Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài giảng viêm thanh quản mạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.38 KB, 5 trang )

VI ÊM THANH QUẢN MẠN TÍNH
Ts. Phạm thị Bích Đào
Bộ môn Tai Mũi Họng - Đại học Y Hà Nội
I. Mục tiêu
1. Chẩn đoán được viêm thanh quản mạn tính.
2. Hướng xử trí và tư vấn phòng bệnh tại cộng đồng.
II. Nội dung
1. Đại cương
- Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng niêm mạc thanh quản bị biến đổi
sau nhiều đợt viêm cấp tính. Quá trình viêm có thể dẫn tới quá sản, loạn
sản hoặc teo niêm mạc thanh quản.
- Viêm thanh quản mạn tính thường gặp ở người lớn. Viêm thanh quản
được gọi là viêm mạn khi diễn biến kéo dài trên 3 tuần (thời gian có tính
chất tương đối).
- Viêm thanh quản mạn tính thỉnh thoảng lại xuất hiện đợt cấp khi có các
yếu tố thuận lợi như thay đổi thời tiết, mùa lạnh, trong và sau các đợt
viêm mũi xoang, viêm họng cấp…
- Viêm thanh quản mạn tính được chia làm: viêm thanh quản mạn tính
thông thường, viêm thanh quản quá phát, viêm thanh quản nghề nghiệp và
viêm thanh quản đặc hiệu…
2. Nguyên nhân: là một bệnh thường gặp do nhiều yếu tố thuận lợi
- Do phát âm: sử dụng giọng không đúng, quá lạm dụng khi dùng giọng
(nghề giáo viên, ca sĩ, bán hàng…).
- Do bệnh lý của đường hô hấp: viêm mũi xoang, viêm họng, viêm
amiđan…
- Hít phải khí độc như khói thuốc lá, hoá chất.
- Khí hậu ẩm ướt, chênh lệch nhiệt độ quá nhiều trong ngày, một số nghề
phải làm việc ngoài trời, nghề nấu ăn, làm thuỷ tinh…
- Do các bệnh toàn thân: goutte, bệnh gan, bệnh tiểu đường, béo phì…
3. Tổn thương mô bệnh học
- Giai đoạn đầu: niêm mạc xung huyết, các tế bào trụ mất lông chuyển và


biến dạng thành tế bào dẹt.
- Giai đoạn sau: biểu mô bị thoái hoá, trở nên dẹt ở nơi bị che kín và dày
ở những nơi bị che kín và dày ở những nơi bình thường có biểu mô lát.
4. Triệu chứng
4.1. Toàn thân: nhìn chung không có gì đặc biệt.
4.2. Triệu chứng cơ năng:
- Giọng nói: thay đổi giọng nói, tiếng nói không vang, làm bệnh nhân phải
cố gắng nhiều mới nói to được sau tiếng nói bị rè, khàn và yếu. Nhìn
chung khàn tiếng là dấu hiệu quan trọng nhất, khàn tiếng kéo dài lúc tăng
lúc giảm kèm theo ho, đôi khi có kèm cảm giác nói đau. Bệnh nhân luôn
phải dặng hắng cho giọng nói được trong.
- Bệnh nhân có ho khan vào buổi sáng do chất nhầy xuất tiết bám ở thanh
quản.
- Cảm giác ngứa, cay và khô rát ở thanh quản.
4.3. Triệu chứng thực thể
Soi thanh quản thấy:
- Viêm thanh quản tiết nhầy: chất nhầy đọng lại ở một điểm cố định, điểm
giữa một phần ba trước và phần ba giữa của dây thanh, đó chính là vị trí
hình thành hạt xơ nếu quá trình viêm nhiễm tiếp tục kéo dài. Khi bệnh
nhân ho thì chất nhầy trên mất đi, nhìn thấy tổn thương xung huyết ở vị trí
trên.
Dây thanh cũng bị thương tổn.
+ Mức độ nhẹ: niêm mạc dây thanh bị xung huyết đỏ, mạch máu
dưới niêm mạc bị giãn làm toàn bộ dây thanh bị đỏ, có khi nhìn thấy
những tia đỏ.
+ Mức độ nặng: dây thanh bị quá sản và tròn như sợi dây thừng,
niêm mạc hồng, đỏ, mất bóng. Băng thanh thất cũng quá phát to và che
kín dây thanh khi phát âm. Trong trường hợp viêm thanh quản lâu ngày
có thể thấy được đường vằn hoặc kẻ dọc trên mặt thanh đai.
- Nếu viêm thanh quản do tiểu đường, thấy niêm mạc màn hầu và họng

