Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh sáng mỹ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.42 MB, 94 trang )

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
I. Một số vấn đề chung về tiền lương 3
1. Tiền lương và bản chất của tiền lương 3
1.1 Khái niệm
1.2 Bản chất của tiền lương 4
1.3 Ý nghĩa của tiền lương 4
1.4 Nội dung về tiền lương 5
2. Các hình thức trả lương 7
2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian 7
2.1.1 Hình thức tiền lương theo thời gian giản đơn 7
2.1.2 Hình thức tiền lương thời gian có thưởng 8
2.1.3 Ưu nhược điểm của hình thức trả lương theo thới gian 9
2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm. 9
2.2.1 Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế) 9
2.2.2 Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp 10
2.2.3 Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng 10
2.2.4 Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến 11
2.2.5 Tiền lương khoán 11
2.2.6 Tiền lương tính theo sản phẩm tính cho tập thể người lao động 12
2.2.7 Ưu nhược điểm của hình thức tiền lương tính theo sản phẩm 13
3. Phụ cấp và tiền thưởng 14
3.1 Phụ cấp 14
3.2 Tiền thưởng 15
4. Quỹ lương và các khoản trích theo lương 15
4.1 Quỹ lương 15
4.2 Các khoản trích theo lương 16
Sinh viên: Vũ Thị Hương


Lớp : QT903K
1
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
II. Tổ chức hạch toán lao động 18
1.Hạch toán tình hình sử dụng số lượng lao động và thời gian lao động 18
1.1 Số lượng lao động trong doanh nghiệp 18
1.2 Thời gian lao động của nhân viên 18
2. Hạch toán kết quả lao động 19
3. Tính lương và trợ cấp BHXH 20
III. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 23
1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 23
2. Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền lương 23
3. Tài khoản sử dụng 24
3.1 Tài khoản phải trả người lao động (334) 24
3.2 Tài khoản phải trả phải nộp khác (338) 25
4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 27
4.1 Kế toán tổng hợp tiền lương, tiền công, tiền thưởng 27
4.2 Kế toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ 28
4.3 Kế toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 30
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SÁNG MỸ VIỆT
NAM 32
I. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Sáng Mỹ Việt Nam 32
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 32
2. Đặc điểm sản xuât kinh doanh của Công ty 33
3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 33
3.1 Thuận lợi 33
3.2 Khó khăn 33
4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty 34
5. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua 36

6. Đặc điểm mô hình tổ chức bộ máy kế toán và hình thức tổ chức hệ thống sổ kế
toán ở Công ty 37
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
II. Thực trạng công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương
40
1. Hạch toán lao động 40
2. Tình hình hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH
Sáng Mỹ Việt Nam 42
2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ của kế toán tiền lương tại Công ty
TNHH Sáng Mỹ Việt Nam 42
2.2 Phương pháp xây dựng quỹ lương của Công ty 43
2.3 Nguyên tắc tính lương tại Công ty TNHH Sáng Mỹ Việt Nam 44
2.4 Phương pháp trả lương 57
2.5 Hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sáng Mỹ
Việt Nam 59
2.5.1 Quỹ BHXH 59
2.5.2 Quỹ BHYT 60
2.5.3 KPCĐ 60
2.6 Thủ tục tính BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên 61
3. Hạch toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động 63
4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 65
PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOẢN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TNHH SÁNG MỸ VIỆT NAM 69
I. Nhận xét chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH Sáng Mỹ Việt Nam 69
1. Ưu điểm 69

