một xu thế khách quan. Trong hơn một
thập kỷ lại đây xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ
của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, xu
hướng chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò quan trọng của các công ty xuyên
quốc gia, sự chấm dứt chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang thời kỳ mới – hoà
bình hợp tác và phát triển. Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế kéo
theo nó là những cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia khi tham gia vào
quá trình đó.
Trong mười năm đầu của thế kỷ 21, kinh tế thế giới đã chứng kiến tốc độ
toàn cầu hóa sâu rộng và nhanh chóng. Sự hình thành các tổ chức kinh tế thế

giới và khu vực, các khu vực mậu dịch tự do, các hiệp định song phương và đa
phương đã xóa bỏ các rào cản thương mại, rào cản sản xuất và rào cản về vốn,
tăng khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn lực trên thế giới và gia tăng dòng
chảy quốc tế về vốn, hàng hóa và dịch vụ. Toàn cầu hóa đã thúc đẩy thương mại
quốc tế tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ. Đầu thế kỷ 20, tổng kinh
ngạch thương mại thế giới chỉ đạt 20 tỷ USD đến năm 2008 tổng kim ngạch
thương mại quốc tế đạt gần 40 nghìn tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng của thương
mại thế giới lớn hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới. dòng
vốn lưu chuyển nhanh và dễ dàng giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế (FDI
toàn cầu năm 2000 là 1400 tỷ USD, và năm 2007 là 1538 tỷ USD) là điều kiện
cơ sở để nhiều quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển có cơ hội tận
dụng nguồn vốn từ bên ngoài để tạo nên những bước đột phá về kinh tế xã hội.
Trong quá trình phát triển đó, dịch vụ tài chính là khu vực phát triển sau
nhưng có tốc độ toàn cầu hóa nhanh nhất và hoàn thiện nhất. Các thị trường tài
chính chuyển dịch nhanh chóng được hỗ trợ đắc lực từ công nghệ tiến bộ với tốc
độ cao khiến cho giao dịch tài chính vượt khỏi biên giới quốc gia và làm cho
hoạt động đầu tư quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các quy định hạn chế
của chính phủ đã được dỡ bỏ tại hầu hết các trung tâm tài chính lớn và người
nước ngoài được khuyến khích đầu tư. Điều này đã tạo ra một bức tranh toàn
cảnh năng động với hàng loạt cơ hội đầu tư.
1.2.5. Xu hướng hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia vào phân công lao động quốc tế,
là sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, với các định chế tại
chính quốc tế, trong đó các nước cùng nhau thực hiện dưới các quy định chung
trong quá trình hợp tác giữa các nước với nhau.
Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là việc xóa bỏ sự phân biệt đối xử
giữa các quốc gia với nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế, xóa bỏ các rào cản
trong thương mại quốc tế bao gồm rào cản thuế quan và phi thuế quan. Mục đích
của hội nhập kinh tế quốc tế là tự do hóa thương mại, đầu tư, mở cửa thị trường
và phát triển kinh tế.

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội
của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị
trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra
dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ
thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác
động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay,
hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển
Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng
quan trọng của thế giới hiện nay. Xu thế này chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế và
làm thay đổi to lớn cấu trúc của hệ thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể
và mối quan hệ giữa chúng
1.2.6. Tăng trưởng kinh tế xanh
Kinh tế xanh không chỉ là sự lồng ghép vấn đề môi trường trong phát triển
kinh tế, mà nó đã được hiểu sâu rộng hơn, đề cao đến cả phát triển cân bằng, hài
hòa giữa các mục tiêu. Ngày nay nó đã được coi là một mô hình phát triển mới,
được nhiều nước ủng hộ và hướng tới. Theo chương trình Môi trường của Liên
hợp quốc (UNEP), nền kinh tế xanh là “nền kinh tế nâng cao đời sống con
người và cải tạo công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi
trường và những thiếu hụt sinh thái”.
Theo OECD “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trường và phát triển
kinh tế đồng thời nhằm đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên, tiếp tục cung cấp
các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để
thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư
và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tạo ra các cơ hội kinh tế
mới”.
Kinh tế xanh ngày nay là mô hình mục tiêu của các nước, theo nhóm
nghiên cứu của nhóm chuyên gia của UNEP thì quá trình xanh hóa không những
tạo thêm của cải, đặc biệt đối với vốn tự nhiên, mà còn gia tăng tốc độ tăng
trưởng GDP. Nền kinh tế xanh còn là trụ cột để giảm nghèo. Trong thời kỳ quá
độ sang nền kinh tế xanh, những việc làm mới sẽ được tạo ra thay thế việc làm