cũng dày và xuất tiết.
5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán xác định:
Dựa vào:
- Yếu tố dịch tễ lâm sàng:
+ Nữ
+ Yếu tố thuận lợi: nghề nghiệp, môi trường làm việc, môi trường sống,
khí hậu…
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần.
+ Soi thanh quản thấy niêm mạc thanh quản biến đổi theo từng giai đoạn,
có thể dày lên hoặc tạo xơ.
5.2. Chẩn đoán phân biệt
- Khối u thanh quản:
+ Khối u lành tính: u nang, polip, papiloma…
• Khàn tiếng tăng dần
• GPB
+ Khối u ác tính (ung thư thanh quản).
• Nam giới, tuổi trên 40
• Khàn tiếng giọng cứng, tăng dần, mức độ khàn tiếng ngày càng
nặng.
• Hạch cổ
• Soi thanh quản thấy khối u sùi, loét…
• Sinh thiết khối u cho chẩn đoán xác định.
- Liệt thần kinh hồi quy:
+ Khàn tiếng xuất hiện đột ngột hoặc từ từ mức độ khàn tiếng nặng thậm
chí mất tiếng, có thể cải thiện dần sau một thời gian.
+ Sặc các chất lỏng vào phổi.
+ Nguyên nhân sau cúm, khối u đỉnh phổi, u tuyến giáp…
5.3. Thể lâm sàng:

- Viêm thanh quản nghề nghiệp
+ Do sử dụng thanh quản như một công cụ lao động như ca sĩ, bán
hàng, giáo viên, hát không hợp với lĩnh vực âm của mình hoặc những
người làm việc ở những nơi nhiều bụi, nhiều khói, nhiều gió…thường bị
viêm thanh quản mạn tính.
+ Trong giai đoạn đầu cường độ của tiếng nói giảm, bệnh nhân
không nói to được. Nếu bệnh nhân gắng sức thì giọng nói sẽ bị lạc, đau ở
vùng thanh quản khi nói.
+ Soi thanh quản thấy niêm mạc đỏ, rung động niêm mạc bị hạn chế,
nếu nghỉ giọng trong một thời gian ngắn, thanh quản hết viêm đỏ, giọng
bệnh nhân trở về bình thường. Nếu không nghỉ giọng, không học đúng
cách hát lĩnh vực âm của mình, bệnh sẽ diễn biến thành viêm thanh quản
mạn tính tái phát hoặc phát triển thành hạt xơ dây thanh.
- Hạt xơ dây thanh: là loại u nhỏ (đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 1mm)
mọc ở 1/3 trước và nằm ở bờ tự do của dây thanh. Một hoặc hai bên dây
thanh. Khi phát âm hạt xơ cọ vào dây thanh bên đối diện hoặc tiếp xúc với
nhau làm dây thanh hở khi phát âm gây khàn tiếng.
6. Điều trị
6.1. Điều trị nguyên nhân: viêm xoang, viêm mũi họng.
6.2. Điều trị tại chỗ: khí dung, làm thuốc thanh quản bằng thuốc chống
viêm, giảm phù nề dạng dung dịch.
6.3. Điều trị toàn thân: kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề đường uống
hoặc tiêm.
7. Phòng bệnh
- Điều trị triệt để viêm thanh quản cấp
- Điều trị viêm nhiễm vùng mũi họng, xoang
- Bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại: bụi, khí độc…
- Sử dụng giọng hợp lý
Câu hỏi lượng giá
Câu hỏi lý thuyết

1. Chẩn đoán viêm thanh quản mạn tính
2. Phương pháp xử trí và phòng tránh viêm thanh quản mạn tính.
Câu hỏi đúng sai
Viêm thanh quản mạn tính hay gặp ở trẻ dưới 6 tuổi Đ S
Viêm thanh quản mạn tính có thể phòng tránh được Đ S
Khàn tiếng là biểu hiện chính của viêm thanh quản mạn tính. Đ S

×