1.1 Đội ngũ kế toán năng động nhiệt tình 69
1.2 Hình thức kế toán phù hợp 69
1.3 Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đơn giản, dễ tính 70
1.4 Thực hiện đúng quy chế tiền lương, đúng quy định của Nhà nước 70
1.5 Đoàn kết tốt các bộ công nhân viên trong Công ty 70
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
3
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
2. Những tồn tại 71
2.1 Tổ chức công tác kế toán chưa chuyên sâu 71
2.2 Trích lập các khoản trích theo lương không đúng tỷ lệ quy định 71
2.3 Các hình thức kỷ luật áp dụng đối với người lao động chưa chặt chẽ, chưa có tính
răn đe đối với người lao động 71
2.4 Công ty chưa đa dạng được hình thức tính lương 72
2.5 Chưa tổ chức phân tích quỹ lương 72
2.6 Chưa quan tâm đúng mức đến người lao động 72
2.7 Phương pháp trả lương không còn phù hợp chưa áp dụng được những dịch vụ mới
72
II. Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty
TNHH Sáng Mỹ Việt Nam 73
1. Sự cần thiết và mục tiêu của việc hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương 73
1.1 Sự cần thiết 73
1.2 Mục tiêu 73
2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 73
2.1 Nguyên tắc phù hợp 73
2.2 Nguyên tắc hiệu quả 74
3. Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty TNHH Sáng Mỹ Việt Nam 74

3.1 Tuyển mới nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn và phân công lại công tác kế
toán 74
3.2 Tiến hành trích KPCĐ theo đúng quy định 75
3.3 Có hình thức kỷ luật nghiêm khắc hơn 76
3.4 Bổ sung hình thức tính lương cho người lao động 77
3.5 Tiến hành phân tích quỹ lương 78
3.6 Trả tiền phụ cấp cho người lao động 78
3.7 Trả lương công nhân viên qua hệ thống máy ATM 79
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
4
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Kế toán tổng hợp tiền lương, tiền công, tiền thưởng 28
Sơ đồ 2: Kế toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ 29
Sơ đồ 3: tiếp Kế toán tổng hợp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực sản
xuất 31
Sơ đồ 4: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 34
Sơ đồ 5: Tổ chức bộ máy kế toán 37
Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung 39
Sơ đồ 7: Trình tự ghi sổ tiền lương 42
Sơ đồ 8: So sánh quy trình kế toán thủ công và quy trình kế toán máy 81
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
5
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1: So sánh một số chỉ tiêu 36
Biểu 2.2: Cơ cấu lao động 40

Biểu 2.3: Bảng chấm công 48
Biểu 2.4: Bảng thanh toán lương nhân viên văn phòng 49
Biểu 2.5: Bảng thanh toán lương nhân viên QLSX 50
Biểu 2.6: Bảng thanh toán lương công nhân sản xuất 51
Biểu 2.7: Bảng thanh toán lương toàn Công ty 52
Biểu 2.8: Bảng kê các khoản trích theo lương nhân viên văn phòng 53
Biểu 2.9: Bảng kê các khoản trích theo lương bộ phận QLSX 54
Biểu 2.10: Bảng kê các khoản trích theo lương công nhân sản xuất 55
Biểu 2.11: Bảng kê các khoản trích theo lương của nhân viên toàn Công ty 56
Biểu 2.12: Giấy đề nghị thanh toán 57
Biểu 2.13: Phiếu chi 58
Biểu 2.14: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH 61
Biểu 2.15: Phiếu BHXH 62
Biểu 2.16: Bảng thanh toán BHXH 62
Biểu 2.17: Biểu thuế thu nhập cá nhân luỹ tiến 63
Biểu 2.18: Trích sổ nhật ký chung 66
Biểu 2.19: Sổ cái TK 334 67
Biểu 2.20: Sổ cái TK 338 68
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
6
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS.Nguyễn Hữu Ba (2004), Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, NXB
Tài chính.
2. PGS.TS.Ngô Thế Chi, TS.Trương Thị Thuỷ (2005), Kế toán doanh nghiệp,
NXB Thống kê.
3. PGS.TS.Võ Văn Nhị, TS.Trần Anh Hoa, TS.Nguyễn Ngọc Dung, TS.Nguyễn
Xuân Hưng (2006), Kế toán tài chính, NXB Tài chính.
4. PGS.TS.Nguyễn Năng Phúc, TS.Nguyễn Ngọc Quang (2004), Kế toán tài chính