bị mất di do chuyển đổi từ nền kinh tế “nâu” sang “xanh”. Kinh tế xanh được
chứng minh rằng có hiệu quả dài hạn hơn hẳn kinh tế nâu, đồng thời duy trì và
phục hồi vốn tự nhiên. Nếu có ý thức phát triển kinh tế xanh sớm sẽ rút ngắn
được quá trình phát triển, nhanh chóng tiến tới xã hội thịnh vượng, bền vững.
1.2.7. Những vấn đề kinh tế toàn cầu đang ngày càng gia tăng
Mặc dù sự phát triển của kinh tế thế giới trong những thập kỷ đầu của thế
kỷ 21 được dự báo khá lạc quan, kinh tế thế giới phát triển theo chiều hướng
phục hồi tăng trưởng, song không phải là không có những vấn đề tồn tại trong
nền kinh tế thế giới. Những vấn đề đó bao gồm an ninh lương thực, an ninh thế
giới, cạn kiệt tài nguyên, tác động của hiệu ứng nhà kính, chủ nghĩa khủng bố,
tội phạm ma túy hoạt động kinh tế ngầm.
Các vấn đề mang tính toàn cầu liên tục tăng lên, tầm quan trọng của một
số chủ đề cũng sẽ tăng lên. 10 năm qua thế giới đã xuất hiện một loạt vấn đề lớn
mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, cải cách hệ thống tài chính quốc tế, an
ninh hạt nhân và ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa bảo hộ thương
mại v.v… Cộng đồng quốc tế cho rằng 10 năm tới do ảnh hưởng bởi việc toàn
cầu hóa tiếp tục đi sâu phát triển và cục diện quốc tế thay đổi, các vấn đề toàn
cầu sẽ không ngừng tăng lên, các lực lượng quốc tế sẽ được tổ chức lại xoay
quanh các vấn đề mang tính toàn cầu, sẽ có sự sắp xếp mang tính cơ chế tương
ứng trong hệ thống quốc tế.
Trong các chủ đề toàn cầu, vấn đề nguồn tài nguyên sẽ càng nổi rõ hơn,
canh bạc giữa các bên xoay quanh nguồn tài nguyên sẽ vẫn tiếp tục diễn ra.
Trong sự thay đổỉ của cục diện quốc tế trong tương lai, do sự tranh giành giữa
các cường quốc truyền thống và cường quốc mới nổi đối với quyền lực ngày
càng gay gắt, một số chủ đề gây kiềm chế đối với các nước mới nổi sẽ tăng lên,
ví dụ một số chuyên gia cho rằng vấn đề tỉ giá tiền tệ có khả năng trở thành chủ
đề toàn cầu quan trọng nhất trong tương lai, và vấn đề này chủ yếu là nhằm vào
vấn đề nâng giá đồng nhân dân tệ. Bên cạnh đó, nhóm các vấn đề được hình
thành xoay quanh các chủ đề khác nhau sẽ trở thành hiện tượng quan trọng trong
các mối quan hệ quốc tế.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 2012
2.1. Đà phục hồi kinh tế chững lại, tăng trưởng đồng loạt giảm sút
Sau một vài dấu hiệu khả quan vào đầu năm, kinh tế thế giới đã nhanh
chóng tụt dốc với rủi ro và khó khăn ngày càng chồng chất. Tính đến thời điểm
này, các tổ chức quốc tế đã liên tục điều chỉnh dự báo về tăng trưởng kinh tế
toàn cầu theo hướng thấp hơn.
Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới 24/1/20121
1
của quỹ tiền tệ quốc tế
IMF cho rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu đã chững lại kể từ khi nó nhen nhóm
2 năm trước.
Theo IMF, tăng trưởng của kinh tế thế giới
2
đã giảm từ 5,2% năm 2010
xuống còn 3,8% của năm 2011.
Phần lớn các nền kinh tế phát triển tiếp tục phải gánh chịu những khó
khăn kéo dài kể từ thời kỳ khủng hoảng 2008 – 2009. Các ngân hàng cho vay
thận trọng hơn, các nhà đầu tư e ngại hơn, còn các hộ gia đình vẫn chỉ dám chi
tiêu dè dặt. Những khó khăn mới xuất hiện khi thâm hụt ngân sách và nợ công
gia tăng, một mặt do tăng trưởng kinh tế thấ, mặt khác là do các chính sách kích
cầu.
Chính sách tiền tệ đang trở nên rủi ro hơn do khu vực tài chính yếu kém,
nỗi lo lắng về nợ công khiến cho các chính phủ phải tiến hành các chính sách tài
khóa thắt chặt, làm tổng ầu trong mức tiêu dùng của người dân sa sút khi nạn
thất nghiệp tăng
Bảng 2.1 Tăng trưởng GDP thế giới 2010 – 1011 và dự báo 2012
Quỹ tiền tệ quốc tế Ngân hàng thế giới
2010 2011 2012 2010 2011 2012
Thế giới 5,2 3,8 3,3 4,1 2,7 2,5

Các nước phát
triển 3,2 1,6 1,2 3,0 1,6 1,4
Hoa kỳ 3,0 1,8 1,8 3,0 1,7 2,2
Khu vực đồng Euro 1,9 1,6 -0,5 1,7 1,6 -0,3
Nhật Bản 4,4 -0,9 1,7 1,6 -0,9 1,9
Các nước đang
phát triển và mới
nổi 7,3 6,2 5,4 -0,9 6,0 5,4
1
World economic outlook update: Gobal recovery stall downside risks intensify. Washington, D.C.
24/1/2012.
2
World economic outlook update: Gobal recovery stalls downside risks intensify. Washington, D.C.
24/1/2012.
Trung Quốc 10,4 9,2 8,2 6,0 9,1 8,4
Ấn Độ 9,9 7,4 7,0 9,1 6,5 6,5
Brasil 7,5 2,9 3,0 6,5 2,9 3,4
Nga 4,0 4,1 3,3 4,0 4,1 3,5
Nguồn: IMF (2012) :World economic outlook update: Gobal recovery stalls
downside risks intensify. Washington, D.C. 24/1/2012)
WB,2012: Global Economic Prospect, Uncertainties anh Vulnerabilitíe, Volum
4, January 2012, Washing ton,D.C, January 2012
Bảng số liệu đã cho ta một số nhận định rõ nét như sau:
Kinh tế Hoa Kỳ đạt tăng trưởng là 1,8% so với mức 3% năm 2010, nguy
cơ nền kinh tế Hoa Kỳ đã lên cao vào quý III năm 2011 với một loạt dấu hiệu
rối loạn trên thị trường : tài chính, nợ công cáo, tỷ lệ thất nghiệm không giảm,
tiêu dùng và đầu tư sản xuất giảm, khiến thị trường nhà cũng chững lại. Nếu suy
thoái kép xẩy ra, những nền kinh tế nhỏ và mới nổi ở châu Á và các nước láng
gièng có mối quan hệ thương mại sâu rộng với Hoa Kỳ sẽ bị tác động mạnh.
Nhật Bản do sự tác động của động đất, sóng thần và cuộc khủng hoảng