trong doanh nghiệp, NXB Tài chính.
5.Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành kèm theo Quyết
định số 15/2006/QĐ ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NXB Tài
chính.
.
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
7
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
8
KHO LUN TT NGHIP TRNG HDL HI PHềNG
Nhiệm vụ đề tài
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
(về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ)
- Nghiên cu lý luận chung về công tác kế toán tiền lơng và các khoản trích theo
lơng trong Doanh nghiệp.
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác kế toán tiền lơng và các khoản trích theo
lơng tại Công ty TNHH Sáng Mỹ Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lơng và các
khoản trích theo lơng tại Công ty TNHH Sáng Mỹ Việt Nam.
2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán.
- Trong năm 2008
- Số liệu về thực trạng kế toán tiền lơng và các khoản trích theo lơng tại Công ty
TNHH Sáng Mỹ Việt Nam.
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
Công ty TNHH Sáng Mỹ Việt Nam
Sinh viờn: V Th Hng
Lp : QT903K

9
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
TK : Tài khoản
CPSX: Chi phí sản xuất
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
10
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, giữa các doanh nghiệp có sự
cạnh tranh gay gắt không chỉ về thương hiệu, thị phần…mà còn có sự cạnh tranh
trong việc thu hút nhân tài, người lao động có tay nghề cao, đây cũng là một trong
những nhân tố mang tính sống còn của doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề nhân lực thì tiền lương, điều kiện lao động là các yếu tố
quan trọng để thu hút người lao động và giữ chân nhân tài.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiền lương là một
yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất mà mục đích của chủ doanh nghiệp là lợi
nhuận. Đối với người lao động tiền lương nhận được thoả đáng sẽ là động lực kích
thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động. Khi năng suất lao động
tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng từ đó lợi ích của người lao động
cũng tăng theo, cùng với tiền lương doanh nghiệp còn phải tình vào chi phí sản
xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn đó là các nguồn phúc lợi mà người lao động sẽ nhận
được khi tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động, ốm đau, thai sản…như vậy tiền
lương và các khoản trích theo lương không chỉ góp phần làm tăng lợi nhuận mà
còn làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời cũng

phản ánh mối quan hệ của doanh nghiệp với người lao động.
Đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại công ty TNHH Sáng Mỹ Việt Nam” sẽ thực hiện một số yêu cầu
sau:
- Tìm hiểu các lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Nghiên cứu các vấn đề kế toán tiền lương tại công ty TNHH Sáng Mỹ Việt
Nam.
- Phân tích đánh giá ưu khuyết điểm của công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương, từ đó sẽ đưa ra những đề nghị giải quyết những vấn đề còn
tồn tại nếu có.
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
11
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
Nội dung bài khoá luận bao gồm ba phần:
Phần I: Lý luận chung về lao động tiền lương và kế toán tiền lương trong
doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty TNHH Sáng Mỹ Việt Nam.
Phần III: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại công ty TNHH Sáng Mỹ Việt Nam.
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
12
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
PHẦN 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. Một số vấn đề chung về tiền lương.
1. Tiền lương và bản chất của tiền lương

1.1 Khái niệm
Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người nhằm biến
đổi các vật thể tự nhiên thành những vật thể cần thiết để thoả mãn nhu cầu của xã
hội. Trong một chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất không thể tách rời
lao động, lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
xã hội, xã hội càng phát triển, tính chất quyết định của lao động con người đối với
quá trình tạo ra của cải vật chất của xã hội càng biểu hiện rõ rệt.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao
động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất
nhằm tái sản xuất sức lao động.
Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao
động tạo ra. Tùy theo cơ chế mà tiền lương có thể đựơc xác định là một bộ phận
của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành của sản phẩm hay được
xác định là một bộ phận của thu nhập, kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách
thường xuyên, ổn định trong thời gian hợp đồng lao động.
Tiền lương danh nghĩa: Là thu nhập mà người lao động nhận được sau khi
làm việc dưới hình thức tiền tệ.
Tiền lương thực tế: Là khối lượng tư liệu sinh hoạt mà người lao động có thể
mua được từ tiền lương danh nghĩa.
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
13
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
1.2 Bản chất của tiền lương
Về mặt kinh tế: Tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao
động đã cung cấp cho người sử dụng lao động. Qua hợp đồng lao động, người lao
động và người sử dụng lao động cam kết trao đổi hàng hoá sức lao động. Người
lao động cung cấp sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nào đó và sẽ