phóng xạ hạt nhân với ước tính thiệt hại vào khoảng 16.900 tỷ yên (210 tỷ USD)
– chưa bao gồm thiệt hại do sự cố tại nhà máy điện hạt nhân FukushimaI đã
khiến cho hoạt động kinh tế Nhật bị chững lại trong hơn 3 tháng – và đạt tỷ lệ
tăng trưởng trung bình năm âm (-0.9%)
Kinh tế Liên minh châu Âu EU đã khởi sắc vào quý I/2011 nhưng càng về
cuối năm, càng giảm sút, khiến tỷ lệ trung bình năm chỉ có 1,5%.
Chi tiết trong các nền kinh tế đầu tầu thì chỉ có Đức giữ mức tăng trưởng
cao: 3%, còn lại Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha tăng trưởng lần lượt 0,9%;
1,6%; 0,4% và 0,7% (nguồn IMF đã dẫn).
Các khu vực khác trên thế giới: đã bắt đầu xuất hiện giảm tốc tăng trưởng
tren khắp các nền kinh tế đang phát triển: từ Mỹ Latin cho đến Đông Âu, Trung
Đông, Nam Á và Đông Á.
Đầu tiên, đây là do chính sách vĩ mô thắt chắt nhằm chống lạm phát và
bong bóng tài sản được kích hoạt thêm bởi luồng vốn bên ngoài và tăng giá hàng
hóa thế giới, xuất khẩu sang các nền kinh tế giảm, giá cả các mặt hàng cơ bản
cũng giảm theo, các luồng vốn đột ngột rút đi.
Trong số các nền kinh tế mới nổi thuộc nhóm BRICs (Brasil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc) – chỉ có Nga vẫn giữ đà tăng nhẹ từ 4% lên 4,1%, còn lại đều giảm
tốc. Trung Quốc giảm từ 9,2% xuống 7,4% (2011).
Tăng trưởng của nhóm các nền kinh tế công nghiệp mới nổi châu Á giảm
còn một nửa, từ 8,4% xuống còn 4,2 % trong năm 2011 và dự kiến là 3,3% trong
toàn năm 2012. Tăng trưởng năm 2010 xuống còn 8,2% năm 2011
3
. Tăng
trưởng kinh tế của Đông Á chậm lại chủ yếu là do sản xuất công nghiệp đình
đốn, mạng sản xuất công nghiệp của khu vực này, nhất là trong lĩnh vực xe hơi
và điện tử đã trỉa qua nhiều cú sốc lớn: do động đất, sóng thần ở Nhật bản, lũ lụt
ở Thái Lan và đặc biệt là “công xưởng của thế giới” Trung Quốc bắt đầu có dấy
hiệu sụt giảm từ quý II – do cầu ở tất cả các nền kinh tế đều suy yếu.
Nhìn chung, rủi ro tăng trưởng của các nước đang phát triển là rất lớn.

Khó khăn của Hoa Kỳ và các nước châu Âu đã tác động tiêu cực lẫn nhau và
ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, chủ yếu thông qua các kênh thương mại và tài
chính. Tuy nhiên các nền kinh tế đang phát triển, nhất là các nền kinh tế mới
nổi, vẫn giữ được lợi thế tăng trưởng của mình, tạo ra một cuộc rượt đuổi về quy
mô với các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Mặc dù gặp nhiều khó khăn
nhưng hết năm 2011, Brazil đã vượt qua Anh để thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên
thế giới, Đông Á đã trở thành điểm sáng của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Một xu thế đang diễn ra, là các nước đang phát triển sẽ không chỉ có mức
tăng trưởng cao hơn mà sẽ còn đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng toàn cầu.
2.2. Thất nghiệp cao trở thành quan ngại chính sách hàng đầu
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã trôi qua 3
năm, nhưng thất nghiệp vẫn là nỗi ám ảnh của tất cả các nền kinh tế.
Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO – thời gian vừa qua lượng thanh niên
gia nhập thị trường lao động gấp đôi so với số việc làm mới được tạo ra
4
. Theo
Liên hợp quốc, trong năm 2012 – cần tạo thêm 64 triệu việc làm mới so với mức
hiện nay.
Tỷ lệ thật nghiệp của các nền kinh tế lên cao chưa từng thấy: tại ra gánh
nặng xã hội, xói mòn kỹ năng của người lao động, gây mất niềm tin tiêu dùng và
triển vọng phục hồi của các nền kinh tế.
Tại Hoa kỳ, tỷ lệ thất nhiệp đạt xấp xỉ 9%, trong đó 29% đã không có việc
làm trong vòng hơn 12 tháng
5
.
Tăng trưởng kinh tế đã hầu như không tạo ra việc làm ròng, số việc làm
không đủ để bù đắp số lao dộng gia tăng.
3
World bank (2012) Global Economic Prospect: Uncertainties and Vulnerabilities. Volum4, January
2012, Washington, D.C. Jannuary 2012, tr2.