nhận được một khoản tiền lương theo thoả thuận từ người sử dụng lao động.
Về mặt xã hội: Tiền lương là khoản thu nhập của người lao động để bù đắp
các nhu cầu tối thiểu của người lao động ở một thời điểm kinh tế xã hột nhất định.
Khoản tiền đó phải được thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động có tính đến mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Trong đó mức lương
tối thiểu và khoản lương trả cho người lao động ở mức đơn giản nhất không phải
đào tạo đủ để tái sản xuất sức lao động cho người lao động và một phần cho gia
đình họ. Nói rõ hơn đó là số tiền đảm bảo cho người lao động có thể mua được
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân và cả
dành một phần để nuôi con cũng như bảo hiểm lúc hết tuổi lao động.
1.3 Ý nghĩa của tiền lương
Đối với doanh nghiệp: Tiền lương là khoản chi phí bắt buộc do đó muốn
nâng cao lợi nhuận và hạ giá thành sản phẩm các doanh nghiệp phải quản lý, tiết
kiệm chi phí tiền lương.
- Tiền lương cao là một phương tiện rất hiệu quả để thu hút người lao động
có tay nghề cao và tạo ra lòng trung thành của nhân viên đối vời doanh nghiệp.
- Tiền lương là một phương tiện kích thích và động viên người lao động rất
có hiệu quả, tạo nên sự thành công và hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với người lao động: Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu là phương tiện
để duy trì sự tồn tại và phát triển của người lao động cũng như gia đình họ.
- Tiền lương ở mức độ nào đó là bằng chứng cụ thể để thể hiện gía trị của
người lao động, thể hiện uy tín và địa vị của người này trong xã hội và gia đình họ.
Từ đó người ta có thể đánh giá được giá trị của bản thân mình và có quyền tự hào
khi có lương cao
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
14
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
- Tiền lương cũng là phương tiện để đánh giá lại mức độ đối xử của doanh
nghiệp vời người lao động đã bỏ sức lao động cung cấp cho doanh nghiệp.

1.4 Nội dung về tiền lương
Ngày 30/05/2003 Bộ thương binh xã hội đã ban hành thông tư số
13/02/2003/TT - BLĐTBXH hướng dẫn việc thực hiện tiền lương đối với người
lao động làm việc và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Theo đó, đối tượng áp
dụng tiền lương này là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng trong doanh
nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp cụ thể là người lao động làm
việc trong Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư
nhân tổ chức và cá nhân có thuê mướn gồm hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ
gia đình, cá nhân và các tổ chức khác.
Trong năm 2008 mức lương tối thiểu chung là 540.000 đồng /1tháng. Doanh
nghiệp được quyền trả mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu chung
doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn
chuyên môn, nghiệp vụ viên chức làm cơ sở ký hợp đồng lao động và thoả ước lao
động tập thể, xác định quỹ lương và giải quyết các chế độ cụ thể khác cho người
lao động. Doanh nghiệp cần phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ
quan quản lý nhà nước về lao động tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi
doanh nghiệp đóng trụ sở trong vòng một tháng kể từ ngày thang lương, bảng
lương được áp dụng, Ngoài việc xác định thang lương bảng lương theo quy định doanh
nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng chế độ phụ cấp do
chính phủ quy định đối với doanh nghiệp nhà nước để trả cho người lao động.
Trường hợp công nhân làm thêm giờ theo điều 61 Bộ luật lao động quy định
(có sửa đổi bổ sung năm 2006) của Bộ thương binh xã hội.
- Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương theo căn cứ vào số lượng
sản phẩm, chất lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá quy định để tính lương thời
gian làm việc thêm giờ.
- Nếu người lao động làm thêm vào ngày lễ tết như 30/4, 1/5…thì trả lương
thời gian bằng 300% lương cấp bậc.
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
15