4
Trích báo cáo nghiên cứu số 26, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Quốc gia Hà
nội.
5
United Nation UN(2012), World Economic Stituation and Prospect 2012: Global Economic Outlook,
NewYork, January 2012.
Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone (17 nước) ở mức 10,4%, toàn bộ
EU là 9,9%.
Thị trường lao động của các nền kinh tế đang phát triển phục hồi nhanh
hơn, tuy nhiên thị trường lao động vẫn chưa thoát khỏi căn bệnh kinh niên là
tình trạng bán thất nghiệp, lương thấp và thiếu các điều kiện làm việc tốt, bao
gồm cả an sinh xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn cao trên 10% nhất là ở
châu Phi và Tây Á.
Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp ở một số nền kinh tế 2011
Nguồn: http:// www tradigeconomics.com/ unemployment-rates-list-by-
contry
Một điều đáng lo ngại nữa là thất nghiệp ở giới trẻ đang bùng phát, tỷ lệ
thất nghiệp ở lực lượng lao động trẻ đã tăng từ 13 % (2010) lên 18% năm 2011.
Cá biệt như ở Tây Ban Nha, có 40% số thanh niên thất nghiệp. Khoảng ¼ số
thanh niên ở Tây Á và Bắc Phi, 1/5 số thanh niên ở các nền kinh tế chuyển đổi
đang không có việc làm
Đây chính là gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội, điềnh này làm nẩy
sinh một lực lượng lao động phi chính thức, với mức lương thấp và điều kiện
việc làm tồi tệ.
2.3. Lạm phát đe dọa các nền kinh tế đang phát triển
Đây là rủi ro kinh tế vĩ mô lớn nhất đối với các nền kinh tế mới nổi và đang
phát triển
Hình 2.2: Lạm phát của một số nền kinh tế 2012
Nguồn: http:// www tradigeconomics.com/ inflation-rates-list-by-country
Giá hàng hóa tiêu dùng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã

tăng từ 6,1% lên 7,2% năm 2011.
Lạm phát ở Trung Quốc với mức mục tiêu không chế cả năm là 4%
nhưng kỷ lục cao nhất là 6,5%/ tháng, với đặc điểm giá cả ở khu vực nông thông
cao hơn và nhanh hơn thành thị, đặc biệt là giá thực phẩm giảm mạnh.
Lạm phát của Brasil năm 2011 cũng lên đến 6,5%, còn Nga là 6,1%; Bình
quân khu vực Mỹ Latinh là 4,5%, cá biệt có Venezuela với mức lạm phát lên tới
28,9%.
Có 2 nguyên nhân quan trọng của hiện tượng trên là:
-Giá nông sản sẽ tiếp tục biến động. FAO nhận đinh: do thiếu thông tin dự
báo về sản xuất khiến lượng thực dữ trữ các quốc gia đang sụt giảm
-Giá cả các mặt hàng nguyên nhiện liệu trên thế giới đều tăng.
Để đối phó với tình trạng lạm phát – một loạt nước như Brasil, Ấn Độ,
Hàn Quốc, Indo, Trung Quóc, Thái Lan, Phillipines.và Đài loan đều đã sử dụng
chính sách tiền tệ thắt chặt
Có thể nói cho đến nay, hầu hết các nền kinh tế (đang phát triển tại châu
Á) – vốn con trọng mức độ tăng trưởng đã đều nhận thức được rằng cần phải
chấp nhận giảm tốc độ tăng trưởng với mục tiếp lớn hơn là chống lạm phát.
2.4. Khủng hoảng nợ công châu Âu: tâm điểm khó khăn của kinh tế
toàn cầu
Trong năm 2011 Bồ Đào Nha – cùng với Hy Lạp và Ailen đã phải nhận
cứu trợ từ EU và IMF để giải quyết vấn đề nợ quốc gia.
Khủng hoảng nợ công lan dần từ các nền kinh tế ngoại vi sang các nền
kinh tế cốt lõi với Tây Ban Nha và Italia – với tình hình kinh tế vĩ mô ngày càng
tồi tệ
Nguy cơ khủng hoảng không nằm hoàn toàn ở tỷ lệ nợ công/ GDP cao mà
còn khả năng trả nợ của các chính phủ đó.
Các chính phủ này phát động trái phiếu nhằm huy động tiền để trả nợ cũ
đã làm cho lãi suất trái phiếu bị đẩy lên quá cao – nợ tăng ngày càng nhanh hơn
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quốc gia/ GDP của một số quốc gia EU
STT Quốc gia Tỷ lệ nợ/ GDP (%)

1 Hy Lạp 149,6
2 Italia 119,9
3 Ireland 102,7
4 Bồ Đào Nha 94,0
5 Tây Ban Nha 63,6
6 Bỉ 100,0
7 Pháp 84,4
8 Đức 82,5
9 Anh 76,8
Nguồn: WB,2012: Global Economic Prospect, Uncertainties anh
Vulnerabilitíe, Volum 4, January 2012, Washing ton,D.C, January 2012
Trong trường hợp nếu 1 quốc gia vỡ nợ, ECB sẽ phải tái cơ cấu vốn; các
ngân hàng Hoa kỳ sẽ chịu thiệt hại bởi những liên hệ chặt chẽ với các ngân hàng
Châu Âu; các công ty bảo hiểm cũng sẽ phải chịu tổn thất đáng kể.
Cuộc khủng hoảng nợ công có nguy cơ biến thành khủng hoảng hệ thống
ngân hàng, - chính vì thế, cơ quan giám sát ngành ngân hàng châu Âu EBA đã
yêu cầu bổ sung những lượng vốn khổng lồ - lên tới 114,7 tỷ Euro để khôi phục
niềm tin thị trường (nhưng theo ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ Goldman Sachs, số
tiền thực sự phải tăng thêm là khoảng 300 tỷ Euro).
Cùng với đó là chính sách thắt lưng buộc bụng ráo riết của các
chính phủ.
Cuộc khủng hoảng nợ này đã làm chia rẽ nội bộ EU - ở quan điểm phản
đối hội nhập sâu (Anh, Thụy Điển, Séc và Hungary) và 21 quốc gia khác về việc
quản lý ngân sách các quốc gia.
Cuộc khủng hoảng này đã bộ lộ những yếu kém trong hệ thống quản lý
kinh tế của Eurozone, việc thả lỏng các chính sách tài khóa khiến thâm hụt ngân
sách chính phủ không được kiểm soát, cũng như việc mở rộng Eurozone quá
nhanh, bất chấp sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các quốc gia thành viên.
2.5. Các vấn đề về thương mại và đầu tư khác
2.5.1. Thương mại mất đà tăng trưởng: giá cả hàng hóa biến động mạnh,

xu hướng bảo hộ gia tăng.
Theo IMF, tăng trưởng của tổng kim nghạch thương mại thế giới đã giảm
từ 12,7 vào năm 2010 xuống còn 6,9% và đang giảm trong 3 tháng đầu năm
2012.
Thương mại tụt dốc do thảm họa thiên nhiên, biến động của giá cả hàng
hóa thế giới, và suy giảm cầu ở các nền kinh tế phát triển trong bối cảnh kinh tế
khó khăn
Bảng 2.3: Tăng trưởng thương mại thế giới năm 2010-2011 và
dự báo năm 2012
2010 2011 2012
Tổng kim ngạch thương mại của
thế giới
12,7 6,9 3,8
Nhập khẩu
Các nền kinh tế phát triển 11,5 4,8 2,0
Các nền kinh tế đang phát triển
và mới nổi
15,0 11,3 7,1
Xuất khẩu
Các nền kinh tế phát triển 12,2 5,5 2,4
Các nền kinh tế đang phát triển
và mới nổi
13,8 9,0 6,1
Nguồn: IMF (2012) :World economic outlook update: Gobal recovery
stalls downside risks intensify. Washington, D.C. 24/1/2012)
Thảm họa tại Nhật Bản đã làm gián đoạn mạng lưới sản xuất ở Đông Á,
làm kim ngạch nhập khẩu giảm mất 6,5% trong tháng đó, khiến thương mại toàn
cầu sụt giảm nhanh chóng, từ mức tăng trưởng 22,6% xuống chỉ còn 12,4%
(2011)
Tiếp theo đó là tác động của nợ công châu Âu và sự yếu kém của kinh tế

Hoa kỳ đã đẩy thương mại thế giới vào vòng suy giảm.
Giá cả hàng hóa biến đổi ất bất thường – ví dụ như dầu thô và tất cả ăn
theo nguyên liệu thô tăng mạnh, nhiều nền kinh tế đang phát triển đã tận dụng
được xu thế này để gia tăng giá trị xuất khẩu.
Bảng 2.4: Chỉ số giá cả của một số hàng hóa quốc tế
Lấy mức chỉ số giá của năm 2005 là 100 thì ta có biểu đồ chỉ số giá cả
một số mặt hàng như sau.
2010 2011 2012
Năng lượng 145 188 179

×