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
- Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian thì tiền lương
thời gian phải trả bằng thời gian làm thêm giờ bằng 100% lương cấp bậc.
- Nếu người lao động làm thêm vào ngày nghỉ thứ bẩy, chủ nhật thì tiền
lương tính bằng 200% lương cấp bậc.
- Trừ trường hợp điều động công nhân từ công việc này sang công việc khác
hoặc giao việc trái nghề thì tiền lương được tính như sau:
+ Công nhân làm việc không có tính chất ổn định có cấp bậc cao hơn cấp
bậc được giao hưởng lương sản phẩm và khoản chênh lệch một bậc lương so với
cấp bậc kỹ thuật công việc được giao.
+ Công việc làm việc có tính chất ổn định giao việc gì hưởng lương việc ấy
trả lương theo thời gian hoặc sản phẩm. Trương hợp làm ra sản phẩm hỏng quá tỉ
lệ quy định do chủ quan của người lao động thì không được trả lương mà phải bồi
thường thiệt hại gây ra. Trường hợp làm ra sản phẩm có chất lượng thứ phẩm thì
sản phẩm có phẩm cấp nào được trả lương theo đơn giá phẩm cấp đó.
- Trương hợp doanh nghiệp sản xuất bố trí công nhân làm việc khác và tính
trả lương theo công việc được giao. Nếu doanh nghiệp không bố trí được công việc
thì công nhân nghỉ hưởng lương tối thiểu 70% tiền lương cấp bậc hoặc theo khả
năng chi trả của doanh nghiệp nếu bố trí công việc mà người lao động không làm
thì doanh nghiệp không chi trả lương.
- Ngoài tiền lương công nhân có thành tích trong sản xuất trong công tác còn
được hưởng khoản tiền thưởng căn cứ vào sự đóng góp của người lao động và chế
độ khen thưởng của doanh nghiệp.
- Tiền thưởng thi đua chi bằng quỹ khen thưởng căn cứ vào kết quả bình xét
thi đua lao động để tính.
- Tiền thưởng có tính chất thường xuyên như: thưởng sáng kiến nâng cao
chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động căn cứ
vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K

16
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
2. Các hình thức trả lương
Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo
lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương cho người
lao động theo số lượng và chất lượng lao động có ý nghĩa rất to lớn trong việc
động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, thúc
đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động nhằm tạo ra nhiều
của cải vật chất cho xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi thành
viên trong xã hội.
Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai
hình thức chủ yếu là hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương
theo sản phẩm.
2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo
thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền
lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc
của người lao động tuỳ thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động
của doanh nghiệp.
Tiền lương theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay
thời gian có thưởng.
2.1.1 Hình thức tiền lương theo thời gian giản đơn
Là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian.
Công thức:
Tiền lương
thới gian
=
Thời gian làm
việc thực tế
x

Đơn giá tiền lương thới gian
hay mức lương thời gian
Tiền lương theo thời gian giản đơn gồm:
Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy
định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như phụ cấp độc hại, phụ cấp
chức vụ…
Tiền lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
17
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và nhân viên thuộc nghành hoạt động
không có tính chất sản xuất.
Công thức:
Mức lương
tháng
=
Mức lương
cơ bản
x
{Hệ số
lương
+
Tổng hế số các}
khoản phụ cấp
Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc
Lương tuần thường được áp dụng để trả lương cho các đối tượng lao động
có thời gian lao động không ổn định mang tính thời vụ.
Công thức:


Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định
Tiền lương
ngày
=
Tiền lương tháng
Số ngày làm việc quy định trong tháng
Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng
lương thời gian và trả lương cho những ngày hội họp, học tập và làm căn cứ để
tính trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Tiền lương giờ: Là tiền lươn trả cho một giờ làm việc
Tiền lương
giờ
=
Tiền lương ngày
Số giờ làm việc trong ngày
Lương giờ thường được áp dụng trả lương cho từng trường hợp ngừng việc,
trả lương làm thêm…
2.1.2 Hình thức tiền lương thời gian có thưởng
Khái niệm: Hình thức tiền lương thời gian có thưởng là tiền lương thời gian
giản đơn kết hợp với chế độ tiền thưởng như: Thưởng tăng năng suất lao động,
tăng sản lượng, tăng thời gian lao động…
Tiền lương theo thời
gian có thưởng
=
Tiền lương theo thời
gian giản đơn
+
Tiền thưởng có
tính chất lương
Sinh viên: Vũ Thị Hương

Lớp : QT903K
Mức lương
tuần
=
Tiền lương tháng x 12 tháng
52 tuần
18
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với những công nhân phục vụ sửa chữa
hay đối với những công nhân chính ở những khâu có trính độ cao hay những công
việc có yêu cầu tuyệt đối về mặt chất lượng.
2.1.3 Ưu nhược điểm của hình thức trả lương theo thới gian
Ưu điểm: Đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán giản đơn, có thể
lập bảng tính sẵn.
Nhược điểm: Hình thức tiền lương tính theo thời gian có nhiều hạn chế vì
tiền lương tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối
theo lao động
- Chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa phát huy
đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong việc kích thích sự phát triển
sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động.
Do những hạn chế trên, khi áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian cần
thực hiện một số biện pháp phối hợp như:
- Giáo dục chính trị, động viên khuyến khích vật chất, tinh thần dưới các
hình thức tiền thưởng.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động và sử dụng thời
gian lao động. Việc phối hợp nhiều biện pháp sẽ tạo cho người lao động có kỷ luật,
có kỹ thuật và có năng suất cao.
2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Khái niệm: Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người
lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoản

thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kĩ thuật chất lượng đã quy định và đơn giá tiền
lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó.
Nội dung: Để trả lương theo sản phẩm cần có định mức lao động, đơn giá
tiền lương hợp lý cho từng loại sản phẩm, công việc. Hình thức này áp dụng chủ
yếu đối với công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
2.2.1 Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế)
L
tt
= Q
ht

x g
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
19
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
Trong đó:
L : Là tiền lương được lĩnh trong tháng
Q
ht
:

Là số lượng (khối lượng) sản phẩm công việc hoàn thành
g : Là đơn giá tiền lương
Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động
hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất.
Theo cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc
khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng
sản phẩm, công việc là hụt hay vượt mức quy định.
2.2.2 Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp

Công thức:
L = L
tt
x T
gt
Trong đó:
L: Là tiền lương được lĩnh trong tháng
L
tt
: Là tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp
T
gt
: Tỉ lệ lương gián tiếp
Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao
động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất
hưởng lương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất.
Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản
phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ lương của bộ phận gián tiếp do đơn vị
xác định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của lao động gián tiếp phục vụ sản xuất.
Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm
đến kết quả hoạt động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích của bản thân họ.
2.2.3 Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng
Khái niệm: Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng là tiền lương tính theo
sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp
quy định như thưởng chất lượng sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao,
thưởng tăng năng suất lao động tiết kiệm nguyên vật liệu…
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
20
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG

Tiền lương theo sản phẩm có thưởng được tính cho tửng người lao động hay
cho tập thể người lao động.
Theo cách tính này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
người lao động còn được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của đơn vị.
Cách tính lương này có tác dụng kích thích người lao động không phải chỉ quan
tâm đến số lượng sản phẩm làm ra mà còn quan tâm nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu…khoản tiền thưởng này
trích từ lợi ích kinh tế mang lại do việc tăng tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao , giá
trị nguyên vật liệu tiết kiệm được…
2.2.4 Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến
Khái niệm: Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến là tiền lương tính theo
sản phẩm trực tiếp kết hợp với suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành
vượt mức sản xuất sản phẩm.
Suất tiền thưởng luỹ tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức kế hoạch sản
xuất sản phẩm do doanh nghiệp quy định. Ví dụ như cứ vượt 10 % định mức thì
tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 20% vượt từ 11% đến 20% định mức thì
tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 40% … vượt từ 50% trở lên thì tiền thưởng
tăng thêm cho phần vượt là 100% v.v…
Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến cũng được tính cho từng người lao động
hay cho tập thể người lao động ở những bộ phận sản xuất cần thiết phải đẩy mạnh
tốc độ sản xuất. Nó khuyến khích người lao động phải luôn phát huy sáng tạo cải
tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động đảm bảo cho đơn vị thực hiện kế hoạch
sản suất sản phẩm một cách đồng bộ và toàn diện. Tuy nhiên, khi áp dụng tính
lương theo sản phẩm luỹ tiến doanh nghiệpcần chú ý khi xây dựng tiền thưởng luỹ
tiến nhằm hạn chế hai trường hợp có thể xảy ra đó là, người lao động phải tăng
cường độ lao động, không đảm bảo sức khoẻ cho lao động sản xuất lâu dài và tốc
độ tăng năng suất lao động.
2.2.5 Tiền lương khoán
Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc công việc
Sinh viên: Vũ Thị Hương

Lớp : QT903K
21
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán.
Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc
từng công việc sần phải được hoàn thành trong môt thời gian nhất định.
Hình thức tiền lương khoán gọn theo theo sản phẩm cuối cùng là tiền lương
được tính theo đơn giá tổng hợp cho đến khi hoàn thành công việc, sản phẩm cuối
cùng. Hình thức này được áp dụng cho từng bộ phận sản xuất.
Khi thực hiện cách tính lương theo tiền lương khoán cần chú ý kiểm tra tiến
độ và chất lượng công việc khi hoàn thành nghiệm thu.
2.2.6 Tiền lương tính theo sản phẩm tính cho tập thể người lao động
Khi doanh nghiệp vận dụng cách tính lương này thì doanh nghiệp cần vận
dụng những phương án chia lương thích hợp để tính chia lương cho từng người lao
động trong tập thể, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động và khuyến khích
người lao động có trách nhiệm với tập thể cùng lao động. Tính chia lương cho từng
người lao động trong tập thể có thể được tiến hành theo các phương án khác nhau:
- Chia lương theo cấp bậc tiền lương và thời gian lao động thực tế của từng
người lao động trong tập thể đó. Các bước tiến hành như sau:
+ Xác định hế số chia lương:
Chia
lương
=
Tổng tiền lương thực tế được lĩnh
của tập thể
Tổng tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm
việc của các công nhân trong tập Hệ số thể
+ Tính tiền lương chia cho từng người
Tiền lương được
lĩnh từng người

=
Tiền lương theo cấp bậc và thời
gian làm việc của từng người
x
Hệ số chia
lương
- Chia lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế của từng
người lao động kết hợp với việc bình công chấm điểm của từng người lao động
trong tập thể đó. Các bước tiến hành như sau:
+ Xác định tiền lương tính theo cấp bậc, công việc và thời gian làm việc cho
từng người.
Tiền lương theo = Thời gian thực tế x Đơn giá tiền lương theo cấp
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
22
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
cấp bậc công việc làm việc (ngày, giờ) bậc(Ngày, giờ)
+ Xác định chênh lệch giữa tiền lương thực lĩnh của tập thể với tổng tiền
lương tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của tập thể là phần lương
do tăng năng xuất lao động. Chia theo số điểm được bình của từng công nhân trong
tập thể.
Tiền lương tăng
năng xuất của
từng người
=
Tiền lương do tăng
năng suất của tập thể
x
Số điểm được
bình của từng

người
Tổng số điểm được
bình của tập thể
+ Xác định tiền lương được lĩnh của từng người là số tổng cộng phần lương
tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc với phần lương được lĩnh do tăng
năng suất lao động.
- Chia lương theo bình công chấm điểm hàng ngày cho từng người lao động
trong tập thể đó.
Tuỳ thuộc vào tính chất công việc được phân công cho từng người lao động
trong tập thể lao động có phù hợp giữa cấp bậc kỹ thuật công nhân với cấp bậc
công việc được giao lao động giản đơn hay lao động có tay nghề cao… để lựa chọn
phương án chia lương cho thích hợp nhằm động viên, khuyến khích và tạo điều
kiện cho người lao động phát huy hết năng lực của mình.
2.2.7Ưu nhược điểm của hình thức tiền lương tính theo sản phẩm.
Ưu điểm: Hình thức tính lương theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm
như:
- Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động làm cho người lao động quan
tâm đến số lượng và chất lượng lao động của mình.
- Tiền lương tính theo sản phẩm phát huy đầy đủ vai trò đòn bẩy kinh tế,
kích thích sản xuất phát triển thúc đẩy tăng năng xuất lao động, tăng sản phẩm tạo
ra cho xã hội.
Tuy nhiên để hình thức tính lương theo sản phẩm có thể áp dụng một cách
thuận lợi và phát huy đầy đủ những ưu điểm của hình thức này doanh nghiệp phải
xây dựng được một hệ thống định mức lao động thật hợp lý, xây dựng được đơn
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
23
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
giá tiền lương trả cho từng loại sản phẩm từng loại công việc, lao vụ một cách
khoa học hợp lý.

- Xây dựng được chế độ thưởng phạt rõ ràng xây dựng suất thưởng luỹ tiến
thích hợp với từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ.
- Việc nghiệm thu sản phẩm, công việc lao vụ hoàn thành phải được tổ chức
quản lý một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ, đúng số lượng chất lượng theo quy định.
Các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất cũng phải được đảm bảo cũng như
cung ứng vật tư, thiết bị, điện các điều kiện về an toàn, vệ sinh trong công cộng…
Nhược điểm: Tính toán phức tạp đòi hỏi phải theo dõi chính xác kết quả lao
động của công nhân viên.
3. Phụ cấp và tiền thưởng
Người lao động ngoài tiền lương họ còn nhận được các khoản thu nhập khác
từ người sử dụng lao động như phụ cấp lương và thưởng.
3.1 Phụ cấp
Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung cho lương chức vụ, cấp bậc, cấp hàm
khi điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt có
yếu tố không ổn định.
Phụ cấp lương có vai trò bù đắp hao phí lao động cho người lao động mà
tiền lương cấp bậc, chức vụ chuyên môn nghiệp vụ chưa đầy đủ. Chế độ phụ cấp
lương đảm bảo cho người lao động tái sản xuất sức lao động tốt hơn góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất, công tác của bản thân người lao động và tập thể.
Phụ cấp lương có thể biểu hiện dưới dạng vô hình hoặc hữu hình.
Các khoản phụ cấp
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp trách nhiệm công việc
- Phụ cấp nguy hiểm, độc hại
- Phụ cấp tiền ăn ca
- Phụ cấp thu hút
- Phụ cấp đắt đỏ
Sinh viên: Vũ Thị Hương
Lớp : QT903K
24

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG
- Phụ cấp có điều kiện
- Phụ cấp lao động
3.2 Tiền thưởng
Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm khuyên khích người
lao động khi họ hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tiền thưởng gồm hai loại thưởng
thương xuyên và thưởng định kỳ.
- Thưởng định kỳ: Nguồn chi từ thưởng định kỳ lấy từ quỹ khen thưởng
phúc lợi, thưởng định kỳ nhằm bổ sung cho thu nhập cho người lao động khuyến
khích cho người lao động gắn bó lao động với công việc… Thông thường có các
hình thức thưởng định kỳ như: Thưởng thi đua vào dịp cuối năm, thưởng sáng kiến
hay chế tạo sản phẩm mới …
Thưởng thường xuyên: Được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì
và bản chất là một phần tiền lương của người lao động thưởng cho từng cá nhân
riên biệt. Một số hình thức thưởng thường xưyên như: Thưởng tiết kiệm vật tư,
thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm…
4. Quỹ lương và các khoản trích theo lương
4.1 Quỹ lương
Khái niệm: Quỹ lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của
doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm các khoản sau:
- Tiền lương tính theo thời gian
- Tiền lương tính theo sản phẩm
- Tiền lương công nhật, tiền lương khoán
- Tiền lương cho người lao động chế tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi
chế độ quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác, đi
làm nghĩa vụ trong phạm vi chế độ quy định.
Sinh viên: Vũ Thị Hương

Lớp : QT903K
25

×